Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI TẬP 1:

*Căn cứ xác lập đại diện


Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện
So với BLDS 2005, quy định về người đại diện tại Điều 134 của BLDS 2015 có sự bổ sung quan
trọng về chủ thể trong quan hệ đại diện, đáng chú ý nhất là về vấn đề “người đại diện”. Cụ thể như
sau.

Thứ nhất, về người đại diện, “từ khái niệm đại diện tại Điều 134 có thể thấy BLDS năm
2015đã bổ sung người đại diện là pháp nhân1. Người đại diện trước đây theo quy định của BLDS
2005 thường được hiểu là cá nhân xuất phát từ quy định tại khoản 1 Điều 139 “Đại diện là việc một
người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Sở dĩ cách hiểu là người
đại diện là cá nhân là hợp lý bởi vì xuất pháp từ quy định tại khoản 5 Điều này: “người đại diện phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Từ quy định trên, đã dẫn đến hạn chế trường hợp pháp nhân là
người đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự”. Trên thực tế, các cá nhân, pháp nhân trong hoạt
động sinh hoạt, lao động, sản xuất, kinh doanh của mình trong một số trường hợp có nhu cầu ủy
quyền cho một pháp nhân khác xác lập, thực hiện một giao dịch nhất định là nhu cầu có thật. Tuy
nhiên, do cách quy định của BLDS 2005 về đại diện nên chỉ có cá nhân mới là đại diện. Điều này
gây ra bất tiện trong một số trường hợp 2. Chẳng hạn dẫn tới thực tế là Tòa án không thừa nhận khả
năng đại diện của pháp nhân3.

Thứ hai, về số người đại diện, BLDS 2005 theo hướng đại diện là “một” người. Tuy nhiên,
như vậy đã không khái quát được trường hợp bên đại diện là nhiều người như cha, mẹ đại diện theo
pháp luật cho con chưa thành niên, ông bà cùng giám hộ nên cũng là đại diện cho cháu, pháp nhân
có thể có nhiều đại diện theo pháp luật Luật doanh nghiệp đang quy định 4. Cuối cùng, BLDS 2015
đã khắc phục nhược điểm trên và thiết kế lại khái niệm đại diện tại khoản 1 Điều 134 BLDS 2015
theo hướng có thể là một người hay nhiều người cũng đại diện.

Thứ ba, về năng lực của người đại diện. Theo khoản 5 Điều 139 BLDS 2005, “Người đại
diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ
luật này”. Quy định vừa nêu có nhược điểm là chỉ quy định về năng lực hành vi dân sự, tức là chỉ đề
cập tới cá nhân nên không phù hợp với thực tế. Vì vậy, khoản 3 Điều 134 BLDS 2015 quy định:
1
Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân
danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự.”
2
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự, Nxb. Hồng Đức, tr. 242
3
Đỗ Văn Đại (2019), Bình luận khoa học-Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, tr. 182
4
Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều
người đại diện theo pháp luật.”
“Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện”. Đây là quy định mang tính
khái quát và phù hợp bởi vì người đại diện không chỉ là cá nhân mà có thể là pháp nhân5.
Quy định trên còn có điểm mới nữa là chỉ yêu cầu năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự của người đại diện trong “trường hợp pháp luật quy định” như trường hợp yêu cầu người
giám hộ-đại diện là cá nhân “phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (khoản 1 Điều 49 BLDS
2015). Điều đó cũng có nghĩa là nếu không thuộc “trường hợp pháp luật quy định” thì vấn đề năng
lực pháp luật dân sự cũng như năng lực hành vi dân sự không được đặt ra. Về đại diện theo ủy
quyền, khoản 3 Điều 138 BLDS 2015 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải
do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Với quy định này, người đại diện theo ủy
quyền dường như phải “từ đủ mười lăm tuổi” trở lên.
Thực ra, “người đại diện là người mang ý tưởng, suy nghĩ của người đại diện đến với người
thứ ba nhằm xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba. Do đó, nếu không phải thuộc trường hợp
đặc biệt, như giám hộ, thì không nhất thiết người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự. Ví dụ,
ông A là bố cháu B (chưa đủ 6 tuổi) yêu cầu B sang nhà hàng xóm mua 1 lít rượu. Khi đến gặp
người hàng xóm C, B nói bán cho bố mình là A một lít rượu là C đã đưa cho B một lít rượu. Trong
trường hợp này, B đã xác lập một giao dịch dân sự (mua bán) nhân danh A và vì lợi ích của A.
Những giao dịch này không hiếm khi xảy ra và không có lý do gì để tuyên bố vô hiệu giao dịch với
lý do người đại diện không có đủ năng lực hành vi dân sự” 6. Do vậy, quy định mới trên tiến bộ hơn
quy định cũ tại khoản 5 Điều 139 BLDS 2005 khi cho người từ đủ mười lăm tuổi làm đại diện theo
ủy quyền nhưng vẫn hơi cứng nhắc vì người đại diện theo ủy quyền vẫn phải là “người từ đủ mười
lăm tuổi”7.

Câu 2: Trong quyết định số 09, việc ông H1 là đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp
luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong quyết định trên, ông H1 khả năng cao là người đại diện theo ủy quyền. Thông qua đoạn
“Ngoài ra, theo quy định tại Văn bản số 1477/NHNo-TD ngày 29-05-2007 của Ngân hàng A quy
định về thẩm quyền ký bảo lãnh (là văn bản ủy quyền của Ngân hàng A cho các Chi nhánh) thì ông
H1 với chức danh Giám đốc A – Chi nhánh T.H không được Ngân hàng A ủy quyền để ký phát hành
bảo lãnh vay vốn trong nước. Việc ông H1 ký phát hành Thư bảo lãnh số 1480 VSB 201100217 ngày
21-07-2011 để bảo lãnh vay vốn là trái pháp luật, vi phạm các quy định về ủy quyền thường xuyên
(vượt quá phạm vi được ủy quyền và đã thực hiện công việc không được ủy quyền)”. Như vậy, từ
đoạn này của Quyết định số 09, có thể suy luận rằng, ông H1 không có quyền đại diện cho Ngân
5
Đỗ Văn Đại (2019),tlđd (2), tr. 182
6
Đỗ Văn Đại (2023), Luật hợp đồng Việt Nam, Tập 1, Nxb. Hồng Đức, tr. 106
7
Đỗ Văn Đại (2019), tlđd (2), tr. 184
hàng A ký phát hành bảo lãnh vay vốn trong nước, tức là không được ủy quyền để đại diên Ngân
hàng A thực hiện giao dịch trên. Còn đối với các giao dịch khác, ông H1 có thể được ủy quyền đại
diện thực hiện. Ngoài ra, việc ông H1 là người đại diện theo ủy quyền đối với Ngân hàng A cũng dễ
hiểu khi xét về chức vụ của ông H1 là người đứng đầu Chi nhánh Ngân hàng, phải được các thành
viên khác ủy quyền đại diện để thực hiện giao dịch với cá nhân, pháp nhân khác.
* Hoàn cảnh của người được đại diện
Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối
với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập. Trên cơ sở các quy định về đại diện hiện nay, anh/chị
cho biết hướng đi như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Hướng đi của Hội đồng thẩm phán là đúng với quy định của pháp luật, cụ thể nhóm xin trình bày
như sau:
Thứ nhất, theo quy định của Ngân hàng A thì thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn
bản của Ngân hàng về việc Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi
khách hàng không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh. Việc
thực hiện những việc trên là trách nhiệm, nghĩa vụ của Chi nhánh Ngân hàng A khi thực hiện thủ tục
bảo lãnh. Như vậy, trong quy định nội bộ cũng đã theo hướng “ngân hàng phải chịu trách nhiệm khi
không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ”. Ngân hàng A không công nhận giá trị pháp lý của thư
bảo lãnh vì cho rằng ông H1 vi phạm các quy định của Ngân hàng khi trong quá trình phát hành thư
bảo lãnh khi mà cho rằng ông H1 không có quyền đại diện Ngân hàng A ký phát hành bảo lãnh vay
vốn trong nước theo quy định tại Điều 21 Quyết định 398/QĐ-HĐQT ngày 02/5/2007 về bảo lãnh
ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng A. Tuy nhiên, quy định trên chỉ là quy định nội bộ của Ngân
hàng A, có giá trị ràng buộc nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh Ngân hàng A (ông H1) phải
biết và thực hiện. Do đó, đây là trách nhiệm cá nhân giữa ông A và pháp nhân là Ngân hàng A,
không thể quy kết sự thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng A cho ông H1
được.
Thứ hai, theo quy định về Chi nhánh tại Điều 92 BLDS 2005 8 thì Ngân hàng A, có nhiệm vụ
thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân là Ngân hàng A; khi Chi nhánh Ngân
hàng A xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng A. Do
đó, trong trường hợp này, Ngân hàng A phải có trách nhiệm thực hiện cam kết bảo lãnh.

8
Khoản 3 Điều 92 BLDS năm 2005 quy định : “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc
một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.”
*Hoàn cảnh của người đại diện
*Quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện
Câu 1: Trong hệ thống pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị
biết.
Vấn đề về người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện là
một trong các vấn đề dành được sự quan tâm đông đảo từ pháp luật nước ngoài, tiêu biểu là trong
pháp luật nước Pháp.
Đối với BLDS Pháp, với cải cách năm 2016 của BLDS Pháp, đã có “những thay đổi về đại
diện”9 và Điều 1159 BLDS của Pháp ngày nay 10 quy định “Trong trường hợp thẩm quyền đại diện
được xác lập theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của tòa án thì trong thời hạn đại diện,
người được đại diện không có các quyền hạn đã được trao cho người đại diện”. Với quy định này,
“khi đại diện theo luật hay tư pháp được triển khai, người được đại diện không có/còn quyền hạn đã
được trao cho người đại diện trong toàn bộ thời gian đại diện” 11, “người được đại diện không còn có
thể tự tiến hành các giao dịch mà người đại diện theo luật hay tư pháp đã được trao quyền triển
khai”12. Với nội dung nêu trên, “do luật không phân biệt, việc không có/còn quyền này áp dụng cho
giao dịch về quản lý cũng như cho giao dịch về định đoạt tài sản”13. Ở đây, “khi không có/còn quyền,
người được đại diện không còn có thể tự mình tiến hành các giao dịch mà người đại diện theo pháp
luật hay tư pháp được trao quyền. Người được đại diện bị loại bỏ việc thực hiện các quyền của mình
trong toàn bộ thời gian đại diện. Người được đại diện bị loại bỏ quyền trong trường hợp này rơi vào
trong hoàn cảnh tương đồng với hoàn cảnh người không có năng lực”14.
Trước sửa đổi BLDS năm 2016, BLDS Pháp chưa thực sự rõ ràng về khả năng tự xác lập,
thực hiện giao dịch của người được đại diện trong đại diện theo ủy quyền. Với cải cách năm 2016, đã
có “những thay đổi về đại diện15” và khoản 2 Điều 1159 BLDS ngày nay quy định liên quan đến đại
diện theo thỏa thuận như sau: “trong trường hợp đại diện theo thỏa thuận, người được đại diện vẫn
được thực hiện các quyền của mình”. Ở đây, cơ chế đại diện theo thỏa thuận “không loại trừ khả
năng người được đại diện tự hành động” 16, “vẫn mở ra cho người ủy quyền khả năng hành động ở
bất kỳ thời điểm nào17”. Trên cơ sở nguyên tắc nêu trên, “các giao dịch thuộc nhiệm vụ của người

9
Nicolas Dissaux và Christophe Jamin: Réforme du droit des contrast, du resgime général etde la prevue des obligations, Nxb.
Dalloz 2016, tr.54, trích từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 130
10
BLDS Pháp năm 2018
11
François Terré, Philippe Simler, Yves Lequette và Françói Chénede: phần số 234, trích từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 130
12
Noëmie Reichling: “Effects de la représentation : analyse critique de l’article 1159 du Code civil”, Defrénois 2019, tr.15, trích từ
Đỗ văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 130
13
Noëmie Reichling: Bđd (12), trích từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 130
14
Noëmie Reichling: Bđd (13)
15
Nicolas Dissaux và Christophe Jamin: Sđd (9), trích từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 135
16
Sabine Mazeaud-Leveneur: “Fasc. unique: Majeurs protégés-Mandat de protection future”, JurisClasseur Civil Code (Art. 477 à
494) 2020, phần số 40, trích từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 136
17
Michel Storck: “Fasc. unique: Contrat-Représentation”, JurisClasseur Civil Code (Art. 1153 và 1161) 2022, phần số 21, trích từ
Đỗ văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 136
được ủy quyền không bị cấm đối với người ủy quyền dù đó là giao dịch mang tính quản lý hay mang
tính định đoạt tài sản, dù đó là giao dịch mang tính tài sản hay không mang tính tài sản”. Nói cách
khác, quy định trên được thiết lập theo hướng ủy quyền đại diện không làm cho người ủy quyền mất
đi khả năng tự hành động; “người ủy quyền có thể thực hiện các giao dịch mà việc triển khai đã được
trao cho người được ủy quyền. Có việc cạnh tranh quyền xác lập, thực hiện giao dịch 18”. Đối với đại
diện theo thỏa thuận, phần trên đã cho thấy BLDS Pháp quy định theo hướng “người được đại diện
vẫn có thể thực hiện một cách hợp pháp các quyền của mình, giao dịch mà người được đại diện xác
lập không bị vô hiệu vì người được đại diện vẫn giữ các quyền mà họ ủy quyền cho người khác việc
thực hiện19”.

Câu 2: Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao
dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao?
Trong chế định về “đại diện”, căn cứ vào nguồn gốc hình thành, được chia thành hai loại đại diện là
đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Theo đó, quy định về quyền xác lập của người
được đại diện thuộc một trong hai trường hợp trên có sự tương đồng là cả hai đều hoặc là “chưa có
quy định dẫn đến sự mơ hồ” hoặc là “trong một vài trường hợp thì không rõ ràng”.
 Về đại diện theo pháp luật
“Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định tương tự như Pháp theo hướng khi có đại diện theo
pháp luật thì người được đại diện không có tự quyền xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại
diện của người đại diện theo pháp luật20”.
Đối với pháp nhân: “Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: a) Người được
pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c)
Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án 21”. Thực ra, pháp nhân là một chủ thể
pháp luật do con người tạo ra, tự thân pháp nhân không thể tự xác lập, thực hiện giao dịch với người
khác. Do là chủ thể hư cấu (do con người tưởng tượng ra), pháp nhân không thể tự xác lập, thực hiện
giao dịch cho mình khi dù có đại theo pháp luật hay không có đại diện theo pháp luật. Đó là nguyên
lý chung của pháp nhân, không là điểm đặc thù riêng biệt của pháp nhân Việt Nam, “dù có bị loại bỏ
quyền hay không bị loại bỏ quyền của mình, pháp nhân không thể tự thực hiện quyền của mình 22”.
Do đó, pháp nhân không thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch nên dù không có quy định như

18
Julien Boisson: “Chapitre 312-Règles de fond des donations: Parties au contrat”, Droit patrimonial de la famille, Dalloz action
2021, phần số 312.215, trích từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 136
19
Guillaume Wicker: “Le nouveau droit commun de la représentation dans le code civil”, Dalloz 2016, tr. 1942, phần số 16, trích
từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 136
20
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 132
21
Khoản 1 Điều 137 BLDS 2015
22
Marie Eliphe: “Le pouvoir de licencier du président d'une association”, JCP. S 2022, 1185, trích từ Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6),
tr. 133
Pháp nêu trên, kết quả vẫn như nhau là khi có đại diện theo pháp luật, pháp nhân (người được đại
diện) không thể tự thực hiện các giao dịch thuộc về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân23.

Đối với cá nhân: Nếu pháp nhân luôn cần có người đại diện do không thể tự xác lập, thực
hiện các giao dịch thì cá nhân có thể cần người đại diện nhưng cũng có thể không cần người đại diện
mà tùy vào hoàn cảnh. Có trường hợp cá nhân cần có người đại diện theo pháp luật như trường hợp
của người mất năng lực hành vi dân sự (người đại diện có cả vai trò là người giám hộ theo khoản 2
Điều 136 BLDS năm 2015). Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam chưa có quy định như Pháp
đã được nêu ở trên nhưng có quy định hướng tới kết quả gần tương tự. Bởi lẽ, BLDS năm 2015 có
quy định, theo đó “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện” (khoản 2 Điều 22) và “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của
người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải
do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý” (khoản 1 Điều 125). Ở đây, BLDS của
chúng ta không có quy định như của Pháp đã đươc nêu ở trên nhưng, với những quy định như vừa
nêu, chúng ta có kết quả tương đồng: Người được đại diện (là người mất năng lực hành vi dân sự)
không thể tự xác lập, thực hiện giao dịch vì nếu họ tự xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch của
họ rơi vào trường hợp vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện.
Tuy nhiên, có trường hợp cá nhân có người đại diện theo pháp luật nhưng chúng ta lại chưa rõ
là người được đại diện có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch hay không. Chẳng hạn, đối với người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án “chỉ định người giám hộ, xác định quyền,
nghĩa vụ của người giám hộ” (khoản 1 Điều 23 BLDS năm 2015) như sau: khi quyết định tuyên bố
bà E “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”, Tòa án quyết định “chỉ định bà A là người
giám hộ của bà E. Bà A thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ theo quy định tại Điều 57,
58 Bộ luật Dân sự và thực hiện quản lý tài sản của người được giám hộ theo quy định tại Điều 59 Bộ
luật Dân sự”24. Ở đây, chúng ta biết người giám hộ (bà A) có quyền đại diện cho người được giám hộ
(bà E) theo điểm b khoản 1 Điều 57 BLDS năm 2015, nhưng chúng ta chưa rõ là người được giám
hộ (bà E) có bị loại trừ khả năng tự xác lập, thực hiện giao dịch hay không và cũng không chắc chắn
về khả năng áp dụng khoản 1 Điều 125 nêu trên, do chưa rõ đây có phải là giao dịch “phải do người
đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý”. Nói cách khác, đối với người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi thì chúng ta chưa thực sự rõ là việc có đại diện theo pháp luật có làm mất
quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch của họ hay không.
Tương tự, BLDS năm 2015 có quy định về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
(chưa bị coi là đã chết) tại Điều 69 theo hướng áp dụng các quy định tại Điều 66 và 67 của cùng Bộ
23
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 133
24
Quyết định số 15/2020/QĐST-DS ngày 17/12/2020 của Tòa án nhân dân Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
luật, trong đó người quản lý có việc “Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư
hỏng”, “Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người
vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án”. Ở đây, người quản lý được trao
quyền xác lập một số giao dịch và đây là giao dịch trên danh nghĩa của người bị tuyên bố mất tích
nhưng BLDS vẫn chưa cho biết người bị tuyên bố (chưa bị coi là chết) có quyền tự tiến hành các
giao dịch này hay không.
“Pháp luật Việt Nam chưa có quy định tương tự. Đối với một số trường hợp như pháp nhân hay
người mất năng lực hành vi dân sự, mặc dù Việt Nam chưa có quy định tương tự như Pháp đã được
nêu ở trên nhưng chúng ta có kết quả gần tương tự thông qua một số quy định cụ thể. Tuy nhiên,
không phải trường hợp nào cũng có thể có kết quả tương tự đối với trường hợp đại diện theo pháp
luật25”.
 Về đại diện theo ủy quyền
Từ câu hỏi trước, ta có thể thấy Pháp đã có quy định trong phần chung về đại diện theo đó “trong
trường hợp đại diện theo thỏa thuận, người được đại diện vẫn được thực hiện các quyền của mình”.
Bộ luật dân sự của chúng ta lại chưa có quy định tương tự. Pháp luật Việt Nam quy định theo hướng
người đại diện theo ủy quyền có quyền xác lập, thực hiện giao dịch cho người đại diện như quy định
theo đó “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự26” và người đại diện “được xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện” 27. Tuy
nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cho biết là sau khi ủy quyền cho người đại diện, người
đại diện có được tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện hay
không? Nói cách khác, chúng ta chưa có hướng xử lý rõ ràng về quyền của người được đại diện đối
với giao dịch sau khi ủy quyền cho người khác28.
Trong thực tiễn xét xử, Tòa án cũng lúng túng trong việc xác định quyền của người đại diện đối
với giao dịch sau khi ủy quyền cho người khác. Trong quyết định giám đốc thẩm tại Quyết định số
44/2018/KDTM-GĐT ngày 10/9/2018 của TAND cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh, “Tòa án cấp sơ thẩm
và phúc thẩm còn nhận định rằng vào ngày 09/9/2010, cụ Tư đã lập hợp đồng ủy quyền cho ông
Tuấn toàn quyền sử dụng nhà đất với thời hạn 05 năm, trong khi hợp đồng ủy quyền chưa chấm dứt
thì cụ Tư đã ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh là không đúng với Điều 122 BLDS năm 2005 quy định
về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Do cụ Tư là chủ sở hữu nhà đất nêu trên nên dù cụ Tư
có ủy quyền cho ông Tuấn toàn quyền sử dụng thì cũng không làm hạn chế hoặc làm mất đi quyền
tài sản theo quy định của pháp luật của cụ Tư. Do đó, nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc
thẩm là không chính xác”. Nội dung trên cho thấy, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã theo hướng
một khi đã ủy quyền rồi thì người ủy quyền (hay có thể gọi là người được đại diện) không còn có thể

25
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 135
26
Khoản 1 Điều 138 BLDS năm 2015
27
Khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2015
28
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), từ tr. 138 đến 139
tự thực hiện các quyền đã ủy quyền cho người khác nữa cũng như không thể tự xác lập giao dịch
nữa. Tuy nhiên, hướng đó đã không được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận.

Câu 3: Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm , người ủy quyền có được tự xác lập
giao dịch đã ủy quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Quyết định trên, Tòa giám đốc thẩm đi theo hướng “người ủy quyền có thể tự xác lập giao dịch
đã ủy quyền cho người khác”29. Cụ thể, quan điểm trên được thể hiện qua 02 đoạn sau của Quyết
định số 44 trong phần “ Nhận định của Tòa án”:
“[2] Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng nhà đất trên là tài sản chung của cụ Tư và của các
con là các ông, bà Dung, Tuấn, Nở, Hoa, Dung nên việc cụ Tư một mình tự ý ký kết hợp đồng thế
chấp tài sản bảo lãnh là không đúng pháp luật. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án không thể hiện có bất cứ tài
liệu chứng cứ gì chứng minh đây là tài sản chung của cụ Tư và các con cụ Tư. Do đó, nhận định này
của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm là không có cơ sở pháp lý.
[3] Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn nhận định rằng vào ngày 09/9/2010, cụ Tư đã
lập hợp đồng ủy quyền cho ông Tuấn toàn quyền sử dụng nhà đất với thời hạn 05 năm, trong khi
hợp đồng ủy quyền chưa chấm dứt thì cụ Tư đã ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh là không đúng với
Điều 122 BLDS năm 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Do cụ Tư là chủ
sở hữu nhà đất nêu trên nên dù cụ Tư có ủy quyền cho ông Tuấn toàn quyền sử dụng thì cũng không
làm hạn chế hoặc làm mất đi quyền tài sản theo quy định của pháp luật của cụ Tư. Do đó, nhận định
của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm là không chính xác”.

Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập, thực hiện
giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện (phân tích đối với đại diện theo pháp luật và đối
với đại diện theo ủy quyền).
Việc người ủy quyền (người được đại diện) có khả năng tự mình xác lập, thực hiện giao dịch thuộc
phạm vi ủy quyền của người đại diện hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên thực tế, cụ thể phụ
thuộc vào các trường hợp đại diện sau đây theo quan điểm của nhóm:
1. Đối với đại diện theo pháp luật
Như đã trình bày ở Câu hỏi số 2, pháp nhân không thể tự mình xác lập các giao dịch thuộc về đại
diện theo pháp luật của pháp nhân. Còn đối với cá nhân, trường hợp đại diện theo pháp luật của cá
nhân cần xem xét trong nhiều góc độ, hoàn cảnh khác nhau. Đối với trường hợp người mất năng lực
hành vi dân sự cần có người đại diện thì theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLDS 2015: “Giao dịch
dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực
hiện”.

29
Đỗ Văn Đại, tlđd (6), tr. 139
Theo đó, người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch sẽ dẫn
tới giao dịch vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện. Về người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi thì BLDS 2015 chưa quy định rõ người này có bị mất khả năng tự xác lập, thực hiện
giao dịch hay không30.
Tương tự, BLDS năm 2015 có quy định về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có
quy định về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích (chưa bị coi là đã chết) tại Điều 69 theo
hướng áp dụng các quy định tại Điều 66 và 67 của Bộ luật trong đó người quản lý có việc “Bán ngay
tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng”, “Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh
toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết
định của Tòa án”. Ở đây, người quản lý được trao quyền xác lập một số giao dịch và đây là giao dịch
trên danh nghĩa của người bị tuyên bố mất tích nhưng BLDS vẫn chưa cho biết người bị tuyên bố
(chưa bị coi là chết) có quyền tiến hành các giao dịch này không31.
Nhìn từ kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, BLDS Pháp đã có quy định trong trường hợp có đại diện
theo luật hay tư pháp, người được đại diện không có quyền tự xác lập, thực hiện các giao dịch thuộc
phạm vi của người đại diện32. “Pháp luật Việt Nam chưa có quy định tương tự. Đối với một số
trường hợp như pháp nhân hay người mất năng lực hành vi dân sự thì chúng ta cóp kết quả gần
tương tự như Pháp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể có kết quả tương tự đối với
trường hợp đại diện theo pháp luật. Quy định như trên của Pháp nêu trên có yếu tố thuyết phục, làm
cho hướng giải quyết về quyền của người được đại diện trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, người được
đại diện cũng như bên thứ ba trong giao dịch với người được đại diện biết rõ quyền hạn của mình” 33.
Do đó, nhóm nghĩ rằng Việt Nam nên có quy định khái quát tương tự như trên trong phần đại diện
của BLDS bởi vì sự tồn tại của quy định như vậy không những không mâu thuẫn với các quy định
khác mà còn làm rõ quyền hạn của người được diện - một điều cần thiết cho an toàn pháp lý trong
giao dịch dân sự.

2. Đối với đại diện theo ủy quyền


Pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào cho biết hướng xử lý rõ ràng về quyền của người đại được
đại diện đối với giao dịch sau khi ủy quyền cho người khác. Từ sự không rõ ràng của văn bản, thực
tiễn xét xử đã có sự lúng túng, không nhất quán trong việc xác định quyền của người được đại diện
đối với giao dịch sau khi ủy quyền cho người khác, tiêu biểu là sự khác biệt về hướng đi của Tòa án
cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm và Tòa giám đốc thẩm trong việc xác định quyền của người được

30
Xem thêm tại phần trả lời ở câu hỏi số 02: “Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao
dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao?”
31
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 135
32
Xem thêm tại Câu hỏi số 01: “Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc
phạm vi của người đại diện đó không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết”
33
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 135
đại diện đối với giao dịch sau khi ủy quyền cho người khác trong Quyết định số 44/2018/KDTM-GĐT
ngày 10/9/2018 của TAND cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh34.
Từ kinh nghiệm của pháp luật Pháp 35, có thể thấy rằng “đại diện theo ủy quyền chỉ là một trong các
cách thức mà người đại diện có thể tiến hành quyền của mình, ủy quyền không là chuyển quyền” 36 Vậy nên,
nhóm nghĩ rằng cần phải sửa đổi BLDS về quyền của người được đại diện đối với đại diện theo thỏa thuận để
tránh tình trạng không nhất quán trong việc xử lý các giao dịch dân sự liên quan đến vấn đề trên và

34
Xem thêm tại Câu hỏi số 03: “Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được xác lập giao dịch đã ủy
quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?”
35
Xem thêm tại Câu hỏi số 01: “Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc
phạm vi của người đại diện đó không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết”
36
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (6), tr. 139

You might also like