LHC tóm tắt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1:

Khái niệm: Xử phạt hành chính là hành vi của cơ quan nhà nước, nhà chức
trách có thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính để xử lý đối với các hành
vi vi phạm pháp luật không thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định
trong Bộ luật hình sự, và do các cá nhân, cơ quan hay tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý.
Các hình thức xử phạt: Theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012, có 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất.
Căn cứ pháp lí
Điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại điểm g
Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP )Phạt tiền từ 800.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu
lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên
đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Hình thức xử phạt chính được áp dụng với anh Lê Văn T trong vụ việc nêu trên
là phạt tiền. Trong trường hợp này, do anh Lê Văn T điều khiển xe gắn máy nên sẽ
không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
theo quy định như trên. Bởi căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật giao thông đường
đường bộ năm 2008 và Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì giấy phép lái xe
không thời hạn hạng thấp nhất là hạng A1 dành cho các đối tượng “người lái xe mô tô
02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và người khuyết tật điều
khiển xe mô tô 03 bánh dùng cho người khuyết tật”, ngoài ra không có quy định nào
về cấp giấy lái xe đối với xe gắn máy nên với loại xe của anh T không yêu cầu bằng
lái xe và không áp dụng hình thức xử phạt là tước quyền sử dụng giấy phép có thời
hạn.
Mức xử phạt: trong trường hợp này, đối với các hành vi VPHC là không
tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và có nồng độ cồn trong hơi thở với mức
0.5 miligam/1 lít khí thở, anh Lê Văn T sẽ phải chịu hình thức xử phạt là
phạt tiền với mức xử phạt tổng hợp ít nhất là 6.800.000 đồng và cao nhất là
9.000.000 đồng.
Câu 2:
Khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi tại Khoản 30
Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định: “Đối với hành vi
vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ
15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ
chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn
bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền
xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu
cầu giải trình”.
Kết luận: Căn cứ theo quy định ở trên trường hợp của anh Lê Văn T không đáp
ứng đủ điều kiện nên không có quyền giải trình.
Giải thích: ( ko cho vô slide mà nói thôi )
mức phạt tiền cao nhất đối với anh T là 9.000.000 đồng. Căn cứ theo
Khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ
sung năm 2020 thì mức xử phạt của anh Lê Văn T không đáp ứng đủ điều
kiện giải trình, khung hình phạt tối thiểu với cá nhân là từ 15.000.000
đồng trở lên.
Trong tình huống trên anh T điều khiển xe gắn máy, đây là chỉ phương
tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn
nhất không lớn hơn 50 km/h. Loại phương tiện này không yêu cầu giấy
phép lái xe căn cứ theo Khoản 2 Điều 59 Luật giao thông đường đường
bộ năm 2008 và Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Như vậy căn cứ
vào Khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi
bổ sung năm 2020 trường hợp của anh T không thỏa mãn với điều kiện
tước quyền sử dụng giấy phép nên không có quyền giải trình.
Ý nghĩa:
Căn cứ tại Khoản 8 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân 2015 “Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải
thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này”.

Việc giải trình có vai trò quan trọng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
đối tượng bị xử phạt, bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính được thực
hiện khách quan, minh bạch và dân chủ, đúng quy định pháp luật, tránh
tình trạng áp đặt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt khi tiến hành
xử phạt.

Câu 3:

Hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện ra bên ngoài của
những hoạt động cùng loại về nội dung, tính chất do các cơ quan hành
chính thực hiện nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong lĩnh vực
quản lý hành chính.
Trong trường hợp này người có thẩm quyền sử dụng các hình thức:
Thực hiện những tác động về nghiệp vụ kĩ thuật
Cụ thể, trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã sử dụng máy đo
nồng độ cồn để phát hiện ra hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia
giao thông của anh T. Máy đo nồng độ cồn là một trong những phương
tiện thiết bị nghiệp vụ kỹ thuật được cảnh sát giao thông sử dụng để phát
hiện vi phạm giao thông theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị Định
165/2013/NĐ-CP. Vì vậy, việc sử dụng máy đo nồng độ cồn ở đây là
hình thức quản lý hành chính nhà nước thực hiện những tác động về
nghiệp vụ kỹ thuật.
Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật:
Trong trường hợp này, chủ thể có thẩm quyền ban hành Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với hành
vi không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông và vi phạm
nồng độ cồn trong khi điều khiển phương tiện giao thông anh Lê Văn T
Câu 4:
Khái niệm: căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 63/2010/NĐ-CP, “Thủ
tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều
kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết
một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Thủ tục hành chính có thể được phân chia thành nhiều nhóm theo
những tiêu chí khác nhau. Và theo mục đích của thủ tục, thủ tục
hành chính được chia thành thủ tục ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và thủ tục giải quyết các công việc cụ thể
Dựa vào tính chất công việc được tiến hành, thủ tục hành chính còn
được chia thành hai loại: thủ tục hành chính nội bộ và thủ tục hành
chính liên hệ
=>Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, của xử lý vi phạm
hành chính nói chung là ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm
pháp luật trong quản lý nhà nước. Việc xử lý vi phạm hành chính là một loại
cưỡng chế nhà nước. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp thuyết phục, vận
động thì các biện pháp cưỡng chế nhà nước có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc
bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm pháp chế. Và ngoài ra góp phần không nhỏ
vào việc bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước, của tổ chức và cá nhân cũng như
vào công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Căn cứ vào mục đích ta
thấy thủ tục xử phạt hành chính thuộc thủ tục giải quyết các công việc cụ
thể
Yêu cầu: ( phần chữ ko in đậm ko cần cho vô nhá *3 à nếu đc thì ghi điều
vào thoi )
Thủ tục xử lý vi phạm hành chính là tổng hợp các bước thực hiện của cơ
quan nhà nước từ khi phát hiện có hành vi vi phạm đến khâu xem xét lập
biên bản cuối cùng là ban hành quyết định xử phạt được thực hiện bởi cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Đầu tiên: buộc chấm dứt hành vi vi phạm
Trong trường hợp này, khi anh T đang điều khiển xe gắn máy qua ngã tư
Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín
hiệu, chiến sĩ cảnh sát giao thông buộc phải dừng hành vi vi phạm của
anh T bằng lời nói, hiệu lệnh yêu cầu dừng xe và tiến hành kiểm tra

Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính


vi phạm của anh T bị phạt tiền ở mức trên 250.000 đồng, do đó thủ tục xử
phạt hành chính đối với anh T là xử phạt vi phạm hành chính có lập biên
bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Biên bản xử phạt hành chính phải được lập theo đúng quy định tại Điều
58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về thời gian địa điểm, thông tin
người vi phạm,.....
Bước 3: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính thời hạn ra quyết
định xử phạt đối với trường hợp của anh T là 7 ngày tính từ ngày lập
biên bản xử phạt

Theo Khoản 1 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính, Anh Lê Văn T


trong trường hợp này thực hiện 2 hành vi vi phạm hành chính và bị xử
phạt trong cùng 1 lần nên chỉ ra 01 quyết định xử phạt,đã được nêu rõ ở
trên.

nội dung của quyết định xử phạt hành chính được quy định tại điều 68
Luật XLVPHC

Chiến sĩ cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
theo Mẫu Quyết định số 02 kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Bước 4: Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

Theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong
thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm
chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt là chiến sĩ cảnh sát
giao thông phải gửi cho anh Lê Văn T, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan
liên quan khác (nếu có) để thi hành.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua
bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho anh Lê Văn T biết.

Bước 5: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Theo Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Anh Lê Văn T


phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp Lê Văn T khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi
phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt. Việc khiếu
nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2 Điều 73 Chiến sĩ cảnh sát đã ra quyết định xử phạt đối với
anh T có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử
phạt của Lê Văn T và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ
quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp,
cơ quan tư pháp địa phương.
Câu 5:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 32/2023 cảnh sát
giao thông hoàn toàn có thẩm quyền yêu cầu dừng xe đối với anh T. Đối với
hành vi không dừng lại khi có yêu cầu dừng xe và cố tình điều khiển xe lao
về phía các chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ của anh T sẽ bị
xử lý theo quy định đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người
điều khiển giao thông và hành vi chống đối người thi hành công vụ.
1, Xử phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao
thông.

Căn cứ tại Điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại
Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì đối với hành vi không dừng lại khi có yêu cầu
dừng xe của các chiến sĩ của anh T anh T bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000
đồng.

2, Xử phạt đối với hành vi chống đổi người thi hành công vụ

Căn cứ pháp lý:

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, hành vi chống người thi
hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp
hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác
nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc
ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong đó, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ
sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân
dân và xã hội. (Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP)

Ngoài ra, hành vi chống đối người thi hành công vụ còn được quy định tại
BLHS. Cụ thể Điều 330 BLHS 2015 có quy định:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác
cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ
thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;


c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Phân tích:

Nếu việc bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe chỉ đơn thuần muốn trốn tránh
việc bị kiểm tra và xử lý vi phạm chứ không nhằm đe dọa hay dùng vũ lực để
cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ, thì anh T sẽ bị phạt vi phạm hành chính vì
lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Cụ thể ở đây là
phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng.

Tuy nhiên anh T lại có hành vi cố tình điều kiển xe lao về phái cảnh xát giao
thông, tức anh T đã vi phạm vào Điều 330 Bộ Luật Hình sự 2015 về việc
“dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ
của họ”. Như vậy hành vi của anh T sẽ không phải chịu hình phạt hành
chính mà là phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ của hành
vi mà cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng hình phạt với anh T là phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
( Csgt yêu cầu anh t dừng xe là đang thực hiện công vụ r)

You might also like