Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN NGUYÊN LÝ QUẢN TRỊ

TÊN CHỦ ĐỀ:


CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Nhóm: 07
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Phạm Nguyễn Lan Thảo_B22H0152
2. Trần Thị Thu Thảo_B22H0186
3. Võ Thảo Hương_722H0095
4. Lưu Khánh Linh_B20H0526
5. Phạm Nguyễn Lan Thy_B22H0152
Giảng viên hướng dẫn:
Contents
BÁO CÁO MÔN NGUYÊN LÝ QUẢN TRỊ....................................................1
1. Giới thiệu về TDTDU....................................................................................3
a) Lịch sử hình thành.....................................................................................3
b) Định hướng phát triển...............................................................................3
2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................3
3. Cơ cấu tổ chức trường đại học Tôn Đức Thắng.........................................3
DESIGNING ORGANIZATIONAL
STRUCTURE
1. Giới thiệu về TDTDU
a) Lịch sử hình thành
 Tiền thân của Trường Đại học Tôn
Đức Thắng (Ton Duc Thang
University: TDTU) là Trường Đại
học Công nghệ Dân lập Tôn Đức
Thắng, thành lập ngày 24/9/1997.

 Ngày 28/01/2003, được chuyển đổi pháp nhân và đổi tên Trường Đại học
Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng thành Trường Đại học Bán công Tôn
Đức Thắng trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

 Ngày 11/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ra


Quyết định đổi tên Trường Đại học Bán
công Tôn Đức Thắng thành Trường Đại
học Tôn Đức Thắng và chuyển về thuộc
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

b) Định hướng phát triển


 Mục tiêu dài hạn của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là một đại học nghiên
cứu trong vòng ba thập niên tới, song với việc giữ vai trò đào tạo, đào tạo
lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, phục vụ nhu cầu
cung ứng nhân lực chất lượng cao cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Việt Nam.
 Đặt ra câu hỏi : Vậy trường đại học TDT thiết kế cấu chức tổ chức thế nào để
điều hành, quản lý và phát triển một môi trường giáo dục.

 Trước khi đi vào tìm hiểu về cơ cấu tổ chức trường đại học TDT đầu tiên ta tìm
hiểu về khái niệm cơ cấu tổ chức là gì ?

2. Cơ cấu tổ chức
 Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phân khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc
lẫn nhau, được chuyên môn hóa, giao nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn
nhất định và bố trí theo cấp bậc để thực hiện các chức năng quản trị.

3. Cơ cấu tổ chức trường đại học Tôn Đức Thắng


Có 4 nhóm lớn
Hội Đồng
Trường

Ban Giám
Hiệu

Tổ chức Khối Khối Khối Đào


Đảng- Giảng Quản Lý, Tạo, Ứng
Đoàn thể Dạy Hành Dụng KH-
và đoàn Chính Và KT-CN
TNCS Phục Vụ

 Hội đồng trường: là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà
trường.

quyết nghị
trong việc
thành lập,
sáp
nhập,giải th

quyết nghị
cơ cấu tổ Hội quyết nghị
chiến lược,
chức và
phương đồng kế hoạch
phát triển và
hướng đầu
tư phát triển trường các quy chế

quyết nghị
phương
hướng hoạt
động đào
tạo, bảo đảm
chất lượng
giáo dục.

Người đứng đầu hiện tại ( nhiệm kì 2021 – 2026 )


+ Chủ tịch: TS. Vũ Anh Đức
+ Phó chủ tịch: PGS.TS Phạm Thị Minh Lý
- Trách nhiệm và quyền hạn:
+ quyết nghị chiến lược, kế hoạch phát triển và quy chế của nhà trường
+ quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, bảo đảm chất lượng giáo
dục.
+ quyết nghị cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của nhà
trường
+ quyết nghị việc thành lập, sáp nhập,giải thể của nhà trường.
VD: định hướng phát triển của trường hiện tại là một đại học nghiên cứu
trong vòng ba thập niên tới( mục tiêu dài hạn ).
 Ban giám hiệu : là tập thể những người lãnh đạo, quản lý một cơ sở giáo dục
đứng đầu là hiệu trưởng

ban hành quy chế,


quy định

tuyển dụng, quản tiếp xúc, đối ngoại


lý, sử dụng, khen Ban với các cơ quan,
thưởng đội ngũ tổ chức, cá nhân
giáo viên và cán giám liên quan đến hoạt
bộ, nhân viên của hiệu động của nhà
nhà trường trường.

tổ chức thực hiện


các nghị quyết

+ Hiệu trưởng: TS. Trần Trọng Đạo


+ Phó hiệu trưởng: TS. Võ Hoàng Duy và TS. Đồng Sĩ Thiên Châu
- Trách nhiệm và quyền hạn:
+ ban hành quy chế, quy định của trường theo nghị quyết của hội đồng
trường
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường.
 Tổ chức Đảng – Đoàn thể và đoàn TNCS:
+ Đảng bộ trường đại học Tôn Đức thắng là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng
bộ khối đại học, cao đẳng TP. HCM
+ Công đoàn trường đại học Tôn Đức Thắng là công đoàn trực thuộc liên
đoàn lao động TP.HCM
+ Đoàn TNCS đại học Tôn Đức Thắng là đoàn cơ sở thuộc thành đoàn
TP.HCM
 Các đơn vị:
- Khối giảng dạy:
K. công nghệ thông tin
K. dược
K. điện - điện tử
K. kế toán
K. K. học thể thao
K. K. học ứng dụng
K. K. học xã hội và nhân văn
K. kỹ thuật công trình
K. lao động và công đoàn
K. luật
K. môi trường và bảo hộ lao động
K. mỹ thuật công nghiệp
K. ngoại ngữ
K. quản trị kinh doanh
K. tài chính - ngân hàng
K. toán - thống kê
+ Trường, cơ sở trực thuộc và do trường quản lý
Phân hiệu Khánh Hòa
Cơ sở Bảo Lộc
Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS)
+ Chức năng: Khối giảng dạy của một đại học đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp giáo dục chất lượng cao và thúc đẩy nghiên cứu khoa học. Dưới
đây là chức năng và nhiệm vụ chính của khối này:

 Giảng dạy và Đào tạo: Cung cấp giáo dục đại học và sau đại học, phát triển
chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu xã hội và tiến bộ khoa học.

 Nghiên cứu Khoa học: Thực hiện và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu
khoa học, từ cơ bản đến ứng dụng, góp phần phát triển lý thuyết và thực tiễn.

 Phát triển Chương trình Học: Cập nhật liên tục chương trình giảng dạy để đáp
ứng yêu cầu thay đổi của xã hội và ngành nghề.

 Hợp tác Quốc tế và Đổi mới Sáng tạo: Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các
tổ chức giáo dục và nghiên cứu quốc tế, áp dụng các phương pháp giảng dạy
sáng tạo và hiện đại.

+ Nhiệm vụ: Khối giảng dạy của đại học không chỉ chịu trách nhiệm về việc
truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, mà còn góp phần vào sự phát
triển của nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn.

 Thiết kế và Thực hiện Chương trình Giảng dạy: Lập kế hoạch và tổ chức các
khóa học, bài giảng, và thực hành, theo chương trình giáo dục.

 Đánh giá và Đảm bảo Chất lượng Giảng dạy: Tiến hành đánh giá định kỳ để
đảm bảo chất lượng giáo dục và cải tiến phương pháp giảng dạy.

 Hướng dẫn và Hỗ trợ Sinh viên: Cung cấp hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình
học tập, nghiên cứu, và phát triển kỹ năng chuyên môn.
 Thực hiện Nghiên cứu Khoa học: Tham gia vào các dự án nghiên cứu, hợp tác
với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài trường.

 Phát triển Tài nguyên Giáo dục: Quản lý và cải thiện tài nguyên học thuật như
thư viện, phòng thí nghiệm, và tài nguyên số.

 Tham gia vào Công tác Cộng đồng và Tư vấn: Tổ chức hoạt động ngoại khóa,
tham gia tư vấn và hợp tác với cộng đồng và ngành nghề liên quan.

- Khối Quản Lý, Hành Chính, Phục Vụ:


Phòng công tác HSSV
Phòng đại học – sau đại học
Phòng điện toán – máy tính
Phòng quản lý phát triển khoa học công nghệ
Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng
Phòng quản trị thiết bị
Phòng tài chính
Phòng hành chính
Phòng thanh tra, pháp chế và an ninh
Phòng kế hoạch - dự án
Ký túc xá
Ban tuyền thông và QHCC
Thư viện
+ Chức năng: Khối quản lý, hành chính và phục vụ của một đại học thường
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển của Đại học Tôn Đức
Thắng.
 Thực hiện các Quy trình Hành chính: Điều hành các hoạt động hành chính
như quản lý hồ sơ, tài liệu, thực hiện thủ tục, và tổ chức sự kiện.

 Quản lý Tài chính và Ngân sách: Lập kế hoạch, quản lý và theo dõi ngân
sách của trường, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định về tài chính.

 Quản lý Nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất làm việc và phát
triển của cán bộ giảng viên, nhân viên, cũng như xử lý các vấn đề lao
động.

 Bảo trì và Phát triển Cơ sở Vật chất: Đảm bảo cơ sở vật chất được bảo
dưỡng đúng cách và phát triển theo nhu cầu của trường.

 Cung cấp Dịch vụ Hỗ trợ cho Sinh viên: Tổ chức các dịch vụ như tư vấn
học tập, tài chính, sức khỏe và hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên.

 Quản lý Công nghệ Thông tin: Bảo đảm hệ thống thông tin và công nghệ
của trường luôn được cập nhật và bảo mật.
 Phát triển Quan hệ Đối ngoại và Truyền thông: Xây dựng mối quan hệ với
cộng đồng, cựu sinh viên, và các tổ chức khác; quản lý truyền thông và
hoạt động quảng bá.

 Đảm bảo Tuân thủ Pháp lý và Quy định: Theo dõi và đảm bảo trường tuân
thủ các quy định pháp lý và quy chuẩn giáo dục.

 Quản lý Rủi ro và An toàn trong trường học: Đánh giá và quản lý rủi ro,
đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường.

- Khối Đào Tạo, Ứng Dụng Khoa Học – Kỹ Thuật – Công Nghệ:
TT giáo dục quốc phòng an ninh
TT đào tạo phát triển xã hội
TT ngôn ngữ sáng tạo
TT hợp tác Châu Âu
TT chuyên gia Hàn Quốc
Viện hợp tác, nghiên cứu và đào tạo quốc tế
Viện công nghệ tiên tiến
Quỹ phát triển khoa học công nghệ,…
+ Chức năng:
 Giáo dục Quốc phòng an ninh:Tham mưu cho Nhà trường về công tác
Quân sự, Quốc phòng địa phương, dân quân tự vệ và tuyển chọn sĩ quan
dự bị theo chỉ lệnh của cấp trên giao cho Nhà trường; quản lý cán bộ viên
chức Bộ môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên và tham gia giáo dục
rèn luyện sinh viên.

 Giáo dục ngoại ngữ: Tổ chức các lớp đào tạo Anh ngữ theo chuẩn IELTS
nhằm phục vụ cho mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh trong
Nhà trường hướng tới việc đảm bảo chuẩn đầu ra cho tất cả sinh viên
thuộc các bậc đào tạo tại Trường

 Nghiên Cứu và Phát Triển: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các đề tài
mang tính khoa học và công nghệ với mục tiêu đóng góp vào tiến bộ khoa
học và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 Ứng Dụng và Chuyển Giao Công Nghệ: Tạo điều kiện cho việc ứng dụng
các phát kiến khoa học và công nghệ vào thực tiễn, cũng như chuyển giao
công nghệ cho cộng đồng và ngành công nghiệp.

 Hợp tác Quốc tế và Liên kết với Doanh nghiệp: Xây dựng mối quan hệ
hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, và doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
+ Nhiệm vụ:
 Giáo dục quốc phòng - an ninh: giáo dục toàn diện cho sinh viên về lòng yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực
thù địch, có kỹ năng quân sự để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.

 Giáo dục ngoại ngữ: Mở rộng quy mô, nâng cao hơn nữa chất lượng chương
trình đào tạo và các dịch vụ cung cấp bài thi quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện
ngân hàng đề thi đầu vào và đầu ra để có thể tự chủ trong hoạt động đào tạo,
kiểm tra và đánh giá sinh viên.

 Hỗ trợ Nghiên cứu và Phát triển: Cung cấp tài nguyên, hỗ trợ kỹ thuật và tài
chính cho hoạt động nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.

 Thúc đẩy Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ: Tổ chức các hoạt động, hội
thảo, và dự án nhằm thúc đẩy việc áp dụng các phát minh và công nghệ mới.

 Phối hợp với Các Đơn vị Ngoại trường: Làm việc với các đối tác, doanh
nghiệp và tổ chức ngoại trường để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với
thực tiễn nghề nghiệp và cơ hội nghề nghiệp.
Kết Luận: Tại sao phải thiết kế cơ cấu tổ chức ?
 Xây dựng cơ cấu tổ chức giúp phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng công việc,
xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng khối/ đơn vị/ phòng ban nhằm thực
hiện tốt và đúng các mục tiêu, phương hướng phát triển cần thực hiện đồng
thời dễ quản lý và kiểm soát.

Phân công công việc:


Tên Nội dung thực hiện
Phạm Nguyễn Lan Thảo Câu hỏi bổ sung + thuyết trình
Trần Thị Thu Thảo Nội dung + thuyết trình
Lưu Khánh Linh Nội dung + thuyết trình
Võ Thảo Hương Powerpoint & minigame + nội dung
Phạm Nguyễn Lan Thy Tổng hợp nội dung + Báo cáo

You might also like