Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

THÍ NGHIỆM
KHOA CN HOÁ HỌC-THỰC PHẨM
HOÁ LÍ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 1: CÂN BẰNG LỎNG – LỎNG

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vinh Tiến

Ngày thí nghiệm: 18/03/2024 ĐIỂM

Lớp: 221281A Nhóm: 7

Tên: Nguyễn Xuân Trường MSSV: 22128199

Tên: Trần Lê Minh Triết MSSV: 22128196 Chữ ký GVHD

I. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM


- Nắm được nguyên tắc của phương pháp đa nhiệt.
- Hiểu được khái niệm nhiệt độ hòa tan tới hạn.
- Khảo sát được độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế vào nhau (phenol
– nước).
- Thiết lập được giản đồ pha “nhiệt độ - thành phần” của hệ.

- Nắm vững qui tắc đòn bẩy.


II. LÝ THUYẾT
- Xét hệ phenol – nước ở nhiệt độ cố định.
- Khi thêm dần phenol vào nước thì lúc đầu phenol hòa tan hoàn toàn
trong nước, hệ tạo thành một pha duy nhất (đồng thể). Nếu tiếp tục cho
phenol vào tới một nồng độ nào đó, nó không tan nữa và hệ phân ra làm
hai lớp (pha): lớp phenol bão hòa nước (ở dưới) và lớp nước bão hòa
phenol (ở trên). Hai lớp chất lỏng này được gọi là liên hợp nhau, khi lắc
mạnh thì trộn lẫn vào nhau gây đục.

1
Hình 1

- Ở mỗi nhiệt độ, sự hòa tan của phenol trong nước và của nước trong
phenol có giá trị xác định. Khi nhiệt độ tăng, độ tan lẫn tăng. Đồ thị biểu
diễn ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ tan lẫn (giản đồ nhiệt độ - thành
phần) có dạng như hình 1
- aK và bK lần lượt biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của
phenol trong nước (lớp nước) và của nước trong phenol (lớp phenol).
- K là điểm hòa tan tới hạn, tại đó thành phần của hai pha bằng nhau.
- TC được gọi là nhiệt độ hòa tan tới hạn. Đường cong aKb chia giản đồ
thành hai miền, miền trong (ghạch chéo) ứng với hệ dị thể (hai pha);
miền ngoài là hệ đồng thể.
- Có thể thiết lập giản đồ “nhiệt độ - thành phần” bằng hai cách:
a) Phương pháp đẳng nhiệt
- Giữ nhiệt độ của hệ không đổi, thay đổi thành phần của hệ (chẳng hạn
thêm dần phenol vào nước). xác định điểm hệ chuyển từ đồng thể sang
dị thể và ngược lại.
- Lắc mạnh lọ đừng hai chất lỏng này rồi ngâm trong bình điều nhiệt đã cố
định nhiệt độ, cho đến khi phân hoàn toàn thành hai pha (lớp). Sau đó
phân tích định lượng hai pha này.
b) Phương pháp đa nhiệt

2
- Với hỗn hợp có thành phần m chẳng hạn nằm trong vùng dị thể (hệ vẫn
đục) (Hình 1), tăng dần nhiệt độ. Đến nhiệt độ T thì hỗn hợp vẫn còn
trong. Nhiệt độ tiếp tục tăng, hỗn hợp vẫn trong. Vậy căn cứ vào nhiệt
dộ bắt đầu trong hay bắt đầu đục để xác định điểm b’.
- Làm thí nghiệm với những hỗn hợp có thành phần khác nhau sẽ xác định
được đường cong aKb.
III. THỰC NGHIỆM
1. Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ Số lượng Hóa chất Số lượng

Ống nghiệm lớn 11 Phenol lỏng (nguy


hiểm gây bỏng da: rửa
Đũa khuấy vòng 2
thật nhiều nước nếu bị
Nút cao su 2 phenol bám vào da.
Becher 500 mL 2
Becher 100 mL 2

Nhiệt kế rượu 100oC 4


Burette 25 mL 2

Bếp điện 1

Bình xịt nước cất 1

2. Quy trình thí nghiệm:


Chú ý: không được rửa dụng cụ bằng nước trước khi tiến hành thí nghiệm.

Pha các hỗn hợp có thành phần theo bảng trong 11 ống nghiệm, khối lượng riêng của
phenol 1,07 g/cm3.
Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Pheno
l 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 2.7 3.0 3.3 3.6
(mL)
Nước
5.4 5.1 4.8 4.5 4.2 3.9 3.6 3.3 3.0 2.7 2.4
(mL)

3
Hình 2

- Lắp nhiệt kế và đũa khuấy vào ống nghiệm theo hình 2. Lưu ý không để
bầu nhiệt kế chạm đáy ống nghiệm. Nút kín ống nghiệm.
- Nhúng ống nghiệm vào cốc nước và đun nóng dần. Lúc đầu, khi hệ còn
đục nhiều, có thể cho nhiệt độ tăng nhanh và khuấy nhẹ. Quan sát sự
thay đổi nhiệt độ và sự biến đổi của hỗn hợp. Khi hỗn hợp sắp trong phải
cho nhiệt độ tăng rất chậm (không nhúng ống nghiệm quá lâu trong cốc
nước) và khuấy mạnh hơn. Giữ nhiệt độ cốc nước không quá 70 C.
- Ghi nhiệt độ khi hỗn hợp bắt đầu trong: sau đó cho t hạ từ từ (bằng
cách nhấc ống nghiệm ra khỏi cốc, tiếp tục khuấy). Ghi nhiệt độ lúc bắt
đầu phát hiện vết vẩn đục. Hai nhiệt độ này phải không được chênh lệch
nhau nhiều hơn 0.5 C.
- Thực hiện trên mỗi ống nghiệm ba lần, lấy giá trị trung bình.
- Làm thí nghiệm xong rửa sạch dụng cụ và cho vào tủ sấy.
Chú ý:

+ Các thể tích phenol và nước cất phải được lấy thật chính xác.
+ Nhiệt kế luôn được ngâm trong hỗn hợp.
+ Phải lắc mạnh ống nghiệm trước khi quan sát hiện tượng.
+ Khi nhiệt độ hạ xuống khoảng 35 C mà chưa xuất hiện vẩn đục thì phải
ngâm ống nghiệm vào nước đá.
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

❖ Kết quả thô

- Lập bảng ghi các giá trị nhiệt độ nhận được cho 11 ống nghiệm.
- Chuẩn bị các hỗn hợp phenol và nước: Theo thành phần khối lượng.

4
- Ở điều kiện nhiệt độ phòng 25ºC, ta có các giá trị về khối lượng riêng
của phenol và nước lần lượt là: dnước = 0.997 g/ml dphenol = 1.070 g/ml
- Ta có: mdd = V.d
- Từ đó ta có công thức xác định thành phần khối lượng của hệ phenol và
nước là:

𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 𝑑𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙. 𝑉𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙


𝐶% 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 = . 100 = .100
𝑚𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 + 𝑚𝑛ướ𝑐 𝑑𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙. 𝑉𝑑𝑑 𝑝ℎ𝑒𝑛𝑜𝑙 + 𝑑𝑛ướ𝑐. 𝑉𝑛ướ𝑐

- Dựa thể tích của phenol và nước trong bảng thành phần phenol và nước
ta tính được:
Bảng 1: Nồng độ phần trăm khối lượng của hệ phenol – nước.
Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

C% 10.7 15.9 21.2 26.3 31.5 36.6 41.7 46.8 51.8 56.7 61.7
phenol
C% nước 89.3 84.1 78.8 73.7 68.5 63.4 58.3 53.2 48.2 43.3 38.3
- Kết quả ba lần đo nhiệt độ trong của 11 ống nghiệm:
Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Lần 1 49.5 60 63.5 71 68 66 65 64 60 56 48


Lần 2 50 60.5 63.5 70 69 67 66 65 60 58 50
Lần 3 50 60 64 71 69 67 65 65 62 57 49
Trung 49.8 60.1 63.6 70.6 68.6 66.6 65.3 64.6 60.6 57 49
bình 6

Chart Title
80
70
Nhiệt độ chuyển pha (oC)

60
50
40
30
20
10
0
0 10 20 30 40 50 60 70

C% Phenol

Hình 1: Sự thay đổi nhiệt độ chuyển pha của hệ phenol – nước

5
- Kết quả ba lần đo nhiệt độ đục của 11 ống nghiệm
Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Lần 1 48.8 59.5 62 70.5 67.5 65.5


55 47 64.5 63 60
Lần 2 49.5 60 62.5 71 68
55. 47.5 66 64.5 64.5 60
5
Lần 3 49.5 59.5 62.5 70.5 68 65.5 65 64.5 60.5 55 48
Trung 49.3 59.6 62.3 70.6 67.8 65.6 64.66 64 60.2 55.2 47.5
bình 6 6 6

Chart Title
80
Nhiệt độ chuyển sang đục (oC)

70
60
50
40
30
20
10
0
0 10 20 30 40 50 60 70

C% Phenol

Hình 2: Sự thay đổi nhiệt độ chuyển sang đục của hệ phenol –


nước - Nhiệt độ trung bình tại các thời điểm của các hệ phenol –
nước.
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tại các thời điểm của các hệ phenol – nước.
Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Nhiệt độ 49.8 60.1 63.6 70.6 68.6 66.6 65.3 64.6 60.66 57 49.7
trong
trung
bình (oC)
Nhiệt độ 49.3 59.6 62.3 70.66 67.8 65.6 64.66 64 60.2 55.2 47.5
đục trung 6 6
bình (oC)
Trung 49.55 59.8 62.95 70.63 68.2 66.1 64.98 64.3 60.43 56.1 48.6
bình 8 3

6
Chart Title
80
70

Nhiệt độ tới hạn (oC)


60
50
40
30
20
10
0
0 10 20 30 40 50 60 70

C% Phenol

Hình 3: Sự thay đổi nhiệt độ tới hạn TC của các hệ phenol –


nước.

❖ Nhận xét đồ thị


- Nhiệt độ tới hạn TC = 70.63 oC tương ứng với ống số 4 thành phần gồm
tỉ lệ thành phần khối lượng của phenol và nước là 26.3 : 73.7 .
- Khi phần trăm khối lượng của phenol ngày càng tăng thì khi đặt đến
khoảng phần trăm phenol và nước gần bằng nhau ta sẽ thu được có được
nhiệt độ hòa tan tới hạn nhưng trên thực tế khi làm thí nghiệm ta lại có
được nhiệt độ tới hạn sớm hơn lý thuyết khi phần trăm khối lượng
phenol còn thấp và phần trăm nước cao.
- Các số liệu đo được không có độ chênh lệch cao.
- Ban đầu, khi mà phần trăm khối lượng của phenol trong hệ tăng thì nhận
thấy nhiệt độ mà hệ chuyển từ vùng dị thể sang vùng đồng thể (hỗn hợp
chuyển từ đục sang trong) tăng dần. Tuy nhiên nhiệt độ lúc đầu tăng
nhanh nhưng khi sắp đến điểm bão hòa phenol trong nước thì tốc độ
tăng nhiệt độ chậm dần.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Tính số bậc tự do của hệ thống trong các vùng, nêu rõ ý nghĩa.
- Dựa vào quy tắc pha Gibbs: C = k - f + n k: số cấu tử f: số pha
n: số thông số bên ngoài tác động vào hệ
- Xét vùng đồng thể: C = k – f + n = 2 – 2 + 1 = 1
- Ý nghĩa: Là trong vùng đồng thể chúng ta có thể thay đổi tự do 1 thông
số ( nhiệt độ hoặc thành phần) bên ngoài mà không làm thay đổi số và
bản chất các pha. Nếu thay đổi cả nhiệt độ và thành phần cùng một lúc
thì sẽ thay đổi số pha (f=1) thì phenol và nước sẽ hòa tan vào nhau
- Xét vùng dị thể: C = k – f + n = 2 – 1 + 1 = 2

7
- Ý nghĩa: Cho biết vùng dị thể của hệ phenol – nước sẽ không thay đổi
khi tự do thay đổi cả thành phần và nhiệt độ
Câu 2: Nêu các sai số có thể xảy ra trong thí nghiệm và cách khắc phục.
Những lí do làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm:
+ Bếp gia nhiệt không đều.
+ Khó quan sát độ trong đục của hỗn hợp số 1 phenol ít nước nhiều.
+ Thành phần của hỗn hợp chưa chính xác có thể do dụng cụ hoặc do thao
tác thí nghiệm
+ Thao tác thí nghiệm sai.
+ Đọc thông số nhiệt độ trên nhiệt kế chưa thật chính xác.
Các khắc phục những lỗi sai trên:
+ Cần gia nhiệt cẩn thận từ từ để giữ cho thí nghiệm ổn định
+ Người thực hiện thí nghiệm cần biết tiêu chuẩn trong đục để xác định
chính xác nhất.
+ Đọc bài thí nghiệm thật kĩ để thao tác chính xác.
+ Khi đọc nhiệt kế phải để tầm mắt ngang với nhiệt kế để đọc thông số
chính xác nhất.

----------HẾT----------

You might also like