Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

NHÓM NGHIÊN CỨU 8

Câu hỏi phản biện Quan hệ Kinh tế quốc tế


1. Trong bối cảnh Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc đã có những
biện pháp đối phó như thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
của mình?
Trả lời:
Một số biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện:
(1) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Trung Quốc đã tăng cường hợp tác thương
mại với các quốc gia khác ngoài Mỹ để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và
giảm độ phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
(2) Tăng cường nội tiêu và tiêu dùng trong nước: Trung Quốc đã khuyến khích
dân cư tiêu dùng hàng hóa trong nước, đồng thời thúc đẩy sản xuất hàng hóa để
đáp ứng nhu cầu trong nước, từ đó giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế.
(3) Tăng cường đầu tư công và hạ tầng: nhằm tạo ra nguồn lực mới cho nền kinh
tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu.
(4) Điều chỉnh chính sách thương mại và thuế quan: để tăng cường hỗ trợ cho
các doanh nghiệp trong nước và giảm bớt tác động tiêu cực từ chiến tranh
thương mại.
(5) Thúc đẩy hợp tác kỹ thuật và đổi mới công nghệ: để tăng cường cạnh tranh và
giảm bớt sự phụ thuộc vào các sản phẩm và công nghệ nhập khẩu.
(6) Phá giá đồng Nhân dân tệ: Điều này khiến cho hàng hóa Trung Quốc có giá
thành rẻ hơn, dễ thâm nhập hơn vào các quốc gia cần nguồn nguyên liệu của
Trung Quốc. Từ đó, giúp Trung Quốc thu về được một phần lợi nhuận để bù
đắp cho thiệt hại của căng thẳng thương mại Mỹ Trung gây ra.

2. Các biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào hàng
hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng như thế nào đến ngành công nghiệp nội địa Mỹ,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất?
Trả lời:
Các biện pháp thuế quan của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc này góp phần
khuyến khích sản xuất trong nước. Tác động của thuế quan khiến doanh nghiệp Mỹ
cân nhắc chuyển hướng sản xuất từ Trung Quốc về nước mình, từ đó tạo cơ hội cho
các ngành sản xuất nội địa phát triển, đặc biệt là tự chủ trong lĩnh vực công nghệ và
sản xuất. Cụ thể: Cục điều tra dân số Mỹ cho biết chi tiêu cho xây dựng nhà máy đạt
108 tỷ USD vào năm 2022, Phần lớn chúng tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao
như pin xe điện và chất bán dẫn, những ưu tiên quốc gia được hỗ trợ bởi hàng tỷ USD
khuyến khích của chính phủ. Ngoài ra, các công ty từng phụ thuộc hoàn toàn vào gia
công ở nước ngoài để sản xuất kính mắt, xe đạp và thực phẩm bổ sung cũng đã tìm
được lý do quay về nước.
Điều này giúp Mỹ giảm bớt sự phụ thuộc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung
Quốc, từ đó hạn chế thâm hụt cán cân thương mại.
Mặt khác, doanh nghiệp Mỹ gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao vì họ
phải trả giá cao hơn cho nguyên liệu và linh kiện điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc,
điều này dẫn đến việc sa thải nhân công và giảm sản xuất trong một số ngành khác.

3. Liệu các biện pháp thuế quan mà Mỹ áp đặt đối với Trung Quốc có thực sự
hiệu quả trong việc thay đổi hành vi thương mại của Trung Quốc, nhất là trong
vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường không?
Trả lời:
Mặc dù thuế quan đã gây áp lực kinh tế lên Trung Quốc, nhưng hiệu quả trong
việc thay đổi chính sách thương mại của Trung Quốc vẫn còn là một câu hỏi mở.
Phía Trung Quốc đã bắt đầu phải có những động thái lùi bước. Lần đầu tiên 1 doanh
nghiệp ô tô của Mỹ được đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc mà không cần liên doanh
hoặc chuyển giao công nghệ. Đó là Tesla và 2 tỷ USD xây dựng nhà máy tại Thượng
Hải. Bên cạnh đó là BMW với 4,2 tỷ USD thâu tóm liên doanh với đối tác Brilliance
khi rào cản về cổ phần với doanh nghiệp liên doanh được gỡ bỏ. Đồng thời việc gia
nhập ngành ngân hàng và bảo hiểm cũng được mở rộng dần dần.
Tuy nhiên, những điều này được đánh giá là chưa đủ mạnh, việc Mỹ áp dụng thuế
quan đối với Trung Quốc phần lớn không thể thay đổi hay khắc phục hoàn toàn hành
vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường một cách công bằng của đất
nước tỷ dân này.

4. Theo như phần tác động mà nhóm bạn đề cập trong phần chiến tranh thương
mại Mỹ Trung tới nền kinh tế Trung Quốc, ngành công nghệ nào của Trung Quốc
được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan từ Mỹ? Vì sao?
Trả lời:
Ngành công nghệ bị ảnh hưởng nặng nhất của Trung Quốc chính là ngành công
nghệ cao. Vì Mỹ áp đặt mức thuế cao nên Trung Quốc không còn cơ hội để học hỏi từ
nền công nghệ phát triển như ở Mỹ, đồng thời do Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều
vào công nghệ của nước Mỹ chính là điểm yếu chí tử mà Mỹ đã nhắm vào để đánh.
Tiếp theo, khi mỹ đánh thuê như vậy sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng,gây khó khăn
cho các công ty Trung Quốc trong việc tiếp cận các linh kiện và nguyên liệu cần thiết
để sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

5. Sự đối đầu của các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới đã vạch ra xu
hướng gì cho Việt Nam?
Trả lời:
Về điều chỉnh chính sách đối ngoại, với xu thế hiện nay của cạnh tranh Mỹ -
Trung Quốc (cạnh tranh toàn diện song trong mức độ kiểm soát được) và sự điều chỉnh
chính sách của các nước lớn khác, với lợi thế cả về mặt địa lý, thành công trong đổi
mới và hội nhập quốc tế, vị thế quốc tế và khu vực đang gia tăng trên trường quốc tế,...
Việt Nam cần tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách đối
ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tăng cường hợp tác với tất cả các nước, bao gồm cả
quan hệ chiến lược với các nước lớn (gồm Trung Quốc, Nga, Mỹ...), cũng như phát
triển quan hệ với các nước khác.
Về nâng cao năng lực tự chủ, đây là yếu tố phù hợp với xu thế chung cũng
như yêu cầu phát triển của Việt Nam trong dài hạn, từ các yếu tố nền tảng như giáo
dục, y tế, môi trường đến khả năng nghiên cứu, sản xuất, thương mại, cũng như tích
cực tham gia các chuỗi cung ứng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tham gia định
hình luật lệ quốc tế… Từ đó không lệ thuộc vào các thị trường lớn ( ví dụ: hiện nay
Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc, tác động rõ rệt nhất của việc lệ thuộc hàng
hóa từ Trung Quốc có thể thấy qua giai đoạn Covid19 vừa qua). Tuy nhiên, khi đi vào
cụ thể cũng cần có quy hoạch tổng thể và sự tính toán hợp lý.

6. Mỹ đã từng nói Trung Quốc là thách thức lớn nhất, đồng thời nhấn mạnh 3
điểm - cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc. Song còn
tồn tại sự “đối đãi” khác biệt giữa đảng cộng hòa và đảng dân chủ đối với TQ.
Vậy cạnh tranh - hợp tác - đối thủ trong những khía cạnh/ lĩnh vực nào trong
cuộc chiến thương mại?
Trả lời:
Mỹ đã từng tuyên bố Trung Quốc là thách thức lớn nhất, đồng thời nhấn mạnh
3 điểm: cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc. Tuy nhiên, vẫn
tồn tại sự “đối đãi” khác biệt giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đối với Trung
Quốc.
Cạnh tranh diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ công nghệ, kinh tế đến địa chính trị.
Mỹ và Trung Quốc liên tục áp thuế lên hàng hóa của nhau, hạn chế xuất khẩu công
nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.
Hợp tác vẫn tồn tại trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu, y tế, chống
khủng bố... Hai nước tham gia đàm phán song phương, tham gia các tổ chức quốc tế
và hợp tác nghiên cứu khoa học.
Đối thủ là khía cạnh không thể tránh khỏi trong cuộc chiến thương mại. Mỹ và
Trung Quốc liên tục cạnh tranh ảnh hưởng khu vực, tranh giành thị trường và áp đặt
các biện pháp trừng phạt.
Tóm lại, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là sự đan xen giữa cạnh tranh, hợp
tác và đối đầu. Hai nước vừa hợp tác trong một số lĩnh vực, vừa cạnh tranh gay gắt
trên nhiều mặt trận khác. Sự “đối đãi” khác biệt giữa hai đảng chính trị Mỹ cũng ảnh
hưởng đến cách tiếp cận với Trung Quốc.
7. Hưng : Liệu sự gia tăng thị phần của Việt Nam tại thị trường Mỹ có thể dẫn
đến việc Mỹ áp dụng các biện pháp thương mại phòng vệ đối với Việt Nam
không, giống như cách họ đã làm với Trung Quốc?
Trả lời:
Mức độ gia tăng thị phần của Việt Nam cần phải đáng kể và gây thiệt hại hoặc
đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ trước khi Mỹ có thể
áp dụng TMPV. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đa số là những mặt hàng
nông sản, linh kiện mà Mỹ không có thế mạnh, vì vậy Mỹ khó có thể áp dụng các biện
pháp thương mại phòng vệ đối với việt Nam

8. Thùy Trang: Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc Làm thế
nào để có thể giảm thiểu tác động từ thuế nhập khẩu của Mỹ?
Trả lời:
Để giảm thiểu tác động từ thuế nhập khẩu của Mỹ, các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài tại Trung Quốc có thể xem xét các biện pháp sau:
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Trung Quốc có thể áp dụng một số
biện pháp để giảm thiểu tác động từ thuế nhập khẩu của Mỹ:
Thứ nhất, chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác: FDI có thể chuyển hoạt
động sản xuất sang các quốc gia khác như Việt Nam, Mexico, Thái Lan, v.v. để tránh
thuế Mỹ. Các quốc gia này có chi phí lao động thấp hơn và có thể cung cấp các ưu đãi
thuế cho FDI.
Thứ hai, tăng cường nội địa hóa: FDI có thể tăng cường nội địa hóa nguồn cung
ứng, sử dụng nhiều linh kiện và nguyên liệu do Trung Quốc sản xuất để giảm phụ
thuộc vào Hoa Kỳ. Việc nội địa hóa có thể giúp FDI giảm chi phí logistics và rủi ro
chuỗi cung ứng liên quan đến thuế Mỹ.
Thứ ba, tăng cường hợp tác với các đối tác Trung Quốc: FDI có thể hợp tác với
các đối tác Trung Quốc để chia sẻ chi phí và rủi ro liên quan đến thuế Mỹ. Việc hợp
tác có thể giúp FDI tận dụng lợi thế của các đối tác Trung Quốc, chẳng hạn như mạng
lưới phân phối hoặc kiến thức về thị trường nội địa.
Thứ tư, sử dụng các công cụ pháp lý: FDI có thể tham khảo ý kiến luật sư để
tìm hiểu các công cụ pháp lý có thể giúp họ giảm thiểu tác động từ thuế Mỹ, chẳng hạn
như yêu cầu hoàn thuế hoặc giảm thiểu tranh chấp thương mại.

9. Hoài Nam: Dưới những cáo buộc của Mỹ, Trung Quốc đã thừa nhận các vi
phạm về quyền sở hữu trí tuệ hay chưa và trong cuộc chiến thương mại thì Mỹ
hay Trung Quốc thiệt hại nặng nề hơn?
Trả lời:
Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức thừa nhận những cáo buộc của
Mỹ liên quan đến vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ. Còn việc xác định chính xác nước
nào chịu thiệt hại nhiều hơn trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là một vấn đề rất
phức tạp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cách đánh giá thiệt hại và về thời gian diễn
ra của cuộc chiến. Đây không phải là cuộc chiến một sớm một chiều mà nó vẫn sẽ còn
tiếp tục tiếp diễn, không những trực tiếp ảnh hưởng tới Mỹ và Trung Quốc mà cuộc
chiến còn gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, dựa trên những số
liệu và báo cáo thu thập được, có thể thấy Trung Quốc đôi phần chịu thiệt hại hơn bởi
nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào việc xuất khẩu sang Mỹ, do vậy
Trung Quốc phải chịu thiệt hại do thuế quan và gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều hơn
Mỹ.

10. Diệp: Sự khác biệt giữa chính sách đối ngoại của John Biden và Donald
Trump đối với Trung Quốc có gì khác nhau? Nếu John Biden tiếp tục thắng cử
thì cục diện của mối quan hệ giữa hai nước sẽ như thế nào?
Trả lời:
Về bản chất thì chính sách đối ngoại mà cả 2 vị tổng thống đặt ra đối với Trung
Quốc là giống nhau, còn về cách thực hiện thì có phần khác nhau: Trong khi tổng
thống John Biden chọn cách tăng cường quan hệ quốc với Liên Minh Châu Âu, châu
Á,.. để đối phó với các hành vi của Trung Quốc mà họ coi là đe dọa đến quyền lợi và
giá trị quốc tế thì các chính sách của ông Trump thường tiếp cận các vấn đề quốc tế
một cách đơn phương hoặc theo hướng "Mỹ trước".
Trong năm 2024 sẽ diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, việc John Biden tiếp
tục thắng cử hay không thì mối quan hệ, các chính sách mà Mỹ áp dụng lên Trung
Quốc là không có thay đổi quá nhiều. Sự căng thẳng này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, chỉ
khác là sẽ có phần mềm mỏng hơn.

You might also like