BẢN CHẤT PL nghe giảng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

I. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT


- Pháp luật do nhà nước tạo ra, bản chất nhà nước thì được thể hiện qua 2 thuộc
tính => bản chất pl cũng được thể hiện thông qua 2 thuộc tính: tính giai cấp và
tính xã hội
- Tại sao bản chất pl lại vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội?
*+ Mọi nhà nước đều sử dụng các công cụ để bảo vệ lợi ích, bảo vệ sự thống trị
của giai cấp mình, và pháp luật là một trong số các công cụ đó
+ Nhưng nếu chỉ tập trung bảo vệ lợi ích cho giai cấp của mình thì người dân sẽ
không tuân theo, và nhà nước rất dễ dàng sụp đổ. Vì vậy, pl ra đời còn để giải
quyết các vấn đề chung của cộng đồng.
+ Để bảo vệ sự thống trị của mình, giai cấp thống trị buộc phải sử dụng pl để
quản lý các công việc chung => việc này sẽ giúp duy trì được xã hội trong vòng
trật tự và bảo đảm được lợi ích của giai cấp cầm quyền.
( giải thích cho câu : phân tích sự thống nhất giữa 2 thuộc tính của pháp luật =>
khi phân tích câu này, trước hết nêu qua sự biểu hiện của 2 thuộc tính, sau đó
mới đến phần giải thích *)

- Sự ra đời của nhà nước và pháp luật xuất phát trực tiếp từ 2 nhu cầu và 2 nhu cầu
có sự liên hệ chặt chẽ với nhau
+ nhu cầu quản lý xã hội – đòi hỏi khả năng thống trị được
+ nhu cầu thống trị giai cấp
 Muốn quản lý được thì phải thống trị được

1. Biểu hiện của tính xã hội:


- PL chứa những quy định tương đối cụ thể, phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ
biến cho xã hội và con người
- PL là công cụ để tổ chức và quản lý đời sống cộng đồng, đảm bảo trật tự xã hội
trên nhiều lĩnh vực
- PL là công cụ đảm bảo công bằng, công lý của xã hội
+ Ví dụ: PL có những quy định miễn giảm học phí, vay vốn để học tập => quy
định của pl thể hiện tính xã hội
- Sự thay đổi của tính xã hội qua các thời kì
+ Kiểu pl chủ nô, phong kiến, tính xã hội còn mờ nhạt, hạn chế
+ KPL tư sản thì có sự tiến bộ hơn, pl trở thành công cụ quan trọng để thiết lập
sự bình đẳng địa vị pháp lý giữa các cá nhân trong xh
+ KPL XHCN: tính xã hội thể hiện rõ rệt, sâu sắc; pl trở thành công cụ giải
phóng con người khỏi áp bức

+ Ví dụ về quyền học tập: ( ví dụ cho sự thay đổi của tính xã hội qua các kiểu
pháp luật)
+ Trong xã hội cũ, không phải ai cũng có quyền được đến lớp, có khi phải là
nam, là con địa chủ phong kiến,…
+ Còn hiện nay, tính xh của pl VN quy định là: mọi người có quyền học tập – tất
cả mọi người
2.Biểu hiện của tính giai cấp:
- PL là công cụ thể hiện và áp đặt ý chí của chủ thể cầm quyền lên các chủ thể khác
trong xh
- Giai cấp thống trị thông qua nhà nước tìm mọi cách đặt ra các quy định bảo vệ lợi
ích cho giai cấp mình
- Pl bảo vệ lợi ích và thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền
- Sự thay đổi của tính giai cấp qua các kiểu pháp luật:
+ tính giai cấp qua các kiểu pháp luật chuyển từ thể hiện công khai, rõ rệt sang
thể hiện một cách tinh vi, kín đáo
+ ví dụ tính giai cấp ở pl Việt Nam: Điều 4 HP 2013 quy định về sự lãnh đạo của
ĐCS => mọi hành vi tuyên truyền chống phá đảng, nn đều bị pháp luật trừng
phạt nghiêm minh

You might also like