Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2. Hình phạt là một trong những hình thức của TNHS.

Nhận định: Đúng.


Giải thích:
- TNHS: là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, thể hiện ở nghĩa vụ của người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu các tác động cưỡng chế hình sự được
quy định trong BLHS.
- Dựa vào đặc điểm của trách nhiệm hình sự thì các biện pháp sau được coi là các hình
thức của TNHS (các tác động cưỡng chế hình sự):
1 - Hình phạt: gồm 7 loại hình phạt chính và 7 loại hình phạt bổ sung dành cho cá nhân
phạm tội được quy định tại Điều 32 BLHS 2015.
2 - Biện pháp tư pháp: có 4 biện pháp tư pháp dành cho cá nhân phạm tội được quy định
tại Điều 47, 48, 49, 96 BLHS 2015.
3 - Án tích: hậu quả pháp lý bất lợi và cũng là hậu quả của việc thực hiện tội phạm được
quy định tại Điều 69 đến Điều 73 và Điều 107 BLHS 2015.
→ Do vậy, hình phạt là một trong các hình thức của trách nhiệm hình sự.
5. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt.
Nhận định: Sai.
Giải thích:
- Những hình thức thể hiện trách nhiệm hình sự bao gồm thực hiện hình phạt, thực hiện
biện pháp tư pháp, mang án tích.
- Hình phạt chỉ là một trong những hình thức của trách nhiệm hình sự, do đó khi người
phạm tội chấp hành xong hình phạt thì chưa chắc TNHS sẽ chấm đứt, người phạm tội còn
phải mang án tích và phải thực hiện một số biện pháp tư pháp.
- Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi không còn những tác động pháp lý bất lợi về hình sự
đồi với người phạm tội.
→ Như vậy, trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội thực hiện xong các hình
thức của trách nhiệm hình sự.
14. Biện pháp "tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" (Điều 47 BLHS)
chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
Nhận định: Sai.
Giải thích:
- CSPL: điểm a khoản 2 Điều 46 BLHS 2015.
- Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm không chỉ được áp dụng với
người phạm tội mà còn được áp dụng trong trường hợp khác.
- Theo điểm a khoản 2 Điều 46 BLHS 2015, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên
quan đến tội phạm còn được áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội dưới hình thức
là biện pháp tư pháp:
2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
→ Vì vậy, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm ngoại trừ úp dụng
với người phạm tội thì còn có thể áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội.
15. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.
Nhận định: Đúng.
Giải thích:
- Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS, do các cơ quan
tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc
thay thế cho hình phạt.
- Như vậy, việc quy định các biện pháp tư pháp và việc áp dụng các biện pháp đó trong
thực tiễn có khả năng tác động hỗ trợ trong việc giáo dục người phạm tội hoặc trong
nhiều trường hợp còn có thể thay thế cho hình phạt, rút ngắn được tố tụng, giải quyết
nhanh chóng các vụ án.
- Trong những trường hợp nhất định, biện pháp tư pháp có thể thay thế cho hình phạt như
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng cho người chưa thành niên (Điều 96
BLHS 2015) nhằm đạt được mục đích răn đe, giáo dục cải tạo người phạm tội.
Bài tập 1
A là tiếp viên hàng không phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 BLHS. Anh
(chị) hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A đúng hay sai
trong các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức án
3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.
Quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng với A trong trường hợp này là sai, bởi vì:
- CSPL: Điều 9 BLHS 2015; Điều 45 và khoản 1 Điều 188 BLHS 2015.
- Dựa theo khoản 1 Điều 188 BLHS 2015 về Tội buôn lậu thì đây được coi là tội ít
nghiêm trọng, vì mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù.
- Căn cứ Điều 45 BLHS 2015 về Tịch thu tài sản thì hình phạt này chỉ được áp dụng với
người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
→ Vì vậy, Tòa án không thể áp dụng hình phạt tịch thu một phần tài sản (khoản 5 Điều
188 BLHS) trong trường hợp này với A.
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức án
là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng không 2 năm.
Quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng với A trong trường hợp này là đúng, vì:
- Hình phạt chính: 7 năm tù là phù hợp vì theo khoản 2 Điều 188 BLHS 2015 quy định
khung hình phạt tù có thời hạn là từ 03 năm đến 07 năm.
- Hình phạt bổ sung: phạt tiền, căn cứ theo khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 về tội buôn lậu
thì mức phạt tiền được quy định từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng → Phạt tiền
20 triệu đồng với A là phù hợp.
- Hình phạt bổ sung: cấm hành nghề, căn cứ theo khoản 5 Điều 188 BLHS 2015 thì mức
phạt cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm nên Tòa án áp dụng mức phạt đối với A là
cấm hành nghề 2 năm là phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, căn cứ theo
Điều 41 BLHS 2015 thì nếu tiếp tục để người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành
nghề mà không áp dụng biện pháp xử lý chặt chẽ thì A có thể sẽ tiếp tục lợi dụng ngành
nghề của mình đê thực hiện hành vi buôn lậu.
→ Do đó, quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng với A như trên là phù hợp.
3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức án
là tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
Quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng với A trong trường hợp này là sai, bởi vì:
- Mức hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 188 BLHS là tịch thu
toàn bộ tài sản, và tù có thời hạn 20 năm. Ở đây, hành vi của A được Tòà án xử phạt với
mức án là tù chung thân là sai.

You might also like