Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô

Tất Tố.

Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện
thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông có những am hiểu sâu sắc về nông
thôn và nông dân, được dân chúng gọi với cái tên thân thương “nhà văn của người
nông dân”. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học của nước nhà
nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến thể loại tiểu thuyết được viết về tình cảnh đáng
thương, thống khổ đến cùng cực của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.
Một trong những tác phẩm hiện thực có giá trị tố cáo mạnh mẽ nhất là "Tắt đèn",
đặc biệt đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chúng ta không chỉ thấy được sự bạo tàn của
bọn cường hào, quan lại, nỗi khổ cực, thê thảm của người nông dân mà qua nhân vật
chị Dậu còn thấy được sức sống, sức phản kháng mạnh mẽ bên trong những con
người cùng khổ đáng thương ấy.

“Tức nước vỡ bờ” là một câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức
khiến con người phải vùng dậy đấu tranh, phản kháng. Câu thành ngữ nêu lên một
quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm túy vô cùng. Không
những thế, nhan đề của đoạn trích còn toát lên một chân lý: Con đường sống còn
của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không
có con đường nào khác. Chính những độc giả của ông cũng chẳng thể nào cầm nổi
nước mắt khi phải chứng kiến một hình ảnh cụ thể, rõ nét về những khổ đau, nỗi
thống khổ nhưng vẫn ngời sáng biết bao phẩm chất cao đẹp của chị Dậu và những
người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Đến với đoạn trích, tình cảnh đáng thương, khốn khổ của chị đã làm cho lòng
ta quặn thắt với biết bao xót xa, thương cảm. Gia đình chị thuộc dạng nghèo nhất
nhì trong làng Đông Xá, được xếp vào hạng cùng đinh. Quanh năm lúc nào cũng
bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng cơm còn không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Cứ mỗi năm, đến mùa sưu thuế, chị lại phải thắt lưng buộc bụng chạy vạy khắp nơi
đến đáng thương chỉ để đóng tiền sưu cho bọn tham quan vô nhân tính. Chỉ với hai
đồng bảy bạc sưu, chị đã phải rứt ruột bán đi đứa con gái bảy tuổi rất mực hiếu thảo,
bán đi cả một ổ chó vừa mở mắt được hai hôm và cả hai gánh khoai - tài sản cuối
cùng trong gia đình để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Cảnh nhà đã cùng cực, nheo
nhóc đến đáng thương, gia đình chị còn phải gánh thêm suất sưu của người em
chồng đã chết từ năm ngoái, còn đau đớn nào hơn, tội ác thật ghê tởm của lũ người
man rợ kia. Sưu có thể được hiểu là thuế thân, thuế để được sống nhưng đến người
chết rồi cũng phải đóng sưu. Đã khốn khổ lại càng khốn khổ hơn, một mình chị phải
chạy vạy khắp nơi những vẫn không thể xoay xở nổi hai đồng bảy bạc sưu. Chồng
chị còn bị lũ người vô nhân tính kia đánh đập đến thập tử nhất sinh, trong nhà không
lấy nổi một hạt gạo, đứa thì đói cơm, đứa thì khát sữa. Trong hoàn cảnh khốn cùng
ấy, chị Dậu còn phải đối mặt với hai tên tay sai vô cùng hung hãn, sẵn sàng ra tay
gây tội ác. Chao ôi, tình cảnh thật thương tâm, lũ sống không tình người kia sao có
thể mạt hạng đến thế, một lũ giết người tàn ác, đày đọa những người khốn khổ đến
tột cùng. Mặc dù nhà văn không nêu một cách cụ thể chi tiết tình cảnh của chị Dậu
nhưng qua lối kể chuyện khách quan, chân thực đã giúp người đọc phần nào cảm
nhận được cảnh ngộ khốn khổ, cùng cực của chị Dậu. Cảnh ngộ ấy cũng chính là
cuộc sống cơ cực, bần hàn không lối thoát của người nông dân Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám.

Thế nhưng, dù ở trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, chị Dậu vẫn người sáng biết
bao phẩm chất cao đẹp vô cùng đáng quý. Trước những áp bức bất công, bạo tàn chị
Dậu vẫn mạnh mẽ cáng đáng, lo toan, làm trụ cột cho cả gia đình trước cơn bão tố.
Trước hết, hình ảnh chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ thủy chung, đảm đang mà
giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Tình yêu thương ấy để thể hiện thật rõ nét qua
những lần mà chị chăm sóc chồng lúc ốm đau. Anh Dậu được trả về trong tình trạng
tưởng như chết, bị ném vào nhà như một cái xác không hồn, được hàng xóm cho bát
gạo, chị dành để nấu cháo tẩm bổ cho chồng. Người vợ đảm đang ấy đã dành cho
chồng những lời nói ân cần, rất mực yêu thương “thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít
cháo cho đỡ xót ruột”. Không chỉ vậy, chị còn bế con ngồi bên cạnh chờ xem chồng
ăn có ngon miệng không. Trong hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn như thế nhưng
những việc làm tuy rất nhỏ ấy của chị cũng thể hiện một cách sâu sắc cho tấm lòng
của một người vợ yêu thương chồng con hết mực.

Chưa hết, tấm lòng của người phụ nữ của gia đình giàu đức hi sinh còn được
thể hiện qua những hành động của chị khi bọn tay sai tiến vào nhà để nã thuế. Khi
chưa kịp húp hết bát cháo thì bè lũ cai lệ ập tới hòng bắt anh Dậu đi, bọn chúng xuất
hiện trong nhà anh Dậu như một cơn bão tố với thái độ hung dữ đầy quyền uy. Chị
Dậu lo lắng cho sự an nguy của chồng, nhất là khi đang đau ốm này, chị cố gắng
nhún nường, nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng
thương tình mà tha cho chồng chị. Những lời xót xa cất lên nghe sao mà thảm thiết
thê lương đến nghẹn lòng. Đó là những ân tình sâu nặng thể hiện tấm lòng thiết tha
của một người vợ dành cho chồng, một tình thân đẹp đẽ và tình yêu thương giữa con
người với con người. Thế nhưng, bỏ ngoài tai những lời van xin của chị, bọn chúng
không chỉ không tỏ lòng thương xót mà ngày càng hung hãn hơn. Chị buộc phải
đứng dậy đấu tranh với hai tên tay sai cho quyền lợi của mình và cả gia đình. Chính
hành động đó đã thể hiện rõ tình yêu thương và đức hi sinh của một người vợ đối
với chồng.
Ca ngợi người phụ nữ nông dân yêu thương chồng, giàu đức hi sinh, Ngô Tất
Tố đã phát hiện ra tinh thần phản kháng tiềm tàng, bất khuất của người nông dân
Việt Nam khi bị áp bức. Sự phản kháng ấy của chị Dậu đã được nhà văn Ngô Tất Tố
thể hiện qua diễn biến tâm lý vô cùng phù hợp với quy luật cuộc sống. Ban đầu, chị
nhún nhường van xin khi hai tên tay sai xuất hiện với “roi song, tay thước, dây
thừng”; hơn ai hết, chị hiểu tình thế của mình lúc này: chị là người thiếu sưu, là
người có tội, vì thế chị đã nhẫn nhục chịu đựng, van xin tha thiết. Chị xưng mình là
“cháu”, gọi bọn chúng là ‘ông” bởi “một sự nhịn là chín sự lành”; chị cố gắng để
bảo vệ chồng trước hai tên tay sai hung hãn. Điều đó đối lập hoàn toàn với sự bạo
ngược, ngang tàn của bè lũ cai lệ, lý trưởng vô nhân tính kia. Trước bao lời van xin
khẩn thiết cùng tình cảnh tội nghiệp đáng thương, bọn cai lệ không mảy may màng
đến lời chị. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng lại càng hung dữ. Trước thái độ tàn
bạo vô nhân tính của chúng, chị đã thay đổi thái độ, chị xưng mình là “tôi”, gọi bọn
chúng là “mày” - chị đã liều mạng “cự lại” hai tên tay sai với lời lẽ vô cùng đanh
thép “chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. Chị đã đưa ra cái lý
hiển nhiên, đạo lý tối thiểu của kẻ làm người: không đánh đập người đang đau ốm,
không có khả năng tự vệ. Chị từ vị trí của kẻ yếu thế, chị đã vụt lên đứng ngang
hàng, đanh thép cảnh cáo đối phương với lời lẽ rất mực rõ ràng, khúc triết.

Đỉnh điểm của sự giận dữ, khi hai tên tay sai đáp lại những lời lẽ cảnh cáo của
chị một cách đểu cáng, thô bạo “bịch vào ngực mấy bịch”, “tát vào mặt chị một cái
bốp” rồi nhảy vào cạnh anh Dậu; thì lúc này, niềm căm phẫn đã trào sôi, chị vụt
đứng lên, đanh đá, ngang ngược “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Chị
Dậu gọi bọn chúng là “mày” và xưng mình là “bà” với tư thế ngẩng cao đầu sẵn
sàng đè bẹp đối phương. Cùng với lời nói là hành động “chị xắn tay áo”, “túm cổ cai
lệ”, “ấn dúi ra cửa” làm hắn ngã chỏng qoèo trên mặt đất. Hàng loạt động từ mạnh
mẽ liên tiếp diễn ra nhưng rất rõ ràng mà không bị rối. Đó là dấu ấn của ngòi bút
miêu tả tuyệt khéo của nhà văn Ngô Tất Tố, chị Dậu đã hiện lên với sức mạnh tiềm
tàng với tinh thần phản kháng ngoan cường, bất khuất; tư thế tấn công “đứng trên
đầu” đối thủ. Từ những hành động ấy, ta thấy một chị Dậu gan góc, bản lĩnh, can
trường, dũng cảm đã quật ngã hai tên tay sai đã làm nổi bật không khí hào hứng, đặc
biệt của “Tắt đèn” sau những trang buồn thảm.

Lời bình của nhà văn thật hóm hỉnh, hài hước “sức lẻo khoẻo của anh chàng
nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền”, “kết cục anh
chàng hậu cần của ông lý yếu hơn chị chàng con mọn”,... đã thể hiện sự sung sướng
của nhà văn. Ta cảm thấy, nhà văn Ngô Tất Tố như đang đứng ở ngoài chứng kiến,
vỗ tay khích lệ, ra sức cổ vũ sự phản kháng quật cường của người nông dân. Như
vậy, từ một người nông dân chân yếu tay mềm, quen nhẫn nhục chịu đựng, chị Dậu
đã mạnh mẽ đứng lên một cách can trường, bất khuất. Đây là sự phát triển tâm lý
hoàn toàn phù hợp với quy luật của cuộc sống: “Tức nước thì vỡ bờ”, “Có áp bức thì
có đấu tranh”; bằng tấm lòng tin yêu, trân trọng, Ngô Tất Tố đã phát hiện và khám
phá ra vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng của người nông dân trong đêm tối “Tắt đèn”.

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần
bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi bày ra những thứ thuế
vô lí cho người nông dân nghèo, khốn khổ. Đồng thời, đoạn trích ngợi ca vẻ đẹp tâm
hồn của người phụ nữ nông dân, giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng
mạnh mẽ. Tình huống truyện đặc sắc, mang tính kịch tính cao cùng cách kể chuyện,
miêu tả nhân vật chân thực đã làm nổi bật tính cách nhân vật. Từ đó, chị Dậu hiện
lên với hình ảnh một người nông dân nghèo khổ nhưng sáng ngời ở chị là tình yêu
thương chồng con sâu sắc, tinh thần phản kháng bảo vệ công lí, không nhún nhường
chịu đựng.

Thời gian trôi đi, những trang văn kia đã khép lại, giờ đây cuộc sống của
những người nông dân đã hoàn toàn đổi khác nhưng mỗi lần đọc lại tác phẩm “Tắt
đèn” ta lại không khỏi khâm phục, ngưỡng mộ trước sức sống tiềm tàng của người
nông dân xưa cũng như đồng cảm, xót xa trước cuộc sống đầy vất vả của họ.

You might also like