Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

1. Khái niệm hệ thống pháp luật:


- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, các quy tắc đó có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và nằm trong một chỉnh thể thống nhất, tạo thành hệ thống pháp luật
của nhà nước.
- Hệ thống pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất bao gồm các ngành luật/
chế định pháp luật khác nhau điều chỉnh các lĩnh vực/nhóm quan hệ xã hội cùng loại (giống nhau về
nội dung, tính chất) tồn tại một cách khách quan phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật:
- Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các
bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy
phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không
nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan,
bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật.
- Tính thống nhất, đồng bộ:
+ Tính thống nhất của hệ thống pháp luật được hiểu là sự phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định
của pháp luật, được xem xét trên cả 2 phương diện hình thức và nội dung:
 Về mặt nội dung: các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, hoặc trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, đều thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi. Văn bản luật và văn bản có giá trị
pháp lý thấp hơn luật đều phải phù hợp với Hiến pháp. Và pháp luật phải đảm bảo thực hiện
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể.
 Về phương diện hình thức: tính thống nhất của hệ thống pháp luật được thể hiện qua cấu trúc,
cách sắp xếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật. Tính thống nhất của pháp luật
phải đảm bảo trên 2 mức độ: sự thống nhất trong chính văn bản quy phạm pháp luật đó và tính
thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.
+ Tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật là vô cùng cần thiết vì khi một hệ thống pháp luật
không thống nhất thì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng
bộ và hiệu quả
- Tính ổn định: cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội, hệ thống
pháp luật luôn đòi hỏi phải bổ sung, thay đổi, cắt bỏ cho phù hợp nên tính ổn định của hệ thống pháp
luật chỉ tương đối.
3. Cấu thành của hệ thống pháp luật:
a. Cấu thành của hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới:
- Cấu thành của hệ thống pháp luật chính là cơ cấu bên trong (cấu trúc bên trong) của hệ thống pháp
luật.
- Ở đa số các nước phương Tây, hệ thống pháp luật được phân thành luật công và luật tư. Trong đó:
+ Luật công điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan nhà nước và cá nhân hoặc giữa các cơ quan nhà nước
với nhau, luật công; bao gồm: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng, Luật
Tài chính,…
Đặc điểm của luật công là:
 Các quy phạm pháp luật mang tính tổng quát
 Đối tượng điều chỉnh là các lợi ích công
 Phương pháp điều chỉnh: mệnh lệnh, thể hiện ý chí đơn phương của các cơ quan có thẩm
quyền
 Mang tính bất bình đẳng, cơ quan nhà nước có đặc quyền
+ Luật tư điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với nhau; bao gồm: Luật Dân sự, Luật Kinh doanh,
Luật Lao động…
Đặc điểm của luật tư là:
 Đối tượng điều chỉnh là các lợi ích, tự do cá nhân
 Phương pháp điều chỉnh: thoả thuận ý chí – bình đẳng giữa các chủ thể
 Mang tính chất công bằng, nhằm bảo vệ được lợi ích của công dân
b. Cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam:
- Ngành luật:
+ Là tổng hợp các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã
hội nhất định với những phương pháp điều chỉnh đặc thù.
+ Mỗi ngành luật có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật là những quan hệ xã hội phát sinh trong cùng một lĩnh
vực, có những đặc trưng chung, được quy phạm pháp luật của ngành luật/lĩnh vực pháp luật
đó điều chỉnh.
 Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ xã
hội. Mỗi ngành luật/lĩnh vực pháp luật khác nhau sẽ có các phương pháp điều chỉnh không
giống nhau.
- Chế định pháp luật: là những nhóm quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật, điều chỉnh những
nhóm quan hệ xã hội nhỏ hơn, có đặc điểm giống nhau hơn; hoặc điều chỉnh từng mặt, từng khía
cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ xã hội thuộc ngành luật đó. Ví dụ trong ngành luật/lĩnh vực pháp
luật dân sự bao gồm nhiều chế định pháp luật khác nhau: chế định tài sản và quyền sở hữu, chế định
thừa kế…
- Quy phạm pháp luật: là tế bào của pháp luật – bộ phận nhỏ nhất của hệ thống pháp luật – là quy tắc
xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với mọi chủ thể pháp luật.
4. Một số lĩnh vực pháp luật chủ yếu ở Việt Nam:
- Luật Hiến pháp:
+ Là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Nội dung cơ bản: các quan hệ xã hội gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội; quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân...
+ Ví dụ: Điều 3 Hiến pháp 2013 quy định về chế độ chính trị nước Việt Nam: “Nhà nước bảo đảm và
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
+ Nguồn của luật nhà nước (Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay đã trải qua 5 bản hiến pháp): Hiến
pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013. Trong đó Hiến pháp
2013 là Hiến pháp đang được áp dụng hiện nay.
- Luật Hành chính:
+ Là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt
động chấp hành điều hành của các cơ quan nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống.
+ Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục
tùng”
+ Ví dụ: Xử phạt người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.
+ Nguồn của Luật hành chính: Luật cán bộ công chức, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật xử lý vi
phạm hành chính…
- Luật Hình sự:
+ Là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm và những hình phạt đối với người đã thực hiện tội phạm đó.
+ Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội.
+ Các chế định pháp luật: Chế định tội phạm và chế định hình phạt
+ Vào ngày 27/6/1985, sau gần 10 năm được soạn thảo (bắt đầu từ cuối năm 1975) Bộ Luật Hình sự
đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội
khóa VII và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986. Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, Bộ Luật Hình
sự hiện hành là Bộ Luật Hình sự 2015 được ban hành vào 25/11/2015 và thi hành vào 01/07/2016, số
100/2015/QH13.
+ Một số hành vi vi phạm hình sự theo Bộ Luật Hình sự 2015: giết người; cố ý gây thương tích, tổn
hại đến sức khỏe người khác; sản xuất trái phép chất ma túy, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma
túy; bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản…
+ Ví dụ về vi phạm luật hình sự: vụ án Á khôi áo dài trên sông Hồng.
- Luật Tố tụng hình sự:
+ Là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự.
+ Các chế định pháp luật:
 Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;
 Chế định người tham gia tố tụng;
 Chế định chứng cứ;
 Chế định khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
 Chế định điều tra, truy tố;
 Chế định xét xử sơ thẩm;
 Chế định xét xử phúc thẩm;
 Chế định thi hành án;
 Chế định xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật
+ Bộ Luật tố tụng Hình sự hiện hành là Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015, được ban hành vào
27/11/2015 và thi hành vào 01/07/2016, số 101/2015/QH13.
+ Ví dụ: A và B thực hiện hành vi giết 2 người tại tỉnh H. Vụ án do cơ quan cảnh sát Bộ Công an
khởi tố và điều tra. Bản kết luận và đề nghị truy tố được gửi đến Viện kiểm sát có thẩm quyền.
- Luật Tài chính
- Luật Dân sự
- Luật Kinh tế
- Luật Sở hữu trí tuệ
- Luật lao động
- Luật Đất đai
- Luật Môi trường
- Luật Tố tụng dân sự.

You might also like