Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHÒNG GĐ & ĐT HUYỆN THANH TRÌ

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
Năm học: 2023 - 2024
Môn: LỊCH SỬ 8
Câu 1: Về cách mạng tháng Mười Nga, em hãy:
A, Trình bày diễn biến chính
- Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4
chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng
dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa.
- Đêm 25/10: Tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính
phủ lâm thời.
=> Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
- Đầu năm 1918: chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên toàn nước Nga
B, Nêu ý nghĩa lịch sử đối với nước Nga và thế giới?
a) Đối với nước Nga
- Lật đổ được phong kiến, tư sản.
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của
mình.
- Chính quyền: không còn người bóc lột người.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.
b) Đối với thế giới
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 2: Về sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế
kỉ XVIII-XIX:
a, Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu
Lĩnh vực Kĩ thuật KHTN KHXH Văn học Nghệ thuật

Thành tựu -Các phương - Thuyết vạn Chủ nghĩa +Ban -dắc: Tấn -Âm nhạc:
tiện giao vật hấp dẫn duy vật trò đời, Ơ-giê- Mô-da,
thông: ô tô, của Niuton biện ni Gơ-răng -đê, Sô-panh,
máy bay, tàu Định luật bảo chứng ở Vỡ mộng, Trời Bet-tô-
thuỷ chạy toàn và Đức, không có mắt. ven,...
bằng động cơ chuyển hoá Chính trị + Vích-to Huy- - Kiến trúc:
hơi nước,… năng lượng kinh tế gô: Những cung điện
- Phương pháp của M.Lô- học Anh, người khốn Véc -xai
sử dụng lò cao mô-nô-xốp Chủ nghĩa khổ (Pháp)
trong luyện - Thuyết tiến xã hội + Pu-skin: Thơ - Hội họa:
kim hoá của không +Lép Tôn-xtôi: Đa-vit,
-Năng lượng Đác-uyn tưởng, Thời thơ ấu, Đơ-la-
điện, dầu mỏ Chủ nghĩa Chiến tranh và croa
- Động cơ đốt xã hội hòa bình,...
trong khoa học.
b, Các thành tựu nào của khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII-XIX vẫn còn
ảnh hưởng đến đời sống hiện tại?
+ Thuyết tiến hóa của Đác-uyn.
+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Men-đê-lê-ép.
+ Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn.
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô-mô-nô-xốp.
+ Điện thoại của A.G.Bell (Alexander Graham Bell)
+ Bóng đèn của Ê-đi-xơn
+ Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen
+ Học thuyết kinh tế chính trị học tư sản,....
Câu 3: Nêu kết quả, ý nghĩa và tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911?
- Kết quả - Ý nghĩa:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở
Trung Quốc.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó
có Việt Nam).
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
+ Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 4: Trình bày những nội dung chính của Duy tân Minh Trị? Theo em, cải cách
nào có ý nghĩa quan trọng nhất để Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh vào
đầu thế kỉ XX? Việt Nam có thể học hỏi điều gì để phát triển đất nước?
- Nội dung chính của Duy tân Minh Trị:
- Chính trị: thành lập chính phủ theo mô hình của Đức sau thống nhất (1871), ban
hành Hiến pháp (1889), lập Quốc hội
- Kinh tế: + Thống nhất thị trường, tiền tệ
+ Cho phép mua bán ruộng đất
+ Xây dựng đường sá, cầu cống
+ Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Giáo dục: Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung khoa học –
kĩ thuật, cử thanh niên ưu tú đi du học phương Tây
- Quân sự: + Tổ chức huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây
+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
+ Đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí
Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách trên lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa
quan trọng nhất giúp Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh. Vì (con
người là cốt lõi):
+ Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và truyền bá văn minh
nhân loại; là động lực quan trọng để phát huy nguồn lực con người, thúc đẩy
đất nước phát triển.
+ Ở các quốc gia, giáo dục luôn được coi là một trong những quốc sách hàng đầu,
có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát
triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng
cao.
Việt Nam có thể học hỏi điều gì để phát triển đất nước?
- Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất
- Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân
tộc
- Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để thúc đẩy đất nước phát triển
- Cử du học sinh đi học tập ở nước ngoài
- Quan tâm và đầu tư vào giáo dục vì con người là cốt lõi

You might also like