TNYCT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

I.

HP CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU


Câu 1: Trình bày cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết y học cổ truyền.
Lý luận y học cổ truyền với các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng là cơ sở cho việc
thực hành chữa bệnh bằng châm cứu. Cơ chế chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT
được giải thích theo 2 cơ chế sau đây:
a. Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của
châm cứu cơ bản là điều hòa âm dương:
- Theo y học cổ truyền âm dương là thuộc tính của mọi sự vật. Hai mặt âm dương luôn luôn có
quan hệ mâu thuẫn (đối lập) nhưng thống nhất với nhau.
- Âm dương trong cơ thể bao giờ cũng thăng bằng (bình hành), nương tựa vào nhau (hỗ căn) để
hoạt động.
Ðối với hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội, cơ thể luôn luôn thích ứng để sinh tồn và phát triển.
- Khi sức khỏe suy yếu, tác nhân gây bệnh xâm nhập phát sinh ra bệnh tật tức gây ra sự mất
thăng bằng về âm dương.
- Trên lâm sàng bệnh lý biểu hiện hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc hư hoặc thực. Hư hàn thuộc về âm,
thực nhiệt thuộc về dương.
- Nguyên tắc điều trị chung là lập lại sự cân bằng âm dương, cụ thể là nâng cao chính khí, đuổi
tà khí ra ngoài. Khi vận dụng châm cứu phải tùy theo vị trí nông sâu của bệnh tật, trạng thái hàn
nhiệt, hư thực của bệnh và bệnh nhân để sử dụng châm cứu đúng phương pháp: hư thì bổ, thực thì
tả, nhiệt thì châm, hàn thì cứu...và châm phải đắc khí (kích thích đạt tới ngưỡng).
b. Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và cơ chế tác
dụng của châm cứu cơ bản là điều hòa công năng hoạt động của hệ kinh lạc:
- Hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (thẳng) nối liền các tạng phủ ra ngoài da và những đường
lạc (ngang) nối các đường kinh lại với nhau tạo thành một hệ thống chằng chịt đi khắp cơ thể.
- Trong đường kinh có kinh khí vận hành để điều hòa dinh dưỡng làm con người luôn luôn
mạnh khỏe và thích ứng được với hoàn cảnh bên ngoài.
- Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời là nơi tiếp nhận
các hình thức kích thích thông qua các huyệt để chữa bệnh.
- Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (tà khí thực) hoặc nguyên nhân bên trong (chính
khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh.
Do đó nếu do tà khí thực thì châm tả để loại bỏ tà khí ra ngoài. Nếu do chính khí hư thì châm bổ
để nâng cao chính khí.
- Nếu tạng phủ nào có bệnh sẽ có những thay đổi bệnh lý ở đường kinh mang tên tạng phủ đó,
biểu hiện bên ngoài bằng các triệu chứng lâm sàng riêng biệt (dùng phương pháp chẩn đoán chung
và chẩn đoán trên kinh lạc. Người ta sẽ dùng các huyệt trên kinh đó để điều chỉnh công năng các
tạng phủ đó.
- Trên cơ sở học thuyết kinh lạc, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng cơ thể, người ta chú
trọng đặc biệt đến các vấn đề sau: Châm kim phải đắc khí và Hư thì bổ, thực thì tả
Dựa vào sự liên quan tạng phủ và đường kinh, người ta phối hợp sử dụng huyệt tại chỗ với các
huyệt ở xa, thường ở tay chân (theo kinh lấy huyệt)...
Vì vậy muốn hiểu được cơ chế châm cứu theo học thuyết y học cổ truyền và vận dụng thuần
thục, cần nghiên cứu các lý luận cơ bản về YHCT: âm dương, ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc, khí
huyết; nắm được các phương pháp chẩn đoán, phương pháp điều trị, nhất là đường đi, tác dụng của
14 đường kinh chính và các huyệt trên các đường kinh đó.
Câu 2: Trình bày các thủ thuật bổ tả trong phương pháp châm
- Sau khi châm đã đạt đắc khí, áp dụng thủ thuật bổ tả để nâng cao hiệu quả điều trị. Bổ và tả là hai
thủ thuật quan trọng của phương pháp châm: bổ là tăng cường, bổ sung dùng điều trị các bệnh
chứng thuộc hư; tả là tiêu hao, làm mất đi dùng điều trị các bệnh chứng thuộc thực.
- Hiện nay có rất nhiều thủ thuật bổ tả được áp dụng trên lâm sàng, ngoài hai thủ thuật bổ tả cơ bản
liên quan đến cường độ châm và thời gian châm còn bao gồm bổ tả đơn (gọi là hành khí pháp) và bổ
tả phối hợp (kết hợp hai hoặc nhiều loại bổ tả đơn). Trong bổ tả phối hợp có rất nhiểu thủ thuật phức
tạp, dưới đây chỉ đề cập đến hai thủ thuật cơ bản là thiêu sơn hỏa và thấu thiên lương.
2.1. Bổ tả theo cường độ và thời gian:
Bổ Tả
Cường độ vê kim Sau khi đắc khí cho đến khi rút kim Sau khi đắc khí, trung bình 5 phút vê kim l lần
không vê kim
Thời gian lưu kim Lưu kim lâu, trung bình 30 phút Lưu kim nhah,trung bình 15’, hoặc ko lưu kim
2.2. Bổ tả đơn (hành khí pháp):
Hành khí pháp Bổ Tả
Hô hấp pháp Thở ra châm kim, Hít vào châm kim,
hít vào rút kim thở ra rút kim
Từ tật pháp Châm kim vào chậm, Châm kim vào nhanh,
rút kim ra nhanh rút kim ra chậm.
Rút kim ra nhanh, bịt ngay lỗ châm Rút kim ra từ từ sau khi vê vài lần cho lỗ
Khai bế pháp bằng cách ấn nhẹ hoặc day lên lỗ kim rộng ra, không bịt ngay lỗ châm
châm
Mũi kim cùng chiều đường kinh, Mũi kim ngược chiều đường kinh, châm
Nghinh tùy pháp châm các huyệt theo thứ tự cùng chiều các huyệt theo thứ tự ngược chiều đường
đường kinh kinh
Niệm chuyển Vê kim cùng chiều đồng hồ Vê kim ngược chiều đồng hồ
pháp (ngón cái ra trước, trỏ ra sau) (ngón cái ra sau, trỏ ra trước)
Châm kim vào theo ba bậc từ bộ thiên, Châm kim vào một bậc từ bộ thiên xuống
Đề tháp pháp xuống bộ nhân, đến bộ địa; rút kim lên đến bộ địa; rút kim lên theo ba bậc từ bộ
1 bậc từ bộ địa đến bộ thiên địa. lên bộ nhân, đến bộ thiên
Ngoài ra trong bổ tả đơn còn có cửu lục số pháp và tử mẫu pháp (bổ tả theo huyệt mẹ con).
2.3. Bổ tả phối hợp:
Bổ tả phối hợp Thiêu sơn hỏa (bổ) Thấu thiên lương (tả)
Hô hấp pháp Bệnh nhân thở ra,châm kim vào bộ Bệnh nhân hít vào, châm kim vào bộ địa
Đề tháp pháp thiên(niệm chuyển bổ pháp 9 lần),xuốg bộ (niệm chuyển tả pháp 6 lần), rút kim lên bộ
Niệm chuyển nhân(niệm chuyển bổ pháp 9 lần),đến bộ nhân (niệm chuyển tả pháp 6 lần), lên đến
pháp địa(niệm chuyển bổ pháp 9 lần);rút kim bộ thiên (niệm chuyển tả pháp 6 lần); châm
Từ tật pháp lên đến bộ thiên.Làm như vậy 3 lần,sau đó kim xuống bộ địa. Làm như vậy 3 lần, sau
Khai bế pháp châm kim xuốg bộ địa và lưu kim.Rút kim đó rút kim lên bộ thiên và lưu kim. Rút kim
nhah khi bệh nhân hít vào,bịt lỗ châm chậm khi thở ra, không bịt lỗ
Chủ trị Chứng hàn, hàn tý, hư hàn Chứng thực nhiệt, nhiệt tý
2.4. Bình bổ bình tả: Là phương pháp kích thích vừa phải thường dùng cho các chứng không hư,
không thực hoặc khó phân biệt được hư - thực; châm kim tốc độ bình thường, vê kim vừa phải để
đạt đắc khí rồi tùy bệnh chứng mà lưu kim.
3. Trình bày thao tác cứu bằng mồi ngải và điếu ngải
3.1. Cứu bằng mồi ngải:
3.1.1. Cứu trực tiếp (minh cứu):
- Cứu ấm không tạo sẹo: Dùng mồi ngải nhỏ hoặc vừa, đốt cháy khoảng 1/3 mồi ngải cho
đến lúc bệnh nhân có cảm giác nóng ấm ở vùng huyệt. Nói chung cứu từ 3-7mồi ngải mục đích làm
cho da vùng huyệt hồng và ấm không bị bỏng. Dùng điều trị các bệnh hư hàn như hen phế quản, ỉa
chảy mạn tính, chóng mặt
- Cứu bỏng (Cứu tạo sẹo): Dùng mồi ngải vừa hoặc to đốt cháy khoảng 2/3 mồi ngải cho đến
lúc bệnh nhân có cảm gíc bỏng rát ở vùng huyệt. Nói chung cứu từ 7-9mồi ngải mục đích làm cho
da vùng huyệ.t nóng rát bỏng phồng lên. Dùng điều trị các bệnh hen phế quản, đau dạ dày mạn tính,
lao hạch, kinh phong, cơ thể chậm phát triển, đề phòng tai biến mạch máu não ở bệnh nhân tăng
huyết áp.
3.1.2. Cứu gián tiếp (cứu cách vật):
- Cứu cách gừng: Gừng được thái mỏng thành từng miếng dày độ 2mm;
Cứu từ 5-10 mồi ngải, dùng điều trị các chứng hư hàn như nôn mửa, đau bụng ỉa chảy, di tinh, liệt
dương, xuất tinh sớm, vô sinh, thống kinh, chứng tý thể hàn thấp
- Cứu cách tỏi: Cứu từ 5-7 mồi ngải, dùng điều trị lao hạch, mụn nhọt. Hiện nay dùng điều trị áp xe
lạnh, khối trong bụng
- Cứu cách muối: Cứu từ 3-9mồi ngải, dùng điều trị đau bụng cấp, nôn mửa, lỵ, tiểu đục, sa trực
tràng, choáng, truỵ tim mạch.
- Cứu cách hành: Cứu từ 5-10 mồi ngải, dùng điều trị đau bụng, bí tiểu, viêm tuyến vú, thoát dương.
- Cứu cách phụ tử: dùng điều trị các chứng dương hư như liệt dương, di tinh, mụn nhọt, lâu lành vết
thương.
- Cứu cách hồ tiêu: dùng điều trị chứng tý do phong hàn thấp, tê tay chân tại chỗ.
- Cứu cách trứng gà: dùng điều trị mụn nhọt mới phát.
3.2. Cứu bằng điếu ngải:
3.2.1. Cứu ấm: Đặt đầu điếu ngải cách mặt da vùng huyệt từ 1-2cm, khoảng 10-15 phút cho đến lúc
bệnh nhân có cảm giác ấm và vùng da đỏ hồng.
3.2.2. Cứu xoay vòng: Di chuyển đầu điếu ngải theo hình vòng tròn và luôn cách huyệt một khoảng
cố định 1-2cm cho đến khi da hồng thắm.
3.2.3. Cứu mổ cò: Di chuyển đầu điếu ngải lên xuống trên vùng huyệt cho đến khi có cảm giác da
đỏ và nóng rát.
3.2.3 Ôn châm cứu: Dùng kim châm vào huyệt cho đắc khí, đặt mồi ngải vào đốc kim, đốt cháy
mồi ngải, cho đến khi bệnh hân có cảm giác ấm nóng.
4. Trình bày đường đi của đường kinh Thủ thái âm phế, chỉ định chữa bệnh và kể tên các
huyệt trên đường kinh.
4.1. Đường đi của kinh phế:
+ Đường đi:
- Bắt đầu từ trung tiêu đi xuống liên lạc với đại trường.
- Vòng lên tâm vị.
- Qua cơ hoành.
- Vào tạng phế, lên cuống họng.
- Từ khí quản ra nách (huyệt Trung phủ)
- Đi theo phía trong cánh tay bên trong cơ nhị đầu (lấy theo quy ước của YHCT).
- Đến khuỷu tay vào rãnh nhị đầu ngoài.
- Đi theo phía trong cẳng tay dọc theo cơ ngửa dài.
- Vào thốn khẩu.
- Qua mô cái.
- Tận cùng ở gốc trong móng tay cái (lấy theo quy ước của YHCT).
- Phân nhánh: Từ Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía mu tay xuống đến góc trong móng ngón
tay trỏ liên lạc với kinh Thủ dương minh đại trường.
4.2. Chỉ định chữa bệnh
4.2.1. Tại chỗ và theo đường đi của kinh
- Chữa các bệnh đau khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay.
- Chữa đau dây thần kinh liên sườn 2, đám rối cánh tay đặc biệt là thần kinh quay.
4.2.2. Toàn thân
- Chữa các bệnh hô hấp: Viêm họng, ho, hen, viêm phế quản.
- Chữa cảm mạo, cúm.
- Hạ sốt.
4. 3. Các huyệt trên đường kinh Phế
Kinh phủ thái âm phế có 11 huyệt:
1.Trung phủ 4. Hiệp bạch 7. Liệt khuyết 10. Ngư tế
2. Vân môn 5. Xích trạch 8. Kinh cừ 11. Thiếu thương
3. Thiên phủ 6. Khổng tối 9. Thái uyên
5. Trình bày đường đi của đường kinh Thủ dương minh đại trường, chỉ định chữa bệnh và kể
tên các huyệt trên đường kinh.
5.1. Đường đi của đường kinh
+ Đường đi
- Từ đầu ngón tay trỏ (Thương dương) dọc theo bờ bên ngón tay trỏ ra kẽ 2 xương bàn tay 1 và 2
(Hợp cốc) lên giữa mu tay, vào hố lào giải phẫu, lên cẳng tay bên trong xương quay tới bờ trong
khuỷu tay (Khúc trì và lấy theo quy ước YHCT).
- Đi lên cánh tay dọc giữa cơ delta lên phía trước ngoài mỏm vai (Kiên ngung).
- Đi theo bờ sau vai giao hội với kinh Thủ thái dương tiểu trường, qua gáy giao hội với mạch Đốc
(Đại chùy).
- Xuống hố trên đòn liên lạc với phế. Qua cơ hoành xuống đại trường
- Phân nhánh: Từ hố trên đòn lên cổ, qua má, vào lợi, hàm răng dưới, chạy vòng quanh môi trên, bắt
chéo qua Nhân trung đi đến cạnh mũi bên đối diện nối tiếp với kinh Túc dương minh vị.
5.2. Chỉ định chữa bệnh
5.2.1. Tại chỗ theo đường đi của kinh
- Ðau các khớp bàn tay, khuỷu, cổ tay.
- Ðau dây thần kinh quay, đau đám rối cánh tay, liệt 1/2 người.
- Viêm họng, đau răng, chảy máu cam, viêm màng tiếp hợp, liệt dây VII (dùng các huyệt của kinh
đại trường bên đối diện)
5.2.2. Toàn thân
- Hạ sốt cao, cảm mạo có sốt, cúmệ
- Các bệnh về đường tiêu hoá có sốt như ỉa chảy nhiễm trùng, hội chứng lỵ…
5.3. Các huyệt trên đường kinh: đường kinh có 20 huyệt:
1. Thương dương 8. Hạ liêm 15. Kiên ngung
2. Nhị gian 9. Thượng liêm 16. Cự cốt
3. Tam gian 10. Thủ tam lý 17. Thiên đỉnh
4. Hợp cốc 11. Khúc trì 18. Phù đột
5. Dương khê 12. Trửu liêu 19. Hoà liêu
6. Thiên lịch 13. Ngũ lý 20. Nghinh hương
7. Ôn lưu 14. Tý nhu
6. Trình bày đường đi của đường kinh Túc quyết âm can, chỉ định chữa bệnh và kể tên các
huyệt trên đường kinh.
6.1. Đường đi của đường kinh
* Đường đi:
- Bắt đầu từ phía ngoài ngón chân cái đi lên mu chân giữa xương đốt bàn chân 1 và 2 (Thái xung),
lên cổ chân phía trong cổ chân 1 thốn đi lên cẳng chân dọc theo bờ sau xương chày lên mé trong
mép khoeo. Lên phía trong đùi đi lên nếp bẹn. Vòng qua bìu đi thẳng lên vị. Đi lên tạng can lạc với
đởm. Phân tán lên mạng sườn. Đi lên cổ họng, vào mắt.
- Một nhánh qua má vòng quanh môi liên lạc với nhâm mạch.
- Một nhánh từ mắt lên đỉnh đầu.
- Một nhánh từ can qua cơ hoành lên phổi vòng xuống vị.
6.2. Chỉ định chữa bệnh.
1. Tại chỗ theo đường đi của đường kinh
- Đau dây thần kinh liên sườn; đau các khớp gối, cổ chân, bàn chân; đau dây thần kinh toạ.
2. Toàn thân
- Các bệnh về sinh dục, tiết niệu; di tinh, di niệu, rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, rong kinh,
rong huyết v.v..
- Một số triệu chứng bệnh tiêu hoá; trướng hơi, đau dạ dày, đau vùng gan mật v.v..
- Nhức đầu vùng đỉnh, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến vú,
tuyến sữa v.v…'
6.3. Các huyệt trên đường kinh: Kinh túc quyết âm can có 14 huyệt:
1 Đại đôn 6. Trung đô 11. Âm liêm
2. Hành gian 7. Tất quan 12. Cấp mạch
3. Thái xung 8. Khúc tuyền 13. Chương môn
4. Trung phong 9. Âm bao 14. Kỳ môn
5. Lãi câu 10. Ngũ lý
7. Trình bày phương pháp phối hợp nhóm huyệt 3 (Hợp cốc, Phục lưu): tác dụng, chủ trị,
cách châm cứu, giải phương.
7.1. Phối huyệt: Hợp cốc, Phục lưu. 7.2. Tác dụng: Ðiều hoà dinh vệ, ôn dương cố biểu.
7.3. Chủ trị: Tự hãn, đạo hãn (ra mồ hôi trộm), ra nhiều mồ hôi bị vong dương; chướng bụng, thủy
thũng, sôi bụng sốt mà không có mồ hôi, mạch vi tế hoặc mạch phục.
7.4. Cách châm cứu:
Châm tả Hợp cốc (sâu 8 phân), bổ Phục lưu (sâu 3 phân), có thể làm ngưng mồ hôi.
Ngược lại, nếu châm bổ Hợp cốc (sâu 5 phân), tả Phục lưu (sâu 5 phân) sẽ có thể làm ra mồ hôi.
7.5. Giải phương:
Hợp cốc là huyệt nguyên của kinh thủ dương minh đại trường, khi châm vào có thể thăng
hoặc giáng khí, làm điều hoà âm dương. Phục lưu là huyệt kinh của kinh túc thiếu âm thận, khi
châm có thể làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lỗ chân lông lỗ mồ hôi), tư âm cho thận trừ thấp.
Hai huyệt này phối nhau sẽ làm âm dương điều hoà, điều hòa mồ hôi. Riêng huyệt Phục lưu
nếu châm mà thêm cứu nữa, đó là bổ thận dương, còn nếu châm mà không cứu, đó là “tư” thận âm.
Thận âm được sung túc nó sẽ làm công việc tư âm giáng hoả. Khí hư hoả bị hạ và khi phù
dương đã quy về can, đương nhiên hoả ở tâm sẽ được an.
Châm Hợp cốc với vai trò “Tả” đó là làm cho khí dương minh được thông xướng, do đó mà hoả
cũng giáng xuống theo.
 Chỉ hãn (làm ngưng mồ hôi): châm bổ Phục lưu và châm tả Hợp cốc.
Phục lưu làm ôn và bổ thận dương. Thận dương là nơi lãnh đạo chung dương khí của toàn
thân con người, nó đóng vai trò bảo vệ bên ngoài để ngăn chặn tà khí. Thận và Bàng quang có liên
quan biểu lý với nhau. Bàng quang thuộc thái dương hàn thuỷ, khi thận dương sung túc, nó sẽ làm
ấm và chưng cất hàn thuỷ làm cho khí của bàng quang hoá lên, thăng lên trên, đạt ra đến khắp toàn
thân, làm tỳ thổ vận hành rất “kiện”; đưa khí “tinh vi” lên để hoá thành huyết. Như vậy là tâm thần
được “phụng dưỡng”, tân dịch sẽ làm tròn vai trò mình.Huyệt Hợp cốc là huyệt nguyên của kinh
Ðại trường, có thể làm “thanh” nhiệt. Vả lại, Phế và đại trường có quan hệ biểu lý, phế chủ bì mao,
chủ về “khí” trong toàn thân. Khi nào khí của phủ (Ðại trường), được điều hoà thì phế tự nhiên được
thanh và giáng xuống, trăm mạch được hoà xướng, doanh vệ được điều hoà, tấu lý sẽ được vững và
kín, tà khí không tấn công được nữa, mồ hôi làm sao không dứt? Ðây là trường hợp dương hư mà
thành chứng tự hãn.
 Phát hãn (làm cho ra mồ hôi): Châm tả Phục lưu và châm bổ Hợp cốc.
Khi châm bổ Hợp cốc vừa có thể điều hoà bên trong lại vừa có thể khai mở được bên ngoài.
Bên trong nó làm khai thông kinh khí của dương minh
Phế khí được tiêu giáng, Tam tiêu được thông xướng, tân dịch vận hành, như vậy là điều hoà
vị khí, huyệt Hợp cốc thiên về dương mà khí dương thì nhẹ, trong, đi lên và đi ra ngoài, nó sẽ làm
tán tà khí đang làm uất ở phần vệ.
Trong khi dương khí ra ngoài, nó sẽ đưa tà khí ra ngoài, như vậy là tà chính giao tranh làm
cho mồ hôi phải toát ra, vì thế xem việc châm Hợp cốc ở đây đóng vai trò “ quân”.Khi châm tả
Phục lưu là nhằm “Tả” cho Hợp cốc, nó sẽ làm sơ thông và điều hoà huyền phủ (lỗ mồ hôi), tăng
thêm sức mạnh bên trong. Ngoài ra nó còn làm công việc “Tư” âm của thận, làm sung cho cái
“nguồn”của mồ hôi, phù chính khí, đuổi tà khí.
Như vậy là Phục lưu đóng vai trò “thần”. Quân và thần hợp sức nhau làm mồ hôi ra, tức là tà khí bị
đuổi, bệnh sẽ khỏi
8. Trình bày phương pháp phối hợp nhóm huyệt 16 (Nội quan, Tam âm giao): tác dụng, chủ
trị, cách châm cứu, gia giảm, giải phương.
8.1. Phối huyệt: Nội quan, Tam âm giao.
8.2. Tác dụng: làm nhẹ vùng ngực, ích khí, tư âm, dưỡng huyết.
8.3. Chủ trị: trị các chứng lao tổn, âm hư (như phát sốt, đổ mồ hôi trộm (đạo hãn), ho khan, mất
ngủ, thất huyết, phụ nữ kinh nguyệt bị bế tắc, nam bị di tinh, kém ăn, muốn ăn nhưng ăn không
ngon, ngực đầy, bụng trướng, phiền muộn).
8.4. Cách châm cứu: Châm Nội quan sâu 3 -5 phân, trước bổ sau tả, không cứu. Châm Tam âm
giao sâu 5 -8 phân, trước bổ sau tả, sau khi châm, cứu 5 tráng, lưu kim 10 - 12 phút.
8.5. Gia giảm:
Khi bị ho khan nặng châm bổ thêm Thái uyên.
Nếu bị thất huyết châm bổ thêm Cách du.
Nếu bị đạo hãn nặng châm bổ thêm Phục lưu, tả Hợp cốc.
Nếu bị di tinh, châm bổ thêm Thái khê, Thận du.
8.6. Giải phương: Nội quan là huyệt lạc của kinh Thủ quyết âm Tâm bào lạc, nó lại là huyệt thuộc
mạch Âm duy. Các kinh Âm trong Thủ Túc Tam Âm kinh và mạch Âm trong kỳ kinh bát mạch, tất
cả đều phải lấy mạch Âm duy để liên hệ nhau và duy trì nhau.
Các đường kinh Âm ở tay đi từ ngực chạy đến tay, các đường kinh Âm ở chân đều đi đến ngực.
Huyệt Nội quan có tác dụng điều trị bệnh thuộc vùng ngực và Tâm, ta gọi nó là yếu huyệt
của vùng Tâm ngực, nó có đặc tính làm thư thái vùng ngực, làm lợi cho hoành cách, hành khí tán
uất. Phối nó với Tam âm giao, chúng có thể tư âm dưỡng huyết, kiện Tỳ, ích vị. Có tác dụng bình
hành âm dương, giao tế thuỷ hoả.
Huyệt Thái uyên là huyệt Nguyên của Phế, thuộc Thổ. Châm Thái uyên là để bồi Thổ sinh Kim.
Huyệt Cách du là huyệt hội của huyết, có thể trị mọi chứng về huyết và mồ hôi (hãn).
Các huyệt Thận du và Thái khê làm tư âm bổ thận.
9. Trình bày các huyệt chữa về phong và các huyệt an thần theo kinh nghiệm
9.1. Huyệt chữa về phong
Phong phối hợp với hàn thấp nhiệt sinh ra các bệnh: cảm mạo, sốt do bệnh truyền nhiễm, đau
các dây thần kinh do lạnh, viêm khớp cấp hay mãn tính, sốt cao co giật (nội phong)
9.1.1. Các huyệt thường dùng
- Huyệt chung: Phong trì (kinh Đởm), Phong môn (kinh Bàng quang), Hợp cốc (kinh Đại trường)
9.1.2. Phong hàn: gây các bệnh cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh. Châm thêm Liệt
khuyết (Phế chủ bì mao) hoặc châm cứu Ngoại quan, ngạt mũi thêm Nghinh hương, ho thêm Phế
du.
9.1.3. Phong nhiệt: Gây các bệnh cảm mạo do sốt, viêm khớp do sưng nóng đau đỏ, bệnh truyền
nhiễm: thêm Đại chuỳ (mạch Đốc), Khúc trì (kinh Đại trường), Ngoại quan (Tam tiêu) có tác dụng
sơ tán phong nhiệt, tuyên phế khí.
9.1.4. Phong thấp: viêm đa khớp tiến triển, cảm thấp, đau lưng, đau xương: thêm Thương khâu
(kinh Tỳ), Túc tam lý (kinh vị) để kiện tỳ hóa thấp.
9.1.5. Sốt cao co giật (nhiệt cực sinh phong): Thủy câu (Nhân trung), Đại chùy, Thập tuyên nặn
máu, Thái xung (Can chủ phong, chủ cân), Dương lăng tuyền (Huyệt hội của cân).
9.1.6. Chữa về phong thêm các huyệt về huyết: Huyết hải, Cách du (Hội của huyết).
9.2. Huyệt có tác dụng an thần
Thường chọn các huyệt ở kinh Tâm và Tâm bào lạc, kết hợp với các huyệt do nguyên nhân
khác nhau gây ra: Tỳ hư (huyết hư không nuôi dưỡng được tâm), Thận thuỷ hư không khắc được
tâm hoả, hư hoả bốc lên.
- Huyệt chung: Nội quan (kinh tâm bào lạc), Thần môn (kinh tâm), Tam âm giao (kinh Tỳ).
+ Nếu do Tâm tỳ hư: Tâm du (kinh Bàng quang), Tỳ du (kinh Bàng quang). Dùng phép cứu hay
châm bổ.
+ Nếu do thận hư: Thận du (kinh Bàng quang) dùng cứu hay châm bổ.
+ Nếu do hư hỏa: Thái xung (kinhCan).
10. Trình bày các huyệt chữa về nhiệt và các huyệt chữa về hàn theo kinh nghiệm
10.1. Huyệt chữa về nhiệt
10.1.1. Huyệt hạ sốt: bao gồm
- Tất cả các huyệt thuộc kinh dương từ đầu gối xuống bàn chân, từ khuỷu tay xuống bàn tay.
- Các huyệt huỳnh (trong Ngũ du huyệt)
- Thập tuyên (chích nặn máu)
- Huyệt Đại Chùy (Hội các kinh dương) và hay dùng 1 số huyệt ở kinh Dương minh, Thiếu
dương, Thái dương.
- Các huyệt thường dùng: Đại chùy, Khúc trì (kinh Đại trường),Uỷ trung (kinh Bàng quang), Ngoại
quan (kinh Tam tiêu), Côn lôn (kinh Bàng quang), Hợp cốc (kinh Đại trường), Dương lăng tuyền
(kinh Đởm), Dương trì (kinh Tam tiêu), Nội đình (kinh vị), các huyệt huỳnh (trong Ngũ du huyệt)...
10.1.2. Huyệt thanh nhiệt giải độc
- Chữa các bệnh mụn nhọt, sốt do nhiễm khuẩn, truyền nhiễm.
- Đa số lấy các huyệt thuộc kinh Dương Minh để tiết nhiệt.
- Các huyệt thường dùng: Hợp cốc, Khúc trì (kinh Đại trường),Uỷ trung (kinh Bàng quang),
Huyết hải (kinh Tỳ), Ôn lưu, Hạ cự hư. Dùng tả pháp hay dùng kim tam lăng châm.
10.1.3. Huyệt thanh nhiệt trừ thấp
- Chữa các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục, đường tiêu hoá.
- Các huyệt thường dùng:
+ Huyệt chung: Nội Đình
+ Lỵ: thêm Khúc trì (kinh Đại trường), Thiên khu (kinh vị).
+ Ỉa chảy nhiễm khuẩn: Túc tam lý, Thiên khu (kinh vị).
+ Viêm tuyến vú: A thị, Nhũ căn (kinh vị), Hành gian (kinh Can).
+ Viêm cổ tử cung: Âm lăng tuyền, Trung cực (mạch Nhâm).
10.2. Huyệt chữa về hàn: có 2loại
10.2.1. Thực hàn
- Phong hàn: gây các bệnh cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh. Châm Phong trì
(kinh Đởm), Phong môn (kinh Bàng quang), Hợp cốc (kinh Đại trường)
thêm Liệt khuyết (Phế chủ bì mao) hoặc châm cứu Ngoại quan, ngạt mũi thêm Nghinh hương, ho
thêm Phế du.
- Trúng hàn: cứu Thần khuyết hoặc Quan nguyên, Khí hải (mạch Nhâm).
10.2.2. Hư hàn
- Do thận dương hư:
Các huyệt thường dùng: Quan nguyên (mạch Nhâm), Khí hải (mạch Nhâm), Mệnh môn
(mạch Đốc), Thận du (kinh Bàng quang), Dũng tuyền (Kinh Thận). Cứu nhiều hơn hoặc dùng
phương pháp châm bổ.
- Do tỳ dương hư: Trung quản (mạch Nhâm), Tỳ du (kinh Bàng quang), Túc tam lý, Thiên
khu (kinh vị). Cứu hoặc châm bổ.
II. ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN:
Câu 1: Tăng huyết áp thể Can dương thượng cang: phép điều trị, bài thuốc và châm cứu
1.1. Phép điều trị
Bình can tiềm dương, thanh hỏa tức phong
1.2. Phương
▪ Thiên ma câu đằng ẩm
Thiên ma 10g Hoàng cầm 10g
Câu đằng 12g Sơn chi 10g
Thạch quyết minh 15g Cúc hoa 10g
Ngưu tất 12g Bạch thược 12g
Đỗ trọng 10g
Tang ký sinh 12g
Phân tích: Thiên ma, Thạch quyết minh, Câu đằng bình can tiềm dương tức phong. Ngưu tất, Đỗ
trọng, Tang ký sinh bổ ích Can Thận. Hoàng cầm, Sơn chi, Cúc hoa thanh Can tả hỏa. Bạch thược
nhu Can tư âm.
Gia giảm:
- Nếu can hỏa thượng viêm tương đối nặng, miệng đắng, mắt đỏ gia thêm Long đởm thảo, Xuyên
luyện tử, Hạ khô thảo
- Chóng mặt dữ dội, tay chân tê rung gia Ngô công
- Kiêm đàm trọc, đầu đau như bó, buồn nôn, nôn, rêu vàng nhờn, mạch huyền hoạt sác gia Thiên
trúc hoàng
- Kiêm huyết ứ, chất lưỡi ám tím có điểm ứ huyết, thị lực giảm gia Xuyên khung, Địa long
- Nếu dương cang hóa phong gia Linh dương giác, Trân châu mẫu
1.3 Châm cứu:
Chủ huyệt: Bách hội, Phong trì, Thái xung, Hợp cốc, Khúc trì, Tam âm giao
Phối huyệt: Hành gian, Hiệp khê
Nhĩ châm: Điểm kiểm soát HA, điểm hạ áp, tuyền thượng thận, giao cảm, Tâm, Thận.
Câu 2: Trình bày pháp và phân tích phương điều trị trĩ thể trĩ nội thấp nhiệt
2.1. Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết cầm máu, hành khí, thăng đề
2.2. Phương:
Bài 1:
Hoàng đằng 12g Rau diếp cá 16g
Kim ngân 16g Hòe hoa 12g
Chi tử (sao đen) 12g Chỉ xác 8g
Kinh giới 12g
Ý nghĩa: Kim ngân, rau diếp cá, hoàng đằng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp. Hòe hoa có tác dụng
thanh thấp nhiệt ở tràng vị, lương huyết chỉ huyết. Chi tử, kinh giới chỉ huyết. Chỉ xác hành khí,
tuyên thông đại tràng.Bài 2: Hòe hoa tán gia vị
Hòe hoa 12g Kim ngân 16g
Sinh địa 16g Kinh giới sao 16g
Chỉ xác 8g Hoàng bá 12g
Cam thảo 4g Trắc bá diệp 12g
Chi tử sao 12g Địa du 12g
Xích thược 8g Hoàng cầm 12g
Ý nghĩa: Hòe hoa có tác dụng thanh thấp nhiệt ở tràng vị, lương huyết chỉ huyết. Trắc bá diệp, sinh
địa có tác dụng lương huyết chỉ huyết. Kinh giới, địa du, chi tử chỉ huyết. Kim ngân, hoàng bá,
hoàng cầm thanh nhiệt giải độc trừ thấp. Chỉ xác là hành khí tuyên thông đại trường. Xích thược
hoạt huyết hóa ứ. Cam thảo điều hòa vị thuốc.
Bài 3: Chỉ thống thang gia giảm
Hoàng bá 12g Đương quy 12g
Trạch tả 12g Đào nhân 8g
Xích thược 12g Đại hoàng 6g
Hoàng lien 12g Sinh địa 16g
Ý nghĩa: Hoàng bá, hoàng liên, trạch tả thanh nhiệt lợi thấp. Sinh địa thanh nhiệt lương huyết. Xích
thược đào nhân hoạt huyết tán ứ. Đương quy hoạt huyết bổ huyết. Đại hoàng nhuận tràng tán kết.
Câu 3: Trình bày pháp, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và phân tích phương điều trị đau thần
kinh tọa thể phong hàn thấp
3.1. Pháp điều trị
Khu phong - tán hàn - trừ thấp - hành khí - hoạt huyết - bổ can thận.
3.2. Châm cứu
Có thể cứu, ôn châm hoặc ôn điện châm các huyệt như trên + các huyệt Tỳ du, Vị du, Can
du, Túc tam lý, Huyết hải, Cách du.
- Phối hợp thủy châm, nhĩ châm.
3.3. Xoa bóp - Bấm huyệt:
 Day, lăn, bóp từ thắt lưng đến mặt sau và ngoài cẳng chân 3 lần.
 Bấm các huyệt: giáp tích nơi đau. Hoàn khiêu, dương lăng tuyền, trật biên, ủy trung, côn lôn,
huyền chung.
 Vận động cột sống.
 Vận động chân: bệnh nhân nằm ngửa, 1 tay ở đầu gối, 1 tay ở cổ chân, gập vào duỗi ra. Lần
duỗi cuối cùng giật ra đột ngột.
 Phát 1 loạt từ thắt lưng đến cẳng chân.
 Chườm nóng: Lấy lá Ngãi cứu, lá Cúc tần sao muối (sao đến lúc muối nổ lách tách), gần
được cho rượu vào. Bỏ tất cả vào miếng vải chườm lên chân.
 Phối hợp vật lý trị liệu.
3.4. Thuốc cổ truyền: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm
Độc hoạt 12g (Khu phong thấp)
Tang ký sinh 16g (Khu phong thấp)
Phòng phong 12g (Khu phong)
Tần giao 12g (Khu phong thấp)
Tế tân 06g (Tán hàn)
Xuyên khung 10g (Hoạt huyết)
Ngưu tất 12g (Bổ thận, hoạt huyết)
Trần bì 06g (Hành khí)
Đỗ trọng 12g (Bổ thận)
Đương quy 12g (Hoạt huyết, bổ huyết)
Bạch linh 12g (Lợi thấp)
Bạch thược 12g (Bổ can âm)
Sinh địa 16-20g (Bổ huyết)
Đẳng sâm 12g (Bổ khí)
Chích thảo 06g (Bổ khí, điều hòa thuốc)
Đại táo 12g (Bổ khí)
Phân tích: Độc họat, Tang ký sinh khu phong trừ thấp, dưỡng huyết thông lạc. Ngưu tất, Đỗ trọng,
Tục đoạn bổ ích can thận, kiện gân cốt. Tần giao, Phòng phong phát tán phong thấp. Tứ vật bổ
huyết hoạt huyết. Đảng sâm, Bạch linh, Chích cam thảo, Đại táo ích khí kiện tỳ.
Câu 4: Trình bày cách chọn tư thế bệnh nhân, phương pháp châm, huyệt toàn thân và ý nghĩa
của các huyệt trong phục hồi di chứng trúng phong bằng châm cứu
4.1. Chọn tư thế bệnh nhân
Nằm ngửa: để châm các huyệt ở đầu, mặt, tay chân.
Nằm nghiêng: để châm các huyệt ở lưng và mặt sau chân.
Nên cho bệnh nhân châm thay đổi tư thế hàng ngày để có thể châm được huyệt ở các vùng.
4.2. Phương pháp châm: châm tả, điện châm các huyệt nửa người bên liệt. Công thức huyệt tùy
theo thể bệnh và tình trạng bệnh.
+ Chi trên: Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Nội quan, Hợp cốc, Bát tà, Lao
cung.
+ Chi dưới: Hoàn khiêu, Phong thị, Phục thỏ, Lương khâu, Huyết hải, Túc tam lý, Giải khê, Ủy
trung, Tam âm giao, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Giải khê, Thái xung, Bát phong, Dũng tuyền.
+ Vùng mặt bị liệt: thêm Đầu duy, Dương bạch, Tình minh, Ty trúc không, Thừa khấp, Ðịa
thương, Giáp xa, Nghinh hương, Toản trúc bên liệt, Thừa tương, và Hợp cốc bên đối diện.
+ Nói khó, cứng lưỡi: Á môn, Liêm tuyền, Thông lý hai bên.
+ Nếu bàn tay nắm chặt, các ngón tay co duỗi khó khăn: châm tả Hợp cốc xuyên Lao cung.
+ Rối loạn khứu giác thêm Nghinh hương 2 bên
+ Bí tiểu: cứu Quan nguyên, Khí hải.
+ Đàm nhiều: chân tay nặng nề, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhớt, mạch hoạt châm tả
Phong long, châm bổ Túc tam lý, Tam âm giao.
+ Huyết hư nhiều: sắc mặt nhạt, mệt mỏi, ngủ kém, hay mê, chân tay co duỗi khó khăn, châm bổ
Huyết hải, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Tam âm giao
4.3. Huyệt toàn thân:
Bách hội, Ðại chùy, Yêu dương quan, Giáp tích, Thận du
Có thể châm thêm: Kiên liêu, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt.
4.4. Ý nghĩa của huyệt
+ Các huyệt ở mặt và chân tay để điều hòa kinh khí của các kinh Dương minh, Thiếu dương.
+ Bách hội: bình Can.
+ Hợp cốc, Thái xung: điều hòa kinh khí toàn thân.
+ Á môn, Liêm tuyền, Thông lý: thanh tâm, khai khiếu
Câu 5: Trình bày pháp, phương điều trị vị quản thống thể khí trệ
5.1. Pháp chữa: hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị)
5.2. Bài thuốc:
Bài 1: Bột lá khôi:
Lá khôi 10g Nhân trần 12g
Chút chít 10g Lá khổ sâm 12g
Bồ công anh 12g
Tán bột ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
Bài 2: Bột mai mực:
Mai mực Hàn the phi
Gạo tẻ Kê nội kim
Cam thảo Mẫu lệ nung
Hoàng bá
Thành phần bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 20g – 30g.
Bài 3: Cao dạ cẩm
Cây dạ cẩm 300g Đường 900g
Nấu thành cao chế sirô uống một ngày lượng cao tương đương 20g dạ cẩm.
Bài 4:
Lá khôi 20g Uất kim 8g
Hậu phác 8g Bồ công anh 20g
Khổ sâm 16g Cam thảo nam 16g
Hương phụ 8g
Sắc uống ngày một thang.
Bài 5: Sài hồ sơ can thang
Sài hồ 12g Xuyên khung 8g
Bạch thược 12g Thanh bì 8g
Chỉ xác 8g Cam thảo 6g
Hương phụ 8g
Nếu đau nhiều thêm Khổ luyện tử 8g, Diên hồ sách 8g; nếu ợ chua nhiều thêm Mai mực 20g
Bài 6: Nếu đau bụng dữ dội có thể dùng bài Trầm hương giải khí tán:
Trầm hương 6g Hương phụ 10g
Sa nhân 8g Diên hồ sách 8g
Chích thảo 6g Khổ luyện tử 8g
Câu 6: Trình bày pháp và phương điều trị đau lưng thể thận hư
6.1. Phép điều trị
- Ôn bổ thận dương (thiên về dương hư).
- Tư bổ thận âm (thiên về âm hư).
6.2. Bài thuốc
- Do thoái hóa cột sống:
Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm:
Độc hoạt 12g Xuyên khung 12g
Tang ký sinh 16g Sinh địa 16g
Tần giao 12g Đỗ trọng 12g
Phòng phong 12g Ngưu tất 12g
Tế tân 06g Đảng sâm 16g
Đương quy 16g Bạch linh 12g
Bạch thược 16g Cam thảo 06g
Quế tâm 04g
- Do tâm căn suy nhược:
+Thận âm hư dùng bài Tả quy hoàn gia giảm:
Thục địa 24g Câu kỷ tử 16g
Sơn thù nhục 16g Thố ty tử 12g
Hoài sơn 16g Tang ký sinh 16g
Đan bì 12g Miết giáp 16g
Bạch linh 12g Ngưu tất 16g
Trạch tả 12g
+Thận dương hư dùng bài Hữu quy ẩm gia giảm:
Thục địa 16g Câu kỷ tử 16g
Sơn thù nhục 16g Thố ty tử 12g
Hoài sơn 16g Đỗ trọng 12g
Nhục quế 10g Lộc giác giao 12g
Phụ tử 10g
Nếu âm hư hoả vượng thì uống xen với Đại bổ âm hoàn (thục địa, quy bản, tri mẫu, hoàng bá)
Nếu đau lưng lâu ngày không khỏi, âm dương đều hư thì dùng bài Thanh nga hoàn (Bổ cốt chỉ l0g,
Đỗ trọng 8g, Hồ đào nhục l0g, Đại toán 6g).
Câu 7. Trình bày pháp và phương điều trị suy dinh dưỡng thể cam khí, cam tích và cam can.
7.1. Thể cam khí
7.1.1. Pháp điều trị: hòa tỳ kiện vận
7.1.1. Phương: Dùng Tư sinh kiện tỳ hoàn gia giảm
Đẳng sâm 12g Hoài sơn 12g
Bạch truật 12g Liên nhục 10g
Bạch linh 10g Ý dĩ 10g
Biển đậu 10g Trạch tả 10g
Hoắc hương 8g Sa nhân 8g
Mạch nha 10g Sơn tra 10g

7.2. Thể cam tích


7.2.1. Phép điều trị: tiêu tích lý tỳ
7.2.2. Phương: Bài phì nhi hoàn gia giảm
Đẳng sâm 12g Bạch truật 12g
Bạch linh 12g Hoàng lien 12g
Thần khúc 12g Mạch nha 10g
Sơn tra 10g Sử quân tử 10g
Lô hội 8g Cam thảo 6g
7.3. Can cam (suy dinh dưỡng độ III)
7.3.1. Pháp điều trị: Bổ ích khí huyết
7.3.2. Phương: dùng Bát trân thang gia giảm để bổ ích khí huyết
Đẳng sâm 12g Xuyên khung 12g
Bạch linh 12g Đương quy 12g
Bạch truật 12g Thục địa (nướng) 12g
Bạch thược 12g Cam thảo 06g
Sinh khương 04g Đại táo 06g
- Phù: ăn cháo Ý dĩ hoặc gia Sa tiền 12g, Đăng tâm 4g để kiện tỳ lợi thấp
- Loét giác mạc gia Kỷ tử 8g, Cúc hoa 8g để dưỡng can minh mục.
- Loét miệng gia Ngọc trúc 10g, Hoàng liên 4g, Thăng ma 6g để thanh nhiệt giải độc
- Nếu thiên về âm hư huyết nhiệt, thay Đẳng sâm bằng Sa sâm, Thục địa bằng Sinh địa, gia Đan bì
12g, Tri mẫu 8g, Miết giáp 12g.
- Nếu mặt tối, chất lưỡi nhạt bỏ Bạch thược, gia Phụ tử, Bào khương để ôn bổ tỳ thận.
- Chất lưỡi khô đỏ, rêu lưỡi sáng gia Ô mai, Thạch hộc để toan cam hóa âm.
Câu 8: Đau lưng thể huyết ứ: pháp và phương điều trị?
Pháp điều trị: hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc.
Bài thuốc: Bài 1: dung muối rang chườm nóng tại chỗ.
- Bài 2: lá ngải cứu sao với rượu đắp tại chỗ.
- Bài 3: cồn xoa bóp: ô đầu sống, quế chi, đại hồi.
- Bài 4: đào hồng tứ vật thang gia giảm:
Đương quy 12g Hồng hoa 12g
Xuyên khung 12g Ngưu tất 16g
Sinh địa 16g Đào nhân 12g
Xích thược 12g Đan sâm 20g
- Bài 5: thân thống trục ứ thang gia giảm:
Đương quy 12g Hồng hoa 06g
Hương phụ 12g Xuyên khung 08g
Một dược 08g Ngưu tất 12g
Đào nhân 08g Ngũ linh chi 06g
- Có thể gia thêm địa long để thông lạc khử ứ.
- Nếu có kiêm phong thấp gia độc hoạt 12g, cẩu tích 12g để trừ phong thắng thấp; ngưu tất
12g, tục đoạn 12g để làm mạnh lưng gối; đỗ trọng 8g, thục địa 12g để bổ thận.

Câu 9: các bệnh khớp xương thể thấp tý (trước tý): triệu chứng, pháp, phương điều trị?
Triệu chứng: đau 1 hoặc nhiều khớp cố định, đau nhức mỏi nặng, tay chân nặng nề cử động khó
khăn, da cơ tê mất cảm giác, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dày hoặc nhầy dính, mạch nhu hoãn.
Phép điều trị: trừ thấp, tán hàn khu phong, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang gia giảm:
Ý dĩ nhân 16g Xuyên ô chế 04g
Thương truật 12g Đương quy 12g
Khương hoạt 08g Xuyên khung 06g
Độc hoạt 08g Sinh khương 04g
Phòng phong 08g Quế chi 06g
Ma hoàng 08g Cảm thảo 04g
Gia thêm tỳ giải, khương hoàng, mộc thông nếu sưng nhiều, hải đồng bì, hy thiêm nếu da thịt tê.
Câu 10: Trình bày pháp và phương điều trị trúng phong thể đàm nhiệt nội bế
10.1. Pháp điều trị: thanh nhiệt hóa đàm, khai khiếu, tỉnh thần.
10.2. Bài thuốc: Dùng Chí bảo đơn hoặc An cung ngưu hoàng hoàn cạy miệng cho uống, hoặc cho
uống qua ống sonde dạ dày để thanh nhiệt, giải độc, trừ đàm khai khiếu. Sau đó dùng Linh dương
câu đằng.ẩm gia giảm để thanh nhiệt, dưỡng âm, tiềm dương.
Bài thuốc Chí bảo đơn:
An tức hương 60g Băng phiến 40g
Chu sa 40g Đồi mồi 40g
Hổ phách 40g Hùng hoàng 40g
Nam tinh 20g Ngưu hoàng 20g
Nhân sâm 40g Tê giác 40g
Thiên trúc hoàng 40g Xạ hương 04g
Các vị thuốc trên (trừ Nhân sâm) tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làm viên (4g/viên), mỗi lần uống
1 viên. Khi uống: sắc Nhân sâm lấy nước, tán nhỏ viên Chí bảo đơn, uống với nước Nhân sâm.
Ngoài ra, có thể cho Nhân sâm vào tán cùng để làm hoàn. Uống 1 viên/lần với nước đun sôi để
nguội.
Bài thuốc An cung ngưu hoàng hoàn:
Ngưu hoàng 40g Uất kim 04g
Hoàng cầm 40g Hùng hoàng 40g
Băng phiến 10g Trân châu 20g
Chu sa 40g Tê giác 40g
Hoàng liên 40g Sơn chi 40g
Xạ hương 10g
Các vị trên tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làm hoàn 4g/viên. Uống 1 viên/lần/ngày với nước sôi
dể nguội.
Bài thuốc Linh dương câu đằng ẩm:
Bạch thược 12g Bối mẫu 10g
Cam thảo 04g Câu đằng 12g
Cúc hoa 12g Linh dương giác 04g
Phục thần 12g Sinh địa 16g
Tang diệp 12g Trúc nhự 12g
Xương bồ 12g Uất kim 08g
Hạ khô thảo 8g Đan bì 10g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Gia giảm:
Chân tay co quắp gia: Toàn yết 8g, Ngô công 8g, Cương tàm 8g.
Đờm nhiều, gia: Trúc lịch 6g, Đởm nam tinh 8g
Đờm nhiều mà ngủ mê mệt gia: đổ nước Trúc lịch vào mũi, mỗi lần 20-30g, cách 4-6 giờ/lần.
Táo bón gia: Đại hoàng 8g
Miệng khô, họng khô, gia: Thiên hoa phấn 12g, Sa sâm 12g.
III. HP PHƯƠNG TỂ
Câu 1: Cách xây dựng và biến hóa một phương thuốc
1. Cách xây dựng một phương thuốc
Phương thuốc có thể có ít hay nhiều vị thuốc tuỳ theo tình hình thực tế của bệnh tật và yêu cầu
của việc chữa bệnh.
Một phương thuốc hoàn chỉnh được cấu tạo theo nguyên tắc: Quân, Thần, tá, sứ.
+ Quân: là vị thuốc chính (chủ dược), điều trị nguyên nhân và triệu chứng chính, thường có 1-2 vị,
có khi 4-5 vị. Vị quân liều lượng thường nhiều hơn các vị khác trong bài thuốc.
+ Thần: là vị thuốc phụ tá, phụ giúp quân tăng tác dụng chữa bệnh.
+Tá: vị thuốc chữa triệu chứng phụ, giảm độc tính và tác dụng phụ, làm tăng tác dụng của vị Quân.
+Sứ: dẫn thuốc và điều hòa các vị thuốc.
Vdụ: Phương thuốc Ma hoàng thang (chữa cảm mạo phong hàn) gồm:
Ma hoàng (Quân): có tác dụng phát tán phong hàn.
Quế chi (Thần): giúp Ma hoàng tăng tính phát hãn.
Hạnh nhân (Tá): điều trị triệu chứng phụ(ho).
Cam thảo (Sứ): điều hòa vị thuốc
2. Sự biến hóa của phương dược
Bệnh tình biến hoá không ngừng trên một người bệnh. Ở những người có tố chất khác nhau, già trẻ
nam nữ, hư thực hàn nhiệt khác nhau cần có thuốc thích hợp khác nhau, liều lượng từng vị thuốc
khác nhau. Có như vậy mới đáp ứng đúng bệnh tình.
Thay đổi vị thuốc hoặc lượng của vị thuốc nhất định nào đó trong 1 phương thuốc đã có sẵn gọi là
biến hoá cấu trúc của phương thuốc. Sự biến hoá này nhằm giải quyết trạng thái cụ thể, có những
điểm không hoàn toàn giống với chỉ định của phương thuốc đã có.
Sự biến hoá thể hiện ở các mặt sau:
2.1. Tăng hay giảm các vị thuốc
Sự tăng giảm các vị thuốc trong phương thuốc được căn cứ vào tình hình các triệu chứng của bệnh
tật trên cơ sở của một bệnh, một hội chứng bệnh cho phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng của từng
người bệnh. Như vậy bài thuốc vẫn là hạch tâm để gia giảm các vị thuốc.
2.2. Thay đổi sự phối ngũ các vị thuốc
Vị thuốc quân (Chủ dược) trong bài thuốc không thay đổi nhưng các vị thuốc phối ngũ thay
đổi làm tác dụng chữa bệnh của bài thuốc thay đổi theo.
2.3. Thay đổi dạng thuốc
Phương thuốc được dùng theo dạng bào chế khác nhau là tuỳ theo tình hình bệnh tật và yêu cầu
chữa bệnh của từng giai đoạn bệnh. Bệnh cấp tính, bệnh nặng thường dùng thuốc sắc. Bệnh mạn
tính, hoà hoãn hoặc ở giai đoạn duy trì kết quả chữa bệnh thì dùng thuốc tán, hoàn, rượu...
2.4. Thay đổi liều lượng của các vị thuốc trong phương thuốc
Một số phương thuốc cùng do một số vị thuốc tạo thành, nếu có sự thay đổi liều lượng của
các vị thuốc thì vị thuốc quân có thay đổi. Do đó phương thuốc mang tên khác nhau và tác dụng
chữa bệnh cũng khác nhau.
Câu 2: Cấu tạo, cách dùng, công dụng, chủ trị, phân tích và cách gia giảm của phương thuốc
Tiêu dao tán.
TIÊU DAO TÁN
1.Cấu tạo bài thuốc:
Sài hồ 40g
Đương quy 40g
Bạch thược 40g
Bạch truật 40g
Bạch linh 40g
Chích thảo 20g
2. Cách dùng: Các vị tán thành bột, uống mỗi lần 8g với nước Gừng và Bạc hà. Có thể dùng thuốc
sắc liều thích hợp.
3. Công dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ dưỡng huyết.
4. Chủ trị:
- Chữa các bệnh Hysteria, suy nhược thần kinh.
- Chữa thống kinh cơ năng (gia thêm Thục địa gọi là Hắc tiêu dao tán).
- Chữa viêm gan mạn (bỏ Bạc hà, Sinh khương thêm Ô tặc cốt, Đẳng sâm).
- Chữa đau dây thần kinh liên sườn (bỏ Bạch truật thêm Hương phụ).
5. Phân tích: Bài này do Tứ nghịch tán gia giảm mà thành bài thuốc thường dùng để sơ can lý tỳ.
Trong bài này:
- Sài hồ: sơ can giải uất là quân.
- Đương quy, Bạch thược: bổ huyết dưỡng can là thần.
- Phục linh, Bạch truật, Cam thảo: kiện tỳ bổ trung là tá.
- Sinh khương: giúp cho Đương quy, Bạch thược điều hoà khí huyết.
Bạc hà: giúp cho Sài hồ sơ can giải uất.
Cam thảo: điều hoà các vị thuốc và hoà hoãn cơn đau.
Các vị thuốc này là sứ.
Tiêu dao tán là vì chứng can uất huyết hư mà đặt ra. Can giữ chức tướng quân, thuộc mộc mà
tính thích điều đạt, là tạng tàng trữ huyết, thể là âm mà công dụng là dương. Nếu tình chí không
thoải mái, can mất sự nhu hoãn làm cho can khí hoành ngịch, các chứng sườn đau nóng rét theo đó
mà ra. Phương pháp chữa trước phải thuận theo tính điều đạt của can, khai thông thử khí bị uất át,
bài này dùng những thứ sơ can, giải uất là dùng ý ở chỗ đó. Nhưng đồng thời can mộc gây bệnh
thường hay xâm phậm đến tỳ thổ, cho nên phối hợp với các bổ tỳ kiện vận để chống lại sự xâm
phạm của mộc. Vả lại can khí hữu dư thì can huyết bất túc cho nên can uất dễ gây thiếu máu, bài
này phối hợp cả thuốc dưỡng huyết hoà vinh. Cách dùng ý lập pháp của nó rất là chu đáo, trên lâm
sàng thường hay dùng.
6. Phụ phương:
- Đan Chi Tiêu dao tán (Tiêu dao tán gia Chi tử, Đan bì): chủ trị can uất mà hoả vượng do
tăng thêm công dụng sơ can thanh nhiệt.
-Hắc tiêu dao tán (Tiêu dao tán gia Sinh địa hoặc Thục địa): chủ trị can uất mà huyết hư
nhiều do tăng thêm công dụng dưỡng huyết.
Câu 3: Cấu tạo, cách dùng, công dụng, chủ trị, phân tích và cách gia giảm của phương thuốc
Độc hoạt Tang ký sinh thang.
ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG
1. Cấu tạo bài thuốc:
Độc hoạt 12g Bạch thược 12g
Phòng phong 8g Xuyên khung 8g
Tang ký sinh 20g Tần giao 12g
Tế tân 4g Đương qui 12g
Cam thảo 6g Quế tiêm 4g
Ngưu tất 8g Thục địa 12g
Đỗ trọng 12g Đảng sâm 8g
Phục linh 4g
2. Cách dùng: Sắc uống lúc thuốc còn ấm, chia 2 lần uống.
3. Công dụng: khu phong thấp, chỉ thống tý, ích can thận, bổ khí huyết.
4. Chủ trị: chữa đau các khớp và đau dây thần kinh có kèm theo can thận hư và khí huyết hư (chủ
yếu các chứng đau từ lưng trở xuống chi dưới)
5. Phân tích:
- Độc hoạt, Tang ký sinh: khu phong hàn thấp tà ở hạ tiêu và gân xương, là chủ dược.
- Tế tân: tán phong hàn ở kinh âm và chỉ đau.
- Phòng phong: khu phong nhằm thắng thấp.
- Tần giao: trừ phong thấp và thư cân.
- Ngưu tất, Đỗ trọng: trừ phong thấp kiêm bổ can thận.
- Xuyên khung, Đương qui, Bạch thược, Thục địa: bổ huyết, hoạt huyết.
- Đảng sâm, Phục linh: ích khí kiện tỳ.
- Quế tâm: ôn thông huyết mạch.
- Cam thảo: điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc vừa trị tiêu vừa trị bản, vừa có tác dụng phù chính khu tà, là
một bài thuốc thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý.
6. Gia giảm:
- Tam tý thang: Độc hoạt tang ký sinh thang bỏ Tang ký sinh thêm Hoàng kỳ, Tục đoạn ; có tác
dụng như bài trên nhưng tác dụng bổ khí huyết mạnh hơn.
Câu 4: Cấu tạo, cách dùng, công dụng, chủ trị, phân tích và cách gia giảm của phương thuốc
Lục vị địa hoàng hoàn.
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN
1. Thành phần bài thuốc:
Thục địa 320g Bạch linh 120g
Sơn thù 160g Đan bì 120g
Sơn dược 160g Trạch tả 120g
2. Cách dùng:
Tán nhỏ thành bột, viên nhỏ uống 12g/1ần, uống 2- 3 lần/ngày, uống với nước sôi để nguội
hay với nước muối nhạt, có thể dùng thuốc thang liều thích hợp.
3. Công dụng:
Tư bổ can thận.
4. Chủ trị:
- Chứng can thận âm hư, hư hoả bốc lên gây lưng gối mỏi yếu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ta
mồ hôi trộm, di tinh, nhức trong xương, triều nhiệt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, khát, đau răng,
lưỡi khô, họng đau, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.
- Bệnh thần kinh suy nhược.
- Lao phổi, đái đường, basedow, lao thận, cao huyết áp, rong huyết thể can thận âm hư.
5. Phân tích:
- Thục địa: Tư bổ thận âm (quân).
- Sơn thù: Tư dưỡng can thận âm, nhiếp tinh (thần).
- Hoài sơn: Tư bổ tỳ âm, cố tinh (thần).
- Trạch tả: Tiết thận lợi thấp (tá, sứ).
- Đan bì: Thanh tả can hoả (tá, sứ).
- Bạch linh: Thẩm tỳ thấp (tá, sứ).
6. Gia giảm:
- Di tinh, hoạt tinh, tảo tiết gia Phúc bồn tử, Long cốt, Mẫu lệ.
- Chóng mặt hoa mắt gia Thạch quyết minh, Quy bản.
7. Phụ phương:
- Tri bá địa hoàng hoàn: Bài Lục vị địa hoàng hoàn thêm Tri mẫu 8g, Hoàng bá 8g có tác
dụng tư âm giáng hoả mạnh hơn, chữa chứng cốt chưng triều nhiệt, đạo hãn, đau mỏi thắt lưng, di
tinh.
- Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Bài Lục vị địa hoàng hoàn thêm Kỷ tử 12g, Cúc hoa 12g có tác
dụng tư thận dưỡng can, chữa các bệnh quáng gà, giảm thị lực do can thận âm hư.
- Đô khí hoàn: Bài Lục vị địa hoàng hoàn thêm Ngũ vị tử 8g, có tác dụng tư thận nạp khí,
chữa ho suyễn, nấc cụt do thận hư.
- Bát tiên trường thọ hoàn: Bài Lục vị địa hoàng hoàn thêm Ngũ vị tử 16g, Mạch môn 16g
có tác dụng tư bổ phế thận, chữa ho, ho suyễn do phế thận âm hư.
Câu 5: Cấu tạo, cách dùng, công dụng, chủ trị, phân tích và cách gia giảm của phương thuốc
Lý trung hoàn
LÝ TRUNG HOÀN
1: Thành phần bài thuốc:
Can khương 120g
Bạch truật 120g
Nhân sâm 120g
Chích cam thảo 120g
2. Cách dùng: Tán nhỏ làm hoàn ngày uống 12-16g/ ngày. Có thể uống thuốc thang liều dùng thích
hợp, sắc bỏ bã uống ấm.
3. Công dụng: ôn trung khư hàn, bổ khí kiện tỳ
4. chủ trị:
- Tỳ vị hư hàn gay đau bụng, ỉa chảy phân lỏng, nôn mửa, không khát đầy bụng, ăn kém, mạch trầm
tế hoặc trì hoãn.
- Trẻ em bị kinh phong mãn tính.
- Viêm đại tràng mạn.
- Loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn.
5. Phân tích:
- Can khương: ôn trung khư hàn là quân
- Nhân sâm đại bổ nguyên khí là thần.
- Bạch truật: kiện tỳ trừ thấp là tá
- Cam thảo: bổ trung ích khí, hoãn cấp chỉ thống là sứ.
6. Gia giảm:
- Nôn mửa nhiều bỏ bạch truật gia sinh khương 80g.
- Đau tỏng bụng nhiều gia them nhân sâm thành 180g.
- Đầy bụng bỏ bạch truật gia phụ tử 1 củ.
- Nếu chảy máu dạ dày gia a giao, ngải cứu.
4. HP Y LÝ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Câu 1. Trình bày ứng dụng của học thuyết âm dương trong Đông dược
1.1. Tính vị
“Vị” thuộc âm, “khí” còn gọi là “tính” của thuốc thuộc dương. Trong vị lại có âm dương. Vị
cay ngọt thuộc dương, vị đắng mặn thuộc âm; vị chua mang tính chất lưỡng tính. Với lượng ít làm
cho cơ thể mát mẻ, lúc đó thiên về âm, lượng lớn dùng lâu thiên về nhiệt. Tuy nhiên vị chua nói
chung mang tính âm.
“Khí” của thuốc cũng có âm và dương. Khí hàn lương thuộc âm, khí ôn nhiệt thuộc dương. Điều
này phản ánh tính tương đối về âm dương của thuốc.
1.2. Âm dược
Dùng điều trị các chứng bệnh thuộc ôn nhiệt, vị đắng hoặc mặn, chua, tính hàn lương. Công
năng giải biểu nhiệt, thanh nhiệt, bổ âm. Mang tính ức chế.
Ví dụ: Kim ngân hoa, Liên kiều, Huyền sâm...chữa mụn nhọt, mẩn ngứa do huyết nhiệt. Hoàng liên
chữa tâm nhiệt, Hoàng cầm chữa phế nhiệt.
1.3. Dương dược
Dùng điều trị các bệnh thuộc chứng hàn, vị cay, ngọt, tính nóng ấm. Công năng giải biểu,
phát hãn, ôn trung, tán hàn. Mang tính kích thích, hưng phấn cục bộ hay toàn thể.
Ví dụ: Sinh khương, Bạch chỉ, Tế tân... chữa cảm mạo phong hàn. Quế nhục, Phụ tử dùng chữa
chứng thóat dương, vong dương.
1.4. Tính tương đối của âm dương thể hiện trong Đông dược
- Những vị thuốc mang tính âm trong âm: vị thuộc âm, tính thuộc âm. Thuốc có vị đắng mặn, tính
hàn: Ngư tinh thảo, Bồ công anh, Hạ khô thảo, Hoàng liên, Hoàng bá...
- Những vị thuốc mang tính âm trong dương: vị thuộc âm, tính thuộc dương. Thuốc có vị đắng mặn,
tính ôn như Cẩu tích, Tắc kè, Cốt toái bổ.
- Những vị thuốc mang tính dương trong dương: vị thuộc dương, tính thuộc dương. Thuốc có vị cay,
tính ôn nhiệt như Quế chi, Bạch chỉ, Phụ tử...
- Những vị thuốc mang tính dương trong âm: vị thuộc dương, tính thuộc âm. Thuốc có vị cay, tính
hàn lương như Bạc hà, Cúc hoa, Cát căn...
Qua đó nói lên tính chất tương đối của âm dương cũng thể hiện rõ trong các vị thuốc của y học cổ
truyền.
1.5. Tính tương đối của âm dương thể hiện trong các phương dược
Trong một phương thuốc có thể mang nhiều vị thuốc có tính, vị khác nhau, tuy nhiên các tính
(khí) chung của phương thuốc phải thỏa mãn được yêu cầu chính cho việc trị liệu.
- Tính dương, thuần dương (tức dương trong dương) như phương Lý trung thang (Đảng sâm,
Bạch truật, Can khương, Cam thảo) có tác dụng ôn trung tán hàn. Phụ tử lý trung thang (Phụ tử +
Lý trung thang) tăng sức ôn trung hồi dương cho cơ thể. Ma hoàng quế chi thang (Ma hoàng, Quế
chi, Hạnh nhân, Cam thảo) có tác dụng giải cảm hàn, bình suyễn, chỉ ho.
- Tính âm trong âm là phương thuốc mà vị của chúng có vị đắng, tính hàn, công năng thường
thanh nhiệt. Ví dụ: Phương thuốc Bạch hổ thang dùng chữa sốt cao mê sảng, hoặc Tam hoàng thang
(Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm) cũng dùng trong sốt cao, nhiệt độc nhập vào phần dinh huyết
gây sốt cao, phát cuồng. Thang Tê giác địa hoàng thang (Tê giác, Sinh địa, Đan bì, Xích thược)
cũng dùng trị chứng huyết nhiệt, sốt cao hôn mê.
Phương thuốc âm trong âm còn mang tính chất bổ như Phương Lục vị dùng bổ thận âm, hoặc
phương bổ thận âm Tri bá bát vị hoàn (Tri mẫu, Hoàng bá +Lục vị) dùng trong phế âm hư, âm hư
gây nội nhiệt.
- Tính âm ở trong dương như Sinh mạch tán (Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử) vị đắng, tính ấm
dùng bổ khí, bổ tâm khí, liễm hãn, sinh tân. Hoặc Hoắc hương chính khí tán (Hoắc hương, Tô diệp,
Bạch chỉ, Bạch truật, Phục linh, Đại phúc bì, Hậu phác, Bán hạ, Cát cánh, Cam thảo) vị đắng, tính
ấm dùng trong bệnh tỳ vị, lạnh bụng đầy trướng, thổ tả, kiêm phong hàn biểu chứng.
- Tính dương ở trong âm vị thường cay tính mát dùng trong các bệnh cảm mạo phong nhiệt như
Tang cúc ẩm (Tang diệp, Cúc hoa, Liên kiều, Bạc hà, Cát cánh, Cam thảo, Lô căn) dùng trị cảm
mạo phong nhiệt, đau đầu, sốt cao. Phương Ngân kiều tán (Kim ngân hoa, Liên kiều, Bạc hà, Kinh
giới, Ngưu bàng tử) vị cay, tính mát dùng trong bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, và cảm mạo phong
nhiệt.
Câu 2. Trình bày 2 cương lĩnh biểu chứng và lý chứng trong bát cương
Biểu lý là 2 cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật, đánh giá tiên lượng và đề ra các
phương pháp chữa bệnh thích hợp.
2.1. Biểu chứng và lý chứng
Biểu lý là chỉ phần ngoài và phần trong cơ thể trong đó da, lông, kinh lạc là biểu. Ngũ tạng,
lục phủ là lý.
- Biểu chứng: là bệnh còn ở bên ngoài, ở nông, thường xuất hiện ở tại gân xương, cơ nhục,
kinh lạc và bệnh cảm mạo, truyền nhiễm giai đoạn đầu (Y học cổ truyền gọi là phần vệ, tây y gọi là
giai đoạn viêm long, khởi phát).
Biểu hiện: phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, đau đầu, ngạt mũi, ho, mạch phù.
- Lý chứng: là bệnh ở bên trong, ở sâu, thường là bệnh thuộc tạng phủ, bệnh truyền nhiễm ở
giai đoạn toàn phát và có biến chứng mất nước, mất điện giải, chảy máu (Y học cổ truyền gọi là
bệnh phần dinh, khí, huyết)
Biểu hiện: sốt cao, thần chí hôn mê, bứt rứt, miệng khát, ngực tức, nôn mửa, bụng đau, ỉa
chảy hoặc đại tiểu tiện bế tắc, mạch trầm..
Bệnh ở lý có thể từ ngoài truyền vào, có thể tà khí trúng ngay tạng phủ, do tình chí làm rối
loạn các hoạt động của các tạng phủ.
Bệnh không ở biểu cũng không ở lý thì gọi là bán biểu bán lý.
Bệnh ở biểu thì nhẹ dễ chữa, bệnh ở lý thì nặng khó chữa.
Bệnh tà từ lý ra biểu là hiện tượng tốt, là thuận.
Bệnh tà từ biểu vào lý là triệu chứng bệnh thêm nặng, là nghịch.
Sự phân biệt giữa biểu chứng hay lý chứng thường có chú ý đến có sốt cao hay sốt kèm theo
sợ lạnh, chất lưỡi đỏ hay nhạt, rêu lưỡi vàng hay trắng, mạch phù hay mạch trầm..
Phân biệt biểu lý để nắm vững quy luật truyền biến của bệnh tật, đồng thời nhận thức được
bệnh tình thuận hay nghịch.
2.2. Chứng bán biểu bán lý
Chứng bán biểu bán lý có những bệnh hậu chủ yếu là nóng lạnh qua lại, ngực sườn đầy tức,
tâm phiền, hay nôn, không muốn ăn uống, miệng đắng, họng ráo, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, cạnh lưỡi
đỏ, mạch tượng huyền tế.
Biểu chứng nên làm cho ra mồ hôi, lý chứng nên công hạ (làm cho đi đại tiện), bán biểu bán
lý nên hoà giải.
2.3. Biểu chứng truyền vào lý và lý chứng truyền ra biểu
Bệnh từ biểu truyền vào lý là nặng, là nghịch. Bệnh từ lý truyền ra biểu là nhẹ, là thuận.
- Biểu chứng truyền vào lý: bệnh có biểu chứng mà tiểu tiện trong trắng, có thể biết là tà
chưa truyền vào lý. Nếu thấy có nôn mửa, miệng đắng, hoặc tâm ngực đầy tức, không ăn được; đó
là đang chuyển dần vào lý. Nếu thấy các chứng bứt rứt không ngủ được, khô háo, muốn uống, nói
lảm nhảm, hoặc bụng đau, ỉa chảy đó là tà đã vào lý.
- Lý chứng truyền ra biểu: nếu thấy có các chứng phiền muộn bứt rứt, ho nghịch, tức ở cơ
hoành mà lại phát nhiệt, ra mồ hôi, hoặc thấy có ban chẩn, đó là bệnh từ lý truyền ra biểu.
Bất luận là biểu chứng hoặc lý chứng đều có các hiện tượng phức tạp, cần phải phân biệt hàn,
nhiệt, hư, thực.
Câu 3. Trình bày chức năng sinh lý của tạng can
3.1. Can chủ về tàng huyết
Tàng huyết là tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể. Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu về
huyết dịch ít, máu được tàng trữ ở can; trái lại lúc hoạt động, lao động nhu cầu dinh dưỡng của cơ
thể đòi hỏi cao hơn, can lại bài xuất khối lượng máu dự trữ để cung cấp kịp thời.
Chức năng tàng huyết của can bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ và sinh các triệu
chứng bệnh như can huyết không đầy đủ thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít
có thể bế kinh. Can khí bị xúc động, huyết đi lạc đường có thể thấy các hiện tượng xuất huyết như
nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong huyết v.v...
3.2. Can chủ về sơ tiết
Sơ tiết là sự thư thái, thông xướng còn gọi là “điều đạt”. Can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự
vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà. Can khí sơ tiết
kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt ở tình chí và sự tiêu hoá:
Về tình chí: ngoài tạng tâm còn do tạng can phụ trách. Can khí bình thường thì khí huyết vận
hành điều hoà, tinh thần thoải mái. Trái lại can khí sơ tiết kém sẽ gây tình trạng khí bị uất kết hay
hưng phấn quá độ: can khí uất kết biểu hiện ngực sườn đầy tức, u uất, suy nghĩ, hay thở dài, kinh
nguyệt không đều, thống kinh v.v..., can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai v.v...
Về tiêu hoá: sự sơ tiết của can có ảnh hưởng lớn đến sự thăng giáng của tỳ vị. Nếu can khí
uất kết hay can khí hoành nghịch có thể thấy các triệu chứng đau mạn sườn, đau thượng vị, ăn kém,
ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy gọi là chứng “can tỳ bất hoà” hay “can vị bất hoà” v.v...
3.3. Can chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân
Cân là cân mạch gồm các khớp, gân, cơ phụ trách việc vận động của cơ thể. Nói can chủ cân tức là
sự nuôi dưỡng các cân bằng huyết của can (can huyết). Can huyết đầy đủ, cân mạch được nuôi
dưỡng tốt, vận động tốt, trái lại can huyết hư sẽ gây các chứng tê bại, chân tay run, co quắp, teo cơ,
cứng khớp v.v... Nếu sốt cao, huyết dịch hao tổn không dưỡng cân gây co giật, tay chân co quắp
v.v...
Móng tay, móng chân là chỗ thừa ra của cân mạch nên tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ
có những biểu hiện hồng nhuận cứng cáp hay nhợt tái, thay đổi hình dạng (móng tay uốn khum).
3.4. Can khai khiếu ra mắt
Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng can vì
can tàng huyết và kinh can đi lên mắt.
Can khí thực do phong nhiệt gây chứng mắt đỏ, sưng đau. Can huyết hư gây quáng gà, giảm
thị lực. Can phong nội động gây miệng méo, mắt lác v.v...
Câu 4. Trình bày chức năng sinh lý của tạng tỳ
4.1. Tỳ chủ về vận hoá đồ ăn và thuỷ thấp
Vận hoá đồ ăn là sự tiêu hoá, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn. Sau khi
tiêu hoá, các chất tinh vi được tỳ hấp thu và chuyển vận lên phế, phế đưa vào tâm mạch để huyết
đem đi nuôi dưỡng các phủ tạng, tứ chi, cân, não.
Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ mạnh gọi là sự “kiện vận” thì sự hấp thu tốt, trái lại nếu tỳ
mất “kiện vận” sẽ gây nên các chứng rối loạn về tiêu hóa như: ăn kém, ỉa chảy, mệt mỏi, gầy v.v...
Vận hoá thuỷ thấp: tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống
thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài. Như vậy, việc chuyển hoá nước trong cơ thể do sự vận hoá của
tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hoá của thận.
Sự vận hoá thuỷ thấp của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm nước tràn ra tứ chi gây phù thũng,
xuống đại trường gây ỉa chảy, đến khoang bụng thành cổ chướng v.v...
4.2. Tỳ thống huyết
Thống huyết có nghĩa là nhiếp, quản lý, khống chế huyết. Sự kiện vận đồ ăn của tỳ là nguồn
gốc của khí và huyết, nhưng tỳ còn thống huyết. Tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch, được khí thúc
đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể, trái lại tỳ khí hư không thống được huyết, huyết sẽ ra ngoài gây các
chứng xuất huyết như rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày vv..
4.3. Chủ cơ nhục, chủ tứ chi
Tỳ đem các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục. Nếu tỳ khí đầy đủ sẽ làm
cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng linh hoạt; trái lại nếu tỳ khí yếu sẽ làm thịt mềm, trương lực
cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, gây các chứng thoát vị như sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày v.v...
4.4. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi
Khai khiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị.
Tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng, nếu tỳ hư thì chán ăn, miệng nh
Tỳ chủ về cơ nhục, lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi. Tỳ mạnh thì môi
hồng nhuận, tỳ hư thì môi thâm xám, nhạt màu.
Câu 5. Ứng dụng học thuyết Thủy Hỏa trong y học?
Bệnh tật phát sinh trong con người là do sự mất cân bằng âm dương, là do sự thiên lệch của thủy
hỏa. Do đó, sự điều trị bệnh là tái lập lại sự cân bằng của âm dương, tức là sự cân bằng của thủy
hỏa. Tính của hỏa đi lên nên phải tìm cách cho hỏa giáng xuống, tính của thủy thấm xuống cho nên
phải khiến nó đi lên mới tạo được sự cân bằng và không thiên lệch thủy hỏa. Ví dụ: Người chân
dương thịnh thì phải bổ âm và ngược lại, mặt khác khi bổ âm thì phải kèm theo vị bổ dương để
không ảnh hưởng đến tỳ vị. Thông thường để bổ âm thì dùng bài lục vị; còn để bổ dương (chân hóa
của thận) thì dùng bài bát vị.
Trên cơ sở của hai bài lục vị và bát vị, sự biến phương của chúng dựa trên học thuyết thủy hỏa đã
hình thành ra nhiều bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau.
5.1. Các bài thuốc bổ thủy (bổ thận âm)
Từ bài thuốc cổ phương Lục vị địa hoàng hoàn của Trường trong Cảnh gồm có:
- Thành phần: thục địa, sơn thù nhục, hoài sơn, trạch tả, đan bì, bạch linh.
- Công năng: Tư bổ can thận âm.
- Chủ trị: Đau thắt lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt chóng mặt, tiêu khát do can thận âm hư.
Đại danh y Lê Hữu Trác đã hình thành một cách sáng tạo ra các bài thuốc biến phương như sau:
5.1.1. Kỷ các địa hoàng hoàn
- Thành phần: Bài lục vị gia thêm kỷ tử, cúc hoa.
- Công năng: Tư âm tiềm dương.
- Chủ trị: Chóng mặt hoa mắt, giảm thị lực do thận âm hư.
5.1.2. Minh mục địa hoàng hoàn
- Thành phần: Bài lục vị gia thêm đương quy, bạch thược, kỷ tử, cúc hoa, thảo quyết minh, bạch tật
lê.
- Công năng: Tư bổ can thận, minh mục.
- Chủ trị: Mắt khô, quáng gà, giảm thị lực, tăng huyết áp do can thận âm hư.
5.1.3. Thất vị địa hoàng hoàn
- Thành phần: Bài lục vị gia thêm nhục quế.
- Công năng: Tư bổ can thận âm, trừ hư hỏa.
- Chủ trị: Sốt, khát nước, miệng khô lưỡi đỏ, họng đau, ra mồ hôi trộm.
5.1.4. Thất vị đô khí hoàn
- Thành phần: Bài lục vị gia thêm ngũ vị tử.
- Công năng: Liễm phế, nạp thận.
- Chủ trị: Hư lao.
5.1.5. Bát tiên trường thọ hoàn
- Thành phần: Bài lục vị gia thêm ngũ vị tử, mạch môn
- Công năng: Tư bổ phế thận.
- Chủ trị: Ho suyễn, khó thở do thận âm hư.
5.1.6. Thanh tâm bổ thận hoàn
- Thành phần: Bài lục vị bỏ trạch tả, gia thêm ngũ vị tử, mạch môn, liên nhục, viên chí.
- Công năng: Bổ thận, thanh tâm.
- Chủ trị: Mất ngủ do tâm thận âm hư.
Ngoài ra, còn có các bài thuốc biến phương khác như Tư thận sinh can ẩm, Ức âm địa hoàng hoàn,
A giao địa hoàng hoàn, Tư kim tráng thủy hoàn.
5.2. Các bài thuốc bổ hỏa (bổ thận dương)
Từ bài thuốc cổ phương Bát vị Quế phụ của Trường trọng Cảnh gồm có:
- Thành phần: Thục địa Trạch tả Sơn thù nhục Đan bì Hoài sơn Bạch linh Nhục quế Phụ tử
chế
- Công năng: Ôn bổ thận dương.
- Chủ trị: Đau lạnh thắt lưng, lạnh tay chân, ngũ canh tiết tả, dạ niệu do thận dương hư.
Từ bài thuốc cổ phương Bát vị quế phụ (Lục vị địa hoàng hoàn + nhục quế, phụ tử chế) đã hình
thành các bài thuốc biến phương như sau:
5.2.1. Kim quỹ thận khi hoàn
- Thành phần: Bài Bát vị quể phụ dùng quế chi thay nhục quế.
- Công năng: Lợi niệu, tiêu phù, hoạt huyết.
- Chủ trị: Phù do thận, khí huyết ứ trệ.
5.2.2, Tế sinh thận khí hoàn
- Thành phần: Bài Bát vị quế phụ gia thêm ngưu tất, xa tiền tử.
- Công năng: Ôn dương lợi thủy.
- Chủ trị: Phù nề, thủy thũng, bụng đầy trướng do thận dương hư
5.2.3. Tư âm bát vị hoàn
- Thành phần: Bài Bát vị quế phụ gia thêm mạch môn, ngũ vị tử
- Công năng: Ôn bổ phế thận
- Chủ trị: Bổ phế thận hư.
5.2.4. Bát vị ngô thù hoàn
- Thành phần: Bài Bát vị quế phụ gia thêm ngô thù du, phá cố chỉ.
- Công năng: Ôn bổ thận dương.
- Chủ trị: Đau thắt ngực sườn do thận dương hư.
Ngoài ra, còn có các bài thuốc biến phương khác như Cố bản thân bổ hoàn, Tráng dương cố bản
hoàn, Nhị diệu địa hoàng hoàn.
Tóm lại, học thuyết thủy hỏa đã mang tính sáng tạo vận dụng các nguyên lý của các học thuyết
cơ bản để xây dựng nên những phương thuốc mới điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau trên thực
tiễn lâm sàng; đồng thời, góp phần xây dựng về mặt lý luận cho y học cổ truyền Việt Nam.
V. HỌC PHẦN BỆNH HỌC NỘI KHOA YHCT
Câu 1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh tâm căn suy nhược theo Y học cổ truyền? Triệu
chứng lâm sàng, chẩn đoán bát cương, phép điều trị và điều trị cụ thể của tâm căn suy nhược
thể Can khí uất kết
a. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Thường do những stress tâm lý như thất vọng, bị tước đoạt, lo nghĩ, hoạt động thần kinh căng
thẳng. Những sang chấn này thường là nhiều sang chấn tích lại, tác động trường diễn, kéo dài làm
cho người bị sang chấn luôn ở trạng thái âu lo, căng thẳng nội tâm. Trạng thái đó không tìm ra
hướng giải quyết, người bệnh ở trạng thái ức chế, lúc đầu còn bù trừ được, nhưng về sau do một yếu
tố không thuận lợi mà bệnh phát sinh
- Nhân cách đóng vai trò là yếu tố chủ quan, bệnh thường gặp ở những người có loại hình thần kinh
trung gian yếu hay loại mạnh không thăng bằng
- Môi trường đóng vai trò khởi phát tác động:
+ Khởi phát thúc đẩy giải đoạn còn bù đến mất bù
+ Làm suy yếu cơ thể và hoạt động thần kinh cao cấp, tạo điều kiện cho stress tác động gây bệnh.
- YHCT cho rằng do những sang chấn tình cảm mạnh và đột ngột hoặc tích lũy lâu ngày khiến cho
quá trình điều chỉnh âm dương khí huyết của các tạng phủ Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận bị rối loạn. Sự
thái quá của các biểu hiện tình chí làm tổn thương âm dương khí huyết của các tạng phủ trên: Giận
quá hại Can, làm Can khí uất kết, Can dương vượng; vui mừng quá hại Tâm, làm Tâm âm Tâm
huyết hư, Tâm hỏa vượng; lo lắng quá hại Tỳ, làm Tỳ âm hư, sợ hãi quá hại Thận, làm Thận âm hư,
lâu ngày ảnh hưởng đến Thận dương.
- Tùy theo sự tổn thương của một hoặc phối hợp của nhiều tạng phủ nói trên mà có các thể lâm sàng
tương ứng với các giai đoạn hưng phấn tăng (Can khí uất kết); ức chế giảm và hưng phấn tăng (âm
hư hỏa vượng); ức chế giảm (Tâm tỳ hư, Can Thận âm hư); và ức chế hưng phấn đều giảm (Thận
âm Thận dương hư).
b. Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bát cương, phép điều trị và điều trị cụ thể của tâm căn
suy nhược thể Can khí uất kết
- Triệu chứng: Nhức đầu vùng đỉnh, đau hông sườn, cáu gắt, nóng náy, thở dài, rối loạn kinh
nguyệt, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. .
- Chẩn đoán bát cương: Lý thực.
- Phép điều trị: Sơ Can kiện tỳ, lý khí giải uất, an thần.
- Điều trị:
+ Thuốc: Dùng bài Tiêu dao thang gia giảm
Sài hồ Bạch truật Đương quy
Bạc hà Thanh bì Viễn chí
Bạch thược Bạch linh Cam thảo
Hương phụ Hắc táo nhân
+ Châm cứu: Châm tả Bách hội, Thái xung, Can du, châm bổ Túc tam lý, Tỳ du, Nội quan, Thần
môn, Tam âm giao.
Câu 2. Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bát cương, phép điều trị và điều trị cụ thể của liệt
VII ngoại biên thể phong hàn.
1. Triệu chứng
Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột sau khi đi gặp mưa hoặc trời trở
lạnh hoặc sau khi ngủ dậy buổi sáng sớm thấy một bên mặt bị tê, mắt trợn ngược, miệng méo, uống
nước bị trào ra một bên, không thổi lửa được, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn.
Toàn thân sợ lạnh, người ớn lạnh, nổi gai ốc, chân tay lạnh.
2. Chẩn đoán bát cương: Biểu - thực - hàn.
3. Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, hành khí hoạt huyết.
4. Điều trị:
Trên bệnh này phát hiện sớm và điều trị sớm đóng vai trò quyết định cho kết quả điều trị. Bệnh
nhân đến sớm, thời gian điều trị ngắn, phục hồi nhanh, không để lại di chứng. Bệnh nhân đến muộn
thời gian điều trị kéo dài và thường phải phối hợp nhiều phương pháp mới có kết quả.
a. Châm cứu
- Công thức huyệt
+ Tại chỗ: Tình minh, Toản trúc, Dương bạch, Ty trúc không, Đồng tử liêu, (có thể thêm Ngư yêu,
Thừa khấp), Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Nhân trung, Ế phong.
+ Toàn thân: Châm Hợp cốc bên đối diện (vì đường kinh bắt chéo), Phong trì cùng bên.
+ Ý nghĩa: Phong trì để sơ giải phong hàn, Ế phong làm tai thính mắt sáng, sơ tán phong tà.
Vì kinh thủ dương minh tuần hành trên mặt nên chọn Hợp cốc trên thủ dương minh đê sơ điều kinh
khí dương minh. Các huyệt tại chỗ để điều hòa kinh khí các kinh ở mặt bị bệnh.
- Kỹ thuật châm cứu
Dùng phương pháp cứu hoặc ôn châm
Có thể châm xuyên các nhóm huyệt sau:
Dương bạch xuyên Ngư yêu
Toản trúc xuyên Tình minh
Địa thương xuyên Giáp xa
Đồng tử liêu xuyên Thái dương
và châm thêm Nhân trung, Hợp cốc đối diện.
Cách châm xuyên huyệt nọ đến huyệt kia, châm đạt đắc khí rồi ngã kim luồn dưới da theo hướng
sang huyệt kia.
b.Chỉ định thủ thuật xoa bóp
Xoa bóp - bấm huyệt: Là phương pháp có thể áp dụng điều trị sớm ở nhà để nâng cao hiệu quả điều
trị.
+ Bấm huyệt: Dùng ngón tay cái để vuông góc với mặt da vùng huyệt định bấm và sử dụng các
huyệt sau: Dương bạch, Ngư yêu, Toản trúc, Thái dương, Nghinh hương, Nhân trung, Giáp xa, Ế
phong, Hợp cốc (đối diện).
+ Xoa bóp: Theo trình tự sau:
- Đẩy toản trúc: Dùng ngón cái miết từ Tình minh --> toản trúc: 5 - 10 lần.
- Kháng cung: Dùng ngón cái miết từ Toản trúc dọc theo cung lông mày đến huyệt Thái dương 5 -
10 lần.
- Day vòng quanh mắt 5 - 10 lần.
- Xát má 5- 10 lần.
- Bấm các huyệt.
- Bóp má 1 lượt
+ Xoa dầu nóng vào ban đêm trước lúc ngủ.
+ Dán cao.
+ Chườm nóng: nên vào ban đêm.
c. Thuốc cổ truyền điều trị thể phong hàn
Có thể dùng bài thuốc nam sau:
Khu phong: Tần giao
Độc hoạt Phòng phong
Khương hoạt Tang ký sinh

Hoạt huyết: Ngưu tất 8g Bổ huyết: Đương qui 8g


Xuyên khung 8g Sắc uống ngày một thang
Tán hàn: Sinh khương 4g
Quế chi 8g
Câu 3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp theo Y học cổ truyền?
Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bát cương, phép điều trị và điều trị cụ thể của viêm khớp
dạng thấp thể phong tý (hành tý).
a. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Do chính khí của cơ thể bị suy giảm, tà khí lục dâm cùng nhau phối hợp xâm nhập vào kinh
lạc gây sự vận hành khí huyết bị trở trệ, kinh lạc bị tắc làm các bộ phận cơ, xương, khớp do kinh lạc
chi phối không được dinh dưỡng đầy đủ gây nên đau nhức. Bệnh lâu ngày làm liên lụy đến các tạng
Tỳ, Can, Thận làm teo cơ, biến dạng và cứng khớp. Tùy theo sự làm chủ của tà khí hoặc sự hóa
nhiệt mà trên lâm sàng có các thể phong tý, hàn tý, thống tý (thể mạn tính) và nhiệt tý (thể cấp tính).
b. Viêm khớp dạng thấp thể phong tý (hành tý)
-Triệu chứng: Đau khớp có tính di chuyển, đau nhiều khớp và thường là các khớp ở phần trên cơ
thể, sợ gió, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực
- Phép điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
- Điều trị:
+ Thuốc: Dùng bài Phòng phong thang gia giảm
Phòng phong 10 – 12g Đương quy 12 – 16g
Khương hoạt 10 – 12g Bạch thược 12 – 16g
Tần giao 8 – 12g Bạch linh 10 – 12g
Quế chi 8 – 10g Cam thảo 4 – 6g
Ma hoàng 4 – 8g
+ Châm cứu: Châm tả: Hợp cốc, Khúc trì, Phong môn, Huyết hải, Túc tam lý, các huyệt tại chỗ và
A thị huyệt.
Câu 4: Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bát cương, phép điều trị và điều trị cụ thể của viêm
quanh khớp vai thể kiên thống.
- Triệu chứng: đột nhiên vai gáy cứng đau, có khi không cúi được hoặc cúi rất khó khăn, cánh tay
mỏi, hạn chế vận động tăng dần, góc nách dần hẹp lại, khó hoặc không mặc áo được. Rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch phù.
- Chẩn đoán bát cương: biểu - thực - hàn
- Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, ôn thông kinh lạc
- Điều trị:
+ Thuốc: Dùng bài: Đại tần giao thang.
Khương hoạt 8g Bạch thược 08g
Độc hoạt 08g Đảng sâm 12g
Tần giao 08g Phục linh 08g
Bạch chỉ 8g Cam thảo 06g
Xuyên khung 8g Bạch truật 12g
Ngưu tất 12gHoàng cầm 08g
Đương qui 8g Thục địa 12g
Sắc uống ngày một thang.
+ Châm cứu: cứu, ôn châm, ôn điện châm các huyệt Kiên ngung, trung phủ, Nhu du (từ
nách sau kéo thẳng lên gặp bờ dưới của gai xưởng bả vai là huyệt).
Nếu đau lan lên vai thì châm thêm Kiên tĩnh.
Nếu đau xuống cánh tay: châm thêm Tý nhu.
Nếu đau lan sau vai: châm thêm Thiên tông.
Chú ý: khi mắc điện cực nên mắc như sau: Trung phủ + Nhu du, Kiên ngung + Kiên tĩnh để
điện vòng quanh khớp vai.
+ Xoa dầu, Dán cao, Chườm nóng
+ Xoa bóp: thể này châm cứu là chủ yếu. Xoa bóp chỉ kết hợp, làm phải hết sức nhẹ nhàng,
châm cứu xong rồi mới xoa bóp (vì đau là chủ yếu, nếu xoa bóp mạnh sẽ càng tăng đau. Do đó
châm cứu trước cho giảm đau rồi mới xoa bóp).
+ Day từ đầu chóp cơ Delta qua mỏm cùng vai, qua vùng xương bả, đến vùng Kiên tĩnh 3 lần.
+ Lăn vùng trên 3 lần
+ Bóp vùng trên 3 lần
+ Bấm huyệt như châm cứu
+ Vận động khớp vai
+ Rung tay
+ Phát vùng trên 1 lượt.
5. Nguyên nhân liệt dương theo Y học cổ truyền? Triệu chứng lâm sàng, phép điều trị và điều
trị cụ thể của liệt dương thể mệnh môn hỏa suy?
Liệt dương nằm trong chứng dương nuy của Y học cổ truyền. Đó là chứng dương vật không cương
cứng lên được.
a.Nguyên nhân
Thường là do ham mê dâm dục, sắc dục quá độ làm kiệt tinh dịch.
Hoặc lúc tuổi trẻ trác táng, mệnh môn hỏa suy, tinh khí bị hư hàn.
Hoặc vì lo nghĩ quá độ, tâm và tỳ bị thương tổn.
Hoặc vì sợ hãi không giải trừ được nhân đó mà hại đến thận.
Hoặc vì tiên thiên bất túc bẩm tố tiên thiên thận kém sinh ra chứng liệt dương.
Hoặc vì thấp nhiệt hạ chú.
- Như vậy liệt dương có quan hệ mật thiết với can, thận, dương minh. Vì kinh can đi vòng dương
vật, dương vật là nơi tập trung của tông cân (gân lớn) dương minh quản lý tông cân, nếu khí suy thì
dương vật không cương cứng lên được. Thận chủ tàng tinh, thận hư thì không cương cứng được.
- Trường hợp thấp nhiệt dồn xuống mà sinh ra bệnh thì it gặp hơn trên lâm sàng. Trương Cảnh Nhạc
nói: vì hỏa suy thì 10 bệnh có đến 7-8, còn hỏa thịnh thì chỉ có ít thôi.
b. Liệt dương thể mệnh môn hỏa suy
Thường là do tình dục quá sớm, sắc dục quá độ làm mệnh môn hỏa suy
- Triệu chứng: Sắc mặt trắng nhợt, eo lưng và chân đau nhức, mềm yếu,đầu choáng, tai ù, thần suy
lực thiểu. Tinh loãng, trong, lạnh. Mạch trầm tế, xích nhược vô lực.
- Phép điều trị: Bổ thận tráng dương
- Phương thuốc: 1. Thận khí hoàn
2. Hữu qui hoàn
Thục địa Đương qui
Hoài sơn Kỷ tử
Sơn thù Thỏ ti tử
Nhục quế Lộc giác giao
Phụ tử chế Đổ trọng
Nếu mệnh môn hỏa không suy lắm dùng bài Ba kích hoàn:
Ba kích Long cốt
Ngũ vị tử Nhục thung dung
Nhân sâm Thỏ ti tử
Thục địa Ích trí nhân
Bạch truật Phá cố chỉ
Hồi hương Mẫu lệ
- Châm cứu: hoang du, túc tam lý, tam tiêu du, quan nguyên, thận du, phục lưu, trung cực, thái khê.
VI. HP BỆNH HỌC NGOẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Câu1. Triệu chứng và điều trị sỏi tiết niệu thể thấp nhiệt theo y học cổ truyền:
Thể thấp nhiệt tương ứng với sỏi tiết niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu.
1.1. Triệu chứng: bụng, lưng đau dữ dội lan xuống hạ vị và bộ phận sinh dục ngoài, tiểu nhiều lần,
tiểu đau, tiểu không hết, kèm tiểu máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, dày dính, mạch huyền sác hay
hoạt sác.
1.2. Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch.
1.3. Bài thuốc:
Bài 1: Kim tiền thảo 40g Uất kim 12g
Xa tiền 20g Ngưu tất 12g
Trạch tả 12g Kê nội kim 8g
Tỳ giải 20g
Bài 2: Đạo xích tán gia giảm
Sinh địa 16g Kim tiền thảo 40g
Đạm trúc diệp 16g Xa tiền 20g
Mộc thông 8g Kê nội kim 8g
Cam thảo sao cháy 8g
Nếu tiểu ra máu: thêm Cỏ nhọ nồi 16g, Tiểu kế 12g
Nếu đái máu nhiều thêm Ô dược 8g, Uất kim 8g, Diên hồ sách 8g
1.4. Châm cứu
Châm kích thích mạnh, ngày 1 lần. Chọn huyệt tùy vị trí của sỏi trên đường tiết niệu:
- Sỏi thận và đoạn trên của niệu quản: Thận du, Kinh môn, Túc tam lý.
- Sỏi niệu quản (đoạn dưới), sỏi bàng quang: Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Bàng quang du, Túc
tam lý.
Châm loa tai: giao cảm, thận, bàng quang.
Câu 2. Điều trị trĩ nội thể huyết ứ và thể thấp nhiệt bằng y học cổ truyền:
2.1. Trĩ nội thể huyết ứ: búi trĩ không lòi ra hậu môn, tức hậu môn, đại tiện ra máu tươi, có thể táo
bón.
Phép điều trị: Hoạt huyết, lương huyết, cầm máu, thăng đề
Bài thuốc 1: Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm
Sinh địa 20g Kinh giới 12g
Xích thược 12g Đương quy 12g
Địa du 12g Hòe hoa 12g
Hoàng cầm 12g
Bài thuốc 2: Đào hồng tứ vật gia giảm
Sinh địa: 12g Xuyên khung: 8g Chỉ xác: 8g Đại hoàng: 4g
Bạch thược: 12g Hồng hoa: 8g Hạt vừng: 12g Đương qui: 8g
Hòe hoa: 8g Trắc bá diệp: 12g
Châm cứu: Trường cường,Bách hội,Thứ liêu, Đại trường du, Tiểu trường du, Túc tam lý, Tam âm
giao, Hợp cốc.
2.2. Trĩ nội thể thấp nhiệt: Búi trĩ sưng, nóng, đỏ, loét nát, chảy mũ hoặc nước vàng (bội nhiễm),
ngồi cũng khó, có thể có sốt, nước tiểu vàng.
Phép điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết cầm máu, hành khí, thăng đề.
Bài thuốc 1: Hòe hoa tán gia vị
Hòe hoa 12g Cam thảo 4g Hoàng bá 12g Địa du 12g
Sinh địa 16g Kim ngân 16g Trắc bá diệp 12g Xích thược 8g
Chỉ xác 8g Kinh giới sao 16g Chi tử sao 12g Hoàng cầm 12g
Bài thuốc 2: Chỉ thống thang gia giảm
Hoàng bá 12g Đào nhân 8g
Trạch tả 12g Đại hoàng 6g
Xích thược 12g Hoàng liên 12g
Đương quy 12g Sinh địa 16g
Châm cứu: châm tả các huyệt trên thêm Thượng cự hư
Câu 3. Triệu chứng, phép điều trị và điều trị bằng thuốc viêm tắc động mạch chi thể mạch lạc
nhiệt độc theo y học cổ truyền:
3.1. Triệu chứng
Đau dữ dội chân và tay, đau nhiều về đêm, thích mát sợ nóng, đầu chi sung nề, da tại chỗ ám
tím, dần dần chuyển thành tím đen, loét thấm dịch tiết, mùi hôi. Nêu snawngj thì chuyển cả 5 đầu
ngón tay chân, có thể kèm sốt, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế sác.
3.2. Phép điều trị
Thanh nhiệt giải độc, lương huyết hoạt huyết.
3.3. Thuốc:
Bài 1: tứ diệu dũng an thang gia vị
Bài 2: nếu nhiệt độc nặng thì dung bài giải độc thông mạch thang:
Kim ngân hoa Tử hoa địa đinh30g hồng hoa 10g
30g Huyền sâm Thạch hộc 12g Xích thược 15g
10g Ngưu tất 10g cam thảo 15g
Bồ công anh 30g thục địa 10g Đương quy 10g
Đan sâm 30g Liên kiều 10g
Bài 3: Thuốc ngâm rửa
Quế chi 08g Kê huyết đằng 12g
Đào nhân 12g Tam lăng 12g
Câu 4: Điều trị tại chỗ bằng thuốc trong bệnh ngoại khoa theo y học cổ truyền:
4.1. Đắp thuốc tươi: hái lá tươi Bồ công anh, lá diếp cá, lá cây sống đời...giã nát đắp lên vùng bị
bệnh; dùng cho bệnh ung nhọt thuộc chứng dương, chứng nhiệt.
4.2. Thuốc cao: (cao dán): có tác dụng tiêu sưng giảm đau, hút mủ, thu miệng, có thể dùng trị nhọt
giai đoạn sưng tấy, làm mủ và thu miệng.
4.3. Cao mềm: cũng gọi là cao dầu, dùng cho chứng đinh nhọt, loét, bệnh ngoài da loét xuất tiết,
bệnh hậu môn. Các ung nhọt dương chứng dùng Kim hoàng cao, Tam hoàng cao, Ngọc lộ cao,
Hoàng liên cao; các nhọt ung thuộc âm chứng dùng Hồi hương ngọc long cao; chứng loét dugnf
Sinh cơ ngọc hồng cao...
4.4. Thuốc tán dạng hồ: bôi dùng cho các chứng nhọt lúc sơ khởi, lúc làm mủ và lúc vỡ mủ. Dương
chứng dùng Kim hoàng tán, Tam hoàng tán và Ngọc lộ tán; Âm chứng dùng Hồi dương ngọc long
tán; bán âm bán dương dùng Xung hòa tán.
Lúc dùng lấy thuốc bột hòa với thuốc nước thành dạng hồ để bôi. Trường hợp dương chứng trộn với
nước Cúc hoa, Ngân hoa, nước sôi để nguội...
Chứng bán âm bán dương dùng với nước giã của hành, gừng, nước lá hẹ hoặc mật ong; âm chứng
dùng giấm hoặc rượu.
4.5. Thuốc bột: lúc dùng có thể trộn với thuốc cao hoặc trực tiếp bôi lên nhọt. Thuốc bột có nhiều
loại chỉ định điều trị rất rộng, bất cứ loại nhọt hay loét cần tiêu tán bài nùng, sinh cơ, thu miệng,
cầm máu đều có thể chọn dùng.
Tùy theo tác dụng có các loại sau:
- Thuốc tiêu tán: Có tác dụng thẩm thấu và tiêu tán. Thuốc có thể rắc lên cao dán dán vào nhọt, có
tác dụng hút độc từ sâu lên nông để tiêu độc. Dùng cho chứng nhọt mới mọc, độ sưng khu trú.
Dương chứng dùng Dương độc nội tiêu tán, Âm chứng dung Âm độc nội tiêu tán, Quế xạ tán
- Thuốc bài nùng khứ hủ: tác dụng làm thoát mu và sạch chỗ loét. Dùng cho chứng loét lúc sơ khởi,
cùi mu chưa rụng hoặc mủ chưa bài hết, chưa sinh cơ. Thường dùng Tiểu thăng đơn, Cửu nhất đơn,
Bát nhị đơn, Ngũ ngũ đơn.
- Thuốc hủ thực và bình nô: thuốc làm sạch các chất thối rửa và làm bằng các thịt lồi giúp cho các
nhọt đã có mủ mà chưa vỡ hoặc các chứng trĩ, lao hạch, mụn cóc, thịt lồi hoặc các cứng nhọt đã vỡ
nhưng miệng quá nhỏ, miệng cứng, có thịt lồi trở ngại cho lành miệng thường dùng Bạch giáng đơn,
Bình nô đơn
- Thuốc sinh cơ thu miệng: có tác dụng giải độc, thu liễm, giúp cho các tổ chức hạt sinh trưởng
nhanh, bôi thuốc giúp cho nhọt lành miệng nhanh, dùng cho chứng nhọt đã hết mủ thường dùng
Sinh cơ tán, Bát bảo đơn
- Thuốc cầm máu: có tác dụng thu sáp cầm máu, bôi rắc vào nơi chảy máu, dùng băng gạc cố định.
Dùng cho chứng loét hoặc vết thương chảy máu. Thuốc thường dùng có Đào hoa tán, bột Điền thất,
Vân nam bạch dược
Câu 5: Triệu chứng lâm sàng và phép đtrị mụn nhọt thể Nhiệt độc uẩn kết. Phương pháp
dùng ngoài của YHCT đối với mụn nhọt gđ đầu
Thể Nhiệt độc uẩn kết
- Triệu chứng lâm sàng: Vị trí ở chân tóc, lưng, mông. Nhẹ thì xuất hiện 1-2 mụn sưng, nặng thì lan
ra khắp người hoặc tụ lại thành cụm nhọt ở 1 vị trí hoặc lan từ vị trí này sang vị trí khác. Phát sốt,
miệng khát, tiểu đỏ, táo bón, rêu vàng, mạch sác.
- Phép điều trị: Thanh nhiệt giải độc
Mụn nhọt gđ đầu
VII. BỆNH HỌC SẢN PHỤ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Câu 1: Trình bày nguyên tắc chữa bệnh toàn thân trong nguyên tắc điều trị bệnh sản phụ
khoa theo y học cổ truyền
Từ đặc điểm sinh lý và cơ chế sinh lý của phụ khoa, nguyên tắc điều trị bệnh phụ khoa phải chú
trọng đến điều hòa khí huyết, điều hòa tỳ vị và can thận. Khí huyết điều hòa thì tạng phủ ổn định,
kinh mạch thông, mạch xung nhâm thịnh sẽ khỏi mọi bệnh tật.
1.1. Điều hòa khí huyết
Cần phải kết hợp với chứng trạng cụ thể trên lâm sàng để phân biệt bệnh thuộc khí hay huyết rồi
mới có phép chữa thích hợp
- Bệnh ở phần khí thì chữa khí là chủ yếu, chữa huyết là thứ yếu, khí nghịch thì giáng khí, khí uất
thì hành khí, khí hư thì bổ khí.
- Bệnh ở phần huyết thì chữa huyết là chính, điều khí là phụ, huyết hàn thì ôn ấm, huyết nhiệt thì
lương huyết, huyết hư thì bổ huyết, cón nếu mất huyết quá nhiều thì phải bổ khí để cố thoát
1.2. Điêu hòa tỳ vị
- Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là gốc của sự sinh hóa. Nếu tỳ vị không điều hòa, nguồn sinh hóa
không đầy đủ thì bệnh tật phát sinh gây rong kinh, rong huyết kéo dài, vô kinh.Trong tình trạng này
nên điều hòa tỳ vị, bồi bổ nguồn sinh hóa thì bệnh tự khỏi.
- Điều hòa phải căn cứ vào chứng trạng bệnh: hư thì bổ, tích thì tiêu, hàn thì ôn ấm, nhiệt thì thanh.
- Không nên dùng thuốc quá nê trệ, công phạt để tổn hại khí của tỳ vị, ảnh hưởng công năng vận
hóa
1.3. Bổ can thận
- Bệnh can thận ảnh hưởng đến mạch xung, nhâm gây các chứng vô kinh hay sẩy thai, đẻ non. Nếu
âm hư thì bổ thận âm, dương hư thì bổ thận dương.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng và pháp điều trị kinh
nguyệt không dều thể kinh nguyệt không định kỳ:
Kinh nguyệt không đều là nói đến sự thay đổi chu kỳ kinh, số lượng kinh, màu sắc kinh, chất kinh
2.1. Nguyên nhân và Cơ chế bệnh sinh
- Do Can khí uất nghịch: tức giận lo nghĩ, tình chí không thoải mái, khí uất không thư thái hoặc khí
nghịch, huyết kết lại do đó kinh nguyệt không đều
- Do Tỳ hư: tỳ vị hư yếu không thể thu nạp và vận hóa được thủy cốc làm cho nguồn sinh hóa của
khí huyết bị suy yếu, huyết dịch không đủ mà thường thấy kinh muộn. Nếu tỳ hư mà khí hãm xuống
thì dễ thấy kinh nguyệt trước kỳ.
- Do Can thận hư:
+ Phòng dục quá độ, tổn hại mạch xung nhâm, ảnh hưởng đến can thận. Can hư kém công năng
chứa huyêt nên kinh ra muộn mà ít. Thận hư kém công năng thâu nạp nên kinh sớm mà nhiều.
+ Tình chí mong muốn không thỏa, lo nghĩ uất tích, khi tâm tỳ kết lại ảnh hưởng đến xung nhâm,
tiêu hao thận âm, thận âm bị tổn thương, can khí mất điều hòa nên kinh kỳ rối loạn không nhất định.
2.3. Triệu chứng lâm sàng và pháp điều trị
1.3.1. Can khí uất kết
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Rối loạn kinh nguyệt không định kỳ: kinh ra ít, sắc đỏ tía có cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất
ức, hành kinh vú căng, thống kinh trước hành kinh, đau lan ra ngực sườn, ợ hơi, táo bón, đau lưng,
mạch huyền.
+ Kèm nhiệt: kinh trước kỳ, phiền nhiệt, môi khô, miệng ráo, rêu vàng, mạch sác
- Pháp điều trị: sơ can lý khí giải uất
1.3.2. Tỳ hư:
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Kinh ra không định kỳ: lượng nhiều ít không chừng, sắc nhạt. Sắc mặt vàng, tay chân phù thũng,
tinh thần mệt mỏi, thích nằm, tay chân không ấm, chóng mặt hồi hộp, bụng chướng, miệng nhạt, ăn
không ngon, ỉa chảy, chất lưỡi nhạt, rêu lười trắng, mạch hư trì
- Pháp điều trị: bổ tỳ, điều kinh
1.3.3. Can thận hư:
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Kinh ra không định kỳ: sắc kinh nhạt, trong loãng
+ Sắc mặt ám tối, chóng mặt, đau mỏi lưng, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện lỏng
+ Bụng dưới sa và đau, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng hoặc rạn nứt, mạch trầm nhược
- Pháp điều trị: bổ can thận, xung nhâm

Câu 3: Trình bày nguyên nhân và phân loại chứng đới hạ theo y học cổ truyền
3.1. Nguyên nhân:
Sự phát sinh chứng đới hạ có quan hệ chặt chẽ với mạch nhâm và mạch đới. Mạch Nhâm quản lý
âm dịch của cơ thê, mạch Đới bao quanh thắt lưng giữ việc ước thúc. Nếu mạch nhâm thất điều
không thể củng cố, mạch Đới không chế ước được, thủy thấp vẩn đục chảy xuống thành chứng đới
hạ.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng đới hạ là do thấp tà ảnh hương đến 2 mạch Nhâm Đới và các
tạng Tỳ, Thận, Can. Thấp tà gồm ngoại thấp và nội thấp.
- Ngoại thấp thường do môi trường sống và làm việc ẩm thấp, không giữ vệ sih sau sih, khi hàh kinh
và sau khi giao hợp, các thủ thuật. từ đó mà thấp tà xâm nhập tổn thương 2 mạch Nhâm Đới hoặc
thấp lâu ngày hóa nhiệt theo kinh Can dồn xuống hạ tiêu hoặc nhiệt độc tổn thương mà thành đới hạ
- Nội thấp do tỳ hư không vận hóa thủy thấp, thận hư không kiểm soát được quá trình chuyển hóa
nước trong cơ thể, thận dương hư không ôn ấm được tỳ thổ, từ đó thấp tụ lại được đưa xuống hạ tiêu
hoặc Thận âm hư sinh hư hỏa gây tôn thương 2 mạch Nhâm Đới, hoặc thất tình nội thương, can khí
uất kết hóa nhiệt kết hợp nội thấp đưa xuống thành đới hạ
3.2. Phân loại:
Chứng đới hạ bao gồm 5 loại Bạch đới, Hoàng đới, Xích đới, Thanh đới và Hắc đới. Ngoài ra còn
có chứng 5 săc lẫn lộn gọi là Bạch băng, Bạch dâm hay Bạch trọc.
- Bạch đới: đới hạ trắg mà díh, ra liên miên khôg dứt hoặc ra nhiều dầm dề như nước mũi nước bọt.
- Xích bạch đới: bạch đới có lẫn chất huyết mà đỏ trắng rõ ràng.
- Xích đới: sắc đỏ mà dính đặc, giống huyết không phải huyết.
- Hoàng đới: sắc vàng nhợt dính đặc mà hôi hám.- Đới hạ ra sắc trắng mà trong loãng phần nhiều
thuộc hư hàn; sắc vàng hoặc đỏ đặc dính mùi hôi phần nhiều thuộc thực nhiệt.
Câu 4: Trình bày triệu chứng, pháp và phương điều trị động thai thể khí huyết hư nhược
4.1. Triệu chứng lâm sàng
- Có thai ra huyết từng giọt, lưng mỏi bụng trướng, hoặc đau hoặc không đau, sắc mặt xanh nhợt, da
dẻ khô khan, chóng mặt hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, nói nhỏ yếu, sợ lạnh, miệng nhạt không muốn
ăn. Nặng thì thai động bất an, huyết ra nhiều, thai muốn sa xuống, đi đái luôn, lưỡi nhạt, rêu trắng
mỏng, mạch phù hoạt vô lực hoặc trầm nhược
4.2. Pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết an thai
4.3. Phương
Bài 1: Hắc quy tỳ gia giảm
Quy tỳ thang + thục địa gia đỗ trọng, tục đoạn, a giao
Bài 2: Bát trân thang gia giảm
Bát trân thang bỏ xuyên khung gia đỗ trọng, tục đoạn, a giao, ngải diệp
Bài 3: Thai nguyên ẩm
Đẳng sâm 16g Đương quy 08g
Trần bì 04g Bạch thược 12g
Đỗ trọng 12g Thục địa 12g
Cam thảo 04g
Câu 5: Trình bày triệu chứng, pháp và phương điều trị viêm tuyến vú thể nhũ thống
Nhũ thống là giai đoạn ứ sữa, viêm nhiễm
5.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Vú sưng đau, nóng đỏ hoặc không, tiết sữa khó khăn, kèm phát sốt, sợ lạnh, phiền táo, khát nước,
đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng hoặc vàng nhầy, mạch phù sác hoặc huyền sác
5.2. Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết lợi sữa
5.3 Phương:
Bài 1: bồ công anh 100g, giã nát, lọc nước uống, bã đắp tại chỗ
Bài 2:
Bồ công anh 100g Tạo giác thích 08g
Sài đất 40g Xa tiền tử 16g
Huyền sâm 16g Mộc thông 16g
Đan sâm 12g Thông thảo 16g
Xuyên khung 12g
Bài 3: Hòa nhũ thang gia giảm
Bồ công anh 40g Hoàng cầm 12g
Kim ngân hoa 16g Thanh bì 08g
Qua lâu 12g Sài hồ 08g
Liên kiều 16g
VIII. HỌC PHẦN BỆNH HỌC NHI KHOA
Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh lý và bệnh lý của trẻ em theo Y học cổ truyền
1. Đặc điểm sinh lý
1.1. Tạng phủ của trẻ em còn non yếu, hình khí chưa đầy đủ
Cơ thể trẻ em có đặc điểm là âm dương đều non kém (cụ thể âm thường bất túc, dương
thường hữu dư) mà Y học cổ truyền gọi là “trĩ âm trĩ dương” nghĩa là cơ sở vật chất và hoạt động
chức năng các tạng phủ đều chưa đầy đủ, thể hiện chủ yếu ở các mặt:
- Thận khí chưa đủ, khí huyết chưa đầy.
- Tạng phủ non yếu, tỳ vị bất túc.
- Da dẻ nhẽo, tấu lý thưa.
- Thần khí dễ khiếp nhược, tinh thần chưa hoàn thiện.
Bên cạnh đó còn có quan niệm thể chất trẻ em nhất là trẻ dưới 3 tuổi là “ Thuần dương vô
âm”. Quan niệm này không có nghĩa là cơ thể trẻ chỉ có dương, không có âm, mà ý muốn nói khí
dương còn non và giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động sinh lý của trẻ đang thời kỳ tăng trưởng.
1.2. Sinh cơ nhạy bén, phát dục rất nhanh
- Tuổi càng nhỏ thì tốc độ phát dục càng nhanh.
- Trẻ em < 3 tuổi gọi là giai đoạn thuần dương (tăng trưởng rất nhanh). Cơ thể của trẻ em âm
dương bất túc nhưng luôn có xu thế thuần dương, vì thế âm luôn luôn trưởng để đi đến âm dương
hoàn thiện.
- Thời kỳ biến chưng hay phát sinh chứng hậu (Biến là biến đổi tình chí, phát triển thông
minh. Chưng là chưng bốc khí huyết, lớn mạnh trăm xương). Đây là những bước ngoặt để trẻ phát
triển. Chỉ đặt vấn đề bệnh ở đây khi chứng hậu quá nhiều.
- Cơ thể trẻ em khi bị bệnh sút cân nhanh nhưng khả năng phục hồi sức khoẻ cũng nhanh.
+ Tóm lại: Trẻ em là một cơ thể non yếu nhưng là một cơ thể đang tăng trưởng. Cơ thể non
yếu thì dễ mắc bệnh cần phải được bảo vệ nhưng do đang trên đà phát triển nên lúc mắc bệnh có
phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh chóng hồi phục.
2. Đặc điểm bệnh lý
2.1 Rất dễ mắc bệnh
Do cơ thể non yếu, sự thích nghi với môi trường và sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, tự
trẻ chưa biết điều hoà ấm lạnh, ăn uống, bú mớm không thể kiềm chế được nên bên ngoài dễ cảm
phải lục dâm, bên trong dễ bị thực tích. Bệnh về tỳ phế gặp nhiều.
2.2. Bệnh chuyển biến nhanh
Do đặc điểm “trĩ âm trĩ dương” của cơ thể trẻ em cho nên lúc tà khí xâm nhập vào người nếu
không điều trị kịp thời thì bệnh dễ chuyển sang nặng.
2.3.Tạng khí nhạy bén rất dễ hồi phục
Đây là điểm thuận lợi cho điều trị do trẻ em là một cơ thể đang phát triển, bệnh thường do
ngoại cảm hoặc ăn uống là chính, bệnh ít thác tạp, thần khí dễ yên tĩnh không bị khuấy động nên
nếu được điều trị kịp thời thì bệnh chứng hồi phục.
Cũng do những đặc điểm sinh lý và bệnh lý trên mà đối với trẻ em cần chú ý đến phòng bệnh
và lúc đã mắc bệnh phải chú ý chữa sớm, kịp thời, tích cực.
Câu 2: Trình bày 5 điều khó và cách xem chỉ ngón tay trong chẩn đoán nhi khoa.
1. Trong nhi khoa, chẩn đoán có 5 điều khó:
1. Chữa bệnh là một việc khó nhưng chữa bệnh trẻ em lại càng khó hơn.
2. Mạch pháp trẻ em không hiện rõ, khác người lớn.
3. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bên ngoài nhưng trẻ em cốt khí không đầy đủ thí hình, tính
cũng thay đổi, lại hay thay đổi bất thường khi trẻ cười, khóc.
4. Vấn chẩn không được. Nhi khoa được gọi là á khoa đối với trẻ < 3 tuổi.
5. Tạng phủ ở trẻ em còn non yếu, phát triển chưa hoàn thiện.
Vì trẻ nhỏ không biết nói nên trong tứ chẩn, vọng chẩn là quan trọng hơn cả, ngoài ra phải
kết hợp cả 3 mặt kia để hiểu biết bệnh được đầy đủ, chính xác.
2. Xem chỉ ngón tay: cách xem chỉ ngón tay là phương pháp để chẩn đoán riêng biệt của nhi khoa,
từ cuối đời Bắc Tống đã đem ứng dụng vào lâm sàng. Thực chất là xem tĩnh mạch nhỏ nông của
ngón trỏ phía ngón cái.
Bộ vị để xem chỉ ngón tay thì lấy ngón tay trỏ của trẻ con làm tiêu chuẩn: đốt thứ nhất gần
huyệt hổ khẩu là phong quan; đốt thứ nhì là khí quan; đốt thứ 3 là mệnh quan, tức là “hổ khẩu tam
quan”.
Khi có bệnh thì chỉ ngón tay biến đổi màu sắc tuỳ tình trạng biểu lý hư thực, hàn nhiệt của bệnh.
- Căn cứ vào hình sắc của chỉ mạch hiện ra tam quan có thể phân biệt được các loại bệnh:
+ Mạch chỉ hiện ở phong quan là bệnh tà mới cảm vào, tương đối dễ chữa.
+ Mạch chỉ hiện ở khí quan là bệnh tà dương thịnh.
+ Mạch chỉ chạy ra mệnh quan là thời kỳ rất nặng, phần nhiều thuộc bệnh nguy hiểm.
“Phong nhẹ, khí nặng, mệnh nguy”
Chỉ ngón Nổi Chìm Nhạt Trệ Đỏ Hồng nhạt Xanh Bầm tím Đen
tay thẩm
Chẩn đoán Biểu Lý Hư Thực Nhiệt Hư hàn Phong Khí trệ Nguy
thịnh huyết ứ
Chỉ ngón tay dài ngắn, chìm nổi có liên quan đến áp lực tĩnh mạch, màu sắc của chỉ có liên
quan đến độ 02 trong máu và lượng hồng cầu, huyết sắc tố cho nên ở mức độ nhất định, chỉ tay phản
ánh được tình hình tuần hoàn máu, độ nhiễm độc của cơ thể. Màu da, thời tiết nóng lạnh, hình dạng
tiên thiên của mạch máu….ảnh hưởng đến việc xem chỉ ngón tay,. Cho nên một mặt phải chú ý tình
trạng bệnh lý để tham khảo, mặt khác phải chú ý các điều kiện ảnh hưởng để khỏi sai lệch trong
chẩn đoán.
Câu 3: Trchung lâm sàng và phép đtrị mạn kinh phong thể Tỳ thận dương hư. Điều trị cấp
kinh phong và mạn kinh phong ở trẻ em bằng phương pháp không dùng thuốc của YHCT
a. Mạn kinh phong do tỳ thận dương hư
- Triệu chứng: Tinh thần uể oải, khi ngủ để lộ con ngươi, sắc mặt trắng không sáng hoặc xám trệ,
miệng mũi lạnh, ra mồ hôi trán, người lạnh, tứ chi quyết lạnh, tiểu trong dài, đại tiện phân loãng, tay
chân run giật, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm vi
- Phép điều trị: Ôn bổ tỳ thận, hồi dương cứu nghịch
b. Phương pháp không dùng thuốc
- Cấp kinh phong
+ Châm cứu: niệm chuyển tả, kích thích mạnh
Co giật: Khúc trì, Hợp cốc, Nội quan, Thần môn, Thái xung, Dương lăng tuyền, Bách hội, Âm lăng
tuyền
Sốt, hôn mê: Nhân trung, Thủ thập nhị tỉnh, Thập tuyên
(lưu kim 20-30p, kích thích mỗi 3-5p)
+ Nhĩ châm: Thần môn 55, Dưới vỏ 34, Tâm 100, Điểm não 25, Giao cảm 51, lưu kim 60p, 10p
kích thích 1 lần
- Mạn kinh phong:
+ Tỳ hư can vượng: Thái xung vê kim tả, Tỳ du, Trung quản, Vị du, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý
vê kim bổ
+ Tỳ thận dương hư: Tỳ du, thận du, Chương môn, Quan nguyên, Ấn đường, Tam âm giao vê kim
bổ
+ Âm hư phong động: Quan nguyên, Bách hội, can du, Thận du, Khúc tuyền, Tam âm giao, Thái
khê, Thái xung vê kim bổ
+ Tỳ hư can vượng/ Tỳ thận dương hư: Cứu Đại chùy, tỳ du, Mệnh môn, Quan nguyên, Khí hải,
Bách hội, Túc tam lý
Câu 4: Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bát cương, phép điều trị và điều trị cụ thể của đái
dầm thể Thận khí hư hàn (hạ nguyên hư hàn).
- Triệu chứng:
Đái dầm một hoặc nhiều lần trong đêm thường kèm theo ngủ mê, sắc mặt trắng sợ lạnh, chân tay
lạnh, thắt lưng đau mỏi, nước tiểu trong dài, tiểu nhiều lần, lưỡi nhạt to bệu, mạch trì vô lực.
- Bát cương: Lý hư hàn
- Phép điều trị: Ôn thận cố sáp
- Thuốc:
Bài 1: Bát vị hoàn gia giảm (Kim quỹ yếu lược)
Thục địa 12g Nhục quế 06g
Sơn thù nhục 12g Ích trí nhân 12g
Hoài sơn 12g Ngũ vị tử 08g
Trạch tả 12g Tang phiêu tiêu 12g
Đan bì 06g
Phục linh 08g
Làm hoàn, uống 12 – 16g/ngày chia 2 lần; hoặc có thể làm thang sắc uống ngày một thang,
Bài 2: Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương)
Ô dược 20g Hoài sơn 60g Ích trí nhân 20g

Dùng bột Hoài sơn (sắc với rượu) làm hồ, các vị khác tán bột, hoàn viên 2g/viên, mỗi ngày
uống 2 lần, mỗi lần 3 viên với nước muối nhạt.
Bài 3: Các bài nghiệm phương
 Tang phiêu tiêu 20 – 40g Ích trí nhân 20 – 40g
Sắc nước uống
 Tang phiêu tiêu 03 – 04g
Sao đen, tán bột mịn, hòa với ít đường, uống một ngày một lần trong 10 ngày.
 Khiếm thực
Nấu cháo ăn.
 Ngũ bội tử 03 – 04g Hà thủ ô chế 03 – 04g
Tán bột, trộn với giấm, gói vào gạc, đắp ở rốn. Mỗi đêm một lần trong 3 – 5 đêm.
4. Châm cứu
- Hào châm hoặc điện châm các huyệt: Trung cực, Bàng quang du: Điều hoà khí hoá bàng quang.
Quan nguyên: Bổ nguyên khí. Tam tiêu du: Thúc đẩy sự khí hoá của tam tiêu.Thận du: Bổ thận.
Châm 1 lần/ ngày, tốt nhất là vào chiều tối trưốc khi đi ngủ, 15 ngày/là một liệu trình, nghỉ 3
– 5 ngày giữa hai liệu trinh, châm tiếp nếu chưa khỏi. Có thể kết hợp vối cứu.
- Nhĩ châm: Vùng bàng quang, sinh dục ngoài, giao cảm, thần môn, vùng thận.
- Xoa bóp: Có thể sử dụng luân phiên các cách làm sau:
.Day nhẹ vùng Đan điền (dưới rốn) 30 vòng, đến khi vùng da này hồng lên, kết hợp với xoa Quan
nguyên, Trung cực trước khi đi ngủ. Làm khoảng 10 phút, day và xoa đều theo chiều kim đồng hồ.
. Xát vùng thắt lưng: Dùng gốc bàn tay xát từ phải sang trái và ngược lại 30 lần, đến khi vùng da
này hồng lên.
. Ấn day Thận du, Bàng quang du, Tam âm giao. Nếu ngủ không say ấn day thêm Nội quan, Thần
môn; ngủ quá say thêm Bách hội.
Câu 5: Triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán bát cương, phép điều trị và điều trị cụ thể của suy
dinh dưỡng thể cam tích.
1.Triệu chứng: người gầy, bụng chướng to, có tuần hoàn bàng hệ, sắc mặt vành tối, lông tóc thưa,
tinh thần dễ phiền não hay kích động, ngủ không yên hoặc có các hành động khác thường, ăn uống
ít hoặc ăn nhiều, đại tiện nhiều, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng bẩn, mạch tế sác.
2. Phép điều trị: tiêu tích lý tỳ
3. Thuốc: Bài phì nhi hoàn gia giảm
Đẳng sâm 12g Bạch truật 12g
Bạch linh 12g Hoàng liên 12g
Thần khúc 12g Mạch nha 10g
Sơn tra 10g Sử quân tử 10g
Lô hội 8g Cam thảo 6g
Ý nghĩa: Đẳng sâm, Bạch truật kiện tỳ ích khí. Bạch linh kiện tỳ thẩm thấp. Hoàng liên thanh tâm
tiết nhiệt. Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra kiện tỳ hòa vị tiêu thực. Sử quân tử. Lô hội sát trùng tiêu
tích, tán kết đạo trệ. Cam thảo điều hòa vị thuốc.

You might also like