Vở ghi Triết

You might also like

Download as txt, pdf, or txt
Download as txt, pdf, or txt
You are on page 1of 3

12:57 PM 10/26/2022 - BUỔI 1 - Nhóm 2

TRIẾT HỌC

1:15 PM 11/2/2022 - Buổi 2


Giáo án lý thuyết tuần 2
II. Triết học Mác Lê Nin và vai trò của nó trong đời sống xã hội
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác Lê Nin
a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
* Điều kiện kinh tế xã hội
- Xã hội TBCN những năm 40- TK19
- Mẫu thuẫn giữa LLSX được xã hội hóa với QHSX mang tính tự nhiên
- Nhu cầu lý luận cho phong trào của giai cấp vô sản
- Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
* Tiền đề khoa học tự nhiên
- Lý thuyết tế bào của Slayden và Sovan: chứng minh nguyên tắc thống nhất vật chất
của thế giới
- Lý thuyết tiến hóa của Dac-uyn : chứng minh nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
sự phát triển
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng : chứng minh mối liên hệ giữa các
hình thức vận động của vật chất
* Tiền đề lý luận
- 'Triết học' kế thừa và phát triển triết học cổ điển Đức, trực tiếp là CNDVSH của
Phớt ơ lắc và PBCDT của Hê ghen
- 'Kinh tế chính trị' học kế thừa và phát triển kinh tế chính trị học cổ điển Anh,
trực tiếp là của Xmit và Ricacđô
- 'Chủ nghĩa xã hội khoa học' kế thừa và phát triển CNXH không tưởng Pháp, trực
tiếp là của Xanh X mông, Phunie và Ooven
b. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành, phát triển của triết học Mác và Ăng
gen ( sv tự nghiên cứu)
c. Thực chất của bước ngoặt trong triết học do Mác và Ăng gen thực hiện
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật
* Quan niện duy vật về lịch sử
* Vận dụng phép biện chứng vào lý luận nhận thức và thấy được vai trò của thực tiến
đối với nhận thức
* Giải quyết một cách khoa học mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
d. Giai đoạn Lê Nin trong sự
2.
a. Khái niệm triết học Mác Lê Nin
* Triết học Mác Lê nin là hệ thống quan điểm duy vât biện chứng về tự nhiên xã hội
và tư duy, thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo
thế giới
b. Đối tượng của Triết học Mác Lê nin
* Đối tượng của triết học Mác Lê Nin là toàn bộ thế giới trong tính chỉnh thể L tự
nhiên, xã hội và tư duy
=> Nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội
và tư duy
c. Chức năng của triết học Mác Lê nin
* Chức năng thế giới quan : duy vật biện chứng
* Chức năng phương pháp luận : phép biện chứng duy vật
- Khái niệm : Phương pháp luận là lý luận về hệ thống các quan điểm chỉ đạo về việc
tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp trong nhận thức và thực tiễn
- Vai trò : định hướng gợi mở cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của
con người
3. Vai trò của triết học Mác Lê nin trong đời sống xã hội
a. Trong sự phát triển triết học nhân loại
b. Đối với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
c. Đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam
1:10 PM 11/16/2022
Tuần 4
Chương II : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
I. Vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau cái nào quyết định cái nào
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
a. Quan niệm của triết học trước Mác về vật chất
- Quan niệm của CNDV cổ đại : Quy vật chất về một vật thể cụ thể
- Quan niệm của CNDV siêu hình : Quy vật chất về nguyên tử, khối lượng
b. Định nghĩa vật chất của Lê Nin
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
- Phân tích định nghĩa :
+ Là một phạm trù triết học
+ Dùng để chỉ thực tại khách quan
+ Được đem lại cho con người trong cảm giác
+ Được cảm giác của cta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại ko lệ thuộc vào
cảm giác
c. Phương thức tồn tại của vật chất
* Vận động
- Khái niệm : là mọi sự biến đổi nói chung
- Là phương thức tồn tại của vật chất
- Nguồn gốc vận động : tự vận động
- Tính chất vận động : tuyệt đối, vĩnh viễn
- Các hình thức, vận động : 5 hình thức ( Cơ. lý, hóa, sinh và xã hội)
- Đứng im : là hình thức vận động đặc thù - vận động trong trạng thái cân bằng
d. Hình thức tồn tại của vật chất ( giáo trình)
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
a. Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiệm
- Nguồn gốc xã hội
b. Bản chất của ý thức
- Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan (Lê nin)
- Ý niệm chẳng qua chỉ là cái vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người
và được cải biến đi ở trong đó
=> Kết luận : Là sự phản ánh mang tính năng động, sáng tạo. là sự phản ánh mang
tính xã hội
c. Kết cấu của ý thức
* Theo chiều ngang ( hình thức biểu hiện), ý thức bao gồm
- Tri thức
- Tình cảm
- Xúc cảm
- Ý chí
=> Trong đó, tri thức là bộ phận quan trọng nhất
* Theo chiều dọc ( cấu trúc), ý thức bao gồm
- Tự ý thức
- Tiềm thức
- Vô thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
- Vật chất quy định nguồn gốc ra đời của ý thức
- Vật chất quy định nội dung của ý thức
- Vật chất quy định khuynh hướng phát triển của ý trức
b. Tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
- Ý thức có khả năng phản ánh thế giới vật chất nên con người có khả năng nhận
thức thế giới, từ đó có thể tác động trở lại thế giới theo 2 hướng:
+ Nếu ý thức phản ánh đúng thế giới vật chất, sẽ tác động tích cực đến thế giới
vật chất
+ Nếu ý thức phản ánh sai thế giới vật chất, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới
vật chất

3. Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất


II. Phép biện chứng duy vật
III. Lý luận nhận thức

You might also like