Đề Cương Văn 8 Cuối Kì 2 - Ngắm Trăng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chứng minh bài thơ “Ngắm trăng” cho thấy cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên về

tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh ngay trong cảnh ngục tù

Vọng nguyệt vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Mỗi nhà thơ khi tìm
đến với vầng trăng bên cạnh chiêm ngưỡng cái đẹp còn đề bộc bạch những cảm
xúc, nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn. Nếu nhà thơ Lý Bạch mượn vầng trăng để
bày tỏ nỗi nhớ quê da diết trong hoàn cảnh tha hương qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ” thì
tác giả Hồ Chí Minh lại bày tỏ cảm xúc cùng trăng ngay giữa chốn ngục tù. Cảm
xúc ấy được ghi lại xúc động qua bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) giúp ta
nhận thấy được cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên về tinh thần lạc quan, phong
thái ung dung của Bác ngay trong cảnh ngục tù:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệ

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Vào tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ.
Người đã bị giam cầm, bị đày đoạ vô cùng khổ cực, bị giải tới giải lui gần ba mừi
nhà tù khắp tỉnh Quảng Tây hơn một năm trời. Trong hoàn cảnh tù ngục đó, Người
đã viết nên tập “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ, tiêu biểu là bài thơ “Ngắm
trăng” (Vọng nguyệt). Tập thơ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc. Đặc biệt, bài thơ “Ngắm trăng” đã khiến người đọc không thể nào quên được
hoàn cảnh ngắm trăng vô cùng đặc biệt. Đọc bài thơ, ta cảm nhận rõ được cuộc
sống hoà hợp với thiên nhiên về tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Hồ
Chí Minh ngay trong cảnh ngục tù.

Mở đầu bài thơ, qua song sắt nhà tù, tác giả phát hiện thấy một vầng trăng
đẹp. Người trào dâng cảm hứng thưởng trăng. Thế nhưng, hoàn cảnh mới trớ trêu
làm sao:

“Trong tù không rượu cũng không hoa”

Người xưa ngắm trăng thường có rượu và hoa. Rượu cho thi hứng thêm nồng và
hoa cho cảnh thêm lãng mạn. Có rượu và hoa thì cuộc thưởng trăng mới thi vị, đạt
đến độ thăng hoa của tâm hồn. Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Du từng viết: “Khi
chén rượu, khi cuộc cờ // Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”. Nhưng với Người,
nơi ngắm trăng ở đây là chốn tù ngục tối tăm, thiếu thốn đủ đường. Điệp từ
“không” chồng lên nhau trong một câu thơ kết hợp với phụ từ “cũng” đã phủ định
hoàn toàn yếu tố cần thiết cho một cuộc thưởng trăng đầy thi vị.

Đứng trước vầng trăng đẹp, tâm hồn nhà thơ rung động, xao xuyến lạ kỳ:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Câu hỏi tu từ đã diễn tả được niềm xúc động mãnh liệt của thi nhân trước vẻ đẹp
của vầng trăng: vầng trăng đẹp quá ; thanh cao, quyến rũ quá làm cho lòng Người
bâng khuâng, bối rối. Bởi vì Người yêu trăng, nên cảm thấy có lỗi với vầng trăng,
vì thấy vầng trăng đẹp, rực rỡ và thanh cao quá mà mình thì không có gì để đãi
trăng. Câu thơ dịch đã đổi câu hỏi tu từ thành câu trần thuật nên đã không diễn tả
được tâm trạng này. Qua đó, ta lại càng trân trọng biết ba vẻ đẹp trong con người
Hồ Chí Minh: trong chốn lao tù tối tăm, Bác vẫn có tình yêu hướng đến cái đẹp,
yêu thiên nhiên đến say mê. Vì yêu vẻ đẹp của đêm trăng mà Người bối rối, xao
xuyến khi không thể ngắm trăng một cách đầy đủ, trọn vẹn. Đó chính là cảm xúc
đầy chất thi sĩ, một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, đắm say.

Vượt lên hoàn cảnh trớ trêu, Người và trăng đã có những giây phút giao cảm
diệu kỳ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Trước hết, có thể thấy, phép đối ở hai câu thơ này đặc tác giả sử dụng rất tinh tế:
nhân – nguyệt, hướng – tòng, khán minh nguyệt – khán thi gia. Phép đối ấy thể
hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là
các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là
cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với
nhau: người “hướng” đến trăng và trăng “tòng” đến người. Chưa bao giờ, Người và
trăng lại gần gũi và đồng cảm đến thế. Trăng không xa vời, không nũng nịu, vòi
vĩnh mà lặng im đến đắm say. Một cuộc đối diện đàm tâm trong những khoảng
khắc thật thiêng liêng giữa Người và vầng trăng tri kỉ. Đôi bạn tri ân ấy khôg nói
với nhau bằng ngôn ngữ mà nói với nhau bằng tâm hồn. Qua cái nhìn song phương
ấy, Người phát hiện ra vẻ đẹp cõi trăng và trăng thấy trọn vẻ đẹp thanh cao của cõi
người. Để nói với trăng bằng tâm hồn và cảm nhận được cái nhìn lắng lọc, gạn gỡ
hết những gì xung quanh để trở nên trong veo, mát rượi. Đây chính là giây phút
thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ. Trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, chỉ có thể tìm thấy ở
con người Hồ Chí Minh.

Vầng trăng tri kit là bạn của thi nhân muôn đời. Song, vầng trăng ở đây không
chỉ là nguồn cảm hứng thơ ca mà còn là người bạn chung thuỷ có thể đồng cảm, sẻ
chia với nỗi niềm của nhà thơ, đồng thời cũng là một chiến sĩ cách mạng nguyện
hiến dâng cả cuộc đời mình cho Tổ quốc, có lẽ cũng là một vầng trăng chưa từng
gặp xưa nay. Bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) đã cho người đọc cảm nhận
được một tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên đắm say. Nếu không có tình yêu với tâm
hồn nhạy cảm ấy, thi nhân làm sao có thể cảm nhận được vẻ đẹp của vầng trăng
trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế.

Bài thơ còn giúp ta cảm nhận được phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh phi
thường, tinh thần lạc quan vô bờ bến của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
Trong chốn ngục tù tối tăm, để có được những rung động đầy chất nghệ sĩ, niềm
say mê trước vẻ đẹp của vầng trăng, người nghệ sĩ trước hết phải có phong thái
ung dung, đĩnh đạc, đường hoàng của một người chiến sĩ. Trong cùm gông, xiềng
xích vẫn ung dung ngắm trăng, trò chuyện với trăg, … Không chỉ trong “Ngắm
trăng” mà tring rất nhiều bài thơ của tập “Nhật ký trong tù”, dù trong hoàn cảnh
nào, ta vẫn thấy toát lên ở Người phong thái đường hoàng, tự chủ ấy.

Điều đó còn được thể hiện bản lĩnh phi thường của một con người luôn đứng
cao hơn hoàn cảnh:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao”

Trong suốt mười bốn trăng “tê tái, gông cùm”, Hồ Chí Minh phải chịu mọi cực
hình, thế nhưng trong hoàn cảnh ấy vẫn không thể ngăn Người tìm đến cái đẹp.
Nhà tù cũng không ngăn nổi cuộc đàm tâm giữa Người với người bạn thân thiết
của mình. Bài thơ “Ngắm trăng” chính là một cuộc vượt ngục bằng tinh thần thể
hiện bản lĩnh của một con người luôn đứng cao hơn hoàn cảnh. Hiện thực đen tối
của chốn tù đày dường như đều bất lực trước bản lĩnh phi thường của người chiến
sĩ cách mạng để vút lên những vần thơ từ bóng tối vươn ra ánh sáng. Bài thơ thể
hiện được tinh thần thép của người tù cách mạng Hồ Chí Minh nhưng kì lạ thay
không một từ ngữ nào, không một câu chữ nào lên giọng thép.

Ngắm trăng trong ngục tù còn là biểu hiện của tinh thần lạc quan cách mạng.
Dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, Người vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi
ngày mai. Niềm tin đó đã chắp cánh cho tình yêu thiên nhiên, cho chất men say của
người nghệ sĩ … Người chiến sĩ cách mạng luôn nêu cao tinh thần lạc quan dù phải
đối mặt với những thử thách khốc liệt nhất.

Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, kết hợp nhuần
nhuyễn giữa tính cổ điển và tính hiện đại ; ngôn ngữ giản dị, giàu ý nghĩa ; hình
ảnh thơ quen thuộc, gần gũi ; giọng thơ chân thành, dung dị. Tất cả làm toát lên
tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên, đắm say trước cái đẹp và phẩm chất chiến sĩ với
phong thái ung dung, bản lĩnh phi thường, tinh thần lạc quan cách mạng của nhân
vật lịch sử, Trong những vần thơ ấy, vừa có bóng dáng tao nhân mạc khách ung
dung giao hoà với thiên nhiên lại sừng sững một bức chân dung người chiến sĩ kiên
cường, trọn đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có thể nói rằng, tâm
hồn, phẩm chất thi sĩ và tinh thần chiến sĩ luôn đan xen trong con người Hồ Chí
Minh làm nên cốt cách tinh thần của một vị lãnh tụ vĩ đại. Đó chính là vẻ đẹp của
một con người với tình yêu thiên nhiên thiết tha, cháy bỏng, một người chiến sĩ
kiên cường trọn đời mình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là vẻ đẹp
của một nhân cách lớn, một con người vĩ đại đã hiến dâng của cuộc đời mình cho
đất nước, cho nhân dân.

Cuộc thưởng trăng trong bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) có hoàn cảnh
không giống như những cuộc thưởng trăng khác: bài thơ được bác làm khi phải
chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét
riêng: trăng đầy sức sức, đầy sức xuân trong “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu),
trăng thi vị và tri kỉ trong “Báo tiệp” (Tin thắng trận), … Nói chung, ở tất cả những
bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở
rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

You might also like