Phân Tích Habeco

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

3.

Đánh giá khái quát hiệu quả KD

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Chênh lệch Chêch lệch


2021-2020 2022-2021

Tài sản BQ 7728 7385.8 7160.4 -342.2 -225.4

Doanh Thu 7872.4 7109.5 8571.6 -762.9 1462.1

Doanh thu 7452.5 6950.5 8398.3 -502 1447.8


thuần

Vốn CSH bq 5456.6 5285.1 5069.8 -171.5 -215.3

EBIT 744.5 398.5 623.6 -346 225.1

LNST 660.5 324.1 502.7 -336.4 178.6

1.Vòng quay 1.02 0.96 1.20 -0.06 0.24


Tài sản

2.ROS 8.39% 4.56% 5.86% -3.83% 1.31%

3.BEP 9.63% 5.40% 8.71% -4.24% 3.31%

4.ROA 8.55% 4.39% 7.02% -4.16% 2.63%

5.ROE 12.10% 6.13% 9.92% -5.97% 3.78%

1 .Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy vòng quay Tài sản của Habeco đang có
xu hướng giảm vào năm 2021 và tăng lên vào năm 2022 . Bên cạnh đó thì Doanh
Thu và tài sản bình quân cũng đang có sự biến động không nhỏ . Điều này cho
thấy việc đang sử dụng tài sản của Công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn . Cụ thể :

Năm 2020- 2021 : năm 2020, vòng quay Tài sản là 1.02 lần ,sang năm 2021 là
0.96 lần giảm 0.06 lần . Ở dây có thể hiểu rằng 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động
kinh doanh thì thu được 0.96 đồng doanh thu . Chỉ số này giảm là do doanh thu
năm 2021 giảm 762.9 tỷ so với năm 2020 . Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đẩy các nhà hàng, quán nhậu vào tình cảnh phải
đóng cửa để tuân thủ giãn cách xã hội. Do đó, bia từ một trong những sản phẩm
có mức tăng trưởng nóng nhất trở thành lĩnh vực sụt giảm nặng nề nhất.

Năm 2021-2022 : tổng tài sản bình quân của Habeco tiếp tục có sự giảm xuống (
giảm 225.4 tỷ so với năm 2021) nhưng doanh thu lại có sự tăng lên đáng kể ( tăng
1462.1 tỷ ) dẫn đến vòng quay vốn kinh doanh tăng lên 1.20 lần . Tức là năm 2022

1
, 1 đồng tài sản bỏ ra đầu tư công ty thu được 1.20 đồng doanh thu . Chỉ số này
được cải thiện rõ rệt trong năm 2022 cho thấy rằng việc sử dụng tài sản của công
ty đã có hiệu quả hơn.

So sánh Sabeco : Trước hết thì Sabeco là 1 công ty đầu nghành và có


thị phần lớn nhất trong nghành bia với tổng lượng tài sản gấp 4 lần
Habeco . Số vòng quay tài sản của Sabeco khá cao khi 1 đ tài sản đưa
vào kinh doanh DN thu được 1.55 đ doanh thu , cao hơn Habeco 0.35
lần . Vòng quay của Sabeco cao hơn cho thấy Sabeco sử dụng vốn để
kinh doanh có hiệu quả hơn .

2. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) cho biết khả năng kiểm soát các chi
phí hoạt động cũng phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh ,
nó cho biết lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại . Qua bảng phân
tích ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đang có xu hướng tăng giảm
thất thường . Đây là dấu hiệu cho thấy chi phí các hoạt động đang tăng hoặc giảm
dần theo doanh thu . Cụ thể là :
-Năm 2021 , tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 4.56 %, giảm 3,83 % so với năm
2020. Điều này cho ta biết cứ 100 đ doanh thu thì tạo ra được 4.56 đ lợi nhuận .
Năm 2021 với doanh thu giảm xuống 7109.5 tỷ (giảm 762.9 tỷ so với năm
2020) đã làm lợi nhuận gộp giảm, bên cạnh đó chi phí quản lí kinh doanh cũng
gia tăng nên lợi nhuận sau thuế trong năm cũng giảm 336.4 tỷ . Việc này làm cho
tỷ suất sinh lời trên doanh thu của năm 2021 giảm so với năm 2020.
- Năm 2022 , tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 5.86 %, tăng 1.31% so với năm
trước đó . Trong năm doanh thu có sự tăng lên đáng kể, tăng mạnh gần 1462.1 tỷ
tương ứng với tốc độ tăng là 20.56% . Sự gia tăng của giá vốn và các chi phí chậm
hơn sự gia tăng của LNST, cụ thể là LNST năm 2022 tăng 55.10% so với năm
2021. Ta có thể thấy tốc độ tăng của LNST nhanh hơn tốc độ tăng của Doanh thu
, nguyên nhân này đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm.Đây là
1 dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc sau ảnh hưởng tình hình dịch bệnh tuy nhiên tỷ
suất ROS vẫn thấp hơn năm 2020 , đòi hỏi công ty cần phát huy hơn nữa để tạo
lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau,

So sánh Sabeco : Sabeco có tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao gấp gần
2 lần của Habeco khi 100 đ doanh thu từ hđ kd thì DN thu về 10.91
đồng lợi nhuận sau thuế , còn Habeco chỉ thu về 5.86 đồng lợi nhuận .
Mức ROS càng cao thể hiện rằng DN đang thực hiện hđsx kd 1 cách
hiệu quả và có khả năng sinh lời cao , lợi nhuận lớn Điều này cho thấy
Sabeco sức cạnh tranh tốt hơn so với Habeco , hiệu quả hơn trong việc
quản lí chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận .

2
3.Tỷ suất sinh lời kinh tế BEP phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn
kinh doanh mà không tính đến ảnh hưởng của lãi vay và thuế TNDN. Năm 2020,
bình quân 100đ vốn đưa vào kinh doanh thì doanh nghiệp tạo ra 9.63 đ lợi nhuận
trước lãi vay và thuế . Đến năm 2021 chỉ số này đã giảm xuống còn 5.40%, giảm
4.24% so với năm 2020 . Sang năm 2022 , chỉ số BEP đã có sự cải thiện khi bq
100đ vốn đưa vào kinh doanh đã tạo ra 8.71 đ lợi nhuận .

So sánh Sabeco : Sabeco có tỷ suất BEP là 20.84% , cao hơn Habeco 12.13%, có
nghĩa là bq 100 d vốn đang được sử dụng đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra
20.84 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế . Qua đó có thể thấy hiệu quả sử dụng
mỗi đồng nợ vay của sabeco đang tốt hơn rất nhiều habeco , tức là đang sử dụng
nợ 1 cách hiệu quả . Sabeco và Habeco đều có BEP lớn hơn chi phí sử dụng vay
nợ bình quân , điều đó cho thấy cả 2 DN đang có trạng thái đòn bẩy tài chính tích
cực

4.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA : có xu hướng biến động qua 3 năm . Cụ
thể là : năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty là 8.55% nhưng đến
năm 2021 thì tỷ suất này giảm xuống còn 4.39% ( giảm so với năm 2020 là 4.16%
), tức là cứ 100 đ tài sản được đầu tư thì công ty thu về 4.39 đồng LNST. Sang
năm 2022, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đã tăng lên 7.02%, tăng 2.63% so với
năm trước đó. Nguyên nhân của sự tăng lên này là tổng tài sản bình quân năm
2022 so với năm 2021 giảm 225.4 tỷ tương ứng với tốc độ giảm là 3.05% , bên
cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng biến động ngược lại khi có tốc độ tăng
là 55.10% . Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản trong năm 2022 được quan
tâm và 100 đồng tài sản đã tạo ra nhiều đồng LNST hơn trước.

Nhìn chung so với chỉ tiêu ROA của ngành Thực phẩm và Đồ uống vào năm 2022
là 16.02% thì có thể thấy chỉ tiêu này của công ty còn thấp . Trong thời gian tới
công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản 1 cách triệt
để hơn.

5. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE : giống như các chỉ tiêu trên thì chỉ
số ROE cũng có xu hướng giảm vào năm 2021 và tăng lên vào năm 2022 . Cụ thể
-Năm 2021 , tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 6.13% giảm mạnh so với năm
2020 là 5.97% , tức là cứ 100 đ vốn chủ sở hữu được đầu tư thì công ty thu về 6.13
đồng lợi nhuận . Nguyên nhân của chỉ số ROE có xu hướng đi xuống là do lợi
nhuận trong giai đoạn 2020-2021 giảm 336.4 tỷ tương ứng với tốc độ giảm 50.93%
. Bên cạnh đó , vốn chủ sở hữu tuy có giảm xuống nhưng giảm nhẹ , giảm 171.5
tỷ tương ứng với 3.14%, điều này cũng hợp lý vì đối với ngành sản xuất và kinh
doanh rượu bia thì chủ yếu vẫn kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu thay vì huy động
vốn bằng các nguồn nợ . Tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn rất nhiều so với
tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu dẫn đến tỷ suất ROE giảm vào cuối kỳ. Từ tỷ
suất ROE giảm xuống này ta nhận thấy rằng công ty chưa cân đối hài hòa giữa
3
vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá
trình huy động vốn phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Sang đến năm 2022 , tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát và tình hình kinh tế
dần được ổn định hơn, ROE của Habeco đã tăng lên 9.92%, tăng 3.78% so với
năm trước, cho thấy Habeco đang dần tạo ra lợi nhuận cao cho mỗi đồng vốn chủ
sở hữu, thu hút các nhà đầu tư.

So sánh Sabeco : Sabeco có chỉ số ROA và ROE đều cao hơn Habeco
.Hai chỉ số này liên quan mật đến nhau và là cơ sở để DN đánh giá khả
năng sử dụng các nguồn lực của 1 công ty. ROA thể hiện mức độ đòn
bẩy của 1 công ty hoặc mức độ gánh nặng của khoản nợ . Mặt khác,
ROE chỉ đo lường tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty, loại
bỏ các khoản nợ phải trả của công ty . Do đó khi 1 công ty vay nợ nhiều
hơn , ROE của nó sẽ cao hơn ROA của nó.

Cụ thể là ROA của Sabeco là 16.86% , cao hơn Habeco 9.84% , ROE
là 23.26%, cao hơn Habeco 13.34% . ROE của cả 2 công ty đều cao
hơn ROA, tuy nhiên ROE và ROA của Sabeco có mức độ chênh lệch
lớn hơn của Habeco => Sabeco đang có xu hướng vay nợ nhiều hơn
Habeco.

ROA từ 7.5% và ROE từ 15% trở lên thì doanh nghiệp đó đc xem là
hoạt động hiệu quả , còn trên 20% là xuất sắc . ROE của Sabeco trên
20% ,ROA cao hơn 7.5% .Còn Habeco ROE cao hơn 15% tuy nhiên
ROA thấp hơn 7.5% , ROE đc sử dụng hiệu quả hơn ROA. Qua đó cho
thấy hiệu quả quản lí và sử dụng TS, vốn CSH của Sabeco đang tốt hơn
Habeco rất nhiều .

Trong giai đoạn khủng hoảng về đại dịch mà các chỉ số tỷ suất sinh lời của Habeco
đều dương qua các năm , cho thấy doanh nghiệp tuy khó khăn nhưng vẫn kinh
doanh có lãi . Như vậy Habeco đang trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh
dần có hiệu quả trở lại.

4
4.1 Hiệu quả sử dụng TS chung

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Chênh lệch Chênh lệch


2021-2020 2022-2021

1.Số vòng quay tài 0.96 0.94 1.17 -0.02 0.23


sản

2.Suất hao phí của 1.04 1.06 0.85 0.03 -0.21


tài sản so DTT

3.Suất hao phí của 11.70 22.79 14.24 11.09 -8.54


TS so với LNST

4.ROA (%) 8.55% 4.39% 7.02% -4.16% 2.63%


Nhận xét
1. Habeco có số vòng quay tổng tài sản trong 2 năm nhỏ hơn 1. Năm 2020 số vòng
quay tổng tài sản là 0.96 vòng tức là trong năm này 1 đồng tài sản tạo ra được
0.96 đồng doanh thu thuần. Năm 2021 giảm nhẹ còn 0.94 vòng và sang năm
2022 tăng lên hơn 1 vòng là 1.17 vòng. Cho thấy doanh nghiệp quản lý và sử
dụng tổng tài sản chưa tốt, kém hiệu quả. Nguyên nhân khiến chỉ tiêu này tăng
vào năm 2022 là do số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 8.86 vòng lên 9.53 vòng,
doanh nghiệp đang quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Tuy nhiên khi nhìn vào
Sabeco, số vòng quay tài sản cũng tăng nhưng luôn lớn hơn 1 và cao hơn so với
Habeco. Cho nên tổng lại Habeco chưa quản lý và sử dụng tài sản tốt bằng
Sabeco.
2. Vì có mối quan hệ với số vòng quay tài sản nên khi mà số vòng quay tài sản
càng tăng thì suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần lại càng giảm và
ngược lại. Năm 2021 chỉ tiêu này tăng nhẹ còn năm 2022 giảm đi 0.21 lần còn
0.85 lần. Qua đây cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản vào kinh doanh của doanh
nghiệp đã nâng cao hơn so với hai năm trước. Thấy ở bên Sabeco thì chỉ tiêu
này cũng có xu hướng giảm nhưng giảm ít hơn so với Habeco.

3. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế của Habeco giai đoạn
2020-2022 biến động khá mạnh. Năm 2021 là 11.70 lần nghĩa là doanh nghiệp
đã tiêu hao 11.70 đồng tài sản để kiếm được 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm
2021 tăng thêm 11.09 lần thành 22.79 . Đến năm 2022 lại giảm đi 8.54 lần còn
14.24. Nguyên nhân do trong năm 2021 doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề
chi phí tăng cao hơn, năm 2022 đã có một số biện pháp để cải thiện hiệu quả sử
dụng tài sản. Doanh nghiệp phải xác định cấu trúc tài chính hợp lý, vừa đảm bảo
vốn cho kinh doanh, vừa đảm bảo an ninh tài chính lại vừa có hiệu quả nhất. Để
giảm suất hao phí của tài sản trên lợi nhuận sau thuế mà vẫn tăng vốn chủ sở
hữu, giảm suất hao phí VCSH trên LNST thì Habeco cần phải có các giải pháp
tích cực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tăng lượng hàng hoá
bán ra, giữ nguyên hoặc tăng được giá bán để tiết kiệm chi phí hay hạ giá thành
sản phẩm để tăng lợi nhuận… So sánh ta thấy hao phí của tài sản so với LNST ở
5
Sabeco cũng giảm nhưng giảm ít hơn , là 0.57 lần, tuy nhiên vẫn bé hơn nhiều
so với Habeco. Habeco năm 2021 và 2022 lần lượt là 22.79 lần và 14.24 lần còn
Sabeco là 5.93 lần và 6.50 lần. Điều này có nghĩa Sabeco tốn ít đồng tài sản hơn
để kiếm được 1 đồng LNST.
4. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA : có xu hướng biến động qua 3 năm
. Cụ thể là : năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty là 8.55% nhưng
đến năm 2021 thì tỷ suất này giảm xuống còn 4.39% ( giảm so với năm 2020 là
4.16% ), tức là cứ 100 đ tài sản được đầu tư thì công ty thu về 4.39 đồng LNST.
Sang năm 2022, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đã tăng lên 7.02%, tăng 2.63%
so với năm trước đó. Nguyên nhân của sự tăng lên này là tổng tài sản bình quân
năm 2022 so với năm 2021 giảm 225.4 tỷ tương ứng với tốc độ giảm là 3.05% ,
bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng biến động ngược lại khi có tốc
độ tăng là 55.10% . Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản trong năm 2022
được quan tâm và 100 đồng tài sản đã tạo ra nhiều đồng LNST hơn trước, việc
sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp đã có hiệu quả hơn. Ở Sabeco cũng có
xu hướng tăng từ năm 2021-2022, số tăng khá tương đối so với Habeco nhưng
thấy rõ ROA của Sabeco lớn hơn nhiều so với Habeco nghĩa là cùng với một số
tài sản tương tự thì Sabeco tạo ra nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn Habeco.
Tổng kết: Qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung có thể thấy sự
tăng giảm của Habeco là cùng hướng với doanh nghiệp cùng ngành. Tuy
nhiên , một số chỉ tiêu tạo ra lợi nhuận còn thấp hơn nhiều đồng thời chi
phí sử dụng tài sản cũng lớn hơn. Habeco cần điểu chỉnh chính sách sử
dụng và quản lý tài sản có hiệu quả. Tại Việt Nam, Habeco hiện là nhà
sản xuất bia nội địa lớn thứ 2, chỉ sau Sabeco. Trong báo cáo phân tích
triển vọng ngành bia trước đây của Chứng khoán FPTS từng cho biết
Habeco là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần tiêu thụ bia phía Bắc (chiếm
35% lượng tiêu thụ bia cả nước) với thương hiệu Bia Hà Nội và Bia hơi
Hà Nội.
Tuy nhiên, phân khúc bia của Habeco chủ yếu là trung bình và giá rẻ với
các loại bia vỉa hè, trong khi những năm gần đây người tiêu dùng có xu
hướng chọn các loại bia cao cấp hơn. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể tới
thị phần của Habeco.
Theo đó khoảng cách về doanh thu giữa Sabeco và Habeco đang ngày
càng lớn hơn. Cho nên hầu như các chỉ tiêu của Habeco đều kém hơn so
với Sabeco.

6
4.2 Hiệu quả sử dụng TSNH Nhận xét

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Chênh lệch Chênh


2021-2020 lệch 2022-
2021

1.TSSL của 0.15 0.07 0.11 -0.08 0.04


TSNH (%)

2.Suất h/phí 6.58 13.64 9.14 7.06 -4.51


của TSNH so với
LNST

3.Số vòng 1.81 1.61 1.87 -0.20 0.26


quay TSNH
(vòng)

4.T/gian 1 198.86 223.87 192.88 25.02 -30.99


vòng quay
TSNH( ngày)

5.Hệ số đảm 0.55 0.62 0.54 0.07 -0.09


nhiệm của TSNH

6.Số vòng 8.86 9.14 9.53 0.28 0.39


quay của HTK
(vòng)

7.T/gian 1 40.64 39.39 37.77 -1.25 -1.62


vòng quay HTK
(ngày)

8. Hệ số đảm 0.08 0.08 0.08 0.00 -0.01


nhiệm HTK

9.Vòng quay 19.64 18.23 20.70 -1.41 2.46


khoản phải thu
(vòng)

10. Kỳ thu tiền 18.33 19.74 17.39 1.42 -2.35


TB (ngày)

Trong quá trình hoạt động sxkd , tài sản ngắn hạn luân chuyển không ngừng. Hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh
giá chất lượng công tác quản lí và sử dụng tài sản của kinh doanh nói chung của

7
doanh nghiệp.Thông qua bảng , ta có thể đánh giá hiệu quả sd TSNH của Habeco
như sau :

1.Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn : trong năm 2021 , sức sinh lời của TSNH
giảm xuống mức 7.00% , giảm 8.00% so với năm 2020 .Nguyên nhân là khủng
hoảng kinh tế do tình hình dịch bệnh gây ra làm cho tốc độ giảm của LNST là
50.93% chênh lệch quá lớn so với tốc độ tăng của TSNH bình quân là 1.67% .
Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của công ty là trong năm 2021 đã
giảm đi.

Sang đến năm 2022 , lợi nhuận sau thuế tăng trong khi tài sản ngắn hạn bình quân
tăng . Điều này dẫn tới sức sinh lời của tài sản ngắn hạn của tài sản ngắn hạn cũng
tăng 4.00%. Có nghĩa là trong năm 2022, DN đầu tư 1 đ tài sản ngắn hạn thì tạo
ra 11 đ LNST. Trong khi năm 2021 chỉ tạo ra 7 đồng LNST . Sức sinh lời tăng
đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn so với năm 2021 , góp
phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

So sánh Sabeco : Tỷ suất sinh lời TSNH của Sabeco năm 2022 là 21.09 % , cao
hơn Habeco 10.09% => Hiệu quả sử dụng Tài sản ngắn hạn của Sabeco đang tốt
hơn Habeco .
2.Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận : Nhìn vào bảng phân tích ta
có thể nhận thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng trong năm 2021 và giảm trong
năm 2022 .Năm 2021 tài sản ngắn hạn bình quân là 4348.6 tỷ sang năm 2021 tăng
lên 4421.2 tỷ tương đương với tăng 1.67% , trong khi đó lợi nhuận đồng thời giảm
50.93% nên suất hao phí của tsnh so với lợi nhuận tăng lên 13.64 lần , tăng 7.06
lần so với năm 2020.

Sang đến năm 2022,tsnh bq tiếp tục tăng lên và đạt 4592.5 tỷ , bên cạnh đó lợi
nhuận sau thuế có tốc độ tăng 55,11% và đạt 502,7 tỷ đồng . Tốc độ tăng của
LNST nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tsnh bq dẫn đến suất hao phí
của tsnh được giảm xuống còn 9.14 lần, giảm 4.51 lần so với năm trước đó . Có
nghĩa là bình quân để có 1 đồng lợi nhuận doanh nghiệp sử dụng 9.14 đồng tài
sản ngắn hạn , đây là 1 dấu hiệu của việc kinh doanh có hiệu quả , tuy nhiên vẫn
cao hơn so với năm 2020.
So sánh Sabeco : Suất hao phí của tsnh là nghịch đảo với tỷ suất sinh lời của
TSNH. Vì vậy , tỉ suất sinh lời càng cao thì suất hao phí càng thấp. Do đó trong
năm 2022 suất hao phí TSNH của Sabeco là 4.76 lần , thấp hơn của Habeco 4.38
lần, có nghĩa là bình quân để có 1 đ lợi nhuận Sabeco chỉ sử dụng 4.76 đồng tài
sản ngắn hạn => mức độ tận dụng và khai thác tài sản ngắn hạn của Sabeco đang
tốt hơn Habeco.

Để giảm tỷ suất này công ty cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm , dịch vụ để tăng lượng sản phẩm bán ra , giữ nguyên hoặc tăng được
giá bán , tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận.

8
3.Số vòng quay tài sản ngắn hạn : cho biết bình quân mỗi 1 đ tài sản ngắn hạn bỏ
ra để đầu tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu . Nhìn vào tốc độ luân
chuyển TSNH của Habeco qua 3 năm thì tốc độ luân chuyển khá chậm (< 2) tuy
nhiên đang có xu hướng tăng trở lại vào năm 2022. Cụ thể là năm 2020 có số vòng
quay tài sản ngắn hạn là 1.81 vòng và giảm xuống còn 1.61 vòng vào năm 2021
.Đến năm 2022 đã có sự cải thiện khi số vòng quay tăng lên 1.87 vòng, tăng so
với năm 2021 là 0.26 vòng .Số vòng quay tăng thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản
ngắn hạn của DN cao và có hiệu quả.

4. Thời gian 1 vòng quay tài sản ngắn hạn : chỉ tiêu này ở mức cao , trung bình
mỗi vòng quay tài sản ngắn hạn bình quân mất 192.88 đến 223.87 ngày.Điều này
chứng tỏ TSNH của công ty vận động chậm , làm giảm tăng trưởng của doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp trong các năm gần đây.
Cụ thể là năm 2021 , trung bình mất 223.87 ngày tsnh mới có thể quay vòng 1
lần, tăng 25.02 ngày so với năm 2020 .Điều này cho thấy TSNH của Habeco vận
động ngày càng chậm , hiệu suất sử dụng TSNH thấp. Đến năm 2022, số ngày
đang dần được rút ngắn lại khi chỉ còn mất 192.88 ngày mới hết một vòng quay
tsnh.
So sánh Sabeco : Số vòng quay TSNH của Sabeco là 1.93 vòng, cao hơn Habeco
0.06 vòng . Số vòng quay TSNH càng lớn thì thời gian 1 vòng quay càng được
rút ngắn khi năm 2022 Thời gian 1 vòng quay của Sabeco là 186. 53 ngày , đã
ngắn hơn Habeco 6.35 ngày . Điều này chứng tỏ rằng Hiệu quả sd TSNH của
Sabeco cao hơn Habeco và TSNH đang có sự vận động nhanh hơn
5.Hệ số đảm nhiệm của TSNH : cho biết bình quân để có 1 đồng luân chuyển
thuần thì doanh nghiệp đầu tư sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu
này là nghịch đảo của chỉ tiêu của vòng quay tài sản ngắn hạn , dẫn đến xu hướng
biến động tăng giảm ngược lại với chỉ tiêu trên . Cụ thể là tăng từ 0.55 năm 2020
lần lên 0.62 lần vào năm 2021, tăng 0.07 lần . Có nghĩa là bq để có 1 đ luân chuyển
thuần thì DN đã đầu tư 0.62 đ tsnh . Đến năm 2022 vì số vòng quay tsnh đã nhanh
hơn 2021 vì vậy hệ số này cũng được giảm xuống còn 0.54 lần. Hệ số này qua 3
năm đang dần giảm xuống chứng minh để tạo ra 1 đ luân chuyển thuần doanh
nghiệp đã tốn ít tiền đầu tư vào tsnh hơn trước.

So sánh Sabeco : hệ số này là nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay TSNH , vì thế
số vòng quay càng lớn thì hệ số đảm nhiệm càng bé và ngược lại. Trong năm
2022, hệ số đảm nhiệm của Sabeco tiếp tục thấp hơn Habeco khi bình quân để có
1 đ luân chuyển thuần thì DN đầu tư và sử dụng 0.52 đồng TSNH . Qua đó có thể
thấy để có 1 đ luân chuyển thuần thì Sabeco đã tốn ít tiền đầu tư vào TSNH hơn
Habeco.

6. Số vòng quay hàng tồn kho : có xu hướng tăng liên tiếp qua 3 năm. Năm 2020,
hàng tồn kho của Habeco luân chuyển 8.86 vòng . Trung bình cứ 40.64 ngày thì
công ty hoàn thành 1 chu kỳ mua nguyên vật liệu và bán hàng. Đến năm
9
2021,2022 số vòng quay đã tăng lên lần lượt là 9.14 vòng và 9.53 vòng , tương
ứng thời gian luân chuyển HTK cũng đc rút ngắn lại khi chỉ còn 39.39 ngày và
37.77 ngày.

Vòng quay hàng tồn kho cao và kỳ luân chuyển hàng tồn kho được rút ngắn chứng
tỏ việc tổ chức và quản lý dự trữ của Doanh nghiệp là tốt, Doanh nghiệp đang rút
ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn đầu tư vào Hàng tồn kho.
So sánh Sabeco : số vòng quay HTK của Sabeco là 71.39 vòng , cao hơn Habeco
là 61.86 vòng , tương ứng số ngày cũng được rút ngắn hơn rất nhiều khi vào năm
2022 chỉ còn 5.04 ngày thì doanh nghiệp hoàn thành 1 vòng quay , ngắn hơn
Habeco 32.73 ngày.

Hệ số vòng quay HTK càng cho thấy DN bán hàng nhanh và HTK không bị ứ
đọng nhiều.Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng chưa chắc đã tốt vì đồng nghĩa với
lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột
hoặc nguồn cung bị tắc nghẽn trong khi nhu cầu hàng lại có số lượng lớn thì rất
có khả năng DN không có đủ lượng HTK cần thiết, dẫn tới dễ bị mất KH và bị
đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần.
8. Hệ số đảm nhiệm HTK không có sự biến động trong 3 năm khi giữ nguyên ở
con số 0.08 lần cho thấy tốc độ tăng giảm của HTK bq tương ứng với tốc độ tăng
giảm Doanh thu thuần nên hệ số k thay đổi quá nhiều .

So sánh Sabeco : năm 2022, hệ số đảm nhiệm của HTK của Sabeco là 0.01 lần ,
thấp hơn Habeco 0.07 lần .

9. Vòng quay khoản phải thu cho biết trong kỳ kinh doanh doanh nghiệp có bao
nhiêu lần thu hồi vốn bị chiếm dụng . Cụ thể năm 2020 có số vòng thu hồi nợ là
19.64 vòng và giảm xuống còn 18.23 vòng vào năm 2021, giảm khoảng 1.41 vòng
. Nhưng đến sang năm 2022, vòng quay các khoản phải thu đã tăng lên 20.70 vòng
, tăng 2.46 vòng so với năm 2021, và cao hơn so với năm 2020. Số vòng quay
tăng thể hiện khả năng thu hồi nợ của DN năm 2022 tốt hơn năm 2021,2020.
Điều này là do DN quản lý các khoản phải thu tốt , tiến hành thắt chặt tín dụng
đối với khách hàng , giảm thời gian bán chịu hàng hóa, ưu tiên khách hàng trả
đúng hạn .
So sánh Sabeco : Sabeco có tổng lượng tài sản cao gấp 4 lần Habeco . Số vòng
thu hồi nợ của Sabeco khá cao khi trung bình 1 kỳ KD doanh nghiệp thu hồi nợ
84.85 lần , cao gấp hơn 4 lần so với Habeco. Điều này là dễ hiểu khi DT thuần
của Sabeco gấp hơn 4.16 lần Habeco.

Vòng quay càng lớn thì chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh,
khả năng thu hồi nợ nhanh , hạn chế bớt vốn doanh nghiệp không bị chiếm dụng
để đưa vào hoạt động sxkd và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền
thanh toán.

10
Thời hạn thu hồi nợ bình quân cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày thì doanh
nghiệp thu tiền khách hàng 1 lần . Năm 2021, trung bình 19.74 ngày doanh nghiệp
thu tiền khách hàng 1 lần , dài hơn 1.42 ngày so với năm 2020 . Đến năm 2022,
số ngày đang dần được rút ngắn lại khi chỉ còn 17.39 ngày , giảm 2.35 ngày .
Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của DN đánh giá vẫn đang ở mức khá tốt
và DN có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu .
So sánh Sabeco : thời hạn thu hồi nợ bình quân của Sabeco ngắn hơn rất nhiều
khi bình quân 4.24 ngày thì doanh nghiệp thu tiền khách hàng 1 lần, thời gian đã
rút ngắn 13.15 ngày so với Habeco.
Theo em nhận xét : thời gian thu tiền của Habeco tuy không ngắn nhưng khá hợp
lí. Mặt khác, nếu thời gian thu tiền ngắn quá cũng sẽ gây khó khăn cho người
mua , không khuyến khích người mua nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản
phẩm và khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường.

11
4.3 Hiệu quả sử dụng TSDH

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Chênh lệch Chênh lệch


2021-2020 2022-2021

1.Tỷ suất sinh lời 19.54% 10.93% 19.58% -8.61% 8.65%


của TSDH(%)

2.Sức sản xuất 2.21 2.34 3.27 0.14 0.93


TSDH

3.Suất h/phí của 5.12 9.15 5.11 4.03 -4.04


TSDH so với LN

4.Tỷ suất sinh lời 24.27% 13.67% 24.98% -10.60% 11.30%


của TSCĐ (%)

5.Sức sản xuất của 2.74 2.93 4.17 0.19 1.24


TSCĐ

6.Suất hao phí của 4.12 7.31 4.00 3.19 -3.31


TSCĐ so với LN
1. Từ số liệu của bảng, tỷ suất sinh lời của TSDH của Habeco năm 2020 là 19.54%
tức bình quân 100đ TSDH doanh nghiệp dùng thì mang về 19.54đ lợi nhuận sau
thuế. Chỉ tiêu này giảm 8,61% vào năm 2021 nhưng cũng tăng thêm 8.65% năm
2022, đây là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp trong
một kỳ hoạt động. Ở đây ta có thể thấy sự biến động mạnh trong giai đoạn 2020-
2022. Nguyên nhân do năm 2021 là đỉnh điểm của dịch covid 19, hàng hoá bị ứ
đọng, chi phí lưu kho, dự trữ ngày càng tăng từ do lợi nhuận bị giảm. Năm 2022
khi nền kinh tế được phục hồi thì tỷ suất sinh lời của TSDH trở về lại con số như
năm 2020. Nhìn vào Sabeco thấy tỷ suất sinh lời của TSDH cũng tăng và cao
hơn nhiều cụ thể là 65.23% năm 2021 và 84.28% năm 2022 trong khi Habeco
chỉ có 10.93% và 19.58%. Habeco đang tạo ra ít lợi nhuận sau thuế trong khi
dùng một số tiền tài sản tương đương, hiệu quả sử dụng TSDH thấp hơn.
2. Sức sản xuất của TSDH có xu hướng tăng liên tục từ năm 2020-2022. Năm 2020
cứ 1đ TSDH thì mang về 2.21đ doanh thu, đến năm 2021 thì tăng lên 2.34đ.
Đáng nói là trong năm này cả TSDH bình quân và doanh thu thuần đều giảm
nhưng sức sản xuất của TSDH lại tăng do tốc độ giảm của TSDH bình quân
nhanh hơn. Năm 2022, sức sản xuất của TSDH tăng lên là 3.27đ. Nguyên nhân
do doanh thu thuần của Habeco tăng lên còn TSDH bình quân tiếp tục giảm đi,
doanh nghiệp đã áp dụng được chiến lược bán hàng hiệu quả. Điều này làm hiệu
suất sử dụng TSDH của doanh nghiệp ngày càng cao hơn. Còn ở Sabeco, chỉ
tiêu này cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2021-2022 đó là tăng 2.09 lần
còn Habeco là 0.93 lần , vẫn thấp hơn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH kém
hơn, ít mang về doanh thu hơn so với Sabeco.

12
3. Vì có mối quan hệ với tỷ suất sinh lời của TSDH nên khi mà tỷ suất sinh lời của
TSDH càng tăng thì suất hao phí của TSDH so với LN sẽ giảm và ngược lại. Cụ
thể là tăng 4.03 lần trong năm 2021 và giảm 4.04 lần năm 2022. Chỉ tiêu này cao
gần 4 lần so với Sabeco cụ thể là 5.11 lần của Habeco và 1.19 lần của Sabeco
năm 2022. Để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp phải đầu tư sử
dụng nhiều TSDH hơn so với Sabeco.
4. Tương tự với tỷ suất sinh lời của TSDH thì tỷ suất sinh lời của TSCĐ cũng có
xu hướng giảm từ 24.27% năm 2020 còn 13.67% năm 2021 và tăng thêm
11.30% là 24.98% năm 2022. Tuy nhiên ta thấy ở Sabeco cũng có xu hướng
tăng trong năm 2022 nhưng giá trị lớn hơn rất nhiều gần 350%, tăng hơn 95%
trong khi Habeco chưa tới 25%.
5. Sức sản xuất của TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh mức độ thành công của việc đầu tư
trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp. Ở đây chỉ tiêu này của Habeco tăng liên tục
trong giai đoạn 2020-2022, nhìn chung khá ổn định. Năm 2020 cứ 1đ đầu tư cho
TSCĐ thì tạo ra 2.74đ doanh thu thuần, tiếp tục tăng đến năm 2022 ta có 4.17đ
doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của
doanh nghiệp ngày càng lớn, TSCĐ được luân chuyển hiệu quả hay nói cách
khác vốn của doanh nghiệp được quay vòng nhanh. Nâng cao sức sản xuất của
TSCĐ đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ở đây sức sản xuất của TSCĐ của Sabeco tăng năm 2022 cao gấp 7.63 lần nên
có thể nói hiệu quả sử dụng TSCĐ của Habeco ngày càng được nâng cao nhưng
vẫn kém hơn so với Sabeco.
6. Cũng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời của TSCĐ thì suất hao phí
của TSCĐ so với LN năm 2021 tăng 3.19 lần so với năm 2020, năm 2022 giảm
3.31 lần so với năm 2021. Sabeco cũng giảm vào năm 2022 nhưng giảm ít hơn,
chỉ có 0.11 lần.

Tổng kết: Nhìn chung, hiệu quả sử dụng TSDH của Habeco luôn được
nâng cao trong những năm gần đây, xu hướng tăng giảm của doanh
nghiệp cũng giống với doanh nghiệp khác cùng ngành tuy nhiên hiệu quả
sử dụng thấp hơn, chi phí lại cao hơn. Habeco cần đẩy mạnh hơn nữa
chính sách quản lý sử dụng vốn.

13
5. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2022/2020 2022/2021

CL % CL %

1. Số vòng quay của TS 0.96 0.94 1.17 0.21 21.62% 0.23 24.63%

2.ROS 8.39% 4.56% 5.86% -2.53% -30.10% 1.31% 28.65%

3.ROA 8.55% 4.39% 7.02% -1.53% -17.86% 2.63% 59.99%

4.Hệ số đòn bẩy 1.42 1.40 1.41 -0.01 -0.28% 0.01 1.07%

5.ROE 12.10% 6.13% 9.92% -2.19% -18.08% 3.78% 61.69%

6. Hiệu quả sử dụng lãi vay 32.80 30.65 71.68 38.88 118.54% 41.03 133.87%

7.Tỷ suất sinh lời của tiền vay 29.10% 15.43% 24.05% -5.05% -17.35% 8.62% 55.87%

Áp dụng phân tích Dupont phân tích ROE :Từ kết quả tính trên cho thấy ROE
năm 2020 cao hơn năm 2022 là 2.19% tương ứng với tốc độ giảm 18.08% .
Điều này cho thấy KNSL của vốn chủ sở hữu thấp, hiệu quả kinh doanh của
DN giảm sút. Ở lại năm 2022, ROE của DN là 9.92% nghĩa là bq 100 đ vốn
CSH được đầu tư thì công ty thu về 9.92 đồng lợi nhuận sau thuế , còn ở năm
2020 thì bq 100 đ vốn CSH đem lại 12.10 đ LNST.

ROE năm 2021 thấp hơn năm 2022 là 3.78% ,tương ứng với tốc độ tăng
61.69%. Điều này cho thấy KNSL của VCSH cao , hiệu quả kinh doanh của
DN có xu hướng tăng liên tục . Năm 2021 thì ROE là 6.13% có nghĩa là bq 100
đ vốn chủ sở hữu được đầu tư thì công ty thu về 6.13 đ LNST.

Theo phương pháp Dupont kết hợp với trừ ta thấy sự thay đổi của ROE giữa
năm 2022 với năm 2020 và năm 2021 là do sự ảnh hưởng của 3 yếu tố : ROS,
vòng quay tài sản và hệ số đòn bẩy.
Ta thấy có phương trình phân tích ROE theo phương pháp Dupont :

ROE = ROS *Vòng quay tài sản* hệ số đòn bẩy

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố hệ số đòn bẩy =( Hệ số đòn bẩy năm N-Hệ số
đòn bẩy N-1)*ROS năm N-1 * Số vòng quay TS năm N-1

Năm 2022 so với năm 2020 2021

14
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố (1.41- (1.41 -
hệ số đòn bẩy là : 1.42)*8.39*0.96 1.40)*4.56*0.94

= - 0.08 = 0.04

Như vậy :
-Hệ số đòn bẩy năm 2022 giảm 0.01 so với năm 2020 làm cho ROE giảm
0.08 %
-Hệ số đòn bẩy năm 2022 tăng 0.01 so với năm 2021 làm cho ROE tăng 0.04
%
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ROS = Hệ số đòn bẩy năm N*Số vòng quay
TS năm N *(ROS năm N-ROS năm N-1)

Năm 2022 so với năm 2020 2021

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố 1.41*1.17*( 5.86- 1.41*1.17*(5.86-


ROS là : 8.39) 4.56)

= - 4.17 = 2.14

Như vậy :
- ROS năm 2022 giảm 2.53 so với năm 2020 làm cho ROE giảm 4.17%

- ROS năm 2022 tăng 1.31 so với năm 2020 làm cho ROE tăng 2.14%

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số vòng quay tài sản = Hệ số đòn bẩy năm N
*( Số vòng quay TS năm N - Số vòng quay TS năm N-1) * ROS năm N-1

Năm 2022 so với năm 2020 2021

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số 1.41*(1.17- 1.41*(1.17-


vòng quay TS là : 0.96)*8.39 0.94)*4.56

= 2.48 = 1.47

Như vậy :

15
-Số vòng quay TS năm 2022 tăng 0.21 vòng so với năm 2020 làm cho ROE
tăng 2.48 %
- Số vòng quay TS năm 2022 tăng 0.23 vòng so với năm 2021 làm cho
ROE tăng 1.47%

Phân tích ROE theo phương pháp Dupont giai đoạn 2020 đến 2022 ta thấy chỉ
tiêu ROE tỉ lệ thuận với số vòng quay tài sản và tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu .
Ta thấy nhân tố ROS giảm làm cho ROE cũng giảm . Vì vậy ROE của năm 2022
giảm so với năm 2020 . Cụ thể là , số vòng quay TS năm 2022 so với năm 2020
tăng 0.21 vòng khiến cho ROE tăng 2.48% và ROS năm 2022 so với năm 2020
giảm 2.53% khiến cho ROE giảm 4.17%. Để cải thiện ROE thì cần có biện
pháp cải thiện ROS . Vì tỷ suất lợi nhuận ROS =LNST/DTT , để tăng làm tăng
ROS, Habeco cần xem xét tốc độ tăng của chi phí và doanh thu , nếu khoản mục
chi phí nào tăng tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thì đó là khoản mục
chi phí cần chú trọng. Ví dụ CP bán hàng, chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi,
chi phí dự phòng giảm giá HTK, nợ phải thu khó đòi, chi phí cho nghiên cứu
đầu tư phát triển…

6. Hiệu quả sử dụng lãi vay : cho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế đảm bảo
thanh toán được bao nhiêu lần chi phí lãi vay và cũng phản ánh mức độ rủi ro có
thể gặp phải đối với các chủ nợ .Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà
DN có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ . Năm 2021, hệ số thanh toán
lãi vay cho biết thu nhập của công ty cao gấp 30.65 lần lãi vay phải trả, thấp hơn
2.15 lần so với năm 2020 . Đến năm 2022, hệ số này là 71.68 lần , tăng 41.03 lần
so với năm 2021 .Hệ số sử dụng lãi vay của công ty cao và có xu hướng tăng liên
tục qua cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty cho các chủ nợ của mình
cũng cao.
So sánh với Sabeco , ta có thể thấy Sabeco có hệ số sử dụng lãi vay là 150,75 lần,
cao gấp 2.04 lần so với Habeco . Điều này là dễ hiểu khi quy mô công ty, thị phần
khách hàng, số công ty con , lượng sản phẩm của Habeco đều không thể tốt bằng
Sabeco dẫn đến cũng có sự chênh lệch lớn khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (
EBIT) của Sabeco cũng cao gấp 10.7 lần Habeco .

7. Tỷ suất sinh lời của tiền vay : có xu hướng biến động trong suốt 3 năm . Cụ
thể là năm 2021 , tỷ suất sinh lời của tiền vay là 15.43% , giảm đi 13.67 % so
với năm 2020. Có nghĩa là bình quân 100 đ vốn vay đưa vào kinh doanh doanh
nghiệp thu về được 15.43 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang đến năm 2022 , tỷ suất
này đã có sự tăng lên đáng kể lên 24.05% , tăng 8.62% so với năm 2021 .Điều
này do công ty đã trả số nợ từ những năm trước dẫn đến vốn vay bq năm 2022
giảm mạnh cùng với đó LNST tăng 55.10% so với năm 2021 làm cho tỷ suất
sinh lời tiền vay tăng . Tuy nhiên tỷ suất này của Habeco năm 2022 vẫn thấp
hơn năm 2020 nhưng đã có sự cải thiện và tăng lên vào năm 2021 đến 2022 cho
thấy công ty đã tận dụng tốt được đòn bẩy tài chính và nên phát huy để mở rộng
quy mô hđkd nâng cao năng lực cạnh tranh.

16
6. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 Chênh lệch Chênh lệch


2021-2020 2022-2021

1.TSSL của 36.17% 32.28% 38.01% -3.89% 5.72%


GVHB

2.TSSL của CP 61.48% 32.77% 38.99% -28.71% 6.22%


bán hàng

3.TSSL của chi 128.13% 73.36% 90.71% -54.77% 17.35%


phí QLDN

Nhận xét

Từ bảng số liệu ta có nhận xét như sau

1. Tỷ suất SL của giá vốn HB năm 2020 là 36.17% tức là bình quân 100đ GVHB
thì doanh nghiệp thu được 36.17đ lợi nhuận gộp, năm 2021 giảm còn 32.28đ,
năm 2022 tăng lên thành 38.01đ. Qua báo cáo tài chính cho thấy giá vốn hàng
bán của doanh nghiệp có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể năm 2021 giá vốn hàng
bán là 5254 nghìn tỷ, năm 2022 tăng lên 6085 nghìn tỷ. Nguyên nhân chủ yếu
từ việc chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch
Covid và xung đột chính trị, quân sự khiến giá nhiều loại hàng hóa, nguyên vật
liệu sản xuất tăng cao ngay từ đầu năm đến những biến động mạnh của tỷ giá,
lãi suất, dòng vốn giai đoạn cuối năm, ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp tăng
cũng như chi phí sản xuất cũng tăng, tuy nhiên do doanh thu thuần tăng lên
nhiều hơn nên tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán vẫn ở mức ổn định. Để cải
thiện được việc này, doanh nghiệp cần có những chính sách quản lý hàng tồn
kho, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, kiểm soát chi phí sản xuất hợp lý nhằm thay
đổi, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh với bên Sabeco ta
thấy tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán trong năm 2022 cũng tăng nhưng
thấp hơn Habeco cụ thể là 18.87% và 38.01% của Habeco năm 2022. Doanh
nghiệp thu được nhiều lợi nhuận gộp hơn từ giá vốn hàng bán.
2. Chi phí bán hàng là hao phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, sử dụng
càng tiết kiệm chi phí là yếu tố đánh giá về hiệu quả của quá trình kinh doanh.
Ta thấy tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng có biến động mạnh từ năm 2020-
2021. Cụ thể năm 2021 đã giảm tận 28.71% từ 61.48% còn 32.77%. Năm 2022
tăng lên 38.99%.Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100đ chi phí bán hàng đã đầu
tư ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh
lời của chi phí bán hàng tuy đã tăng vào năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn rất
nhiều so với năm 2020, thậm chí còn bị lỗ chứng tỏ doanh nghiệp đã tốn kém
khá nhiều vào chi phí bán hàng trong 2 năm trở lại đây. Nói theo cách tích cực
thì trong thời gian này Habeco nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên các sàn
17
thương mại điện tử Tiki, Shopee và Lazada, cho ra mắt cửa hàng giới thiệu và
kinh doanh các sản phẩm bia hơi Hà Nội và chuỗi Vườn bia Hà Nội tại các địa
phương. Cùng với đó, Habeco cũng liên tục tổ chức các chương trình khuyến
mại vào dịp bán hàng cao điểm hè và Tết... nhằm tăng cường quảng bá thương
hiệu, gia tăng khả năng tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu vì thế chí phí bán
hàng cao hơn nhiều so với lợi nhuận sau thuế nên tỷ suất sinh lời sẽ thấp. Nhìn
qua Sabeco thấy tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng luôn trên 100%, lợi nhuận
sau thuế thu được từ chi phí bán hàng cao hơn và có lãi. Habeco cần thay đổi
việc phân bổ, tính toán chi phí bán hàng hợp lý hơn.
3. Khác với chi phí bán hàng, chi phí quản lý là những hao phí bỏ ra trong quá
trình quản lý doanh nghiệp, chi phí này cao thì có ảnh hưởng không tốt đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Qua bảng thấy được tỷ suất sinh lời của chi phí quản
lý doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm mạnh trong năm 2020 đến năm 2021
và tăng lên trong năm 2022. Năm 2021 TSSL của chi phí QLDN là 128.13%
tức là bình quân 100đ chi phí QLDN đã đầu tư ra thì doanh nghiệp thu được
128.13đ LNST, năm 2021 giảm chỉ còn 73.36đ, năm 2022 tăng lên 90.71%
nhưng vẫn đang ở mức thấp và bị lỗ. So sánh với Sabeco luôn ở mức cao trong
2 năm, năm 2021 là 1500%, năm 2011 là 1311.35%, thu được nhiều lợi nhuận
từ chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết luận được rằng việc chi tiêu cho các khoản
chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp chưa được kiểm soát tốt, gây ra lãng
phí cho doanh nghiệp. Habeco cần có những biện pháp khắc phục đối với
khoản mục chi phí này.

Tổng kết: Qua phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, doanh nghiệp đã tăng tỷ suất
sinh lời của các chỉ tiêu lên tương đối trong 2 năm gần nhất nhưng chỉ có tỷ suất
sinh lời của giá vốn hàng bán cao hơn với doanh nghiệp cùng ngành, còn lại
doanh thiệp thậm chí còn bị lỗ trong khi doanh nghiệp khác thì có lãi. Trong
hoàn cảnh dù dịch bệnh diễn biến tích cực từ cuối năm 2021, hoạt động kinh tế -
xã hội dần trở lại bình thường tạo điều kiện để các doanh nghiệp, trong đó có
Habeco sản xuất - kinh doanh thuận lợi hơn, nhưng thu nhập của người tiêu
dùng giảm sau dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sức mua, đặc biệt là đối với
những sản phẩm không thiết yếu như bia, rượu, nước giải khát.

Sức cầu yếu càng khiến áp lực cạnh tranh giữa các hãng bia khốc liệt hơn. Trong
đó, các đối thủ cạnh tranh chính như Heineken, Sabeco, Carlsberg… đều là
những tập đoàn đa quốc gia, có kinh nghiệm, nguồn lực tài chính gấp nhiều lần
so với Habeco và đều đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thương
hiệu, mở rộng thị phần.

Trước bối cảnh đó, hàng loạt bài toán được đặt ra với Habeco: tập trung xây
dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, gia tăng kết nối người tiêu dùng; đầu tư
mở rộng, đa dạng hóa kênh phân phối; nghiên cứu, phát triển dòng sản phẩm
mới. Tuy nhiên Habeco cần cân nhắc điều chỉnh chi phí bán hàng cũng như chi
phí quản lý doanh nghiệp cho phù hợp.

18

You might also like