Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Học văn cùng cô Thủy

Câu 17. Plato cho rằng: “Chúng ta có thể dễ dàng tha


thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối. Bi kịch thực sự của
cuộc đời là khi một người lớn sợ ánh sáng.”
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
Mở bài:
Thân bài:
1. Giải thích:
- Đứa trẻ có thể hiểu:
+ Con người ở lứa tuổi trẻ thơ, chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn sống
+ Những hạn chế, sở đoản, những điều chưa trưởng thành trong mỗi con người
- Sợ bóng tối:
+ Sợ khó khăn, thử thách hay những điều có thể gây rủi ro
+ Sợ cái xấu, cái ác (né tránh, không dám đấu tranh)
- Người lớn
+ Người trưởng thành
+ Người lớn - ẩn dụ cho những ưu điểm, sở trường, thế mạnh của con người
- Ánh sáng:
+ Những điều tốt đẹp giúp con người trưởng thành, tỏa sáng
+Chân lý, lẽ phải
-> Khẳng định chúng ta có thể bao dung cho những biểu hiện nhút nhát, e sợ thử thách, rủi ro của một
đứa trẻ, tha thứ cho những vấp ngã khi ta còn chưa trưởng thành về trí tuệ, tâm hồn. Nhưng cuộc đời
sẽ bi kịch, thảm hại nếu ta trưởng thành, có trí tuệ, vốn sống nhưng ta vẫn không mạnh dạn khẳng
định bản thân,
2. Phân tích, chứng minh:
a. Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối
- Khi con người chưa có sự trưởng thành và trải nghiệm, hạn chế trong vốn sống, kĩ năng -> e dè
trước thử thách -> có thể cảm thông (đứa trẻ sợ thể hiện trước đám đông, học sinh áp lực trước thi
cử, chọn trường)
- Bản thân mỗi cá nhân không phải là thực thể hoàn hảo -> trước những thử thách quá lớn, những
yêu cầu vượt quá năng lực, sở trường -> e ngại, thận trọng trước thử thách -> lẽ thường tình
b. Bi kịch là người lớn sợ ánh sáng:
- Tự ti, e ngại thể hiện bản thân, không dám vượt rào cản để tỏa sáng năng lực -> sống cuộc đời tù
túng, bó buộc, cản trở sự phát triển của chính mình (hiện tượng Hikikomori ở Nhật Bản – sợ áp lực ->
trầm cảm)
- Không mạnh dạn, chủ động bảo vệ lẽ phải, công lý, cái thiện, cái đẹp (Hiện tượng vô cảm của một
bộ phận người khi tham gia giao thông, hiện tượng hôi bia ở Biên Hòa – Đồng Nai 2011, chiến tranh
VN chống Pháp, các quốc gia như Anh, Mỹ bỏ phiếu ủng hộ Pháp vào Vn với danh nghĩa Đồng minh)
3. Bàn luận:
- Không phải lúc nào cũng dễ dàng bao dung, rộng lượng với “một đứa trẻ sợ bóng tối”. Trẻ thơ được
rèn giũa để mạnh dạn trước “bóng tối” sẽ là tiền đề để khi trưởng thành biết vươn mình ra ánh sáng
(dám đấu tranh)
- Trân trọng, hướng mình tới ánh sáng, biết bảo vệ lẽ phải, công lý, cái đẹp nhưng cũng cần có
phương pháp, hạn chế rủi ro không đáng có cho bản thân và cộng đồng.
KB:

1
Học văn cùng cô Thủy

BÀI CỦA QUỲNH 2K4

Plato là một triết gia nổi tiếng người Hy Lạp. Ông có nhiều câu nói triết lý mà đến bây giờ
vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Bàn về cách sống của con người Plato từng nói: "Chúng ta có thể dễ
dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối. Bi kịch thực sự của cuộc đời là khi một người lớn sợ
ánh sáng."

Câu nói của Plato ẩn chứa nhiều triết lý gợi chúng ta suy nghĩ một cách sâu xa. Đứa trẻ là
những con người chưa trưởng thành về mặt nhận thức. Người lớn là những người có đủ sự từng
trải, đủ độ chín về tâm hồn để chịu mọi trách nhiệm cho quyết định của họ. Nhìn nhận một cách
sâu xa hơn có thể hiểu “đứa trẻ” ẩn dụ cho những khuyết điểm, thiếu sót của một người. “Người
lớn” ẩn dụ cho sự hoàn thiện về kiến thức, kỹ năng hay những giá trị phẩm chất, tâm hồn của
người đó.
Có một thực tế là bên trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại những đứa trẻ. "Chúng ta
có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối" bởi bất kỳ ai trong chúng ta đều luôn có
những thiếu sót. "Đứa trẻ" sợ bóng tối là việc thường thấy bởi đa số con người đều sợ hãi trước
bão giông cuộc đời. Chúng ta vấp ngã vì chưa đủ những kỹ năng cần thiết hay điều kiện của ta
chưa thực sự tốt. Chúng ta thường dễ dàng tha thứ cho những thiếu sót đó của bản thân. Nhưng
"bi kịch thực sự của cuộc đời là khi một người lớn sợ ánh sáng",đó là khi con người đầy đủ
những kỹ năng,điều kiện cần có để cho mình những cơ hội thể hiện bản thân nhưng lại rụt rè, e
ngại không dám thể hiện tiềm năng trước ánh sáng, để nó chết chìm trong bóng tối của sợ hãi.
( Phần giải thích chưa đủ, sợ ánh sáng còn là nỗi e ngại “đón nhận chân lý”, không dám đấu
tranh để bảo vệ những điều tốt đẹp, chui mình vào vỏ ốc của sự an toàn)

Con người thường có thói quen viện cớ cho những sai lầm của mình, về mặt tâm lý học,
đó đôi khi là dấu hiệu mang tính bản năng. Ở mức độ vừa phải sẽ tìm một lý do bao biện
thiếu sót của bản thân. Nghiêm trọng hơn có thể đổ lỗi cho người khác.Khi ta không đạt được
một mục tiêu nào đó"chúng ta dễ dàng tha thứ cho đứa trẻ sợ bóng tối" bên trong mình.Việc dễ
dàng tha thứ cho đứa trẻ sợ bóng tối không phải là một điều xấu. Nếu ta biết cách bao dung cho
chính mình để vượt qua những nỗi đau tạm thời và hướng đến một tương lai tích cực.Đó là cách
chữa lành hữu hiệu và cách phản ứng cuộc đời lạc quan. Khánh Vy được biết đến với vai trò MC
trong nhiều chương trình nổi tiếng:IELTS FACE-OFF,Đường lên đỉnh Olympia,... Nhưng trước
đó mọi người đã từng chỉ trích cô do phát âm hơi "choé", giọng không hay... Cô buồn chứ, suy
sụp nhiều chứ vì sao những cố gắng của cô chỉ nhận lại toàn là chỉ trích. Tuy nhiên Thế nhưng (cho
đỡ lặp “Tuy nhiên” ở ngay dưới) Vy tha thứ "cho đứa trẻ sợ bóng tối trước khi đợi người khác
tha thứ. Cô đã dành thời gian khoảng lặng để suy ngẫm và sau quá trình tự chữa lành tổn thương
đó cô rèn luyện,thay đổi chính mình để dần hoàn thiện hơn nữa, có được sự công nhận của mọi
người,cuối cùng thành công như bây giờ.

Tuy nhiên một số khác lựa chọn tha thứ cho đứa trẻ sợ bóng tối và bắt đầu thỏa hiệp với
cuộc sống. Họ chấp nhận bản thân không đủ tài giỏi và ngừng nỗ lực để thực hiện ước mơ của
mình mình. Vế đầu trong triết lý của Plato luôn đúng và kết quả của hành động sẽ phụ thuộc
2
Học văn cùng cô Thủy

vào lựa chọn của mỗi người: đi tiếp hay dừng lại?

Dẫu biết mỗi con người kể từ khi sinh ra đã ở xuất phát điểm khác nhau nhưng không vì
thế mà chúng ta ngừng nỗ lực cố gắng tốt hơn chính mình mỗi ngày. Dù bạn là công chúa,
hoàng tử sống trong lâu đài hay là đứa trẻ nghèo sống trong một khu ổ chuột thì thượng đế trao
đều cơ hội sống cho tất cả chúng ta. Khác biệt lớn nhất là ở cách bạn phản ứng với thế giới này
mà thôi. Bi kịch thực sự của cuộc đời là khi một người lớn sợ ánh sáng. Quả thực như vậy, nếu
như bạn đã có đủ mọi sự chuẩn bị cần thiết cho hành trình đi đến ước mơ nhưng phút chót bạn
lại sợ hãi không dám cất cánh bay đến chân trời mình hằng mong ước.Đó là bi kịch đớn đau.Và
đó cũng là khi "người lớn" giết chết "đứa trẻ" mơ ước bên trong mình.

Những học sinh lớp 12 khi chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học, họ đã chuẩn bị 12 năm
đèn sách. Nỗ lực thu lượm kiến thức cố gắng kiếm cho mình tấm vé bước lên toa tàu đi đến ước
mơ. Có những người đỗ nhưng có những người trượt, khoang tàu họ chọn chưa mở cửa
đón chào, bởi – giống như một cuộc đua có người thắng và cũng có kẻ thua. Năm 2020,vụ
việc nữ sinh Quảng Nam không thể vượt qua được cú sốc trượt đại học đã quyết định tự tử mãi
là ám ánh cho mỗi chúng ta. Thương cảm và tiếc nuối, song đây cũng là bài học giúp chúng ta
vững vàng đối diện với thử thách, trau dồi cho mình niềm tin hướng về những điều tốt đẹp, về
“ánh sáng” của cuộc đời.

Đã cố gắng,chuẩn bị hành trang kỹ năng,kiến thức nhưng đại học đâu phải cánh cửa duy nhất đi đến ước mơ?Tại
sao không dũng cảm mở cánh cửa khác để tìm cơ hội mà lại sợ hãi hào quang đại học và đóng sập cả đời mình...
(Trường hợp người đã chết rồi, hạn chế giọng văn lạnh lùng, trách móc, giọng theo kiểu cảm
thông và trăn trở thôi) Nói chung ở trên là minh chứng Khánh Vy rồi, ở dưới cô thích minh
chứng theo kiểu hiện tượng Hikikomori hoặc hiện tượng ngại đấu tranh, ý thức được công lý và
pháp luật nhưng lại tự biến mình thành kẻ có nguy cơ vướng vào vòng lao lý (một số GV ở Hà
Giang)

Là một học sinh lớp 12,với tất cả những kiến thức thức tôi đã trau dồi suốt 12 năm qua,tôi
quyết định thi đại học như một lựa chọn bên cạnh nhiều cách cửa mở ra những cơ hội khác cho
bản thân. Năm 2022 là năm nhiều thay đổi với sự rộng mở cơ hội của các phương thức xét tuyển
khác nhau. Không ngần ngại,tôi làm đơn đăng kí thi Đánh giá năng lực của Đại học Sư Phạm Hà
Nội vì cháy bỏng trong tôi là ước mơ trở thành một nhà giáo, cống hiến cho cuộc đời nhiều trái
ngọt, hoa thơm.Nếu được lựa chọn vào Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội tôi sẽ nỗ lực hoàn
thiện chính mình để đem đến chất lượng bài giảng sáng tạo, tâm huyết cho các học sinh yêu quý
của tôi sau này.

Câu nói của Plato mãi nhắc nhớ chúng ta về hướng sống tích cực để hoàn thiện chính
mình. Nếu bạn là một đứa trẻ còn nhiều thiếu sót hãy bao dung để tha thứ cho đứa trẻ bên trong
bạn lớn thêm mỗi ngày. Còn khi bạn đã là "người lớn" hãy dũng cảm bước ra ánh sáng và tỏa
sáng trên sân khấu cuộc đời mình.

BÀI CỦA HƯƠNG NHÓM T2 2K5


3
Học văn cùng cô Thủy

Plato nói rằng: “ Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ
bóng tối. Bi kịch thật sự của cuộc đời là khi người lớn sợ ánh sáng”.
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
Bài làm
Mỗi người sinh ra trên đời đều được thượng đế ban tặng cho trí tuệ để suy
nghĩ và một trái tim để yêu thương. Họ dùng “những đặc ân” này để tạo ra
giá trị cho bản thân, thể hiện với tất cả những gì mình có. Thời gian của vũ
trụ là vô hạn, nhưng thời gian của con người là hữu hạn. Chính vì vậy
những triết lí sống của cuộc đời là điều mà chúng ta luôn theo đuổi. Và câu
nói của nhà hiền triết Hy Lạp thời cô đại Plato đã mang lại cho ta ấn tượng
sâu đậm, những suy ngẫm về bi kịch của sự hèn nhát: “Chúng ta có thể dễ
dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối. Bi kịch thật sự của cuộc đời là
khi người lớn sợ ánh sáng”
Trong câu nói trên, “ đứa trẻ” chính là hiện thân của những điều chưa được
hoàn thiện trong tâm hồn, trong nhận thức. “Người lớn” lại chính là sự
hoàn thiện, là sự từng trải của bản thân sau thời gian trau dồi và cố gắng.
Plato ẩn dụ “ bóng tối” chính là những thất bại, những khó khăn mà con
người có thể gặp phải trong cuộc sống. Ngược lại thì “ ánh sáng” chính là
ánh hào quang, những thành công mà ta gặt hái được. Cả câu nói trên
mang ý nghĩa: Con người có thể dễ dàng tha thứ cho sự sợ hãi của bản thân
khi đứng trước những vấn đề nan giải, khó khăn. Nhưng bi kịch thật sự là
khi ta hèn nhát, không dám tự tin thể hiện khả năng của bản thân, kìm hãm
thứ hào quang sáng chói sâu bên trong tâm hồn. Câu nói trên như ngầm
khẳng định 1 chân lí: Nếu ta cứ mãi trốn sau lớp kén của sự nhút nhát, thì
lớp kén tưởng như an toàn và vững chãi ấy lại chính là nơi nguy hiểm nhất,
chính là thứ vũ khí có thể giết chết tâm hồn, kìm hãm con người tìm đến
với ánh sáng của thành công.
Tựa như bầu trời chứa hàng vạn những vì tinh tú, mỗi con người chúng ta
sinh ra đều gắn liền với những sứ mệnh phải hoàn thành. Nhưng trước khi
ta hoàn thành sứ mệnh to lớn ấy, thì chúng ta vẫn chỉ là những hạt cát nhỏ
bé của một trong những sa mạc trong vũ trụ rộng lớn này mà thôi. Vậy nên
đứng trước khó khăn, thử thách, sự sợ hãi là không thể tránh khỏi. Nó xuất
phát từ bản năng, tương tự như việc đứa trẻ nào cũng sợ bóng tối. Sự sợ
hãi này dường như trở thành điều tất yếu trong quá trình rèn luyện và hoàn
4
Học văn cùng cô Thủy

thiện bản thân bởi con người luôn có năng lực tự bào chữa và đưa ra lí do
cho sự sợ hãi và những lỗi lầm của chính mình. Sự sợ hãi đến từ nhiều
phương diện khác nhau trong cuộc sống. Như hồi còn bé thì ta sợ bóng tối,
sơ bị bố mẹ La mắng, lớn một chút đến tuổi cắp sách tới trường thì sợ bị
điểm kém, sợ bị thụt lùi so với chúng bạn,… Mỗi người sẽ đều có một nỗi
sợ khác nhau, nhưng điểm chung của những nỗi sợ đó chính là chúng đều
xuất phát từ nhận thức của mỗi chúng ta. Tâm lí lo lắng, bất an, không tự
tin chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nỗi sợ của con người. Người
từng gặp tai nạn về nước chắc chắn sẽ sợ nước. Học sinh chưa học bài sẽ
sợ bị giáo viên gọi kiểm tra đầu giờ. Tất cả những nỗi sợ như vậy đều đến
từ tâm lí chưa hoàn thiện trong bản thân mỗi người. Vậy giải pháp của “sợ
hãi” là gì? Chìa khoá chính là: Sự hoàn thiện

Xukhôm linxki đã từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi
như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong
trái tim người khác”. Thật vậy, mỗi con người sống đều phải tạo ra cho
mình những giá trị riêng thật tốt đẹp.Bên cạnh những khiếm khuyết thì con
người ta ai cũng có những điểm mạnh cần được khai thác.
Nhưng vấn đề nan giải ở đây là khi con người đạt được NẤC THANG
NHẤT ĐỊNH CỦA TRÍ TUỆ sự hoàn thiện, thì bi kịch là họ lại không
dám thể hiện bản thân, kìm hãm thứ hào quang sáng chói đó để nó mãi mãi
chôn vùi. Còn gì đáng trách hơn khi một người có tư duy tốt, khả năng ăn
nói lưu loát lại không dám nói trước đám đông? Còn gì đau đớn hơn một
người có lực học tốt lại không dám đăng kí xét tuyển vào ngôi trường mơ
ước để rồi lỡ mất cơ hội đáng lẽ ra thuộc về mình? Việc “ người lớn sợ ánh
sáng” để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trước hết là bản thân mình sẽ
trở nên “vô dụng” trong mắt người khác, thậm chí là vô dụng trong mắt
của chính mình. Đanh (DẤU PHẢY THÔI) mất khả năng tiềm tàng trong
con người và những cơ hội của chính mình. Đặc biệt “ nỗi sợ” này còn làm
lu mờ khả năng của bản thân khi không có cơ hội được sử dụng, trau dồi
và phát huy.
Một con sâu không thể nào trở thành 1 chú bướm đẹp đẽ nếu nó không tự
cắn kén mà chui ra đón nhận ánh sáng của đất trời. Cũng giống như con
người nếu muốn thành công thì không thể mãi bảo thủ thu mình trong vỏ
5
Học văn cùng cô Thủy

bọc của sự an toàn. Vậy nguyên nhân của “ nỗi sợ” này là do đâu? Phải
chăng nguyên nhân nằm ở 2 chữ “ Tự tin”? Thật vậy, con người không
dám thể hiện vì họ tự ti, không tin tưởng vào bản thân mình hoặc do những
tác động từ bên ngoài, những người xung quanh. Vậy nên để ánh hào
quang bên trong chúng ta được tỏa sáng, trước hết ta cần nhìn nhận lại
mình, xem bản thân mạnh và yếu ở những điểm nào. Chúng ta chỉ cần làm
hết khả năng cho phép, đừng mắc kẹt trong giấc mơ của người khác mà
hãy vẽ ra giấc mơ của riêng mình. Cần phải có niềm tin với chính bản thân,
gạt bỏ những sợ hãi đến từ những yếu tố khách quan. Dám đối đầu với thất
bại kể cả khi đó là sở trường của mình và mài dũa tâm hồn trở nên cứng
rắn, sắt đá nhưng không chai lì, để biết được bản thân chúng ta có thể giỏi
đến mức nào
“ Nỗi sợ bóng tối” có thể dễ dàng được tha thứ nhưng không vì thế mà ta
quá dễ dãi nuông chiều bản thân, không tìm cách khắc phục. Phải cố gắng
bằng cách không ngừng rèn luyện hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó, con
người hãy luôn tự tin để tỏa sáng nhưng đừng biến nó thành tự phụ. Cần
giữ nguyên tinh thần khiêm tốn và cầu thị, biết đâu là môi trường thích
hợp, đầu là lúc để tỏa sáng và đâu là thời điểm cần lắng nghe và học hỏi
Con đường đến đích thành công phải trải qua nhiều khó khăn thử thách,
nhưng để có thể vượt qua mọi khó khăn, chúng ta phải có sự đam mê và nỗ
lực tự thân. Cuộc sống có rất nhiều giá trị tốt đẹp mà con người cần xây
dựng và giữ gìn. Nhân vật Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” từng nói:
“Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì
những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti
tiện và hèn đớn của mình…”. Sống và làm sao cho sống đúng nghĩa của
một con người trong kiếp nhân sinh là niềm trăn trở của mỗi người. Nhiệm
vụ của mỗi chúng ta là không ngừng trau dồi học hỏi, không ngừng tìm
kiếm ánh sáng hào Quang của chính bản thân mình. Từ đó khẳng định
những giá trị tốt đẹp, góp chút sức lực dù là nhỏ nhất cho cộng đồng

HƠI CẢM GIÁC THIẾU DẪN CHƯNG TIÊU BIỂ, CÔ GỬI BÀI CỦA
BẠN QUỲNH PHÍA TRÊN EM THAM KHẢO NHÉ

You might also like