Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề: Công ty CP Lam Hồng có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng (chia thành 2 triệu

CPPT) kinh doanh trong ngành nghề xây dựng và bất động sản, do 4 cổ đông
sáng lập góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn góp cụ thể của các cổ đông như
sau:

- An: 10%

- Bằng: 30%

- Công ty TNHH Hòa Minh (Không phải DNNN): 20%

- Công ty CP Hưng Phú (Không phải DNNN): 40%

Tại thời điểm thành lập công ty tháng 8.2021, tất cả các cổ đông đều thanh toán
đủ tiền đăng ký mua theo tỷ lệ nêu trên. Theo điều lệ công ty thì Bằng giữ
chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và là người đại diện theo pháp luật của
công ty. Điều lệ công ty phù hợp và theo các quy định của Luật doanh
nghiệp 2020.

Hãy xác định và giải thích:

1. Công ty CP Lam Hồng có phải lập Ban kiểm soát không? Tại sao?

2. Nếu ĐHĐCĐ Công ty CP Lam Hồng bổ nhiệm Lê Văn T là Phó Tổng Giám
đốc của Công ty CP Hưng Phú giữ chức vụ Giám đốc Công ty CP Lam
Hồng và đồng thời là người đại diện theo PL cho công ty Lam Hồng thì việc
bổ nhiệm này có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không?

3. Tháng 8.2022, Đại hội đồng cổ đông của CTCP Lam Hồng họp để thông qua
quyết định về việc phát hành thêm 4 triệu CP để tăng vốn điều lệ của công ty
lên thành 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi biểu quyết thông qua vấn đề trên thì chỉ
có An, Luân (đại diện cho công ty TNHH Hòa Minh) và Dung (đại diện
công ty Hưng Phú) tán thành. Trong trường hợp này, phương án tăng vốn
điều lệ của công ty Lam Hồng có được thực hiện không?

4. Tháng 3.2023, An chuyển nhượng 5% CPPT cho Bằng mà không thông qua ý
kiến của Luân và Dung. Việc chuyển nhượng này có hợp pháp không?

5. Tháng 7.2023, Bằng muốn chuyển nhượng 20% cổ phần của mình cho vợ
mình nhưng đại hội đồng cổ đông của công ty không chấp thuận. Vậy Bằng
có thể thực hiện việc chuyển nhượng này được không?
Câu 1.

Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020:

“ Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần
có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình
sau đây:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt
buộc phải có Ban kiểm soát;”

Giải thích: Căn cứ theo dữ kiện đề bài, công ty có 4 cổ đông sáng lập và các cổ
đông là tổ chức (công ty TNHH Hòa Minh và công ty CP Hưng Phú) có tổng
số cổ phần sở hữu trong công ty là 60%. Theo quy định trên của luật, thì
công ty phải thành lập Ban kiểm soát.

Câu 2:

Cơ sở pháp lý: theo khoản 2 điều 137 Luật doanh nghiệp 2020: Trường hợp
công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị
hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công
ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là
người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một
người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Giải thích: Theo như cơ sở pháp lí nêu trên, việc vừa làm giám đốc, vừa làm
người đại diện theo pháp luật của công ty là hoàn toàn hợp pháp.

Câu 3: Tháng 8.2022, Đại hội đồng cổ đông của CTCP Lam Hồng họp để
thông qua quyết định về việc phát hành thêm 4 triệu CP để tăng vốn điều lệ
của công ty lên thành 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi biểu quyết thông qua vấn
đề trên thì chỉ có An, Luân (đại diện cho công ty TNHH Hòa Minh) và Dung
(đại diện công ty Hưng Phú) tán thành. Trong trường hợp này, phương án
tăng vốn điều lệ của công ty Lam Hồng có được thực hiện không?

Cơ sở pháp lý:

Căn cứ theo Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 điều 148 Luật Doanh nghiệp
2020

1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện
từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ
trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ
công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại
Giải thích:
Theo như kết quả biểu quyết thì chỉ có 3 cổ đông là An, TNHH Hòa Minh và
Công ty Hưng Phú tán thành. Vậy nên có tổng số 75% tổng số phiếu biểu quyết
là đủ điều kiện để thông qua phương án tăng vốn điều lệ trong cuộc họp.

Câu 4:

Theo khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020

3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển
nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người
không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ
đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần
phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó

Giải thích: Theo quy định trên của luật, An có thể chuyển nhượng cổ phần cho
Bằng mà không cần thông qua ý kiến của Luân và Dung vì Bằng là một
trong những cổ đông sáng lập công ty. Thêm đó thời điểm chuyển nhượng là
3/2023, thời điểm này vẫn nằm trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm thành
lập công ty là 8/2021.
Câu 5:

Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo Khoản 3 Điều 120 và Khoản 1 Điều 127 Luật
Doanh nghiệp 2020:

“Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần


1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng
cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ
phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ
phần tương ứng.”

“Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển
nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người
không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ
đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ
thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”
Giải thích: Căn cứ theo dữ kiện đề bài và theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2020, thời điểm thành lập công ty vào tháng 08/2021, đến tháng 07/2023 thì vẫn
còn nằm trong thời hạn 03 năm cho phép cổ đông sáng lập được chuyển nhượng
cổ phần. Bằng (cổ đông sáng lập) chuyển nhượng 20% cổ phần cho vợ mình
(không phải cổ đông sáng lập) chỉ thực hiện được khi được sự chấp thuận của
Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, theo đề bài thì Đại hội đồng cổ đông không
chấp thuận, vậy nên Bằng không thể thực hiện việc chuyển nhượng này

You might also like