Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ

1: KHÁI NIỆM
Biểu đồ nhân quả hay còn được gọi là biểu đồ " Xương cá" do hình dạng của
nó, hay biểu đồ Ishikawa ( Kaoru Ishikawa người sáng tạo ra năm 1943), thường
được sử dụng để khảo sát những nhân tố có thể tác động đến một tình huống cụ
thể. "Hệ quả" có thể là một tình trạng, điều kiện hay biến cố mong muốn hoặc
không mong muốn, chung được tạo nên từ một hệ thống các "nguyên nhân".

2 : NGUYÊN NHÂN
- Có 4 nguyên nhân cơ bản
+ Con người

Nhóm này liên quan đến tất cả các nguyên nhân gây ra bởi hành động của
con người: việc giao tiếp đã tốt chưa, mọi người có hiểu được nhiệm vụ
của họ không, nhân viên có được tham gia, trải nghiệm và đào tạo đầy đủ
không ?
+ Máy móc thiết bị

Nhóm này bao gồm các nguyên nhân liên quan đến hoạt động của máy
móc, công cụ, các thiết bị lắp đặt và máy tính; các máy móc đã được sử
dụng đúng chưa, chúng có đủ an toàn không, có đáp ứng được các yêu
cầu không, chúng đáng tin cậy không
+ Nguyên vật liệu
Có thể có các vấn đề nảy sinh với vật tư, nguyên liệu, các mặt hàng tiêu
dùng và các sản phẩm bán thành phẩm: chất lượng của chúng ra sao,
doanh nghiệp cần bao nhiêu, những vật liệu có sức chống đỡ với tác động
từ bên ngoài hay không, độ bền của chúng thế nào , v.v.?

+ Phương pháp
Nhóm này điều tra xem liệu rằng các nguyên nhân có thể xuất phát từ
phương pháp làm việc hay không: quy trình công việc có hợp lý không;
các quy trình phối hợp được tổ chức như thế nào, nhân viên và các phòng
ban giao tiếp với nhau như thế nào, v.v?

3: TÁC DỤNG
- Được dùng để liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả.
- Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần tiến hành
nhằm duy trì sự ổn định của quá trình và cải tiến quá trình.
- Quá trình xây dựng biểu đồ nhân quả giúp các thành viên trong tổ chức nâng
cao sự hiểu biết, tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên.
- Có tác dụng trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra.

You might also like