Bài 2: Dược Động Học Của Thuốc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

BÀI 2: DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC

Câu 1: 4 quá trình:


- Hấp thu (Absorption)
- Phân phối (Distribution)
- Chuyển hoá (Metabolism)
- Thải trừ (Excretion).
Câu 2: Sự hấp thu của thuốc phụ thuộc vào:
+ Độ hoà tan của thuốc: thuốc dùng dưới dạng dung dịch nước dễ hấp thu
hơn dạng dầu, dịch treo hoặc dạng cứng.
+ pH tại chỗ hấp thu vì có ảnh hưởng đến độ ion hoá và độ tan của thuốc.
+ Nồng độ của thuốc: nồng độ càng cao sự càng hấp thu nhanh.
+ Tuần hoàn tại vùng hấp thu: càng nhiều mạch, càng hấp thu nhanh.
+ Diện tích vùng hấp thu: phổi, niêm mạc ruột có diện tích lớn, hấp thu
nhanh.
Câu 3: Qua đường tiêu hóa:
- Ưu điểm là dễ dùng vì là đường hấp thu tự nhiên.
- Nhược điểm là bị các enzym tiêu hoá phá huỷ hoặc thuốc tạo phức với thức
ăn làm chậm hấp thu. Đôi khi thuốc kích thích niêm mạc tiêu hoá, gây viêm loét.
Câu 4: Thuốc tiêm:
- Tiêm dưới da: do có nhiều sợi thần kinh cảm giác nên đau, ít mạch máu
nên thuốc hấp thu chậm.
- Tiêm bắp: khắc phục được hai nhược điểm trên của tiêm dưới da-một số
thuốc có thể gây hoại tử cơ như ouabain, calci clorid thì không được tiêm bắp.
- Tiêm tĩnh mạch: thuốc hấp thu nhanh, hoàn toàn, có thể điều chỉnh liều
được nhanh. Dùng để tiêm các dung dịch nước hoặc các chất kích ứng không tiêm
bắp được vì lòng mạch ít nhạy cảm và máu pha loãng thuốc nhanh nếu tiêm chậm.
Câu 5: Thông số dƣợc động học của sự hấp thu: sinh khả dụng (F)
- Định nghĩa: Sinh khả dụng F (bioavailability) là tỷ lệ phần trăm lượng
thuốc vào được vòng tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính và vận tốc hấp thu thuốc (biểu
hiện qua Cmax và Tmax) so với liều đã dùng. Sinh khả dụng phản ánh sự hấp
thu thuốc.
Câu 6: Phân phối thuốc:
- Liên kết của thuốc với protein huyết tương
- Liên kết của thuốc với protein của tổ chức
- Độ tưới máu của tổ chức cơ quan
- Khả năng qua màng sinh học tại tổ chức của phân tử thuốc
Câu 7: Các phản ứng pha I:
- Phản ứng oxy hoá: là phản ứng phổ biến nhất, được xúc tác bởi các
enzym oxy hoá, thấy có nhiều trong microsom gan, đặc biệt là họ enzym
cytochrom P450 (Cyt -P450)
- Phản ứng khử: Khử các dẫn xuất nitro, các aldehyd, carbonyl bởi các
enzym nitroreductase, azoreductase, dehydrogenase...
- Phản ứng thuỷ phân: Các đường nối este và amid bị thuỷ phân bởi các
enzym esterase, amidase có trong huyết tương, gan, thành ruột và các mô khác.
Câu 8: Phản ứng pha II:
- Các phản ứng ở pha II đều là các phản ứng liên hợp: một phân tử nội sinh
(acid glucuronic, glutathion, sulfat, glycin, acetyl) sẽ ghép với một nhóm hoá học
của thuốc để tạo thành các phức hợp tan mạnh trong nước. Thông thường, các phản
ứng ở pha I sẽ tạo ra các nhóm chức cần thiết cho các phản ứng ở pha II, đó là các
nhóm - OH, - COOH, - NH2, - SH...
- Các phản ứng chính: các phản ứng liên hợp với acid glucuronic, acid
sulfuric, acid amin (chủ yếu là glycin), phản ứng acetyl hoá, methyl hoá. Các phản
ứng pha này đòi hỏi năng lượng và cơ chất nội sinh, đó là đặc điểm của pha II.
Câu 9: Thải trừ thuốc:
Thải trừ qua thận
Thải trừ qua mật: morphin, tetracyclin, digitalis trợ tim
Thải trừ qua phổi: - Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu (eucalyptol,
menthol).
- Các chất khí: protoxyd nitơ, halothan.
Thải trừ qua sữa mẹ: - Các chất tan mạnh trong lipid (barbiturat, chống
viêm phi steroid, tetracyclin, các alcaloid).
Thải trừ qua các đường khác: asen thải trừ qua lông, tóc, móng
Câu 10: Thời gian bán thải (half-life- T1/2)
-Thời gian bán thải là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương
giảm còn 1/2.
BÀI 3: DƯỢC LỰC HỌC CỦA THUỐC
Câu 1: Các cách tác dụng của thuốc:
- Tác dụng tại chỗ và toàn thân:
+ Tác dụng tại chỗ: tác dụng tại nơi tiếp xúc với thuốc trước khi hấp thu.
Ví dụ: thuốc sát khuẩn ngoài da
+ Tác dụng toàn thân: tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu. Ví dụ:
giảm đau sau khi uống hoặc tiêm morphin.
- Tác dụng chính và tác dụng phụ:
+ Tác dụng chính: tác dụng muốn đạt trong điều trị
+ Tác dụng phụ: tác dụng không muốn có trong điều trị, nhưng vẫn xuất
hiện khi dùng thuốc.
Vd:
+ Diazepam: an thần-gây ngủ, tác dụng phụ gây phụ thuộc
thuốc.
+ Aspirin: hạ sốt, giảm đau, chống viêm (tác dụng chính) nhưng
gây chảy máu tiêu hoá (tác dụng độc hại).
+ Nifedipin: chẹn calci gây phù
- Tác dụng hồi phục và không hồi phục:
+ Tác dụng hồi phục: Atropin gây giãn đồng tử
+ Tác dụng không hồi phục: tetracyclin men răng có mầu xỉn đen vĩnh
viễn, cloramphenicol suy tuỷ xương.
- Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu:
+ Tác dụng chọn lọc: codein ức chế trung tâm ho.
+ Tác dụng đặc hiệu hay đặc trị: clarithromycin tác dụng trên vi khuẩn
helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.
- Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập (đối kháng):
+ nalorphin có tác dụng đối kháng với morphin nên được dùng để giải
độc morphin khi dùng quá liều.
Câu 2: Tác dụng dược lý không có sự tham gia của receptor.
Than hoạt hấp phụ được các hơi, các alcaloid, chất độc nên dùng chữa ngộ
độc thức ăn hoặc để giảm đầy hơi trong chứng khó tiêu.

Bài 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÁC DỤNG CỦA THUỐC
Câu 1: Vai trò của tá dược:
- Là chất độn
- Ảnh hưởng đến độ hòa tan
- Ảnh hưởng đến độ khuếch tán của thuốc
Câu 2: Thời kỳ mang thai:
- Trong 3 tháng đầu, thuốc dễ gây dị tật bẩm sinh, gây quái thai.
- Trong 3 tháng giữa thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào
thai, đến chức năng phát triển của các cơ quan.
- Trong 3 tháng cuối, thuốc có thể gây sảy thai, đẻ non.

BÀI 5: PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC


Câu 1: Định nghĩa: ADR là một phản ứng độc hại, không định trước và xuất hiện
ở liều thường dùng cho người.
Câu 2: Phân loại theo thời gian khởi phát:
- Cấp: 0-60 phút (4,3%).
- Bán cấp: 1- 24 giờ (86,5%)
- Chậm: 1ngày-nhiều tuần (3,5%).
Câu 3: Phân loại theo mức độ nặng:
- Nặng: Có thể đe dọa tính mạng, cần ngưng thuốc và điều trị đặc hiệu.
- Tử vong: ADR trực tiếp hoặc gián tiếp làm BN tử vong
Câu 4: Phân loại theo tần suất xảy ra ADR:
- Ít gặp: 1/1000<ADR<1/100
- Hiếm gặp: ADR<1/1000
Câu 5: Các biện pháp hạn chế ADR: (học thuộc hết)
- Hạn chế số thuốc dùng:
+ Chỉ kê đơn thuốc khi thật cần thiết.
+ Nếu bệnh nhân đang sử dụng đồng thời quá nhiều loại thuốc, thì cần
cân nhắc để tạm ngừng những loại thuốc chưa thật sự cần thiết.
+ Kiểm tra và hỏi bệnh nhân về những thuốc bệnh nhân tự dùng.
- Nắm vững thông tin về loại thuốc đang dùng cho bệnh nhân:
+ Hiểu rõ tính chất dược lý, tương tác, chuyển hóa và ADR của thuốc.
Chỉ nên kê đơn những thuốc đã biết thông tin đầy đủ.
+ Thường xuyên tham khảo, cập nhật thông tin về thuốc.
+ Thận trọng khi kê đơn những thuốc dễ xảy ra tương tác đặc biệt là các
tương tác do vô tình như tương tác của thuốc với thức ăn, với rượu.
- Nắm vững thông tin về các đối tƣợng bệnh nhân có nguy cơ cao:
+ Đối tượng này bao gồm trẻ em, người già, người có cơ địa dị ứng, có
bệnh lý về gan thận.
- Theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện sớm các biểu hiện phản ứng có hại
do thuốc và có hƣớng xử trí kịp thời.
Câu 6: Vai trò các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc:
- Các báo cáo ADR có thể giúp thu hồi các thuốc có độc tính cao và ngăn
ngừa các nguy cơ gây ADR
- Các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc có thể thay đổi thông tin trên
nhãn của sản phẩm.

BÀI 6: TƯƠNG TÁC THUỐC


Câu 1: Tương tác do thay đổi hấp thu thuốc:
- Thường thì những tương tác này có thể tránh được khi sử dụng các thuốc
cách xa nhau khoảng 2-3 giờ.
+ Do sự hấp phụ, tạo phức hay chelat hóa: Alentronat điều trị loãng
xương hiệu quả
+ Do thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột: Sulfasalazin (thuốc chữa viêm loét
đại tràng) là tiền thuốc, khi vào cơ thể dưới tác động của vi khuẩn ruột sẽ
chuyển thành 5-aminosalicylic acid (5-ASA) và sulfapyridin. Nếu dùng
kháng sinh, hệ vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên quá trình trên không
xảy ra và thuốc không có tác dụng.
Câu 2: Tương tác do thay đổi chuyển hóa:
- Do cảm ứng enzym:
Thuốc bị tương tác Thuốc gây cảm ứng
Thuốc ngừa thai dạng Rifampicin
phối hợp Rifabutin
Modafinil
Cycloporin Phenytoin
Carbamazepin
- Do ức chế enzyme:
+ Thuốc chống đông dạng uống
+ Carbamazepin
Phenytoin
+ Clopidogrel (Phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở người có bệnh
tim)
- Do thay đổi pH nƣớc tiểu:
+ Các thuốc base yếu có pKa từ 7,5-10 như amphetamine sẽ được thanh
thải nhiều hơn khi acid hóa nước tiểu.
+ Các acid mạnh và base mạnh hầu như được ion hóa hoàn toàn trong
điều kiện sinh lý của pH nước tiểu và sự đào thải không bị ảnh hưởng bởi
sự thay đổi pH nước tiểu
Câu 3: Tương tác gây tác dụng đối kháng:
- Naloxon đối kháng opioid (morphin, heroin).
- Flumazenil gắn trên thụ thể benzodiazepin cho tác dụng đối kháng.
Câu 4: Tương tác thuốc-thức ăn-thức uống:
- Ảnh hưởng của thức ăn:
+ Thuốc ướng lúc đói chỉ lưu lại ở dạ dày từ 10-30p, uống lúc no thuốc
có thể lưu lại dạ dày từ 1-4h.
+ Các viên bao tan ruột hoặc viên tác dụng chậm nếu bị giữ ở dạ dày lâu
thì màng bao viên có thể vỡ làm mất tác dụng của thuốc vì vậy nên uống
xa bữa ăn (30-60 phút trước bữa ăn, 1-2 giờ sau ăn).
- Ảnh hưởng của thức uống:
+ Thức uống có cồn (rượu):
++ Rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương. Dùng chung rượu
và thuốc ức chế thần kinh trung ương sẽ gây buồn ngủ, giảm tỉnh táo,
giảm độ tập trung đặc biệt ở người lái xe, vận hành máy móc.
++ Rượu gây phản ứng giống disulfiram như chứng đỏ mặt, tim
nhanh. Vì thế khi dùng các thuốc sau mà uống rượu sẽ có phản ứng giống
disulfiram: griseofulvin, ketoconazole, metronidazole.
Tương tác thuốc thường gặp giữa thuốc và thức uống có cồn
Thuốc Cơ chế tương tác Hệ quả lâm sàng
NSAID, Aspirin Tăng tác dụng phụ Tăng nguy cơ loét dạ
dày
Paracetamol Tăng chuyển hóa tạo Tăng độc tính trên
thành các chất độc gan
cho gan (NAPQI)
+ Nước: lượng nước cần để uống thuốc nên từ 50-100ml. một số thuốc
chỉ cần uống lượng nhỏ nước (30-50ml) mới đạt hiệu quả điều trị cao:
++ Niclosamid cần uống thuốc đậm đặc mới diệt được sán.
++ Các thuốc kháng acid.
++ Các thuốc viên bao tan ruột chỉ cần uống khoảng 50ml nước là đủ
vì uống quá nhiều nước sẽ đưa thuốc nhanh ra ngoài không kịp hấp thu ở
vị trí đã định hoặc không kịp phóng thích hoạt chất.
+ Tránh sử dụng các loại nước hoa quả, nước khoáng kiềm, nước ngọt
đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hư thuốc hoặc làm
thuốc hấp thu quá nhanh.
Câu 5: Hạn chế tƣơng tác thuốc bất lợi: (học thuộc)
Khi phối hợp thuốc có nguy cơ tương tác, bác sĩ cần phải:
- Tìm cách thay thế thuốc có nguy cơ tương tác bằng các thuốc khác cho tác
dụng dược lý tương tự (thay thuốc cùng nhóm nhưng có cơ chế dược động học
khác).
- Nếu tương tác thuốc xảy ra ở giai đoạn hấp thu, nên uống hai thuốc cách
nhau khoảng 2-3 giờ.
- Điều chỉnh liều của thuốc tương tác. Ví dụ nên giảm liều của thuốc có nguy
cơ bị tương tác tăng nồng độ (thường giảm 1/3-1/2 liều) và theo dõi tính an toàn
của thuốc bằng các dấu hiệu lâm sàng hoặc nồng độ thuốc trong máu. Ngược lại,
với thuốc bị tương tác làm giảm sinh khả dụng, nên đánh giá hiệu quả trên lâm
sàng và tăng liều khi cần thiết.
- Khai thác kỹ tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân (các thuốc đang dùng kê
đơn lẫn không kê đơn).

BÀI 7: THUỐC AN THẦN KINH VÀ THUỐC BÌNH THẦN NHÓM


BENZODIAZEPIN
Câu 1: Thuốc an thần kinh (thuốc an thần chủ yếu):
- Gây trạng thái thờ ơ, lãnh đạm, cải thiện được các triệu chứng của bệnh
tâm thần phân liệt.
- Tác dụng ức chế thần kinh thực vật, gây hạ huyết áp, giảm thân nhiệt.
- Có thể gây ra hội chứng ngoài bó tháp (hội chứng Parkinson).
1.1. Dẫn xuất phenothiazin và thioxanthen: clopromazin
1.1.5. Chỉ định:
- Thể tâm thần phân liệt.
- Điều trị chống một vài dạng buồn nôn, nôn. Thuốc không có
hiệu quả với buồn nôn, nôn do đi tàu xe.
- An thần trước phẫu thuật.
1.1.6. Chống chỉ định, thận trọng:
- Ngộ độc thuốc ức chế thần kinh trung ương: rượu, thuốc ngủ,
opiat.
- Có tiền sử giảm bạch cầu hạt và rối loạn tạo máu, nhược cơ.
- Nên thận trọng ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ.
1.2. Dẫn xuất butyrophenon: Haloperidol
Câu 2: Thuốc bình thần (thuốc an thần thứ yếu)
- Tác dụng không mong muốn:
+ Độc tính cấp: flumazenil- chất đối kháng trên receptor benzodiazepin.
+ Độc tính mạn: Để tránh sự lệ thuộc thuốc thì không nên dùng thuốc kéo
dài.
Câu 3: Dược động học:
- Chỉ định:
+ Các trạng thái thần kinh bị kích thích, căng thẳng, lo âu.
+ Các trạng thái mất ngủ.
+ Động kinh cơn nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rượu.
+ Tiền mê.
- Chống chỉ định:
+ Suy hô hấp, nhược cơ: do tác dụng ức chế thần kinh và giãn cơ.
+ Suy gan: do thuốc chuyển hóa tạo các chất có tác dụng kéo dài, có thể
tăng độc tính hoặc gây độc cho gan đã bị suy.
+ Những người lái ô tô, làm việc trên cao, đứng máy chuyển động.
Câu 4: Dựa theo thời gian bán thải, các BZD được chia làm 4 loại:
- Tác dụng cực ngắn, thời gian bán thải < 3 giờ có midazolam, triazolam.
- Tác dụng ngắn, thời gian bán thải từ 3-6 giờ có zolpidem (non-
benzodiazepin) và zopiclon.
- Tác dụng trung bình, thời gian bán thải từ 6 - 2 4 giờ có estazolam và
temazepam.
- Tác dụng dài, thời gian bán thải >24 giờ có flurazepam, quazepam,
diazepam.

BÀI 8: THUỐC HẠ SỐT – GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM


Câu 1: Phân loại:
- Thuốc ức chế COX không chọn lọc:
+ Nhóm Acid salicylic: Aspirin
+ Nhóm Pirazolon: Phenylbutazon
+ Nhóm dẫn xuất Acid phenylacetic: Diclofenac
- Thuốc ức chế chuyên biệt COX-2 (nhóm COXIBs): Rofecoxib,
Celecoxib, Valdecoxib, Etoricoxib...
- Dẫn xuất Paraaminophenol: Paracetamol.
Câu 2: Nguyên tắc sử dụng: (học thuộc)
- Các thuốc đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây loét, chảy máu (trừ
paracetamol) nên khi dùng thuốc cần chú ý:
+ Phải uống thuốc lúc no.
+ Không dùng thuốc cho bệnh nhân loét
+ Trong trường hợp thật cần thiết, phải dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ
dày.
- Chỉ định thận trọng với bệnh nhân viêm thận, suy gan, có cơ địa dị ứng,
cao huyết áp.
- Khi điều trị kéo dài, cần kiểm tra có định kỳ (2 tuần 1 lần) công thức máu
và chức năng gan thận.
- Nếu dùng liều cao để tấn công chỉ dùng kéo dài 5-7 ngày.
- Chú ý khi phối hợp thuốc
Câu 3: Dẫn xuất para aminophenol: Acetaminophen, Paracetamol
- Đặc điểm tác dụng: Paracetamol có cường độ và thời gian tác dụng
tương tự như aspirin về giảm đau và hạ sốt. Trong thực hành,
paracetamol được dùng để hạ sốt, giảm đau.
- Dược động học: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng 80-
90%, thời gian bán hủy là 2 giờ, hầu như không gắn vào protein huyết
tương. Chuyển hoá phần lớn ở gan và một phần nhỏ ở thận, cho các dẫn
xuất glucuro và sulfo-hợp, thải trừ qua thận.
- Độc tính: Nếu điều trị sớm bằng N-acetyl- cystein (NAC- , Mucomyst,
Mucosol) là chất tiền thân của glutathion, bệnh nhân có thể qua khỏi. Sau
36 giờ gan đã bị tổn thương, kết quả sẽ kém.

BÀI 9: THUỐC ĐIỀU TRỊ LỴ AMÍP


Câu 1: Phân loại:
- Theo cấu trúc hóa học :
+ Các Alcaloid: Emetine, Conessine
+ Dẫn xuất Nitroimidazole: Metronidazole, Tinidazole, Nimorazole,
Secondazole, Ornidazole
+ Dẫn xuất Hydroxyquinoline: Iodoquinol (Diiodohydroxyquine),
Clioquinol (Iodochlorhydroxyquine)
+ Dẫn xuất Dichloroacetamide: Diloxanide, Clefamide, Etofamide,
Teclozan
+ Kháng sinh: Paromomycine, Tetracyline, Erythromycine.
Câu 2: Thuốc diệt amíp ở tổ chức: Các thuốc này rất có hiệu quả đối với các thể
ăn hồng cầu của amíp.
Câu 3: Dehydroemetin (Dametin, Mebadin): Là dẫn xuất tổng hợp của emetin,
có tác dụng dược lý tương tự nhưng ít độc hơn emetin.
Câu 4: Áp dụng điều trị:
- Chỉ định:
+ Lỵ amíp nặng.
+ Áp xe gan do amíp.
Thuốc nên dùng qua đường tiêm bắp sâu, không tiêm tĩnh mạch vì
gây độc cho tim, không dùng đường uống vì kích ứng gây nôn. Các đợt
điều trị phải cách nhau 6 tuần.
- Chống chỉ định:
+ Phụ nữ có thai không được dùng dehydroemetin vì thuốc độc với thai
nhi.
+ Hết sức thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có bệnh tim, thận, thần
kinh cơ, thể trạng chung quá yếu hoặc trẻ em. Khi dùng dehydroemetin,
người bệnh phải luôn
luôn được theo dõi.
Câu 5: Metronidazol (Elyzol, Flagyl, Klion, Trichazol):
a. Tác dụng: Cơ chế tác dụng: trong các vi khuẩn kỵ khí và động vật nguyên
sinh (đơn bào) nhóm 5-nitro của thuốc bị khử thành các chất trung gian độc
với tế bào. Các chất này liên kết với cấu trúc xoắn của phân tử DNA, làm vỡ
các sợi DNA và cuối cùng làm tế bào chết.
b. Dược động học:
- Thuốc qua được hàng rào nhau thai và sữa mẹ.
- Thời gian bán thải là 7,5 giờ. Trên 90% liều uống được thải trừ qua thận
trong 24 giờ, chủ yếu là các chất chuyển hóa hydroxyl và dạng acid (10-
22%).
c. Tác dụng không mong muốn: Nước tiểu có màu nâu sẫm do chất chuyển
hoá của thuốc.
d. Áp dụng điều trị:
- Chỉ định:
+ Lỵ amíp cấp ở ruột.
+ Áp xe gan do amíp, amíp trong các mô.
- Chống chỉ định:
+ Không nên dùng metronidazol cho phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3
tháng đầu), phụ nữ cho con bú.
+ Có tiền sử quá mẫn với metronidazol hoặc các dẫn chất nitro -
imidazol khác.
+ Phải giảm liều ở người bị suy gan nặng.
e. Tương tác thuốc: Metronidazol tác dụng kiểu disulfiram vì vậy không nên
uống rượu trong thời gian dùng thuốc để tránh tác dụng độc trên thần kinh: đau
đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, rối loạn tâm thần, lú lẫn.

Câu 6: Thuốc diệt amíp trong lòng ruột:


a. Diloxanid (Furamid): dẫn xuất dicloro acetamid có tác dụng chủ yếu với
amíp trong lòng ruột.
b. Áp dụng điều trị:
- Chỉ định:
+ điều trị amíp thể bào nang
+ được phối hợp với metronidazol để diệt amíp thể hoạt động ở trong
lòng ruột.
- Chống chỉ định: Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai (3 tháng đầu)
và trẻ em dưới 2 tuổi.
c. Iodoquinol (Yodoxin, Moebequin): Iodoquinol(diiodohydroxyquin) tác
dụng diệt amíp ở trong lòng ruột
d. Áp dụng điều trị:
- Chỉ định
Phối hợp để điều trị các trường hợp nhiễm amíp ở ruột (thể nhẹ và
trung bình)
- Chống chỉ định
Không nên dùng thuốc cho những người có bệnh tuyến giáp, dị ứng
với iod, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi.
e. Paromomycin (Humatin)
f. Kháng sinh khác:
- Tetracycline diệt amíp lòng ruột. Phối hợp trong điều trị lỵ
amíp thể nặng.
Câu 7: Nguyên tắc điều trị: (học thuộc)
- Phải kết hợp phòng bệnh và chữa bệnh để tránh tái phát và tái nhiễm.
- Phải điều trị sớm và chọn thuốc đúng qui cách.
- Phải kết hợp điều trị đặc hiệu với nâng cao thể trạng và chống táo bón.
-Trong quá trình điều trị cần sử dụng đồng thời hay nối tiếp vài loại thuốc để
tăng hiệu quả điều trị.
- Phải theo dõi kỹ các biến chứng trong khi điều trị.
BÀI 10: THUỐC ĐIỀU TRỊ GIUN SÁN
Câu 1: Mebendazol (Fugacar, Vermox, Mebutar, Nemasole) => không phụ
thuộc cân nặng. Là dẫn xuất benzimidazol, ít tan trong nưóc và dung môi hữu cơ.
Không hút ẩm, ổn định ở trong không khí.
a. Tác dụng: làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen (nguồn cung cấp
năng lượng cho ký sinh trùng).
b. Dược động học:
- Thuốc ít hấp thu qua ống tiêu hoá.
- Chuyển hoá chủ yếu ở gan. Thải trừ qua phân, chỉ một lượng nhỏ (5 -
10%) thải qua nước tiểu.
c. Tác dụng không mong muốn:
Thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Đôi khi gặp rối loạn tiêu hoá (đau bụng,
tiêu chảy), đau đầu nhẹ.
d. Áp dụng điều trị:
- Chỉ định: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun mỏ...
- Chống chỉ định: phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, suy gan.
e. Tương tác thuốc: Cimetidin ức chế chuyển hoá mebendazol, có thể làm tăng
nồng độ mebendazol trong huyết tương.
Câu 2: Diethylcarbamazine citrate ( DEC, Hetrazan, Notezine, Banocide ):
- Hấp thu, chuyển hóa, thải trừ
- Tác dụng phụ: Do phá hủy hàng loạt ấu trùng giun chỉ trong máu phóng
protein lạ có tính kháng nguyên. Thường gặp sốt, đau cơ, mệt mỏi, ban
đỏ, những triệu chứng dạ dày ruột, ho, đau ngực, đau khớp.
Câu 3: Piperazine (Antepar, Antivermin, Helmicid): nhiễm giun đũa.
a. Cơ chế tác dụng: Piperazine làm liệt giun đũa do ngăn chặn tác dụng
acetylcholine ở nút thần kinh cơ của giun.
Câu 4: Pyrantel pamoate ( Antiminth, combantrin ):
- Cơ chế tác dụng: Pyrantel pamoate có tác dụng ức chế dẫn truyền thần
kinh cơ của giun.
Câu 5: Thiabendazole ( Mintezol ): đặc trị giun lươn
- Cơ chế tác dụng: Thiabendazole cản trở sự tổng hợp cấu trúc vi hình ống
ở giun và ức chế enzyme fumarate reductase.
Câu 6: Thuốc điều trị sán:
a. Niclosamid (Cestocid, Yomesan, Tredemine, Niclocide): Là dẫn xuất
salicylanilid có clor, bột màu vàng nhạt, không mùi, không vị, không tan
trong nước.
b. Tác dụng:

- sán bò, sán lợn, sán cá, sán dây ruột


- khi tiếp xúc với thuốc, đầu và thân sán bị "giết" ngay vì niclosamid ức
chế sự oxy hoá.
- Niclosamid cũng ức chế sự thu nhập glucose của sán. Sán không bám
được vào ruột, bị tống ra ngoài theo phân thành các đoạn nhỏ.
c. Dược động học: không hấp thu qua ống tiêu hoá. Thân sán qua tổn thương
mà niclosamid tạo ở vỏ sán, sán bị diệt ngay tại ruột của vật chủ.
d. Áp dụng điều trị:
+ Chỉ định
Niclosamid được dùng khi bị nhiễm sán bò, sán cá và sán lợn
+ Chống chỉ định
Người quá mẫn với niclosamid, trẻ em dưới 2 tuổi.
e. Tương tác thuốc: Rượu làm tăng khả năng hấp thu của niclosamid qua ống
tiêu hoá, gây độc.
Câu 7: Niridazole ( Ambilhar ): điều trị sán máng
a. Hấp thu, chuyển hóa, thải trừ: phần lớn kết hợp protein huyết thanh, và có
thời gian bán hủy khoảng 40 giờ.
b. Cơ chế tác dụng:
- Niridazole ức chế sự làm bất hoạt của enzyme phosphorylase, kết quả
gây thiếu hụt glycogen trong giun.
- Niridazole ức chế hay làm gián đoạn sự sản xuất trứng.
Câu 8: Nguyên tắc điều trị: (học thuộc)
- Điều trị phải kết hợp thường xuyên với phòng bệnh và tạo môi trường để
tránh tái nhiễm và giảm dần tỷ lệ mắc bệnh.
- Sử dụng thuốc phải đúng với hoạt phổ từng loại, nhằm đảm bảo tác dụng,
đồng thời phải dùng đúng liều để việc dùng thuốc được an toàn và hợp lý.
- Khi chọn thuốc phải ưu tiên cho loại thuốc ít độc, giá thành rẻ nhưng bảo
đảm tác dụng tốt.
- Việc sử dụng thuốc tẩy cần đúng lúc và tùy theo vị trí của ký sinh trùng
nhắm mục đích :
+ Tăng nhu động ruột tống nhanh ký sinh trùng ra ngoài.
+ Tránh được độc tố của ký sinh trùng tiết ra có thể gây độc cho cơ thể.
+ Thuốc được thải nhanh ra ngoài theo phân.
BÀI 11: THUỐC KHÁNG SINH
Câu 1: Thông số xác định hoạt tính kháng khuẩn invitro:
- MIC (Minimum Inhibitory Concentration): ức chế sự tăng trưởng của vi
khuẩn
- MBC (Minimum Bactericidal Concentration): tiêu diệt vi khuẩn.
- Khi tỷ lệ MBC/MIC > 4, kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn.
- Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn thường phụ thuộc vào nồng độ
Câu 2: Cơ chế tác dụng của kháng sinh:
- Ức chế sinh tổng hợp vách
- Gây rối loạn chức năng màng bào tƣơng
- Ức chế sinh tổng hợp protein
- Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic
- Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào
Câu 3: Phân nhóm penicilin:
- Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp.
- Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu.
- Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình.
- Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực
khuẩn mủ xanh.
Câu 4: Phân nhóm cephalosporin: vi khuẩn gram-dương giảm dần và hoạt tính
trên vi khuẩn gram-âm tăng dần.
Câu 5: Tác dụng không mong muốn (ADR) của các kháng sinh nhóm beta-
lactam:
- Dị ứng có thể dẫn đến tử vong.=> sốc phản vệ
- Tai biến thần kinh
- có thể gặp là gây chảy máu.
Câu 6: Kháng sinh nhóm Aminoglycosid:
a. Phổ kháng khuẩn: chủ yếu tập trung trên trực khuẩn gram-âm
b. Tác dụng không mong muốn:
- Giảm thính lực và suy thận
- Nhược cơ
- Gây dị ứng
Câu 7: Kháng sinh nhóm Phenicol:
a. Phổ kháng khuẩn: gồm các cầu khuẩn gram-dương, một số vi khuẩn gram-
âm như H. influenzae, N. meningitidis, N. gonorrhoeae,Enterobacteriaceae.
b. Tác dụng không mong muốn:
- Gây bất sản tuỷ => thiếu máu
- Hội chứng xám => gây tím tái
Câu 8: Kháng sinh nhóm Cyclin:
a. Tác dụng không mong muốn: là gắn mạnh vào xương và răng, gây chậm
phát triển ở trẻ em, hỏng răng, biến màu răng.
Câu 9: Những nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh: (học thuộc)
- Phổ tác dụng.
- Kháng sinh không đạt được tới ngưỡng tác dụng, liều lượng không hợp
lý, dược động học không thích hợp, tương tác thuốc làm giảm tác dụng
của kháng sinh.
- -Do vi khuẩn đa kháng thuốc, cần thay kháng sinh khác hoặc phối hợp
kháng sinh.
Câu 10: Nguyên nhân sử dụng kháng sinh không đúng cách: (học thuộc)
- Dùng kháng sinh để điều trị các bệnh do virus gây ra.
- Dùng kháng sinh để điều trị các triệu chứng gần giống nhau nhưng chưa
rõ nguyên nhân gây bệnh.
- Dùng kháng sinh không đúng liều, không đủ liệu trình.
- Thiếu thông tin đầy đủ về vi khuẩn gây bệnh.
Câu 11: Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
- Chỉ được dùng kháng sinh khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra
- Lựa chọn đúng kháng sinh và liều lượng
- Lựa chọn đường đưa thuốc
- Lựa chọn thời gian dùng kháng sinh
- Số lần dùng thuốc
- Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý
- Phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết
BÀI 12: THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Câu 1: Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp: (học thuộc)
a. Nguyên tắc điều trị:
- THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày,
điều trị lâu dài.
- Cần đưa HA về mức "HA mục tiêu" và giảm tối đa "nguy cơ tim mạch".
b. Nguyên tắc điều trị không dùng thuốc:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng
+ Giảm ăn mặn.
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.
- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh
- Tránh bị lạnh đột ngột.
Câu 2: nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp:
- Kinh nghiệm sử dụng nhóm thuốc đó trên bệnh nhân cho thấy phù hợp
hay không phù hợp
- Sự có mặt tổn thương của cơ quan đích, bệnh tim mạch, thận, đái tháo
đường
- Tương tác với các thuốc bệnh nhân đang dùng
Câu 3: Thuốc chẹn kênh Canxi
- Phân loại thuốc dựa vào sự lựa chọn Tb mô cơ quan
+ Nhóm Dihydro-piridine (DHP): làm hạ huyết áp (Nifedipine,
Amlodipine, Lacidipine)
+ Nhóm Non Dihydropiridin: nút của tim (nút xoang, nút nhĩ thất) làm
chậm nhịp tim (Verapamin và Ditiazem)
- Cơ chế tác dụng của thuốc chẹn kênh Canxi: Khi thuốc gắn vào vị trí N
của kênh vận chuyển ion Canxi Type L của tb cơ trơn thành động mạch
kàm giảm lượng ion Canxi, làm giảm tính co của cơ trơn
- Chỉ định điều trị:
+ Điều trị THA, cả bệnh THA, và cơn THA
+ Bệnh tim thiếu máu cục bộ
+ Loạn nhịp tim
Câu 4: Ưu điểm của thuốc chẹn kênh Canxi
- Tác dụng hạ huyết áp khởi phát từ từ không làm cường giao cảm phản xạ
nên thường không tắc nhịp tim
- Tác dụng kéo dài, huyết áp ổn định suốt 24h tránh tăng huyết áp cuối liều
- Tác dụng giãn tiểu động mạch từ từ, kéo dài nên ít gây cảm giác nóng
bừng mặt (Lacidipine)
- Có thể có tác dụng làm chậm tiến triển mảng vữa xơ động mạch
(Lacidipine)
Câu 5: thuốc ức chế hệ Renin-Angiotensin
 Enzym chuyển angiotenson (ECA: enzym converting angiotensin) là 1
peptidase có tác dụng:
- Chuyển angiotensin 1 (k có hoạt tính) thàng angiotensin 2 (có hoạt tính)
là chất có tác dụng co mạch và chống thải trừ Na+ qua thận
- Làm mất hoạt tính của bradykinin là chất gây giãn mạch và tăng thải Na+
qua thận
 Cơ chế và đặc điểm tác dụng
- Đa số các thuốc ức chế men chuyển là các tiền thuốc
+ Ho, có thể ho dai dẳng, với tỉ lệ khá cao (10-20%)
+ Tác dụng lên thái nhi trong 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ => thuốc
chống chỉ định cho phụ nữ có thai
Câu 6: Thuốc ức chế thụ thể angiotensin
- Thuốc thuộc nhóm này phong bế sự gắn angiotensin 2 vào thụ thể AT1 ở
các mô như cơ trơn và tuyến thượng thận nên làm giãn mạch và giảm tiết
aldosteron
- Chú ý đến Losartan
Bài 13: GLYCOSID TÁC DỤNG TRÊN TIM
Câu 1: dược động học
 Hấp thu
- Yếu tố bệnh lý tại ruột, hấp thu giảm khi ruột tăng co bóp
- Thời gian khởi đầu tác dụng 15-30 phút (digoxin), 25-120 phút
(digitoxin)
- Thời gian bán hủy 36-48 giờ (digoxin), 4-6 ngày (digitoxin)
Câu 2: Tác dụng của ditigalis
- CHẬM, MẠNH, ĐỀU
- Các tác dụng khác: trên thận: digitalis làm tăng thải nước và muối
Câu 4: Chỉ định
- Suy tim
- Rung nhĩ
- Nhịp nhanh kịch phát trên thất
Câu 5: Phản ứng có hại: 0,5-2,0 ng/ml
Câu 6: Ứng dụng lâm sàng
 Điều trị ngộ độc:
- Chất giải độc đặc hiệu: Các chất chelat hóa như EDTA, digibind
Câu 7: một số điều lưu ý khi dùng Digitalis
- Phải biết rõ trước đó bệnh nhân đã dùng digoxin chưa
- Cân nhắc cận thận những trường hợp chống chỉ định và nhất thiết phải
làm ECG
- Phải biết chắc rằng bệnh nhân ko dùng calci trước, trong và ngay sau khi
dùng digoxin
- Cần lưu ý đến thuốc được dùng kèm để tránh tương tác thuốc
- Trong quá trình dùng thuốc phải theo dõi kỹ nhịp tim, ECG để phát hiện
kịp thời và xử lý sớm khi có dấu hiệu ngộ độc thuốc
Câu 8: một số biện pháp điều trị không dùng thuốc
 Chế độ ăn uống:
- Chế độ ăn giảm muối: bệnh nhân chỉ được dùng <3g muối Nacl/ngày tức
là <1,2g Na+/ngày
- Chế độ ăn giảm muối hoàn toàn: bệnh nhân chỉ được ăn <1,2gbmuoois
Nacl/ngày tức là <0,48g/ngày

BÀI 14: THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Câu 1: thuốc kháng acid
- Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị. Làm tăng ph dịch vị, ức chế
hoạt tính của pepsin, kích thích khả năng đề kháng của niêm mạc dạ dày
- Tác dụng cắt cơn đau và giảm triệu chứng nhanh nhưng ngắn (15-30’)
nên phải dùng nhiều lần trong ngày
- Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau bữa ăn 1-3 giờ và trước khi đi ngủ,
3-4 lần (hoặc nhiều hươn) trong một ngày
Câu 2: thuốc ức chế bơm H+/K+ ATPase (thuốc ức chế bơm proton, PPI Proton
Pump Inhibitor)
 Chỉ định:
- Loét dạ dày tác tràng lành tính
- Phòng bệnh và điều trị các trường hợp loét do dùng thuốc chống viêm
không steroid
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi có triệu chứng nặng hoặc biến
chứng
- Điều trị Hc Zollinger-Ellison => u tụy=> tiết gastrin
- Diệt Helicobacter Pylori ( phối hợp với kháng sinh) do thuốc tác động
trực tiếp lên HP (ức chế sản xuất urease), cải thiện hoạt tính kháng sinh
 Chế phẩm, cách dùng
- Nên uống thuốc ức chế bơm proton trước ăn 30’, khi đó thuốc sẽ được
đưa đến tb viền đứng lúc tb viền tiết ra acid do bữa ăn. Sự có mặt của
acid (PPI được hoạt hóa trong môi trường acid), tiền thuốc biến thành
thuốc và phát huy tác dụng
- Bơm proton được huy động nhiều nhất trong tế bào thành sau thời gian
nhịn đói kéo dài vì vậy nên dùng PPI 30-60’ trước bữa ăn sáng để ức chế
acid tối đa
Câu 3: Muối bismuth subcitrat
- Có tác dụng làm liền vết loét dạ dày tác tràng do tạo chelat với protein tại
ổ loét, làm thành hàng rào bảo vệ chống lại sự tấn công của acid và
pepsin
- Diệt Hp. Khi dùng riêng các muối bismuth chỉ diệt được Hp khoảng 20%
người bệnh nhưng khi phối hợp với kháng sinh và thuốc ức chế bơm
proton, có thể đạt đến 95%. Vì thế bismuth được coi là thành phần quan
trọng trong công thức phối hợp thuốc
Câu 4: Sucralfat
- Cơ chế tác dụng: có tác dụng làm liền sẹo ổ loét thông qua cơ chế bảo vệ
tb. Tạo một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ
kết dính với ổ loét, làm thành hàng rào ngăn cản tác dụng của acid,
pepsin và muối mật. Sucralfat ít hấp thu chủ yếu có tác dụng tại chỗ.
Phần lớn thuốc được đào thải ra phân, chỉ có một lượng nhỏ sulfat
disacarid thải ra nước tiểu
- Chỉ định:
+ Điều trị loét dạ dày tác tràng, viêm dạ dày mạn tính
+ Phòng tái phát loét dạ dày tá tràng
+ Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Câu 5: Kháng sinh diệt Helicobacter pylori
- Phác đồ 3 loại thuốc
+ PAC-PPI: omeprazole hoặc một PPI thay thế ở liều tương đương.
Amoxicillin. Clarithromycin
+ (Hoặc) PMC-PPI: omeprazol hoặc một PPI thay thế ở liều tương
đương. Clarithromycin. Metronidazole
- Phác đồ 4 loại thuốc: Bismuth. PPI. Metronidazole. Tetracycline
BÀI 15: HISTAMINE VÀ CÁC THUỐC KHÁNG HISTAMINE
Câu 1: Tác dụng dược lý
- Hệ thống tim mạch: giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, tăng nhịp tim,
dãn mạch
- Gây co thắt cơ trơn
Câu 2: dược lực học
- Thuốc kháng H1 đối lập cạnh tranh với histamin tại recepter H1
Câu 3: Tác dụng không mong muốn:
- An thần
- Chống buồn nôn và nôn mửa
- Tác dụng kháng receptor cholinergic
- Tác dụng kháng receptor adrenergic
- Gây tê tại chỗ
Câu 4: ứng dụng lâm sàng
- Dị ứng: viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, ngứa do dị ứng, viêm da tiếp xúc,
ngứa do côn trùng đốt. Thuốc kháng H1 thường là lựa chọn hàng đầu để
điều trị các trường hợp dị ứng và thường đen lại kết quả tốt
- Say tàu xe và rối loạn tiền đình: Diphenhydramine và prometazine giúp
ngăn ngừa say tàu xe hiệu quả nhất
- Buồn nôn và nôn mửa ở phụ nữ có thai: Doxilamine được khuyến khích
sử dụng. Kết hợp vitamin B6 và doxylamine (diclegis) như một phương
pháp điều trị ban đầu cho ốm nghén
Câu 5: các thuốc kháng receptor H2
 ứng dựng lâm sàng:
- loét dạ dày tá tráng: rất hiệu quả với loét cấp tính
- hội chứng Zollinger-Ellison
- điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản
- loét do stress, loét do dùng thuốc, thoát vị khe thực quản
BÀI 16: THUỐC CHỐNG VIÊM GLUCO-CORTICOID
Câu 1: Chỉ định:
- thay thế sự thiếu hụt hormone
- chỉ định trong chống viêm và ức chế miễn dịch
- hen
- bệnh ngoài da
Câu 2: Tác dụng không mong muốn và cách khắc phục
- tác dụng trên sự tăng trưởng của trẻ em
- gây xốp xương
- loét dạ dày tá tràng
- chuyển hóa
- tim mạch
- nhiễm khuẩn và suy giảm miễn dịch
- hội chứng sau khi cắt thuốc
+ suy thượng thận cấp
+ suy thượng thận mãn
Câu 3: những điểm chú ý khi dùng thuốc
- luôn cho 1 liều duy nhất vào 8h sáng. Nếu dùng liều cao thì 2/3 liều
uống vào buổi sáng, 1/3 còn lại uống vào 4h chiều
- tìm liều tối thiểu có tác dụng
- kiểm tra định kỳ nước tiểu, huyết áp, Xquang dạ dày cột sống, đường
máu, kali máu...
- dùng thuốc phối hợp: tăng liều insulin đối với bệnh nhân đái tháo
đường phối hợp kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn
- chế độ ăn: nhiều protein, calci và kali, ít muối, đường..
- tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm corticoid vào ổ khớp
Câu 4: sử dụng corticoid bôi ngoài
 Tác dụng phụ tại chỗ:
- Teo da, thường gặp nhất khi bôi ở mặt và vùng quanh miệng
- Da ửng đỏ hoặc có vết lằn thường gặp khi bôi thuốc vùng da khuỷu
tay, khuỷu chân
- Mất sắc tố da từng phần
- Chậm liền sẹo
- Trên mắt gặp khi dùng dạng thuốc nhỏ mắt có corticoid: đục thủy tinh
thể, tăng nhãn áp
BÀI 17: ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC CẤP TÍNH
Câu 1: rửa dạ dày
 Chỉ định:
- Hầu hết các ngộ độc đường tiêu hóa
- Cho các bệnh nhân không gây nôn được
 Chống chỉ định
- Sau uống các chất ăn mòn: acid, kiềm mạnh
- Sau uống các hóa chất: dầu hỏa, ét xăng, parafin: đặt sonde nhỏ mềm,
và hút để phòng tránh chứng sặc vào phổi, bn hôn mê, co giật trừ khi
được đặt ông nội khí quản và dùng thuốc chống co giật
Câu 2: Các chất tương kỵ hóa học tại dạ dày
- Tanin 1-2%
- Than hoạt (nhũ dịch 2%)
Câu 3: Ngộ độc Paracetamol
- Thuốc giải độc: N-acetylcystein, NAC (Mucomyst, Acemuc)
Câu 4: Ngộ độc cấp thuốc trừ sâu phospho hữu cơ
- Thuốc giải độc: Atropin, Pralidoxim (PAM)
Câu 5: Ngộ độc khí carbon monoxide
 Điều trị:
- Trường hợp nhiễm độc cấp
- Cần di chuyển bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm độc
- Duy trì hô hấp cho bệnh nhân
- Cho bn thở O2 ( chất đối kháng đặc hiệu của CO)-là oxi nguyên chất
- Áp xuất không khí trong phòng 1atm , thời gian bán hủy của CO 320
phút, 100% O2 thời gian bán hủy còn khoảng 80’

You might also like