Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

TÂM LÝ HỌC

RHYMTH OF THE SOULS – DỰ ÁN SỬ DỤNG ÂM NHẠC


NHẰM TẠO RA NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỚI TAAM
LÝ VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI NGHE

Thành viên nhóm thực hiện


Đỗ Anh Vũ
Lê Hoàng Việt
Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Bích Ngọc
Lê Thị Thanh Huê

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương

Hà Nội, 05-2024

1
MỤC LỤC

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.................................................................................3


I. Tên dự án:..............................................................................................................3
II. Nhóm thực hiện :...................................................................................................3
III. Thời gian thực hiện...............................................................................................3
IV. Thời điểm báo cáo kết quả...................................................................................3
B. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN............................................................................................3
I, Bối cảnh dự án........................................................................................................3
II. Lý do chọn đề tài...................................................................................................4
III. Đối tượng và phạm vi...........................................................................................5
IV. Phương pháp thực hiện.......................................................................................5
V. Nội dung dự án……………………………………………………………………6
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................................6
1. Lý thuyết của William James và Carl Lange........................................................7
2. Lý thuyết của Leonard Meyer...........................................................................16
3. Lý thuyết của Albert Einstein............................................................................16
4. Lý thuyết của Diana Deutsch............................................................................16
5. Mô hình của Leonard B. Meyer........................................................................16
D. TỔNG QUAN VỀ ÂM NHẠC.......................................................................................6
1. Định nghĩa chung về âm nhạc............................................................................7
2. Thực trạng nghe nhạc hiện nay........................................................................16
3. Lý do nên thường xuyên nghe nhạc.................................................................16
E. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................................................................6
1. Kết quả thực hiện dự án...................................................................................16
1.1. Bảng kế hoạch............................................................................................16
1.2. Nguồn lực thực hiện..................................................................................16
2. Mô tả bảng hỏi và phân tích kết quả khảo sát.................................................16
3. Tổ chức thực hiện dự án..................................................................................16
4. Sản phẩm của dự án.........................................................................................16
F. TỔNG KẾT DỰ ÁN......................................................................................................6
1. Cảm nhận sau buổi sinh hoạt...........................................................................20
2. Ưu điểm và hạn chế còn tồn đọng...................................................................20
3. Bài học kinh nghiệm.........................................................................................20
4. Xác định những nguồn lực đã sử dụng để làm sản phẩm mẫu........................21

2
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................6
PHỤ LỤC......................................................................................................................26

A. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN


I. Tên dự án:
Dự án về tác động tích cực của âm nhạc tới tâm lý và tinh thần của mỗi cá nhân
“Rhythm for Souls”. “Rhythm” ở đây có nghĩa là giai điệu, vần; còn “Souls” được
hàm nghĩa là những tâm hồn. Hiểu một cách đơn giản, “Rhythm for Souls” mang ý
nghĩa là những nốt nhạc có thể đến chạm trái tim và mang lại sự hàn gắn và chữa lành
cho linh hồn của người. Âm nhạc là một ngôn ngữ vô cùng đặc biệt, có thể vuốt bàn
tay qua những dòng lệ, nâng niu trong lòng và kết nối tình yêu thương của chúng ta.
II. Nhóm thực hiện :

STT Họ và tên MSSV Email

1 Đỗ Anh Vũ 22040171 vuanhdo1107@gmail.com

2 Lê Hoàng Việt 20040187 lehoangvieta2k58cp@gmail.com

3 Nguyễn Ngọc Ánh 22040201 nguyenngocanh21042004@gmail.com

4 Nguyễn Bích Ngọc 22040089 ngoc61710304@gmail.com

5 Lê Thị Thanh Huê 22040227 lehue270704@gmail.com

III. Thời gian thực hiện


Thời gian bắt đầu: 07/04/2024
Thời gian kết thúc: 06/05/2024
3
IV. Thời điểm báo cáo kết quả : 08/05/2023

B. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
I, Bối cảnh dự án
Trong thời đại ngày nay, áp lực và căng thẳng trở thành một phần không thể
tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Công việc, học tập, và cuộc sống
xã hội đều đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau, từ việc đạt được
thành công đến việc duy trì mối quan hệ cá nhân và xã hội. Điều này dẫn đến sự gia
tăng đáng kể của các vấn đề về sức khỏe tâm lý, trong đó bệnh tâm lý như lo âu, trầm
cảm và căng thẳng đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, âm nhạc đã và đang được người ta coi là một phương tiện không
thể thiếu trong việc giảm bớt căng thẳng và nâng cao tinh thần. Từ những giai điệu nhẹ
nhàng của nhạc jazz đến những bản nhạc sôi động của EDM, âm nhạc có khả năng tạo
ra một không gian tĩnh lặng hoặc một bầu không khí vui vẻ, tùy thuộc vào tâm trạng
và nhu cầu của mỗi người. Nó không chỉ đơn thuần là một dạng giải trí, mà còn là một
loại hình nghệ thuật thể hiện cảm xúc và kỹ thuật, tạo nên những trải nghiệm tâm linh
sâu sắc và đa chiều.
Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, âm nhạc không chỉ là một phần của văn hóa mà
còn có ảnh hưởng sâu rộng đến cảm xúc và tâm lý mỗi chúng ta. Nó không chỉ là một
phương tiện giải trí, mà còn là một phương tiện để thể hiện cảm xúc, kỷ niệm, và thậm
chí làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực. Âm nhạc có thể kích thích não bộ, kích hoạt
cảm xúc, và giúp chúng ta tạo ra một không gian riêng để thư giãn và tự do bày tỏ bản
thân.
II, Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khi mà con người đang đối mặt với nhiều áp lực và các vấn đề về tâm
lý thì các biện pháp điều trị và hỗ trợ tâm lý đang trở nên ngày càng quan trọng và
được sử dụng rộng rãi. Những biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu căng thẳng mà
còn cung cấp cho mọi người những kỹ năng cần thiết để đối phó và vượt qua những
thách thức về tâm lý một cách tích cực.
Cùng với sự phát triển của những phương pháp này, âm nhạc đã trở thành một
trong những phương tiện được ưa chuộng và phổ biến. Âm nhạc không chỉ là một hình
thức giải trí mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người nghe.
4
Đầu tiên, nó có khả năng làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực như căng
thẳng, lo lắng và stress. Âm nhạc có thể tạo ra một không gian tĩnh lặng và êm dịu,
giúp người nghe tạm gác lại những suy nghĩ phiền muộn và tìm lại sự bình an trong
lòng.
Đồng thời, âm nhạc cũng giúp tăng cường tinh thần lạc quan và sự tự tin,
giúp mọi người tập trung và cảm thấy sảng khoái hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Âm nhạc có thể kích thích não bộ, kích hoạt cảm xúc, và giúp chúng ta tạo ra một
không gian riêng để thư giãn và tự do bày tỏ bản thân. Hơn nữa, âm nhạc còn là
một phương tiện giao tiếp mạnh mẽ, giúp kết nối con người với nhau thông qua
những cảm xúc và trải nghiệm chung.
Đối với một số người, âm nhạc còn trở thành một phần không thể thiếu
trong quá trình tự chăm sóc và tự điều trị tâm lý, giúp họ tìm lại sự cân bằng và
hạnh phúc trong cuộc sống. Âm nhạc không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn
là một phương tiện hỗ trợ tinh thần mạnh mẽ, đem lại sự động viên và niềm tin vào
cuộc sống.một điểm quan trọng hơn nữa là âm nhạc không chỉ là một hình thức
nghệ thuật mà còn là một phương tiện thấu hiểu và kết nối con người với nhau.
Những giai điệu, lời ca và giai điệu thể hiện sự đa dạng và sâu sắc của con người,
từ những cung bậc cảm xúc nhẹ nhàng và lãng mạn đến những biểu cảm mạnh mẽ
và sôi động. Âm nhạc trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống hàng
ngày, đồng hành cùng mọi người qua những khoảnh khắc vui vẻ, buồn bã, hứng
khởi và bất kỳ cảm xúc nào mà chúng ta trải qua.
Bên cạnh đó, nó không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một phương
tiện giáo dục mạnh mẽ, giúp mở rộng tầm nhìn và kiến thức của con người về thế
giới xung quanh. Nhờ vào âm nhạc, chúng ta có thể tìm hiểu và khám phá những
nền văn hóa, truyền thống và giá trị của các dân tộc trên khắp thế giới, từ âm nhạc
dân gian đến những thể loại hiện đại phổ biến.
Cuối cùng, âm nhạc là một nguồn năng lượng tích cực, giúp tạo ra một môi
trường sống tích cực và động viên mọi người đi đến thành công và hạnh phúc.
Bằng cách kết nối cảm xúc và tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ, âm nhạc không
chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một phương tiện giao tiếp mạnh mẽ và
một nguồn động viên tinh thần không ngừng.

5
III. Đối tượng và phạm vi
Dự án dành cho tất cả mọi người trong xã hội
Nhóm không giới hạn phạm vi của dự án. Sản phẩm của nhóm hướng tới tất cả
nhóm người trong cuộc sống. Ai cũng có những câu chuyện muốn và cần được chia sẻ,
vì vậy dự án sẽ được đưa tới tất cả mọi người.
Nhóm muốn khai thác vào khía cạnh tâm lý cũng như cảm xúc của người nghe,
cụ thể hơn là những biến đổi trong tâm lý họ khi được tiếp xúc với âm nhạc – thứ công
cụ giúp cải thiện đáng kể tâm lý người nghe.

IV. Phương pháp thực hiện


Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp định tính và định lượng.
- Các tài liệu và nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
giúp xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu.
- Để đảm bảo giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu, tác giả sử dụng phiếu khảo sát -
thông qua việc thiết kế bảng hỏi Google Form để thu thập dữ liệu. Sau hai tuần triển khai
khảo sát, kết quả nhóm thu được tổng cộng 97 phiếu trả lời.
V. Nội dung dự án
Nhóm tác giả có mong muốn tạo nên một nơi mọi người có thể thoải mái chia
sẻ những câu chuyện của bản than, cùng với việc sử dụng âm nhạc, mỗi buổi sinh
hoạt, mỗi một câu chuyện sẽ mang một màu sắc riêng biệt, từ đó có thể đem lại năng
lượng tích cực cho những người tham gia và lắng nghe.

C. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý thuyết của William James và Carl Lange:
Lý thuyết của William James và Carl Lange, hay còn được biết với cái tên lý
thuyết James – Lange, là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực
tâm lý học về cảm xúc. Về ý tưởng cơ bản, lý thuyết James – Lange giả định rằng cảm
xúc của con người không phải là nguyên nhân của các biểu hiện cơ thể như nhịp tim,
hơi thở, biểu hiện ngoại hình khác,… mà ngược lại, các biểu hiện cơ thể này tạo ra
cảm xúc. Theo lý thuyết, khi chúng ta trải qua kích thích nào đó, các biểu hiện cơ thể
của chúng ta (như nhịp tim, sự co rút của cơ bắp, nhịp thở,…) được gửi tín hiệu đến
6
não, và cảm xúc là kết quả của việc chúng ta nhận ra và hiểu biết về các biểu hiện cơ
thể này
Ví dụ phổ biến được sử dụng để minh họa lý thuyết này là khi bạn nghe nhạc,
bạn cảm thấy thoải mái không phải vì giai điệu nó mang lại, mà là do những biểu hiện
sinh lý của sự thoải mái, thư giãn như giãn cơ, thở nhanh hay chậm tùy vào giai điệu
tạo ra cảm giác thoải mái.
Lý thuyết của James – Lange đã tạo ra cái nhìn mới về mối quan hệ giữa cảm
xúc và biểu hiện cơ thể, mở ra cánh cửa cho nhiều nghiên cứu và thảo luận trong lĩnh
vực tâm lý học

2. Lý thuyết của Leonard Meyer:


Lý thuyết của Leonard Meyer về âm nhạc và cảm xúc là một trong những
phương tiện quan trọng nhất để hiểu các mà âm nhạc tác động tới tâm trạng và tình
cảm của người nghe. Tổng quan về lý thuyết, Leonard Meyer, một nhà nhạc học và
phê bình âm nhạc nổi tiếng, đã cho rằng, để tạo ra cảm xúc và tạo ra các ảnh hưởng
tới tâm lý người nghe, âm nhạc không đơn thuần là một dòng chảy âm thanh mà còn
là một ngôn ngữ truyền đạt cảm xúc và ý nghĩa. Mỗi một bài hát sẽ có một kích thích
khác nhau tới cảm xúc người nghe phụ thuộc vào những yếu tố văn hóa hay ý nghĩ
mà tác giả muốn truyền đạt
3. Lý thuyết của Alber Einstein:
Einstein không nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc, nhưng ông đã thể hiện sự
quan tâm và ước mơ về nó. Dường như, ông tin rằng âm nhạc không chỉ là một loại
nghệ thuật mà còn là một phần quan trọng trong trải nghiệm con người và thậm chí
có thể liên kết với những nguyên tắc vật lý cơ bản.
Một trong những tuyên bố nổi tiếng của Einstein về âm nhạc là: "Tôi tin rằng
âm nhạc là một lời nói thiên về trí tuệ và tinh thần của con người." Ông cảm nhận
rằng âm nhạc không chỉ là một sự đồng thanh, mà còn là một cách để diễn đạt ý
nghĩa và cảm xúc sâu sắc, có thể truyền đạt những ý tưởng và tình cảm mà từ ngôn
ngữ phổ thông không thể.

7
Mặc dù Einstein không phải là một nhà âm nhạc học chuyên nghiệp, quan
điểm của ông về âm nhạc thể hiện sự tôn trọng và sự hiểu biết về sức mạnh của nghệ
thuật này trong cuộc sống con người.
4. Lý thuyết của Diana Deutsch:
Diana Deutsch là một nhà âm nhạc học và nhà tâm lý học người Anh, nổi tiếng
với các nghiên cứu về âm nhạc và âm thanh. Một trong những lĩnh vực nổi bật của
công việc của bà là hiểu biết về hiện tượng ngôn ngữ và âm nhạc, cũng như cách mà
não bộ xử lý thông tin âm thanh.
Diana Deutsch đã nghiên cứu về nhiều chủ đề trong lĩnh vực âm nhạc, bao
gồm cả hiện tượng "âm thanh màu" (trong tiếng Anh, "Phenomenon of Musical
Illusions"), nơi người nghe có thể nghe thấy các hiệu ứng âm thanh mà không có sự
thay đổi thực sự trong âm thanh. Diana Deutsch cũng nghiên cứu về vấn đề như cách
mà não bộ xử lý âm nhạc và cách những yếu tố như biến thể âm thanh và ngôn ngữ
ảnh hưởng đến cách chúng ta nghe và hiểu về âm nhạc.
Tóm lại, công trình nghiên cứu của Diana Deutsch đã đóng góp đáng kể vào
việc hiểu biết về cách mà con người nghe và hiểu về âm nhạc, cũng như về sự tương
tác phức tạp giữa âm thanh, ngôn ngữ và não bộ.
5. Mô hình “Hồi ức” của Leonard B. Meyer:
Mô hình Hồi ức của Meyer đặt ra rằng trải nghiệm nghe nhạc của người nghe
được xây dựng dựa trên các kỳ vọng và hồi ức về những gì đã nghe trước đó. Ông đề
xuất rằng người nghe đánh giá và cảm nhận một tác phẩm âm nhạc dựa trên cảm
nhận của họ về các yếu tố âm nhạc và cảm xúc mà tác phẩm đó gợi lên, và cũng dựa
trên kinh nghiệm âm nhạc của họ từ quá khứ.
Theo mô hình này, khi người nghe nghe một tác phẩm âm nhạc, họ sẽ tạo ra
các kỳ vọng về cách mà âm nhạc sẽ phát triển dựa trên những gì họ đã nghe trước đó
trong tác phẩm hoặc trong các tác phẩm khác của cùng một thể loại. Những kỳ vọng
này cung cấp khung cảnh cho trải nghiệm nghe nhạc của họ và có thể tạo ra sự kỳ
vọng và hứng thú.
Mô hình Hồi ức cũng giải thích cách mà âm nhạc có thể tạo ra sự bất ngờ và
hứng thú bằng cách phá vỡ hoặc làm thay đổi các kỳ vọng của người nghe. Những

8
thay đổi này có thể tạo ra sự kích thích và cảm xúc mạnh mẽ, và cũng có thể giúp tạo
ra sự sáng tạo và đổi mới trong âm nhạc.
Tóm lại, mô hình Hồi ức của Leonard Meyer là một cách tiếp cận quan trọng
trong việc hiểu cách mà người nghe tương tác với âm nhạc, dựa trên cảm nhận của
họ về các kỳ vọng và hồi ức âm nhạc từ quá khứ.

D. TỔNG QUAN VỀ ÂM NHẠC


1. Định nghĩa về âm nhạc:
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung
bậc cảm xúc, tình cảm của con người. Âm nhạc gồm hai thể loại chính là thanh nhạc
và khí nhạc
- Thanh nhạc: âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả, thể hiện ý tưởng, cảm
xúc, tâm tư tình cảm
- Khí nhạc: âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ. Vì
thế, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng tưởng cho thính
giả
2. Thực trạng nghe nhạc hiện nay:
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và
chúng ta thường vô thức tìm đến âm nhạc mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, stressed. Ví dụ
như ta thường nghe nhạc ballad, nhạc cổ điển, không lời, nhạc thiền; hát karaoke với
bạn bè; hát trong lúc tắm; nghe nhạc trong lúc tập thể dục; …
Âm nhạc trị liệu (Music therapy) là phương pháp tâm lý trị liệu phát triển khá
lâu ở Mỹ và một số nước phương tây. Tại Trung Quốc, phương pháp này cũng phát
triển rất mạnh và là mốt thời thượng. Trị liệu bằng âm nhạc là một phương pháp trị
liệu sử dụng các đặc tính cải thiện tâm trạng tự nhiên của âm nhạc để giúp mọi người
nâng cao sức khỏe toàn diện, thường bao gồm các hoạt động như: sáng tác nhạc và lời
bài hát, nghe nhạc, ca hát, nhảy/khiêu vũ, … Phương pháp này có thể mang lại nhiều
lợi ích cho những ai đang mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu, đồng thời hỗ trợ cải thiện
chất lượng cuộc sống. Bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm và hưởng lợi với liệu pháp
này, ngay cả khi họ không có kiến thức nền về âm nhạc.
3. Lý do nên thường xuyên nghe nhạc:
9
Tùy thuộc vào loại nhạc chúng ta nghe, âm nhạc có thể giảm bớt căng thẳng
bằng cách giảm mức cortisol, là hormone được tiết ra để phản ứng với căng thẳng. Một
nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh mối liên hệ giữa âm nhạc và giảm căng thẳng ở
bệnh nhân nhi trong phòng cấp cứu. “Trong một thử nghiệm trên mẫu là 42 trẻ em từ 3
đến 11 tuổi, các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta đã phát hiện ra rằng, những bệnh
nhân nghe nhạc thư giãn trong khi được đặt ống truyền tĩnh mạch cho thấy ít cảm giác
đau hơn đáng kể và một số trẻ tỏ ra ít khó chịu hơn đáng kể so với những bệnh nhân
không nghe nhạc.” Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng
nghe nhạc giúp bộ não giải phóng dopamine, một dạng dẫn truyền thần kinh giúp bạn
cảm thấy hạnh phúc.
Thói quen nghe những bài hát yêu thích sẽ giúp bạn giảm hormone gây căng
thẳng trong cơ thể và những triệu chứng căng thẳng mãn tính. Đây là một phát hiện
quan trọng vì căng thẳng chiếm 60% nguyên nhân gây các loại bệnh.
Làm giảm triệu chứng trầm cảm: Liệu pháp âm nhạc có thể là một phương pháp
điều trị an toàn và hiệu quả đối với một loạt các rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm.
Một nghiên cứu trên tạp chí Tâm thần Quốc tế cho thấy, ngoài việc làm giảm trầm cảm
và lo lắng ở những bệnh nhân mắc chứng bệnh tâm thần như chứng mất trí, đột quỵ và
bệnh Parkinson. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, âm nhạc cổ điển và thiền định
mang lại những lợi ích lớn nhất cho tâm trạng.
Theo J.Wagner, nhà tâm lý trị liệu người Pháp: "Âm nhạc bắt đầu nơi mà khả
năng của những lời nói chấm dứt". Thực tế âm nhạc là một phương cách biểu lộ và
trao đổi vốn có thể hỗ trợ cho những người sống khép kín, có tác động tích cực chống
stress, những chứng bệnh thần kinh và tâm lý như bệnh Alzheimer, tự kỷ, thiểu năng
trí tuệ.

E. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN:


1. Kết quả thực hiện dự án:
1.1. Bảng kế hoạch:
Kế hoạch thực hiện dự án:
- Sản phẩm chính: Một buổi sinh hoạt chung và nghe nhạc do nhóm tác giả hợp
tác với câu lạc bộ AC4U (Art Club for ULISERS and you).
- Sản phẩm phụ: Fanpage truyền thông trên Facebook.

10
Bảng kế hoạch thực hiện dự án:

Giai đoạn Thời gian Nội dung công việc

Giai đoạn 1: Xây dựng 07/04/2024 Thống nhất tên và thông điệp dự án
cơ sở lý luận và cơ sở tới
Lập kênh truyền thông trên Facebook
thực tiễn. Lên kế 30/04/2024
hoạch cho sản phẩm
đầu ra. Lập bảng dự trù kinh phí phát sinh

Tìm và khái quát tài liệu làm cơ sở lý luận


của đề tài

Xây dựng bảng câu hỏi điều tra và phỏng


vấn

Tạo khảo sát qua Google Form

Thu thập dữ liệu điều tra và phỏng vấn

Tổng hợp, xử lý, phân tích kết quả khảo


sát, phỏng vấn đã thu được làm cơ sở thực
tiễn cho đề tài và tư liệu cho sản phẩm
chính

Lên kế hoạch bài đăng trên fanpage truyền


thông

11
Xây dựng khung kịch bản cho sản phẩm
chính

Giai đoạn 2: Tổ chức 01/05/2024 Triển khai đăng bài trên fanpage truyền
thực hiện và hoàn tới thông
thiện sản phẩm đầu ra 04/05/2024

Lên kế hoạch tổ chức 1 buổi nghe nhạc


chung

Thảo luận về kịch bản chương trình, điều


chỉnh và hoàn thiện kịch bản

Thuê địa điểm ghi hình sản phẩm chính

Chuẩn bị hậu cần - kỹ thuật

Tổng duyệt

Ghi hình sản phẩm chính

Biên tập và duyệt sản phẩm chính

Giai đoạn 3: Thu thập 04/05/2024 Thu thập feedback từ người tham gia và
feedback và tổng kết tới fanpage
dự án 06/05/2024
Quảng bá tới các đối tượng mục tiêu

12
Tổng kết và báo cáo dự án

1.2. Nguồn lực thực hiện:


Về nhân lực, các đầu việc được điều phối và xúc tiến giữa 5 thành viên trong
nhóm theo mục tiêu về thời gian đã đề ra, có sự điều chỉnh xuyên suốt quá trình làm
việc để đáp ứng các yếu tố phát sinh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ từ thành viên câu
lạc bộ AC4U.
Về tài chính, ngân sách cho chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án
được các thành viên trong nhóm thống nhất đóng góp theo nguyên tắc bình đẳng,
tổng kết và chia đều vào cuối khóa học.
Về hậu cần - kỹ thuật, sử dụng tài nguyên sẵn có của nội bộ nhóm hoặc mượn
ngoài: máy tính, máy quay và điện thoại ghi hình, mic thu âm, tripod dựng máy, phần
mềm biên tập video, phần mềm thiết kế truyền thông.

2. Mô tả bảng hỏi và phân tích kết quả khảo sát:

Mô tả bảng hỏi:

Phần 1: Thông tin cơ bản

Câu 1. Giới tính của bạn

Nam

Nữ

LGBTQA+

Không muốn tiết lộ

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của các nhóm giới tính cụ thể về thực trạng mức độ
căng thẳng và áp lực. Đồng thời, tìm hiểu quan điểm, lựa chọn trong phương pháp
làm giảm stress

13
Câu 2. Bạn là sinh viên năm mấy?

Năm nhất

Năm hai

Năm ba

Năm tư

Mục đích: Phân loại độ tuổi lựa chọn Nghe nhạc là phương pháp giảm stress

Phần 2: Khảo sát về mức độ căng thẳng và áp lực

Câu 1: Tần suất bạn phải đối mặt với căng thẳng và áp lực

Không bao giờ

Thi thoảng

Thường xuyên

Mỗi ngày

Mục đích: Đánh giá mức độ căng thẳng và áp lực của người tham gia phải đối mặt
trong cuộc sống hàng ngày

Câu 2: Trên thang điểm từ 1 đến 5, bạn hãy đánh giá mức độ stress của bạn dạo gần
đây

1: Không thấy gì

5: Cực kỳ stress

Mục đích: Đo lường tác động của căng thẳng và áp lực đến cuộc sống và sức khỏe
của người tham gia

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến stress của bạn là gì? Có thể chọn trên 2 lựa chọn

14
Vấn đề sức khỏe

Tự áp lực bản thân (kỳ vọng cao vào kết quả công việc...)

Áp lực về tài chính

Áp lực từ các mối quan hệ (áp lực đồng trang lứa, kỳ vọng của gia đình...)

Khác

Mục đích: Xác định các nguyên nhân cụ thể dẫn đến stress trong cuộc sống của
người tham gia

Câu 4: Phương pháp bạn thường lựa chọn để giảm thiểu căng thẳng áp lực âu lo là gì?

Tâm sự với người khác (người nhà, bạn bè, các mối quan hệ xung quanh,...)

Tập thể dục

Thiền định

Viết nhật ký

Xem phim

Nghe nhạc

Lướt web (facebook, tiktok, instagram,...)

Khác

Mục đích: Phân tích các xu hướng về cách mọi người đối phó với căng thẳng, áp lực
và lo âu

Phần 3: Ảnh hưởng của âm nhạc tới tâm lý tinh thần người nghe

Câu 1: Từ 1 đến 5, Tần suất nghe nhạc của bạn?

1: Không bao giờ

15
5: Hằng ngày

Mục đích: Mức độ yêu thích âm nhạc và tìm hiểu xem âm nhạc đóng vai trò quan
trọng như thế nào trong cuộc sống của mỗi người tham gia

Câu 2: Dòng nhạc bạn thích nghe là gì?

Pop

Country

Rock

R&B

Dance

Jazz

Khác

Mục đích: Xác định xu hướng âm nhạc nhằm đưa ra thể loại nhạc, bài hát phù hợp
với nhu cầu của người tham gia trong các hoạt động của buổi thường thức

Câu 3: Khi stress, bạn chọn âm nhạc là liều thuốc cho tâm hồn thì cảm nhận sau khi
nghe nhạc của bạn như thế nào

Thoải mái, vui vẻ

Được đồng cảm

Đau khổ

Khác

Mục đích: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của âm nhạc đến tâm sinh lý của người
đang gặp stress

Câu 4: Chia sẻ thêm về cảm nhận sau khi nghe nhạc nhé?
16
Mục đích: Thu thập thêm dữ liệu cá nhân về hiệu quả của phương pháp trị liệu âm
nhạc trong việc giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần

Câu 5: Bạn có thích nghe nhạc cùng người khác

Không

Tùy trường hợp

Mục đích: Xác định thói quen nghe nhạc của người tham gia để lựa chọn hình thức
tổ chức buổi thường thức phù hợp với nhu cầu số đông

Phần 4: Khảo sát về dự án “Rhythm for Souls”

Câu 1: Thể loại nhạc bạn muốn xuất hiện nhiều trong buổi thường thức đó là gì? Bạn
có thể đề xuất bài hát bản thân yêu thích nhé

Mục đích: Nắm bắt sở thích âm nhạc của người tham gia để lựa chọn thể loại nhạc
phù hợp cho buổi thường thức, đồng thời nhằm thu hút được nhiều người tham
dự

Câu 2: Thời lượng buổi thường thức mà bạn cho là hợp lý?

Dưới 30 phút

30 - 60 phút

60 - 120 phút

Mục đích: Quyết định lượng thời gian buổi thưởng thức diễn ra sao cho phù hợp
với nhu cầu số đông

Câu 4: Nếu buổi thường thức âm nhạc có bài hát, thể loại nhạc bạn yêu thích thì bạn
có hứng thú tham gia không?


17
Không

Mục đích: Đo lường mức độ quan tâm và dự đoán khả năng tham gia của đối tượng
vào buổi thường thức âm nhạc

Câu 5: Bạn có sẵn sàng giúp chúng mình chia sẻ dự án âm nhạc này tới với mọi người
chứ?

Tất nhiên rồi

Mình thấy phân vân

Khác

Mục đích: Tìm kiếm sự hỗ trợ truyền thông, đo lường mức độ quan tâm và dự
đoán khả năng tham gia của đối tượng vào buổi thường thức âm nhạc

Từ những câu trả lời mà nhóm nhận về được, nhóm tác giả bắt đầu phân tích
câu hỏi khảo sát.

Phần 1: Thông tin cơ bản

Câu 1

18
Kết quả cho thấy trong số 97 người tham gia khảo sát thì 64,9% là nam và 30,9 % là
nữ, các bạn thuộc LGBTQA +

Câu 2:

Chủ yếu độ tuổi của đối tượng khảo sát là năm hai với tỉ lệ vượt trội là 70,1%. Còn lại
là năm nhất, năm ba, năm tư. Số đối tượng năm nhất chưa đến 10%

Phần 2: Khảo sát về mức độ căng thẳng và áp lực

Câu 1

19
Tỉ lệ sinh viên gặp stress thường xuyên lên đến 75,3% trong tổng số 97 câu trả lời. Tần
suất Thi thoảng và Mỗi ngày lần lượt là 13,4% và 9,3%. Chỉ có 2 câu trả lời là Không
bao giờ gặp stress.

Câu 2:

1: Không thấy gì

5: Cực kỳ stress

Trên thang điểm về mức độ stress thời gian gần đây, có đến 70% số sinh viên đang có
mức độ stress ở thang điểm số 4

20
Câu 3:

Ảnh hưởng của Tự áp lực bản thân (kỳ vọng cao vào kết quả công việc...) và Áp lực về
tài chính là hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến stress của 97 sinh viên tham gia khảo sát

Câu 4:

Theo thống kê, nghe nhạc là phương pháp giảm stress được yêu thích nhất, chiếm
đến 85,6%, theo sau là tập thể dục (64,9%) và tâm sự với người khác (25,8%)

Phần 3: Ảnh hưởng của âm nhạc tới tâm lý tinh thần người nghe

Câu 1:

21
1: Không bao giờ

5: Hằng ngày

Tần suất nghe nhạc của đại đa số các bạn sinh viên là hằng ngày. Từ đó, khẳng định
tầm quan trọng của âm nhạc trong cuộc sống sinh hoạt tinh thần của người tham gia
khảo sát.

Câu 2:

Với tỉ lệ gần như ngang bằng nhau, Pop và R&B là hai dòng nhạc được ưa thích và trở
thành hai lựa chọn sáng giá nhất cho buổi thường thức âm nhạc.

22
Câu 3:

Cảm xúc chủ yếu sau khi nghe nhạc của người tham gia khảo sát là “Thoải mái, vui vẻ”
với 83,5%. Trong khi đó, “Được đồng cảm” chiếm phần lớn tỉ lệ phần trăm còn lại
(32%). Như vậy, âm nhạc mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến 97 bạn sinh viên làm
khảo sát.

Câu 4. Chia sẻ thêm về cảm nhận sau khi nghe nhạc nhé? (13 câu trả lời)

10 câu trả lời mang cảm nhận tích cực

1. vui
2. Tớ thấy khi nghe nhạc buồn trong lúc quá tải thông tin thì thấy có phần nào đó
nhẹ nhàng hơn
3. Tớ thường vừa nghe nhạc vừa làm việc để vibe được chill hơn
4. Tớ nghe nhạc cho vui, mỗi khi tớ có hứng là mở nhạc lên
5. Tớ thấy nhẹ người hơn sau khi nghe một bài hát mà khớp với tâm trạng của tớ
6. Hạnh phúc, trút bỏ lo lắng
7. Được chia sẻ
8. Được thư giảng, có khoảng thời gian nhìn lại
9. Mình có cơ hội được hòa mình vào giai điệu
10. Tốt

23
2 câu trả lời mang cảm nhận tiêu cực

1. Cảm xúc vẫn tệ


2. Tớ rất bận nên hiếm khi có hứng để mà nghe nhạc

Kết quả này một lần nữa khẳng định những ảnh hưởng tích cực mà âm nhạc đem lại
đến sức khỏe tinh thần của các bạn sinh viên.

Câu 5

Hơn 60% sinh viên chọn "Tùy trường hợp" khi được hỏi về việc thích nghe nhạc cùng
người khác, cho thấy tiềm năng cao cho sự tham gia của họ vào buổi thường thức âm
nhạc cộng đồng trong môi trường phù hợp.

Phần 4: Khảo sát về dự án “Rhyme for Souls”


24
Câu 1

Dựa trên biểu đồ, nhạc Pop là thể loại được yêu thích nhất cho buổi thường thức âm
nhạc. Do đó, các bài hát Pop sẽ chiếm phần lớn trong chương trình. Nhạc R&B sẽ
được cân nhắc cho danh sách dự bị nếu thời gian cho phép.

Câu 2

Thời lượng 30 - 60 phút được cho là phù hợp nhất cho buổi thường thức âm nhạc
theo ý kiến của hầu hết các sinh viên.

Câu 3

25
Hứng thú, “Có” tham gia của người làm khảo sát gần như 100% khi có sự xuất hiện
của bài hát, thể loại nhạc yêu thích. Mức độ yêu thích âm nhạc cao của người tham
gia khảo sát là yếu tố then chốt thúc đẩy họ tham gia buổi thường thức âm nhạc.

Câu 4

90,7% người tham gia khảo sát đồng ý chia sẻ chương trình, thể hiện sự quan tâm của
họ đối với buổi thường thức âm nhạc.
3. Tổ chức thực hiện dự án:

a) Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận. Lên kế hoạch cho sản phẩm đầu ra

26
Thời gian hoàn Nội dung công việc Đảm
thành nhận

07/04 Thống nhất tên, thông điệp của dự án Cả nhóm

Tiến hành brainstorming trong nội bộ nhóm, đưa ra


các đề cử, thảo luận chọn ra ý tưởng phù hợp nhất.

Tìm và khái quát tài liệu Cả nhóm

Thực hiện tìm kiếm các nghiên cứu, sách báo, tài liệu
chuyên môn liên quan đến đề tài. Các tài liệu tìm
được xoay quanh: Chấp nhận bản thân và các khái
niệm liên quan, Bất đồng cái tôi, REBT.

Từ các tài liệu tìm được, khái quát thành cơ sở dữ liệu


và sắp xếp theo APA.

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra và phỏng vấn Cả nhóm

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã khái quát và quan sát


thực tiễn để xây dựng bộ câu hỏi.

- Bộ câu hỏi điều tra gồm 4 phần. Phần 1 nhằm thu


thập thông tin chung của đối tượng khảo sát. Phần 2
sẽ đánh giá được mức độ căng thẳng, stressed và
cách đối phó của người tham gia khảo sát. Phần 3
nhằm đánh giá những tác động tích cực của âm nhạc

27
tới người nghe. Phần 4 sẽ giúp nhóm tác giả có những
kế hoạch để thực hiện dự án “Rhymth of the Souls”.

27/04 Thu thập dữ liệu qua điều tra và phỏng vấn

Điều tra được tiến hành qua Google Form, vận động Cả nhóm
điền khảo sát chủ yếu thông qua các nhóm lớp chính
quy, lớp học phần tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội.

Đối tượng khảo sát được xác định phần lớn hiện đang
là sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội.

Xử lý và phân tích dữ liệu thu được qua điều tra và phỏng vấn

Xử lý dữ liệu định lượng bằng phương pháp thống kê Ánh


toán học sử dụng phần mềm Google trang tính.

Phân tích dữ liệu điều tra Vũ, Ánh

30/04 Xây dựng khung kịch bản cho chương trình nghe Cả nhóm
nhạc

Dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập được, xây dựng


khung kịch bản chương trình

28
Bắt đầu quảng bá truyền thông cho buổi sinh hoạt
nghe nhạc chung

Tăng độ nhận diện, người tham gia thông qua chia sẻ


vào các nhóm lớp, lan tỏa trên trang cá nhân, tới
người quen.

b) Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện buổi nghe nhạc chung

Thời gian Nội dung công việc Đảm nhận

hoàn thành

1/5 Tìm hỗ trợ cho dự án, cụ thể là câu lạc bộ AC4U Vũ

Người hỗ trợ: Trần Đặng Diệu Ly, sinh viên năm 2


khoa sư phạm Tiếng Anh, hiện đang là thành viên của
câu lạc bộ AC4U.

Gửi email trình bày ý tưởng dự án và buổi sinh hoạt.

29
Thảo luận và điều chỉnh kịch bản Cả nhóm

Nhờ người hỗ trợ tư vấn, nhận feedback và điều


chỉnh nội dung, dung lượng buổi sinh hoạt

2/5 Thuê địa điểm tổ chức


Chuẩn bị hậu cần - kỹ thuật

Địa điểm tổ chức: Không gian ươm mầm khởi nghiệp Huê
sáng tạo (nóc nhà A9)
Liên hệ quán xin phép tổ chức.

Chuẩn bị máy quay và đạo cụ Huê

3/5 Tổ chức buổi sinh hoạt nghe nhạc chung cả nhóm

Setup: cả nhóm
Kiểm tra âm thanh: Huê

c) Giai đoạn 3: Thu thập phản hồi và đánh giá sản phẩm dự án

Thời gian Nội dung công việc Đảm nhận

hoàn thành

30
Ánh, Vũ
4/5 Thu thập feedback từ người tham gia

Xin cảm nhận sau buổi nghe nhạc sau khi tới hồi
kết.

Tổng hợp kết quả feedback

từ 4/5 tới Tổng kết và hoàn thành báo cáo dự án Cả nhóm


6/5

Hoàn tất nội dung báo cáo dự án Cả nhóm

Tổng hợp, chỉnh sửa và duyệt báo cáo dự án Vũ

Chuẩn bị slide thuyết trình bảo vệ dự án Huê, Ngọc

Thuyết trình báo cáo dự án Cả nhóm

4. Sản phẩm của dự án


Buổi sinh hoạt nghe nhạc chung: Rhythm of the Souls.
Thời lượng: 60 phút
Ngày tổ chức: 03/05/2024
Nội dung:
Nhóm tâm lý học số 5 của lớp của lớp Tâm lý học PSF3007-5 kết hợp cùng bạn
Ly đến từ câu lạc bộ AC4U thực hiện chương trình. Chương trình được tổ chức với
mục đích tạo ra không khí thoải mái thư giãn sau khi nghe nhạc. Chương trình bao
gồm:

31
- Giới thiệu sơ lược về âm nhạc và những tác dụng của âm nhạc tới tinh thần và
trạng thái tâm lý: do bạn Việt phụ trách.
- Tiết mục chính: Cả nhóm và mọi người tham gia đều thực hiện. Lúc này một
danh sách nhạc đã được chọn lọc từ trước dựa trên gu nhạc đã thu thập được
của mọi người bắt đầu phát. Bên cạnh việc lắng nghe, mọi người hoàn toàn có
thể làm thêm bất cứ việc gì mình muốn, giao lưu với người khác.
- Đến cuối chương trình, thu thập cảm nhận cũng như feedback về buổi nghe
nhạc: Do cả nhóm phụ trách.

Bên cạnh đó, việc tổ chức buổi sinh hoạt như vậy, vừa giúp mọi người đạt
được trạng thái tâm lý tốt nhất, vừa giúp mọi người xây dựng thêm những mối quan
hệ xung quanh. Nhóm tác giả cũng đã truyền tải được những thông điệp của dự án
thông qua những nội dung có trong chương trình.

E. TỔNG KẾT DỰ ÁN:


1. Cảm nhận sau buổi sinh hoạt
Giới thiệu:
Buổi tối của ngày 3/5/2024 vừa qua đã chứng kiến sự sống động và ấm áp của
trải nghiệm thưởng thức âm nhạc ‘Rhythm for Souls’, với những tiết mục từ các giọng
ca tài năng đến từ câu lạc bộ Âm Nhạc của ULIS. Báo cáo này nhằm mục đích cung
cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về sự kiện, nắm bắt bản chất, các buổi biểu diễn
và phản ứng của khán giả.
Tổng quan sự kiện:
Buổi hòa nhạc nhỏ, được tổ chức bởi sự hợp tác giữa CLB Âm Nhạc của ULIS
và nhóm page ‘Rhythm for Souls’, là một dịp để có thể khảo sát . Với sức chứa giới
hạn của địa điểm, bầu không khí trở nên ấm cúng và mời gọi, tạo điều kiện cho một
mối liên kết cá nhân giữa các nghệ sĩ và khán giả. Buổi hòa nhạc có sự tham gia của
một dàn nhạc đa dạng về các thể loại, hứa hẹn một buổi tối đầy niềm vui âm nhạc cho
người tham dự.

Các tiết mục biểu diễn:

32
Tiết mục mở màn:

- Buổi hòa nhạc bắt đầu bằng một buổi biểu diễn sôi động. Sự hiện diện năng
động và năng lượng lan tỏa của họ đã tạo ra bầu không khí cho buổi tối, ngay
lập tức thu hút khán giả.
- Các tiết mục biểu diễn chính:
o Bài “Kẻ cắp gặp bà già” của Hoàng Thùy Linh: Sau buổi mở màn, bạn
Hoàng Thị Hạnh đã lên sân khấu, làm sôi động không khí và đưa khán
giả vào trạng thái hào hứng. Buổi biểu diễn của bạn được dùng để nâng
cao bầu không khí, để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả, và chuẩn bị
khán giả cho màn biểu diễn tiếp theo.
o Bài “Cứ chill thôi” của Chillies, Suni Hạ Linh và Rhymastic: Buổi biểu
diễn chính thứ hai của buổi tối, bạn Trần Khánh Quang và bạn Tô Quang
Vinh lên sân khấu cùng bạn Hạnh, mang đến một hương vị khác cho
buổi hòa nhạc với sự biểu diễn năng động. Những giai điệu bắt tai của họ
đã khiến khán giả nhảy múa và hát cùng, tạo ra một bầu không khí của
niềm vui và hứng khởi.
o Bài “Bài hát đếm số” của Y Tiết: Bạn Vinh ở lại trên sân khấu để biểu
diễn, làm đắm chìm khán giả với màn biểu diễn vui nhộn và đầy cá tính.
Buổi biểu diễn tự nhiên của bạn là điểm nhấn của buổi hòa nhạc, khiến
mọi người ngưỡng mộ tài năng của Vinh.
o Bài “Kiss and Make Up” của Dua Lipa và BLACKPINK: bạn Hạnh và
bạn Vũ Quỳnh Nhi song ca và dẫn chương trình đến khúc nghỉ giữa
buổi.
o Sau khi phần nghỉ giữa buổi xong thì mọi người bắt đầu request tự do bài
nhạc: “Always Remember Us This Way” - Lady Gaga, “Cắt Đôi Nỗi
Sầu” - Tăng Duy Tân, ……
Phản ứng từ khán giả:
Phản ứng của khán giả đối với buổi hòa nhạc là hết sức tích cực, những người
tham dự bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những tài năng được thể hiện và biết ơn vì có cơ
hội trải nghiệm một sự kiện đáng nhớ như vậy. Bầu không khí ấm áp đã thúc đẩy sự
tương tác chân thật giữa người biểu diễn và khán giả, tạo ra cảm giác cộng đồng và

33
tình bạn thân thiết. Mặc dù điều kiện thời tiết không lý tưởng nhưng sự kiện vẫn diễn
ra suôn sẻ, thu hút một lượng lớn khán giả. Có thể cảm nhận được bầu không khí sôi
động, khách mời hài lòng với sự lựa chọn bài hát và màn trình diễn của câu lạc bộ.
Kết luận:
Tóm lại, buổi hòa nhạc nhỏ tổ chức tại tòa A9 được nói chung là thành công,
thể hiện sự giàu có về tài năng âm nhạc trong cộng đồng địa phương. Từ những buổi
biểu diễn cuốn hút đến bầu không khí ấm áp, sự kiện đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tất
cả những người tham dự, khẳng định sức mạnh của âm nhạc để hòa mình và nâng cao
tinh thần.
2. Ưu điểm và hạn chế còn tồn đọng:
Về ưu điểm, nhóm tác giả đã làm được những điều sau:
- Tổng kết các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa âm
nhạc và cảm xúc của con người để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai
dự án.
- Điều tra tình trạng mức độ stress, nguyên nhân dẫn đến stress và những phương
pháp giải tỏa stress ở sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Xây dựng nội dung dự án dựa trên các chia sẻ và vấn đề thực tế được sinh viên
đưa ra, nhằm tăng tính chính xác trong việc xây dựng playlist của buổi hòa
nhạc.
- Hoàn thành công việc theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo sự đầu tư và chất lượng
cao trong từng giai đoạn và sản phẩm đầu ra.
Bên cạnh những điều nhóm tác giả đã làm được, dự án vẫn còn một số những
thiếu xót. Do thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn (chỉ trong 15 tuần học) nên nhóm
tác giả chưa thể nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết một cách sâu rộng và toàn diện về
ảnh hưởng tích cực của âm nhạc đối tâm trạng và cảm xúc của người nghe. Quá trình
đưa ra bảng hỏi và thu thập kết quả khảo sát còn gặp nhiều khó khăn, bảng hỏi thiết kế
chưa được chặt chẽ dẫn đến nhóm tác giả phải sửa đi sửa lại nhiều lần dưới sự góp ý
của giáo viên hướng dẫn. Các thành viên nhóm đều chưa có kinh nghiệm và thông
thạo những kỹ năng phân tích dữ liệu bằng các công cụ phần mềm hỗ trợ nên việc
phân tích kết quả khảo sát thực hiện theo cách thủ công nên phải rất thận trọng để
không bị sai số liệu. Một vấn đề nổi bật nữa là tài liệu nghiên cứu nhóm tìm được dù
khá phong phú nhưng lại có hướng đi khác với đề tài nghiên cứu của nhóm, vì vậy
34
lượng thông tin có thể chắt lọc được không nhiều và một số khía cạnh của nghiên cứu
vẫn chưa được chặt chẽ. Hy vọng kết quả của dự án này có thể ứng dụng được trong
thực tiễn cá nhân của những người đang gặp vấn đề tâm lý và lựa chọn âm nhạc như
một công cụ chữa lành.

3. Bài học kinh nghiệm:

Thông qua dự án lần này, nhóm tác giả đã đúc kết được những kinh
nghiệm sau:

Đầu tiên về cách quản lý thời gian và điều phối nguồn lực hiệu quả. Để sử
dụng tài nguyên thời gian một cách hiệu quả, cần có sự phân công rõ ràng và công
bằng trong nhóm dự án, đảm bảo sự đồng thuận về tinh thần, đóng góp và hiểu biết về
dự án từ mỗi cá nhân, cũng như giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên. Ngoài ra, cần
chuẩn bị các kế hoạch dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ.

Thứ hai đó chính là luôn phải đặt đối tượng mục tiêu ở trung tâm. Trong
quá trình quảng bá dự án, luôn cần tập trung vào đối tượng mục tiêu, cố gắng tiếp cận
và cảm thông với các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Sự tập trung quá mức vào
lý thuyết, phụ thuộc vào các khung cứng hoặc tư duy bảo thủ có thể dẫn đến bỏ lỡ các
hành động quan trọng, gây cản trở trong giao tiếp và không tạo ra giá trị thực sự cho
đối tượng.

Tiếp theo, nhóm tác giả sẽ tổng kết những học thuyết về dự án. Dự án tổng
kết một số học thuyết và nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho mối quan hệ giữa âm
nhạc và cảm xúc của con người. Sau đó, một cuộc khảo sát thực tế trên sinh viên của
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tiến hành. Kết quả cho thấy
việc sử dụng âm nhạc để giảm thiểu căng thẳng và áp lực là điều khả thi, tuy nhiên bởi
lẽ dự án còn sơ sài nên những hiệu quả này có thể không rõ ràng.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gabrielsson, A., & Lindström, E. (2010). The role of structure in the musical
expression of emotions. In P. N. Juslin & J. A. Sloboda (Eds.), Handbook of music and
emotion: Theory, research, applications (pp. 367-400). Oxford University Press.

2. Juslin, P. N., & Västfjäll, D. (2008). Emotional responses to music: The need
to consider underlying mechanisms. Behavioral and Brain Sciences, 31(5), 559-575.

3. Koelsch, S. (2010). Towards a neural basis of music-evoked emotions.


Trends in Cognitive Sciences, 14(3), 131-137.

36
4. Menon, V., & Levitin, D. J. (2005). The rewards of music listening:
Response and physiological connectivity of the mesolimbic system. NeuroImage,
28(1), 175-184.

5. Peretz, I., & Zatorre, R. J. (2005). Brain organization for music processing.
Annual Review of Psychology, 56, 89-114.

6. Salimpoor, V. N., Benovoy, M., Larcher, K., Dagher, A., & Zatorre, R. J.
(2011). Anatomically distinct dopamine release during anticipation and experience of
peak emotion to music. Nature Neuroscience, 14(2), 257-262.

7. Juslin, P. N. (2013). From everyday emotions to aesthetic emotions: Towards


a unified theory of musical emotions. Physics of Life Reviews, 10(3), 235-266.

8. Juslin, P. N., Liljeström, S., Västfjäll, D., & Lundqvist, L. O. (2010). How
does music evoke emotions? Exploring the underlying mechanisms. In P. N. Juslin &
J. A. Sloboda (Eds.), Handbook of music and emotion: Theory, research, applications
(pp. 605-642). Oxford University Press.

9. Scherer, K. R., & Zentner, M. R. (2008). Music evoked emotions are


different—more often aesthetic than utilitarian. Behavioral and Brain Sciences, 31(5),
595-596.

10. Eerola, T., & Vuoskoski, J. K. (2013). A review of music and emotion
studies: Approaches, emotion models, and stimuli. Music Perception: An
Interdisciplinary Journal, 30(3), 307-340.

11. Juslin, P. N., & Laukka, P. (2004). Expression, perception, and induction of
musical emotions: A review and a questionnaire study of everyday listening. Journal
of New Music Research, 33(3), 217-238.

12. Khalfa, S., Peretz, I., Blondin, J. P., & Manon, R. (2002). Event-related skin
conductance responses to musical emotions in humans. Neuroscience Letters, 328(2),
145-149.

37
13. Grewe, O., Nagel, F., Kopiez, R., & Altenmüller, E. (2007). Emotions over
time: Synchronicity and development of subjective, physiological, and facial affective
reactions to music. Emotion, 7(4), 774-788.

14. Blood, A. J., & Zatorre, R. J. (2001). Intensely pleasurable responses to


music correlate with activity in brain regions implicated in reward and emotion.
Proceedings of the National Academy of Sciences, 98(20), 11818-11823.

15. Krumhansl, C. L. (1997). An exploratory study of musical emotions and


psychophysiology. Canadian Journal of Experimental Psychology/Revue canadienne
de psychologie expérimentale, 51(4), 336.

16. Panksepp, J. (1995). The emotional sources of "chills" induced by music.


Music Perception, 13(2), 171-207.

17. Juslin, P. N., & Sloboda, J. A. (Eds.). (2010). Handbook of music and
emotion: Theory, research, applications. Oxford University Press.

PHỤ LỤC

1. Bảng khảo sát mà nhóm tác giả đã sử dụng:

Phần 1: Thông tin cơ bản

Câu 1. Giới tính của bạn

Nam

Nữ

LGBTQA+

Không muốn tiết lộ

38
Câu 2. Bạn là sinh viên năm mấy?

Năm nhất

Năm hai

Năm ba

Năm tư

Phần 2: Khảo sát về mức độ căng thẳng và áp lực

Câu 1: Tần suất bạn phải đối mặt với căng thẳng và áp lực

Không bao giờ

Thi thoảng

Thường xuyên

Mỗi ngày

Câu 2: Trên thang điểm từ 1 đến 5, bạn hãy đánh giá mức độ stress của bạn
dạo gần đây

1: Không thấy gì

5: Cực kỳ stress

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến stress của bạn là gì? Có thể chọn trên 2 lựa
chọn

Vấn đề sức khỏe

Tự áp lực bản thân (kỳ vọng cao vào kết quả công việc...)

Áp lực về tài chính

Áp lực từ các mối quan hệ (áp lực đồng trang lứa, kỳ vọng của gia đình...)

Khác

Câu 4: Phương pháp bạn thường lựa chọn để giảm thiểu căng thẳng áp lực
âu lo là gì?

Tâm sự với người khác (người nhà, bạn bè, các mối quan hệ xung quanh,...)

Tập thể dục

Thiền định

39
Viết nhật ký

Xem phim

Nghe nhạc

Lướt web (facebook, tiktok, instagram,..)

Khác

Phần 3: Ảnh hưởng của âm nhạc tới tâm lý tinh thần người nghe

Câu 1: Từ 1 đến 5, Tần suất nghe nhạc của bạn?

1: Không bao giờ

5: Hằng ngày

Câu 2 : Dòng nhạc bạn thích nghe là gì?

Pop

Country

Rock

R&B

Dance

Jazz

Khác

Câu 3: Khi stress, bạn chọn âm nhạc là liều thuốc cho tâm hồn thì cảm nhận
sau khi nghe nhạc của bạn như thế nào

Thoải mái, vui vẻ

Được đồng cảm

Đau khổ

Khác

Câu 4: Chia sẻ thêm về cảm nhận sau khi nghe nhạc nhé?

Câu 5: Bạn có thích nghe nhạc cùng người khác

40
Không

Tùy trường hợp

Phần 4: Khảo sát về dự án “Rhythm for Souls”

Câu 1: Thể loại nhạc bạn muốn xuất hiện nhiều trong buổi thường thức đó là
gì? Bạn có thể đề xuất bài hát bản thân yêu thích nhé

Câu 2: Thời lượng buổi thường thức mà bạn cho là hợp lý?

Dưới 30 phút

30 - 60 phút

60 - 120 phút

Câu 4: Nếu buổi thường thức âm nhạc có bài hát, thể loại nhạc bạn yêu thích
thì bạn có hứng thú tham gia không?

Không

Câu 5: Bạn có sẵn sàng giúp chúng mình chia sẻ dự án âm nhạc này tới với
mọi người chứ?

Tất nhiên rồi

Mình thấy phân vân

Khác

2. Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của thành viên

STT Họ và tên Đánh giá mức độ hoạt động

41
1 Đỗ Anh Vũ 100%

2 Lê Thị Thanh Huê 100%

3 Nguyễn Ngọc Ánh 100%

4 Lê Hoàng Việt 100%

5 Nguyễn Bích Ngọc 100%

42

You might also like