Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2022

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ


1. Biểu cầu và biểu cung về xe Fortuner tại Việt Nam trong một năm như sau:
Giá (ngàn USD) Lượng cầu Lượng cung
40 80 20
45 60 30
50 40 40
55 20 50
60 0 60
a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu về xe Fortuner ở trên, biết rằng đường cung
và đường cầu về xe Fortuner có dạng đường thẳng.
b. Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng. Vẽ đồ thị minh họa đường cầu, đường
cung và điểm cân bằng lên cùng một hệ tọa độ.
c. Giả sử giá xăng tăng cao làm cho lượng cầu xe Fortuner giảm tại mỗi mức giá.
i. Khi đó, giá cân bằng và lượng cân bằng của Fortuner thay đổi thế nào? Hãy
minh họa câu trả lời của bạn thông qua đồ thị cung cầu.
ii. Nếu lượng cầu xe Fortuner giảm 6 đơn vị tại mỗi mức giá thì giá cân bằng và
lượng cân bằng trong trường hợp này bằng bao nhiêu?

1
2. Thị trường sản phẩm X có đường cầu là P   QD  5 (đơn vị tính của QD là
2
sản phẩm, đơn vị tính của P là tỉ đồng/sản phẩm) và đường cung có đồ thị như
hình bên dưới.

P (tỉ đồng/sản phẩm)


S
3

1
Q (sản phẩm)
4

a. Xác định hàm số cung của thị trường sản phẩm X, biết rằng đường cung của thị
trường sản phẩm X là một đường thẳng.
b. Tìm giá cân bằng và lượng cân bằng của thị trường sản phẩm X. Vẽ đồ thị minh
họa đường cầu, đường cung và điểm cân bằng lên cùng một hệ tọa độ.

1
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2022
c. Giả sử các doanh nghiệp phát minh ra công nghệ sản xuất sản phẩm X tiên tiến
hơn làm cho lượng cung tăng tại mỗi mức giá.
i. Khi đó, giá cân bằng và lượng cân bằng của sản phẩm X thay đổi thế nào? Hãy
minh họa câu trả lời của bạn thông qua đồ thị cung cầu.
ii. Nếu lượng cung sản phẩm X tăng 4 sản phẩm tại mỗi mức giá thì giá cân bằng
và lượng cân bằng trong trường hợp này bằng bao nhiêu?

3. Thị trường sản phẩm về X có 3 người mua A, B, C. Biểu cầu về sản phẩm X của
từng người trong một năm như bảng bên dưới.

P 0 5 10 15 20

QA 20 15 10 5 0

QB 40 30 20 10 0

QC 40 30 20 10 0

Giả sử hàm cung của thị trường sản phẩm X có dạng Q = 15P - 200.
a. Xác định hàm số cầu của thị trường về sản phẩm X, biết đường cầu có dạng đường
thẳng.
b. Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng trên thị trường.
c. Giả sử 2 thị trường sản phẩm X chỉ có một doanh nghiệp cung ứng sản phẩm.
Khi đó, tại mức giá cân bằng, để tăng doanh thu thì doanh nghiệp độc quyền này
nên tăng giá bán hay giảm giá bán?

4. Khi thu nhập của người tiêu dùng là 5 triệu đồng/tháng, người tiêu dùng sẵn sàng
mua 1.000 đơn vị sản phẩm X. Còn khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thành
6 triệu đồng/tháng (trong khi các yếu tố khác không đổi), thì người tiêu dùng sẵn
sàng mua 800 đơn vị sản phẩm X.
a. Tính hệ số co giãn của cầu sản phẩm X theo thu nhập.
b. Dựa vào kết quả câu a, cho biết tính chất của sản phẩm X.
c. Cho biết ý nghĩa của hệ số tính được ở câu a.

2
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2022
5. Giả sử người tiêu dùng sử dụng thu nhập I của mình để chi tiêu vào 2 loại sản phẩm
là kẹo gương và mạch nha. Khi giá của kẹo gương là 20.000 đồng/hộp thì người tiêu
dùng mua 2.000 lon mạch nha/tuần, nhưng khi giá của kẹo gương tăng thêm 2.000
đồng/hộp (trong khi các yếu tố khác không đổi) thì lượng mạch nha mà người tiêu
dùng mua là 2.400 lon/tuần.
a. Tính hệ số co giãn cầu mạch nha theo giá kẹo gương.
b. Dựa vào kết quả câu a, cho biết mối quan hệ giữa kẹo gương và mạch nha.
c. Cho biết ý nghĩa của hệ số co giãn tính được ở câu a.

6. Sản phẩm X có đường cầu và đường cung của thị trường lần lượt là: QD  2 P  50
và QS  P  5 . Đơn vị tính của P là ngàn đồng/sản phẩm, đơn vị tính của Q là ngàn
sản phẩm/tháng.
a. Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của sản phẩm X trên thị trường. Minh
họa bằng đồ thị.
b. Nếu Chính phủ quy định giá trần của sản phẩm X là P = 20, thì trên thị trường
xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt?
c. Nếu Chính phủ quy định giá trần của sản phẩm X là P = 12, thì trên thị trường
xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt? Tính lượng dư thừa hay thiếu hụt đó.
d. Nếu Chính phủ quy định giá sàn của sản phẩm X là P = 20, thì trên thị trường xảy
ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt? Tính lượng dư thừa hay thiếu hụt đó.

7. Sản phẩm X có đường cầu và đường cung của thị trường lần lượt là:
QD  5P  100 và QS  5P  50 . Đơn vị tính của P là triệu đồng/sản phẩm, đơn vị
tính của Q là sản phẩm.
a. Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng của sản phẩm X trên thị trường.
Minh họa bằng đồ thị.
b. Tính thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của người sản xuất.
c. Giả sử thị trường sản phẩm X chỉ có một doanh nghiệp sản xuất. Tại điểm cân
bằng, để tăng doanh thu thì doanh nghiệp này nên tăng giá bán hay giảm giá
bán? Tại sao?
d. Nếu giá trên thị trường tăng 5% so với mức giá cân bằng thì lượng sản phẩm
mà người mua sẳn sàng mua tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với lượng
cân bằng bằng?

3
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2022

8. Thị trường Tỏi Lý Sơn có đường cầu và đường cung lần lượt là: QD  5P  100
và QS  5P  50 . Đơn vị tính của P là chục ngàn đồng/kg, đơn vị tính của Q là tấn.

a. Tính thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của người sản xuất.
b. Nếu Chính phủ quy định giá sàn của sản phẩm Tỏi Lý Sơn là P = 18. Tính
thặng dự của người tiêu dùng, thặng dư người sản xuất, và tổn thất xã hội
trong trường hợp này.
c. Nếu Chính phủ quy định giá trần của sản phẩm X là P = 13. Tính thặng dự
của người tiêu dùng, thặng dư người sản xuất, và tổn thất xã hội trong trường
hợp này. Chính sách này của chính phủ tác động đến người tiêu dùng và sản
xuất như thế nào (tích cực hay tiêu cực).
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế t chục ngàn đồng trên một kg bán ra, làm cho
lượng cân bằng trên thị trường giảm xuống còn 20 tấn. Tính thặng dự của
người tiêu dùng, thặng dư người sản xuất, và tổn thất xã hội trong trường hợp
này.
9. Thị trường sản phẩm X đang cân bằng tại mức giá P 0 = 4 triệu/sản phẩm, và lượng
cân bằng Q0 = 50 sản phẩm. Tại điểm cân bằng, thị trường sản phẩm X có hệ số
co giãn cầu và cung lần lượt là: -0,4 và 0,8.
a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung của thị trường về sản phẩm X, biết rằng
đường cầu và đường cung có dạng đường thẳng.
b. Tính thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của người sản xuất.
c. Giả sử Chính phủ quy định giá sàn là 5 và hứa sẽ mua hết lượng sản phẩm dư
thừa. Tính số tiền Chính phủ bỏ ra để mua hết lượng dư thừa.

10. Chị Hương sử dụng số tiền 1.000.000 để mua thịt (M) và khoai tây (P). Biết rằng giá
thịt và giá khoai tây lần lượt là 100.000 đồng/kg và 20.000 đồng/kg. Giả sử hàm hữu
dụng của chị Hương là TU = (M-2).P (trong đó M và P lần lượt là lượng thịt và lượng
khoai tây mà chị Hương sử dụng).
a. Thiết lập phương trình đường ngân sách của chị Hương đối với thịt và khoai tây
ứng với thu nhập 1.000.000 đồng ở trên.
b. Hãy minh họa bằng đồ thị miền thể hiện những kết hợp khác nhau giữa thịt và
khoai tây mà chị Hương có thể mua được ứng với thu nhập và giá cả ở trên.

4
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2022
c. Liệt kê những kết hợp tối đa giữa thịt và khoai tây mà chị Hương có thể mua được
ứng với khoản thu nhập trên (giả sử rằng thịt và khoai tây chỉ có thể mua theo kg
chẳn).
d. Tìm kết hợp giữa thịt và khoai tây để đem lại cho chị Hương mức thỏa mãn cao
nhất. Tìm mức thỏa mãn cao nhất của chị Hương.

11. Bạn Đức Phổ sử dụng khoản thu nhập 120.000 đồng của mình để chi tiêu vào hai
loại sản phẩm là Bò khô Quảng Ngãi (X) và bia Dung Quất (Y). Biết rằng giá của X
và Y lần lượt là 40.000 đồng/lạng và 10.000 đồng/lon. Giả sử bạn Đức Phổ có hàm
tổng hữu dụng là TU  X  Y 2 , với X và Y lần lượt là số lượng bò khô và bia mà bạn
Đức Phổ mua.
a. Thiết lập phương trình đường ngân sách của bạn Đức Phổ ứng với khoản thu nhập
ở trên. Minh họa đường ngân sách bằng đồ thị (đồ thị 1).
b. Vẽ đường đẳng ích (đường bàng quan) của bạn Đức Phổ đối với 2 sản phẩm trên
ứng với mức TU = 36 đơn vị thỏa mãn (đồ thị 2).
c. Tìm kết hợp giữa X và Y để bạn Đức Phổ đạt mức hữu dụng tối đa. Và tính mức
hữu dụng tối đa đó.
d. Tính tỉ lệ thay thế biên của Bò khô cho bia khi bạn Đức Phổ đạt mức hữu dụng
tối đa.

12. Một người sử dụng thu nhập 210 đvt để mua hai sản phẩm X và Y. Biết rằng, giá sản
phẩm X và Y lần lượt là 30 và 10 đvt/sp. Giả sử mức hữu dụng biên của người này
như bảng bên dưới. Tính mức hữu dụng tối đa mà người này đạt được.

Q 1 2 3 4 5 6 7

MUX 20 18 16 14 12 10 8

MUY 9 8 7 6 5 4 3

13. Để tăng hiệu quả sản xuất thì Doanh nghiệp Chợ Cung nên tăng hay giảm quy mô
sản xuất, nếu Doanh nghiệp Chợ Cung có hàm sản xuất như sau:
a. Q  0,7  K  L 0,5 0, 7

b. Q  10  K .L

c. Q  7  K 0,7  L0,7

5
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2020

14. Công ty Sa Huỳnh có hàm sản xuất là Q  20  K  L (trong đó, Q là số lượng


sản phẩm sản xuất trong tuần; K và L lần lượt là số giờ vốn và số giờ lao động
được sử dụng). Giả sử giá đơn vị của vốn và lao động lần lượt là P K = 10 USD/h
và P L = 5 USD/h.
a. Xác định và vẽ đường đẳng phí của Công ty ứng với mức chi phí 1.200 USD.
(đồ thị 1)
b. Vẽ đường đẳng lượng thể hiện mức sản xuất tương ứng với Q = 480 sản
phẩm. (đồ thị 2)
c. Giả sử Công ty sử dụng toàn bộ 1.200 USD để mua vốn và lao động. Tìm kết
hợp tối ưu giữa vốn và lao động. Tính lượng sản phẩm sản xuất được trong
trường hợp này.
d. Tìm kết hợp đem lại cho Công ty chi phí tối thiểu khi Công ty sản xuất ra
576.000 sản phẩm/tuần. Tính mức chi phí tối thiểu này

15. Công ty Mỹ Khê có hàm sản xuất Q  ( K  2) L (trong đó, Q là số lượng sản
phẩm sản xuất trong tuần; K và L lần lượt là số giờ vốn và số giờ lao động được
sử dụng). Giả sử giá đơn vị của vốn và lao động lần lượt là P K = 50 USD/h và
P L = 5 USD/h.
a. Xác định đường đẳng phí của Công ty ứng với mức chi phí là 2.000 USD.
b. Vẽ đường đẳng phí của Công ty ứng với mức chi phí là 2.000 USD. Minh
họa miền thể hiện những kết hợp giữa vốn và lao động mà Công ty có thể
mua được với số tiền 2.000 USD
c. Giả sử Công ty muốn sản xuất 4.000 sản phẩm, xác định kết hợp giữa vốn và
lao động để công ty có mức tổng chi phí nhỏ nhất.

16. Công ty Châu Me sử dụng toàn bộ số tiền TC = 152 USD để đầu tư vào vốn (K)
và lao động (L). Biết rằng, giá đơn vị của vốn và lao động lần lượt là P K = 20
USD/h và P L = 4 USD/h. Tìm kết hợp tối ưu giữa vốn và lao động khi năng suất
biên của vốn và lao động như sau:

K 1 2 3 4 5 6
MP K 10 9 8 7 6 5
L 3 4 5 6 7 8
MP L 6 5 4 3 2 1

6
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2020

17. Công ty Núi Ấn có hàm tổng chi phí có dạng TC = 2Q2 + 240 (với đơn vị của Q
là sản phẩm/tháng; đơn vị của TC là triệu đồng/tháng), và có đường cầu như
hình vẽ:
P (triệu đồng/sản phẩm)

50

100 Q (sản phẩm/tháng)


a. Xác định hàm hàm số cầu của Công ty Núi Ấn.
b. Tìm hàm tổng doanh TR, hàm lợi nhuận 𝜋 của Công ty Núi Ấn theo biến Q.
c. Xác định mức sản lượng mà tại đó Công ty Núi Ấn hòa vốn.
d. Giả sử Công ty Núi Ấn muốn mở rộng thị phần. Tìm mức sản lượng tối đa
mà Công ty có thể sản xuất để không bị lỗ.
e. Giả sử mục tiêu của Công ty Núi Ấn là tối đa hóa doanh thu. Xác định mức
sản lượng để Công ty Núi Ấn đạt doanh thu cao nhất. Tính lợi nhuận của
Công ty tại mức sản lượng tối đa hóa doanh thu.

18. Hàm cầu về sản phẩm của Công ty Sông Trà có dạng P = -3Q + 50. Biết rằng
chi phí cố định trung bình AFC và chi phí biến đổi trung bình AVC của Công ty
35
Sông Trà lần lượt là và (2Q + 10), (với đơn vị của Q là ngàn sản phẩm/tháng;
Q
đơn vị của P là triệu đồng/ngàn sản phẩm; đơn vị của các loại chi phí trung bình
là triệu đồng/ngàn sản phẩm).
a. Xác định hàm tổng chi phí, hàm tổng doanh thu, và hàm lợi nhuận của Công
ty Sông Trà theo biến theo biến Q .
b. Xác định mức sản lượng mà tại đó Công ty Sông Trà hòa vốn.
c. Giả sử mục tiêu của Công ty Sông Trà là tối đa hóa lợi nhuận. Xác định mức
sản lượng để Công ty Sông Trà đạt lợi nhuận cao nhất. Tính lợi nhuận cực
đại của Công ty Sông Trà.
d. Nếu Chính phủ đánh thuế 10 triệu đồng/ngàn sản phẩm sản xuất thì sản lượng
và giá bán của Công ty Sông Trà là bao nhiêu để công ty có thể đạt lợi nhuận
tối đa?

7
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2020

19. Hàm cầu của Công ty Lý Sơn có dạng Q = -1/2P + 50 (biết rằng đơn vị của Q và
P lần lượt là sản phẩm/tháng và ngàn USD/sản phẩm). Biết rằng FC và AVC của
Công ty Lý Sơn lần lượt là 500 và (0,5Q + 5).
a. Xác định hàm tổng chi phí của công ty Lý Sơn.
b. Xác định sản lượng và giá bán sản phẩm của Công ty Lý Sơn để tối đa hóa
doanh thu. Tính lợi nhuận của Công ty trong trường hợp này.
c. Xác định sản lượng và giá bán sản phẩm của Công ty Lý Sơn để tối đa hóa
Lợi nhuận.
d. Tìm mức sản lượng để Công ty Lý Sơn đạt lợi nhuận bằng 100 ngàn USD.
e. Nếu Chính phủ đánh thuế 50 ngàn USD/bất kì mức sản xuất nào của công
ty thì sản lượng và giá bán của Công ty Lý Sơn là bao nhiêu để Công ty có
thể đạt lợi nhuận tối đa?

20. Công ty Phổ Cường là một công ty độc quyền và đang đối diện với đường cầu
trong một năm có dạng Q = -P + 1000, (đơn vị của Q là sản phẩm, đơn vị của P
là triệu/sản phẩm). Biết rằng Công ty này có chi phí biên không đổi và bằng 300
triệu/sản phẩm, và khi công ty sản xuất được 500 sản phẩm/năm thì chi phí trung
bình của mỗi đơn vị sản phẩm là AC = 365 triệu/sản phẩm.
a. Xác định giá bán và sản lượng bán để Công ty Phổ Cường đạt doanh thu cao
nhất.
b. Xác định giá bán và sản lượng bán để Công ty Phổ Cường đạt lợi nhuận cao
nhất.
c. Xác định giá bán và sản lượng bán để Công ty Phổ Cường hòa vốn.
d. Giả sử Chính phủ đánh thuế t triệu/sản phẩm, xác định t để Chính phủ thu
được lượng thuế cao nhất (Với giả định rằng mục tiêu của doanh nghiệp là
tối đa hóa lợi nhuận). Xác định giá bán và sản lượng bán của Công ty khi đó.

21. Tiệm Nước mía Thủy Thạch có thể được xem là một doanh nghiệp hoạt động
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Biết rằng tiệm Nước mía Thủy Thạch có
đường cầu, đường chi phí biên, chi phí trung bình như hình vẽ bên dưới:
a. Để có lợi nhuận tối đa thì tiệm Nước mía Thủy Thạch nên bán bao nhiêu lý
trong một tháng? Tính tổng doanh thu, tổng chi phí, và tổng lợi nhuận của
tiệm trong trường hợp này.
b. Xác định khoảng sản lượng mà doanh nghiệp có thể sản xuất để không bị lỗ.
8
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2020

P (ngàn/ly)

AC
MC

D
5,0

3,0
2,7

8 20 25 35 Q (trăm ly/tháng)

22. Thác Trắng là một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
có số liệu trong ngắn hạn như sau:
Q (sp) VC TC Q (sp) VC TC
0 0 2000 8 2800 4800
1 340 2340 9 3550 5550
2 640 2640 10 4450 6450
3 900 2900 11 5500 7500
4 1140 3140 13 6700 8700
5 1400 3400 13 8100 10100
6 1750 3750 14 9700 11700
7 4200 6200 15 11500 13500
a. Xác định chi phí cố định của Doanh nghiệp Thác Trắng.
b. Xác định AVC, AC và MC của Doanh nghiệp Thác Trắng.
c. Xác định ngưỡng sinh lời của Doanh nghiệp Thác Trắng.
d. Xác định ngưỡng đóng cửa của Doanh nghiệp Thác Trắng

23. Doanh nghiệp Đá giăng có đường cầu (D), đường doanh thu biên (MR), đường
chi phí biên (MC), đường chi phí trung bình (AC) như hình vẽ bên dưới:
9
Biên soạn: Nguyễn Minh Cao Hoàng 02/2020

a. Xác định mức sản lượng mà tại đó doanh nghiệp đạt mức sản xuất tối ưu.
b. Xác định doanh thu tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được.
c. Xác định lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp đạt được.
d. Xác định mức sản lượng mà tại đó doanh nghiệp hòa vốn. Tính doanh thu,
chi phí của doanh nghiệp trong trường hợp này
e. Tính lợi nhuận của doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng
50 sản phẩm/năm.

triệu đồng/sản phẩm


1300
1250
1200
MC
1150
1100
1050
1000
950
900
850
800 AC
750
700
650
600
D
550
500
450
400
350
300
250
200
150
MR
100
50
0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100
Sản phẩm/năm
(Hết)

10

You might also like