Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

Khoa Dược

TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU,

CHỐNG VIÊM TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH

CƠ - XƯƠNG - KHỚP TẠI TT Y TẾ THÀNH PHỐ HUẾ

N
À
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trương Viết Thành

Học viên thực hiện


M: Đặng Ngọc Bảo Trân

Lớp: CK1 Dược lý, dược lâm sàng

Khóa: 2020 – 2022

Huế, 2022
MỤC LỤC
Chương 1. TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh cơ - xương - khớp............................................................3

1.1.1. Khái niệm bệnh cơ - xương - khớp..............................................................3

1.1.2. Một số nguyên nhân đau xương khớp mạn tính thường gặp........................3

1.1.3. Một số bệnh cơ - xương - khớp thường gặp tại TT Y tế Thành phố Huế.....4

1.2. Thuốc giảm đau nhóm opioid..........................................................................7

1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................7

1.2.2. Phân loại......................................................................................................8

1.2.3. Chỉ định của thuốc giảm đau opioid............................................................8

1.2.4. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau opioid....................................................9

1.3. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid..................................................10

1.3.1. Khái niệm...................................................................................................10

1.3.2. Tác dụng chính và cơ chế...........................................................................10

1.3.3. Tác dụng không mong muốn......................................................................11

1.3.4. Chỉ định của NSAID...................................................................................12

1.3.5. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID.......................................12

1.3.6. Một số NSAID thông dụng hiện nay...........................................................13

1.4. Thuốc giảm đau khác.....................................................................................14

1.4.1. Dẫn xuất aminophenol...............................................................................14

1.4.2. Thuốc giảm đau trung ương nefopam hydroclorid....................................14

1.5. Thuốc chống viêm glucocorticoid (GC)................................................15

1.5.1. Khái niệm chung........................................................................................15

1.5.2. Cơ chế và tác dụng chống viêm.................................................................15


1.5.3. Tác dụng phụ của GC................................................................................16

1.5.4. Chống chỉ định...........................................................................................17

1.5.5. Các nhóm thuốc chống viêm Glucocorticoid đang được sử dụng hiện nay
..............................................................................................................................17

1.7. Một vài nét về Trung tâm Y tế Thành phố Huế:...........................................18


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................20

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...................................................................................20

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................................20

2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................20

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................20

2.2.2. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................20

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................20

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................21

2.3.1. Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu......................................21

2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh cơ, xương khớp tại bệnh
viện.......................................................................................................................22

2.3.3. Khảo sát hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng của đau..................................23

2.3.4. Một số quy ước đánh giá trong nghiên cứu...............................................23

2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu...........................................................................27

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................28


Chương 4. BÀN LUẬN.......................................................................................28
KẾT LUẬN 28
KIẾN NGHỊ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................29
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR : Adverse Drug Reactions (Phản ứng có hại của thuốc)

ADE : Adverse Drug Event (Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc)

BN : Bệnh nhân

CXK : Cơ - xương - khớp

COX : Cyclooxygenase

DTVN : Dược thư việt nam

GC : Glucocortioid

HDSD : Hướng dẫn sử dụng

NSAID : Non Steroid Anti-Inflammatory Drug (Thuốc chống viêm không


Steroid)

PG : Prostaglandin

VLTL : Vật lý trị liệu

YHCT : Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG TÊN BẢNG TRANG

Bảng liều một số thuốc giảm đau bậc 1 - 2 theo


Bảng 1.1 10
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Bảng 1.2 Phân loại một số thuốc NSAID thông dụng 15

Bảng 1.3 Một số chế phẩm và liều thông dụng của các GC 19

Bảng 1.4 Một số thuốc khác có tác dụng hỗ trợ giảm đau 20

Bảng 2.1 Mức độ yếu tố nguy cơ loét do NSAID 25

Khuyến cáo dùng NSAID cho bệnh nhân có nguy cơ


Bảng 2.2 25
tiêu hóa và nguy cơ tim mạch

Bảng 2.3 Tiêu chí đánh giá nguy cơ gãy xương của bệnh nhân 27

Bảng 2.4 Bảng phân loại mức độ đau của bệnh nhân 27

DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH TÊN HÌNH TRANG

Vai trò của enzym cyclooxygenase (COX),


Hình 1.1 lypooxygenase (LOX) và tác dụng của thuốc chống 11
viêm NSAID

Hình 1.2 Cơ chế chống viêm của GC 17


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Báo cáo tổng quan thống kê y tế thế giới năm 2019 của WHO cho biết
tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới tăng từ 66,5 lên 72 tuổi, tuổi thọ tăng cao, dân
số thế giới ngày càng già đi. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi là
mục tiêu quan trọng của công tác y tế trong giai đoạn hiện nay. Một trong những
căn bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khó có thể điều trị khỏi đó là các
bệnh lý về cơ xương khớp. Trong báo cáo gần đây của Hoa Kỳ cho thấy cứ hai
người Mỹ trưởng thành thì có một người sống với tình trạng mắc bệnh cơ - xương -
khớp, con số này tương đương với những người mắc bệnh tim mạch hoặc hô hấp
mãn tính cộng lại [31]. Nếu không được điều trị thích hợp, nó sẽ gây trở ngại đến
các hoạt động hàng ngày của người cao tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
và gia tăng các gánh nặng về tài chính, tinh thần cho gia đình, hệ thống y tế và xã
hội [32].
Thuốc dùng để điều trị bao gồm các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn
cơ… Trong các nhóm thuốc này, hai nhóm thuốc giảm đau, chống viêm steroid và
không steroid được sử dụng rất rộng rãi tuy nhiên tác dụng giảm đau, chống viêm
bao giờ cũng đi kèm với một số tác dụng không mong muốn và việc lạm dụng sẽ
dẫn đến những hậu quả không tốt cho sức khỏe [15], [20], [24]. Vì vậy vấn đề sử
dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị tại bệnh viện như thế nào để đạt
hiệu quả điều trị cao và hạn chế các tác dụng không mong muốn là một vấn đề luôn
được quan tâm.
Số liệu thực tế cho thấy các thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị các bệnh về
cơ - xương - khớp chiếm tỷ lệ khá cao trong danh mục thuốc bệnh viện. Để thấy rõ
hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng không mong muốn và đánh giá hiệu quả giảm
đau của các phương pháp điều trị bệnh cơ - xương - khớp nhằm cải thiện chất lượng
điều trị tại Bệnh viện chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình sử
dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong điều trị các bệnh cơ - xương - khớp tại
Trung tâm Y tế Thành Phố Huế” nhằm các mục tiêu sau:
- Khảo sát đặc điểm bệnh nhân điều trị các bệnh cơ - xương - khớp tại Trung tâm Y
tế Thành Phố Huế năm 2022.

1
- Phân tích tình hình sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm của các bệnh nhân mắc
bệnh cơ - xương - khớp tại Trung tâm Y tế Thành Phố Huế năm 2022.
- Khảo sát hiệu quả giảm đau của bệnh nhân khi điều trị bệnh cơ - xương - khớp tại
Trung tâm Y tế Thành Phố Huế năm 2022.

2
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về bệnh cơ - xương - khớp

1.1.1. Khái niệm bệnh cơ - xương - khớp

Bệnh cơ - xương - khớp là những bệnh lý gây rối loạn chức năng sinh lý của
cơ xương khớp. Với các triệu chứng chính là hiện tượng đau nhức, hạn chế vận
động [8], [13].
Các bệnh CXK thường gặp như: thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị
đĩa đệm cột sống cổ, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp gối, hội chứng cánh tay - cổ,
viêm khớp háng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp,
viêm quanh khớp vai, thoái hóa cột sống cổ.
Các phương pháp điều trị bệnh CXK gồm: điều trị không dùng thuốc, dùng
thuốc và phẫu thuật [1], [2].
- Điều trị không dùng thuốc: vật lý trị liệu (điện trị liệu, nhiệt trị liệu, ánh
sáng trị liệu,…), châm cứu, phục hồi chức năng [1].
- Dùng thuốc:
+ Thuốc Y học cổ truyền (YHCT) gồm: các thuốc thành phẩm YHCT, các
bài thuốc cổ phương, tân phương gia giảm [2].
+ Thuốc tân dược gồm: thuốc điều trị triệu chứng (nhằm cải thiện triệu
chứng viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động: các thuốc kháng viêm không
steroid, corticosteroids) [1], [2].
+ Thuốc điều trị cơ bản: điều trị theo cơ chế sinh bệnh, làm thay đổi tiến triển
bệnh [1], [2].
1.1.2. Một số nguyên nhân đau xương khớp mạn tính thường gặp

- Các bệnh có diễn biến mạn tính, có kèm đợt cấp tính: gút, viêm khớp dạng
thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống.
- Các bệnh có diễn biến mạn tính: gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống
dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm
khuẩn, hoại tử vô khuẩn đầu trên xương đùi, đau xơ cơ (fibromyalgie), đau xương
khớp do trầm cảm [18], [19].

3
1.1.3. Một số bệnh cơ - xương - khớp thường gặp tại TT Y tế Thành phố Huế

1.1.3.1. Viêm quanh khớp vai


Định nghĩa: Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý
viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không
bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như
viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…
Theo Welfling (1981) có 4 thể lâm sàng của viêm quanh khớp vai:
- Đau vai đơn thuần thường do bệnh lý gân.
- Đau vai cấp do lắng đọng vi tinh thể.
- Giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu hoặc đứt các gân
mũ cơ quay khiến cơ delta không hoạt động được.
- Cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, có thắt bao khớp, bao khớp dày,
dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo - xương cánh tay [1], [2].
Nguyên nhân:
- Thoái hóa gân do tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.
- Nghề nghiệp lao động nặng có các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại.
- Tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên
quá vai như chơi cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền.
- Chấn thương vùng vai do ngã, trượt, tai nạn ô tô, xe máy.
- Một số bệnh lý khác (tim mạch, hô hấp, tiểu đường, thần kinh,…) [1].
1.1.3.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Định nghĩa: thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày đĩa đệm cột sống thoát
ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh
sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội chứng
thắt lưng hông điển hình [2], [9].
Nguyên nhân: người lớn tuổi thường có sự thoái hóa đĩa sống lúc đó và vành
thớ mất tính đàn hồi, từ đó nhân dễ dàng phá vỡ vành thớ để di chuyển về phía sau,
hay phía bên khi cột sống làm các động tác hàng ngày khiến đĩa đệm phải chịu
những động lực trong mọi chiều. Người trẻ thường do yếu tố sai tư thế khiến đĩa
đệm cột sống bị đè ép quá nặng dẫn đến đè ép quá nặng tổn thương vành thớ như
động tác gập xoay cột sống, gập duỗi và nghiêng của cột sống. Những yếu tố gây
nên thoát vị cột sống: áp lực trọng tải cao, áp lực căng phồng của tổ chức đĩa đệm

4
cao, sự lỏng lẻo trong từng phần với sự tan rã của tổ chức đĩa đệm, lực đẩy, xoắn
vặn nén ép quá mức vào đĩa đệm cột sống [2].
1.1.3.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Định nghĩa: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi khối nhân nhầy thoát ra
khỏi bao xơ và gây chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy cổ có thể gây đau lan tỏa
dọc theo đường đi của dây thần kinh đến cánh tay, bàn ngón tay thậm chí gây ra liệt.
Bệnh hay gặp ở người trên 40 tuổi. Cột sống cổ có 7 đốt sống, giữa 2 đốt
sống từ C2 - C7 có các đĩa đệm gian đốt, mỏng ở phía sau, dày ở phía trước, được
cấu tạo bởi các vòng collagen, mâm sụn, và nhân nhày có chiều cao 3mm bằng 2/3
chiều cao thân đốt. Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm rất nghèo nàn vì vậy nên
quá trình lão hóa xảy ra sớm [2], [9], [13].
Nguyên nhân: thoái hóa sinh học theo tuổi, lão hóa, do đĩa đệm phải chịu áp
lực trọng tải của đầu; thoái hóa bệnh lý do yếu tố bệnh lý, cơ học, miễn dịch,
chuyển hóa, di truyền [4], [12], [17].
1.1.3.4. Đau dây thần kinh tọa
Định nghĩa: đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi
cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới
mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy
theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30 - 50 tuổi).
Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ
cao hơn nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Tỷ lệ đau thần
tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại cộng đồng miền Bắc Việt Nam là
0,64% (2010) [1], [2], [9].
Nguyên nhân: nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị
đĩa đệm; trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng.
Các nhóm nguyên nhân do thoái hóa này có thể kết hợp với nhau; Các nguyên nhân
hiếm gặp hơn: viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi
khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…[1], [2], [9].
1.1.3.5. Hội chứng cổ - vai - cánh tay
Định nghĩa: Hội chứng cổ - vai - cánh tay còn gọi là hội chứng vai cánh tay
hay bệnh lý rễ tủy cổ là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh
lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ
và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.

5
- Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm
theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần
kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [1].
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân thường gặp nhất (70 - 80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái
hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20 - 25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái
hóa cột sống cổ.
- Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng
xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
1.1.3.6. Thoái hóa khớp gối
Định nghĩa: thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học
làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Sự mất
cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá
và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái,
sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn
hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương
dưới sụn.
Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối [1].
Nguyên nhân:
- Thoái hoá khớp nguyên phát: là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn,
thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở một hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra
có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo
đường...) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa [1], [9].
- Thoái hoá khớp thứ phát: bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do
sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch...); các bất
thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); khớp gối
quay vào trong (genu varum); khớp gối quá duỗi (genu recurvatum...) hoặc sau các
tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,
lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp - bệnh Hemophilie…) [1], [9].
1.1.3.7. Thoái hoá khớp
Định nghĩa: Thoái hoá khớp là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp, biểu
hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó có biến đổi ở bề mặt khớp và hình thành các gai
xương, khe khớp hẹp cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Đây là một bệnh tiến triển
chậm nhưng gây tổn thương toàn bộ khớp. Viêm màng hoạt dịch là biểu hiện thứ
phát do những biến đổi thoái hoá của sụn khớp [2].

6
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là hậu quả của quá
trình tích tuổi và sự chịu lực tác động thường xuyên lên khớp. Trước 45 tuổi tỷ lệ
nam nữ bị bệnh ngang nhau, sau 45 tuổi nữ bị nhiều hơn nam giới (1,5 - 2/1) [2].
1.1.3.8. Thoái hoá cột sống thắt lưng
Định nghĩa: Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính tiến triển từ từ,
tăng dần gây đau, biến dạng và hạn chế tầm vận động cột sống mà không có biểu
hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp đốt sống và
thoái hóa đĩa đệm ở gian đốt sống phối hợp với thay đổi ở phần xương dưới sụn và
màng hoạt dịch [1], [2].
Nguyên nhân: Thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ;
nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống,
bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao
động … Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo
dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất
tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng
và biến chứng trong thoái hóa cột sống [1].
1.1.3.9. Thoái hóa cột sống cổ
Định nghĩa: Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến
triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn
thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống
cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào song đoạn C5 - C6 - C7 là thường gặp
nhất [1], [2].
Nguyên nhân: Quá trình lão hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và
quanh khớp (cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…). Tình trạng chịu áp lực quá
tải kéo dài của sụn khớp [1].
1.2. Thuốc giảm đau nhóm opioid

1.2.1. Khái niệm

Thuốc giảm đau nhóm opioid hay thuốc giảm đau trung ương là các thuốc có
tác dụng giảm đau mạnh do ức chế trung tâm đau ở não và ngăn cản đường dẫn
truyền cảm giác đau từ tuỷ sống lên não. Tác dụng giảm đau thường kèm theo tác
dụng gây ngủ nên còn gọi là thuốc giảm đau gây ngủ. Tác dụng giảm đau luôn kèm
theo tác dụng gây nghiện nên còn gọi là thuốc giảm đau gây nghiện [5].

7
1.2.2. Phân loại

1.2.2.1. Theo nguồn gốc:


Các opiat tự nhiên: Các alkaloid có trong nhựa thuốc phiện, chủ yếu là
morphin, codein, thebain.
Các opioid bán tổng hợp: Là những chất được tạo ra từ các opiat tự nhiên
như hydromorphon, hydrocodon, oxycodon, oxymorphon, desomorphin,
diacetylmorphin (heroin), nicomorphin, dipropanoylmorphin, benzylmorphin,
ethylmorphin, buprenorphin.
Các opioid hoàn toàn do tổng hợp: fentanyl, pethidin, methadon, tramadol,
dextropropoxyphen, các anilidopiperidin, phenylpiperidin, các dẫn chất
diphenylpropylamin, các dẫn chất benzomorphan, dẫn chất oripavin, dẫn chất
morpinan.
Các opioid nội sinh do cơ thể sinh ra: Các endorphin, enkephalin, dynorphin,
endomorphin [4].
1.2.2.2. Theo mức độ giảm đau:
Loại giảm đau mạnh: morphin, fentanyl, pethidin, methadon,
hydromorphon…
Loại giảm đau trung bình: tramadol, codein, propoxyphen… [5]
1.2.3. Chỉ định của thuốc giảm đau opioid

Dạng thiên nhiên đã bào chế: Hầu như không còn dùng để giảm đau. Codein
còn được dùng để giảm đau hoặc giảm ho cho người lớn. Cồn paregoric, cồn thuốc
phiện, viên nén opizoic: Hầu như không còn được dùng để điều trị tiêu chảy. Thuốc
giảm đau opioid: Chủ yếu giảm đau vừa và nặng, đặc biệt là các đau do ung thư giai
đoạn cuối [4].
Các thuốc giảm đau trung ương sử dụng trong điều trị bệnh cơ - xương -
khớp:
- Morphin: đau dây thần kinh tọa, ung thư di căn xương.
- Codein, tramadol (thường dùng kết hợp với paracetamol): thoái hóa cột
sống thắt lưng, hội chứng đau thắt lưng, hội chứng cổ - vai - cánh tay, viêm quanh
khớp vai, thoái hóa cột sống cổ [1].
Sơ đồ bậc thang sử dụng thuốc giảm đau của WHO [1].
- Bậc 1: Thuốc không có morphin (paracetamol, thuốc chống viêm không
steroid liều thấp, noramidopyrin, floctafenin...).

8
- Bậc 2: Morphin yếu (codein, dextropropoxyphen, buprenorphin, tramadol).
- Bậc 3: Morphin mạnh.
Điều trị giảm đau trong các bệnh CXK tại Việt Nam chủ yếu sử dụng thuốc
giảm đau bậc 1 và 2. Thuốc bậc 1 là các NSAID liều thấp thường được khuyến cáo
nên sử dụng nhóm ức chế chọn lọc COX2 [1].

Bảng 1.1. Bảng liều một số thuốc giảm đau bậc 1 - 2 theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) [1]
Liều 24h giờ Trình bày
Bậc Tên chung
(mg) (mg)
Viên nén 500
Paracetamol 500 - 3000 Viên nén 650
Viên sủi 500
Bậc1 Floctafenin 200 - 1200 Viên nén 200

Thuốc chống viêm không steroid 100 - 200 Viên nén


Paracetamol 325 mg + Tramadol 1 - 4 lần, mỗi lần
Viên nén
37,5mg 1 - 2 viên
Bậc 2
Paracetamol 500 mg 1 - 3 lần, mỗi lần
Viên sủi
+ Codein 30 mg 1 - 2 viên
1.2.4. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau opioid

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau opioid có thể không phụ thuộc vào liều
hoặc phụ thuộc liều và độ dài điều trị [5].
Các ADR thường gặp là buồn nôn, nôn, ngủ gà, ngứa, khô miệng, co đồng tử
và táo bón. Các ADR ít gặp hơn ở người dùng opioid để giảm đau là: Hô hấp bị ức
chế (phụ thuộc liều dùng), lú lẫn, hoang tưởng, sảng, nổi mày đay, giảm thân nhiệt,
nhịp tim nhanh hoặc chậm, giảm huyết áp thế đứng, ù tai, nhức đầu, ứ nước tiểu,
cơn co thắt niệu quản hoặc ống mật, cứng cơ, rung cơ (khi dùng liều cao), cơn bốc
hỏa (do làm giải phóng histamin; trừ các thuốc fentanyl, remifentanil). Dùng opioid
để điều trị hay dùng dài ngày có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể do làm
giảm các tế bào gốc tạo ra đại thực bào và tế bào lympho, ảnh hưởng đến sự biệt
hóa lympho, ngăn cản bạch cầu di chuyển. Ở một số bệnh nhân bị mắc ung thư giai
đoạn cuối dùng opioid để giảm đau lại có hiện tượng tăng đau. Hiện tượng này
thường do tăng liều quá nhanh [4].

9
1.3. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

1.3.1. Khái niệm

Thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau,
chống viêm không có cấu trúc steroid, không có tác dụng gây nghiện [3], [29], [30].
1.3.2. Tác dụng chính và cơ chế

Thuốc chống Phospholipid màng


viêm không tế bào
Steroid
Acid arachidonic
(-) (-)

COX-1 LOX
COX-2
Thromboxan A2 Prostaglandin Prostaglandin Leucotrien
sinh lý gây viêm

Kết tập tiểu cầu Tăng bài tiết chất Viêm Viêm
chất nhầy dạ dày
Co thắt phế quản
Tăng sức lọc cầu
thận
Hình 1.1. Vai trò của enzym cyclooxygenase (COX), lipooxygenase và tác dụng
của các NSAID [3]
1.3.2.1. Tác dụng và cơ chế chống viêm
Các thuốc NSAID đều ức chế enzym cyclooxygenase (COX) ngăn cản tổng hợp
prostaglandin (PG) là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm quá trình
viêm (đây là cơ chế quan trọng nhất).
Người ta tìm ra 2 loại enzym COX: COX - 1 và COX - 2, COX - 1 có nhiều
ở các tế bào lành, tạo ra các PG cần cho tác dụng sinh lý bình thường ở một số cơ
quan trong cơ thể, duy trì cân bằng nội môi, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thận. Trong

10
khi đó COX - 2 chỉ xuất hiện ở các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra các PG
gây viêm [3], [20].
1.3.2.2. Tác dụng giảm đau
Thuốc có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến đau vừa, vị trí tác dụng là ở các
reseptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các chứng đau
do viêm.
Cơ chế giảm đau: thuốc làm giảm tổng hợp PGF 2, làm giảm tính cảm thụ của
ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như
bradykinin, serotonin,…[3], [20].
Ngoài ra, NSAID còn có tác dụng hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu [3].
1.3.3. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn của các NSAID chủ yếu liên quan đến tác dụng
ức chế tổng hợp PG [3].
1.3.3.1. Tác dụng trên tiêu hóa:
Kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu
hóa,…Nguyên nhân là do thuốc ức chế tổng hợp PGE1 và PGE2 làm giảm tiết chất
nhầy và các chất bảo vệ niêm mạc, tạo thuận lợi cho các yếu tố gây loét xâm lấn [3].
1.3.3.2. Tác dụng trên máu:
Kéo dài thời gian chảy máu do thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, giảm tiểu cầu và
giảm prothrombin. Hậu quả gây kéo dài thời gian đông máu, mất máu không nhìn
thấy qua phân, tăng nguy cơ chảy máu…[3], [29], [30].
1.3.3.3. Tác dụng trên thận
Do ức chế PGE2 và PGI2 (là những chất có vai trò duy trì dòng máu đến thận)
nên làm giảm lưu lượng máu qua thận, giảm sức lọc cầu thận, giảm thải dẫn đến ứ
nước, tăng kali máu và viêm thận kẽ [3].
1.3.3.4. Tác dụng trên hô hấp
Gây cơn hen giả trên người không bị hen hoặc làm tăng các cơn hen ở người
hen phế quản. Nguyên nhân do thuốc ức chế cyclooxygenase nên acid arachidonic
tăng cường chuyển hóa theo con đường tạo ra leucotrien gây co thắt phế quản [3].
1.3.3.5. Các tác dụng không mong muốn khác
Mẫn cảm (ban da, mề đay, sốc quá mẫn); gây độc với gan; gây dị tật ở thai
nhi nếu dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoặc kéo dài thời kỳ mang thai và
làm chậm chuyển dạ, xuất huyết khi sinh vì PGE làm tăng co bóp tử cung…[3].

11
1.3.4. Chỉ định của NSAID

Giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt hiệu quả đối với các loại đau
có kèm viêm.
Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt.
Chống viêm: các dạng viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng thấp, thấp khớp
cấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút,…) [3].
1.3.5. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID

Tất cả các NSAID đều có ADR liên quan đến chính cơ chế ức chế COX - 1,
làm giảm sự tạo prostaglandin nên giảm sự tạo chất nhầy và NaHCO 3 tại dạ dày,
làm tăng nguy cơ gây loét ống tiêu hóa mà chủ yếu hay gặp là loét dạ dày. Tác dụng
này gặp cả khi dùng bằng đường tiêm hoặc bôi ngoài trên diện rộng liên quan đến
khả năng thấm thuốc vào máu.
Ngoài xuất huyết tiêu hóa và loét dạ dày, các NSAID còn gây tổn thương ở
ống tiêu hóa dưới (đoạn cuối ruột non và ruột già), tắc ống tiêu hóa do tạo thành các
chít hẹp (đặc trưng của tổn thương ruột do NSAID). Tai biến này thường gặp với
các dạng thuốc phóng thích chậm và dạng viên bao tan trong ruột.
Độ tan thấp và độ kích ứng cao của chế phẩm do tính acid của phân tử làm
trầm trọng thêm tác dụng phụ này.
Để giảm bớt các tác dụng phụ trên ống tiêu hóa có thể xử trí như sau:
- Cách uống thuốc:
+ Các thuốc NSAID (trừ paracetamol) gây kích ứng niêm mạc đường tiêu
hóa nên những thuốc này được chỉ định uống sau bữa ăn. Đối với những thuốc bị
thức ăn làm giảm hấp thu (aspirin) thì nên chọn dạng bào chế thích hợp như viên
sủi, viên bao tan ở ruột…hay trước khi uống nên dùng hồ tinh bột, cháo loãng hoặc
sữa để bao đường tiêu hóa trước.
+ Đối với viên nén trần thì phải uống sau bữa ăn, nhai kỹ viên và kèm theo
uống nhiều nước (khoảng 200ml nước) để giảm thời gian lưu thuốc ở dạ dày.
+ Đối với viên bao tan ở ruột thì nên uống xa bữa ăn (khoảng 30 phút
trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn, vì nếu uống cùng thức ăn thuốc có thể lưu lại ở
dạ dày lâu (từ 1 - 8 giờ) dễ làm màng bao viên bị vỡ.
+ Đối với viên sủi, thuốc bột khi pha thành dung dịch thì có thể uống
trước hay sau bữa ăn, bởi vì dạng dung dịch thuốc không bị cản trở bởi thức ăn mà
nhanh chóng được chuyển xuống ruột nên tránh được tác dụng kích ứng dạ dày.

12
+ Trong mọi trường hợp nên uống nhiều nước. Lượng nước lớn có tác
dụng làm tăng độ tan của thuốc, giúp cho thuốc tiếp xúc với bề mặt rộng lớn của
ống tiêu hóa tốt hơn, do tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc hấp thu nhanh hơn.
- Cách lựa chọn dạng bào chế:
Dựa vào ưu nhược điểm của các dạng bào chế của các thuốc NSAID, để
tránh tác dụng kích ứng dạ dày có thể dùng các dạng viên bao tan ở ruột, viên sủi,
thuốc bột, thuốc đạn. Trong trường hợp người bệnh bị đau cấp tính, cần thuốc xuất
hiện tác dụng nhanh thì nên sử dụng thuốc tiêm.
- Các thuốc dùng kèm khác:
Để điều trị dự phòng, làm giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, có thể
dùng các nhóm sau:
+ Nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol 20 mg) hoặc ức chế H 2
(famotidin 40 mg) uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
+ Misoprostol: chất đồng đẳng của prostaglandin E 1: 200 μg/viên, 4
viên/24h, chia 4 lần; sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ.
+ Các thuốc bọc niêm mạc ít hiệu quả, nếu chỉ định dùng phải dùng sau ăn
1 - 2 giờ để tránh cản trở hấp thu thuốc chống viêm không steroid [3], [5].
1.3.6. Một số NSAID thông dụng hiện nay

Bảng 1.2. Phân loại một số thuốc NSAID thông dụng [3]

Dẫn chất Thuốc cụ thể Tác dụng

Acid acetylsalicylic,
Acid salicylic
Methylsalicylat, Diflunisal

Phenylbutazon, Metamizol,
Pyrazolon
Noramidopyrin...
Giảm đau, hạ sốt,
Indomethacin, Sulin dac, chống viêm
Indol
Tolmentin, Etodolac

Piroxicam, Tenoxicam,
Oxicam
Meloxicam

Acid propionic Ibuprofen. Ketoprofen,

13
Dẫn chất Thuốc cụ thể Tác dụng

Naproxen, Fenoprofen,
Flurbiprofen, Oxaprozin

Acid phenylacetic Diclophenac

Acid Mefenamic,
Acid fenamic
Acid meclofenamic

Celecoxib, Rofecoxib,
Coxib
Valdecoxib

Khác Nimesulid

Aminophenol Acetaminophen Hạ sốt, giảm đau

Acid floctafenic Floctafenin Giảm đau

1.4. Thuốc giảm đau khác

1.4.1. Dẫn xuất aminophenol

Tác dụng và cơ chế [3]:


Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt không có tác dụng chống viêm.
Tác dụng giảm đau, hạ sốt tương đương aspirin.
Paracetamol có tác dụng hạ sốt khi cơ thể bị sốt do bất kỳ nguyên nhân nào
(cơ chế giống các NSAID).
Ở liều điều trị thuốc ít ảnh hưởng tối hệ tim mạch, hô hấp, không làm thay đổi
cân bằng acid - base, không gây kích ứng tiêu hoá, không chống kết tập tiểu cầu [3].
1.4.2. Thuốc giảm đau trung ương nefopam hydroclorid

Nefopam là một loại thuốc giảm đau mạnh và tác dụng nhanh, khác biệt với
các thuốc giảm đau tác dụng trung ương khác như morphin, codein, pentazocine và
propoxyphen. Không giống như các chất gây mê, Nefopam đã được chứng minh là
không gây ức chế hô hấp [34].

14
Cơ chế tác dụng: tác dụng ưu thế lên hệ thần kinh trung ương do ức chế sự
tiếp nhận các dẫn truyền thần kinh của dopamin, norephedrin và serotonin tại synap.
Trái với các thuốc nhóm opiat, nefopam không gây ra suy hô hấp và khả năng gây
nghiện rất thấp. Nefopam có hoạt tính kháng cholinergic yếu, thuốc làm tăng nhịp
tim và làm tăng co bóp cơ tim nhẹ.
Nefolin có thể sử dụng cho các bệnh nhân bị loét dạ dày - ruột và bị hạn chế
dùng các thuốc giảm đau khác.
Chỉ định: Nefopam được chỉ định để giảm đau cấp tính và mãn tính, bao gồm
đau sau phẫu thuật, đau răng, đau cơ xương, đau do chấn thương cấp tính và đau do
ung thư [34].
1.5. Thuốc chống viêm glucocorticoid (GC)

1.5.1. Khái niệm chung

GC là một nhóm thuốc có nguồn gốc ban đầu từ vỏ thượng thận, có cấu trúc
chung là nhân steroid, chất do tuyến thượng thận tiết ra là hydrocortison. Do tác
dụng chống viêm mạnh và toàn diện (tất cả các giai đoạn của quá trình viêm) nên
tác dụng này được sử dụng nhiều trong điều trị và có tên là thuốc chống viêm
steroid. Một loạt chế phẩm tổng hợp ra đời có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhiều
so với hydrocortison mà lại giảm được tác dụng không mong muốn là giữ muối -
nước làm cho vị trí của nhóm thuốc này trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng
nhóm thuốc này trong điều trị gặp phải khó khăn liên quan đến tác dụng phụ, trong
đó có những tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống [3].
1.5.2. Cơ chế và tác dụng chống viêm

Glucocorticoid (GC) có tác dụng chống viêm mạnh do:


Ngăn chặn giải phóng acid arachidonic từ phospholipid màng bằng cách ức
chế phospholipase A2. Ức chế tạo thành prostaglandin và các chất trung gian hóa
học gây viêm từ acid arachidonic thông qua ức chế cyclooxygenase. Giảm đáp ứng
viêm tại chỗ bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin, giảm mức bradykinin ở
mô viêm và giảm hoạt tính của yếu tố hoạt hóa plasminogen và collagenase [3].

Phospholipid màng

Phospholipase (-) (+) GC


A2
15
Acid arachidonic
Lipocortin

Hình 1.2. Cơ chế chống viêm của GC [3]

1.5.3. Tác dụng phụ của GC

Gây xốp xương: cơ chế gây xốp xương là do GC tăng cường sự hủy xương,
nhưng lại ức chế quá trình tạo xương, do đó ngăn cản sự đổi mới của mô xương và
tăng quá tình tiêu xương. Các tác dụng này thêm với việc ngăn cản hấp thu calci từ
ruột và tăng thải calci qua nước tiểu làm xương xốp nhanh hơn, đặc biệt là phụ nữ
sau mãn kinh và người cao tuổi [3], [29], [30].
Tăng khả năng bị nhiễm trùng: tác dụng ức chế miễn dịch của glucocorticoid
dẫn tới hậu quả giảm khả năng chống đỡ của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Bệnh
nhân sử dụng glucocorticoid dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm.
Chậm liền sẹo: GC ức chế hình thành tế bào sợi, giảm tạo collagen, giảm sự
hình thành mô liên kết. Tác dụng này cũng là hậu quả của sự ức chế tổng hợp
protein. Hậu quả của quá trình này là chậm liền sẹo, làm mỏng da và mất collagen
trong tổ chức xương. Vì hậu quả này, nên tránh sử dụng GC sau phẫu thuật [3],
[29], [30].
Loét dạ dày - tá tràng: các tai biến này thường gặp nhiều ở bệnh nhân cao
tuổi và tai biến ở dạ dày nhiều hơn ruột. Tác dụng phụ này không phụ thuộc loại
corticoid và liều. Tuy nhiên hiện tượng thủng dạ dày gặp nhiều hơn ở bệnh nhân
dùng liều cao. Loét và thủng xảy ra cả khi dùng thuốc ngoài đường tiêu hóa (tiêm,
viên đặt…). Có thể dùng thuốc trung hòa dịch vị (antacid) nhưng không được uống
đồng thời với GC [3], [29], [30].
Suy thượng thận cấp: suy thượng thận cấp là một tai biến đáng ngại khi dùng
corticoid, thường xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài (Hội chứng cushing do thuốc).
Việc ngừng thuốc trong trường hợp này vẫn phải tuân theo quy tắc giảm liều
từng bậc chứ không được ngừng đột ngột. Sau khi dừng thuốc, nếu bệnh tái phát thì

16
nên sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu điều trị triệu chứng tốt hơn là quay lại dùng
corticoid [3], [29], [30].
1.5.4. Chống chỉ định

Loét dạ dày tá tràng tiến triển; các trường hợp nhiễm nấm; các trường hợp
nhiễm virus; tiêm chủng bằng vaccin sống [3], [29], [30].
1.5.5. Các nhóm thuốc chống viêm Glucocorticoid đang được sử dụng hiện nay

Bảng 1.3. Một số chế phẩm và liều dùng thông dụng của các GC [3]
Liều thường dùng cho
Tên thuốc Chế phẩm
người lớn
Hydrocortison Tấn công: 60 - 100 mg/24h, Viên nén 10 mg, hỗn dịch
(Hydrocortison Duy trì: 20 - 80 mg/24h, 125 mg/5ml, thuốc mỡ tra
acetat, succinat) uống, tiêm bắp mắt
Viên nén, nang 5 mg,
Prednisolon Uống: 5 - 60 mg/24h thuốc mỡ, kem 0,5% và
1%.
Viên nén 1, 2 và 4 mg, ống
Triamcilolon Uống: 20 - 40 mg/24h, tiêm 40 mg/ml, 80 mg/2ml
(Kenacort, Triam) Tiêm: 40 - 80 mg/24h hoặc 50 mg/2ml (tác dụng
chậm)
Uống: tấn công 5 - 8
viên/24h, duy trì: 1 - 5
viên/24h Viên nén 4 mg, hỗn dịch 40
Methylprednisolon
Tiêm tĩnh mạch: 20 - 60 mg/ml, 80 mg/2ml, lọ
(Depo- Medrol)
mg/24h thuốc bột 20 và 40 mg.
Tiêm bắp: 40 -120 mg/lần/10
ngày
Viên nén 1,2 và 4 mg, hỗn
Uống: 3 - 6 mg/ ngày
Dexamethason dịch 40 mg/ml, 80 mg/2ml
Tiêm: 4 - 20 mg/24h, tiêm
(Pred F) hoặc 50mg/2ml (dạng muối
bắp, tiêm tĩnh mạch
acetat)
Tấn công: 3 - 4 mg/24h Viên nén 0,25 và 0,5 mg,
Bethamethason
Duy trì: 0,5 - 2 mg/24h, tiêm ống tiêm 4 mg/ml, thuốc
(Celeston)
bắp, tiêm tĩnh mạch mỡ tra mắt, nhỏ tai.

1.6. Một số thuốc khác có tác dụng hỗ trợ giảm đau

Bảng 1.4. Một số thuốc khác có tác dụng hỗ trợ giảm đau [5]

Nhóm thuốc Ví dụ Loại đau

17
Carbamazepin Đau thần kinh
Phenytoin, Gabapentin Đau nửa đầu
Chống động kinh
Natri valproat Nhức đầu từng cụm
Pregabalin Đau nhói, đau bỏng rát
Amitriptylin, Imipramin Đau thần kinh
Chống trầm cảm 3 vòng
Desipramin Đau cơ xương khớp
Diazepam
An thần Đau thần kinh, co cứng cơ
Clonazepam
Baclofen, Diazepam
Giãn cơ xương Co cứng cơ
Dantrolen
Dexamethason Chèn ép thần kinh, phù nề
Corticoid
Prednisolon các mô, tăng áp lực sọ não
Mexiletin
Chống loạn nhịp Đau do chèn ép thần kinh
Flecainid
Hyoscin butylbromid
Chống co thắt Đau do co thắt
Alverin, Mebeverin

1.7. Một vài nét về Trung tâm Y tế Thành phố Huế:


Năm 1991, Trung tâm y tế thành phố Huế được thành lập theo Quyết định
số 829/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 1991 của UBND thành phố Huế trên cơ
sở hợp nhất các tổ chức sự nghiệp y tế hiện có của thành phố: phòng khám các khu
vực; nhà hộ sinh các khu vực; đội vệ sinh phòng dịch; đội sinh đẻ kế hoạch; Bệnh
viện thành phố và cụm dân số KHHGĐ Trường An. Trước ngày 01/7/2021, Trung
tâm y tế thành phố Huế có nhiều đơn vị trực thuộc phân bố rộng khắp trên địa bàn
thành phố Huế, bao gồm: Bệnh viện thành phố Huế; 02 Phòng khám đa khoa khu
vực 2 và 3; 02 Đội y tế dự phòng và đội Bảo vệ bà mẹ trẻ em và 27 trạm y tế với
tổng số cán bộ viên chức, lao động là 368 người.

Thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban


Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị cấp huyện
và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ
1/7/2021, Trung tâm Y tế thành phố Huế hiện quản lý 36 trạm y tế xã/phường và 3

18
phòng khám đa khoa, tăng 9 Trạm Y tế, 1 phòng khám đa khoa. Trung tâm Y tế
thành phố Huế sẽ có đội ngũ nhân lực và số lượng trạm y tế lớn nhất trong tỉnh.
Trung tâm Y tế thành phố Huế là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, chịu
sự quản lý và lãnh đạo toàn diện của Sở Y tế; sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của các đơn vị y tế công lập tuyến tỉnh; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của
Ủy ban nhân dân thành phố Huế theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Y tế thành phố Huế có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ
thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, triển khai thực
hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, truyền thông giáo dục về Dân số-KHHGĐ
trên địa bàn thành phố và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế
Thành phố Huế từ 01/4/2022 đến 15/5/2022.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh cơ - xương - khớp có điều trị bằng một
trong các thuốc sau: GC, NSAID, paracetamol, nefopam nội trú tại bệnh viện từ
01/4/2022 đến 15/5/2022.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân đủ các tiêu chuẩn lựa chọn nhưng không lấy được thông tin:
Trình bày thông tin nhưng bệnh nhân không hiểu, bệnh nhân có vấn đề về tâm thần,
sức khoẻ không thể trả lời phỏng vấn.

Bệnh nhân chuyển viện đột xuất.

Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu.

2.2.2. Mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu: Chọn tất cả các bệnh nhân bị mắc các bệnh cơ xương khớp vào
nằm điều trị tại bệnh viện từ 01/4/2022 đến 15/5/2022 đạt tiêu chuẩn lựa chọn và
tiêu chuẩn loại trừ.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Hàng ngày rà soát toàn bộ bệnh nhân vào nhập viện từ ngày 01/4/2022 đến
15/5/2022 trên phần mềm quản lý bệnh nhân:

20
- Lọc những bệnh nhân đạt tiêu chuẩn.

- Mời bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

- Điền các thông tin của bệnh nhân vào phiếu thu thập thông tin (phụ lục 1):
tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, ngày vào viện, bệnh CXK mắc phải từ bệnh án vào viện.

- Đến gặp trực tiếp bệnh nhân để thu thập các thông tin (phụ lục 1): tiền sử
bệnh (tình trạng đã mãn kinh/chưa mãn kinh đối với nữ; tiền sử gãy xương, tiền sử
gãy xương hông của cha mẹ, hút thuốc, uống rượu, loét dạ dày - tá tràng, loãng
xương, tim mạch); tiền sử dùng thuốc; ADE gặp phải trong thời gian điều trị.

- Đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau theo thang Brief Pain
Inventory (phụ lục 2): Hỏi bệnh nhân vào 3 thời điểm:

+ Lần 1: BN mới vào viện.

+ Lần 2: BN đã điều trị được 3 - 5 ngày.

+ Lần 3: trước khi BN xuất viện.

- Tập hợp phiếu thu thập thông tin, phân loại theo từng nhóm:

+ Nhóm bệnh nhân được chỉ định NSAID, paracetamol và nefopam.

+ Nhóm bệnh nhân được chỉ định GC.

+ Nhóm bệnh nhân được chỉ định phối hợp thuốc.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu

- Tuổi và giới tính

- Bệnh xương khớp mắc phải

- Thời gian mắc bệnh

- Bệnh mắc kèm

21
- Tần suất vào viện của bệnh nhân trong 2 năm trở lại đây (lấy dữ liệu nhập
viện từ phần mềm quản lý bệnh viện theo từng năm, lọc lấy bệnh nhân có tên trong
mẫu nghiên cứu, lọc thông tin về bệnh, thuốc).

2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh cơ, xương khớp tại bệnh
viện

- Phương pháp điều trị bệnh cơ - xương - khớp tại bệnh viện.

- Các thuốc y học cổ truyền sử dụng trong điều trị bệnh cơ - xương - khớp.

- Các phương pháp vật lý trị liệu dùng trong bệnh án nghiên cứu.

- Đặc điểm sử dụng các NSAID, paracetamol và nefopam.

+ Các loại NSAID, paracetamol và nefopam được sử dụng.

+ Phối hợp các thuốc giảm đau, chống viêm trong bệnh án nghiên cứu.

+ Đánh giá về liều dùng của các NSAID, paracetamol và nefopam trong
mẫu nghiên cứu so với liều khuyến cáo tối đa (liều khuyến cáo căn cứ vào DTVN
năm 2018, các Hướng dẫn điều trị và tờ HDSD của từng thuốc).

+ Thời gian dùng của các NSAID, paracetamol và nefopam.

+ Thời điểm dùng thuốc NSAID đường uống (theo chỉ định trên bệnh án).

+ Đánh giá nguy cơ loét đường tiêu hóa của bệnh nhân và việc sử dụng
thuốc dự phòng loét tiêu hóa cho bệnh nhân.

- Đặc điểm sử dụng các GC trong điều trị các bệnh cơ - xương - khớp.

+ Các loại thuốc GC được sử dụng.

+ Đánh giá về liều dùng các GC so với liều khuyến cáo tối đa (liều khuyến
cáo căn cứ vào DTVN năm 2018, các Hướng dẫn điều trị và tờ HDSD của thuốc).

+ Thời gian dùng của các GC.

+ Thời điểm dùng GC.

22
+ Đánh giá nguy cơ loãng xương và việc sử dụng thuốc dự phòng nguy cơ
loãng xương trên bệnh nhân có chỉ định GC.

- Liên quan giữa bệnh cơ - xương - khớp và loại thuốc giảm đau, chống viêm
dùng trong điều trị.

2.3.3. Khảo sát hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng của đau

- Đánh giá hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng của đau qua mức điểm trung bình.

- Mức độ đau của bệnh nhân trong quá trình điều trị.

- Mức giảm điểm trong thang Brief Pain Inventory.

2.3.4. Một số quy ước đánh giá trong nghiên cứu

2.3.4.1. Đánh giá nguy cơ loét đường tiêu hóa của bệnh nhân:
Phân loại nguy cơ loét tiêu hóa khi sử dụng các NSAID theo Hướng dẫn của
Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ [26]:

Bảng 2.1: Mức độ nguy cơ loét tiêu hóa khi sử dụng NSAID

Nguy cơ Yếu tố nguy cơ

Bệnh nhân có tiền sử loét đường tiêu hóa có biến


chứng (chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa) đặc biệt
Cao trong giai đoạn gần đây.

Bệnh nhân có nhiều hơn 2 yếu tố nguy cơ trung bình.

Trung bình Tuổi > 65 năm.

(1-2 YTNC)
Dùng NSAID liều cao.

Tiền sử loét tiêu hóa không biến chứng.

Sử dụng đồng thời aspirin (bao gồm cả liều thấp

23
aspirin), corticosteroid hoặc với thuốc chống đông
máu.

Thấp (0
Không có yếu tố nguy cơ nào được mô tả ở trên.
YTNC)

Khuyến cáo dùng các NSAID và thuốc dự phòng cho bệnh nhân có nguy cơ
tiêu hóa và nguy cơ tim mạch theo bảng 2.2:
Bảng 2.2. Khuyến cáo dùng NSAID cho bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa và nguy
cơ tim mạch [1]
Nguy cơ tiêu hóa Nguy cơ tiêu
Nguy cơ tiêu hóa cao
thấp hóa trung bình
NSAID có nguy cơ Tránh sử dụng NSAID
Nguy cơ tim tiêu hóa thấp với NSAID + nếu có thể hoặc chất
mạch thấp liều thấp nhất có PPI/misoprostol ức chế COX-2 +
hiệu quả PPI/misoprostol
Nguy cơ tim Tránh sử dụng NSAID
mạch cao Naproxen + Naproxen + kể cả chất ức chế
(dùng aspirin PPI/misoprostol PPI/misoprostol COX-2
liều thấp) Dùng liệu pháp thay thế

2.3.4.2. Đánh giá nguy cơ loãng xương của bệnh nhân


Đối tượng cần tầm soát loãng xương:

- Phụ nữ trên 65 tuổi.

- Tất cả phụ nữ mãn kinh dưới 65 tuổi và có các yếu tố nguy cơ gãy xương.

- Phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ gãy xương [3], [27].

- Nam giới có biểu hiện rõ của giảm khối lượng xương (thiếu xương, tiền sử
gãy xương, giảm hơn 1,5 inch (4 cm) chiều cao, hoặc có các yếu tố nguy cơ gãy
xương) [1].

24
− Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm
1994, đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp
DXA: + Xương bình thường: T score từ - 1SD trở lên.

+ Thiếu xương (Osteopenia): T score dưới - 1SD đến - 2,5SD.

+ Loãng xương (Osteoporosis): T score dưới - 2,5SD.

+ Loãng xương nặng: T score dưới - 2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gẫy
xương [1], [6].

2.3.4.3. Đánh giá nguy cơ gãy xương của bệnh nhân để quyết định dùng
thuốc phòng/điều trị loãng xương:
Dùng thang Frax - nguy cơ gãy xương 10 năm. Các yếu tố nguy cơ gãy
xương bao gồm:

- Tuổi cao (> 65 tuổi).

- Tiền sử gãy xương.

- Dùng glucocorticoid liều từ 30 mg/ngày trên 1 tháng

- Bố mẹ có tiền sử gãy xương hông.

- Trọng lượng cơ thể thấp.

- Hút thuốc.

- Uống rượu nhiều (trên 3 đơn vị rượu/ngày)

- Viêm khớp dạng thấp.

- Nguyên nhân thứ phát gây loãng xương (thiểu năng sinh dục, kém hấp thu,
bệnh gan mạn tính…) [1], [26].

Dùng 1 trong 2 tiêu chí trong bảng 2.3:

25
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá nguy cơ gãy xương của bệnh nhân
Nguy cơ gãy xương
Nguy cơ gãy xương lớn
hông

Nguy cơ cao ≥ 3% ≥ 20%

Nguy cơ trung bình 1 - 3% 10 - 19%

Nguy cơ thấp < 1% <10%

Nguy cơ gãy xương 10 năm theo thang Frax được điều chỉnh theo liều GC:
dùng liều >7,5 mg prednisolon nguy cơ gãy xương lớn tăng 15% và nguy cơ gãy
xương hông tăng 20%.

2.3.4.4. Khảo sát hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng của đau
Dùng câu hỏi Brief Pain Inventory (Short form) (Phụ lục 2).

Cách làm:

- Gặp bệnh nhân và phát phiếu thu thập thông tin cho bệnh nhân để bệnh
nhân đọc trước.

- Giải thích cho bệnh nhân về các đánh giá mức độ đau, ảnh hưởng của đau
và các vấn đề bệnh nhân còn thắc mắc.

- Hỏi bệnh nhân và ghi các thông tin cần thiết vào phiếu thu thập thông tin.

2.3.4.5. Phân loại mức độ đau


Bảng 2.4. Bảng phân loại mức độ đau của bệnh nhân

Mức độ đau Điểm

Không đau 0

Đau nhẹ 1 đến 3

Đau trung bình 4 đến 6

Đau nặng 7 đến 10

26
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu

Nhập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm excel, SPSS 20.0.

27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4. BÀN LUẬN
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, 609 - 613.
2. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2002), Điều trị nội khoa tập 1, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2007), Dược lý học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 264 – 277.
4. Bộ Y tế (2015), Dược thư Quốc Gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2006), Dược lâm sàng – sách dùng đào tạo dược sỹ đại học, Nhà xuất
bản Y học, tr 205 – 234.
6. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức
năng.
7. Bộ y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp (Ban
hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Y tế), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn điều trị Loãng xương.
9. TT Y tế Thành phố Huế (2017), Phác đồ điều trị một số bệnh thường gặp tại
bệnh viện.
10. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 792/QĐ-BYT ngày 12/3/2013 ban hành Hướng
dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
11. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Lưu Phương Dung, Nguyễn Thị Thi Thơ, Lê Thị Phương Mai (2015), “Một số
vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi tại xã Kỳ Hải (Hà Tĩnh), Tam Phú
(Quảng Nam) và Hàm Rồng (Cà Mau), giai đoạn 2014 – 2015”, Tạp chí y học dự
phòng - tập 27, số 6, 2017.
13. Đỗ Thị Hương Giang (2017), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau,
chống viêm trong điều trị các bệnh cơ, xương, khớp tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Thái Nguyên, Luận văn dược sỹ chuyên khoa cấp I.
14. Hoàng Thị Kim Huyền, Brouwers J.R.B.J (2014), Dược lâm sàng: Những nguyên
lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, Tập 2, NXB Y học, tr. 429, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 9 - 35.

29
16. Nguyễn Hoàng Long (2008), Đánh giá hiệu quả phương pháp châm cứu và
điện châm kết hợp với thuốc tân dược trong điều trị chống đau, Tạp chí Y Học TP.
Hồ Chí Minh, Tập 12, số 4, 2008.
17. Nguyễn Thị Nga (2019), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau, chống
viêm trong điều trị các bệnh cơ, xương, khớp tại Bệnh viện Y học cổ truyền
Nghệ An năm 2019, Luận văn dược sỹ chuyên khoa cấp I.
18. Lê Thị Thùy Phương (2017), “Khảo sát tình trạng đau và kiểm soát đau trên
bệnh nhân cao tuổi tại khoa Lão – BV Nhân Dân Gia Định”, Tạp chí Y Học TP. Hồ
Chí Minh, Tập 21, số 2, 2017.
19. Đào Văn Phan (2012), Các thuốc giảm đau – chống viêm, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
20. Trần Anh Tuấn, Lê Bá Hải, Lương Anh Tùng (2016), “Thuốc chống viêm
không Steroid (Nsaid): Lựa chọn an toàn hơn trong điều trị”, Nghiên cứu dược &
thông tin thuốc, tr 36 – 39.
21. Đỗ Thanh Tùng (2018), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau, chống
viêm trong điều trị các bệnh cơ xương khớp tại Bệnh viện phục hồi chức năng
tỉnh Ninh Bình, Luận văn dược sỹ chuyên khoa cấp I.
22. Lê Anh Thư (2019), “Những thành tựu chính trong lĩnh vực thấp khớp học hai
mươi năm đầu thế kỷ 21”, Báo thời sự y học 09/2019.
23. PGS. TS. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ
xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học.
24. Hà Việt Trung (2005), “Đánh giá tác dụng giảm đau, cắt cơn đau bằng thủy
châm Lidocain và vitamin B1, B6, B12, kết hợp với các thuốc điều trị căn nguyên
và cơ chế bệnh sinh trong điều trị đau do các nguyên nhân khác nhau gây ra”, Tạp
chí Y học thực hành.
25. Trường Đại học Y Hà Nội (2007), Nội khoa cơ sở tập 1, nhà xuất bản Y học, Hà
Noi, tr 391 – 437.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
26. Lanza F.L., Chan F.K., et al. (2009), Guidelines for prevention of NSAID-
related ulcer complications, Am J Gastroenterol, 104(3), pp. 728-738.
27. Compston, J. (2009), Guidelines for prevention and treatment of
glucocorticoid-induced osteoporosis, Bone, 45, S128 – S129.
28. Eastell, R., Rosen, C. J., Black, D. M., Cheung, A. M., Murad, M. H., &
Shoback, D. (2019), Pharmacological Management of Osteoporosis in

30
Postmenopausal Women: An Endocrine Society* Clinical Practice Guideline, The
Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism.
29. Sean C Sweetman et all (2011), Martindale The Complete Drug Reference,
Pharmaceutical Press.
30. American Society of Health-System Pharmacists (2011), AHFS Drug
Information.
31. Bone and Joint Initiative USA (2016), The Impact of Musculoskeletal Disorders
on Americans - for Action.
( http://www.boneandjointburden.org/docs/BMUSExosystemSummary2016.pdf)
32. AGS (2002), Guideline persistent pain elderly: The management of Persistent
Pain in Older Persons. Journal of the American Geriatrics Society, 50 (S6): 205–
224.
33. JK Aronson (2006), Meyler’s side effects of drugs-15th. 3224-3226.

WEBSITE:
34. https://www.medicines.org.uk/emc/product/5005/smpc

31
PHỤ LỤC 1
TT Y TẾ THÀNH PHỐ HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA DƯỢC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU


Mã số bệnh án:…………………….
I. Hành chính
Họ tên người bệnh:...............................................Tuổi:………, Giới: Nam, Nữ.
Nếu là bệnh nhân nữ: Đã mãn kinh Chưa mãn kinh
Cân nặng:……………(kg). Chiều cao:…………m
Nghề nghiệp: ………………………………………………..
Địa chỉ:………………………………………………………
Ngày vào viện: .....................................................
Ngày ra viện: .......................................................
Tổng thời gian điều trị:…………... ngày
II. Chẩn đoán khi vào viện
- Bệnh xương khớp mắc phải:………………………………………………………….
- Thời gian mắc bệnh:…………………………………………………………..
- Bệnh mắc kèm khác:………………………………………………………….
III. Chẩn đoán khi ra viện
- Bệnh chính:……………………………………………………………………
- Bệnh mắc kèm:………………………………………………………………..
IV. Tiền sử bệnh
1.Người bệnh có tiền sử viêm, loét dạ dày (có biến chứng?):.............................
..............................................................................................................................
2. Người bệnh có tiền sử tim mạch: Có Không
3.Đánh giá nguy cơ loãng xương:
Tiền sử gãy xương: Có Không

32
Tiền sử gãy xương hông của cha mẹ: Có Không
Tình trạng hút thuốc (hiện tại): Có Không
Tình trạng uống rượu trên 3 đơn vị/ngày: Có Không
Chỉ số loãng xương:……………………. Có Không
Tiền sử viêm khớp dạng thấp: Có Không
Tiền sử loãng xương thứ phát: Có Không
Tình trạng dùng GC (hiện đang uống hoặc đã uống với liều 5 mg mỗi ngày trong
hơn 3 tháng): Có Không
IV. Huyết áp: …………………………mmHg.
V. Xét nghiệm:
Xét nghiệm khi vào viện:
- Cholesterol:………………………….; HDL Cholesterol:……………………..;
- X-quang:.................................................................................................................
- Siêu âm:…..............................................................................................................
Xét nghiệm lại, ngày:...................................
- Cholesterol:………………………….; HDL Cholesterol:……………………..;
- X-quang:.................................................................................................................
- Siêu âm:..................................................................................................................
VI. Kết quả sau điều trị: Khỏi Đỡ, giảm Không khỏi

33
V. Các phương pháp không dùng thuốc được áp dụng trong điều trị
Điện châm Ngâm chi bằng thuốc YHCT Điều trị bằng sóng xung kích

Thủy châm Đắp paraphin Tập vận động

Xoa bóp, bấm huyệt Cấy chỉ ..................................................

Siêu âm Điều trị bằng tia hồng ngoại ..................................................

VI. Các loại thuốc đã sử dụng:


1. Thuốc sử dụng trước khi nhập viện:
Dạng bào Liều dùng Số ngày dùng
chế thuốc
TT Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng ĐVT Đường dùng (Trong ngày, 24h)
1
2
3
4
5

34
2.Các thuốc được kê khi nhập viện
Tên thuốc, nồng độ, Dạng bào Đường Liều dùng Số ngày dùng Cách dùng, thời điểm
hàm lượng chế dùng thuốc dùng
TT ĐVT (Trong ngày, 24h)
1
2
3
4
5
6

VII. Các ADR đã gặp trong thời gian điều trị tại bệnh viện (mô tả):
..............................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................

35
PHỤ LỤC 2
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU VÀO ẢNH HƯỞNG CỦA ĐAU
(Bộ câu hỏi Brief Pain Inventory)
1. Mấy ngày nay (kể từ lúc nhập viện) ông/bà có khi nào bị đau không?
Có Không
2. Kể tên các vị trí đau trên cơ thể:…..........................................................
.........................................................................................................................
3. Trong 24 giờ qua, lúc ông/bà thấy đau nặng nhất là bao nhiêu điểm

4. Trong 24 giờ qua, lúc ông/bà thấy đau nhẹ nhất là bao nhiêu điểm

5. Mức đau trung bình là bao nhiêu điểm

6. Mức đau hiện tại là bao nhiêu điểm

7. Trong 24 giờ qua, sau khi đã được dùng thuốc và điều trị đau của ông bà
giảm được bao nhiêu %

9. Trong 24 giờ qua, Đau ảnh hưởng thế nào đến:


A. Hoạt động nói chung:

Không ảnh Ảnh


hưởng hưởng
hoàn
toàn
(nặng)

B. Tâm trạng:

Không Ảnh
ảnh hưởng
hưởng
hoàn
toàn
(nặng)

C. Khả năng đi lại:

Không Ảnh
ảnh hưởng
hưởng
hoàn
toàn
(nặng)

D. Công việc hàng ngày (gồm cả việc nhà và cơ quan):

Không Ảnh
ảnh hưởng
hưởng
hoàn
toàn
(nặng)

E. Mối quan hệ với người xung quanh:

Không Ảnh
ảnh hưởng
hưởng hoàn
toàn
(nặng)

F. Giấc ngủ:

Không Ảnh
ảnh hưởng
hưởng
hoàn
toàn
(nặng)

G. Cảm giác yêu đời:

Không Ảnh
ảnh hưởng
hưởng
hoàn
toàn
(nặng)
PHỤ LỤC 4
CÁC LOẠI NSAID VÀ GLUCOCORTICOID ĐANG SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
T Tên thuốc Hoạt chất, hàm ĐV Liều dùng Chỉ định
T lượng

Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp; viêm


khớp dạng thấp ở người lớn; Hỗ trợ giảm
1 Devitoc Celecoxib 200 mg Viên 200- 400 mg/ 1- 2 lần/ ngày số lượng polyp dạng tuyến đại; Điều trị
trực tràng có tính gia đình, thống kinh
nguyên phát.

Đau và viêm trong bệnh thấp khớp mạn


2 Dimicox Meloxicam 7,5 mg Viên (viêm khớp dạng thấp, viêm dính cột
sống…) và các bệnh đau cơ-xương khác ở
7,5 – 15 mg/ lần/ ngày
người lớn; chấn thương trong thể thao;
thống kinh; đau sau phẫu thuật; bệnh gút
Meloxicam 15 mg/ cấp.
3 Mibelcam Ống
1,5ml
Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp;
viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương
4 Pimoint Piroxicam 20 mg Viên 20 mg x 1lần/ngày
cấp và chấn thương trong thể thao; thống
kinh và đau sau phẫu thuật; bệnh gút cấp.
5 Menison Methylprednisolon Viên Liều ban đầu 2 - 60 mg/ngày, phụ
16 mg thuộc vào bệnh, thường chia làm 4
Dùng làm thuốc chống viêm hoặc ức chế
lần.
miễn dịch để điều trị một số bệnh bao gồm
T Tên thuốc Hoạt chất, hàm ĐV Liều dùng Chỉ định
T lượng
Tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh
mạch, nếu tiêm tĩnh mạch cần tiêm
trong ít nhất 1 phút. Truyền tĩnh
mạch phải pha loãng thêm với
dextrose 5%, natri clorid 0,9% hoặc
dung dịch phù hợp.
Sốc đe dọa tính mạng: Liều lớn tĩnh
Methylprednisolon mạch: 30 mg/kg ban đầu và lặp lại
sodium succinate cách 4 – 6 giờ/lần nếu cần hoặc ban nguyên nhân do huyết học, dị ứng, viêm,
Bột đầu 100 - 250 mg và lặp lại sau 2 - ung thư và tự miễn. Dự phòng và điều trị
53,0 mg tương
6 Preforin pha 6 giờ nếu cần. Tiêm tĩnh mạch trực thải ghép
đương
tiêm tiếp trong vòng 3 – 15 phút. Hoặc
methylprednisolon
40 mg sau liều ban đầu tiêm trực tiếp tĩnh
mạch, liều thêm 30 mg có thể
truyền tĩnh mạch liên tục cách 12
giờ/lần trong 24 - 48 giờ. Chỉ tiếp
tục liều cao cho tới khi bệnh ổn
định và thường không được quá 48
- 72 giờ.

You might also like