De Mau Thi HK2 K10TN 2023 2024 To3

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ÔN TẬP THI HỌC KỲ II

TRƯỜNG THCS  THPT LƯƠNG THẾ VINH MÔN THI: Vật lí – lớp 10 Khối TN
------------------------------- Thời gian làm bài: 60 phút
Năm học 2023 - 2024 (Đề thi gồm 02 phần)

Lưu ý: Mã đề ôn thi:
Học sinh sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm để làm phần 1. K10TN-HK2-2024-03
Học sinh sử dụng giấy kiểm tra để làm phần 2.
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…...................................................................................... Số báo danh: ................................

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM, 5 ĐIỂM.


Câu 1: Một vật chuyển động tròn đều với tần số f. Chu kì của vật là
A. T = 2f. B. T = f. C. T = 1/f. D. T = /f.
Câu 2: Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của công suất là
A. Oát (W). B. Jun (J). C. Niu-tơn (N). D. kilogam (kg).
Câu 3: Một vật có khối lượng m, đang chuyển động tròn đều với tốc độ góc  trên đường tròn có bán kính r thì
độ lớn lực hướng tâm là
A. Fht = m2r. B. Fht = mr2. C. Fht = m2r. D. Fht = mr.
Câu 4: Một vật chuyển động trên trục Ox dưới tác dụng của lực không đổi thực hiện được độ dời Biết
và cùng hướng. Công thực hiện bởi lực là
A. A = F.s. B. A = F/s. C. A = s/F. D. A = 2F.s.
Câu 5: Một lò xo lí tưởng có hệ số đàn hồi k, chiều dài tự nhiên lo được đặt nằm ngang và được kéo cho dãn ra
đến chiều dài l. Độ lớn của lực đàn hồi khi đó là
A. k(l – lo). B. k(l + lo). C. k(lo – l). D. kllo.
Câu 6: Một máy cơ khi sinh ra công tổng cộng bằng 20 kJ thì thực hiện được công cơ học có ích bằng 13 kJ.
Hiệu suất của máy là
A. 65 %. B. 35 %. C. 54 %. D. 46 %.
Câu 7: Cơ thể một học sinh đốt cháy năng lượng với công suất 210 W khi ngồi học trong lớp, 800 W khi chơi
bóng rổ. Tổng năng lượng học sinh này đã đốt cháy khi ngồi trong lớp học 3 giờ và chơi bóng rổ 30 phút là
A. 3535 J. B. 12,7.106 J. C. 3,7.106 J. D. 1030 J.
Câu 8: Trong một trận đấu ở vòng loại World Cup, trong một pha phản công, một cầu thủ bóng đá có khối
lượng 75 kg có thể chạy với tốc độ lên tới 36 km/h. Động năng của cầu thủ này khi chạy với tốc độ trên là
A. 48600 J. B. 2700 J. C. 3750 J. D. 7500 J.
Câu 9: Một lò xo lí tưởng có chiều dài lo = 20 cm và hệ số đàn hồi k = 50 N/m. Khi dùng lực có độ lớn 2 N kéo
lò xo thì chiều dài của lò xo là
A. 0,18 m. B. 0,22 m. C. 0,24 m. D. 0,16 m.
Câu 10: Một vật chuyển động tròn đều trong 1s thực hiện 3 vòng. Tốc độ góc của vật là
A. ω = 2π/3 (rad/s). B. ω = 3π/2 (rad/s). C. ω = 3π (rad/s). D. ω = 6π (rad/s).
Câu 11: Một vật nhỏ có khối lượng 50 g được ném lên thẳng đứng từ độ cao 15 m so với đất với tốc độ 10 m/s.
Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật là
A. 5,0 J. B. 10 J. C. 2,5 J. D. 7,5 J.
Câu 12: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm
một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:
A. 1 cm. B. 2 cm C. 3 cm D. 4 cm.
Câu 13: Một vật nhỏ có khối lượng m = 50 g rơi tự do từ độ cao 20 m so với đất. Chọn mốc tính thế năng tại
mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Khi thế năng của vật bằng 7,5 J thì tốc độ của vật là
A. 10 m/s. B. 15 m/s. C. 20 m/s. D. 17 m/s.
Câu 14: Một vật nhỏ trượt với vận tốc ban đầu bằng 6 m/s từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 6,4 m nghiêng
góc  = 30o so với phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s 2. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Tốc độ
của vật khi đi hết mặt phẳng nghiêng là
A. 16,11 m/s. B. 10,96 m/s. C. 8 m/s. D. 10 m/s.
Câu 15: Một vật nhỏ được ném lên thẳng đứng từ độ cao 8 m so với đất với tốc độ ban đầu bằng 4 m/s. Lấy g =
10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng trọng trường tại mặt đất. Khi tốc độ của vật là
6 m/s thì vật ở độ cao h so với đất, giá trị của h là
A. 7,4 m. B. 7,0 m. C. 7,8 m. D. 7,6 m.
Câu 16: Một vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 36 km/h thì đi lên một
mặt phẳng nghiêng nghiêng góc 30o so với phương ngang. Lấy g=10 m/s 2. Chọn mốc tính thế năng trọng
trường tại mặt phẳng nằm ngang. Quãng đường mà vật đi được trên mặt phẳng nghiêng khi động năng bằng thế
năng là
A. 4 m. B. 2,5 m. C. 5 m. D. 2 m.
Bài 17. Một lò xo lí tưởng được đặt nằm ngang, một đầu được cố định. Lực kéo tác dụng lên lò xo có độ lớn F
thì lò xo bị dãn tới chiều dài l1 = 27 cm. Khi lực kéo tăng lên đến độ lớn 2F thì lò xo bị dãn đến chiều dài l1 =
29 cm. Nếu lực ép có độ lớn 1,5F tác dụng lên lò xo làm lò xo bị nén lại thì chiều dài lò xo khi đó là
A. 25 cm. B. 26 cm. C. 24 cm. D. 22 cm.
Câu 18: Một vật có khối lượng m1 = 200 g, được đặt trên mặt phẳng nằm ngang và được kéo chuyển động bởi
lực kéo có độ lớn 2 N và hướng với phương ngang góc  = 30o như hình bên. Biết hệ số
ma sát trượt giữa hai vật và mặt phẳng ngang đều là t = 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật đi
được quãng đường s = 10 m thì công của lực ma sát tác dụng lên các vật có độ lớn là
A. 1 J. B. 2 J. C. 3 J. D. 17,3 J.
Câu 19: Một lò xo lí tưởng có hệ số đàn hồi k và chiều dài tự nhiên lo. Khi lò xo
treo thẳng đứng hoặc được đặt trên mặt phẳng nghiêng nhẵn như hình vẽ thì khi
cân bằng chiều dài của lò xo lần lượt là l1 = 32 cm và l2 = 29 cm. Biết  = 30o. Giá
trị của lo là
A. 31,5 cm. B. 29,5 m. C. 30,5 cm. D. 30 cm.
Câu 20: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m treo vào sợi dây nhẹ, không dãn, có chiều dài l = 40 cm.
Kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc  rồi thả nhẹ. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của
không khí. Chọn mốc tính thế năng tại vị trí dây treo có phương thẳng đứng. Khi vật tới vị trí dây có phương
thẳng đứng thì tốc độ của vật là 2 m/s. Khi lực căng của dây có độ lớn bằng trọng lượng của vật thì góc hợp bởi
dây với phương thẳng đứng gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 50o. B. 60o. C. 45o. D. 41o.

PHẦN 2. TỰ LUẬN, 5 ĐIỂM.


Câu 1: (1,5 điểm) Kim phút của một đồng hồ có chiều dài bằng 5 cm. Lấy  = 3,14.
a) Tính tốc độ góc và tốc độ dài của đầu kim phút.
b) Tính gia tốc hướng tâm của đầu kim phút.
c) Tính góc mà kim phút quay được trong thời gian từ 15h đến 15h10m.
Câu 2: (1,5 điểm) Một lò xo có khối lượng không đáng kể có chiều dài tự nhiên lo = 30 cm, treo theo phương
thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi người ta treo vào đầu dưới của lò xo một vật nặng 150 g thì khi vật cân bằng
lò xo dài 33 cm. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính độ dãn của lò xo khi vật cân bằng và hệ số đàn hồi của lò xo.
b) Khi treo thêm vật nặng 50 g nữa vào lò xo thì khi hệ cân bằng lò xo dài bao nhiêu?
Câu 3: (2,0 điểm) Một con lắc đơn gồm vật nặng m = 300 g treo trên dây dài l = 1,2 m. Kéo cho dây làm với
phương thẳng đứng góc  = 30o và truyền cho con lắc vận tốc có độ lớn 3,5 m/s theo phương
vuông góc với sợi dây. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính góc lệch cực đại của dây so với phương thẳng đứng và lực căng của dây khi đó.
b. Tính tốc độ của vật và lực căng của dây khi dây treo có phương thẳng đứng.
c. Tính góc lệch của dây so với phương thẳng đứng và lực căng dây khi vận tốc của vật nhỏ có
độ lớn 2 m/s.
---------------------------------------------------------------- HẾT -------------------------

You might also like