TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC PDF Final Mai Đi in Đây

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

- BỘ NGOẠI GIAO –

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHỦ ĐỀ 3: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI

Học kỳ I

Năm học 2023 - 2024

Hình thức: Tiểu luận

GIẢNG VIÊN: TS. Trần Thị Ngọc Anh

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Ánh Dương

LỚP HỌC PHẦN: XHHĐC-NNA50.9_LT

MÃ SINH VIÊN: NNA50C11038


MỤC LỤC:

A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG CHÍNH ......................................................................................... 3
1) Khái niệm ..................................................................................................... 3

a) Định nghĩa ................................................................................................. 3

b) Cấu trúc – các thành tố cơ bản tạo nên hành động xã hội ..................... 4

2) Các yếu tố quy định ..................................................................................... 6

3) Phân loại ....................................................................................................... 8

a) Theo Vilfredo Pareto ................................................................................. 8

b) Theo Max Weber ....................................................................................... 8

c) Theo Talcott Parsons ............................................................................... 10

4) Liên hệ thực tiễn ........................................................................................ 10

C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 12


D. PHỤ LỤC – CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................. 13

1
A. MỞ ĐẦU
Thế giới xung quanh chúng ta luôn vận động và biến đổi không ngừng. Sự vận động
và biến đổi đó được tạo nên bởi sự tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm và cộng
đồng trong xã hội. Hành động xã hội là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
tạo nên sự vận động và biến đổi của xã hội đó. Có khá nhiều quan điểm và lý thuyết
về hành động xã hội, trong đó phần lớn đều đồng ý cho rằng “hành động xã hội” là
đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Vậy nên trong tiểu luận này, qua góc nhìn xã
hội học, chúng ta sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về hành động xã hội, bao gồm các khái
niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của hành động xã hội. Thêm nữa, để làm rõ hơn
nội dung của tiểu luận, chúng ta sẽ liên hệ thực tiễn qua việc phân tích các khía cạnh
của một hành động xã hội rất quen thuộc – chào hỏi.

2
B. NỘI DUNG CHÍNH
1) Khái niệm
a) Định nghĩa
Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội được cho
là đầy đủ và hợp lý nhất. Theo ông, hành động xã hội là “hành động mà chủ thể gắn
cho ý nghĩa chủ quan nhất định” (Max Weber, 1978)
Một hành động xã hội là hành động của một chủ thể - ở đây bao gồm cả hành động
thụ động (chờ đợi) và không hành động - mà trong đó có gắn một ý nghĩa chủ quan,
và chủ thể đó tính đến hành vi của chủ thể khác để định hướng vào chuỗi hành động
đó. Ví dụ như những học sinh đi học và ghi chép bài, thì đó được coi là những hành
động xã hội hướng tới mục đích học tập của họ, hoặc khi một cá nhân chào hỏi cá
nhân khác, thì đó là hành động xã hội với mục đích làm quen của cá nhân đó.
Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành
động, ông cho rằng trong hành động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của yếu
tố ý thức dù chúng ở những mức độ khác nhau. Nói theo cách khác, mọi hành không
phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức và không tính đến sự tồn tại cũng
như những phản ứng có thể có từ chủ thể khác thì không được coi là hành động xã
hội. Ví dụ như một cá nhân xem phim, hoặc một cá nhân vô thức ngáp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ranh giới giữa hành động xã hội và hành động không phải
hành động xã hội là khá mong manh và đôi lúc dễ gây ra sự nhầm lẫn. Một số hành
động có thể được coi là cả hai tùy thuộc vào ngữ cảnh, ví dụ như hành động khóc.
Nếu như hành động này chủ thể thực hiện một mình, không có sự chứng kiến hay
không gây ảnh hưởng tới người khác thì không được coi là hành động xã hội. Tuy
nhiên, nếu như hành động này được thực hiện có suy nghĩ tới ảnh hưởng của hành
động đó lên người khác, chẳng hạn như một đứa trẻ khóc để đòi bố mẹ mua đồ chơi,
thì được coi là hành động xã hội.
Ngoài ra, một điều chúng ta dễ lầm tưởng là đúng đó chính là xác định hành động xã
hội thông qua hậu quả khách quan của nó, chẳng hạn như: một chủ thể vô tình làm
vỡ bình hoa khiến chủ thể khác bị thương. Trong trường hợp này, hành động “làm
vỡ bình hoa” của cá nhân này không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức
3
bởi họ “vô tình”, và mặc dù có hậu quả ảnh hưởng tới chủ thể khác nhưng cá nhân
này không hề tính tới việc đó. Vì vậy nên, hành động này không dược coi là hành
động xã hội.
b) Cấu trúc – các thành tố cơ bản tạo nên hành động xã hội
Mặc dù đưa ra một định nghĩa rất hoàn chỉnh, nhưng Max Weber chưa nói tới cấu
trúc của một hành động xã hội. Vậy nên, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu quan điểm của
Talcott Parsons – nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ.
Talcott đã đề cập đến yếu tố cấu thành một hành động xã hội, trong đó bao gồm: chủ
thể hành động, mục đích, phương tiện hành động, các điều kiện và hoàn cảnh, giá
trị - chuẩn mực và các quan điểm xã hội khác. (Parsons, 1951)
Chủ thể hành động
Theo Parsons, chủ thể hành động được định nghĩa là một cá nhân có khả năng thực
hiện các hành động xã hội một cách có ý thức và có mục đích. Trong chủ thể hành
động bao gồm:
• Hệ thống định hướng: Hệ thống này bao gồm các giá trị, niềm tin và chuẩn
mực mà cá nhân sử dụng để định hướng hành động của mình. Hệ thống định
hướng được hình thành thông qua quá trình xã hội hóa và chịu ảnh hưởng của
các yếu tố như gia đình, cộng đồng và văn hóa.
• Hệ thống cá tính: Hệ thống này bao gồm các đặc điểm tâm lý và sinh học của
cá nhân, chẳng hạn như tính cách, trí thông minh và khả năng thể chất. Hệ
thống cá tính ảnh hưởng đến cách thức cá nhân thể hiện hành động của mình.
• Hệ thống hành động: Hệ thống này bao gồm các hành vi cụ thể mà cá nhân
thực hiện để đạt được mục đích của mình. Hệ thống hành động được điều
chỉnh bởi hệ thống định hướng và hệ thống cá tính.
Mục đích
Mục đích hành động là điều mà cá nhân hướng tới khi thực hiện một hành động cụ
thể. (Parsons, 1951) Nó là kết quả mong muốn mà cá nhân muốn đạt được thông qua
hành động của mình. Ví dụ như là một người đi làm việc với mục đích kiếm tiền để
trang trải cuộc sống.

4
Mục đích hành động có thể là vật chất (như tiền bạc, thức ăn) hoặc phi vật chất (như
danh tiếng, sự hài lòng) và có thể có những đặc điểm sau:
• Mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nhận thức và giá trị của mỗi cá nhân.
• Có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh và thời điểm.
Phương tiện hành động
Phương tiện hành động là những nguồn lực hoặc phương thức mà cá nhân sử dụng
để đạt được mục đích hành động của mình. Nó có thể bao gồm vật chất (như tiền
bạc, công cụ) hoặc phi vật chất (như kiến thức, kỹ năng) và bao gồm những đặc điểm
sau:
• Có thể thay đổi tùy theo mục đích hành động.
• Có thể được sử dụng chung cho nhiều mục đích hành động khác nhau.
• Có thể được kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả cao hơn.
Các điều kiện và hoàn cảnh
Theo Parsons, chủ thể hành động phải dối diện với các điều kiện tình huống khác
nhau có sự ảnh hưởng đến sự lựa chọn mục tiêu và phương tiện của chính chủ thể
đó. Các điều kiện này có thể gồm các yếu tố như thể chất, tính di truyền hoặc môi
trường bên ngoài.
Gíá trị - chuẩn mực và các quan niệm xã hội
Giá trị:
Giá trị là những nguyên tắc chung được xã hội chia sẻ và coi trọng. Chúng phần nào
hướng dẫn hành vi của chủ thể và đánh giá hành động của họ. Ngoài ra, giá trị còn
giúp duy trì trật tự và sự ổn định trong xã hội
Chuẩn mực:
Chuẩn mực là những quy tắc cụ thể quy định hành vi của chủ thể trong các tình
huống cụ thể, chúng giúp chủ thể biết cách hành động phù hợp với mong đợi của xã
hội. Thêm nữa, chuẩn mực có thể chính thức (như luật pháp) hoặc không chính
thức (như phong tục tập quán).
Quan niệm xã hội:

5
Quan niệm xã hội là những cách nhìn nhận và giải thích thế giới xung quanh của
chủ thể, chúng được hình thành bởi hệ thống văn hóa cũng như kinh nghiệm sống của
chủ thể và chúng ảnh hưởng đến cách thức chủ thể này hiểu và diễn giải hành vi của
chủ thể khác.
SƠ ĐỒ CÁC THÀNH TỐ CẤU THÀNH HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI THEO QUAN
NIỆM CỦA PARSONS

Nguồn: J.H.Turner, 1991

2) Các yếu tố quy định


Có khá nhiều các quan điểm khác nhau về những yếu tố quy định hành động xã hội,
chúng đều phần nào đúng nhưng chưa được đầy đủ, nên trong phần tiểu luận này
chúng ta sẽ nghiên cứu và tổng hợp những quan điểm đó.
a) Các yếu tố tự nhiên
Caesare Lombroso – nhà sinh lý học người Ý cho rằng các đặc điểm cơ thể (có râu,
không râu…) của con người sẽ quy định những dạng hành vi nhất định. Một nhà
khoa học khác người Mỹ - William Seldom cho rằng mỗi dạng hình thể (béo, gầy…)
của chủ thể sẽ có mối quan hệ với một dạng hành vi nhất định. Cũng có một số nghiên
cứu về gen di truyền quy định một số hành vi. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể kết

6
luận rằng, dù có những mối liên kết nhất định nhưng những yếu tố này vẫn chưa đủ
để giải thích được sự phong phú của các hành động xã hội.
b) Qúa trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội
Quá trình xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc quy định hành động xã hội của
các cá nhân, bởi lẽ mỗi một giai đoạn của quá trình này sẽ có đặc điểm khác nhau,
và chúng sẽ có ảnh hưởng đến hành động của các chủ thể.
Cơ cấu xã hội là một tập hợp phức tạp các quan hệ xã hội, vị trí xã hội, và tương ứng
với chúng là các vị thế, vai trò. Mỗi cá nhân trong xã hội thường chiếm rất nhiều vị
trí xã hội khác nhau, tức là có nhiều vai trò xã hội khác nhau. Nhưng trong một mối
quan hệ xã hội, cá nhân có thể chỉ giữ một vị trí xã hội và thực hiện một vai trò. Vì
vậy nên thực hiện hành động, các cá nhân có thể cảm thấy áp lực vô hình của cơ cấu
xã hội trong việc thực hiện các vai trò của bản thân.
c) Sự trao đổi xã hội
Có thể hiểu rằng, sự trao đổi xã hội sẽ ảnh hưởng tới cách các cá nhân hành động.
Mọi chủ thể chỉ hành động nếu như trong quá khứ hành động đó được lợi, được
thưởng, và ngược lại – sẽ không hành động nếu như trong quá khứ hành động đó bị
phạt, thiệt thòi. Chẳng hạn như: một số sinh viên sẽ chỉ xung phong phát biểu ý kiến
nếu như việc đó được cộng điểm.
d) Sự tuân theo
Những thí nghiệm của các nhà khoa học ở những năm 1930, 1940 và 1950 cho thấy
rằng, các cá nhân khi thấy hành động hoặc ý kiến, quan điểm của mình khác với số
đông trong một hội thì họ có xu hướng thay đổi hành động hoặc quan điểm của mình.
Họ làm vậy để có cảm giác rằng họ giống phần lớn những cá nhân khác trong nhóm
và như vậy hành động của họ cũng là chuẩn.
e) Phản ứng với xung quanh
Theo quan điểm của một số nhà xã hội học, các chủ thể hành động theo cách mà họ
muốn các chủ thể khác nhìn thấy ở mình. Có thể hiểu rằng, chính thái độ, phản ứng
của những người xung quanh sẽ quy định hành động của chúng ta. Ví dụ như: chúng
ta hỏi thăm tình hình sức khỏe của người bệnh vì muốn họ nghĩ và thấy rằng chúng

7
ta quan tâm tới họ, nhưng khi ở một mình thì ta có thể thấy việc đó khá là mất thời
gian.
3) Phân loại
Các nhà xã hội học đã đưa ra một số cách phân loại khác nhau, và trong phần này
chúng ta sẽ nghiên cứu quan điểm của 3 nhà xã hội học: Vilfredo Pareto, Max Weber
và Talcott Parsons.
a) Theo Vilfredo Pareto
Vilfredo Pareto là một nhà xã hội học nổi tiếng người Ý. Ông phân loại dựa theo mức
độ ý thức của hành động, và theo Pareto thì có 2 loại hành động:
Hành động logic:
Là những hành động hợp lý có những mục đích được ý thức một cách rõ rang, và các
cá nhân hành động hướng đến các mục đích đó.
Hành động phi logic:
Là những hành động bản năng, những hành động không được ý thức. Theo Pareto,
hành động không logic là cốt lõi và cơ sở của mọi quá trình xã hội.
b) Theo Max Weber
Max Weber đã phân loại theo nguyên nhân và ý nghĩa của hành động. Theo ông, có
4 kiểu hành động:
Hành động duy lý công cụ
Đây là loại hành động theo đuổi mục đích thông qua việc tính toán các lợi thế và bất
lợi của các phương tiện được dùng để đạt tới mục đích đó. (Desfor Edles &
Appelrouth, 2009)
Ví dụ như cá nhân sử dụng phương tiện công cộng để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi
trường.
Hành động duy lý giá trị
Vẫn tính đến lợi và hại của các phương tiện được dùng, nhưng với loại hành động
này thì dường như nó chịu ảnh hưởng bởi những giá trị đạo đức và chuẩn mực mà
đã được đúc kết thông qua giáo dục và rồi trở thành những giá trị nằm trong tiềm
8
thức của cá nhân. Có thể nói, nhờ những giá trị này nên cá nhân không cần nhiều
thời gian và tính toán để thực hiện hành động bởi chúng được định hướng theo những
giá trị có sẵn.
Ví dụ như một người đi quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện vì họ tin rằng việc giúp
đỡ người nghèo là điều cao cả.
 Để phân biệt hành động duy lý công cụ và hành động duy lý giá trị, ta dựa vào
mục tiêu, cơ sở và tính tự nguyện của hành động đó.
• Mục đích: Hành động duy lý công cụ thường hướng đến mục đích bên
ngoài (lợi ích, hiệu quả), trong khi hành động duy lý giá trị hướng đến mục
đích bên trong (giá trị, đạo đức).
• Cơ sở: Hành động duy lý công cụ dựa trên tính toán, so sánh lợi ích và chi
phí, trong khi hành động duy lý giá trị dựa trên giá trị, đạo đức hoặc niềm
tin.
• Tính tự nguyện: Hành động duy lý công cụ có thể được thực hiện một cách
ép buộc, trong khi hành động duy lý giá trị luôn được thực hiện một cách
tự nguyện.
Hành động truyền thống
Giống như tên của nó, đây là hành động tuân thủ theo phong tục lâu đời hoặc thói
quen.
Ví dụ như hành động lì xì trẻ con ngày Tết.
Hành động cảm xúc
Là hành động xuất phát từ tính bốc đồng và sự bộc phát cảm xúc không kiểm soát
được. Loại hành động này thiếu đi sự tính toán về phương tiện được dùng để đạt mục
đích.
Ví dụ như hành động khóc than và bày tỏ sự thương tiếc khi có người thân qua đời.

9
c) Theo Talcott Parsons
Talcott Parsons đã đưa ra 5 loại định hướng được phân tích ở 4 cấp độ: chủ thể hành
động, nhân cách, hệ thống xã hội và hệ thống văn hóa. Trong cấp độ chủ thể, 5 loại
định hướng trên ứng với 5 loại hành động xã hội khác nhau.
Toàn thể - Bộ phận:
Kiểu hành động này biểu hiện ở chỗ các chủ thể, trong hành động của mình, có thể
tuân thủ theo những quy tắc chung hoặc thích ứng với những điều kiện riêng biệt của
từng hoàn cảnh.
Ví dụ như: một người nghiện thuốc không hút thuốc trong phòng vì có biển cấm hút
thuốc
Đạt tới – Có sẵn:
Hành động này thể hiện ở chỗ các chủ thể hành động xem xét đến những đặc điểm
xã hội của các cá nhân khác như nghề nghiệp, học vấn, địa vị xã hội hoặc đến những
đặc điểm của bản thân họ như giới tính, tuổi….
Ví dụ như: Hành động của học sinh, sinh viên chào một người vì người đó là giáo
viên của họ.
Cảm xúc – Trung lập
Các hành động dạng này được định hướng đến việc thỏa mãn các nhu cầu, từ cấp
thiết cho tới xa vời.
Đặc thù – Phân tán
Chủ thể hành động định hướng đến các những nét riêng biệt hoặc những đặc điểm
chung của hoàn cảnh.
Định hướng cá nhân – Định hướng nhóm
Hành động này thể hiện các chủ thể hành động vì lợi ích của bản thân cá nhân hay
có tính đến lợi ích của nhóm.
4) Liên hệ thực tiễn
Để hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như phân loại “hành động xã hội” được trình
bày ở phía trên, chúng ta sẽ cùng phân tích một hành động xã hội rất quen thuộc -
chào hỏi.
a) Chủ thể hành động
10
Chủ thể của hành động “chào hỏi” có thể là chủ thể cá nhân chẳng hạn như một người
đàn ông chào một người phụ nữ, và cũng có thể là chủ thể nhóm – gồm rất nhiều cá
nhân, ví dụ như là hai nhóm học sinh vẫy chào nhau trên sân trường.
b) Mục đích
Hành động “chào hỏi” có thể có nhiều mục đích, phần lớn là mục đích bên trong (về
mặt giá trị, đạo đức) nhưng trong một vài trường hợp có thể là mục đích bên ngoài
(lợi ích). Nó có thể là để thể hiện sự tôn trọng của chủ thể thực hiện hành động với
cá nhân được thực hiện. Ngoài ra, chào hỏi cũng có thể là cách để thể hiện thiện chí
hoặc bắt đầu giao tiếp giữa chủ thể này và chủ thể khác.
c) Phương tiện
Trong hành động chào hỏi có khá nhiều phương tiện khác nhau được sử dụng, trong
đó bao gồm: ngôn ngữ, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và một số công cụ khác.
Ngôn ngữ:
• Lời nói: "Chào buổi sáng", "Chào buổi chiều", "Chào buổi tối”…

• Chữ viết: "Chào", "Kính chào", "Trân trọng”…

Cử chỉ: Vẫy tay, cúi chào, bắt tay…


Biểu cảm khuôn mặt: Mỉm cười, nháy mắt…
Các phương tiện khác: Qùa tặng, thiệp, hoa, bài hát…
d) Các điều kiện và hoàn cảnh
Vì chào hỏi là một phần thiết yếu trong giao tiếp xã hội, nó được thực hiện trong
nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Trước hết là về những điều kiện thực hiện hành động, ta có thể xét theo nhiều yếu
tố, chẳng hạn như mức độ thân thiết, vị trí xã hội của từng cá nhân cũng như văn hóa
của các đất nước. Ví dụ như người thân thiết thường chào hỏi nhau một cách thân
mật hơn, hoặc ở một số đất nước thì việc cúi chào phổ biến hơn việc bắt tay.
Ta cũng có thể nhìn thấy hành động chào hỏi ở rất nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống,
chẳng hạn như hoàn cảnh trang trọng hay hoàn cảnh thân mật. Một ví dụ cụ thể có
thể kể đến như chào hỏi trong một bữa tiệc sinh nhật sẽ mang tính thân mật hơn chào
hỏi trong một cuộc phỏng vấn xin việc.
e) Gía trị - chuẩn mực và quan niệm xã hội
11
Hành động chào hỏi thể hiện một số giá trị đạo đức như lòng tôn trọng, sự lễ phép.
Một số quan niệm xã hội cũng gây ảnh hưởng tới hành động này, chẳng hạn như là
quan niệm về vai trò giới, địa vị xã hội… Một ví dụ tương đối dễ thấy chính là ở Việt
Nam, người trẻ tuổi thường chào hỏi người lớn tuổi bằng cách cúi đầu và nói "Cháu
chào bác/chú/dì/cô ạ", bởi lẽ điều này thể hiện sự lễ phép – truyền thống của dân tộc
ta.
f) Phân loại và các yếu tố quy định
Ta chỉ có thể phân loại và xác định được các yếu tố quy định hành động chào hỏi nếu
như có được một, một vài hoặc đầy đủ thông tin về các yếu tố đã được nêu ở trên
cũng như biết thêm về kiểu phân loại. Chẳng hạn như theo phân loại của Max Weber,
hành động chào hỏi có thể là hành động duy lý giá trị vì nó thể hiện giá trị đạo đức
lễ phép. Hành động chào hỏi có thể là sự tuân theo, ví dụ như một người giơ tay chào
một người khác dù không biết người mình chào là ai nhưng do nhìn thấy tất cả mọi
người xung quanh chào người này nên chào theo.
C. KẾT LUẬN
Tiểu luận này đã phân tích khái niệm hành động xã hội, các đặc điểm và loại hình
của nó, đồng thời thảo luận về các yếu tố quy định hành động xã hội và phân tích
hành động xã hội “chào hỏi” để phần nào hiểu rõ hơn các khái niệm đó. Qua đó, ta
có thể thấy rằng, việc hiểu rõ về hành động xã hội giúp chúng ta có thể giải thích các
hiện tượng xã hội một cách khoa học đồng thời có thể có khả năng tác động và điều
chỉnh hành vi của các chủ thể.

12
D. PHỤ LỤC – CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giddens, A. (2019). Sociology. 7th ed. Cambridge: Polity Press.
2. Hoàng, T.H., Nguyễn, T.H.T. and Đào, H.T. (2016). ‘CHƯƠNG 4: HÀNH
ĐỘNG XÃ HỘI, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI, QUAN HỆ XÃ HỘI’, trong Giáo
trình xã hội học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Parsons, Talcott. (1937). The Structure of Social Action. The Free Press.
4. Parsons, Talcott. (1951). The Social System. New York: Free Press.
5. Phạm, T.D. and Lê, N.H. (2008). Xã Hội Học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế
giới.
6. Runciman, W.G. (1978). Max Weber: Selections in translation. Cambridge:
Cambridge University Press.
7. Turner, J. H. (2012). The structure of sociological theory. 8th ed. New York:
Routledge.

13

You might also like