File Chính

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DẠY HỌC HÌNH HỌC

QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN


VÀ MỘT SỐ LƯU Ý DẠY HỌC TOÁN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Khả Vy

Khoa: Sư phạm

Ngành học: Sư phạm Toán học Khóa: 06

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Phương Ngọc

Khánh Hòa, tháng 09 năm 2023


Mục lục

1 LỜI MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

2 Mục tiêu nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

3 Phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

3.1 Không gian nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

3.2 Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8

4 Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8

2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 9

1 CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9

1.1 Góc giữa hai đường thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9

1.2 Hai đường thẳng vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9

1.3 Tích vô hướng giữa hai vecto trong không gian . . . . . . . . . 10


.

1.4 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng . . . . . . . . . . . . . 10


.

1.5 Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng . . . . . . . . . . . . . . . 11


.

1.6 Góc giữa hai mặt phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12


.

1.7 Hai mặt phẳng vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12


.

1.8 Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương . . . 13
.

1.9 Hình chóp đều và hình chóp cụt đều . . . . . . . . . . . . . . . 14


.

2 CÁC ĐỊNH LÝ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
.
3 MỤC LỤC

2.1 Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng . . . . . . 14
.

2.2 Liên hệ giữa quan hệ vuông góc và quan hệ song song của

đường thẳng và mặt phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15


.

2.3 Định lý ba đường vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16


.

2.4 Các định lí về hai mặt phẳng vuông góc . . . . . . . . . . . . . 17


.

3 PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG TOÁN CỦA QUAN

HỆ VUÔNG GÓC 19

1 Hai đường thẳng vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19


.

2 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . 21


.

3 Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng . . . . . . . . . 22


.

4 Hai mặt phẳng vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24


.

5 BÀI TẬP VẬN DỤNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25


.

6 BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28


.

4 MỘT SỐ LƯU Ý DẠY HỌC 31

5 KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

1 BÀI TẬP VẬN DỤNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35


.

2 BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38


.

6 MỘT SỐ LƯU Ý DẠY HỌC 39

7 KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Khánh Hòa vì đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, môi trường học
tập thân thiện để em có thể học tập, thu thập, tra cứu tài liệu, thông tin. Đặc
biệt, em xin dành lời cảm ơn trân thành tới cô Lê Thị Phương Ngọc – giảng
viên bộ môn vì đã chỉ dạy tận tình cho em trong bộ môn này. Bài tiểu luận về
đề tài : “Quan hệ vuông góc trong không gian, hướng dẫn giải toán và một số
lưu ý trong dạy học” thuộc bộ môn Dạy học hình học là kết quả của quá trình
học tập, tiếp thu lĩnh hội kiến thức tại trường, lớp, bao gồm cả sự tìm tòi và
nghiên cứu của bản thân em. Mặc dù đã dành nhiều thời gian tâm huyết để
hoàn thành bài tiểu luận nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi các hạn chế
về mặt kiến thức vì thế sẽ có sự thiếu sót trong quá trình làm bài. Em kính
mong nhận được những lời góp ý, nhận xét của quý thầy cô để bài tiểu luận
ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 09 năm 2023


Sinh viên

Nguyễn Thị Khả Vy


CHƯƠNG 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toán học là một công cụ giúp vô cùng tiện ích, giải quyết nhiều vấn đề trong
cuộc sống mang lại những lợi ích thiết thực. Hình học không gian cũng là một
phần không thể thiếu trong đó. Khi tiếp xúc với hình học không gian lớp 11,
tập 2, học sinh không tránh khỏi những khó khăn khi học về "Hai mặt phẳng
vuông góc" và đi kèm đó là một số lưu ý cho giáo viên khi dạy học Toán. Với
những nguyên nhân ấy em đã tiến hành nghiên cứu bài tiểu luận : " HAI MẶT
PHẲNG VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN, HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI
TẬP VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG DẠY HỌC TOÁN". Bài tiểu luận này chỉ
mang tính chất tham khảo cho các em học sinh để áp dụng giải các bài toán
từ cơ bản đến nâng cao. Qua đó, giúp các em có thể hệ thống đầy đủ kiến thức

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống các kiến thức về hai mặt phẳng vuông góc trong không gian. Trên
cơ sở đó nêu một số dạng toán và đưa ra phương pháp giải cho mỗi dạng đó.
Đồng thời nêu các lưu ý trong dạy học.

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1. Không gian nghiên cứu

Nội dung kiến thức của quan hệ vuông góc trong hình học không gian ở chương
trình Trung học phổ thông.
Phương pháp nghiên cứu 8

3.2. Nội dung nghiên cứu

Các định nghĩa, định lý nói về quan hệ vuông góc trong không gian; các dạng
toán liên quan thường gặp trong chương trình Trung học phổ thông.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu một số tài liệu như: sách giáo khoa toán lớp 11, sách bài tập Hình
học nâng cao lớp 11, các tài liệu trên mạng Internet,. . .

ˆ Sử dụng các kiến thức vừa nghiên cứu để giải các bài toán hình học không
gian liên quan đến quan hệ vuông góc.

ˆ Tham khảo ý kiến, trao đổi với giảng viên và các sinh viên khác.

NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1 CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN

1.1. Góc giữa hai đường thẳng

Định nghĩa 1.1.1

Góc giữa hai đường thẳng a và b trong không gian là góc giữa hai đường
thẳng a′ và b′ cùng đi qua một điểm và lần lượt song song với a và b.

Ký hiệu: Ta kí hiệu góc giữa a và b trong không gian là (a, b) .

a′

a
O b′

Chú ý 1. Góc α giữa hai đường thẳng trong không gian luôn 0◦ ≤ α ≤ 90◦ .
Nếu a và b song song hoặc trùng nhau thì góc giữa chúng bằng 0◦ .

1.2. Hai đường thẳng vuông góc

Định nghĩa 1.2.1

Hai đường thẳng được gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng
bằng 90◦ .

Ký hiệu: a⊥b
CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 10

1.3. Tích vô hướng giữa hai vecto trong không gian

Định nghĩa 1.3.1

(Góc giữa hai vecto trong không gian). Trong không gian, cho →

u và →

v
là hai vecto khác vecto - không. Lấy một điểm A bất kì, gọi B và C là
−→ − −→ →
hai điểm sao cho AB = →u , AC = − [ (0◦ ≤ BAC
v . Khi đó ta gọi góc BAC [≤
180◦ ) là góc giữa hai vecto trong không gian, kí hiệu là (→

u ,→

v)

Kí hiệu: Ta kí hiệu góc giữa →



u và →

v trong không gian là: (→

u ,→

v)

Định nghĩa 1.3.2

(Tích vô hướng giữa hai vecto trong không gian). Trong không gian cho
hai vecto →

u và →

v là hai vecto khác vecto - không, Tích vô hướng giữa hai
vecto →

u và →

v là một số, kí hiệu là →

u ,→

v . Được xác định bởi công thức:


u .→

v = |→

u |.|→

v |.cos(→

u ,→

v)

Nhận xét 1.1. Nếu →



u và →

v lần lượt là vecto chỉ phương của hai đường thẳng
a và b thì a ⊥ b khi và chỉ khi →

u .→

v = 0.

1.4. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Định nghĩa 1.4.1

(Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng). d


Đường thẳng d được gọi là vuông góc với a
mặt phẳng (α) nếu d vuông góc với mọi
α
đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (α)

Ký hiệu: d ⊥ (α)
Ta có các tính chất sau đây:
Tính chất 1.4.1.
Có duy nhất một mặt phẳng đi qua một
O
điểm cho trước và vuông góc với một
α
đường thẳng cho trước.

Tính chất 1.4.2.


NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
11 CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN

Có duy nhất một đường thẳng đi qua một điểm O


cho trước và vuông góc với một mặt phẳng cho
trước. α

1.5. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Định nghĩa 1.5.1

(Phép chiếu vuông góc). Cho đường thẳng △ vuông góc với mặt phẳng
(α). Phép chiếu song song theo phương của △ lên mặt phẳng (α) được
gọi là phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng (α)

A
B

α A′ B′

Định nghĩa 1.5.2

(Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng). Cho đường thẳng d và mặt
phẳng (α).
Trường hợp đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (α) thì ta nói rằng
góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (α) bằng 90◦ .
Trường hợp đường thẳng d không vuông góc với mặt phẳng (α) thì góc
giữa d và hình chiếu d′ của nó trên (α) gọi là góc giữa đường thẳng d và
mặt phẳng (α)
d
A

d′ φ O
α
H

TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 12

Ký hiệu: Ta kí hiệu góc giữa d và (α) trong không gian là: (d, (α)).

Chú ý 2. Nếu φ là góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (α) thì ta luôn có
0◦ ≤ φ ≤ 90◦

1.6. Góc giữa hai mặt phẳng

Định nghĩa 1.6.1

Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc
với hai mặt phẳng đó.

Ký hiệu: Ta kí hiệu góc giữa (α) và (β) trong không gian là: ((α), (β))

Chú ý 3. Nếu hai mặt phẳng song song hoặc trùng nhau thì ta nói rằng góc
giữa hai mặt phẳng đó bằng 0◦ .

∗ Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng


cắt nhau β
b
Gỉa sử hai mặt phẳng (α) và (β) cắt nhau theo giao c
α I
tuyến c. Từ một điểm I bất kì trên c ta dựng trong
(α) đường thẳng a vuông góc với c và dựng trong (β ) a
đường thẳng b vuông góc với c.
Khi đó góc giữa hai mặt phẳng (α) và (β) là góc giữa
hai đường thẳng a và b.

1.7. Hai mặt phẳng vuông góc

Định nghĩa 1.7.1

Hai mặt phẳng gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa hai mặt phẳng
đó là góc vuông

Kí hiệu: (α)⊥(β)
NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
13 CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN

1.8. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Định nghĩa 1.8.1

(Hình lăng trụ đứng). Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh
bên vuông góc với các mặt đáy. Độ dài cạnh bên được gọi là chiều cao
của hình lăng trụ đứng.

Định nghĩa 1.8.2

(Hình hộp chữ nhật). Hình lăng tru có đáy là hình chữ nhật được gọi là
hình hộp chữ nhật.

Định nghĩa 1.8.3

(Hình lập phương). Hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông và các mặt
bên đều là hình vuông được gọi là hình lập phương.

Bên dưới lần lượt là hình mô phỏng lăng trụ đứng tam giác, hình hộp chữ
TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
CÁC ĐỊNH LÝ 14

nhật và hình lập phương

1.9. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

Định nghĩa 1.9.1

(Hình chóp đều). Một hình chóp được gọi là hình chóp đều nếu nó có
đáy là một đa giác đều và có chân đường cao trùng với tâm của đa giác
đáy.

B4

B1 H′ B3

B2

A4

A1 H
A3

A2

∗ Nhận xét: Các cạnh bên của hình chóp đều tạo mới mặt đáy các góc bằng
nhau.

Định nghĩa 1.9.2

(Hình chóp cụt đều). Khi cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song
song với đáy để được một hình chóp cụt thì hình chóp cụt đó được gọi
là hình chóp cụt đều.

2 CÁC ĐỊNH LÝ

2.1. Điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Định lý 2.1.1

Nếu một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau cùng thuộc
một mặt phẳng thì nó vuông góc phẳng đó.

NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
15 CÁC ĐỊNH LÝ

d

u

#» #»
p
n #»
a m c
α b

Chứng minh

Gỉa sử a và b là hai đường thẳng cắt nhau và cùng thuốc mặt phẳng (α) lần
lượt có hai vecto chỉ phương là →

m, →

n.
Gọi c là đường thẳng bất kì thuộc mặt phẳng (α) và có vecto chỉ phương là →

p.
Vì →

m, →

n,→

p là ba vecto đồng phẳng và →

m, →

n là hai vecto không cùng phương
nên ta có hai số x, y sao cho →

p = x→

m + y→

n.
Gọi →

u là vecto chỉ phương của d. Khi đó →

u .→

m = 0 và →

u .→

n = 0 (d ⊥ a và d ⊥ b)
Ta có: →

u .→

p =→

u .(x→

m + y→

n ) = x→

u .→

m + y→

u .→

n =0
Vậy đường thẳng d vuông góc với đường thẳng c bất kì nằm trong mặt phẳng
(α), nghĩa là đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (α)

Hệ quả 2.1.1. Nếu một đường thẳng vuông góc với hai canh của tam giác thì
nó vuông góc với cạnh thứ ba của tam giác đó

2.2. Liên hệ giữa quan hệ vuông góc và quan hệ song song của đường
thẳng và mặt phẳng

Tính chất 2.2.1.


a) Cho hai đường thẳng song song. Mặt a b
phẳng nào vuông góc với đường thẳng
này thì vuông góc với đường thẳng kia.
α
b) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông
góc với mặt phẳng thì song song
với nhau.
TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
CÁC ĐỊNH LÝ 16

a
Tính chất 2.2.2. a) Cho hai mặt phẳng song
song. Đường thẳng nào vuông góc với mặt phẳng
α này thì cũng vuông góc với mặt phẳng kia.

b) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với


β một đường thẳng thì song song với nhau.

Tính chất 2.2.3. a)

Cho một đường thẳng và một mặt a


phẳng song song với nhau. Đường nào b
vuông góc với mặt phẳng thì cũng
vuông góc với đường thẳng.
α

b) Nếu một đường thẳng và một mặt phẳng (không chứa đường thẳng đó)
cùng vuông góc với một đường thẳng khác thì song song với nhau.

2.3. Định lý ba đường vuông góc

Định lý 2.3.1

Cho đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (α) và b là đường thẳng không
thuộc (α) đồng thời không vuông góc với (α). Gọi b′ là hình chiếu vuông
góc của b trên (α). Khi đó a vuông góc với b khi và chỉ khi a vuông góc
với b′ .

B b
A

b′
α A′ a B′

NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
17 CÁC ĐỊNH LÝ

2.4. Các định lí về hai mặt phẳng vuông góc

Định lý 2.4.1

Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc với nhau là mặt phẳng
này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia.

α a
c
O
b
β

Hệ quả 2.4.1. Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì bất kì đường thẳng
nào nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến thì vuông góc với
mặt phẳng kia.
Hệ quả 2.4.2. Cho hai mặt phẳng (α) và (β ) vuông góc với nau. Nếu từ một
điểm thuộc mặt phẳng (α) ta dựng một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
(β) thì đường thẳng này nằm trong mặt phẳng (α).

Định lý 2.4.2

Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba
thì giao tuyến của chúng vuông góc với mặt phẳng thứ ba đó.

TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC


DẠNG TOÁN CỦA QUAN HỆ
VUÔNG GÓC

1 Hai đường thẳng vuông góc

P hương pháp giải

1. Tính góc giữa chỉ phương của hai đường thẳng rồi suy ra góc giữa hai
đường thẳng.

2. Nếu hai đường thẳng trong không gian, thì ta dùng định nghĩa góc
giữa hai đường thẳng đưa về tính một góc cụ thể nào đó trong mặt
phẳng.

3. Dùng biểu thức tọa độ của tích vô hướng, tính Cosin của góc giữa hai
vectơ chỉ phương rồi suy ra góc giữa hai đường thẳng.

Bài tập 1. Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC = AB = AC = a và



BC = a 2. Tính góc giữa hai đường thẳng SC và AB .
LỜI GIẢI
# » # »
Cách 1. Ta tính góc giữa hai vectơ SC và AB .
Hai đường thẳng vuông góc 20

Ta có
# » # »
# » # » SC · AB
cos SC, AB = # » # »
|SC| · |AB|
# » # » # »
SA + AC · AB
=
SC · AB
#» # » # » # »
SA · AB + AC · AB
=
a2
# » # » # » # »
SA · AB cos SA, AB + AC · AB · cos(AC, AB)
=
a2
a · cos(120 ) + a · cos(90◦ )
2 ◦ 2
=
a2
1
=−
2
# » # »
Suy ra (SC, AB) = 120◦ . Như vậy, góc giữa đường thẳng SC và AB bằng 60◦ .

Cách 2. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của S


SA, SB, AC . Khi đó, M N ∥ AB và M P ∥ SC . Để
tính góc giữa hai đường thẳng AB và SC , ta cần M N
tính góc P\
M N .Ta có
a
MN = MP = . A B
2
Mặt khác, vì △SAC đều cạnh a nên P
C

3a2
SP 2 =
4

Hơn nữa, vì △ABP vuông tại A nên

5a2
 a 2
BP 2 = AP 2 + AB 2 = + a2 =
2 4

Xét △SBP có đường trung tuyến P N được xác định bởi

3a2 5a2
Sp2 + BP 2 SB 2 + 2 2
P N2 = − = 4 4 − a = 3a .
2 4 2 4 4
NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
21 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Xét △P M N , ta có:

MP 2 + MN2 − P N2
cos(P
\ MN) =
2M N · M P
a 2 a2 3a2
+ −
= 4 4
a a
4
2· ·
2 2
1
=−
2

M N = 120◦ . Như vậy, góc giữa hai đường thẳng SC và AB bằng 60◦ .
Suy ra P\

2 Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

P hương pháp giải Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt
phẳng.

1. Chứng minh đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau
nằm trong mặt phẳng.

2. 
Dựa vào tính chất 
a ∥ b a ⊥ (P )
⇒ b ⊥ (P ) hoặc ⇒ a ⊥ (Q)
a ⊥ (P ) (P ) ∥ (Q)

3. Chứng minh đường thẳng △ là giao tuyến của hai mặt phẳng phân
biệt (Q) và (R) cùng vuông góc với mặt phẳng (P ).



 (Q) ⊥ (P )

(R) ⊥ (P ) ⇒ △ ⊥ (P )



(Q) ∩ (R) = △

4. Chứng minh đường thẳng △ nằm trong mặt phẳng (Q) vuông góc với
mặt phẳng (P ) theo giao tuyến L và △ vuông góc với L.



 △ ⊂ (Q) ⊂ (P )

(Q) ∩ (P ) = L ⇒ △ ⊥ (P ).



 △⊥L

TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng 22

Bài tập 2. Cho tứ giác ABCD, trong đó CA = CB = DA = DB . Gọi IJ là


đường nối trung điểm các cạnh AB, CD và M, N, P lần lượt là trung điểm của
các cạnh CA, CB, AD. Chứng minh rằng: IJ ⊥ (M N P ).
Bài tập 3. Cho tứ diện BCD có △ACD cân tại A và △BCD cân tại B . Chứng
minh rằng AB ⊥ CD.

P hương pháp giải Tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
[
Kí hiệu góc giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P ) là (a, (P )). Khi đó,

[
1. Nếu a ⊥ (P ), thì (a, (P )) = 90◦ .

[
2. Nếu a không vuông góc với (P ), thì (a, (P )) = (a,
d a′ ), với a′ là hình
chiếu vuông góc của dường thẳng a lên mặt phẳng (P );

3. Dùng phương pháp tọa độ, tính Cosin của góc giữa vectơ pháp tuyến

n của mặt phẳng và vectơ chỉ phương #»
u của đường thẳng, rồi suy ra
góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

Bài tập 4. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = a và nằm trong mặt phẳng

(α), AC = a 2 và tạo với (α) một góc 60◦ . Tính góc giữa BC và (α).

3 Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

P hương pháp giải

ˆ Phương pháp xác định trực tiếp


Để tính khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P ), ta cần tìm hình
chiếu vuông góc H của M trên (P ). Khi đó, d(M, (P )) = M H .

ˆ Phương pháp đổi điểm


Để tính khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P ), ta chuyển sang
tính khoảng cách từ A đến (P ), rồi dùng hệ thức tỉ lệ để suy ra khoảng
cách cần tìm.
Trường hợp 1: Nếu SAM ∥ (P ), thì d(M, (P )) = d(A, (P )).
Trường hợp 2: AM không song song với (P ); A, M cùng phía với (P ).
Gọi I là giao điểm của AM với (P ). Ta có:

NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
23 Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

d(M, (P )) MI
=
d(A, (P )) AI

MI
Suy ra d(M, (P )) =· d(A, (P )).
AI
Trường hợp 3: AM không song song với (P ); A, M không cùng phía
với (P ).

ˆ Phương pháp đối đỉnh


ý tưởng của phương pháp đối đỉnh như sau: Chẳng hạn ta có một
khối chóp này rất dễ dàng. Ta cần tính khoảng cách từ C đến (SAB).
Vì thể tích của khối chóp là không đổi dù ta có xem điểm nào khác
(A, B, C) là đỉnh. Vì vậy, nếu ta tính được diện tích tam giác ABC thì
khoảng cách cần tìm bằng
3V
d(C, (SAB)) =
S△ABC

ˆ Phương pháp tọa độ Phương pháp tọa độ là sự lựa chọn an toàn


nhưng khá mất thời gian, nếu tính toán chính xác sẽ cho kết quả mà
không cần phải suy luận phức tạp. Sau khi chọn hệ tọa độ thích hợp,
ta tính toán tọa độ các điểm cần thiết, viết phương trình mặt phẳng
và sử dụng công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt
phẳng để suy ra kết quả bài toán.

Bài tập 5. Cho hình chóp S.ABC có SA ⊥ (ABC), SA = 4, AB = 3, AC =


4, BC = 5. Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC).

Bài tập 6. Cho lăng trụ đứng ABC.A′ B ′ C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại

B ; AB = BC = a, cạnh bên AA′ = a 2. Gọi M, E lần lượt là trung điểm của
các cạnh BC, BB ′ . Tính khoảng cách từ B ′ đến (AM E).
TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
Hai mặt phẳng vuông góc 24

4 Hai mặt phẳng vuông góc

P hương pháp giải Tính góc giữa hai mặt phẳng.

1. Dùng định nghĩa: Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng
lần lượt vuông góc với mặt phẳng đó.

2. Dựng góc φ giữa hai mặt phẳng (P ), (Q) sau đó tính một giá trị lượng
giác của φ rồi suy ra φ.
Cách dựng φ:

ˆ Gọi △ = (P ) ∩ (Q). Khi đó, với mọi A ∈ (P ), A ∈


/ △, ta dựng
AH ⊥ (Q)(H ∈ (Q)) và HI ⊥ △(I ∈ △).
ˆ Theo định lí ba đường vuông góc, ta có AI ⊥ α. Khi đó, φ = A
[ IH .
ˆ Dùng phương pháp tọa độ, tính Cosin của góc giữa hai vectơ pháp
tuyến của hai mặt phẳng rồi suy ra góc giữa hai mặt phẳng.
Chú ý 4. ˆ Nếu (P ) ∥ (Q) hay (P ) ≡ (Q), thì ((P
\ ), (Q)) = 0◦ .
ˆ Nếu góc giữa hai mặt phẳng (P ) và (Q) bằng φ, thì 0◦ ≤ φ ≤ 90◦ .

Bài tập 7.
Cho tứ diện S.ABC có ABC là tam giác S
vuông cân đỉnh B và AB = a, SA ⊥
(ABC), SA = a. Gọi M là trung điểm của
AB . Tính góc giữa hai mặt phẳng (SCM ) và
(ABC).
LỜI GIẢI
Trong (ABC), dựng AK ⊥ CM, K ∈ CM .
Bởi vì
A C
(SCM ) ∩ (ABC) = CM và SA ⊥ (ABC)
nên theo định lí ba đường vuông góc ta suy
M
ra SK ⊥ CM . Do đó, góc giữa (SCM ) và K

(ABC) bằng SKA


[. B
Bởi vì A
\ KM = C
\ BM = 90◦ , A
\ MK = C
\ M B nên K
\ AM = C
\ BM kéo theo hai
tam giác vuông △AKM và △CBM đồng dạng với nhau. Do đó,
NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
25 BÀI TẬP VẬN DỤNG

AK AM
= .
CB CM

a
CM.AM a· a
Suy ra AK = =r 2 = √ .
CM  a 2 5
a2 +
2
Cuối cùng, vì SA ⊥ (ABC) nên SA ⊥ AK , kéo theo △ASK vuông tại A. Do đó,

SA a √
tan SKA
[= = a = 5
AK √
5

P hương pháp giải Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc

1. Chứng minh góc tạo bởi hai mặt phẳng là góc vuông.

2. Dựa vào định lí: Nếu một đường thẳng nằm trong mặt phẳng này và
vuông góc với mặt phẳng kai, thì hai mặt phẳng đó vuông góc với
nhau;

3. Dùng phương pháp tọa độ, chứng minh tích vô hướng của hai vectơ
pháp tuyến của hai mặt phẳng bằng 0.

Bài tập 8. Cho hình vuông ABCD và △SAB cân tại B , nằm trên hai mặt
phẳng vuông góc nhau.

a. Chứng minh (SAD) ⊥ (SAB).

b. Gọi I là trung điểm của AB và K là trung điểm của AD. Chứng minh
(SKC) ⊥ (SID).

5 BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập 9. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA =
2a, SA⊥(ABC). Gọi I là trung điểm của BC . Chứng minh (SBC)⊥(SAI)

TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
BÀI TẬP VẬN DỤNG 26

2a

A M C
I
B

LỜI GIẢI
Chứng minh BC⊥(SAI) rồi suy ra (SBC)⊥(SAI)
Bài tập 10. Cho hình chóp S.MNPQ có dáy là hình thoi biết SM = SN = SP.
Chứng minh (SN Q) ⊥ (M N P Q)
LỜI GIẢI
Chứng minh M P ⊥ (SN Q) rồi suy ra (SN Q) ⊥ (M N P Q).
Bài tập 11. Cho tứ diện ABCD có cạnh AB vuông góc với mặt phẳng (BCD).
Trong tam giác BCD vẽ các đường cao BE và DF cắt nhau tại O. Trong mặt
phẳng ACD vẽ DK vuông góc với AC tại K . Gọi H là trực tâm của tam giác
(ACD).

a) Chứng minh (ACD)⊥(ABE) và (ACD)⊥(DKF ).

b) Chứng minh OH⊥(ACD).

LỜI GIẢI

a) Chứng minh CD⊥(ABE) rồi suy ra (ACD)⊥(ABE). Tương tự,chứng minh


DF ⊥(ABC), AC⊥(DKF ) rồi suy ra (ACD)⊥(DKF )

b) Tìm giao tuyến OH = (ABE) ∪ (DKF ), kết hợp với chứng minh câu a suy
ra giao tuyến OH cũng vuông góc với (ACD)

Bài tập 12. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, cạnh bên SA
[ = 60◦
vuông góc với mặt phẳng (ABCD), SA = a và ABC

a) Tính độ dài các cạnh SB, SC, SD.

b) Gọi I là trung điểm SC . Chứng minh rằng IB = ID.

LỜI GIẢI
NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
27 BÀI TẬP VẬN DỤNG

a) Tính SB, SC bằng định lý Pytago; tính AC rồi suy ra SD.

b) Chứng minh △IOB = △IOD rồi suy ra IB = ID

Bài tập 13. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Tam giác
SAB vuông cân tại S và nằm trong mặt phawrg vuông góc với đáy. Gọi I là
trung điểm của BC . Tan góc giữa (SAI) và (ABCD).
Hướng dẫn giải: - Gọi H là trung điểm của AB . Chứng minh SH⊥(ABCD).
- Chứng minh AI⊥DH .
\
- Chứng minh ((SAI); \
(ABCD)) = (SE; DH)
Bài tập 14. Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính
cosin của góc giữa hai mặt bên không liền kề nhau.

Hướng dẫn giải: 




 (P ) ∪ (Q) = d

- Sử dụng định nghĩa để tìm góc giữa hai mặt phẳng (P ) và (Q) a⊥d; a ⊂ (P )



b⊥d, b ⊂ (Q)
Khi đó góc giữa (P ) và (Q) chính là góc giữa hai đường thẳng a và b. - Sử dụng
định lý hàm số
cos trong tam giác để tính toán:
AB 2 + AC 2 − BC 2
Cho tam giác ABC , khi đó cosA =
2AB.AC
Bài tập 15. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, Ab =

AD 2, SA⊥(ABC). Gọi M là trung diểm của AB. Góc giữa hai mặt phẳng

TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO 28

(SAC) và (SDM ) bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:


\
Chứng minh (SAC)⊥(SDM ) từ đó suy ra ((SAC); (SDM )) = 90◦

6 BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO

Bài tập 16. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông
góc với đáy. Hai điểm M, N lần lượt thay đổi trên cạnh CB và CD, đặt CM =
x, CN = y . Tìm hệ thức liên hệ giữa x và y để hai mặt phẳng (SAM ) và (SAN )
tạo với nhau một góc 90◦ ?

LỜI GIẢI
- Xác định góc giữa (SAM ) và (SAN ) bằng cách xác định hai đường thẳng lần
lượt nằm trong hai mặt phẳng và cùng vuông góc với giao tuyến SA.
- Sử dụng định lí Pytago tính các đoạn thẳng AM, AN, M N theo a, x, y .
- Áp dụng định lí Pytago đảo chứng minh △AM N vuông.
Giải:

NGUYỄN THỊ KHẢ VY TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC
29 BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO




(SAM ) ∪ (SAN ) = SA

AM ⊥SA



AN ⊥SA
\
⇒ ((SAM ), (SAN )) = (AM
\ ; AN ) = M
\ AN = 90◦
Ta có:
AM 2 = AB 2 + BM 2 = a2 + (a − x)2
AN 2 = AD2 + DN 2 = a2 + (a − y)2
M N 2 = x2 + y 2
Xét △ vuông AM N có:
M N 2 = AM 2 + AN 2
⇒ x2 + y 2 = a2 + (a − x)2 + a2 + (a − y)2
⇔ 0 = 4a2 − 2ax − 2ay
⇔ x + y = 2a

TIỂU LUẬN MÔN: DẠY HỌC HÌNH HỌC NGUYỄN THỊ KHẢ VY
CHƯƠNG 4

MỘT SỐ LƯU Ý DẠY HỌC

- Có cách dẫn dắt vào bài học tự nhiên, logic, lôi cuốn và liên quan đến
bài học.

- Biết vận dụng linh hoạt giữa lời nói, viết bảng, sách giáo khoa và trình chiếu.

- Chia bảng viết thành 2 phần, phần bảng bên trái để viết nội dung kiến
thức trọng tâm còn phần bảng bên phải dùng để viết các ví dụ minh họa.

- Giáo viên sử dụng đúng thuật ngữ toán học.

- Có mô hình mô tả Hình học, dụng cụ dạy học đầy đủ là một lợi thế.

- Không bỏ qua phần lý thuyết để học sinh nắm vững các định nghĩa, định lý.

- Cho mỗi dạng bài tập là một ví dụ cụ thể.

- Dạy học từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao.

- Giáo viên tìm hiểu những cách giải khác, hướng đi khác trong cùng một
bài toán.

- Sau khi làm bài tập, chốt lại phương pháp nào phù hợp, dấu hiệu nhận
biết từng dạng bài.

- Vừa giảng vừa quan sát lớp học để dễ dàng kiểm soát tình hình, tránh
trường hợp giáo viên chỉ nói chuyện với bảng.

- Sau khi dạy xong, hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN

Hình học không gian là một phần không thể thiếu trong chương trình Toán
Trung học phổ thông. Phần này tương đối khó đối với việc nghiên cứu của em
nói riêng và đối với chương trình học của học sinh hiện nay nói chung. Em
mong rằng bài tiểu luận này có thể giúp người đọc cũng cố lại những kiến thức
đã học,biết được cách làm toán từ cơ bản đến nâng cao về quan hệ vuông góc
trong không gian và các bạn sinh viên có thể biết thêm một số lưu ý trong dạy
học. Mặc dù rất cố gắng và có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn,
nhưng do thời gian hạn hẹp và sự tiếp thu vẫn chưa hoàn thiện nên vẫn còn
nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp của quý thầy cô, các bạn sinh viên và
các đọc giả quan tâm đến đề tài để lài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sách giáo khoa và sách bài tập hình học 11 chương trình cũ.

[2] Sách giáo khoa và sách bài tập hình học nâng cao lớp 11 chân trời sáng
tạo.

[3] (2022) 100 bài hai mặt phẳng vuông góc từ cơ bản đến nâng cao – Thi tốt
nghiệp trung học phổ thông

You might also like