Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 1:

Công ty Vạn Phúc - kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên- có tình hình sau:
Trích số dư đầu tháng 12/20x0 của một số tài khoản:
 TK 1111: 90 triệu đồng
 TK 1121: 2.000 triệu đồng
 TK 121: 2.200 triệu đồng (100.000 cố phiếu REE, giá mua 22.000đ/cổ phiếu)
TK 128: 500 triệu đồng (gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, đáo hạn ngày 15/02/20x1)
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Chuyển nhượng 70.000 cổ phiếu REE, giá bán là 25.000đ/cp, đã thu bằng chuyển
khoản.
2. Nhận cổ tức được chia 50 triệu đồng bằng tiền gởi ngân hàng.
3. Khách hàng M ứng trước tiền hàng bằng chuyển khoản 100 triệu đồng.
4. Dùng tiền gởi ngân hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng 400 triệu đồng, đáo hạn
15/03/20x1.
5. Ứng trước nhà cung câp X 15 triệu đồng bằng tiền mặt.
6. Ký quỹ để tham gia đấu thầu 60 triệu đồng bằng tiền gởi ngân hàng.
7. Tạm ứng cho nhân viên Phong đi công tác bằng tiền mặt 18 triệu đồng.
8. Chuyển khoản góp vốn liên doanh 250 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
2. Tiền và tương đương tiền, khách hàng ứng trước, ứng trước cho nhà cung cấp tại ngày
31/12/20x0 là bao nhiêu?
Yêu cầu 1
NV1:
Nợ TK 112: 1.750.000.000
Có TK 121: 1.540.000.000
Có TK 515: 210.000.000
NV2:
Nợ TK 112 : 50.000.000
Có TK 515: 50.000.000
NV3:
Nợ TK 112: 100.000.000
Có TK 131: 100.000.000
NV4:
Nợ TK 1281: 400.000.000
Có TK 112 : 400.000.000
NV5:
Nợ TK 331 -X : 15.000.000
Có TK 111 : 15.000.000
NV6:
Nợ TK 244 : 60.000.000
Có TK 112 : 60.000.000
NV7:
Nợ TK 141 : 18.000.000
Có TK 111 : 18.000.000
NV8:
Nợ TK 222: 250.000.000
Có TK 112 : 250.000.000
Yêu cầu 2:
Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền tại 31.12.20x0 là:
Số dư đầu kỳ tài khoản tiền mặt: 90.000.000
Số phát sinh tăng: 0
Số phát sinh giảm: 33.000.000
Số dư cuối kỳ: 90.000.000 + 0 – 33.000.000 = 57.000.000
Chỉ tiêu tương đương tiền:
Số dư đầu kỳ tài khoản tiền gửi ngân hàng: 2.000.000
Số phát sinh tăng: 1.900.000.000
Số phát sinh giảm: 710.000.000
Số dư cuối kỳ: 2.000.000 + 1.900.000.000 – 710.000.000= 1.192.000.000
Chi tiêu khách hàng ứng trước tại 31.12.20x0:
Số dư đầu kỳ tài khoản 131: 0
Số phát sinh tăng trong kỳ: 100.000.000
Số phát sinh giảm trong kỳ: 0
Số dư cuối kỳ: 0 + 100.000.000– 0 = 100.000.000
Chỉ tiêu ứng trước cho nhà cung cấp;
Số dư đầu kỳ tài khoản 331: 0
Số phát sinh tăng trong kỳ: 15.000.000
Số phát sinh giảm trong kỳ: 0
Số dư cuối kỳ: 0 +15.000.000 – 0 = 15.000.000

Bài 2:
Công ty Hưng Thịnh Phát hạch toán hàng tôn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuât
kho vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp nhập trước- xuất trước, tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ. Có số liệu kế toán tháng 12/20x0 như sau:
Số dư đầu kỳ một số tài khoản:
TK 152: chi tiết:
 Nguyên vật liệu A: 5.000 kg x 60.000đ/kg
 Nguyên vật liệu B: 1.000 kg x 30.000đ/kg
 ТК 153:
 Công cụ C: 150 cái x 20.000
Trong tháng 12/20¢0, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Nhận góp vốn liên doanh bằng 2.000kg nguyên vật liệu A, đơn giá được hội đồng thẩm
định là 58.000đ/kg.
2. Nhập kho 200 cái công cụ C, giá mua chưa thuế GTGT là 21.000đ/cái, thuế suất thuế
GTGT 10%, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển bên bán chịu là 1 triệu đồng.
3. Xuất kho 130 cái công cụ C dùng cho sản xuất, kế toán phân bố trong 8 tháng, bắt đầu
từ tháng này.
4. Xuất 3.500 kg nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm.
5. Mua nguyên vật liệu B nhập kho, số lượng nhập kho là 3.000 kg, giá mua chưa thuế
GTGT là 28.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí
vận chuyển 3 triệu đồng đã thanh toán bằng tiền mặt.
6. Xuất kho 700 kg nguyên vật liệu B dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm.
7. Xuất kho 800 kg nguyên vật liệu A dùng cho quản lý sản xuất.
8. Bộ phận bán hàng báo hỏng một số công cụ dụng cụ, giá trị khi xuất dùng là 30 triệu
đồng, đã phân bổ được 25 triệu đồng, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 0,5 triệu đồng.
9. Nhập lại kho 200 kg nguyên vật liệu A từ phân xưởng sản xuất do sử dụng không hết.
10. Kiểm kê phát hiện thiếu 25 cái công cụ dụng cụ C chưa xác định được nguyên nhân.
Yêu cầu
1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/20x0.
2. Tính số dư cuối kỳ TK 152- Nguyên liệu vật liệu (Tổng hợp và chi tiết)
3. Tính số dư cuối kỳ TK 153- Công cụ dụng cụ (Tổng hợp và chi tiết)
4. Hãy xác định mức lập dự phòng của nguyên vật liệu A, biết rằng giá trị thuần có thể
thực hiện được là 50.000đ/kg.
Yêu cầu 1
NV1 :
Nợ TK 152 - A: 116.000.000
Có TK 411 : 116.000.000
NV2:
Nợ TK 153 : 4.200.000
Nợ TK 133 :420.000
Có TK 331 : 4.620.000
NV3:
Nợ TK 627 : 2.730.000
Có TK 153 : 2.730.000
NV4:
Nợ TK 621 : 210.000.000
Có TK 152: 210.000.000
NV5:
Nợ TK 152 - B : 84.000.000
Nợ TK 133: 8.400.000
Có TK 331 : 92.400.000
Có TK 111 : 3.000.000
NV6:
Nợ TK 621 - B : 21.000.000
Có TK 152 -B : 21.000.000
NV7:
Nợ TK 627 -A : 48.000.000
Có TK 152 -A : 48.000.000
NV8:
 Nợ TK 623 :30.000.000
 Có TK 153 : 25.000.000
 Có TK 632 : 5.000.000
 Nợ TK 156 :500.000
 Có TK 153 : 500.000
NV9:
Nợ TK 152 - A: 12.000.000
Có TK 621 : 12.000.000
NV10:
Nợ TK 1381 : 525.000
Có TK 153 - C : 525.000
Yêu cầu 2:
Nguyên vật liệu A
Số dư đầu kỳ: 300.000.000
Nhập thêm ( NV9) : 12.000.000
Xuất ( NV4+ NV7) = 210.000.000+ 48.000.000= 258.000.000
Số dư cuối kỳ = 300.000.000+ 12.000.000- 258.000.000= 54.000.000
Nguyên vật liệu B
Số dư đầu kỳ: 30.000.000
Nhập thêm ( NV5) :84.000.000
Xuất ( NV6) :21.000.000
Số dư cuối kỳ = 30.000.000+ 84.000.000- 21.000.000= 93.000.000
Yêu cầu 3
Công cụ C
Số dư đầu kỳ: 3.000.000
Nhập thêm ( NV2) : 4.200.000
Xuất ( NV3) : 2.730.000
Thiếu ( NV10) : 525.000
Số dư cuối kỳ = 3.000.000+ 4.200.000- 2.730.000- 525.000= 3.945.000
Yêu cầu 4
Giả định số lượng tồn kho cuối kỳ của NVL A là 1.700kg
Mức lập dự phòng = 17.000.000
Bài 3:
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Giá trị giảm giá = (Giá gốc - giá trị thuần )* số lượng = ( 50.000/kg - 40.000/kg) * 300kg =
3.000.000 đồng .
Bài 4:
Giá mua chưa thuế = 5.000 * 100.000 = 500.000.000
Chiết khấu = 500.000.000* 2% = 10.000.000
Giá mua sau chiết khấu = 500.000.000- 10.000.000= 490.000.000
Thuế giá trị gia tăng = 490.000.000 * 10% = 49.000.000
Chí phí gia công chế biến chưa thuế = 5.000 * 20.000= 100.000.000
Thuế GTGT gia công = 100.000.000 * 10% = 10.000.000
Tổng chi phí vận chuyển = 2.200.000
Tổng giá trị NVL A sau gia công = 490.000.000+ 49.000.000+ 100.000.000+
10.000.000+2.200.000= 651.200.000
Định mức tiêu hao = 5.000* 1.05 = 5.250kg
Đơn giá 1kg NVL A* = 651.200.000/5.250 ≈ 124.038 đ/kg

You might also like