KTCT Doc Quyen Co Tac Dong Tich Cuc Doi Voi Nen Kinh Te Vay VI Sao Can Kiem Soat 5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

lOMoARcPSD|30896924

KTCT - Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế,
vậy vì sao cần kiểm soát
Kinh tế chính trị (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)
lOMoARcPSD|30896924

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC
--------------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

CHỦ ĐỀ :
Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, vậy vì sao cần kiểm
soát độc quyền? Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức
này trong quan hệ lợi ích với xã hội bằng những phương thức nào?

Nhóm thực hiện: Tổ 20


Lớp : DCQ2021B
Năm học : 2021-2022

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

Danh sách thành viên_tổ 20_DCQ2021B:

STT Họ tên MSSV


1 Vũ Anh Ngọc 511216306
2 Đặng Hữu Bảo Ngọc 511216307
3 Huỳnh Nguyễn Khánh Ngọc 511216309
4 Phạm Thùy Minh Ngọc 511216311
5 Quách Bảo Ngọc 511216312
6 Tô Như Ngọc 511216313
7 Lê Ngọc Trâm 511216314
8 Đoàn Khánh Nguyên 511216315
9 Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên 511216316
10 Trần Lê Minh Nguyên 511216317
11 Võ Lê Nguyên 511216318
12 Võ Trần Khoa Nguyên 511216319
13 Huỳnh Phương Thanh 511206444
14 Văn Thị Thanh Nhàn 511186257
15 Huỳnh Tuyết Nhi 511186261
16 Lê Hồng Nhi 511186263

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

LỜI MỞ ĐẦU

Độc quyền là sự chi phối về khống chế thị trường của một hay nhiều
công ty, tổ chức kinh tế, … về một loại sản phẩm trên một đoạn thị
trường. Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tuy nhiên
vẫn cần phải kiểm soát độc quyền bằng nhiều phương thức khác nhau.
Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp để kiểm soát độc quyền, thúc đẩy
cạnh tranh trong nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết, mang nhiều ý nghĩa
về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, trong bài tiểu luận này, nhóm 20 sẽ
đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề: Vì sao cần kiểm soát độc quyền?
Chúng ta có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức
này trong quan hệ lợi ích với xã hội bằng những phương thức nào?

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN.................................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN............................................................6
1.1. Thế nào là độc quyền........................................................................................6
1.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền...............................................................7
1.3. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường..................................8
1.3.1. Tác động tích cực..........................................................................................8
1.3.2. Tác động tiêu cực..........................................................................................9
2. THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN, VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN
VÀ ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG THỨC KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN....................10
2.1. Thực trạng độc quyền ở nước ta..................................................................10
2.2. Vì sao cần kiểm soát vấn đề độc quyền?......................................................11
2.3. Kiểm soát độc quyền như thế nào?..............................................................13
3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ
LIÊN HỆ THỰC TIỄN.........................................................................................14
3.1 . Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền và các doanh nghiệp ngoài
độc quyền................................................................................................................14
3.2. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau...................................15
3.2.1. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền cùng ngành..............................15
3.2.2. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành..............................16
3.3. Cạnh tranh nội bộ các tổ chức độc quyền................................................17
3.4. Ví dụ.............................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................19

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.1.Thế nào là độc quyền?


Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã dự
báo rằng: “Tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích cực và tập
trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền”. Độc
quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao. Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất
hiện của độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh trở nên
gay gắt, quyết liệt, đa dạng hơn
Có 3 loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền:
* Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền:
Các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh nghiệp
ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc quyền mua nguyên liệu đầu vào;
độc quyền phương tiện vận tải; độc quyền tín dụng, ... để có thể loại bỏ các chủ thể
yếu hơn ra khỏi thị trường.
* Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau:
Sự cạnh tranh này mang nhiều hình thức khác nhau, có thể là cạnh tranh trong cùng
một ngành và kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên
cạnh tranh; cũng có thể là cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có
liên quan với nhau về nguồn lực đầu vào.
* Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền:
Những doanh nghiệp tham gia các tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh với
nhau để giành lợi thế trong hệ thống. Các thành viên trong các tổ chức độc quyền
cũng có thể cạnh tranh để chiểm tỉ lệ có phần khống chế, từ đó chiếm địa vị chi
phối và phân chia lợi ích có lợi hơn.

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn tồn tại song
hành với nhau.

1.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền:


Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới sự xuất hiện của tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật
mới vào sản xuất kinh doanh. Điều đó đó nghĩa là các doanh nghiệp phải có vốn
lớn mà từng doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được. Vì vậy các doanh nghiệp phải
đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy
mô lớn.
Thứ hai, cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như
lò luyện kim mới; các máy móc mới ra đời, như: động cơ diezen, máy phát điện;
phát triển những phương tiện vận tải mới, như: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay,
tàu hỏa … Những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này, một mặt làm xuất
hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mô lớn; mặt
khác thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập trung
sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng sự tác động của
các quy luật kinh tế thị trường, như: quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, tích
tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn.
Thứ tư, cạnh tranh gay gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản
hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được nhưng cũng đã bị suy yếu, để tiếp
tục phát triển họ phải tăng cường tích tụ và tập trung sản xuất, liên kết với nhau
thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn.
Thứ năm, do cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 làm phá sản hàng loạt các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn để có thể tiếp tục phát triển, họ
7

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

phải thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất hình thành các doanh
nghiệp có quy mô lớn.
Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là
hình thành và phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ
chức độc quyền.

1.3. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
Tác động của độc quyền dù ở trình độ độc quyền tư nhân hay độc quyền nhà
nước đều thể hiện ở cả mặt tích cực và tiêu cực.
1.3.1. Tác động tích cực:
a) Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai
các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật:
Độc quyền là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao các
tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực
về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật,
thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Tuy nhiên, khả năng ấy có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, nhất là phụ thuộc vào mục đích kinh tế của các tổ chức độc quyền
trong nền kinh tế thị trường.
b) Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền:
Là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các doanh nghiệp lớn, độc
quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật,
công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến,
làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nâng cao được năng lực cạnh
tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển theo hướng sản xuất lớn, hiện đại:
8

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

Với ưu thế được sức mạnh kinh tế to lớn vào mình, nhất là sức mạnh về tài
chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm,
mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng sản xuất tập trung,
quy mô lớn, hiện đại.
1.3.2. Tác động tiêu cực:
a) Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo, gây thiệt
hại cho người tiêu dùng và xã hội:
Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ
muốn. Đó gọi là ấn định giá. Họ có thể làm điều này bất kể nhu cầu người dùng vì
họ biết người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác. Điều này đặc biệt đúng khi
nhu cầu không đổi đối với hàng hóa và dịch vụ. Đó là khi mọi người không có
nhiều sự lựa chọn. Xăng là một ví dụ. Một số lái xe có thể chuyển sang phương tiện
giao thông đại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể.
Độc quyền không chỉ vừa có thể tăng giá mà lại vừa có thể cung cấp các sản
phẩm kém chất lượng hơn.
Độc quyền tạo ra lạm phát. Vì họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn, họ sẽ tăng
chi phí cho người tiêu dùng. Một ví dụ điển hình về cách thức hoạt động của nó là
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. 12 quốc gia xuất khẩu dầu trong OPEC hiện
kiểm soát giá 46% lượng dầu sản xuất trên thế giới.
b) Độc quyền có thể làm kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật dẫn đến kìm hãm
kinh tế, xã hội:
Độc quyền khiến doanh nghiệp mất mọi động lực để đổi mới hoặc cung cấp các
sản phẩm "mới và cải tiến". Một nghiên cứu năm 2017 của Cục nghiên cứu kinh tế
quốc gia cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư ít hơn dự kiến kể từ năm
2000 do sự cạnh tranh giảm sút. Điều đó đúng với các công ty cáp cho đến khi các
ăng-ten đĩa vệ tinh và dịch vụ phát trực tuyến phá vỡ sự nắm giữ của họ trên thị
trường.

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

c) Độc quyền làm tăng sự phân hóa giàu nghèo:


Khi độc quyền nhà nước bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư
nhân chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tăng sự phân hóa
giàu nghèo. Với địa vị thống trị kinh tế của mình và mục đích lợi nhuận độc quyền
cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính
trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích
nhóm, kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc quyền nhà nước, chi phối cả
quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc
quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
2. THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN, VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN
VÀ ĐỀ RA CÁC PHƯƠNG THỨC KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN
2.1. Thực trạng độc quyền ở nước ta:
Hiện nay sự độc quyền ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước. Việc độc
quyền nhà nước này là do ở các công ty tư nhân, họ chưa có quyền lực về kinh tế
để chiếm vị trí độc quyền trong các ngành kinh tế chính. Cùng với quá trình mở
cửa của thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định song song đa
phương, do đó xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, với sức
mạnh kinh tế của mình, các công ty này dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Thêm vào
đó, ở nước ta, có sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các
doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các
doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi
về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ, …Trong khi đó các công ty
nhỏ, doanh nghiệp, thương hiệu nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế thì đang dần
bị loại bỏ khỏi nền kinh tế hoặc bị thu mua bởi các công ty, tập đoàn lớn hơn.
Sự độc quyền tự nhiên về các ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ
đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: điện, nước, dầu khí, đặc biệt chỉ

10

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

có doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh
theo mô hình khép kín vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối nên
vì thế các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá
thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao.
Ngoài ra, trong thời gian qua, một số chính sách kinh tế cũng là nguyên nhân
tạo ra sự độc quyền trong nền kinh tế nước ta. Điển hình là chính sách thành lập các
tập đoàn và tổng công ty dựa trên việc sát lập các công ty nhỏ hoạt động cùng
ngành lại với nhau. Sự thành lập các tập đoàn kinh tế theo quyết định của nhà nước
gây nên sự tập trung thị trường, giảm bớt đối thủ cạnh tranh và tăng khả năng chi
phối độc quyền thị trường.
Độc quyền đang ngày càng trở nên phổ biến, hiện hữu ngày càng nhiều trong nền
kinh tế nước nhà. Tuy độc quyền đem lại tác động tích cực, nhưng không vì thế mà
chúng ta không thực hiện việc kiểm soát độc quyền.
2.2. Vì sao cần kiểm soát vấn đề độc quyền?
Mọi vấn đề đều có hai mặt trái ngược nhau và độc quyền trong kinh doanh cũng
vậy. Bên cạnh những mặt tích cực như tạo ra các tiềm năng to lớn trong nghiên
cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động của người làm việc và thúc
đẩy kinh tế phát triển thì vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực khác. Cạnh tranh
không lành mạnh, tăng phân hóa giàu nghèo hay kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật đều là
những hệ lụy của độc quyền. Do đó cần có sự kiểm soát độc quyền, đặc biệt từ phía
nhà nước.
Nhà nước đã tạo ra pháp luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường nhằm kiểm soát
cạnh tranh không lành mạnh. Vì đây là lĩnh vực có sự tự do kinh doanh, tự do khế
ước và tự do lập hội. Do đó ngay khi sự tự do này vượt quá giới hạn của chúng thì
sẽ có sự can thiệp của pháp luật. Mục đích chủ yếu của pháp luật cạnh tranh là ngăn
cản, xử lý, nghiêm cấm những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trái với đạo
đức và pháp luật. Ngoài ra pháp luật cạnh tranh còn góp phần: Đảm bảo, thúc đẩy

11

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh; bảo vệ
và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh; ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh
và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường; bảo vệ lợi ích công cộng hay cộng
đồng mà Nhà nước là người đại diện, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
và của người tiêu dùng.
Cạnh tranh trong thị trường có liên quan cũng như ảnh hưởng rất lớn đến vấn
đề độc quyền. Sự tự do trong kinh doanh bao gồm cả tự do cạnh tranh dẫn đến việc
các doanh nghiệp sẽ cố gắng cạnh tranh lẫn nhau để đem lại lợi nhuận tối ưu nhất.
Vì thế họ cố gắng tăng cường và tập trung sản xuất hoặc có thể xảy ra các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến quyền của các tổ chức, cá nhân
kinh doanh khác, xa hơn là gây thiệt hại cho nền kinh tế. Từ đó độc quyền sẽ xuất
hiện không những không thủ tiêu cạnh tranh mà còn khiến nó trở nên đa dạng gay
gắt hơn.
Khác với cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền còn gây ra những hậu quả
nghiêm trọng hơn. Không chỉ dừng lại ảnh hưởng quyền và lợi ích của những chủ
thể khác, hành vi dàn xếp, thỏa thuận, liên kết nhằm độc quyền hóa, thủ tiêu cạnh
tranh gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Chúng vừa phá vỡ,
thay đổi trật tự, cơ cấu của những lĩnh vực, thị trường,những mảng kinh doanh
nhất định vừa ảnh hưởng trực tiếp đến những chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng
và nền kinh tế.
Độc quyền một lĩnh vực, ngành hàng trong thời gian lâu dài không những đem
lại lượng lợi nhuận khổng lồ mà còn hình thành nên những cá nhân tổ chức với
khối tài sản lớn ảnh hưởng, chi phối nền kinh tế, chính trị. Quyền lực chia năm xẻ
bảy giữa Nhà nước và tư bản. Lâu dần dễ hình thành các cá nhân, tổ chức lạm
quyền, lợi dụng việc công cho mục đích riêng để đem lại lợi ích, giàu có cho bản
thân. Khoảng cách giàu nghèo xảy ra đậm nét hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của
cả đất nước.

12

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

Do đó mục đích của pháp luật trong việc kiểm soát độc quyền là chống độc
quyền hóa (ngăn cản những đối thủ khác tham gia thị trường), hạn chế hay thủ tiêu
cạnh tranh. Vì cạnh tranh là động lực thúc đẩy cho sự tiến lên của nền kinh tế. Có
thể hiểu rằng kiểm soát độc quyền từ phía các cá nhân, tổ chức nhằm đem lại lợi
cho bản thân là hoàn toàn nghiêm cấm.
Tuy nhiên mục đích của pháp luật không hoàn toàn ngăn cản việc độc quyền nó
chỉ ngăn cấm những toan tính mong muốn độc quyền hóa. Một số lĩnh vực tối ưu,
liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng, cần thiết, ảnh hưởng đến quân sự, an ninh
quốc gia,… thì vẫn cho phép duy trì trạng thái độc quyền dưới sự kiểm soát, quản
lý của Nhà nước.
2.3. Kiểm soát độc quyền như thế nào?
Để kiểm soát độc quyền, người ta đề xuất 4 phương thức chính:
Phương thức thứ nhất, để kiểm soát việc độc quyền thì cần phải tiếp tục đổi mới
nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh
trong nền kinh tế đối với thị trường nước ta. Theo đó nên coi cạnh tranh trong nền
kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ ràng và hợp lý vai trò của Nhà
nước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế,
hạn chế bớt những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh để có thể tạo ra
môi trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế.
Để làm được như vậy cần có những chính sách để thúc đẩy nhanh quá trình cải
cách doanh nghiệp Nhà nước, giảm thiểu đi sự độc quyền của các doanh nghiệp
Nhà nước, các rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần
được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung
của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó
có thể giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

13

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

Phương thức thứ hai, cần đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về
cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận hành một cách thuần thục nhất và
cần hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Tạo các
điều kiện gia nhập và rút lui khỏi thị trường để khuyến khích các nhà đầu tư tham
gia sản xuất kinh doanh. Theo đó thì vấn đề việc hình thành nên khung pháp lý
chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các khu vực kinh tế khác nhau là điều
cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh tranh cần phải sửa đổi từ quy trình ban hành
pháp luật.
Phương thức thứ ba, tiến hành thực hiện xây dựng một cơ quan chuyên trách
theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền vì điều đó sẽ
làm giảm đi sự cạnh tranh nên nền kinh tế rất có thể sẽ bị đi xuống vì không có
động lực. Theo đó cần soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực độc quyền,
kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn. Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn
các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp lớn để cho những doanh nghiệp khác
cũng có cơ hội phát triển đồng đều. Cần phải đổi mới chế độ chứng từ, kế toán
kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tài chính của các doanh
nghiệp.
Phương thức thứ tư, đó là cần thực hiện những kế hoạch cải thiện môi trường
thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và kịp thời hơn, bên cạnh đó cũng
phải nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
Như vậy từ những giải pháp chúng tôi đề ra như trên có thể thấy để kiểm soát tốt
hơn tình trạng độc quyền hiện nay của các doanh nghiệp trên thị trường phải kết
hợp rất nhiều yếu tố và nội dung dựa trên quy định của pháp luật để có thể thực
hiện đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh theo đó thị trường mới có những bước tiến
mới. Những giải pháp trên đây mang tính chất đề ra những hướng tích cực trong

14

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

kiểm soát độc quyền, bởi nếu lạm dụng việc độc quyền thì sẽ gây ra những hậu quả
rất lớn cho nền kinh tế.
3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC CHO NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ LIÊN
HỆ THỰC TIỄN:
3.1. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền và các doanh nghiệp ngoài độc
quyền
Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp
ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn
nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để đánh bại đối thủ.
* Hạn chế:
- Các tổ chức độc quyền chèn ép dẫn đến việc các xí nghiệp ngoài độc
quyền phá sản
- Giá cả hàng hóa tăng cao, gây khó khăn cho người tiêu dùng
* Giải pháp:
- Nhà nước cần có những chính sách đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
và điều tiết nền kinh tế như ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng, áp giá trần
cho hàng hóa dịch vụ, chính sách thuế, …, đồng thời, xử lí nghiêm các trường
hợp vi phạm
3.2. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
3.2.1. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền cùng ngành
Trong cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền cùng ngành, đối thủ cạnh tranh
chính là các doanh nghiệp cùng bán sản phẩm có tính thay thế sản phẩm của ta
trong thị trường. Và để có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, đồng thời
có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
là một trong những yếu tố góp phần cực kì to lớn. Năng lực cạnh tranh là khả năng
duy trì, mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Khả năng đó được tạo bởi năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, kênh phân phối, tài chính, uy tín, thương hiệu, … Năng

15

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

lực cạnh tranh của sản phẩm sẽ được quyết định bởi các yếu tố chiến lược của sản
phấm, giá cả, sự đa dạng về chủng loại mẫu mã của sản phẩm.
* Lợi thế:
- Nếu doanh nghiệp theo chiến lược cạnh tranh chi phí thấp thì doanh nghiệp sẽ
đạt được lợi thế cạnh tranh là giá sản phẩm rẻ hơn so với đối thủ. Từ đó, có thể làm
giảm tối đa chi phí cho người tiêu dùng.
- Sản xuất một mặt hàng nhiều lần giúp cải tiến quy trình làm việc, nhân sự
thành thạo, nâng cao tay nghề, năng cao năng suất sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, tái cấu trúc hệ thống tổ chức đã triển khai.
* Hạn chế:
- Các doanh nghiệp chạy theo giá thị trường, tăng việc sử dụng sản phẩm giá rẻ
dẫn đến thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm không đạt yêu cầu.

* Giải pháp:

16

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

- Các doanh nghiệp cần thay đổi cách quản lí theo hướng tích cực, thay đổi các
yếu tố như: nguyên liệu, kĩ thuật, dịch vụ đi kèm, kiểu dáng, …
- Tìm hiểu thông tin đối thủ cạnh tranh, biết được điểm mạnh, điểm yếu của
đối thủ để đề ra các phương thức cạnh tranh phù hợp
3.2.2. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác nghành chính là sự cạnh tranh có
liên quan đến nguồn nguyên liệu, kỹ thuật, …

* Lợi thế:
- Sản phẩm tạo ra thuộc quyền sở hữu cá nhân
- Tránh việc sao chép sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh
- Làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm
* Hạn chế:
- Sự cạnh tranh mua nguyên vật liệu đầu vào sẽ làm tăng giá thành sản phẩm,
dẫn đến mất cân bằng giá cả thị trường
- Một số doanh nghiệp ưu lợi nhuận sẽ mua nguyên vật liệu với giả thành rẻ,
không rõ xuất xứ, làm giảm chất lượng sản phẩm, tạo nên một nền thị trường kém
chất lượng
* Giải pháp:
- Thực hiện các giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh trạnh của các ngành
- Nhà nước tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh và thức hiện nghiêm túc các chính sách giá cả trên thị trường
- Cạnh tranh lành mạnh tạo động lực để mỗi doanh nghiệp tự vươn lên, hợp
tác để tạo sức mạnh, nâng cao năng lực chung của hệ thống doanh nghiệp.
3.3. Cạnh tranh nội bộ các tổ chức độc quyền
Các nhà tư bản tham gia độc quyền cùng ngành cạnh tranh với nhau để giành thị
trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn, các thành viên của tổ chức

17

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

cạnh tranh giành lấy cổ phiếu/cổ phần để chiếm địa vị lãnh đạo và được chia lợi
nhuận cao hơn.Vì vậy mỗi nhà quản lý, nhà tư bản cần duy trì tính công bằng, tích
cực và lành mạnh của cạnh tranh.
* Lợi ích:
- Thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ
- Tăng tinh thần trách nhiệm và tạo động lực làm việc, từ đó tăng chất lượng
nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh năng suất và tăng lợi nhuận chung

* Hạn chế:
- Gây căng thẳng, tạo mâu thuẫn nội bộ
- Tự gây hại, loại bỏ lẫn nhau vì lợi ích riêng
- Giảm niềm tin, tính đoàn kết
* Giải pháp:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp cần thu thập quan điểm các bên liên quan.
- Tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề, từ đó đưa ra hướng giải quyết
phù hợp
- Thấu hiểu, công bằng với các bên liên quan; tổ chức các buổi trao đổi, hội
họp để tất cả đều được phát biểu ý kiến, nêu lên quan điểm
3.4. Ví dụ
Ta có thể thấy thị trường smartphone hiện nay là thị trường độc quyền tập đoàn
Thứ nhất, số lượng các hãng sản xuất ít nên dẫn đến tỉ phần thị trường lớn.
Chẳng hạn như trong năm 2013 doanh số smartphone Android chiếm đến 793,6
triệu đơn vị, nắmm đến 78,6% thị trường hệ điều hành cho smartphone. Apple iOS
tiếp tục đứng ở vị trí thứ hai với 15,2% thị phần, doanh số 153,4 triệu iPhone bán
ra.

18

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

Thứ hai, các loại sản phẩm đều có đặc điểm sản phẩm riêng biệt để phân biệt với
sản phẩm khác, nhưng cũng có 1 vài đặc điểm giống nhau dẫn đến sự thay thế cho
nhau. Ví dụ như chiếc Iphone 5 có rất nhiều ứng dụng riêng biệt chẳng hạn như
cảm biến vân tay tuy nhiên nếu chỉ xét về khả năng nghe, gọi, nghe nhạc thông
thường thì có rất nhiều sản phẩm khác có thể thay thế cho nó. Samsung galaxy note
3 ấn tượng với kiểu dáng đẹp, mỏng hơn cùng với thiết kế nắp lưng giống như một
cuốn số, được trang bị thêm nhiều tính năng mới, đặc biệt về đa nhiệm và bút cảm
ứng S Pen so với đời trước. Theo đó, 5 triệu Galaxy Note 3 được bán ra trong gần
một tháng Đây là kết quả ấn tượng đối với một smartphone màn hình lớn 5,7 inch,
nhất là khi trước đó, Galaxy Note II cần đến 2 tháng để đạt được thành tích tương
tự. Đây là kết quả ấn tượng đối với một smartphone màn hình lớn 5,7 inch, nhất là
khi trước đó, Galaxy Note II cần đến 2 tháng để đạt được thành tích tương tự.
Thứ ba, về sức mạnh thị trường, điều này thể hiện rất rõ trên những sản phẩm
chiếm tỉ phần lớn. Ví dụ là đối với Iphone, khi 1 dòng mới ra đời nhà sản xuất
thường ấn định rất cao nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn thì giá lại giảm, và sự thay
đổi này đều dẫn đến ảnh hưởng khá lớn của thị trường. Ví dụ như Iphone 4, 4s giá
khởi điểm sẽ bán ở Việt Nam đao động từ 20-25 triệu, sau 3 tháng thì giá giảm
xuống khoảng 10-15 triệu, sau 1 năm còn 12-13 triệu, sau 3 năm chỉ còn 6-7 triệu.
Thứ tư, về sự thâm nhập thị trường, do thị trường đã có sự chi phối bởi các nhà
sản xuất lớn bởi vậy, sự thâm nhập vào thị trường là tương đ`ối khó khăn nếu sản
phẩm không có đủ sự khác biệt và giá cả phù hợp so với sản phẩm trên thị trường.
Đồng thời do sự quyết định. lượng cung ứng và giá cả của các hãng phụ thuộc vào
nhau nên việc một hãng mới thâm nhập vào cũng khó hơn.
Cuối cùng là các sản phẩm có tính dị biệt hóa bởi vậy nên các hãng sản xuất
cạnh tranh phi giá cả, tuy nhiên đối với các loại sản phẩm thông thường, không có
tính dị biệt hóa cao thì cạnh tranh vẫn phải thông qua giá cả.

19

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê-nin


2. Luatminhkhue.vn. n.d. Please Wait... | Cloudflare. [ONLINE]
3. PGS, TS. Nguyễn Như Phát (2006). Độc quyền và xử lý độc quyền[online],
22/05/2022
4. Luật Dương Gia. 2022. Doanh nghiệp độc quyền là gì? Các biện pháp kiểm soát
độc quyền?. [ONLINE]
5. 123docz.net. n.d. Thực trạng độc quyền hiện nay tại việt nam (nguyên nhân giải
pháp). [ONLINE]
6. Lapphap.vn. n.d. Vấn đề độc quyền ở Việt Nam. [ONLINE]
7. Text.xemtailieu.net. n.d. Thực trạng độc quyền tại việt nam hiện nay |
Xemtailieu. [ONLINE]
8. 123docz.net. n.d. Phân tích về độc quyền. [ONLINE]
9. 123docz.net. n.d. Phân tích tính chất cạnh tranh và đưa ra giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của. [ONLINE]

20

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)


lOMoARcPSD|30896924

21

Downloaded by KHANG LÊ HOÀNG MINH (khangle.31231023812@st.ueh.edu.vn)

You might also like