Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BIÊN BẢN QUAN SÁT GIỜ HỌC

Họ và tên người quan sát: VÕ THỊ THIÊN HƯƠNG Lớp: K36M03


Họ tên người dạy: Nguyễn Thị Lan
Tên môn học: Toán
Tên đề tài: Tách Nhóm Đối Tượng Có Số Lượng 10
Trường MN: Tam Phú Nhóm trẻ: Mầm 2
Ngày quan sát: 10/4/2024 Thời gian: Từ 8:30 đến 9:00

I. Mục đích-yêu cầu :


- Trẻ biết tách nhóm đối tượng có số lượng 10 bằng các cách khác nhau
II. Chuẩn bị :
- Bài trên bảng tương tác
- Rổ, viết chì, thẻ hình, que tính, nắp chai,…..
- Hoa, quả.
- Bảng
- Các chữ số ( 1-10)
- Bài tập để trẻ làm theo nhóm
III. Tiến hành
Ổn định : Hát và múa theo bài hát “ Tập đếm”

HĐ 1 : Ôn số lượng trong phạm vi 10 , Tách nhóm có số lượng 10bằng


các cách khác nhau
- Cô cùng trẻ đi thăm đại dương:
+ Cho trẻ lên bảng tìm các con rùa trong đại dương, hỏi trẻ về số lượng
con rùa vừa tìm được và tìm chữ số 10 tương ứng.
+ Cho trẻ lên bảng tìm các con sò trong đại dương, hỏi trẻ về số lượng con
sò vừa tìm được và tìm chữ số 10 tương ứng.
- Cô và trẻ cùng giúp các con vật tách thành 2 nhóm để đi kiếm thức ăn
+ Hỏi trẻ cô muốn tách 10 con rùa cô phải tách như thế nào? Mời trẻ lên
thực hành .
+ Cho trẻ lên tách theo 1 cách khác.
* Như vậy để tách 10 con rùa các bạn có các cách tách là 2 - 8, 1 - 9, 3 -
7, 5 - 5
- Tiếp tục giúp tách nhóm bạn sò.
* Như vậy để tách 8 bông hoa, các bạn có các cách tách là 2 - 8, 1 - 9, 3 -
7, 5 - 5
* Như vậy để tách 10 bạn sò các bạn có các cách tách là 2 - 8, 1 - 9, 3 - 7, 5
–5

HĐ 2 : Bài tập luyện tập cá nhân


- Cô cho mỗi trẻ tự lấy rổ trong đó mỗi rổ đựng nhiều đồ vật khác nhau
- Chơi trò chơi : “ Bão thổi” . Trẻ nghe và thực hiện tách nhóm đồ dùng có
số lượng 10 bằng các cách khác nhau theo yêu cầu của cô.
- Đổi nhóm đồ vật . Tách theo ý thích của trẻ? Cô bao quát và hỏi trẻ về cách
tách của trẻ?
-
HĐ 3 : Bài tập luyện tập nhóm
- Cho trẻ về nhóm. Mỗi nhóm sẽ thực hiện các bài tập khác nhau với các
đồ dùng có ở xung quanh lớp.
- Cô bao quát , nhận xét
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
- Chuẩn bị:
+ Kế hoạch giáo dục: Xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng nhận thức
của trẻ.
+ Môi trường giáo dục: Trẻ tiếp thu bài học hiệu quả nhất trong môi trường,
thoải mát, thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng – dụng cụ.
- Tổ chức:
+ Nội dung, phương pháp, biện pháp tổ chức: Nội dung phù hợp, dễ hiểu kết
hợp phương pháp trực quan ảnh, dùng lời,...
+ Sử dụng môi trường giáo dục: Rộng rãi thoáng mát có đầy đủ dụng cụ tranh
ảnh cần thiết cho trẻ giúp trẻ tiếp thu được bài học tốt nhất.
+ Khả năng bao quát và xử lí tình huống: Cô bao quát, xử lý tình huống kịp
thời.
Đại diện giáo viên phụ trách lớp Người quan sát

You might also like