Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 79

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

KẾ HOẠCH MARKETING CHO SỮA CHUA UỐNG VEYO YOGURT


TRONG QUÝ 3/2023 TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (HÀ NỘI)

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Phương Dung


NHÓM SV: N4.3
NHÓM LỚP: 3 – KÍP 5 THỨ 3

Hà Nội, 5/2023
MỤC LỤC NỘI DUNG

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM
VINASOY VÀ SẢN PHẨM VEYO YOGURT .............................................................1
1.1. Tổng quan về Công ty sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) (Vinasoy,
Vinasoy, 2023).............................................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu chung ...................................................................................1
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................1
1.1.3. Tầm nhìn ...............................................................................................2
1.1.4. Sứ mệnh ................................................................................................2
1.1.5. Thành tựu đã đạt được ..........................................................................2
1.2. Giới thiệu về Veyo Yogurt (Vinasoy, Vinasoy, 2023) ................................4
1.2.1. Tên gọi dòng sản phẩm .........................................................................4
1.2.2. Các sản phẩm Veyo Yogurt và hình ảnh minh họa ..............................4
1.3. Ý nghĩa bản kế hoạch marketing .................................................................8
1.3.1. Kết quả hoạt động marketing của sản phẩm Veyo Yogurt đã đạt được
trong thời gian qua ...................................................................................................8
1.3.2. Mục tiêu trong tương lai của công ty Vinasoy cho sản phẩm Veyo
Yogurt ......................................................................................................................8
1.3.3. Ý nghĩa của bản kế hoạch marketing cho sản phẩm Veyo Yogurt của
công ty Vinasoy cho các nhà quản trị và người thừa hành .....................................8
1.4. Các bộ phận tham gia thực hiện kế hoạch marketing cho sản phẩm Veyo
Yogurt trong quý 3/2023 tại thị trường Việt Nam.......................................................9
1.4.1. Giám đốc Marketing .............................................................................9
1.4.2. Bộ phận Marketing ...............................................................................9
PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN PHẨM VEYO
YOGURT TỪ 5/2022 ĐẾN 3/2023 TẠI VIỆT NAM ..................................................10
2.1. Mục tiêu marketing cho sản phẩm Veyo Yogurt của công ty Vinasoy trong
thời gian 5/2022 – 3/2023 (Hoàng Anh, 2022) .........................................................10
2.1.1. Mục tiêu về doanh thu và sản lượng ...................................................10
2.1.2. Mục tiêu về thị phần ...........................................................................10
2.1.3. Mục tiêu về thương hiệu .....................................................................10
2.2. Phân tích về chiến lược STDP cho dòng sản phẩm Veyo Yogurt của công
ty Vinasoy trong thời gian 5/2022 – 3/2023 ..............................................................10
2.2.1. Phân đoạn thị trường...........................................................................10
2.2.2. Thị trường mục tiêu (Kantar , 2022)...................................................19
2.2.3. Sự khác biệt ........................................................................................23
2.2.4. Định vị sản phẩm trên thị trường (Doãn Phong, 2022) ......................24
2.2.5. Đánh giá ý nghĩa của chiến lược STDP đối với các chính sách
marketing mix ........................................................................................................25
2.3. Phân tích các chính sách marketing mix cho sản phẩm Veyo Yogurt của
công ty Vinasoy trong thời gian qua .........................................................................26
2.3.1. Chính sách sản phẩm (Vinasoy, Nhãn hiệu sữa chua uống từ thực vật
Veyo, 2022) ...........................................................................................................26
2.3.2. Chính sách giá.....................................................................................28
2.3.3. Chính sách phân phối (Vinasoy, Vinasoy, 2023) ...............................30
2.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (truyền thông marketing) .....................33
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong môi trường marketing đến hoạt động
marketing của sản phẩm Veyo Yogurt ......................................................................36
2.4.1. Môi trường vĩ mô (STEEPLED) ........................................................36
2.4.2. Môi trường vi mô ................................................................................39
2.4.3. Ma trận SWOT ...................................................................................44
2.4.4. Ma trận BCG (QNS - Công ty CP Đường Quảng Ngãi, 2022) ..........45
PHẦN 3. KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM VEYO YOGURT CỦA
CÔNG TY VINASOY TRONG QUÝ 3/2023 TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM ..................49
3.1. Xu hướng thị trường ..................................................................................49
3.1.1. Xu hướng thị trường sữa thực vật tại Việt Nam .................................49
3.1.2. Xu hướng người tiêu dùng Việt Nam .................................................49
3.2. Mục tiêu marketing cho sản phẩm Veyo Yogurt của công ty Vinasoy trong
năm 2023 ...................................................................................................................51
3.2.1. Bối cảnh làm tiền đề cho mục tiêu marketing ....................................51
3.2.2. Mục tiêu năm 2023 (QNS, 2022) .......................................................52
3.2.3. Mục tiêu quý 3/2023 ...........................................................................53
3.3. Phân tích về chiến lược STDP cho sản phẩm Veyo Yogurt của công ty
Vinasoy trong quý 3/2023 .........................................................................................54
3.4. Chính sách marketing mix .........................................................................55
3.4.1. Chính sách sản phẩm ..........................................................................55
3.4.2. Chính sách giá.....................................................................................55
3.4.3. Chính sách phân phối..........................................................................56
3.4.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (truyền thông marketing) .....................57
3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong môi trường marketing đến hoạt động
marketing của sản phẩm Veyo Yogurt ......................................................................60
3.6. Ngân sách dự kiến......................................................................................61
3.6.1. Nền tảng làm tiền đề cho ngân sách dự kiến ......................................61
3.6.2. Ngân sách dự kiến...............................................................................61
3.6.3. Phân bổ ngân sách ..............................................................................62
3.6.4. Mô hình tổ chức hoạt động marketing ................................................62
3.7. Kế hoạch thực thi .......................................................................................63
3.7.1. Kế hoạch thực thi cho tháng 7 ............................................................64
3.7.2. Kế hoạch thực thi cho tháng 8 ............................................................64
3.7.3. Kế hoạch thực thi cho tháng 9 ............................................................65
3.8. Kế hoạch kiểm soát và giám sát thực thi kế hoạch marketing ..................65
3.9. Kế hoạch dự phòng rủi ro ..........................................................................67
3.9.1. Rủi ro theo chiều ngang ......................................................................67
3.9.2. Rủi ro theo chiều dọc ..........................................................................69
MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100ml ...............................................5
Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100ml ...............................................6
Bảng 3. Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100ml ...............................................7
Bảng 4. Phân khúc thị trường dựa theo độ tuổi ....................................................12
Bảng 5. Phân khúc thị trường dựa trên thu nhập ..................................................15
Bảng 6. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của các sản phẩm Veyo Yogurt ............22
Bảng 7. Cơ sở tạo sự khác biệt cho dòng sản phẩm Veyo Yogurt .......................23
Bảng 8. Bảng so sánh các điểm khác biệt giữa Veyo Yogurt và Wakai ..............23
Bảng 9. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị dâu Nhật ........................................27
Bảng 10. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị cam Yuzu .....................................27
Bảng 11. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị đào tiên Nhật ...............................28
Bảng 12. Ma trận BCG với SBU là Fami .............................................................48
Bảng 13. Ma trận BCG với SBU là Vinasoy ........................................................48
Bảng 14. Ma trận BCG với SBU là Fami Go .......................................................48
Bảng 15. Ma trận BCG với SBU là Veyo Yogurt ................................................48
Bảng 16. Kế hoạch thực thi cho tháng 7 ...............................................................64
Bảng 17. Kế hoạch thực thi cho tháng 8 ...............................................................65
Bảng 18. Kế hoạch thực thi cho tháng 9 ...............................................................65
Bảng 19. Kế hoạch kiểm soát & giám sát thực thi ...............................................65
Bảng 20. Kế hoạch dự phòng rủi ro khâu sản xuất ...............................................67
Bảng 21. Kế hoạch dự phòng rủi ro khâu phân phối đầu ra .................................68
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Ảnh minh hoạ dòng sữa chua uống từ thực vật Veyo Yogurt ...................4
Hình 2. Ảnh minh hoạ sản phẩm Veyo Yogurt vị dâu Nhật ..................................5
Hình 3. Ảnh minh hoạ sản phẩm Veyo Yogurt vị cam Yuzu .................................6
Hình 4. Ảnh minh hoạ sản phẩm Veyo Yogurt vị đào tiên Nhật ...........................7
Hình 5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty sữa đậu nành Việt Nam.......................9
Hình 6. Sơ đồ tổ chức hoạt động Marketing của công ty Vinasoy .........................9
Hình 7. Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo nhóm thu nhập, Tổng
cục Thống kê, 4/2020 ....................................................................................................15
Hình 8. Bản đồ định vị cho Veyo Yogurt .............................................................25
Hình 9. Các yếu tố thuộc nhãn hiệu của Veyo Yogurt thể hiện trên bao bì .........26
Hình 10. Cấu trúc kênh phân phối trực tiếp của Vinasoy .....................................30
Hình 11. Cấu trúc kênh phân phối gián tiếp của Vinasoy ....................................31
Hình 12. Mô hình truyền thông, Harold Lasswell ................................................33
Hình 13. Top 10 thương hiệu sữa và các chế phẩm từ sữa được chọn nhiều nhất tại
Việt Nam, Vietnam Brand Footprint 2022, Kantar .......................................................42
Hình 14. Ma trận BCG của các SBUs của Vinasoy .............................................46
Hình 15. Ma trận BCG của các SBUs của đối thủ cạnh tranh ..............................47
Hình 15. Xu hướng tìm kiếm từ khoá “sữa hạt” so sánh với “sữa bò” tại Google
Mua sắm, theo Google Xu hướng .................................................................................51
Hình 16. Xu hướng tìm kiếm từ khoá “sữa hạt” so sánh với “sữa bò” tại Tìm kiếm
trên web theo Google Xu hướng ...................................................................................51
Hình 17. Cấu trúc kênh phân phối trực tiếp của Vinasoy .....................................57
Hình 18. Cấu trúc kênh phân phối gián tiếp của Vinasoy ....................................57
Hình 19. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinasoy .........................................................63
Hình 20. Mô hình tổ chức hoạt động marketing của Vinasoy ..............................63
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SỮA ĐẬU NÀNH
VIỆT NAM VINASOY VÀ SẢN PHẨM VEYO YOGURT
1.1. Tổng quan về Công ty sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) (Vinasoy, Vinasoy,
2023)
1.1.1. Giới thiệu chung
− Tên công ty: Công Ty Sữa Đậu Nành Việt Nam – VinaSoy - Chi nhánh Công ty
cổ phần Đường Quảng Ngãi
− Ngày hoạt động: 09 – 09 – 2011
− Người đại diện: Huỳnh Sơn Hải
− Vốn đầu tư ban đầu: 60 tỷ đồng
− Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài nhà nước
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.2.1. Giai đoạn 1997 – 1999
− Nhà máy sữa “Trường Xuân” trực thuộc công ty Đường Quảng Ngãi ra đời,
được trang bị dây chuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra Pak- Thụy
Điển công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân
− Tổng sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu lít/ năm với mức lỗ lên đến 30
tỷ (50% tổng vốn đầu tư ban đầu)
1.1.2.2. Giai đoạn 2000 – 2002
Sản phẩm sữa đậu nành Fami được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản
phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho “Chương trình sữa học đường
tại Việt Nam”
1.1.2.3. Giai đoạn 2002 – 2005
− Trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên chuyên về sữa đậu nành và mặt
hàng tiên phong xâm nhập thị trường là sữa đậu nành Fami
− Nhà máy sữa Trường Xuân chính thức đổi thành Công Ty Sữa Đậu Nành
Việt Nam – VinaSoy
1.1.2.4. Giai đoạn 2005 – 2009
− Phát triển mô hình quản lý 4M, áp dụng các hệ thống quản lý Kazen
− Dây chuyền máy rót TBA 22 và TBA 23 với công suất 20-24 nghìn hộp/
giờ (dòng máy công suất lớn nhất của Tetra Pak) tạo nên sự đột phá về công
suất và chất lượng sản phẩm
1.1.2.5. Giai đoạn 2010 – 2012
− Thương hiệu sữa đậu nành Fami đã chiếm được tình cảm của người tiêu
dùng và hiện nay đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành hộp giấy với gần 80%
thị phần sản lượng
− Công suất nhà máy liên tục tăng trưởng từ 60 triệu lít năm 2010 đến 125
triệu lít năm 2012
− Hơn 600 nhân viên bán hàng toàn quốc với mạng lưới phân phối khắp 63
tỉnh thành
− Nhà máy thứ 2 của Vinasoy tại Bắc Ninh với công suất 180 triệu lít được
khởi công
− Cột mốc "vươn ra biển lớn" bắt đầu bằng màn "chào sân" 11 trang thương
mại điện tử hàng đầu Trung Quốc
1.1.2.6. Giai đoạn 2012 – nay
− Tiếp tục hành trình nỗ lực phục vụ các sản phẩm chất lượng cao vì sức khoẻ
người Việt, tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường nội địa
− Thành công vươn ra biển lớn ở nhiều thị trường quốc tế như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…
1.1.3. Tầm nhìn
Không ngừng kiến tạo hệ sinh thái dinh dưỡng thực vật đẳng cấp thế giới vào năm
2030.
1.1.4. Sứ mệnh
Tiên phong phát triển các giải pháp dinh dưỡng từ thực vật mang lại cuộc sống
lành mạnh cho mọi nhà, tự hào là biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt
Nam vươn tầm thế giới.
1.1.5. Thành tựu đã đạt được
1.1.5.1. Năm 2011
− Sữa đậu nành Fami đạt Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam
− Bằng khen Top 20 sản phẩm – dịch vụ Việt Nam được tin dùng năm 2011
− Vinasoy đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2011
1.1.5.2. Năm 2012
− Sữa đậu nành Fami đạt Top 20 sản phẩm vàng thời hội nhập
− Chứng nhận Top 100 nhà cung cấp đáng tin cậy
− Chứng nhận thực phẩm an toàn Vinasoy
− Chứng nhận thực phẩm an toàn Fami
− Vinasoy đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2012
− Sữa đậu nành Fami đạt giải thưởng 100 thương hiệu bền vững 2012
1.1.5.3. Năm 2013
− Vinasoy đạt Top 10 thương hiệu Việt uy tín 2013
− Vinasoy đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013
− Sữa đậu nành Fami đạt Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam
− Sữa đậu nành Fami đạt chứng nhận Thực phẩm an toàn 2013
− Sữa đậu nành Fami đạt chứng nhận Top 20 thương hiệu nổi tiếng ASEAN
năm 2013
1.1.5.4. Năm 2014
− Đạt giải thưởng "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn"
− Top 10 thương hiệu Việt uy tín
− Sản phẩm - dịch vụ Việt Nam được tin dùng
− Biểu tượng đạo đức toàn cầu
− Top 20 "Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam"
1.1.5.5. Năm 2015
− Top 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam
− Giải thưởng "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn"
− Bằng khen đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam
− Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam
− Chứng nhận đạt chuẩn 3K của Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam
− Chứng nhận Đánh giá quốc tế Độc lập - Fami - Thương hiệu hàng đầu 2015
− Fami đạt Thương hiệu uy tín năm 2015
− Giải thưởng "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích"
1.1.5.6. Năm 2016
− Giải thưởng "100 thương hiệu Việt bền vững lần II năm 2015"
− Giải thưởng "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn"
− Giải thưởng "Thương hiệu uy tín & chất lượng năm 2016"
− Giải thưởng "Trusted green 2016"
− Huy chương vàng Vì sức khỏe cộng đồng
− Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu tiên phong đổi mới công nghệ phát
triển kinh tế xanh 2016"
− Giải thưởng "Top 10 thương hiệu vì môi trường xanh quốc gia"
− Giải thưởng "Top 10 thương hiệu Việt uy tín lần thứ 12"
− Giải thưởng "Top 20 doanh nghiệp tiêu biểu vì quyền lợi người tiêu dùng"
1.1.5.7. Năm 2017
− Giải thưởng "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn"
− Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
− Giải thưởng "Sản phẩm uy tín chất lượng an toàn vì sức khỏe người tiêu
dùng"
− Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao chuẩn hội nhập 2017
− Top 50 doanh nghiệp Việt là thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn
1.1.5.8. Năm 2018
− Fami – Thương hiệu gia đình tin dùng
− Fami – Top 10 sản phẩm vàng Việt Nam
− Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
1.2. Giới thiệu về Veyo Yogurt (Vinasoy, Vinasoy, 2023)
1.2.1. Tên gọi dòng sản phẩm
Sữa chua uống từ thực vật Veyo Yogrut

Hình 1. Ảnh minh hoạ dòng sữa chua uống từ thực vật Veyo
Yogurt

1.2.2. Các sản phẩm Veyo Yogurt và hình ảnh minh họa
1.2.2.1. Sản phẩm Veyo Yogurt vị dâu Nhật

Hình 2. Ảnh minh hoạ sản phẩm Veyo


Yogurt vị dâu Nhật

1. Thành phần
Nước, sữa chua lên men tự nhiên từ hạt thực vật (40%) (nước, đường, đậu nành,
hạnh nhân, dẻ cười, mắc ca, óc chó, men thuần chay (Streptococcus thermophilus và
Lactobacillus bulgaricus)), đường, bột kem thực vật, chất ổn định (466, 418, 500(ii)),
nước ép chanh, hương Dâu Nhật giống tự nhiên và hương liệu giống tự nhiên dùng cho
thực phẩm, muối ăn, chiết xuất trái dành dành.
2. Thông tin dinh dưỡng
Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100ml

Năng lượng 61.8 g


Chất đạm 1.2 g
Chất béo 1.0 g
Chất béo bão hoà 0.35 g
Carbodyhrate 12.0 g
Lactose 0g
Cholesterol 0 mg
1.2.2.2. Sản phẩm Veyo Yogurt vị cam Yuzu

Hình 3. Ảnh minh hoạ sản phẩm Veyo Yogurt vị cam Yuzu

1. Thành phần
Nước, sữa chua lên men tự nhiên từ hạt thực vật (40%) (nước, đường, đậu nành,
hạnh nhân, dẻ cười, mắc ca, óc chó, men thuần chay (Streptococcus thermophilus và
Lactobacillus bulgaricus)), đường, xirô fructoza, bột kem thực vật, chất ổn định (466,
418, 500(ii)), nước ép chanh, hương Cam Yuzu giống tự nhiên và hương liệu tự nhiên
dùng cho thực phẩm, muối ăn, chiết xuất trái dành dành.
2. Thông tin dinh dưỡng
Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100ml

Năng lượng 62.7 g


Chất đạm 1.2 g
Chất béo 1.1 g
Chất béo bão hoà 0.4 g
Carbodyhrate 12.0 g
Lactose 0g
Cholesterol 0 mg
1.2.2.3. Sản phẩm Veyo Yogurt vị đào tiên Nhật

Hình 4. Ảnh minh hoạ sản phẩm Veyo Yogurt vị đào


tiên Nhật

1. Thành phần
Nước, sữa chua lên men tự nhiên từ hạt thực vật (40%) (nước, đường, đậu nành,
hạnh nhân, dẻ cười, mắc ca, óc chó, men thuần chay (Streptococcus thermophilus và
Lactobacillus bulgaricus)), đường, bột kem thực vật, chất ổn định (466, 418, 500(ii)),
nước ép chanh, chiết xuất cà rốt cô đặc, hương Đào Tiên Nhật giống tự nhiên dùng cho
thực phẩm, muối ăn.
2. Thông tin dinh dưỡng
Bảng 3. Giá trị dinh dưỡng trung bình trong 100ml

Năng lượng 61.8 g


Chất đạm 1.2 g
Chất béo 1.0 g
Chất béo bão hoà 0.35 g
Carbodyhrate 12.0 g
Lactose 0g
Cholesterol 0 mg
1.3. Ý nghĩa bản kế hoạch marketing
1.3.1. Kết quả hoạt động marketing của sản phẩm Veyo Yogurt đã đạt được trong
thời gian qua
1.3.1.1. Kết quả về doanh thu và sản lượng (QNS - Công ty CP Đường Quảng Ngãi,
2022)
− Kết quả về doanh thu
+ Tăng trưởng doanh thu: 5%
+ Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế: 0.5%
− Kết quả về sản lượng: đạt 35 triệu lít trong 11 tháng.
1.3.1.2. Kết quả về thị phần
Tăng 5% so với 2% thị phần 5 tháng bán thử sản phẩm năm 2022.
1.3.1.3. Kết quả thương hiệu
− Độ nhận diện thương hiệu: 30%
− Duy trì chỉ số cảm xúc 0.5 – 1.0 (Tích cực)
1.3.2. Mục tiêu trong tương lai của công ty Vinasoy cho sản phẩm Veyo Yogurt
Dẫn đầu ngành Dinh dưỡng thực vật tại Việt Nam.
1.3.3. Ý nghĩa của bản kế hoạch marketing cho sản phẩm Veyo Yogurt của công ty
Vinasoy cho các nhà quản trị và người thừa hành
− Xác định mục tiêu và định hướng chiến lược, giúp cho công ty có hướng đi
rõ ràng và tập trung các nguồn lực để đạt được mục tiêu của mình.
− Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, giúp cho công ty Vinasoy có
cái nhìn toàn diện hơn về thị trường và đối thủ cạnh tranh để đưa ra các
quyết định phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
− Đưa ra chiến lược marketing để giúp công ty Vinasoy có phương án tiếp
cận khách hàng một cách hiệu quả và tối ưu hóa ngân sách tiếp thị.
− Đánh giá và theo dõi kết quả để đưa ra những điều chỉnh phù hợp và đạt
được kết quả tốt nhất.
Sản phẩm mới tại thị trường mới như Veyo đòi hỏi nhiều hơn ở một chiến lược
marketing. Vì vậy, bản kế hoạch marketing cho sản phẩm sữa chua Veyo của công ty
Sữa Đậu Nành Việt Nam Vinasoy tại Việt Nam (Hà Nội) trong quý 3/2023 sẽ giúp công
ty đưa ra những định hướng, những chiến lược hiệu quả trong quý 3/2023.
1.4. Các bộ phận tham gia thực hiện kế hoạch marketing cho sản phẩm Veyo
Yogurt trong quý 3/2023 tại thị trường Việt Nam

Hình 5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty sữa đậu nành Việt Nam

1.4.1. Giám đốc Marketing


− Lãnh đạo, giám sát công việc
− Hợp tác với các bộ phận khác
− Ra chiến lược
− Kết nối các mối quan hệ
1.4.2. Bộ phận Marketing
− Tìm hiểu và đánh giá thị trường
− Định hướng chiến lược marketing
− Xây dựng và quản lý thương hiệu
− Phát triển sản phẩm/dịch vụ
− Tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng
− Đo lường và đánh giá hiệu quả marketing

Hình 6. Sơ đồ tổ chức hoạt động Marketing của công


ty Vinasoy
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN
PHẨM VEYO YOGURT TỪ 5/2022 ĐẾN 3/2023 TẠI VIỆT NAM
2.1. Mục tiêu marketing cho sản phẩm Veyo Yogurt của công ty Vinasoy trong thời
gian 5/2022 – 3/2023 (Hoàng Anh, 2022)
2.1.1. Mục tiêu về doanh thu và sản lượng
2.1.1.1. Về doanh thu & lợi nhuận
− Doanh thu: tăng 10.7%
− Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế: 10%
2.1.1.2. Về sản lượng
Sản lượng sữa chua uống đạt 30 triệu lít trong 11 tháng.
2.1.2. Mục tiêu về thị phần
Tăng thị phần của Veyo Yogurt trên thị phần toàn bộ thị trường sữa thực vật Việt
Nam lên 10%
2.1.3. Mục tiêu về thương hiệu
− Tăng độ nhận diện thương hiệu lên 30%
− Duy trì chỉ số cảm xúc 0.5 – 1.0 (Tích cực)
2.2. Phân tích về chiến lược STDP cho dòng sản phẩm Veyo Yogurt của công ty
Vinasoy trong thời gian 5/2022 – 3/2023
2.2.1. Phân đoạn thị trường
2.2.1.1. Theo địa lý vùng miền
1. Các vùng kinh tế - xã hội
a. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
− Địa hình đa dạng, bao gồm nhiều dãy núi cao, đồi núi, thung lũng, sông suối
và hồ núi, ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và địa hình, gây khó khăn trong
việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
− Khí hậu ôn đới với mùa đông lạnh, mưa tuyết và mùa hè mát mẻ, ảnh hưởng
đến việc sản xuất.
− Tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm đất, nước, khoáng sản, rừng,
động vật và thực vật.
b. Vùng Đồng bằng sông Hồng
− Địa hình phẳng, thấp, trũng lũng, chứa đựng nhiều dòng sông, kênh rạch,
ao hồ và đầm lầy, ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và địa hình, gây khó khăn
trong việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
− Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt vào mùa hè, tạo ra môi trường thuận
lợi cho sự phát triển của các loài thực vật và động vật.
− Tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm đất, nước, khoáng sản, rừng,
động vật và thực vật.
c. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
− Địa hình, chủ yếu là đồi núi và vùng đất thấp ven biển, có các dãy núi đá
vôi kéo dài, các dãy núi đá granit, đá phiến,..
− Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng và mùa mưa rõ rệt hoặc rải rác.
− Tài nguyên thiên nhiên phong phú, phù hợp cho việc trồng cây lương thực,
hoa màu, cây công nghiệp.
d. Tây Nguyên
− Địa hình chủ yếu là cao nguyên với độ cao trung bình khoảng 500-800m so
với mực nước biển, tạo thành một môi trường thiên nhiên đa dạng.
− Khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa khác nhau, mùa khô và mùa mưa.
Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 22-25 độ C, có những địa phương có
nhiệt độ thấp hơn khi đến mùa đông.
− Tài nguyên thiên nhiên có nhiều loại đất, từ đất phù sa trên đồng bằng ven
biển đến đất bazan trên cao nguyên.
e. Đông Nam Bộ
− Địa hình phức tạp, bao gồm các dãy núi cao, đồi núi và đồng bằng ven
biển.
− Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
− Tài nguyên thiên nhiên có nhiều loại đất và tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đặc biệt là nông sản. Vùng đồng bằng ven biển chủ yếu là đất phù sa
và có nhiều mỏ đá vôi. Các tỉnh trung du và núi cao có rừng nhiệt đới,
rừng thông và mỏ khoáng sản như đá granit, đá đỏ, thiếc, vàng...
f. Đồng bằng sông Cửu Long
− Địa hình: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất thấp, có độ cao trung
bình chỉ khoảng 1-2 mét so với mực nước biển. Đồng bằng này được tạo
thành từ lớp đất phù sa mỏng và mềm, do đó rất dễ bị lũ lụt và thủy triều.
− Hệ thống sông ngòi rất phong phú, cung cấp nước cho việc sản xuất và
kinh doanh.
− Khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
− Tài nguyên thiên nhiên là một trong những khu vực sản xuất lương thực
và thủy sản lớn nhất tại Việt Nam.
2. Thành thị/Nông thôn
a. Thành thị
− Khí hậu ảnh hưởng bởi các tác động của các hoạt động con người như đô
thị hóa, tăng nhiệt độ, ô nhiễm không khí...
− Giao thông thuận tiện, là tiền đề để phát triển kinh tế và du lịch.
− Tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao hơn so với nông thôn.
Các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dân số lên tới hàng
triệu người.
− Các khu đô thị và khu công nghiệp: tập trung các khu đô thị, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư cao tầng, khu thương mại, dịch vụ...
thường nằm ở vị trí trung tâm hoặc ven thành phố.
− Các dịch vụ, tiện ích phát triển: tập trung nhiều dịch vụ và tiện ích như trung
tâm thương mại, siêu thị, bệnh viện, trường học, sân vận động, rạp chiếu
phim, công viên, hồ bơi, câu lạc bộ thể thao, nhà hàng, quán bar...
b. Nông thôn
− Địa hình phức tạp và phong phú.
− Khí hậu đa dạng
− Đa dạng về đất đai
− Dân cư thưa thớt: mật độ dân số thấp hơn so với thành thị, nhất là ở vùng
núi, các huyện hẻo lánh, hay các vùng đất đai ven biển.
− Đường giao thông: mạng lưới đường giao thông tại nông thôn vẫn chưa
được phát triển đồng đều, các đường đê, hầm, cầu đường ven biển, ven sông
hay đường đi đến các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được đầu
tư hoàn chỉnh, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn.
− Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, gần đây đang chuyển dịch sang các lĩnh
vực khác như công nghiệp, du lịch và dịch vụ.
2.2.1.2. Theo nhân khẩu học (Tổng cục Thống kê, 13/12/2022)
1. Độ tuổi
Bảng 4. Phân khúc thị trường dựa theo độ tuổi

Nhóm tuổi Đặc điểm


Cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng,
0 – 4 tuổi
DHA cho quá trình phát triển
Trẻ bước vào quá trình phát triển, cần
Trẻ em dưới 15 tuổi
bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, phục
(25.2% dân số Việt Nam)
5 – 14 tuổi vụ quá trình rèn luyện và học tập.
Yêu thích các loại sữa nước có hương
vị hấp dẫn và cách dùng tiện lợi.
Phản ứng tích cực và nhanh nhạy với
các xu hướng, trào lưu trên mạng xã hội.
Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn
15 – 25 cuối cùng của quá trình phát triển nên cần
tuổi bổ sung dinh dưỡng từ sữa ít hơn 2 nhóm
tuổi trên.
Người từ 15 tuổi – 65 tuổi
Nhóm tuổi hầu hết có thu nhập ổn
(66.3% dân số Việt Nam)
định, có thể không trực tiếp sử dụng sữa
25 – 65 nhưng là người có quyết định mua hàng, có
tuổi xu hướng quan tâm đến chất lượng và
thương hiệu của sản phẩm sữa.

Thường xuyên sử dụng các sản phẩm


Người từ 65 tuổi trở lên bổ sung canxi cho cơ thể, ưu tiên sữa bột
(5.5% dân số Việt Nam) hơn sữa nước.

2. Giới tính
a. Giới tính nữ
Đặc điểm nhân khẩu học giới tính nữ tại Việt Nam bao gồm:
− Tỉ lệ giới tính: tỉ lệ giới tính nữ chiếm khoảng 50,8% dân số Việt Nam, cao
hơn so với tỉ lệ giới tính nam.
− Độ tuổi: độ tuổi trung bình là 35,8 tuổi.
− Hôn nhân và sinh sản: tỷ lệ kết hôn ở độ tuổi trẻ giảm và tuổi lập gia đình
trung bình của phụ nữ Việt Nam là 24,4 tuổi. Tỷ lệ sinh con thứ ba và thứ
tư giảm, trong khi đó, tỷ lệ sinh đứa con đầu lòng tăng.
− Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe: tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn
còn một số thách thức như tình trạng suy dinh dưỡng, mất mát sức khỏe do
sản khoa, và các bệnh lý phụ khoa.
b. Giới tính nam
− Độ tuổi: dân số nam tại Việt Nam phân bố đều trong các độ tuổi, tuy nhiên
nhóm tuổi trẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn (tỷ lệ nam trong độ tuổi từ 15-64 tuổi là
68,1%.)
− Hôn nhân và gia đình: tỷ lệ độc thân nam từ 15 tuổi trở lên là 46,5%. Số
lượng nam đã kết hôn chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm nam từ 25-34 tuổi. Nhóm
nam từ 35 tuổi trở lên cũng có tỷ lệ kết hôn khá cao.
− Tình trạng sức khỏe: có sự chênh lệch giữa các đối tượng khác nhau, tuy
nhiên trung bình tỷ lệ nam có sức khỏe tốt vẫn cao hơn so với nữ nhưng
không có xu hướng chú trọng đến sức khỏe bằng nữ, nên tình trạng bệnh lý
tại các độ tuổi trung niên và cao tuổi cũng có xu hướng cao hơn so với nữ.
3. Nghề nghiệp và trình độ học vấn (Tổng cục Thống kê, 2021)
a. Học sinh – sinh viên
− Đa số là người trẻ tuổi: học sinh - sinh viên Việt Nam thường nằm trong độ
tuổi trẻ, từ 6 đến 24 tuổi.
− Tỷ lệ giới tính khá cân bằng với số lượng nam giới và nữ giới gần như bằng
nhau.
− Số lượng học sinh - sinh viên ở các thành phố lớn tăng nhanh.
− Đa phần là học sinh - sinh viên nội trú.
− Trình độ học vấn: đang có xu hướng tăng lên theo từng năm.
b. Nhân viên văn phòng
− Đa số là nam giới tuy không phải là quy luật.
− Độ tuổi trung bình: 25-40 tuổi.
− Đa phần có trình độ đại học hoặc cao hơn.
− Sống tại các đô thị lớn.
c. Lao động chân tay
− Đa số là nam giới.
− Đa số ở độ tuổi lao động: từ 18 đến 60 tuổi.
− Sống tại các khu công nghiệp.
− Trình độ học vấn thấp, nhiều người chỉ tốt nghiệp trung cấp, cấp 2.
− Thu nhập thấp, đa số chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày.
d. Nông dân
− Tỉ lệ giới tính: nam giới nông dân Việt Nam cao hơn nữ giới, đặc biệt là ở
các vùng nông thôn xa xôi, vùng sâu, vùng núi cao.
− Độ tuổi: trung bình khá cao, thường trên 40 tuổi.
− Dân tộc: đa số là người Kinh, nhưng cũng có nhiều dân tộc thiểu số khác.
− Trình độ học vấn thấp, nhiều người chỉ có trình độ tiểu học hoặc không có
học vấn.
− Nghề nghiệp: các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, ... nhưng đã và đang chuyển sang làm việc
trong các ngành nghề khác như công nghiệp, dịch vụ, xây dựng...
− Tỷ lệ di cư: một số di cư từ nông thôn đến thành phố để tìm kiếm việc làm
và cơ hội phát triển nhưng chưa quá phổ biến và vẫn tập trung ở một số
vùng đất có điều kiện kinh tế.
e. Người đã nghỉ hưu
− Đa số là người cao tuổi, thường trên 60 tuổi.
− Tỷ lệ giới tính không cân bằng: tỷ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới.
− Đa số sống tại các thành phố lớn.
− Số lượng người già tăng nhanh, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
4. Theo thu nhập

Hình 7. Thu nhập bình quân đầu người một tháng chia theo nhóm thu nhập, Tổng cục
Thống kê, 4/2020

Như vậy, dựa vào bảng phân chia thu nhập bình quân đầu người một tháng phía
trên, thị trường được chia thành 3 nhóm thu nhập chính với những đặc điểm như sau:
Bảng 5. Phân khúc thị trường dựa trên thu nhập

Thu nhập Đặc điểm


Dưới 5.000.000đ/tháng Thu nhập thấp, chỉ đủ chi trả những
(Nhóm thu nhập 1 – 4) nhu cầu cơ bản. Mức độ quan tâm đến sức
khoẻ, đặc biệt là yếu tố dinh dưỡng, trung
bình hoặc thấp.
đ đ
5.000.000 /tháng – 10.000.000 /tháng Thu nhập trung bình, có thể chi trả cho
(Nhóm thu nhập 5) nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng nhưng
không thường xuyên và liên tục.
Thường cân nhắc nhiều về giá sản
phẩm.
Trên 10.000.000đ/tháng Mức thu nhập tương đối khá, có khả
năng chi trả cho nhu cầu sử dụng sữa chất
lượng cao thường xuyên hơn.
Ít quan tâm đến giá cả mà ưu tiên chất
lượng dinh dưỡng của sản phẩm.

2.2.1.3. Theo yếu tố tâm lý (Tổng cụ Thống kê, 2021)


1. Tầng lớp xã hội
a. Hạ lưu
− Tìm kiếm giá rẻ.
− Tìm kiếm sản phẩm có giá trị dinh dưỡng ổn định với giá tiền.
− Không quan tâm đến thương hiệu như quan tâm đến giá cả và chất lượng.
− Mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ tư nhân, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, chợ.
− Dễ bị ảnh hưởng bởi quảng cáo và những lời khuyên từ những người quen
thân của mình.
b. Trung lưu
− Quan tâm đến giá trị dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm, sẵn sàng chi trả
thêm để có được sản phẩm sữa nước đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
và giá trị dinh dưỡng cao hơn.
− Quan tâm đến thương hiệu.
− Tìm kiếm sản phẩm cao cấp hoặc các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và
đang được ưa chuộng trên thị trường.
− Mua hàng tại các cửa hàng chuyên nghiệp, uy tín.
− Tìm kiếm thông tin trên mạng.
c. Thượng lưu
− Yêu cầu chất lượng cao, có xu hướng sử dụng sản phẩm nhập khẩu từ các
nước phát triển như Úc, New Zealand, Mỹ, châu Âu, v.v.
− Rất chú trọng đến giá trị thương hiệu.
− Thường sử dụng các kênh mua hàng sang trọng.
− Quan tâm đến các xu hướng mới, sản phẩm độc đáo, hiện đại và tiên tiến.
− Đa dạng hóa nhu cầu sử dụng để có thể nâng cao trải nghiệm sử dụng.
2. Lối sống
a. Người thành công (Achievers)
− Chú trọng đến sức khỏe.
− Tìm kiếm thông tin và nghiên cứu sản phẩm.
− Thích trải nghiệm và sáng tạo.
− Mức độ quan tâm đến giá trị sản phẩm cao.
b. Người đang vươn lên (Strivers)
− Tích cực học hỏi để cải thiện bản thân và phát triển kinh nghiệm, kiến thức
trong cuộc sống.
− Sự cân bằng trong cuộc sống.
− Đầu tư vào bản thân để tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và tự tin.
− Quan tâm đến thương hiệu và uy tín.
− Khả năng thích nghi và sáng tạo.
c. Người đang cố gắng sinh tồn (Survivors)
− Tìm kiếm sản phẩm sữa nước giá rẻ và có chất lượng tốt để tiết kiệm chi
phí.
− Không quá quan tâm đến thương hiệu sản phẩm mà chỉ quan tâm đến giá
cả và chất lượng sản phẩm.
− Thường có kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe, tuy nhiên không đặt nhiều
mức độ quan trọng vào việc sử dụng sản phẩm sữa nước.
− Có xu hướng chọn lựa sản phẩm sữa nước dựa trên nhu cầu cá nhân và gia
đình.
− Thường có lối sống tiết kiệm và hạn chế sử dụng các sản phẩm xa xỉ, đắt
đỏ.
− Có thể chọn sử dụng các sản phẩm sữa nước không có nguồn gốc rõ ràng
hoặc không được sản xuất theo quy trình chất lượng.
2.2.1.4. Theo hành vi của khách hàng
1. Theo mục đích mua
a. Biếu, tặng
− Đa phần là nữ giới.
− Tìm kiếm sản phẩm chất lượng.
− Chú trọng đến thương hiệu.
− Thường mua số lượng lớn.
− Thường mua sữa có giá trị cao hơn so với mục đích sử dụng cá nhân.
− Thường mua các sản phẩm có thiết kế đẹp mắt.
b. Sử dụng
− Tìm hiểu thông tin sản phẩm về thương hiệu, thành phần dinh dưỡng, giá
cả và đánh giá của người dùng.
− Quan tâm đến giá cả.
− Ưu tiên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
− Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chú trọng đến vị, mùi, hương vị, màu
sắc và độ tươi của sản phẩm sữa.
− Cách sử dụng tiện lợi và nhanh chóng.
2. Lợi ích tìm kiếm (Benefits)
− Giá cả phải chăng, hợp lý với ngân sách của mình.
− Độ tiện lợi: đảm bảo dễ dàng mua và sử dụng, không tốn quá nhiều thời
gian và công sức.
− Chất lượng: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giá trị dinh dưỡng của sản
phẩm cao;…
3. Mức độ trung thành (Loyalty status)
a. Không trung thành (None)
− Không ổn định trong việc mua sữa, có thể mua các sản phẩm sữa khác nhau
tùy thuộc vào tình huống cụ thể hoặc theo sở thích cá nhân.
− Thường xuyên tìm kiếm ưu đãi và giá cả.
− Không có sự cam kết lâu dài, chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm sự tiện
lợi và giá cả phù hợp.
➢ Tệp khách hàng không trung thành thường không chịu trung thành với một
thương hiệu cụ thể, có thể thay đổi thường xuyên giữa các thương hiệu sữa
khác nhau.
b. Mức độ trung thành trung bình (Medium)
Người tiêu dùng có mức độ trung thành trung bình tại thị trường sữa nước tại Việt
Nam thường có xu hướng tin tưởng vào các thương hiệu đã được phổ biến và quảng cáo
rộng rãi. Họ thường đánh giá các thương hiệu theo chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và
uy tín của thương hiệu.
c. Mức độ trung thành mạnh mẽ (Strong)
Người tiêu dùng trung thành thường có tình cảm đặc biệt đối với thương hiệu mà
họ yêu thích và tin tưởng. Họ thường theo đuổi những sản phẩm mới của thương hiệu
đó và sẽ cố gắng giới thiệu sản phẩm đó cho người khác.
d. Trung thành tuyệt đối (Absolute)
− Không chuyển đổi sang sản phẩm khác.
− Luôn lựa chọn sản phẩm của thương hiệu yêu thích.
− Sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm yêu thích.
− Tạo nên sự tín nhiệm và sự ủng hộ với thương hiệu, và sẵn sàng giới thiệu
cho người khác sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.
4. Thái độ đối với sản phẩm (Attitude toward product)
a. Tích cực (Positive)
− Tìm kiếm và mua sản phẩm của thương hiệu mình tin tưởng.
− Tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thương hiệu.
− Chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá sản phẩm với người khác.
− Sẵn sàng trả giá cao hơn để sử dụng sản phẩm chất lượng.
− Lựa chọn thương hiệu và sản phẩm ổn định.
b. Tiêu cực (Negative)
− Tránh mua sản phẩm của thương hiệu mà họ không tin tưởng.
− Không quan tâm đến thông tin về sản phẩm và thương hiệu.
− Không chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá sản phẩm với người khác hoặc thậm
chí còn phủ nhận hoặc giấu kín những thông tin tiêu cực về sản phẩm hoặc
thương hiệu.
− Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.
− Thường xuyên thay đổi thương hiệu và sản phẩm, làm giảm sự trung thành
và tạo nên sự bất ổn cho thị trường sữa nước.
c. Trung lập (Indifferent)
− Không đặt quá nhiều tâm trí vào thương hiệu hoặc sản phẩm.
− Tìm hiểu thông tin và đánh giá sản phẩm trước khi mua.
− Thường xuyên so sánh giá và chất lượng của sản phẩm.
− Cân nhắc giữa giá và chất lượng sản phẩm.
− Thường có xu hướng mua sản phẩm ổn định và trung tính.
d. Thù địch (Hostile)
− Từ chối sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.
− Tránh xa các sản phẩm của thương hiệu đó.
− Đưa ra ý kiến tiêu cực về thương hiệu đó.
− Tìm kiếm thông tin để chứng minh thương hiệu đó không tốt.
− Chuyển đổi sang sử dụng sản phẩm của thương hiệu khác.
2.2.2. Thị trường mục tiêu (Kantar , 2022)
2.2.2.1. Theo tiêu thức địa lý
1. Vùng kinh tế - xã hội: Hà Nội (Đồng bằng sông Hồng)
− Hà Nội với dân số đông đúc và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, mức độ phát
triển kinh tế cao và thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình khá, thị
trường tiêu thụ rất tiềm năng.
− Vinasoy đã có một mạng lưới phân phối rộng khắp Hà Nội và các tỉnh lân
cận, giúp đưa sản phẩm đến gần khách hàng và tăng khả năng tiếp cận sản
phẩm của họ với đối tượng khách hàng tiềm năng tại khu vực này.
2. Khu vực thành thị tại Hà Nội
− Địa điểm trung tâm.
− Giao thông thuận tiện.
− Các dịch vụ, tiện ích phát triển.
− Mật độ và sự đa dạng của dân cư với nhu cầu tiêu dùng đa dạng.
2.2.2.2. Theo tiêu thức nhân khẩu học
1. Độ tuổi
a. Nhóm 15 – 25 tuổi
− Độ tuổi thanh niên, đang trong quá trình tìm kiếm và xác định sở thích ẩm
thực, đồng thời cũng là độ tuổi trưởng thành đầu tiên có khả năng tự quyết
định và mua sắm độc lập.
− Có xu hướng quan tâm đến sức khỏe và chăm sóc bản thân
− Bắt đầu quan tâm tới các sản phẩm lành mạnh và thân thiện với môi trường.
b. Nhóm 26 – 35 tuổi
− Độ tuổi trưởng thành, tự quyết định về lựa chọn thực phẩm và chăm sóc sức
khỏe của mình.
− Có thu nhập và trách nhiệm gia đình nên có nhu cầu cao đối với các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe, thường có nhu cầu về sản phẩm thực phẩm an
toàn và lành mạnh hơn như sữa nước thực vật, sữa chua uống từ thực vật.
− Cuộc sống bận rộn nên cần một sản phẩm tiện lợi để thưởng thức.
− Quan tâm đến chủ đề bảo vệ môi trường và thực phẩm xanh.
2. Giới tính: Nữ
− Thói quen ăn uống: có xu hướng quan tâm đến chất lượng thực phẩm và ăn
uống lành mạnh hơn so với nam giới nên ưa chuộng các sản phẩm giàu dinh
dưỡng và có lợi cho sức khỏe hơn.
− Có xu hướng đầu tư vào sức khỏe và nhu cầu tìm kiếm sản phẩm an toàn và
lành mạnh cho bản thân và gia đình.
− Văn hóa tiêu dùng: phụ nữ có thể chịu trách nhiệm chính trong việc mua
sắm và quản lý ngân sách gia đình.
− Khả năng chi trả: có thu nhập ổn định nên có khả năng chi trả cho sản phẩm
chất lượng cao hơn.
3. Nghề nghiệp và trình độ học vấn
a. Học sinh – Sinh viên
− Có nhu cầu về sức khỏe và dinh dưỡng cao để hỗ trợ sự phát triển của cơ
thể và não bộ.
− Cuộc sống bận rộn với nhiều hoạt động học tập và giải trí, đặc biệt là trong
thành phố lớn như Hà Nội, việc sử dụng các sản phẩm tiện lợi và nhanh
chóng như sữa chua uống từ thực vật phù hợp với thời gian và nhu cầu của
họ.
− Nhóm khách hàng này thường có thu nhập thấp hoặc trung bình nên giá cả
của Veyo Yogurt là hợp lý đối với họ.
− Có khả năng truyền thông tin về sản phẩm này đến bạn bè, đồng thời là một
nhóm khách hàng trung thành nếu họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm.
b. Nhân viên văn phòng
− Độ tuổi: thường thuộc độ tuổi trưởng thành từ 25 đến 40, là đối tượng tiêu
dùng có sức mua cao.
− Lối sống: cuộc sống bận rộn, ít thời gian để chuẩn bị ăn uống và thường tìm
kiếm những sản phẩm tiện lợi và nhanh chóng.
− Tính cách: làm việc trong môi trường áp lực nên dễ cảm thấy mệt mỏi, cần
nạp năng lượng để tiếp tục làm việc.
4. Thu nhập
a. Nhóm thu nhập 5 (5.000.000đ/tháng – 10.000.000đ/tháng)
− Thu nhập trung bình, có thể chi trả cho nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng
nhưng dù chưa thường xuyên và liên tục.
− Chấp nhận giá cả tương xứng giá trị của Veyo Yogurt.
b. Nhóm thu nhập từ 10.000.000đ/tháng trở lên
− Mức thu nhập tương đối khá, có khả năng chi trả cho nhu cầu sử dụng sữa
chất lượng cao thường xuyên hơn.
− Ít quan tâm đến giá cả mà ưu tiên chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm,
Veyo Yogurt đặc biệt phù hợp với đặc điểm này.
2.2.2.3. Theo tiêu thức tâm lý
1. Tầng lớp xã hội: Trung lưu
− Có nhận thức và quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
− Thu nhập ổn định, đủ để chi tiêu cho những sản phẩm chất lượng và đem
lại giá trị cho sức khỏe tốt hơn cho bản thân và gia đình.
2. Lối sống
a. Người thành công
− Thường xuyên quan tâm đến việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe của mình.
− Cuộc sống khá bận rộn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm thuận tiện và
nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của
cơ thể.
b. Người đang nỗ lực
− Có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm và thực phẩm tốt cho sức khỏe và đang
có nỗ lực để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
− Lối sống tích cực, tập trung vào việc rèn luyện sức khỏe, ăn uống lành mạnh,
và tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của mình.
− Có khả năng chi tiêu tốt hơn so với nhóm hạ lưu.
2.2.2.4. Theo hành vi của khách hàng
1. Theo mục đích mua: sử dụng
Vinasoy có thể chọn nhóm khách hàng có mục đích mua để sử dụng làm tệp khách
hàng mục tiêu cho dòng sữa chua uống từ thực vật vì nhóm này thường có nhu cầu sử
dụng sản phẩm trong thời gian dài và thường quay lại mua sản phẩm nhiều lần. Họ cũng
thường mua số lượng lớn sản phẩm, có thể đóng gói theo yêu cầu, đem lại doanh thu ổn
định cho Vinasoy.
2. Lợi ích tìm kiếm
− Chất lượng cao: Tệp khách hàng ưu tiên chất lượng dinh dưỡng của sản
phẩm rất phù hợp với Veyo Yogurt vì dòng sản phẩm này có chất lượng
dinh dưỡng cao với quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
− Tiện lợi: Kênh phân phối của Vinasoy rộng khắp các thành thị nên mua sản
phẩm rất dễ dàng; cách sử dụng tiện lợi và nhanh chóng nên phù hợp với
tệp khách hàng yêu thích sự tiện lợi.
3. Mức độ trung thành
a. Mức độ trung thành mạnh mẽ
Vinasoy chọn tệp khách hàng có mức độ trung thành mạnh mẽ làm tệp khách hàng
chính cho dòng sản phẩm sữa chua uống Veyo Yogurt vì đây là một cách tốt để đảm
bảo doanh số bán hàng ổn định. Những khách hàng trung thành và đam mê sản phẩm sẽ
tạo ra lượng bán hàng đáng kể và giúp định hình hình ảnh thương hiệu của Vinasoy
trong mắt người tiêu dùng.
b. Trung thành tuyệt đối
Vinasoy muốn tập trung vào việc giữ chân khách hàng hiện có thay vì tìm kiếm
khách hàng mới. Khách hàng trung thành không chỉ đem lại doanh thu ổn định cho công
ty mà còn có thể giúp đẩy mạnh các hoạt động marketing và tăng cường uy tín của
thương hiệu.
4. Thái độ đối với sản phẩm
a. Tích cực
Tìm kiếm và thu hút được những khách hàng có thái độ tích cực cũng giúp Vinasoy
tăng cường lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm và đồng thời xây dựng được một
hình ảnh thương hiệu tích cực và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
b. Trung lập
Vinasoy chọn tệp khách hàng có thái độ trung lập làm tệp khách hàng chính cho
sản phẩm của mình nếu họ muốn tìm cách tiếp cận những khách hàng tiềm năng hoặc
khách hàng mới và muốn thuyết phục họ đổi sang sử dụng sản phẩm của mình.
2.2.2.5. Thị trường mục tiêu của từng chủng loại sản phẩm Veyo Yogurt
Bảng 6. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của các sản phẩm Veyo Yogurt

Đặc điểm KH Sữa vị Dâu Nhật Sữa vị Đào Nhật Sữa vị Cam Yuzu

Tuổi Từ 1 tuổi trở lên

Giới tính Mọi giới tính


Đặc điểm KH Sữa vị Dâu Nhật Sữa vị Đào Nhật Sữa vị Cam Yuzu

Màu chủ đạo là Màu chủ đạo là Màu chủ đạo


màu đỏ hồng, hương cam tươi sáng, trẻ là cam nhạt xinh
vị thơm ngon, chút trung; hương vị chua xắn, có vị đào chua
chua của dâu tây hòa ngọt của cam kết ngọt hấp dẫn.
quyện cùng vị béo hợp với vị béo của Cần cung cấp
của các loại hạt. các loại hạt. năng lượng, bổ
Đặc điểm
Cần cung cấp Cần cung cấp sung chất dinh
năng lượng, bổ sung năng lượng, bổ sung dưỡng giúp phát
chất dinh dưỡng giúp chất dinh dưỡng giúp triển hệ xương, ăn
phát triển hệ xương, phát triển hệ xương, ngon và tăng sức đề
ăn ngon và tăng sức ăn ngon và tăng sức kháng,…
đề kháng,… đề kháng,…

2.2.3. Sự khác biệt


2.2.3.1. Cơ sở tạo sự khác biệt (Vinasoy, Nhãn hiệu sữa chua uống từ thực vật Veyo,
2022)
Bảng 7. Cơ sở tạo sự khác biệt cho dòng sản phẩm Veyo Yogurt

Cơ sở khác biệt Đặc điểm của cơ sở


Nguyên liệu thực vật chất lượng cao, tuân thủ theo nguyên
tắc không sử dụng cây trồng biến đổi gen (Non-Genetically
Nguyên liệu
Modified Organisms).
Thân thiện với môi trường và động vật.
Công nghệ tiên tiến (công hệ UHT, công nghệ lên men vi
sinh,…).
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ chọn lựa
nguyên liệu đến đóng gói và vận chuyển.
Đội ngũ nghiên Chuyên nghiệp, luôn tìm cách cải tiến sản phẩm & đưa ra
cứu, phát triển những giải pháp tối ưu.
Kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn FSSC
Chất lượng
22000, HACCP Codex.
2.2.3.2. Bảng so sánh các điểm khác biệt giữa sản phẩm Veyo Yogurt và sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp Wakai (dựa vào các quyết định marketing mix)
Bảng 8. Bảng so sánh các điểm khác biệt giữa Veyo Yogurt và Wakai

Sữa chua uống từ thực vật Sữa chua uống từ thực vật
Yếu tố so sánh
Veyo Yogurt Wakai (Công ty Long Hưng)
(Công ty Vinasoy)
Gồm 3 sản phẩm theo 3 Gồm 3 sản phẩm theo 3
Dòng sản phẩm hương vị: dâu Nhật, đào Nhật, hương vị: Active vị Vani, Gold bổ
cam Yuzu sung hạnh nhân, Kids vị dâu
3 sản phẩm với 3 cách đóng
gói khác nhau:
Bao bì đóng gói Hộp carton Wakai Active: lon
Wakai Gold: chai nhựa
Wakai Kids: hộp carton
Nguyên liệu: 5 loại hạt Nguyên liệu: khoai lang tím
(hạt macca, hạnh nhân, hạt dẻ giống Nhật Bản
Chất lượng sản
cười, hạt óc chó, và đậu nành) Công nghệ sản xuất chưa tiến
phẩm
Công nghệ sản xuất rất bộ
tiên tiến
Nhãn hiệu Veyo của Nhãn hiệu Wakai của công ty
công ty Vinasoy được nhiều Long Hưng chưa được nhiều
người tiêu dùng biết đến và tin người tiêu dùng biết đến và tin
Nhãn hiệu tưởng vì công ty Vinasoy đã tưởng
lâu năm trong lĩnh vực sản
xuất sữa đậu nành và có uy tín
trên thị trường
Wakai Kids: 192.000đ/thùng
Giá cả
228.000đ - 245.000đ cho (110ml x 24 hộp)
*Giá bán tại sàn
1 thùng (180ml x 30 hộp) Wakai Active, Wakai Gold:
thương mại điện
360.000đ/thùng (250ml x 24
tử Tiki
lon/chai)
Các siêu thị, cửa hàng Bán sản phẩm trực tiếp trên
Kênh phân phối tiện lợi, cửa hàng bách hóa và trang web của công ty, một số cửa
chính trung tâm mua sắm lớn hàng online, các cửa hàng tạp hoá
nhỏ lẻ
Khu vực phân Rộng khắp cả nước & có Chủ yếu tập trung ở các
phối tập trung ở các thành phố lớn thành phố lớn
Sử dụng nhiều công cụ Ít hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Các hoạt động
truyền thông tích hợp rất hiệu và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
xúc tiến hỗn hợp
quả được triển khai kém hiệu quả

2.2.4. Định vị sản phẩm trên thị trường (Doãn Phong, 2022)
2.2.4.1. Các yếu tố định vị
1. Dựa trên thuộc tính sản phẩm
− Sử dụng nguồn nguyên liệu từ thực vật, phù hợp người có nhu cầu chế độ
ăn chay hoặc giảm cân.
− Hương vị tươi mát, ngọt thanh, phù hợp người có phong cách sống hiện đại,
yêu thích những sản phẩm thanh mát & ít đường.
− Quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng.
− Đóng gói tiện lợi, dễ dàng mang theo khi đi làm hoặc đi chơi.
2. Dựa trên chất lượng và giá cả
Mức giá phù hợp cho người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao, nhưng đồng
thời mang lại chất lượng và giá trị sản phẩm tốt.
3. Dựa trên người sử dụng sản phẩm
Được định vị tới đối tượng khách hàng là người quan tâm đến sức khỏe và hướng
tới cảm giác an toàn khi sử dụng sản phẩm, đặc biệt là người có nhu cầu sử dụng sản
phẩm dinh dưỡng từ thực vật như người theo đuổi phong cách sống lành mạnh, người
ăn chay, người bệnh,…
2.2.4.2. Bản đồ định vị

Hình 8. Bản đồ định vị cho Veyo Yogurt

2.2.5. Đánh giá ý nghĩa của chiến lược STDP đối với các chính sách marketing mix
− Hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của khách hàng mục tiêu để tập trung phát
triển chất lượng sản phẩm phù hợp và thiết kế sản phẩm tiện lợi cho việc sử
dụng.
− Hiểu về khả năng chi trả để điều chỉnh giá bán hoặc khuyến mãi.
− Hiểu đặc điểm chân dung khách hàng mục tiêu để lựa chọn chiến lược xúc
tiến hỗn hợp tiết kiệm và có hiệu quả.
2.3. Phân tích các chính sách marketing mix cho sản phẩm Veyo Yogurt của công
ty Vinasoy trong thời gian qua
2.3.1. Chính sách sản phẩm (Vinasoy, Nhãn hiệu sữa chua uống từ thực vật Veyo,
2022)
2.3.1.1. Mục tiêu về sản phẩm
− Chất lượng sản phẩm: sản phẩm cao cấp, 100% từ thực vật xanh lành, giúp
nuôi dưỡng cơ thể bằng những nguyên liệu tự nhiên nhất.
− Thương hiệu: giúp đưa công ty dẫn đầu ngành dinh dưỡng thực vật.
− Tác động tích cực đến xã hội & môi trường: vì một cuộc sống khỏe mạnh
và cân bằng cho người Việt.
2.3.1.2. Các cấp độ của sản phẩm
a. Sản phẩm cốt lõi
Dồi dào dinh dưỡng, dùng nguồn năng lượng xanh của thiên nhiên để chăm lo sức
khoẻ khách hàng.
b. Sản phẩm hiện hữu
b.1. Nhãn hiệu

Hình 9. Các yếu tố thuộc nhãn hiệu của Veyo


Yogurt thể hiện trên bao bì

− Tên gọi: Veyo Yogurt (Veyo Yogurt vị dâu Nhật, Veyo Yogurt vị cam
Yuzu, Veyo Yogurt vị đào tiên Nhật)
− Logo: Veyo Yogurt
+ “Veyo” màu xanh lá cây cùng biểu tượng mặt trời lấp ló trong chữ
“e”
+ “Yogurt” màu xanh nước biển
− Hình ảnh: 5 loại hạt và quả dâu/đào tiên/cam
➢ Thể hiện tính chất thực vật, phù hợp với xu hướng dinh dưỡng thực vật của
thị trường và lối sống tích cực, năng động của khách hàng mục tiêu.
b.2. Bao bì
− Chất liệu: giấy bọc nilong.
− Công nghệ đóng gói độc quyền để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà không
cần chất bảo quản trong thời gian 8 tháng.
− Thông tin trên bao bì: tên sản phẩm, mã vạch, lô sản xuất, thành phần, giá
trị dinh dưỡng,…
c. Sản phẩm gia tăng
c.1. Dịch vụ gia tăng
- Hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng từ xa qua hotline, Facebook Page,
app, website,…
- Có chính sách bảo hành sản phẩm.
c.2. Danh mục sản phẩm
- Vị Dâu Nhật
- Vị Cam Yuzu
- Vị Đào tiên Nhật
2.3.1.3. Chu kỳ sống dòng sản phẩm Veyo Yogurt
1. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị dâu Nhật
Bảng 9. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị dâu Nhật

Ra mắt Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái

Chưa suy
Thời gian 6/5/2022 12/2022 2/2023
thoái

Doanh thu (triệu đồng) 85 triệu 255 triệu 213 triệu

Số lượng bán ra (sản


10200 hộp 30600 hộp 25560 hộp
phẩm)

Giá bán (đồng) 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp

2. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị cam Yuzu


Bảng 10. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị cam Yuzu

Ra mắt Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái

Thời gian 6/5/2022 12/2022 1/2023 Chưa suy


thoái

Doanh thu (triệu đồng) 42 triệu 170 triệu 127 triệu

Số lượng bán ra (sản


5040 hộp 20400 hộp 15240 hộp
phẩm)

Giá bán (đồng) 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp

3. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị đào tiên Nhật


Bảng 11. Chu kỳ sống của sản phẩm Veyo vị đào tiên Nhật

Ra mắt Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái

Chưa suy
Thời gian 6/5/2022 12/2022 2/2023
thoái
Doanh thu (triệu đồng) 94 triệu 272 triệu 170 triệu

Số lượng bán ra (sản


11280 hộp 32640 hộp 20400 hộp
phẩm)
Giá bán (đồng) 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp 25000đ/3 hộp

2.3.2. Chính sách giá


2.3.2.1. Mục tiêu về giá
− Tối đa hoá để cạnh tranh và có lợi nhuận.
− Định vị sản phẩm, củng cố vị thế thương hiệu.
2.3.2.2. Cơ sở về chi phí
1. Chi phí cố định
− Tiền lương & phúc lợi cho nhân công
− Tiền chi phí để thuê nhà xưởng
− Tiền nước
− Tiền điện
− Tiền chi ra mua vật tư (chi phí máy móc, thiết bị và trang thiết bị sản xuất)
được đầu tư cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp
− Chi phí khấu hao tài sản cố định
− Chi phí vận chuyển
− Chi phí đào tạo
2. Chi phí biến đổi
− Chi phí lao động gián tiếp
− Chi phí bảo trì máy
− Chi phí về hoa hồng bán hàng
− Chi phí nghiên cứu & phát triển
− Chi phí marketing
− Chi phí phát sinh khác
2.3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm
− Mục tiêu kinh doanh : yối đa hóa lợi nhuận, dẫn đầu thị phần, dẫn đầu về
chất lượng, “sống sót” qua thời gian,…
− Chi phí sản xuất, kinh doanh, quản lý.
− Diễn biến của các yếu tố trong môi trường vi mô, vĩ mô (đối thủ cạnh tranh,
nhu cầu và tâm lý tiêu sùng sản phẩm sữa, sức mua, mức độ chi trả, thỏa
mãn của khách hàng,…)
2.3.2.4. Phương pháp định giá (Anh Thư Nguyễn, 2022)
1. Định giá dựa trên giá trị khách hàng
Giá trị người mua nhận thức về sản phẩm: sản phẩm chăm sóc sức khoẻ có hàm
lượng dinh dưỡng cao, hương vị đặc biệt và đến từ một thương hiệu uy tín.
2. Định giá dựa trên chi phí
− Thời gian & nỗ lực phát triển dòng sản phẩm tiên phong Veyo Yogurt.
− Quy trình & công nghệ sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cấp.
− Chi phí marketing
2.3.2.5. Chiến lược giá cho sản phẩm mới
1. Cơ sở của chiến lược
− Yếu tố khác biệt về sản phẩm Veyo Yogurt: nguyên liệu, quy trình sản xuất,
chất lượng sản phẩm,…; khác biệt về uy tín của Vinasoy – công ty dẫn đầu
ngành hàng sữa sử dụng nguyên liệu làm từ thực vật
− Thị trường của ngành sữa thực vật đang dần được phát triển
− Chi phí sản xuất một khối lượng nhỏ không thể cao đến mức doanh nghiệp
hủy bỏ lợi thế của việc định giá bán cao bởi quy mô vốn có của Vinasoy nói
riêng và Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi nói chung
− Đối thủ không thể dễ dàng thành công với chiến lược định giá thâm nhập
thị trường hoặc giảm giá sâu vì những ràng buộc về yếu tố vĩ mô
2. Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming)
Định giá bán cao hơn một chút so với giá bán của các đối thủ cạnh tranh cùng phân
khúc như Vinamilk, TH True Milk, Yomost,... để tận dụng lợi thế của sản phẩm mới &
tạo ra lợi nhuận cao.
2.3.2.6. Chiến lược điều chỉnh giá
− Định giá trực tuyến: giữ nguyên giá bán ngoại tuyến & có giảm giá theo
chính sách với sàn thương mại điện tử mỗi dịp đặc biệt
❖ Từ 01/05-24-5, trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki,
Shopee, Vinasoy đã đưa ra những chương trình khuyến mãi như
“Chào hè! Quẩy deal giảm tới 35%” trên Shopee hay deal giảm tới
40% trên Lazada, 18%-20% trên Tiki.
❖ Ngoài ra gian hàng chính hãng của Vinasoy còn tung ra nhiều mã
giảm giá 55k, tặng quà không đồng, miễn phí vận chuyển đối với
đơn hàng trên 150k…
− Giá khuyến mãi: kích cầu vừa đủ ở một số ngày đặc biệt trong năm
❖ Vào những ngày 5/5, 6/6, 7/7, 8/8, 9/9…Vinasoy sẽ có chính sách
với các sàn thương mại điện tử để đưa ra Flash Sale hay deal sốc
giúp tăng lượt mua của khách hàng trong những ngày này.
2.3.3. Chính sách phân phối (Vinasoy, Vinasoy, 2023)
2.3.3.1. Mục tiêu phân phối
− Xây dựng & phát triển ổn định kênh phân phối.
− Tăng độ nhận diện thương hiệu.
− Tăng sản lượng bán 5% so với sản lượng bán trung bình của 1 năm qua.
− Điều chỉnh chính sách thành viên kênh hợp lý.
2.3.3.2. Mô hình tổ chức kênh phân phối (Sơ đồ các kiểu kênh, hình thức tổ chức
kênh, thành viên kênh)
1. Sơ đồ kiểu kênh
− Kênh phân phối trực tiếp: đưa Veyo Yogurt trực tiếp từ công ty Vinasoy
đến tay người tiêu dùng. Đây là kênh phụ, chiếm gần 10% doanh thu của
Vinasoy đối với Veyo Yogurt.

Vinasoy Người tiêu dùng

Hình 10. Cấu trúc kênh phân phối trực tiếp của Vinasoy
− Kênh phân phối gián tiếp: qua các trung gian marketing để đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng. Đây là kênh chính, chiếm khoảng 90% doanh thu
của Vinasoy đối với Veyo Yogurt.

Vinasoy Nhà phân phối Bán lẻ Người tiêu dùng

Hình 11. Cấu trúc kênh phân phối gián tiếp của Vinasoy

2. Hình thức tổ chức kênh


− Trực tuyến: phân phối sản phẩm của mình qua các đại lý, siêu thị và cửa
hàng bán lẻ trên khắp đất nước.
− Ngoại tuyến: phân phối trực tiếp Veyo Yogurt qua các sàn thương mại điện
tử, phân phối gián tiếp qua các website bán hàng của đại lý & nhà bán lẻ
đối tác.
3. Thành viên kênh
− Nhà phân phối: 156 (Bách hoá xanh, Mega Market, Tiki, …)
− Nhà bán lẻ: 142 000 (Winmart, Top market, Coopmart, Mega Market,…)
2.3.3.3. Chính sách tuyển chọn thành viên kênh phân phối
1. Hoàn thiện chính sách tuyển chọn thành viên kênh
− Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo lực lượng bán hàng trực tiếp
+ Tiêu chí tuyển chọn: trình độ hiểu biết về sản phẩm, đạt các yêu cầu
cơ bản về học vấn, có kiến thức về kinh doanh, khả năng tổng hợp
các thông tin khách hàng, cập nhật các thông tin trên mạng, xử lý các
đơn đặt hàng,…
+ Đào tạo lực lượng bán hàng
− Hoàn thiện công tác lựa chọn các thành viên kênh
+ Đối với các đại lý, các nhà phân phối cấp 1: có vị trí kinh doanh
thuận lợi, phù hợp với thị trường mục tiêu của công ty; có khả năng
tài chính; có sức mạnh cạnh tranh, sự trung thành và khả năng phát
triển.
➢ Thường xuyên đánh giá năng lực của tất cả hệ thống đại lý hiện có để quyết
định tiếp tục hợp tác, chấm dứt hợp đồng hoặc chấn chỉnh lại những đại lý
hoạt động yếu kém
+ Đối với các nhà bán lẻ: chủ trương đưa hàng hóa vào càng nhiều nhà
bán lẻ càng tốt do đặc điểm của sản phẩm và xuất phát từ mục tiêu
bao phủ thị trường rộng lớn trong thời gian tới.
2. Hoàn thiện chính sách động viên, khuyến khích các thành viên kênh
− Khuyến khích các thành viên bằng cách lập chương trình phân phối, sau đó,
xây dựng những chính sách kênh nhất định.
− Chính sách hỗ trợ về phương tiện bán hàng (chi phí vận chuyển; kệ trưng
bày; các bảng hiệu;…)
− Chính sách hỗ trợ trung gian chọn, đào tạo, huấn luyện nhân viên bán hàng.
3. Hoàn thiện chính sách đánh giá và thưởng phạt các thành viên kênh
− Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá các thành viên: mức độ
kiểm soát của Công ty đối với thành viên, tầm quan trọng của các thành
viên hệ thống phân phối, bản chất sản phẩm, số lượng thành viên hệ thống
phân phối.
− Xây dựng công tác đánh giá các thành viên
+ Bước 1: Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá
+ Bước 2: Xác định các trọng số phản ánh tầm quan trọng tương đối
của các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Bước 3: Cho điểm các thành viên ứng với từng tiêu chuẩn theo thang
điểm từ 1 – 8. Sau đó tính điểm quy đổi của mỗi thành viên bằng
cách lấy điểm của mỗi tiêu chuẩn nhân với trọng số của tiêu chuẩn
đó.
+ Bước 4: Đánh giá các thành viên bằng cách so sánh tổng điểm giữa
các thành viên để biết được thành viên nào phân phối tốt, thành viên
nào cần phải đầu tư thêm để phát triển. Dựa trên kết quả đánh giá
các thành viên kênh và hiệu quả hoạt động của từng kênh, người
quản trị kênh sẽ điều chỉnh chiến lược và các chính sách quản lý
kênh phân phối cụ thể.
2.3.3.4. Chính sách động viên, khuyến khích thành viên kênh phân phối
− Chính sách điều chỉnh giá: chiết khấu theo doanh số mua hàng (theo chu kỳ
1 tháng; mua hàng một lần): 5%; chiết khấu đạt chỉ tiêu khoán 1,5%; chiết
khấu thanh toán nhanh 3,0% (chỉ áp dụng cho một số khách hàng quen).
− Công ty tài trợ hoạt động quảng cáo tại các điểm bán hàng, nhà phân phối
như treo các poster, băng rôn, trưng bày sản phẩm,…
− Áp dụng các chương trình khuyến mãi cho điểm bán:
+ Khuyến mãi thông thường: mua 01 thùng, được khuyến mãi 02
hộp/bịch cùng loại (hầu hết tháng nào cũng khuyến mãi)
+ Khuyến mãi cục bộ: cấp phiếu khuyến mãi theo cơ số mua hàng
(được áp dụng vào những tháng cao điểm khi sản lượng tiêu thụ lớn
− Các chính sách hỗ trợ khác: mỗi tỉnh 1 Đại diện bán hàng và 1-2 nhân viên
bán hàng; trung gian tuyển chọn nhân viên bán hàng & một phần lương cho
nhân viên này; đào tạo nhân viên; đóng góp chi phí cho những dịp kỷ niệm
đặc biệt;…
− Đối với các hệ thống siêu thị
+ Hợp tác với đối tác để đưa ra các chiến dịch chiêu thị và kiểm soát
việc thực hiện ở siêu thị.
+ Với các sản phẩm sắp hết hạn: nhà phân phối, cũng như các siêu thị
có trách nhiệm thông báo cho công ty để thu hồi và sử dụng vào các
mục đích như khuyến mãi hoặc sau cùng là tiêu hủy.
2.3.3.5. Đánh giá thành viên kênh
Đánh giá thành viên dựa vào 4 yếu tố chính:
− Doanh số
− Thái độ của các thành viên kênh
− Thời gian ngắn nhất hoặc trung bình giao hàng cho khách
− Mức hợp tác chương trình quảng cáo và hiệu quả của từng đợt quảng
2.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (truyền thông marketing)
2.3.4.1. Mục tiêu xúc tiến hỗn hợp
− Tăng khả năng nhận diện sản phẩm & nhận thức của khách hàng
− Tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, tăng
độ hài lòng & mức độ trung thành của họ.
− Tăng doanh số bán hàng & lợi nhuận
2.3.4.2. Mô hình tổ chức hoạt động truyền thông marketing
Mô hình truyền thông được sử dụng là mô hình truyền thông Harold Lasswell
(Harold Lasswell là nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ).

Hình 12. Mô hình truyền thông, Harold Lasswell

Mô hình này bao gồm các phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông, trong đó:

− S – Ai? (Source, Sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng.


− M – Nói, đọc, viết gì? (Message): Thông điệp, nội dung thông báo.
− C - Kênh (channel): Bằng kênh nào, mạch truyền nào.
− R – Cho ai?(receiver): Người tiếp nhận, nơi nhận.
− E – Hiệu quả (effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông.
2.3.4.3. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
1. Chiến lược "đẩy"
Vinasoy đẩy sản phẩm thông qua các kênh marketing đến khách hàng cuối cùng
bằng cách sử dụng các hoạt động xúc tiến như khuyến mãi để đưa sản phẩm đi qua các
kênh thành viên đến khách hàng cuối.
2. Chiến lược "kéo"
Vinasoy dụng quảng cáo và khuyến mãi hướng vào khách hàng cuối cùng để
khuyến khích họ mua hàng.
2.3.4.4. Công cụ và phương tiện truyền thông marketing
1. Marketing trực tuyến
a. Mạng xã hội
a.1. Tại kênh Youtube: VINASOY
− Người đăng ký: 95,2 nghìn
− Nội dung đăng tải:
+ Giới thiệu các sản phẩm của Vinasoy
+ Shortcut livestreams của Vinasoy với KOL, chuyên gia dinh dưỡng
+ Tổ chức gameshow
− Lượt xem: 1 triệu – 11 triệu, trung bình có 5 triệu lượt xem/video
a.2. Tại Facebook page
− Người thích trang: 26.550
Người theo dõi: 26.923
− Nội dung đăng tải:
+ Các bài báo về Vinasoy
+ Các thông tin về dinh dưỡng
+ Các cuộc thi nhỏ (minigame)
+ Tổ chức các buổi talk show với khách mời là người có tầm ảnh
hưởng trên mạng xã hội
+ V.v…
b. Website
Nội dung đăng tải: giới thiệu về công ty, sản phẩm của công ty, hoạt động vì cộng
đồng của công ty,…
c. Kết quả
− Lưu lượng truy cập tăng 25%
− ROI > 1
− Tỷ lệ tương tác tăng 20%
2. Quảng cáo
a. Tại các kênh trực tuyến
− Kênh mạng xã hội
+ Facebook page
• Các bài báo về Vinasoy
• Các thông tin về dinh dưỡng
• Các cuộc thi nhỏ (minigame)
• Tổ chức các buổi talk show với khách mời là người có tầm
ảnh hưởng trên mạng xã hội
• V.v…
+ Website: giới thiệu về công ty, sản phẩm của công ty, hoạt động vì
cộng đồng của công ty,…
+ Youtube:
• Giới thiệu các sản phẩm của Vinasoy
• Shortcut livestreams của Vinasoy với KOL, chuyên gia dinh
dưỡng
• Tổ chức gameshow
b. Tại các kênh truyền thống
Kênh phát sóng: tivi, truyền hình: Vinasoy thực hiện hoạt động quảng cáo kết hợp
với người nổi tiếng - ca sĩ Min ở bài hát Tìm X với slogan "Năng lượng tốt lành, bật cân
bằng mode”
c. Kết quả
− CTR tăng 10%
− Tỷ lệ chuyển đổi tăng 5%
− ROI >1
3. PR (Vinasoy, Vinasoy, 2023)
− Hoạt động cộng đồng: tổ chức chương trình “Kết nối những tấm lòng”,
“Vượt lên chính mình”, “Sữa học đường”; tài trợ cuộc thi Miss Grand
Vietnam 2022; đồng hành hoạt động từ thiện với Miss Grand Vietnam 2022.
− Kết quả:
+ Gặt hái các chỉ số tích cực xoay quanh brand awareness, brand love
hay brand loyalty
+ Thể hiện nỗ lực theo đuổi điều mà Vinasoy luôn hướng tới: kiến tạo
một Việt Nam tốt đẹp hơn
4. Xúc tiến bán
− Hoạt động: giảm giá, chương trình khuyến mãi, bán hàng đặc biệt, quà tặng
miễn phí tại các cửa hàng bán lẻ là đối tác của Vinasoy như Winmart+,
Circle K, Tops Market,… hoặc tại các website bán hàng và các trang thương
mại điện tử như Bách hoá xanh, Tiki, Shopee, Lazada,…
− Kết quả:
+ Doanh số bán hàng tăng 40%
+ Lợi nhuận thu được tăng 20%
+ Tỷ lệ chuyển đổi tăng 10%
5. Marketing trực tiếp
Buổi dùng thử sản phẩm hoàn toàn miễn phí tại Phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội),
Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) và Phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Sự kiện đã trao
đến tận tay người dân ở cả 3 miền hơn 73.920 hộp sữa VEYO.
Chiến dịch này đã giúp Vinasoy thành công quảng bá các sản phẩm mới, đem đến
cho người dùng trải nghiệm thực tế nhất.
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong môi trường marketing đến hoạt động
marketing của sản phẩm Veyo Yogurt
2.4.1. Môi trường vĩ mô (STEEPLED)
2.4.1.1. Văn hóa – xã hội (Quỳnh Bích Diễm, 2023)
Thị trường có quan điểm tích cực, thậm chí đề cao các sản phẩm hữu cơ có tính
nuôi dưỡng cao, tâm đặc biệt đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. “Sống xanh
- thở sạch - ăn lành” đang trở thành xu thế trên toàn cầu theo WHO, IPSOS và EAT-
Lancet. Đây không phải là trào lưu ngắn hạn mà là một sự thay đổi mang tính tất yếu
trước những tác động tổng hợp của các yếu tố vĩ mô, đặc biệt phải kể đến tác động trực
tiếp của đại dịch COVID-19.
Các nhóm tiểu văn hoá vừa phủ nhận sự thần kỳ tuyệt đối của sữa bò vừa đặt nặng
vấn đề bảo vệ môi trường, có ảnh hưởng chậm mà chắc đến quan điểm của cộng đồng
lớn hơn. Ví dụ, họ sử dụng truyền thông để lên án hệ quả của ngành chăn nuôi bò sữa
như quy trình chăn nuôi kém nhân đạo và khối lượng chất thải CO2 khổng lồ mỗi năm
của các trang trại chăn nuôi. Đây là thử thách của ngành sữa bò nhưng là cơ hội của
ngành sữa hạt – lĩnh vực mà Vinasoy muốn dẫn đầu.
Ngoài quan điểm về sản phẩm tiêu thụ, người Việt có lòng tự tôn dân tộc cao.
Đồng thời, trong ngành sữa nước, khách hàng thường không có tâm lý chuộng hàng
ngoại nhập. Vinasoy có đầy đủ khả năng cạnh tranh bằng giá và các chiến dịch truyền
thông gắn sản phẩm với lòng tự hào dân tộc.
2.4.1.2. Công nghệ
Đối với ngành sữa, công nghệ sản xuất phát triển rất nhanh nên rất khó kéo dài chu
kỳ sống nếu sản phẩm chứa nhiều yếu tố công nghệ. Dù được chính phủ trợ giá nhưn
chi phí mua, bảo trì máy móc vẫn cao. Dù vậy, các công ty vẫn đầu tư để đảm bảo chất
lượng sản phẩm tốt nhất.
Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư thiết bị, ứng
dụng công nghệ có trình độ tự động hoá cao ngang tầm khu vực và thế giới. Bên cạnh
đó, các trang trại trồng trọt cũng đạt chuẩn trang trại hữu cơ, VietGAP, Global GAP.
Đây vừa là thách thức đối với Vinasoy vì nó yêu cầu công ty đầu tư và cập nhật công
nghệ sản xuất để cạnh tranh hiệu quả, vừa là cơ hội vì nó thúc đẩy doanh nghiệp nâng
cao chất lượng sản phẩm.
Vinasoy, từ những ngày đầu tiên, đã chú trọng vào yếu tố trang thiết bị sản xuất
nói chung. Công ty làm chủ một quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu
vào đến khâu đóng gói. Về nguyên liệu, năm 2013, Vinasoy thành lập “Trung tâm nghiên
cứu ứng dụng Vinasoy” (VSAC) để chọn lọc khắt khe nguồn nguyên liệu tốt nhất, tuân
thủ theo nguyên tắc không sử dụng cây trồng biến đổi gen (Non-Genetically Modified
Organisms). Công nghệ UHT mà Vinasoy sử dụng giúp sản phẩm giữ được trọn vẹn
dưỡng chất mà không cần sử dụng chất bảo quản. Cuối cùng, toàn bộ sản phẩm được
kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn FSSC 22000, HACCP Codex.
Bên cạnh công nghệ sản xuất, việc phát triển công nghệ thông tin - truyền thông
có thể hỗ trợ Vinasoy rất tốt đối với các hoạt động marketing nếu công ty đầu tư đúng
cách.
2.4.1.3. Kinh tế
Mức độ lạm phát của Việt Nam duy trì ổn định, các ngành nghề kinh tế có điều
kiện thuận lợi để vay vốn và mở rộng quy mô sản xuất. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước là 8,02% (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2022, Tổng cục Thống
kê). Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam sẽ là 6,3% năm 2023 (World Bank).
Như vậy, thị trường Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn.
Tăng trưởng GDP ổn định nên sức mua trên thị trường cao hơn, người tiêu dùng
sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn. GDP Việt Nam năm
2022 tăng 9,5% so với năm 2021. Về sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so
với năm trước.
Riêng trong ngành sữa, sản lượng sữa nước của Việt Nam ước đạt đã tăng 4,5%,
doanh thu tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tiêu thụ sữa hàng năm tại Việt Nam
hiện đang thấp hơn nhiều nước tại khu vực và trên thế giới. Đây là cơ hội để Vinasoy
tăng quy mô sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu đang tăng của thị trường, từ đó phát triển thị
phần.
Sự phân bổ thu nhập theo độ tuổi và địa lý khiến nhu cầu của khách hàng đa dạng
hơn, thị trường phân mảnh rõ ràng hơn. Sản phẩm sữa chua uống Veyo của Vinasoy là
một nước đi có tính thích nghi cao.
Xu hướng toàn cầu hoá & hội nhập kinh tế là cơ hội để công ty mở rộng quy mô
sản xuất, cạnh tranh & xuất khẩu. Vinasoy cũng đã kinh doanh thành công ở nhiều thị
trường ngoại quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… (Trường Thịnh, 2022)
Một số thách thức về kinh tế mà Vinasoy phải đối diện như: khủng hoảng kinh tế
thế giới, giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất tăng cao, lãi suất
ngân hàng tăng và công cuộc cạnh tranh chất lượng với các sản phẩm ngoại nhập cũng
gặp nhiều khó khăn,… Những trở ngại này tốn nhiều chi phí sản xuất & đe doạ tới quá
trình phát triển của công ty.
2.4.1.4. Tự nhiên
Việt Nam là quốc gia có yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp để trồng trọt
các loại cây cho hạt, điển hình là hạt đậu nành. Tận dụng lợi thế này, Vinasoy phát triển
được 4 vùng nguyên liệu trong cả nước từ Miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông
Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên với tiềm năng diện tích lên đến 9.000
ha. Điều này giúp Vinasoy giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu trong bối cảnh giá nhập
khẩu nguyên liệu ngành sữa đang leo thang, đồng thời giữ được độ tươi mới của nguyên
liệu sản xuất.
Mặt trái của khí hậu nóng ẩm Việt Nam là những ảnh hưởng đến vấn đề bảo quản
sản phẩm và duy trì chất lượng sữa. Bên cạnh đó, hiện tượng hạn hán, lũ lụt và sạt lở
thất thường của quốc gia nhiệt đới có tác động đến sản lượng trồng trọt, cản trở nỗ lực
tự chủ nguyên liệu của Vinasoy.
2.4.1.5. Chính trị - luật pháp
Ngoài tính ổn định của pháp luật Việt Nam, các công ty sản xuất và sữa được
hưởng lợi từ những điều luật và chính sách sau: Nghị định số 3399/QĐ-BCT (phê duyệt
quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, chủ
động hội nhập với khu vực); luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuế đất, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị;…
Các hính sách về đảm bảo chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường; chính
sách cắt, giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm từ Asean, Ấn Độ, Trung Quốc,... gia tăng
cạnh tranh với sản phẩm sữa nước ngoài; khắt kheo hơn với quy trình sản xuất đối với
Vinasoy.
Việc buông lỏng quản lý giá cả thị trường và tính kém hiệu quả trong công cuộc
chống cạnh tranh không lành mạnh ở ngành sữa khiến thị trường còn nhiều biến động
xấu, tăng độ khó khi cạnh tranh với các đối thủ của Vinasoy.
2.4.1.6. Đạo đức
Tuy đạo đức trong kinh doanh được coi trọng nhưng các đối thủ cạnh tranh lợi
dụng đạo đức để quảng cáo, doanh nghiệp muốn áp dụng đạo đức trong kinh doanh thì
chi phí sản xuất và kinh doanh tăng cao.
Nhưng Vinasoy đã chinh phục thì trường rất tốt ở khía cạnh đạo đức với dây
chuyền sản xuất uy tín cho ra đời sản phẩm chất lượng cao và thường xuyên triển khai
các hoạt động vì cộng đồng ý nghĩa. Tiếp tục giữ phong độ này, công ty sẽ giữ được
niềm tin của khách hàng và chính quyền.
2.4.1.7. Nhân khẩu
Quy mô dân số lớn cùng tỉ lệ dân số thành thị tăng nhanh là dấu hiệu cho một thị
trường tiêu thụ cực kỳ tiềm năng. Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.446.486 người vào
ngày 27/02/2023, theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc (trang web danso.org).
Đặc biệt, theo báo cáo về dân số Việt Năm năm 2021 của Statista, trẻ em Việt Nam
- đối tượng chính sử dụng sữa nước và có ảnh hưởng không nhỏ đến lựa chọn của gia
đình - chiếm đến 22,55% tổng dân số cả nước. Bên cạnh đó, người lớn chiếm đến 68,7%.
Đây là đối tượng có thu nhập, nắm giữ chi tiêu nên là người thường xuyên quan tâm và
mua sắm các sản phẩm có chất lượng và thương hiệu uy tín dù người tiêu dùng cuối là
bản thân họ hay gia đình họ. Những số liệu trên đều khả quan cho Vinasoy đầu tư mở
rộng thị trường và nỗ lực chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn.
Trình độ dân trí Việt Nam ngày càng được nâng cao. Họ hiểu biết nhiều hơn nên
nhu cầu cũng cao hơn, cảnh giác hơn khi phải đối mặt với quá nhiều thông tin trong việc
mua sắm. Các sản phẩm phải vừa có chất lượng uy tín vừa thuận tiện để thoả mãn nhu
cầu sống lành mạnh nhanh chóng.
Tóm lại, để sinh tồn được dưới sức nóng của ngành sữa thì công ty làm tốt yếu tố
sản phẩm thôi là chưa đủ. Là dòng sản phẩm mới ra mắt chưa lâu, Vinasoy cần chú ý
hơn đến các hoạt động marketing cho sữa chua uống Veyo, đặc biệt là các hoạt động có
ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức và thuyết phục được khách hàng tin dùng sản phẩm.
Bên cạnh tiềm năng mở rộng thị trường và tăng thị phần, hiện tượng dân số Việt
Nam đang ở thời điểm vàng có nghĩa rằng nguồn nhân lực đang vô cùng dồi dào. Tận
dụng tốt các lợi thế vào thời điểm này, Vinasoy có thể cải thiện chất lượng con người
nội bộ để đem đến chất lượng vượt trội hơn cho khách hàng.
2.4.2. Môi trường vi mô
2.4.2.1. Nội bộ doanh nghiệp Vinasoy
Hiện nay Vinasoy có 315 cán bộ, công nhân viên cơ bản đáp ứng được về số lượng
cũng như chất lượng. Qua số liệu thống kê cho thấy được sự thành công bước đầu trong
chính sách nhân sự của nhà máy, nhằm xây dựng đội ngũ vững tay nghề đây chính là
tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Từ ngày thành lập tới nay, nhà máy không ngừng phát triển mở rộng sản xuất vì
thế doanh thu, lợi nhuận hằng năm đều tăng. Nhà máy quản lý và sử dụng khá tốt những
khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ vay vốn còn cao, tiềm ẩn nhiều rủi
ro khi lãi suất ngân hàng tăng.
Về mặt trang thiết bị, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại
được chế tạo tại Thuỵ Điển. Đây là hệ thống sản xuất sữa đậu nành hoàn toàn tự động
và khép kín từ khâu sản xuất đến đóng gói sản phẩm. Năm 2005, công ty Vinasoy đã
đầu tư giải pháp ERP giúp tổ chức quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp.
2.4.2.2. Các nhà cung cấp (Vinasoy, Vinasoy, 2023)
Về nguồn nguyên liệu, Vinasoy kiên định với đậu nành trong nước thay vì nhập
khẩu đậu nành nước ngoài với chi phí thấp hơn 4.000-5.000 đồng/kg. Nguồn nguyên
liệu chính được trồng tại Tây Nguyên, chiếm đến 80-90%. Vinasoy đã hợp tác với các
chuyên gia đậu nành hàng đầu thế giới của Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học
đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ, chọn thuần thành công giống đậu nành địa phương Cư Jút
hoa trắng, không chỉ bảo toàn được đặc tính quý của giống này là hương vị thơm ngon
đặc trưng hiếm có, mà còn nâng cao năng suất 10-15% so với giống hiện tại. Vinasoy
cũng đang triển khai giải pháp đồng bộ về canh tác, cơ giới hiện đại, phân sinh học tại
vùng trồng đậu nành tại Tây Nguyên,...
Vinasoy còn nhiều thách thức để đảm bảo nguồn cung ổn định và lâu dài. Hiện
Vinasoy đang đầu tư mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu đồng bộ nhằm ứng dụng công
nghệ cao vào việc nâng cấp và tạo ra giống đậu nành giàu dinh dưỡng, năng suất cao
với mục tiêu cùng người nông dân phát triển bền vững vùng nguyên liệu.
Ngoài nguồn cung nguyên liệu, Vinasoy cũng tự chủ nguồn cung liên quan đến
bao bì, đảm bảo chất lượng sữa được duy trì tốt mà không cần chất bảo quản.
Tổ chức cung cấp tài chính cho Vinasoy có thể kể đến Ngân hàng Vietcombank
với số tiền tài trợ 530 tỷ đồng cho Dự án Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bình Dương;
Vinasoy liên kết với ngân hàng BIDV, được hưởng nhiều chính sách linh hoạt như giảm
tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp hơn tối đa 15% so với chính sách cấp tín dụng hiện hành của
BIDV.
2.4.2.3. Trung gian marketing
Không có cửa hàng chính thức như TH True Mart hay Vinamilk, Vinasoy cần dựa
vào trung gian phân phối giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kênh
bán hàng của sữa chua uống Veyo là thông qua các hệ thống siêu thị lớn, các điểm bán
lẻ, tạp hóa toàn quốc như Big C, Coopmart, Satra, Winmart, Circle K, Ministop,… và
rất nhiều tiệm tạp hóa nhỏ lẻ khác. Vinasoy hiện có 156 NPP trên hệ thống phân phối
sản phẩm và có trên 142.000 điểm bán hàng trên hệ thống cả nước.
Việc dựa phần lớn vào thị trường đại lý có khả năng tác động mạnh đến hành vi
mua của khách hàng thông qua tư vấn, giới thiệu, sắp đặt kệ hàng,... yêu cầu mức độ
cạnh tranh cao để có được những điểm phân phối chiến lược tại các điểm phân phối này,
chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng, làm giảm lợi nhuận của Vinasoy.
Ngoài kênh phân phối trung gian, Vinasoy hiện đang lựa chọn các trung gian
marketing cho công ty không thực sự hiệu quả.
2.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh
1. Sữa chua uống Probi – Vinamilk
Công ty cổ phần sản xuất & kinh doanh các sản phẩm sữa và nước giải khát dẫn
đầu tại Việt Nam về doanh số và mức độ tăng trưởng với mạng lưới phân phối, hệ thống
nhà máy sản xuất và các đơn vị thành viên rộng khắp cả nước. Đặc biệt, dòng Sữa chua
uống Vinamilk Probi được sản xuất bằng các công nghệ hiện đại ở Châu Âu với thành
phần nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên giàu dưỡng chất và nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ
miễn dịch đường ruột chứa men sống Probiotics. Vinamilk cũng được đánh giá là đối
thủ nặng ký nhất của Vinasoy ở thời điểm hiện tại.
2. Yomost – Dutch Lady
Dutch Lady thuộc tập đoàn thực phẩm Frieslandcampina Hà Lan - công ty liên
doanh sản xuất bơ sữa lớn nhất thế giới. Yomost rất được ưa chuộng, đặc biệt là những
bạn trẻ yêu thích những hương vị độc đáo như vị bạc hà và việt quất, táo xanh hay lựu
đỏ.
3. Sữa chua TH true YOGURT – TH
Dù mới tham gia vào thị trường sữa chua Việt Nam, các sản phẩm sữa chua TH
true YOGURT của Tập đoàn TH cũng đang từng bước khẳng định chất lượng và ưu thế
của mình nhờ những ưu điểm riêng, điển hình là trong sản phẩm có chứa lợi khuẩn độc
quyền từ tập đoàn sản xuất lợi khuẩn hàng đầu thế giới (CHR - Đan Mạch) với khoảng
1 tỷ lợi khuẩn TH.PARACASEI/hũ.
4. Nhận xét chung
Mặc dù chiến lược tiếp cận thị trường của đối thủ khác biệt như định giá thấp, sử
dụng nguyên liệu quen thuộc,… hay quy mô và vị thế của đối thủ lớn hơn nên có lợi thế
cạnh tranh về chi phí và thương hiệu nhưng đề xuất thị trường của đối thủ còn ít độc đáo
và cạnh tranh tại ngành sữa thực vật chưa khắc nghiệt nên Vinasoy có rất nhiều lợi thế
về sản phẩm, giá bán, uy tín thương hiệu,…
2.4.2.5. Công chúng
Hình 13. Top 10 thương hiệu sữa và các chế phẩm từ sữa được chọn nhiều nhất tại
Việt Nam, Vietnam Brand Footprint 2022, Kantar

Đại số người dân Việt Nam đều tin dùng Vinasoy, đặc biệt là sữa đậu nành Fami.
Bằng chứng là, vào thời điểm 8/2022, Vinasoy chiếm đến 92,2% thị phần sữa đậu nành
đóng hộp.
Ở vị trí người dẫn đầu thị trường, công ty vẫn gặp rắc rối với giới truyền thông
công luận. Năm 2021, Sữa đậu nành Fami của Vinasoy bị “tố” vón cục, bốc mùi tại Nam
Định. Đại diện công ty cho biết, hiện tượng sản phẩm căng phồng, vón cục, bốc mùi có
thể là do khâu vận chuyển hoặc lưu trữ tại các cửa hàng không đúng quy cách, tiêu
chuẩn. Điều này vô hình chung đã gây mất uy tín trong mắt khách hàng về thương hiệu
cũng như sản phẩm. Như vậy, Vinasoy cần chú ý duy trì hình ảnh công ty, đặc biệt qua
các hoạt động cộng đồng và truyền thông.
Về các hoạt động xã hội, có thể kể đến một số hoạt động vì cộng đồng mà Vinasoy
đã triển khai rất thành công: đồng hành với Miss Grand VietNam 2022, quyên tặng 25
tỷ đồng cho Quỹ Khuyến học Sữa đậu nành Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành
lập, chương trình “Kết nối những tâm lòng”, “Vượt lên chính mình”,…
Về công chúng tài chính, Vinasoy liên kết với ngân hàng BIDV, được triển khai
sản phẩm tài trợ nhà phân phối Vinasoy với mức ưu đãi tối đa về tài sản đảm bảo cùng
chính sách linh hoạt như giảm tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp hơn tối đa 15% so với chính
sách cấp tín dụng hiện hành của BIDV.
Đối với nội bộ công ty, Vinasoy cam kết đối xử tôn trọng và công bằng với tất cả
nhân viên, tạo dựng những cơ hội phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường
làm việc an toàn, thân thiện và cởi mở… Trong cuộc khảo sát thường niên do Anphabe
tổ chức với mục đích đo lường sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng năm 2020,
Vinasoy vinh dự xếp hạng thứ 34/100 các doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt
Nam (tăng 21 bậc so với năm 2019). Đây là cuộc khảo sát với sự tham gia của gần
71,500 người đi làm có kinh nghiệm dành cho 559 doanh nghiệp, thuộc 20 ngành nghề
khác nhau.
2.4.2.6. Khách hàng
1. Thị trường người tiêu dùng tại Việt Nam
Tăng trưởng nhu cầu của thị trường sữa thực vật do người tiêu dùng quan tâm đến
sức khỏe và môi trường và có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm sữa chất lượng cao, an
toàn, không chứa chất độc hại và không gây dị ứng. Thu nhập của người dân ngày càng
tăng, ý thức sử dụng những sản phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và tiện lợi ngày càng
cao nên cơ hội mở rộng thị trường của Vinasoy ngày càng cao.
Vinasoy có lượng khách hàng tiềm năng lớn, bao gồm cả người tiêu dùng trong và
ngoài nước và các đại lý phân phối. Sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng và tính
đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau & có thể dễ dàng tiếp cận
qua nhiều kênh phân phối đa dạng, từ siêu thị đến cửa hàng tiện lợi và trực tuyến của
công ty.
Tính tới tháng 8-2021, thị phần của Vinasoy ngành sữa đậu nành đã chính thức
chạm mốc 92.2%. Một con số ấn tượng không chỉ nói lên sự ưu ái của người tiêu dùng
dành cho Vinasoy ngay giữa bối cảnh dịch bệnh, mà còn là minh chứng chứng tỏ sữa
đậu nành Vinasoy đã trở thành sản phẩm thiết yếu, thân thuộc và gắn bó với hàng triệu
gia đình Việt.
Theo Research and Markets dự báo, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt
Nam sẽ đạt 40 lít/người/năm vào 2030, tương đương tốc độ tăng trưởng kép 4% hàng
năm. Quý 3/2020, Statista khảo sát 2.150 người tiêu dùng tại 4 thành phố lớn phát hiện
thấy, 51% đã sử dụng đồ uống dinh dưỡng từ thực vật. Đến tháng 11/2021, Rakuten
Insight tiếp tục khảo sát 4.000 người cho hay, có đến 86% đã tiêu thụ các sản phẩm thay
thế từ thực vật cho động vật; 44% thường xuyên áp dụng chế độ ăn thực vật vài lần mỗi
tuần; 87% đã thử các loại sữa thay thế từ thực vật; 61% người dùng chọn thực phẩm có
nguồn gốc thực vật vì nó tốt cho sức khỏe hơn
Tuy nhu cầu ngày một lớn nhưng thực tế, năm 2021, mức tiêu thụ sữa bình quân
đầu người tại Việt nam là 27 lít/người/năm, tức ít hơn so với các nước trong khu vực,
so với mức 35 lít/người/năm của Thái Lan và 45 lít/người/năm của Singapore trong cùng
năm. Ngoài ra, cũng theo Rakuten Insight, “khó tìm” là lý do hàng đầu khiến 39% còn
lại không sử dụng được các sản phẩm này.
2. Thị trường quốc tế
Vinasoy còn là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam ghi danh mình vào
Top 5 công ty sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới 3 năm liền. Tới nay, sản phẩm
của Vinasoy đã có mặt ở các thị trường nổi tiếng khắt khe như Trung Quốc, Nhật Bản.
Với việc góp mặt trên 11 trang mạng thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc và
‘chu du’ tại khắp các siêu thị trải dài ở tất cả tỉnh thành của Nhật Bản đã phần nào khẳng
định những sản phẩm của Vinasoy đảm bảo tuyệt đối các tiêu chuẩn quốc tế. Quý
4/2021, sản phẩm Vinasoy tiếp tục ‘trình làng’ tại 2 thị trường lớn tiếp theo là Mỹ và
Hàn Quốc.
2.4.2.7. Các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế chính cho sữa chua uống từ thực vật của Vinasoy có thể
bao gồm:
− Sữa chua uống từ sữa động vật: Sản phẩm được làm từ sữa động vật như
sữa bò, sữa dê, sữa cừu.
− Nước ép hoa quả: Sản phẩm được làm từ nước ép các loại trái cây như cam,
bưởi, nho, táo, dâu, việt quất, chanh.
− Sản phẩm từ trà
− Kombucha
Đối thủ của Vinasoy trong lĩnh vực này có thể bao gồm các công ty sản xuất và
phân phối các sản phẩm thay thế như Nutifood, FrieslandCampina, TH True Milk, Meiji,
Marigold, Vinamilk, Nestle, Star,…
2.4.3. Ma trận SWOT

2.4.3.1. Strengths 2.4.3.2. Weaks


1. Quy trình sản xuất vượt 1. Công nghệ phát triển
chuẩn. quá nhanh.
2. Nhiều chính sách độc 2. Khí hậu nóng ẩm, thiên
quyền từ các đối tác. tai thất thường.
3. Vị thế dẫn đầu. 3. Khủng hoảng kinh tế.
4. Chất lượng sản phẩm 4. Khách hàng nghi ngờ
cao. dưỡng chất ở sữa thực vật.
5.Chính sách giá tốt 5. Hoạt động marketing
chưa sôi nổi.
6. Thiết kế sản phẩm đơn
điệu, kém bắt mắt.
7. Năng lực sản xuất thấp
so với nhu cầu thị trường.
2.4.3.3. Opportunities 2.4.3.4. S-O 2.4.3.5. W-O
1. Xu hướng tiêu dùng sản 1. Mở rộng quy mô kinh 1. Đẩy mạnh các hoạt
phẩm từ tự nhiên tăng cao doanh, phát triển thị phần. động marketing để tăng độ
2. Nhiều chính sách có lợi (S1,2,3,4+O2,3,4,5) nhận diện thương hiệu,
từ chính phủ 2. Phát triển thêm dòng tình yêu thương hiệu, sự
3. Công nghệ, Internet sản phẩm mới, đáp ứng đủ trung thành với thương
phát triển, phổ biến. nhu cầu đa dạng. hiệu. (W4,5+O3)
4. Quy mô dân số lớn, mật
(S1,2+O1,2,6) 2. Tối ưu hoá sản phẩm
độ cao ở các thành phố.
5. Tốc độ tăng trưởng kinh hiện có (chất lượng, bao
tế & GDP tăng ổn định. bì,…) (W6+O1)
6. Khí hậu, thổ nhưỡng 3. Nâng cao chất lượng,
phù hợp trồng các loại hạt. hiệu suất của quy trình sản
xuất (W1,7+O2)
2.4.3.6. Threats 2.4.3.7. S-T 2.4.3.8. W-T
1. Cạnh tranh cao. 1. Cải thiện quá trình sản 1. Đẩy mạnh sản xuất và
2. Khủng hoảng kinh tế. xuất, chất lượng sản các hoạt động marketing
3. Giá xăng dầu & giá phẩm, quy trình chăm sóc để phục vụ người tiêu
nguyên vật liệu tăng. khách hàng để ổn định dùng. (W4,5,7+T1,2)
4. Lãi suất ngân hàng tăng doanh thu, lợi nhuận. 2. Tối ưu khả năng cạnh
5. Khí hậu nóng ẩm, thiên (S1,3,4+T1,2) tranh của sữa thực vật với
tai thất thường. 2. Phát triển thêm các các loại sữa động vật.
công nghệ hiện đại, tránh (W4+T1)
tác động của môi trường
bên ngoài đến sản phẩm.
(S1,2,4+T3,5)
3. Quản trị tốt mối quan
hệ với các đối tác
(S2+T1,3,4)
2.4.4. Ma trận BCG (QNS - Công ty CP Đường Quảng Ngãi, 2022)
1. Ma trận BCG của các SBUs của Vinasoy

Hình 14. Ma trận BCG của các SBUs của Vinasoy

− Câu hỏi (Question mark): Vinasoy có Veyo nằm trong phân khúc dấu hỏi
tức là các sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường cao nhưng tỷ lệ thị
phần thấp. Veyo là các sản phẩm mới nhất của Vinasoy và đang trong quá
trình phát triển và đang cạnh tranh trên thị trường. Veyo đòi hỏi sự đầu tư
và nỗ lực để tăng thị phần và trở thành Sao trong tương lai.
− Sao (Star): Vinasoy có fami nằm trong phân khúc Sao, tức là các sản
phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường cao và tỷ lệ thị phần lớn. Đây là sản
phẩm đậu nành đã đang tạo nên sự chú ý và phát triển mạnh mẽ trên thị
trường, có tiềm năng đóng góp lớn vào tăng trưởng và lợi nhuận của công
ty.
− Tiền tệ (Cash cow): Vinasoy có Fami Go nằm trong phân khúc con
bò. Tức là các sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường thấp nhưng tỷ lệ
thị phần lớn. Đây là các sản phẩm đã đạt đến giai đoạn trưởng thành và
đang mang lại lợi nhuận ổn định cho công ty. Vinasoy có thể tận dụng sự
ổn định của Fami Go để đầu
− Phân khúc "Chó" trong ma trận BCG đề cập đến các sản phẩm có tỷ lệ
tăng trưởng thị trường thấp và tỷ lệ thị phần thấp. Đối với Vinasoy, các
sản phẩm nằm trong phân khúc "Chó" có thể đề xuất các sản phẩm hoặc
đơn vị kinh doanh không đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường
và không chiếm được thị phần đáng kể.

➢ Ý nghĩa ma trận trong việc định hướng bản kế hoạch Marketing: ma trận
giúp Vinasoy định hướng cho các sản phẩm của công ty:
+ Tập trung phát triển đầu tư mạnh mẽ vào dòng sữa Veyo Yogurt, đặt mục
tiêu nâng cao thị phần cho sản phẩm
+ Giữ vững và phát huy dòng sữa đậu nành Fami để giữ vững được vị thế
+ Xem xét giảm đầu tư và thu hồi vốn các sản phẩm thuộc ô “chó”
2. Ma trận BCG của cá SBUs của đối thủ cạnh tranh
Khi so sánh với đối thủ ngang tầm, ma trận BCG cung cấp thông tin hữu ích về
tình hình cạnh tranh và vị trí thị trờng của công ty.

Hình 15. Ma trận BCG của các SBUs của đối thủ cạnh tranh

− Question Marks (dấu hỏi): Ở mô hình BCG đối thủ cạnh tranh có thể thấy
sữa chua uống Probi( Vinamilk) và Veyo đang ở ô dấu hỏi là những sản
phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường cao phát triển mạnh mẽ nhưng tỉ lệ thị
phần thấp.Đây là những sản phẩm có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhưng
cần đầu tư nhiều để tăng thị phần và biến chúng thành Stars trong tương lai.
Công ty phải đưa ra quyết định xem liệu nên tiếp tục đầu tư vào các sản
phẩm/dịch vụ này hay rút lui.
− Dogs( con chó) : Sữa chua uống TH True Yogurt, TH True Milk và sữa
chua Yomost đều là những sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng thị trường thấp và
tỷ lệ thị phần thấp. Các loại sản phẩm này không mang lại nhiều lợi nhuận
cho công ty và có thể gây lỗ. Thường thì công ty sẽ xem xét việc loại bỏ
hoặc giảm đầu tư vào những sản phẩm/dịch vụ này.
❖ Ý nghĩa của ma trận BCG trong việc định hướng bản kế hoạch Marketing

+ Cung cấp thông tin về các sản phẩm cạnh tranh với Veyo của đối thủ.
+ Nắm bắt về đối thủ lớn nhất mà Vinasoy phải đối mặt trong ngành sữa
chua uống
+ Từ đó giúp đề ra những chiến lược, hướng đi phát triển sản phẩm để
nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

2.4.4.2. SBU là Fami


Bảng 12. Ma trận BCG với SBU là Fami

Doanh thu Mức thị phần


Thị phần đối thủ Tỷ trọng SBU
SBU tương đối trong
(tỷ đồng) trên doanh thu
(tỷ đồng) ngành
Sữa đậu nành Sữa đậu
Fami Nuti nguyên nành
chất nguyên
1.700 (Nutifood) chất 85 50

1.000 1.000

2.4.4.3. Sản phẩm Vinasoy


Bảng 13. Ma trận BCG với SBU là Vinasoy

Doanh thu Mức thị phần Tỷ trọng SBU


Thị phần đối thủ
SBU tương đối trong trên doanh
(tỷ đồng)
(tỷ đồng) ngành thu
Vinasoy
Vinamilk TH True
914 Milk 26.1 15
2.000 1.500
2.4.4.4. Sản phẩm Fami Go
Bảng 14. Ma trận BCG với SBU là Fami Go

Doanh thu Mức thị phần


Thị phần đối thủ Tỷ trọng SBU
SBU tương đối trong
(tỷ đồng) trên doanh thu
(tỷ đồng) ngành
Fami Vinamilk Nestle
Go Super Nut sữa 5 loại
900 đậu 60 30
Nevista
800 700
2.4.4.5. Sản phẩm Veyo Yogurt
Bảng 15. Ma trận BCG với SBU là Veyo Yogurt

Mức thị
Doanh Tỷ trọng
Thị phần đối thủ phần tương
thu SBU SBU trên
(tỷ đồng) đối trong
Veyo (tỷ đồng) doanh thu
ngành
Yogurt
Sữa Sữa chua Sữa chua Sữa chua
90 chua uống Probi uống TH uống lên 9.5 4
uống (Vinamilk) True men tự
Yakult Yogurt nhiên
Yomost
300 250 200 200

KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM VEYO


YOGURT CỦA CÔNG TY VINASOY TRONG QUÝ 3/2023 TẠI
HÀ NỘI, VIỆT NAM
3.1. Xu hướng thị trường
3.1.1. Xu hướng thị trường sữa thực vật tại Việt Nam
Thị trường sữa thực vật tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển tích cực. Người
tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh
hơn, đồng thời cũng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường và động vật. Các
sản phẩm sữa thực vật cũng đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong &
ngoài nước, cho thấy tiềm năng phát triển lớn trong tương lai của thị trường này.
Năm 2022, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ sữa 27 lít/ năm, dự kiến con
số đó sẽ tiếp tục tăng lên 35 lít/ năm. Dòng sản phẩm sữa thay thế là dòng sản phẩm duy
nhất có CAGR tăng đều và ổn định từ năm 2019 trở đi, dự báo trong năm 2023-2025,
mức độ tăng trưởng kép của thị trường này sẽ đạt 18%, cao nhất trong các dòng sữa
truyền thống. (Research and Markets, 07/2022)
Tuy nhiên, thị trường sữa thực vật tại Việt Nam vẫn còn những thách thức, bao
gồm sự cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu và sự thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên
liệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt cho các sản phẩm sữa thực vật cũng
đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp.
3.1.2. Xu hướng người tiêu dùng Việt Nam
Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng sữa thực vật tại Việt Nam đang
tăng trưởng đáng kể, đặc biệt người tiêu dùng luôn có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm các
sản phẩm hữu cơ mới mẻ. Không khó để nhận ra xu hướng này trong sự đa dạng của các
dòng sữa thực vật trên kệ sữa ở các cửa hàng bán lẻ và siêu thị Việt Nam.
Xu hướng này bắt nguồn từ nhiều lí do khác nhau như người tiêu dùng tăng cường
quan tâm đến sức khỏe, tìm kiếm sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng cường nhận
thức về đạo đức tiêu dùng (lo ngại về tính vô đạo đức và hậu quả tàn phá thiên nhiên
của ngành chăn nuôi bò sữa), giảm niềm tin vào sự thần kỳ của sữa bò,…
Sức tiêu thụ sữa hạt sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới còn do thu nhập của người
dân tăng, dân số trẻ, phản ứng tốt với các chiến dịch truyền thông, số lượng người thuộc
tầng lớp trung lưu ở các đô thị tăng cao và các chuỗi bán hàng hiện đại và tiện lợi phát
triển nhanh chóng.
Một khảo sát vào 11/2021 của Rakuten Insight thực hiện với 4000 người tiêu dùng
tại Việt Nam có kết quả như sau:
• 86% đã tiêu thụ các sản phẩm thay thế từ thực vật cho động vật
• 87% đã thử các loại sữa thay thế từ thực vật
• 61% người dùng chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật vì nó tốt cho sức
khỏe hơn
Tại Google Trend – Google xu hướng, giúp người dùng so sánh kết quả tìm kiếm
Google Search trên toàn cầu, từ khoá “sữa hạt” đang được tìm kiếm rất nhiều tại Việt
Nam, kể cả khi so sánh với từ khoá “sữa bò”. (Google Trends, 2023)
Hình 17. Xu hướng tìm kiếm từ khoá “sữa hạt” so sánh với “sữa bò” tại Tìm kiếm
trên web theo Google Xu hướng

Hình 16. Xu hướng tìm kiếm từ khoá “sữa hạt” so sánh với “sữa bò” tại Google Mua
sắm, theo Google Xu hướng

3.2. Mục tiêu marketing cho sản phẩm Veyo Yogurt của công ty Vinasoy trong năm
2023
3.2.1. Bối cảnh làm tiền đề cho mục tiêu marketing
− Tiềm năng của thị trường là rất lớn, thuận lợi để mở rộng thị trường và phát
triển thị phần
− Nội lực của công ty là rất lớn, chất lượng sản phẩm nói riêng có ưu thế để
cạnh tranh trên thị trường sữa nước thực vật
− Dòng sản phẩm Veyo Yogurt đã có quãng thời gian ra mắt suôn sẻ với phản
ứng tốt từ người tiêu dùng trong thời gian 11 tháng qua, kể từ ngày thương
hiệu Veyo Yogurt chính thức ra mắt thị trường Việt Nam
− Kết quả kinh doanh không tốt với mức thị phần tương đối trong ngành là
9.5% & tỷ trọng SBU trên doanh thu là 4%, vì:
+ Chưa tăng cường các hoạt động xúc tiến bán để kích cầu người mua
+ Chưa đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để tăng độ nhận diện
thương hiệu đối với tệp khách hàng tiềm năng đang nhắm tới
+ Chưa có các hoạt động duy trì sự quay lại của khách hàng
+ Chưa nỗ lực mở rộng thị trường
− Mục tiêu của công ty Vinasoy:
+ Dẫn đầu lĩnh vực dinh dưỡng thực vật tại thị trường Việt Nam
+ Doanh thu 1 tỷ đô vào năm 2027
+ Xúc tiến kế hoạch nội quốc hoá nguồn nguyên liệu thực vật sử dụng
trong quá trình sản xuất thành phẩm
3.2.2. Mục tiêu năm 2023 (QNS, 2022)
3.2.2.1. Mục tiêu về vùng nguyên liệu
− Giữ vững phong độ chất lượng của 1.580 loại gen đậu nành quý, đặc biệt là
2 giống đậu nành VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS được Cục trồng
trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp “Bằng bảo hộ giống
cây trồng” gần đây.
− Đảm bảo độ ổn định của các yếu tố sau tại vùng nguyên liệu: đất, nước,
nhân công, quy trình trồng trọt, thu hoạch & bảo quản,…
− Xúc tiến mở rộng vùng trồng 5 loại hạt mắc ca, óc chó, hạnh nhân, dẻ cười
& đậu nành để nội địa hoá nguyên liệu đến 50% tổng nguyên liệu sử dụng
trong sản phẩm vào năm 2027.
3.2.2.2. Mục tiêu về doanh thu
− Tăng trưởng doanh thu khoảng 20%/năm
− Doanh thu: 108 tỷ đồng
− Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế: 10,7%/năm
3.2.2.3. Mục tiêu về vị thế
Phát triển thị trường & thị phần mảng dinh dưỡng từ thực vật tại Việt Nam.
− Mở rộng thị trường
− Tăng trưởng thị phần: 15%
3.2.2.4. Mục tiêu về thương hiệu
− Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thực vật.
“Vinasoy vẫn đang tiến từng bước vững chắc đến mục tiêu mà toàn thể
ban lãnh đạo công ty đã kỳ vọng và đặt ra. Chúng tôi đang tập trung mọi
nguồn lực để đẩy mạnh việc nghiên cứu chuyên sâu và phát triển vùng
nguyên liệu đậu nành, đa dạng hóa các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu
nành cũng như thâm nhập các thị trường tiềm năng khác trong và ngoài
nước. Sau giai đoạn chuẩn bị kỹ lưỡng, dần vươn đến mức tăng trưởng
trung bình 20%/ năm để có thể đạt doanh thu tỷ đô năm 2027 như hoạch
định”. (Ông Ngô Văn Tụ - Giám đốc điều hành)
− Nghiên cứu có hiệu quả để thúc đẩy chiến lược mở rộng thương hiệu Veyo
Yogurt: lấp đầy dòng sản phẩm
+ Bổ sung dòng sản phẩm sữa chua uống từ thực vật ít đường
+ Bổ sung các vị mới vào dòng sản phẩm sữa chua uống từ thực vật
hiện tại: vị chuối, nho, táo,…
3.2.3. Mục tiêu quý 3/2023
Để đạt được các mục tiêu về sản lượng, doanh thu, vị thế & thương hiệu trong năm
2023 & quý 3/2023, Vinasoy cần triển khai đầy đủ các chính sách marketing mix xuyên
suốt quý 3/2023. Nggoài ra, công ty cần duy trì nghiên cứu phát triển dòng sản phẩm.
Dưới đây là các mục tiêu mà Vinasoy cần tập trung nhất trong từng tháng, các mục
tiêu cụ thể sẽ được liệt kê tại từng chính sách marketing mix.
3.2.3.1. Tháng 7/2023
Tăng chỉ số nhận thức thương hiệu, duy trì mối quan hệ với khách hàng đã và hiện
có, tăng doanh thu.
− Đặc điểm thị trường mục tiêu, thực trạng chỉ số nhận thức thương hiệu
(brand awareness) Veyo Yogurt chưa cao
➢ Ưu tiên các hoạt động quảng bá thương hiệu để tăng nhận thức của công
chúng về dòng sản phẩm Veyo Yogurt, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách
hàng mục tiêu & thuyết phục họ cân nhắc lựa chọn sử dụng sản phẩm.
− Veyo Yogurt đã có một lượng khách hàng trung thành ổn định sau 11 tháng
ra mắt
➢ Triển khai các hoạt động duy trì mối quan hệ với tệp khách hàng trung thành
hiện tại, song song với các hoạt động thu hút khách hàng mới.
➢ Triển khai một số hoạt động thuộc chính sách giá & chính sách phân phối
để tăng doanh thu, tận dụng thời tiết đang bước vào thời điểm nắng nóng &
nhu cầu giải khát dần tăng lên.
3.2.3.2. Tháng 8/2023
Đẩy mạnh truyền thông, tăng tương tác trên mạng xã hội, củng cố chỉ số nhận diện
và yêu quý thương hiệu, tăng doanh thu.
➢ Tập trung kích cầu khách hàng mục tiêu & duy trì thái độ tích cực của khách
hàng hướng tới Veyo Yogurt, chuẩn bị tốt cho chiến dịch xúc tiến bán trọng
tâm ở tháng 9/2023.
➢ Triển khai một số hoạt động thuộc chính sách giá & chính sách phân phối
để tăng doanh thu trong tháng nắng nóng đỉnh điểm, nhu cầu giải khát tăng
cao & ổn định.
3.2.3.3. Tháng 9/2023
Tăng doanh thu, đẩy doanh số bán trực tuyến & ngoại tuyến.
➢ Tận dụng chỉ số nhận thức, yêu quý và trung thành với thương hiệu đang
tích cực để tăng doanh thu đa kênh nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu
về doanh thu quý 3/2023.
3.3. Phân tích về chiến lược STDP cho sản phẩm Veyo Yogurt của công ty Vinasoy
trong quý 3/2023
− Giữ nguyên.
− Bổ sung:
+ Thị trường mục tiêu: người chỉ uống sữa thực vật
➢ Thức uống Veyo được làm 100% từ 5 loại hạt nên rất phù hợp với người ăn
thuần chay, những người ăn theo chế độ dinh dưỡng không gồm sữa thực
vật (thuần chay, dị ứng lactose, bị một số bệnh ung thư, béo phì,…)
+ Định vị sản phẩm trên thị trường:
• Dựa trên thuộc tính sản phẩm
o Sử dụng nguồn nguyên liệu từ thực vật, phù hợp người
có nhu cầu chế độ ăn chay hoặc giảm cân.
o Hương vị tươi mát, ngọt thanh, phù hợp người có
phong cách sống hiện đại, yêu thích những sản phẩm
thanh mát & ít đường.
o Quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng.
o Đóng gói tiện lợi, dễ dàng mang theo khi đi làm hoặc
đi chơi.
• Dựa trên chất lượng & giá cả: phù hợp cho người tiêu dùng
có thu nhập trung bình và cao
• Dựa trên đối tượng sử dụng sản phẩm: người quan tâm đến
sức khỏe và tìm kiếm cảm giác an toàn khi sử dụng sản phẩm,
đặc biệt là người có nhu cầu sử dụng sản phẩm dinh dưỡng từ
thực vật như người theo đuổi phong cách sống lành mạnh,
người ăn chay, người bệnh,…

3.4. Chính sách marketing mix


3.4.1. Chính sách sản phẩm
Giữ nguyên.
3.4.1.1. Mục tiêu sản phẩm
− Về chất lượng sản phẩm: cam kết sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thực vật
xanh lành & có tính nuôi dưỡng cao.
− Về thương hiệu: khẳng định vị thế dẫn đầu ngành dinh dưỡng thực vật.
− Về tính đạo đức: đảm bảo tác động tích cực đến xã hội & môi trường.
3.4.1.2. Giá trị cốt lõi
Dồi dào dinh dưỡng từ thiên nhiên.
3.4.1.3. Bổ sung một số hoạt động
− Về bao bì sản phẩm
+ Thay thế giấy bọc nilong bằng bọc giấy/túi hút chân không
+ Thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy
➢ Bảo vệ môi trường; truyền cảm hứng sống bền vững cho xã hội; công chúng
nói chung ấn tượng tốt về thương hiệu.
− Phát triển sản phẩm mới
+ Tiếp tục nghiên cứu dòng sản phẩm sữa chua uống từ thực vật ít
đường
+ Tiếp tục nghiên cứu dòng sản phẩm sữa chua uống từ thực vật vị
chuối, nho, táo,…
➢ Thu hút người dùng mới; tăng số lượng giao dịch & giá trị đơn hàng; tăng
khả năng cạnh tranh với đối thủ trực tiếp & đối thủ tiềm ẩn khi rào cản gia
nhập ngành dinh dưỡng thực vật dần thấp.
− Tiếp tục nghiên cứu & mở rộng vùng nguyên liệu trong nước để đảm bảo
tối thiểu ảnh hưởng từ thiên tai (hạn hán, lũ lụt) & tối đa sự chủ động trong
nguyên liệu sản xuất (đường, 5 loại hạt, trái cây,…)
➢ Giảm thiểu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, giá xăng dầu & nguyên liệu
tăng, khí hậu thất thường & tăng khả năng đáp ứng nhu cầu ngày một lớn
của thị trường Việt Nam.

3.4.2. Chính sách giá

Giữ nguyên.
3.4.2.1. Mục tiêu về giá
− Tối đa hoá để cạnh tranh và có lợi nhuận.
− Định vị sản phẩm, củng cố vị thế thương hiệu.
3.4.2.2. Phương pháp định giá
Dựa trên chi phí & giá trị khách hàng nhận thức về sản phẩm
3.4.2.3. Chiến lược giá thâm nhập
− Veyo Yogurt đang ở vị trí Dấu hỏi & có tiềm năng lớn chuyển sang ô Ngôi
sao trong ma trận Boston.
− Veyo Yogurt bước vào giai đoạn 2 – giai đoạn phát triển trong vòng đời sản
phẩm.
− Quý 3/2023 tập trung tăng doanh số bán, tiếp tục phát triển thị phần & mở
rộng thị trường sữa chua uống từ thực vật.
− Thị trường mục tiêu nhạy cảm về giá, đặc biệt là tệp khách hàng tiềm năng
có cân nhắc thử sử dụng sản phẩm trong một thời gian.
− Chi phí sản xuất và phân phối trên đơn vị sản phẩm giảm khi quy mô tăng
− Mức giá thấp duy trì được vị thế của công ty Vinasoy nhờ bề dày lịch sử và
vị thế vững chắc trong ngành sữa nước từ thực vật.
➢ Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm mới; tăng doanh thu; phát triển
thị phần; tăng vị thế cạnh tranh.
3.4.2.4. Giá bán
25.000đ/lốc/3 hộp
3.4.2.5. Chiến lược điều chỉnh giá
− Định giá trực tuyến: giảm nhẹ so với giá bán ngoại tuyến & có giảm giá
mạnh theo chính sách với các sàn thương mại điện tử mỗi dịp đặc biệt.
➢ Tận dụng làn sóng mua sắm trực tuyến đang ở thời kỳ hoàng kim để tăng
doanh thu nhờ thị trường mục tiêu có độ co giãn của cầu theo giá tương đối
cao; tăng sự hiện diện trước người tiêu dùng trên các nền tảng mua sắm trực
tuyến để quảng bá sản phẩm.
− Giá khuyến mãi trong chính sách giá cho khách hàng & kênh phân phối
(giảm giá để kích cầu nhân một số ngày lễ lớn, ngày Tết Nguyên Đán)
➢ Tận dụng thói quen mua sắm theo dịp tại các cửa hàng vật lý của thị trường
mục tiêu để kích cầu, từ đó tăng doanh thu.
3.4.3. Chính sách phân phối
Giữ nguyên.
3.4.3.1. Mục tiêu phân phối
− Kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng.
− Phân phối hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng
dễ dàng tiếp cận sản phẩm tại đa nền tảng.
− Kích cầu có hiệu quả.
− Tăng doanh thu lên 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
− Điều chỉnh chính sách với các thành viên kênh để tăng hiệu quả của chính
sách giá mới.
3.4.3.2. Kiểu kênh phân phối
1. Kênh phân phối trực tiếp: kênh phụ, Veyo Yogurt chiếm gần 10% doanh thu của
Vinasoy.

Vinasoy Người tiêu dùng

Hình 18. Cấu trúc kênh phân phối trực tiếp của Vinasoy

2. Kênh phân phối gián tiếp: kênh chính, Veyo Yogurt chiếm khoảng 90% doanh thu
của Vinasoy.

Vinasoy Nhà phân phối Bán lẻ Người tiêu dùng

Hình 19. Cấu trúc kênh phân phối gián tiếp của Vinasoy

3.4.3.3. Hình thức tổ chức kênh


1. Trực tuyến: phân phối sản phẩm của mình qua các đại lý, siêu thị và cửa hàng bán lẻ
trên khắp đất nước.
2. Ngoại tuyến: phân phối trực tiếp Veyo Yogurt qua các sàn thương mại điện tử, phân
phối gián tiếp qua các website bán hàng của đại lý & nhà bán lẻ đối tác.
3.4.3.4. Thành viên kênh
− Nhà phân phối: 156 (Bách hoá xanh, Mega Market, Tiki, …)
− Nhà bán lẻ: 142 000 (Winmart, Top market, Coopmart, Mega Market,…)
3.4.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (truyền thông marketing)
3.4.4.1. Mô tả hình ảnh khách hàng
Tại phần 3.3, đặc điểm thị trường mục tiêu đã được miêu tả đầy đủ. Cùng với các
đặc điểm đó, phần này sẽ chia thị trường mục tiêu thành 2 nhóm chính để phục vụ chính
sách xúc tiến hỗn hợp thuận lợi hơn.
1. Nhóm 1
Khách hàng đã có thói quen sử dụng sữa chua uống, sữa chua uống từ thực vật
(khách hàng trung thành của Veyo Yogurt, khách hàng trung thành của các hãng sữa
cùng ngành với Veyo Yogurt, người không sử dụng/hạn chế sử dụng sữa bò,…)
2. Nhóm 2
Khách hàng chưa có thói quen sử dụng sữa chua uống, sữa hạt, sữa chua uống từ
thực vật
3.4.4.2. Insight khách hàng mục tiêu
“ Tôi thường uống nước ngọt và ăn vặt vào những lúc bận rộn, mệt mỏi. Tuy nhiên,
tôi luôn ý thức được đó là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tôi cần một sản
phẩm lành mạnh thay thế, giúp tôi tái tạo năng lượng. Một thức uống vừa thanh mát,
vừa giàu dưỡng chất, vừa tiện lợi là lựa chọn tuyệt vời cho hè này.”
3.4.4.3. Ý tưởng lớn cho chính sách xúc tiến hỗn hợp quý 3/2023
1. Tháng 7: đẩy mạnh các hoạt động truyền thông
− Giáo dục (educate) Nhóm 2 về lợi ích của việc sử dụng sữa chua uống từ
thực vật bằng công cụ Marketing trực tuyến & Quảng cáo.
− Tăng cường sự hiện diện của Veyo Yogurt trước Nhóm 1, 2.
2. Tháng 8: đẩy mạnh doanh số bán
Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm khiến nhu cầu sử dụng thức uống giải khát & giàu
dinh dưỡng tăng cao đáng chú ý. Tận dụng hiệu quả truyền thông từ tháng 7 & tình hình
thời tiết, các hoạt động của tháng 8 tập trung:
− Triển khai các hoạt động giảm giá bán tại các sàn thương mại điện tử
(Shopee, Lazada, Tiki).
− Triển khai các hoạt động khuyến mãi tại các đại lý bán lẻ ngoại tuyến.
− Truyền thông về các hoạt động xúc tiến bán thường xuyên.
3. Tháng 9: duy trì hoạt động truyền thông & xúc tiến bán
− Giảm tần suất xuất hiện & duy trì số lượng vừa đủ các hoạt động truyền
thông để đảm bảo chỉ số nhận diện thương hiệu với khách hàng mục tiêu.
− Giảm đầu tư cho các hoạt động xúc tiến bán & duy trì giảm giá nhẹ trong
một số dịp đặc biệt của tháng.
3.4.4.4. Key message
“Có VEYO, sống xanh lành khoẻ Yô tư”
Làm sao để một người năng động cân bằng giữa việc nạp đầy năng lượng và việc
đảm bảo sức khỏe trong mùa hè này? Hãy để Veyo đồng hành cùng các bạn trên hành
trình sống xanh lành và cân bằng dinh dưỡng.
3.4.4.5. Mục tiêu xúc tiến hỗn hợp
− Tăng khả năng nhận diện sản phẩm & nhận thức của khách hàng về dinh
dưỡng thực vật.
− Tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, tăng
độ hài lòng & mức độ trung thành của họ.
− Tăng doanh số bán hàng & lợi nhuận.
3.4.4.6. Mô hình tổ chức hoạt động truyền thông marketing
Giữ nguyên.
3.4.4.7. Chiến lược truyền thông marketing
Giữ nguyên.
Kết hợp:
− Chiến lược đẩy
− Chiến lược kéo
3.4.4.8. Công cụ và phương tiện truyền thông marketing
1. Marketing trực tuyến
a. Facebook page
− Chia sẻ lại những thông tin tích cực về Veyo Yogurt tại các phương tiện
truyền thông khác
− Tổ chức 1 mini game/tháng có nội dung liên quan Veyo Yogurt
− Tổ chức 1 livestream cùng bác sĩ dinh dưỡng về lợi ích của sữa chua uống
thực vật đối với sức khoẻ, đặc biệt là đối với thanh niên và trung niên
b. Youtube
− Đăng tải 2 video ngắn/tháng về Veyo Yogurt
− Đăng tải 1 video ngắn/tháng quay lại chia sẻ của những khách hàng đã sử
dụng Veyo Yogurt.
c. Tik Tok
Book người có tầm ảnh hưởng Thu Nhi để hợp tác sản xuất 1 video quảng cáo sản
phẩm tại Facebook Page & Tik Tok Eat Clean Hong – Thu Nhi.
2. Quảng cáo
Tăng cường quảng cáo thông báo tại các ấn phẩm, báo chí, kênh ngoài trời, kênh
phát sóng; quảng cáo thuyết phục tại các mạng xã hội; quảng cáo nhắc lại tại kênh phát
sóng & mạng xã hội.
a. Tại các kênh truyền thống
− Kênh phát sóng: tivi, truyền hình: quảng cáo chính thống thông qua kênh
truyền hình quốc gia VTV1
− Ấn phẩm: book quảng cáo tại tạp chí trên máy bay của Vietnam Airlines
− Kênh ngoài trời: book billboard quảng cáo tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch
b. Tại kênh trực tuyến
− Báo mạng: book quảng cáo tại báo VnExpress & Thanh niên
− Mạng xã hội: phối hợp các hoạt động trên công cụ Marketing trực tuyến
3. Xúc tiến bán
Giữ nguyên.
Bổ sung:
− Kết hợp với đại lý bán lẻ, mỗi tháng tổ chức 1 chương trình khuyến mãi
mua 2 dây sữa tặng thêm 1 hộp cùng loại nhằm kích thích người tiêu dùng
mua sản phẩm.
− Giảm 2% giá bán tại kênh phân phối chính hãng Veyo Yogurt của Vinasoy
trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki.
4. PR
Thực hiện 1 hoạt động từ thiện trong khuôn khổ chương trình vì cộng đồng “Vượt
lên chính mình” của Vinasoy: trích 1% doanh thu Veyo Yogurt trong 2 quý đầu năm
2023 để quyên tặng chương trình “Cặp lá yêu thương” của Trung tâm Sản xuất và Phát
triển Nội dung Số (VTV Digital) chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Bộ - Bộ Lao động -
Thương bình và Xã hội; Ngân hàng Chính sách xã hội.
5. Marketing trực tiếp
Mở quầy dùng thử sản phẩm tại
− Lotte Mart & Vincome Center
− Cổng trường cấp ba: Trường THPT chuyên Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN
− Phố đi bộ Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm)
3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong môi trường marketing đến hoạt động
marketing của sản phẩm Veyo Yogurt
Giữ nguyên.
Bổ sung:
− Thị trường mục tiêu: người theo chế độ ăn chỉ sử dụng sữa thực vật (thuần
chay, ketox, dị ứng lactose, béo phì,…)
− Định vị thương hiệu Veyo Yogurt:
+ Dựa trên thuộc tính sản phẩm
• Sử dụng nguồn nguyên liệu từ thực vật, phù hợp người có nhu
cầu chế độ ăn chay hoặc giảm cân.
• Hương vị tươi mát, ngọt thanh, phù hợp người có phong cách
sống hiện đại, yêu thích những sản phẩm thanh mát & ít
đường.
• Quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng.
• Đóng gói tiện lợi, dễ dàng mang theo khi đi làm hoặc đi chơi.
+ Dựa trên chất lượng và giá cả: phù hợp cho người tiêu dùng có thu
nhập trung bình và cao
+ Dựa trên người sử dụng sản phẩm: người thực sự quan tâm đến sức
khỏe & tìm kiếm cảm giác an toàn khi sử dụng sản phẩm, đặc biệt là
người có nhu cầu sử dụng sản phẩm dinh dưỡng từ thực vật (người
người ăn chay, người bệnh, người dị ứng lactose,…)
3.6. Ngân sách dự kiến
3.6.1. Nền tảng làm tiền đề cho ngân sách dự kiến
3.6.1.1. Nguồn ngân sách
− Ngân sách từ doanh thu hoặc lợi nhuận của Veyo Yogurt nói riêng & của
Vinasoy nơi chung
− Vốn đầu tư từ các nhà đầu tư hoặc đối tác liên kết với Vinasoy
− Các khoản vay hoặc tài trợ từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính
3.6.1.2. Nền tảng xác định & phân bổ ngân sách
− Phân tích thị trường
− Phân tích khách hàng
− Mục tiêu marketing quý 3/2023
+ Về doanh thu: 27 tỷ đồng
+ Về lợi nhuận: 13 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái)
+ Về tăng trưởng thị phần: 12% so với cùng kỳ năm ngoái
− Về chính sách marketing mix: tăng doanh thu; tăng chỉ số nhận diện, yêu
thích & trung thành với thương hiệu; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát
triển dòng sản phẩm
− Chiến lược marketing: điều chỉnh các hoạt động marketing ngoại tuyến, bổ
sung các hoạt động marketing trực tuyến
− Kết quả marketing trong 11 tháng qua
+ Chi 10% doanh thu cho các hoạt động marketing
+ Đạt 90% mục tiêu
− Khác
+ Công ty Vinasoy trích khoảng 4% - 6% doanh thu để triển khai các
hoạt động markting
+ Chiến lược giá thâm nhập bắt đầu khởi động từ quý 3/2023
3.6.2. Ngân sách dự kiến
Dự kiến ngân quỹ cho kế hoạch marketing: 1.080.000.000đ (Chiếm 4% mục tiêu
lợi nhuận đề ra)
− 60%: chính sách xúc tiến hỗn hợp
− 20%: chính sách giá
− 15%: chính sách phân phối
− 5%: chính sách sản phẩm
3.6.3. Phân bổ ngân sách
3.6.3.1. Các hoạt động của chính sách sản phẩm
Với 54.000.000đ
− Thực hiện chương trình mua hai lốc sữa fami tặng 1 sản phẩm sữa chua
uống Veyo Yogurt bất kỳ. Hoạt động này nhằm tiếp cận lượng khách hàng
mới.
− Mua một thùng Veyo yogurt tặng ngay một lốc sữa cùng loại kích thích
khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn.
3.6.3.2. Các hoạt động của chính sách giá với
Với 216.000.000đ:
− Chính sách giá cho khách hàng: áp dụng các chính sách giảm giá, khuyến
mãi, tặng quà,... để thu hút và giữ chân khách hàng.
− Chính sách giá cho kênh phân phối: thiết lập giá cả phù hợp cho các kênh
phân phối khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho khách hàng.
3.6.3.3. Các hoạt động về kênh phân phối
Với 162.000.000đ:
− 40%: hỗ trợ các thành viên kênh về chi phí đào tạo nhân viên & khen thưởng
− 60%: mở rộng điểm bán
3.6.3.4. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Với 648.000.000đ:
− Marketing trực tuyến: 55%
− Quảng cáo: 20%
− Marketing trực tiếp: 10
− Xúc tiến bán: 10%
− PR: 5%
3.6.4. Mô hình tổ chức hoạt động marketing
Giữ nguyên.

Hình 20. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinasoy

Hình 21. Mô hình tổ chức hoạt động marketing của Vinasoy

3.7. Kế hoạch thực thi


Các nội dung công việc nhỏ đã được trình bày cụ thể tại mục 3.4. Chính sách
marketing mix. Bảng kết hợp kế hoạch thực thi & phân bổ ngân sách dưới đây giúp quan
sát bao quát kế hoạch một cách thuận tiện hơn.
3.7.1. Kế hoạch thực thi cho tháng 7
Bảng 16. Kế hoạch thực thi cho tháng 7

Tháng 7 tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để:
− Giáo dục (educate) Nhóm 2 về lợi ích của việc sử dụng sữa chua uống từ
thực vật bằng công cụ Marketing trực tuyến & Quảng cáo.
− Tăng cường sự hiện diện của Veyo Yogurt trước Nhóm 1, 2.
3.7.2. Kế hoạch thực thi cho tháng 8
Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm khiến nhu cầu sử dụng thức uống giải khát & giàu
dinh dưỡng tăng cao đáng chú ý. Tận dụng hiệu quả truyền thông từ tháng 7 & tình hình
thời tiết, các hoạt động của tháng 8 tập trung:
− Triển khai các hoạt động giảm giá bán tại các sàn thương mại điện tử
(Shopee, Lazada, Tiki).
− Triển khai các hoạt động khuyến mãi tại các đại lý bán lẻ ngoại tuyến.
− Truyền thông về các hoạt động xúc tiến bán thường xuyên.
Bảng 17. Kế hoạch thực thi cho tháng 8

3.7.3. Kế hoạch thực thi cho tháng 9


Bảng 18. Kế hoạch thực thi cho tháng 9

Tháng 9 duy trì hoạt động truyền thông & xúc tiến bán:
− Giảm tần suất xuất hiện & duy trì số lượng vừa đủ các hoạt động truyền
thông để đảm bảo chỉ số nhận diện thương hiệu với khách hàng mục tiêu.
− Giảm đầu tư cho các hoạt động xúc tiến bán & duy trì giảm giá nhẹ trong
một số dịp đặc biệt của tháng.

3.8. Kế hoạch kiểm soát và giám sát thực thi kế hoạch marketing
Bảng 19. Kế hoạch kiểm soát & giám sát thực thi

Nội dung Chỉ số Phương pháp Nguồn thông tin Tần suất
Đo lường Chỉ số đo lường Phương pháp đo Facebook Insights; Theo thời
hiệu quả tầm nhìn lường khả năng Youtube điểm diễn
truyền (impression); tương tác Analytics; ra hoạt
thông Chỉ số đo lường Khảo sát khách động, ít
lượt truy cập hàng; nhất là 1
(CTR); Báo cáo của lần/tháng
Chỉ số đo lường tần KOCs, KOLs;
suất (frequency); Rating TV ads tại
Chỉ số đo lường chi VTV1;
phí cho mỗi lượt Báo cáo từ các
nhấp chuột (CPC) trung gian phân
phối
Đo lường Doanh số bán hàng, Phân tích số liệu, Báo cáo doanh số Hàng
hiệu quả lợi nhuận, tỷ lệ báo cáo định kỳ, bán hàng, báo cáo tháng
bán hàng chuyển đổi, giá khảo sát khách lợi nhuận, báo cáo
trung bình đơn hàng, phân tích chi tiết đơn hàng,
hàng, số lượng đối thủ cạnh phân tích khách
khách hàng mới và tranh và phân hàng và đối thủ
số lượng khách tích thị trường cạnh tranh, khảo
hàng quay lại sát khách hàng,
nghiên cứu thị
trường
Giám sát Tỷ lệ chuyển đổi, Phân tích số liệu, Báo cáo doanh số Hàng
hoạt động doanh số bán hàng, khảo sát khách bán hàng, báo cáo tháng
cải tiến lợi nhuận, số lượng hàng, theo dõi lợi nhuận, báo cáo
điểm bán khách hàng mới và các chỉ số doanh chi tiết đơn hàng,
số lượng khách thu và lợi nhuận, phân tích khách
hàng quay lại và đánh giá đối hàng và đối thủ
thủ cạnh tranh cạnh tranh, khảo
sát khách hàng,
nghiên cứu thị
trường
Thăm dò Sự hài lòng của Khảo sát khách Khảo sát trực Hàng tuần
thái độ khách hàng, độ hàng, phân tích tuyến, email, các hoặc sau
khách hàng trung thành của dữ liệu khách cuộc họp khách mỗi hoạt
khách hàng, tỷ lệ hàng, phân tích hàng và tương tác động
đối thủ cạnh
phản hồi, tỷ lệ hủy trực tiếp với khách marketing
bỏ và số lượng tranh, phân tích hàng trên các kênh cụ thể
khách hàng mới các dữ liệu phản truyền thông xã
hồi trên các kênh hội
truyền thông xã
hội và tương tác
khách hàng trực
tiếp
Thị phần Tỷ lệ thị phần, Phân tích cạnh Báo cáo thị Hàng quý
doanh số bán hàng, tranh, khảo sát trường, cuộc khảo
lợi nhuận và số thị trường, phân sát khách hàng, dữ
lượng khách hàng tích xu hướng thị liệu của các đối
trường và phân thủ cạnh tranh và
tích các thông tin các nguồn thông
về khách hàng tin công khai khác
như tạp chí thương
mại và trang web
thương mại
3.9. Kế hoạch dự phòng rủi ro
3.9.1. Rủi ro theo chiều ngang
3.9.1.1. Khâu cung ứng đầu vào
Do thời tiết khiến cho các loại hạt kém phát triển, không thể đem lại dinh dưỡng
tốt nhất, mất mùa, sâu bệnh…
Đối với rủi ro xuất phát từ nguồn cung nguyên vật liệu, chủ động tìm giải pháp để
phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa các nhà cung ứng. Ngoài ra, việc xây dựng thêm
các trang trại ở các vùng nguyên liệu khác nhau phân bổ ở các địa điểm trọng yếu dọc
đất nước cũng là một biện pháp bền vững để tránh các rủi ro về nguồn nguyên liệu ví dụ
như thiên tai, dịch bệnh tại một vùng, hoặc sự thay đổi về luật (thuế suất), chính sách
đối ngoại, tỷ giá ngoại hối giữa Việt Nam và các nước chủ nhà cung ứng.
3.9.1.2. Khâu sản xuất của công ty Vinasoy
Bảng 20. Kế hoạch dự phòng rủi ro khâu sản xuất

Rủi ro Phương hướng xử lý


Rủi ro sản phẩm không Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cho sản phẩm vào khâu
đạt chất lượng đóng gói và loại bỏ ngay nếu thấy dấu hiệu hư hỏng.
Bảo quản không hợp quy Sữa nói chung là môi trường vô cùng thuận lợi cho sự
cách phát triển của vi sinh vật, gây biến đổi chất lượng và hư
hỏng sữa. Quá trình bảo quản lạnh giúp hạn chế hoạt
động của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản.
Ẩm mốc, cháy, ngập Kho hàng nên được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, nên
trong kho trữ hàng được lắp đặt ở nơi có mặt bằng phẳng, nhiều không gian
trống và sạch sẽ. Không dùng loại tường bê tông và
tường gạch để làm vỏ kho bởi dòng vật liệu này sẽ
khiến điện năng thất thoát ra ngoài nhiều rất tốn kém và
không đảm bảo chất lượng sữa. Môi trường trong kho
trữ cần là môi trường vô trùng để các sản phẩm sữa
không bị nhiễm khuẩn gây hư hỏng sản phẩm.
Định lượng không đúng Sử dụng các trang thiết bị hiện đại để làm giảm tối đa
với công thức sai sót về định lượng trong quá trình sản xuất.
Đóng gói không hợp quy Trong khâu đóng gói sản phẩm, cần loại bỏ ngay những
cách dẫn đến bao bì bị sản phẩm bị lỗi, bị móp méo.
rách, móp méo
Quy trình xét nghiệm mẫu Chỉnh đốn cách làm việc của nhân viên, tăng cường độ
sữa không hợp quy cách gắt gao khâu kiểm tra đầu ra, sửa đổi quy trình cho phù
hợp.
Quy trình không khép Chỉnh đốn cách làm việc của nhân viên, sửa đổi quy
kín, gián đoạn trình cho phù hợp.

3.9.1.3. Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinasoy


Bảng 21. Kế hoạch dự phòng rủi ro khâu phân phối đầu ra

Rủi ro Phương hướng xử lý


Marketing không hiệu Trong trường hợp sản phẩm tồn kho quá nhiều doanh
quả dẫn đến tồn kho nghiệp có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi
giảm giá như mua combo 3 lốc tặng 1 hộp sản phẩm
cùng loại. Tổ chức các chương trình thiện nguyện và
quyên góp đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Cầu quá lớn, không đủ Tăng cường sản xuất, tăng cường đội ngũ nhân viên và
hàng để bán cho khách có thể làm thêm giờ để kịp sản xuất và cung cấp cho
người tiêu dùng.
Sự cố trong quá trình vận Trường hợp sản phẩm đến tay khách hàng bị hư hỏng
chuyển hàng đến tay như rách bao bì, móp méo doanh nghiệp cần liên hệ với
người tiêu dùng người tiêu dùng và hỗ trợ đổi lô hàng mới.
Khách hàng không hài Bước đầu lên tiếng xin lỗi khách hàng vì trải nghiệm
lòng với thái độ làm việc dịch vụ chưa tốt. Sau đó, doanh nghiệp có thể khiếu nại
của nhân viên giao hàng đến đơn vị giao hàng để có thể được hỗ trợ.
Người tiêu dùng thay đổi Tăng cường các hoạt động quảng cáo trên các kênh
thị hiếu, thói quen mua và truyền thông để làm tăng độ nhận diện của sản phẩm,
sử dụng sản phẩm sữa khách hàng có niềm tin hơn và lựa chọn sản phẩm của
doanh nghiệp.
Khách hàng phàn nàn, Doanh nghiệp thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng
khiếu nại với công ty để giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng.
Quản lý hệ thống đại lý Tăng cường nhân lực hỗ trợ, giám sát quản lý & xử lý
chưa sát sao, hệ thống bảo vấn đề thường xuyên các nhà phân phối, các đại lý
quản ở các thành viên chính, một số quầy tạp hóa buôn bán lẻ.
kênh có vấn đề, tranh
chấp hợp đồng,…
3.9.2. Rủi ro theo chiều dọc
3.9.2.1. Rủi ro nguồn nhân lực
Hiện tại, khi quy chế tuyển dụng, đào tạo, chính sách lương thưởng phúc lợi của
Vinasoy đã đạt đến sự hoàn thiện thì rủi ro nguồn nhân lực yếu đến từ nhân sự kế thừa
và nhân sự chủ chốt và các rủi ro từ các đối thủ như ăn cắp thông tin, chơi xấu, gián
điệp, áp lực cạnh tranh giá… Ngày nay mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều
được số hóa và dữ liệu đã trở thành tài sản vô giá của doanh nghiệp. Và đây có thể là
đích nhắm tấn công nhằm chiếm đoạt từ đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh.
Công ty nên chú trọng đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên
môn và trình độ, có khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại áp dụng trong quy trình sản
xuất.
3.9.2.2. Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính của Vinasoy chủ yếu đến từ biến động tỷ giá trên thị trường. Tập
đoàn phải chịu rủi ro tiền tệ trong các giao dịch mua bán sử dụng đơn vị tiền tệ khác
VND. Loại tiền tệ gây ra rủi ro này chủ yếu là USD và EUR. Những biến động trong tỷ
giá hối đoái gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, nếu đồng Việt Nam yếu đi/mạnh lên 1% so với đô la Mỹ trong khi các
biến số như lãi suất giữ nguyên không đổi và bỏ qua ảnh hưởng của các dự báo bán hàng
và mua sắm, thì lợi nhuận sau thuế trong năm sẽ thấp/cao hơn một khoản đáng kể, chủ
yếu do lỗ/lãi ngoại hối trong việc quy đổi các khoản phải thu và các khoản phải trả
thương mại bằng đồng USD.
3.9.2.3. Rủi ro trong vận hành sản xuất
Trong quá trình vận hành sản xuất, tình trạng tạo ra các sản phẩm hỏng, lỗi không
đạt tiêu chuẩn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đối với tỉ lệ phế phẩm đột ngột
tăng cao có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về hiệu quả sản xuất, gây lãng
phí nguyên nhiên liệu và nhân lực đồng thời góp phần làm tăng cao chi phí sản xuất.
Để đảm bảo vận hành liên tục, vốn và tài chính phải được Vinasoy đảm bảo ổn
định, vậy nên Vinasoy cần ý thức và tuân thủ chặt chẽ hơn tỷ lệ an toàn vốn khả dụng
nhằm đáp ứng quy định về an toàn tài chính và cũng là an toàn cho chính công ty và hệ
thống tài chính.
3.9.2.4. Rủi ro trong dự trữ, bảo quản
− Sự gián đoạn trong nguồn cung: Sự gián đoạn trong nguồn cung của doanh
nghiệp đôi khi không chỉ đến từ các nhà cung cấp mà còn do quá trình xử
lý của bộ phận mua hàng.
➢ Để đối phó với các rủi ro này VinaSoy nên yêu cầu các doanh nghiệp đặt
hàng trước.
− Đối với sản phẩm của VinaSoy có tính đặc thù là thời hạn bảo quản không
dài. Hơn nữa, trong quá trình lưu kho, chất lượng các sản phẩm sữa có thể
giảm sút nếu không được bảo quản với nhiệt độ hợp lý.
➢ Yêu cầu các đại lý phân phối phải cân bằng lượng tồn kho tránh việc thiếu
hàng hay dư thừa tồn kho.
3.9.2.5. Các loại rủi ro khác
1. Rủi ro do môi trường vĩ mô
− Rủi ro do thiên nhiên
➢ Liên tục cập nhật tình hình, tăng tốc độ xử lý, luôn có ngân sách dự trù,…
− Rủi ro pháp lý
➢ Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần đăng kí các thủ tục
giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật như giấy phép kinh doanh,
quyền đăng kí nhãn hiệu để được pháp luật bảo vệ khi xảy ra tranh chấp.
− Rủi ro công nghệ
➢ Chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho
sản xuất và phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả.
2. Rủi ro danh tiếng
Tin đồn thất thiệt về nguồn sữa Vinasoy giả, sữa kém chất lượng. Điều này đã làm
dấy lên lo ngại đối với người tiêu dùng về chất lượng của sữa Vinasoy - một thương
hiệu vốn được rất nhiều người sử dụng.
➢ Xác thực độ tin cậy của những tin đồn, thu hồi lô hàng được nhắc đến trong
lời đồn, kiểm tra lại chất lượng sản phẩm và thông báo với người tiêu dùng
kết quả điều tra và kiểm định lại sản phẩm để củng cố niềm tin của người
tiêu dùng.
3. Rủi ro thông tin
Trong hoạt động kinh doanh sản xuất và đặc biệt là trong vận hành chuỗi cung
ứng, Vinasoy có thể gặp phải những rắc rối trong quản lý luồng thông tin. Những rủi ro
thông tin có thể là nguy cơ gián đoạn hệ thống, bảo mật thông tin và bị tấn công từ các
tội phạm công nghệ thông tin.
➢ Thành lập bộ phận quản trị mạng, quản lý các hệ thống mạng máy tính để
sẵn sàng khắc phục lỗi phần mềm và ngăn chặn những truy cập lạ.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Anh Thư Nguyễn, (2022), Báo cáo chiến lược marketing cho sữa chua Veyo,
studocu
2. Doãn Phong, (2022), Vinasoy - 2 thập kỷ nỗ lực nâng tầm sữa thực vật,
VietNamNet
3. Google Trends, (2023), Google Trends, Google
4. Hoàng Anh, (2022), Tham vọng của Vinasoy trong lĩnh vực dinh dướng thực vật,
VN Express
5. Kantar, (2022), Vietnam Brand Footprint 2022, Kantar
6. Tổng cục Thống kê, (13/12/2022), Điều tra biến động dân số & kế hoạch hoá gia
đình, NXB Thống kê
7. QNS - Công ty CP Đường Quảng Ngãi, (2022), Báo cáo tài chính hợp nhất 2022,
QNS
8. QNS, (2022), Báo cáo thường niên của Công ty CP Đường Quảng Ngãi, QNS
9. Quỳnh Bích Diễm, (2023), Xu hướng tiêu dùng thực phẩm chứa lợi khuẩn đang
'lên đời', Nông sản Việt
10. Research and Markets, (07/2022), Research Report on Vietnam's Dairy Industry
2022-2031, Research and markets
11. Tổng cụ Thống kê, (2021), Thông cáo báo chí Kết quả khảo sát mức sống dân
cư 2021, NXB Thống kê.
12. Tổng cục Thống kê, (13/12/2022), Điều tra biến động dân số & kế hoạch hoá gia
đình tại thời điểm 01/4/2021, NXB Thống kê
13. Tổng cục Thống kê, (2021), Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2021, NXB
Thống kê
14. Trường Thịnh, (2022), Vinasoy và những dấu ấn mới trên bản đồ sữa quốc tế,
Dân trí
15. Vinasoy, (2022), Nhãn hiệu sữa chua uống từ thực vật Veyo, Vinasoy
16. Vinasoy, (2023), Vinasoy
17. Tổng cục Thống kê, (2022), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

You might also like