Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI


HỌC KỲ: HK232
CHỦ ĐỀ:
PHÂN TÍCH TÍNH ERGONOMICS TRÊN 5 SẢN PHẨM
GV hướng dẫn: HUỲNH HỮU NGHỊ
Lớp: LO3
Họ và tên MSSV
Phan Xuân Kiệt 2211772
Trương Vũ Hoài Phú 2212602
Thái Huỳnh Lộc 2211933
Nguyễn Nguyên Khôi 2211691
Nguyễn Trung Kiên 2211727

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2024

4
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ được phân công % Hoàn Điểm Ký tên
thành
1 2212602 Trương Vũ Hoài Phú 100
2 2211933 Thái Huỳnh Lộc 100
3 2211772 Phan Xuân Kiệt 100
4 2211727 Nguyễn Trung Kiên 100
5 2211691 Nguyễn Nguyên Khôi 100

Họ và tên nhóm trưởng: Trương Vũ Hoài Phú

5
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
I. MÁY TÍNH ................................................................................................................. 2
1. Khái niệm .................................................................................................................... 2
2. Tính ergonomics của máy tính ................................................................................. 3
3. Khái niệm Computer Ergonomics:........................................................................... 6
4. Thực trạng về việc sử dụng máy tính của giới trẻ ngày nay .................................. 7
5. Tính công thái học nhận thức trong việc sử dụng máy tính................................... 9
II. GIÁ ĐỠ LAPTOP .................................................................................................... 12
1. Cấu tạo ...................................................................................................................... 12
2. Tính ergonomics của giá đỡ laptop......................................................................... 13
III. GỐI CÔNG THÁI HỌC (GỐI ERGONOMIC) ............................................... 15
1. Những tác hại khi sử dụng loại gối không phù hợp với bản thân: .................. 15
2. Khái niệm gối công thái học: ............................................................................... 17
3. Đặc điểm của gối công thái học ........................................................................... 17
IV. MÀN HÌNH HUB ................................................................................................. 20
1. Khái niệm .............................................................................................................. 20
2. Tính ergonomics trong sản phẩm ....................................................................... 21
V. CHUỘT MÁY TÍNH ................................................................................................ 22
1. Khái niệm .............................................................................................................. 22
2. Tính ergonomics của chuột máy tính ................................................................. 24
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 27
DANH MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 28

6
MỞ ĐẦU
Ergonomic, hay còn gọi là Công thái học, là một lĩnh vực khoa học liên ngành
nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường làm việc, nhằm tối ưu hóa sự
tương tác giữa con người và các sản phẩm, hệ thống, môi trường xung quanh. Mục tiêu
của Ergonomic là thiết kế các sản phẩm, hệ thống và môi trường phù hợp với khả năng,
giới hạn và nhu cầu của con người, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu nguy
cơ mệt mỏi, chấn thương và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ergonomics – Công thái học gồm 3 lĩnh vực nghiên cứu chính:
+ Công thái học vật lí: Quan tâm đến cơ thể con người, dữ liệu nhân trắc học, đặc
tính cơ học và sinh lí sinh học có liên quan đến hoạt động thể chất của con người.
Nguyên tắc của Công thái học vật lí được sử dụng rộng rãi trong thiết kế sản phẩm tiêu
dùng và công nghiệp.
+ Công thái học nhận thức. Nghiên cứu tâm thần học con người như nhận thức,
phản ứng vận động hay các ức chế thần kinh.
+ Công thái học tổ chức. Liên quan đến việc tối ưu hóa các hệ thống kỹ thuật xã
hội, bao gồm cả cấu trúc tổ chức, chính sách, qui trình: thông tin liên lạc, thiết kế dự án,
hệ thống dự án, làm việc tương tác, quản lí, công thái học cộng đồng.
Hiểu rõ về Ergonomic sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm, hệ thống và
môi trường phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, bảo vệ sức khỏe và nâng tầm
chất lượng cuộc sống. Qua 5 sản phẩm dưới đây của nhóm, ta sẽ thấy được mỗi sản phẩm
đều có những công dụng riêng của chúng và áp dụng ergonomic sao cho phù hợp để tối
ưu hóa cách sử dụng những đồ vật nghe có vẻ lạ mà lại rất quen thuộc với cuộc sống, từ
đó sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc sử dụng và áp dụng Ergonomics vào đời sống.

1
I. MÁY TÍNH
1. Khái niệm
Laptop, máy tính để bàn là dụng cụ làm việc cũng như giải trí thường xuyên của
con người hiện nay. Một sinh viên trung bình sử dụng laptop hơn 8-9h mỗi ngày
Phân loại:
+ Máy vi tính: Đây là loại máy tính cá nhân thông thường, thường được sử dụng cho công
việc hàng ngày và giải trí. Chúng bao gồm các máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Máy tính mini: Nhỏ hơn máy tính cá nhân, máy tính mini thường được sử dụng trong các
ứng dụng công nghiệp và doanh nghiệp.
+ Máy tính lớn (Mainframe): Đây là các máy tính mạnh mẽ được sử dụng trong các hệ
thống lớn như ngân hàng, hãng hàng không và tổ chức chính phủ.
+ Siêu máy tính: Siêu máy tính là những máy tính có khả năng xử lý siêu nhanh, thường
được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và tính toán phức tạp.

2
Cấu tạo
Đối với laptop:

Máy tính để bàn:

2. Tính ergonomics của máy tính


Công thái học vật lí

3
Ta thấy rằng từ cấu tạo của chiếc máy tính, từng bộ phận của chiếc máy tính đều thể
hiện sự tối ưu hóa trong đó để đem lại những tiện ích tốt nhất cho người dùng. Ví dụ như
với bàn phím, đâu ai có thể nghĩ mình sẽ thể hiện điều mình muốn ghi ra ngoài ghi vào
sách vào vở, viết lên bảng một cách thủ công, mà ngày nay còn có thể gõ trên bàn phím
lên trên màn hình hiển thị và có thể chỉnh sửa đoạn văn bản theo ý thích. Các phím máy
tính được thiết kế có xu hướng lõm xuống để người dùng có cảm giác tốt hơn khi gõ phím
và giảm sự mệt mỏi khi sử dụng lâu dài.
Công thái học nhận thức:
Chức năng cơ bản của những chiếc máy tính là mang đến cho người dùng rất nhiều
tiện ích khác nhau, nó tác động rất nhiều đến thần kinh, nhận thức của con người, điển hình
là các chức năng như:
Giải trí
Chắc chắn các bạn học sinh, sinh viên sẽ cần giải trí để xả stress sau những giờ học
căng thẳng. Sở hữu một chiếc laptop sẽ làm việc giải trí của bạn đơn giản hơn bao giờ hết.
Bạn có thể dùng máy để thư giãn mọi lúc mọi nơi.Bạn không cần đến phòng game mà có
thể chiến game tại nhà bằng chiếc laptop của mình. Không những để chơi game, mà còn
giải trí bằng những hình thức khác như nghe nhạc, xem phim, đọc truyện,…

Tra cứu thông tin

4
Đôi khi những khái niệm, lý thuyết mà thầy cô giảng làm bạn khó hiểu, không thể
hình dung, lúc này thì chiếc máy tính sẽ phát huy hiệu quả công dụng của nó. Bạn có thể
dùng chiếc laptop của mình để tra cứu lại những lý thuyết đó, chắc chắn sẽ có nhiều hướng
giải thích giúp bạn dễ hiểu hơn.

Lưu trữ dữ liệu và tạo dữ liệu


Các tài liệu quan trọng liên quan đến học tập, công việc nên được lưu trữ cẩn thận.
Ngoài lưu các dữ liệu này trên điện thoại, bạn còn có thể lưu trên máy tính của mình.Cũng
như có thể soạn thảo văn bản, tạo các dữ liệu từ các dịch vụ của các nhà phát hành như
Microsoft,..

Ứng dụng của máy tính đối với một người kỹ sư:
Một người kỹ sư nhất là kỹ sư cơ khí trong thời buổi hiện đại hóa như chúng ta hiện
nay, các công cụ mô phỏng, vẽ cơ khí,.. chắc chắn là hành trang không thể thiếu và gần

5
như là yêu cầu tối thiểu mà người kỹ sư cần phải có khi đi phỏng vấn. Đó cũng chính là
tiện ích thể hiện công thái học cả về vật lý lẫn nhận thức đối với những người kỹ sư

3. Khái niệm Computer Ergonomics:


Là nghiên cứu và tìm các giải pháp tối ưu máy tính , tư thế làm việc và không gian
làm việc để tối ưu cho để giam nguy cơ mắc các hội chứng thị giác màn hình (CVS-Hội
chứng CVS (Computer Vision Syndrome) hay còn gọi là hội chứng thị lực máy tính thường
xảy ra ở dân văn phòng với số lượng thời gian sử dụng máy tính nhiều hơn 3,4 tiếng mỗi
ngày , cổ và đau lưng , hội chứng ống cổ tay và các nguy cơ ảnh hưởng đến cơ, cột sống
và khớp).
Một số chuyên gia trong lĩnh vực này sử dụng thuật ngữ “Visual Ergonomics” khi
nói về thiết kế một chiếc máy tính và không gian làm việc và các tư thế sử dụng máy tính
đúng cách để giảm căng thẳng cho mắt và hội chứng thị giác màn hình.

6
4. Thực trạng về việc sử dụng máy tính của giới trẻ ngày nay
Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh về công nghệ thông
tin, số người sử dụng internet, mạng xã hội lớn và ngày càng tăng. Theo thống kê, đến
tháng 1/2020 Việt Nam có số người sử dụng internet lên đến 68,17 triệu người (chiếm tỷ
lệ 70% số dân); số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số
dân. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là
một trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó
thanh, thiếu niên chiếm tỷ lệ khá lớn. Kết quả một số điều tra cũng cho thấy, một bộ phận
người trẻ hiện nay đang bị phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng,
khả năng tự kiểm soát của một bộ phận người trẻ trong việc sử dụng Internet và mạng xã
hội còn chưa cao.

7
Thực trạng sử dụng máy tính hiện nay của một người kỹ sư:

“Một kỹ sư 36 tuổi của công ty điện tử H. đột ngột qua đời vì làm việc quá sức ở
Kenya. Khi sự việc xảy ra, anh đang lái xe bỗng thấy đau đầu và muốn nghỉ ngơi, sau khi
dừng xe thì bất tỉnh và bắt đầu nôn mửa. Sau đó anh được đưa đến bệnh viện gần nhất, các
y bác sĩ cố gắng giải cứu anh ta nhưng không qua khỏi. Người kỹ sư xuất sắc qua đời, để

8
lại người vợ không công ăn việc làm, không thu nhập và một mình hai con thơ.Anh đã
không về nhà và làm việc suốt 22 tháng không một ngày nghỉ. Cho đến khi anh mất, vẫn
còn 33 ngày phép hàng năm, nhưng anh không bao giờ có cơ hội sử dụng nó nữa.”
Đó chính là những nguyên nhân gây ra cái chết của người kỹ sư, như đã biết trong
một môi trường làm việc khắc nghiệt như hiện nay, một người kỹ sư không chỉ làm một
mà rất nhiều việc khác nhau. Ví dụ, như một người kỹ sư có khí, để hoàn thiện được một
sản phẩm sẽ phải lên ý tưởng từ một bản vẽ, đọc bản vẽ hướng dẫn cho thợ thực hiện giai
đoạn thực thi cho đến khi sản phẩm hoàn thành sẽ phải kiểm nghiệm.Và một điều tất nhiên,
khi sản phẩm đó không đạt,trách nhiệm chính sẽ hoàn toàn thuộc về người kỹ sư đó. Trong
hiện tại, máy tính chính là công cụ hỗ trợ người kỹ sư giảm thiểu đi giai đoạn tính toán
nhọc nhằn, chính vì điều này, tất cả người kỹ sư ngày nay hầu như là 100% phụ thuộc vào
máy tính để ứng dụng trong công việc. Quan trọng nhất là việc sử dụng quá mức mắt có
thể chịu cộng với tiếp xúc màn hình vi tính quá lâu sẽ khiến người ta gần như kiệt quệ dẫn
đến nhiều trường hợp đáng tiếc.
5. Tính công thái học nhận thức trong việc sử dụng máy tính
Ứng dụng trong không gian làm việc:
+ Người sử dụng phải tạo một góc 90 độ giữa thân người và mặt bàn làm việc
+ Khoảng cách giữa mắt và màn hình từ 50-60cm
+ Chiều cao bàn so với nền nhà là 66-71cm
+ Chiều cao của đỉnh trên của laptop so với mặt bàn là 46-55cm
+ Góc quét của mắt lên màn hình tạo được góc 40-45 độ

9
Tư thế sử dụng laptop khoa học với ghế sofa

10
Thực hiện một số động tác căng cơ nhẹ

Sử dụng các loại ghế ergonomics

11
I. GIÁ ĐỠ LAPTOP
1. Cấu tạo

• Khung chính: Đây là phần cơ bản của giá đỡ, thường là một khung hình học như
hình chữ U hoặc hình tam giác được làm từ các vật liệu như nhôm, thép hoặc nhựa
cứng. Khung chính này là phần chịu trọng lượng của laptop và cung cấp độ ổn định
cho nó.
• Bề mặt đặt laptop: Phần này thường là một bề mặt phẳng hoặc có rãnh để đặt laptop.
Bề mặt này có thể được bọc bằng cao su hoặc các vật liệu có độ ma sát cao để tránh
trượt.
• Khớp điều chỉnh: Một số giá đỡ laptop có thể điều chỉnh độ cao và góc nghiêng của
bề mặt đặt laptop để tạo ra góc nhìn và vị trí làm việc tốt nhất cho người sử dụng.
Các khớp này thường được làm từ kim loại hoặc nhựa cứng và có thể có các cơ cấu
khóa để giữ cho bề mặt ổn định sau khi điều chỉnh.
• Chân đỡ: Một số giá đỡ laptop đi kèm với các chân đỡ để tăng độ cao hoặc góc
nghiêng, hoặc để giữ cho giá đỡ ổn định trên bề mặt làm việc. Chân đỡ này có thể
được điều chỉnh hoặc có thể cố định.

12
2. Tính ergonomics của giá đỡ laptop
Công thái học vật lí

Thay vì thiết kế dạng hộp hoặc bề mặt giá đỡ nằm ngang thì giá đỡ laptop có thể
điều chỉnh được độ nghiêng để phù hợp với người sử dụng. Đối với các bàn học tiêu chuẩn,
việc để laptop thông thường không đủ chiều cao so với tầm mắt của chúng ta, làm việc lâu
dài sẽ gây ra tình trạng đau cổ,vai do chúng ta phải cong lưng để phù hợp với tầm mắt. Giá
đỡ laptop cho phép sử dụng các nấc điều chỉnh độ cao và nghiêng cho laptop giúp người
dùng tăng sự thoải mái, tạo ra góc nhìn tốt hơn, giảm áp lực lên cổ và vai.
Hạn chế mỏi cổ tay khi gõ phím: Thông thường máy tính đặt trên mặt bàn nằm
ngang khi chúng ta gõ phím trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng mỏi và nhức cổ tay.
Việc điều chỉnh các nấc phù hợp của giá đỡ laptop sẽ giảm bớt áp lực trên cổ tay và tăng
năng suất làm việc.

13
Công thái học nhận thức
Tạo ra sự thoải mái và gọn gàng cho bàn làm việc: khi nâng giá đỡ laptop sẽ tạo
ra các khoảng trống bên dưới tạo điều kiện cho chúng ta để các vật dụng thích hợp, tận
dụng được tối đa diện tích của bàn làm việc. Khi này không gian làm việc trông sẽ ngăn
nắp, gọn gòn tạo sự thoải mái và nhiều cảm hứng khi làm việc lâu dài.

14
Tính thẩm mỹ: Ngoài sự thoải mái và tính tiện ích, giá đỡ laptop cũng có thể cung
cấp một phong cách thẩm mỹ cho không gian làm việc, giúp tạo ra một không gian làm
việc chuyên nghiệp và hiện đại.

II. GỐI CÔNG THÁI HỌC (GỐI ERGONOMIC)


1. Những tác hại khi sử dụng loại gối không phù hợp với bản thân:

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi
người. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua việc lựa chọn gối phù hợp, dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và tâm trạng.
Đầu tiên, cần khẳng định rằng việc sử dụng gối không phù hợp có thể dẫn đến nhiều
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Gối không phù hợp có thể khiến cổ bị gập hoặc duỗi quá
mức, gây đau mỏi cổ vai gáy, tê bì tay chân, đau đầu, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến chất
lượng giấc ngủ,... Việc thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc do gối không phù hợp có thể dẫn
đến mệt mỏi, cáu kỉnh, thiếu tập trung, lo lắng, stress,... thậm chí là nguy cơ mắc các bệnh
như viêm khớp cổ, thoái hóa cột sống cổ,...

15
Ngoài ra, việc sử dụng gối không phù hợp còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là
da mặt. Gối quá cao hoặc quá thấp có thể khiến da mặt bị kéo căng, hình thành nếp nhăn
sớm hoặc chảy xệ do thiếu sự nâng đỡ.

Đối với trẻ em, việc sử dụng gối không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
của xương khớp và gây khó thở. Gối không phù hợp có thể khiến trẻ hình thành tư thế ngủ
sai, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp. Gối quá cao có thể khiến trẻ khó thở, đặc
biệt là trẻ sơ sinh.

16
Vì vậy, việc lựa chọn gối phù hợp là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe, thẩm
mỹ và đảm bảo giấc ngủ ngon.
2. Khái niệm gối công thái học:
Gối công thái học (gối ergonomic) là loại gối được thiết kế đặc biệt dựa trên nguyên
lý công thái học, nhằm hỗ trợ và nâng đỡ tối ưu cho đầu, cổ và vai gáy của người sử dụng,
giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống cổ trong lúc ngủ, từ đó mang lại giấc ngủ
ngon và thoải mái hơn.
3. Đặc điểm của gối công thái học
Thiết kế:
Hình dạng cong ôm sát đường cong cổ và đầu, giúp phân tán đều áp lực, giảm thiểu
tình trạng đau mỏi cổ vai gáy.

17
Vỏ gối có thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng.
Một số loại vỏ gối có khóa kéo hoặc khóa dán để tiện lợi cho việc tháo lắp.
Hoa văn và màu sắc của vỏ gối đa dạng, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn theo sở
thích.
Có nhiều kích thước và độ cao khác nhau để phù hợp với mọi tư thế ngủ và thể trạng
của người dùng.
Một số loại gối có thiết kế rãnh ở giữa hoặc các vùng nhô cao để hỗ trợ tốt hơn cho
từng vị trí cụ thể trên cổ và đầu.
Chất liệu:
Thường được làm từ các chất liệu cao cấp như cao su non, gel, bọt nhớ... có khả
năng đàn hồi tốt, hỗ trợ nâng đỡ và ôm sát cơ thể.

18
Vỏ gối công thái học thường được làm từ các chất liệu mềm mại, thoáng khí như
cotton, vải tencel, vải lụa... giúp tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi sử dụng.

Một số loại gối có thêm lớp vỏ bọc thoáng khí, kháng khuẩn để đảm bảo vệ sinh và
tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Hệ thống điều chỉnh
Một số loại gối công thái học có hệ thống điều chỉnh độ cao, độ cứng hoặc vị trí để
phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng người.
Hệ thống điều chỉnh thường sử dụng các khóa dán, khóa kéo hoặc van bơm khí.
Ngoài ra, một số loại gối công thái học còn có thêm các tính năng khác như:
Làm mát: Một số loại gối có gel làm mát hoặc hệ thống thông gió để giúp người
dùng cảm thấy mát mẻ trong khi ngủ.
Hỗ trợ massage: Một số loại gối có các hạt massage hoặc rung động nhẹ nhàng để
giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu.

19
Chống ngáy: Một số loại gối có thiết kế đặc biệt để giúp giảm thiểu tiếng ngáy khi
ngủ.
III. MÀN HÌNH HUB
1. Khái niệm
Màn hình HUD là loại màn hình ứng dụng công nghệ Head-up Display hiển thị thông
tin trên kính lái đúng với tầm quan sát của người lái. Với thiết kế này, tài xế sẽ dễ dàng
nắm bắt các thông số quan trọng mà không cần phải cúi xuống gây mất tập trung.

Cấu tạo
Màn hình HUD có cấu tạo khá đơn giản, gồm có các phần chính như sau:
Bộ liên kết: Thực hiện chức năng chuyển hướng dữ liệu để hiển thị trong tầm quan
sát của tài xế.
Bộ giải mã (máy tính): Có chức năng giải mã, kết nối và xử lý các dữ liệu trước khi
hiển thị trên màn hình.
Máy chiếu: Tạo ra hình ảnh phản chiếu những thông tin lên kính lái.
Các thông số hiển thị

20
2. Tính ergonomics trong sản phẩm
Nói cách khác, tâm sinh lí con người đi kèm với phương thức sử dụng của một sản
phẩm quyết định cách thiết kế và bố trí sản phẩm đó. Sự quyết định đó chính là Ergonomics,
đúng là như vầy với cụ thể là màn hình HUD, đâu có ai nghĩ sẽ đi lắp đặt một cái màn hình
như vậy trên phần gương của xe hơi để hỗ trợ được người lái. Theo cách truyền thống
những thông số về tốc độ thường ít được xem xét dựa trên thực tế mà đa phần là vào cảm
tính của người tài xế khi nhấn ga mạnh hay yếu. Tuy nhiên với màn hình HUD, việc áp
dụng công thái học chính là sự tối ưu hóa hỗ trợ điều đó cho tài xế:
Công thái học vật lí:
Với màn hình hiển thị thường được sản xuất trong suốt không có kích thước quá to
lớn gây điểm mù cho tài xế mà còn tích hợp ánh sáng hiển thị, độ cao phù hợp với tầm nhìn
của người tài đã giúp người lái không phải cuối người xuống gây mất tập trung khi lại xe
để nhìn các thông số tốc độ,..
Công thái học nhận thức:

21
Như đã thấy màn hình HUD , khi được gắn vào xe sẽ giúp thiết kế xe trở nên sang
trọng hiện đại hơn, chính vì vậy cảm giác của người lái cũng trở nên đỡ căng thẳng hơn,
cũng như phần nào đó tác động đến thần kinh quá khích của tài xế khi tăng tốc. Thông
thường, ở những đoạn đường vắng, tài xế thường tăng ga rất nhanh mà không quan tâm tốc
độ và gần như cũng không biết được rõ là mình đang chạy tốc độ tầm bao nhiêu. Tuy nhiên
với màn hình HUD, con số sẽ được hiển thị rõ trên màn hình. Điều này sẽ tác động đến
nhận thức của người tài xế khi họ chạy tốc độ quá cao thì khi thấy con số hiển thị, thần
kinh con người sẽ tự giảm sự quá khích trong suy nghĩ của ta lại.

IV. CHUỘT MÁY TÍNH


1. Khái niệm
Chuột máy tính là thiết bị ngoại vi được sử dụng để điều khiển và tương tác với máy
tính hoặc laptop. Thông qua màn hình máy tính, người dùng quan sát và điều khiển toạ độ
và di chuyển của chuột trên màn hình để thực hiện các lệnh trên máy tính. Chuột có thể kết
nối với bo mạch chủ thông qua các cổng COM, PS/2, USB hoặc kết nối không dây. Tuy
nhiên, hiện nay hầu hết các loại chuột đều được kết nối thông qua cổng USB và sử dụng
kết nối không dây.

Phân loại
Có nhiều loại chuột máy tính được phân loại dựa trên cơ chế hoạt động, bao gồm chuột
bi, chuột quang, chuột Bluetooth và chuột laser. Mặc dù tất cả đều có chung mục đích là

22
điều khiển máy tính, các loại chuột này có cấu tạo và phương thức hoạt động khác nhau,
tạo ra trải nghiệm sử dụng đa dạng.

Cấu tạo
Có một số thành phần cấu tạo nên chuột máy tính thường có trên hầu hết các loại
chuột máy tính, tuy nhiên một số trường hợp có thể khác nhau tùy theo từng loại.
Nút bấm: Hầu hết chuột máy tính hiện nay đều có ít nhất là 2 nút, một nút trái và một
nút phải để thực hiện các thao tác nhấp và tương tác với các đối tượng và văn bản. Trong
quá khứ, có những mẫu chuột chỉ có một nút (ví dụ như: những chuột máy tính của Apple
đời đầu)
Con lăn của chuột máy tính: Các chuột máy tính để bàn thường được gắn một con lăn
chuột ở giữa 2 nút bấm, cho phép người dùng cuộn lên và xuống để xem và di chuyển trang
xem trên màn hình máy tính.
Bóng, tia laser hoặc đèn LED: Đối với loại chuột cơ học, việc theo dõi sự di chuyển
của chuột máy tính sử dụng bóng và con lăn. Còn đối với loại chuột quang thì thay bằng
tia laser hoặc đèn LED. Những thành phần này giúp theo dõi chuyển động của chuột trên
trục x và trục y, từ đó di chuyển con trỏ chuột trên màn hình.
Bảng mạch: Bảng mạch cũng cần được tích hợp trong chuột để truyền tất cả thông tin
tín hiệu chuột, tiếng nhấp chuột và các thông tin khác. Đối với chuột có dây, nó được kết
nối với máy tính thông qua một cáp nối USB.

23
Cáp hoặc bộ thu không dây: Ngày nay, hầu hết các loại chuột có dây đều sử dụng
cổng USB để kết nối với máy tính. Trong trường hợp máy tính sử dụng chuột không dây,
nó cần có một bộ thu không dây USB để nhận tín hiệu không dây và truyền vào máy tính.
Đối với những người dùng máy tính xách tay, một số thành phần như bàn di chuột không
cần bóng, tia laser hoặc đèn LED để theo dõi chuyển động và thay vào đó sử dụng ngón
tay của bạn trên bàn di chuột.
1 số bộ phận khác có thể có trong chuột: Có thể bao gồm quả bóng cho chuột bi xoay,
các nút phụ ở phía ngón tay cái và các núm dành cho chuột máy tính.

2. Tính ergonomics của chuột máy tính


Chuột máy tính công thái học (ergonomic mouse) là một giải pháp phổ biến để giảm
bớt các vấn đề về sức khỏe. Nhất là với những ai thường xuyên sử dụng laptop trong thời
gian dài, với thiết kế đặc biệt và độc lạ khiến sản phẩm được đặc biệt và thu hút nhiều sự
chú ý của người tiêu dùng.
Công thái học vật lý:
Dựa trên những nghiên cứu, phân tích về hành vi và cấu tạo cơ thể của con người để
đưa ra những thiết kế chuột có kích thước, đường cong hay độ lồi lõm, phù hợp với độ
cong và kích thước của bàn tay để tạo ra chuột vừa vặn nhất với người sử dụng. Mục đích
để giúp tăng khả năng làm việc cũng như đem lại những trải nghiệm thoải mái, dễ chịu,
giúp giảm đau, mỏi và cảm giác khó chịu khi sử dụng chuột trong thời gian dài, đảm bảo
sức khỏe lâu dài.
24
Trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Nhưng có thể chia thành
3 loại:Chuột công thái học dành cho người dùng thuận tay phải,Chuột công thái học dành
cho người thuận tay trái,Chuột được thiết kế theo hình dáng công thái học đối xứng(có hình
dạng đối xứng phù hợp với cả người dùng thuận tay trái và tay phải)
Công thái học nhận thức:
Cổ tay là nơi có ít sự bảo vệ của các mô xung quanh nếu làm việc trong thời gian dài,
chúng ta thường tạo áp lực lên các gân và dây thần kinh ở cổ tay. Vì thế chuột công thái
học giúp con người có thể cải thiện tư thế cầm chuột, tư thế làm việc với máy tính được
cải thiện một cách tự nhiên. mọi người sử dụng chuột thường phải vặn cánh tay, cổ tay
chạm xuống bề mặt bàn, nó khiến cổ tay đau mỏi, cánh tay sẽ bị thu lại, sử dụng cơ khá
nhiều khi làm việc.Khi sử dụng chuột công thái học sẽ tạo ra tư thế cổ tay và bàn tay sẽ
được để thẳng, tự nhiên hơn, căng cơ ít hơn, tránh tạo áp lực lên cổ tay.

25
26
KẾT LUẬN

Ergonomic là một lĩnh vực khoa học quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng
cao hiệu quả công việc, bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Việc ứng dụng Ergonomic một cách hiệu quả sẽ giúp con người làm việc hiệu quả hơn,
giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp, nâng cao năng suất lao động và tạo
ra môi trường sống an toàn, thoải mái.

Nhờ những nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãi của Ergonomic, cuộc sống của
con người đang dần được cải thiện và nâng cao.

Tuy nhiên, Ergonomic vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa. Cần có sự hợp tác
chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, doanh nghiệp và người tiêu dùng để đưa
Ergonomic vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

27
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Máy tính, https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_t%C3%ADnh
2. Máy tính là gì? https://fptshop.com.vn/tin-tuc/danh-gia/may-tinh-la-gi-164919
3. Các thành phần cấu tạo của 1 chiếc laptop, https://bcavn.com/tin-san-pham/cac-
thanh-phan-cau-tao-mot-chiec-laptop-29117.html
4. Computer ergonomics và các tư thế ngồi để bạn không bị đau cột sống,
https://kavi.vn/computer-ergonomics-va-cac-tu-the-ngoi-de-ban-khong-bi-dau-cot-
song-moi-mat/668.html
5. Công thái học là gì? Cách để tối ưu hóa hiệu quả công việc với công thái học,
https://memoryzone.com.vn/cong-thai-hoc-la-gi
6. 15 công dụng của giá đỡ laptop cùng những nhược điểm bạn nên biết?
https://spalaptop.com/cong-dung-cua-gia-do-laptop/
7. Gối công thái học là gì? Tất tần tật lợi ích của gối công thái học có thể bạn chưa
biết, https://vuanem.com/blog/goi-cong-thai-hoc.html
8. HUB là gì? Công dụng màn hình HUB trên xe ô tô,
https://www.toyota.com.vn/tin-tuc/thong-tin-bo-tro/man-hinh-hud-la-gi-35761
9. Các loại chuột máy tính được sử dụng phổ biến nhất,

28

You might also like