Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Hiện nay tại Việt Nam có 3 sàn giao dịch chứng khoán uy tín, đó là:

1. Sàn chứng khoán HOSE, đi vào hoạt động năm 2000, còn được biết đến là Sở Giao dịch
chứng khoán TP.HCM, trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, với hệ thống giao dịch chứng
khoán niêm yết tại Việt Nam. Để góp mặt trên sàn HOSE, các công ty phát hành phải đáp ứng
nhiều điều kiện tiêu chuẩn khắt khe. Cũng chính vì vậy, các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE
thường là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt và có uy tín. Sàn HOSE là nơi giao
dịch của hàng trăm mã cổ phiếu, chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu trên thị trường. Đây cũng là nơi
mà hoạt động mua bán chứng khoán tại Việt Nam diễn ra sôi động nhất.

2. Sàn chứng khoán HNX, thành lập năm 2009, còn được biết đến là Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange). Sàn HNX ra đời với nhiệm vụ tổ chức, quản lý thị trường
giao dịch chứng khoán. Cũng như sàn HOSE, sàn HNX có độ uy tín cao, cung cấp nhiều loại tài
sản đầu tư đa dạng như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, phái sinh,… Tuy nhiên mang
một số khác biệt, mang tính ít “khắt khe” hơn như:

 Sàn HOSE yêu cầu các doanh nghiệp công khai các khoản nợ cho cổ đông lớn, hội
đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và những đối tượng liên quan. Còn sàn HNX
không yêu cầu điều này.
 Vốn điều lệ tối thiểu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE là 120 tỷ đồng, còn
sàn HNX là 30 tỷ đồng.
 Sàn HOSE yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải có ít nhất 2 năm liền kề có lãi và
không có nợ quá hạn 1 năm và không có lỗ luỹ kế tích luỹ tại năm đăng ký niêm yết. Sàn
HNX chỉ yêu cầu không có lỗ quá hạn 1 năm.

3. Sàn chứng khoán UPCom cùng ra đời năm 2009 nhưng thuộc quản lý của Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội.
So với sàn HOSE và HNX, sàn UpCom không đặt ra các yêu cầu quá khắt khe cho các doanh
nghiệp niêm yết. Chính vì vậy, đây là nơi mà nhiều cổ phiếu, trái phiếu,… chưa đáp ứng được
yêu cầu của 2 sàn trên thực hiện giao dịch. Dù vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm về sự an toàn
của sàn UPCom vì mọi giao dịch chứng khoán trên sàn vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước và
được pháp luật bảo vệ. Sàn UPCom cũng đóng vai trò như là nơi trung chuyển vì theo quy định,
các cổ phiếu muốn niêm yết trên HNX hoặc HOSE sẽ phải giao dịch một thời gian trên sàn
UPCom.

TY ĐẠI CHÚNG, KHÁC BIỆT THẾ NÀO VỚI


CÔNG TY CỔ PHẦN?
24/08/2023Posted inBài viết pháp lý, Tài chính, chứng khoán, Tư vấn đầu tư, Tư
vấn doanh nghiệp

Về bản chất, công ty đại chúng chính là công ty cổ phần. Tuy nhiên, với mục đích
huy động nguồn vốn rộng rãi từ công chúng, điều kiện để trở thành công ty đại
chúng phần nào khắt khe hơn so với công ty cổ phần thông thường nhằm đảm
bảo tính minh bạch và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cổ đông công ty.

Cùng điểm qua một số điểm khác biệt giữa công ty đại chúng và công ty cổ phần
trong bài viết dưới đây (để phân biệt, sau đây gọi là “công ty cổ phần thông
thường”).
1. Tổng quan về công ty đại chúng

Xác định bởi Luật Chứng khoán 2019, Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc
một trong hai trường hợp:

– Trường hợp 1 – xác định căn cứ quy mô vốn:

Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ
phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn
nắm giữ.

– Trường hợp 2 – xác định căn cứ hoạt động chào bán chứng khoán ra
công chúng:

Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông
qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.

2. Về bản chất, công ty đại chúng mang đầy đủ đặc


trưng của một công ty cổ phần

Quay lại với bản chất là một công ty cổ phần, công ty đại chúng cũng mang đầy
đủ các đặc điểm sau:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; yêu cầu về số lượng cổ đông tối thiểu
là 03 (nếu không được quy định cụ thể khác đi bởi pháp luật Chứng khoán) và
không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người


khác, trừ trường hợp bị Luật hạn chế cụ thể.

Tương tự công ty cổ phần thông thường, công ty đại chúng có quyền phát hành
cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
CÔNG TY ĐẠI CHÚNG, KHÁC BIỆT THẾ NÀO VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN?

>> BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ LÀ
GÌ? https://linconlaw.vn/bao-cao-giam-sat-danh-gia-hoat-dong-dau-tu-la-gibao-
cao-giam-sat-danh-gia-hoat-dong-dau-tu-la-gibao-cao-giam-sat-danh-gia-hoat-
dong-dau-tu-la-gi/

>> VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG https://linconlaw.vn/van-de-quan-tri-


cong-ty-dai-chung/

3. Công ty đại chúng mang một số đặc trưng nổi trội và


được yêu cầu tuân thủ có phần nghiêm ngặt hơn công ty cổ
phần thông thường

a. Mục đích thành lập

Một trong những mục đích chính của việc thành lập và/hoặc đăng ký công ty đại
chúng là huy động vốn từ cộng đồng đầu tư và giao dịch cổ phiếu công khai, tập
trung trên thị trường chứng khoán. Huy động vốn rộng rãi là phương thức hiệu
quả để tăng nguồn lực tài chính với quy mô lớn trong thời gian ngắn, tạo nền
tảng mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty hoặc giảm nợ, đồng
thời tạo lợi nhuận cho chính các cổ đông góp vốn. Cần nhấn mạnh, tiềm lực tài
chính là một điều kiện thuận lợi đối với việc thành công từ tìm kiếm cơ hội, tham
gia giao dịch, thực hiện dự án lớn và có tính chất phức tạp. Bởi vậy, mô hình công
ty đại chúng hiện nay được sử dụng khá phổ biến.
b. Quy mô

Như đã đề cập tại mục 1, công ty đại chúng có quy mô lớn hơn so sánh với
công ty cổ phần thông thường, khi đặt ra yêu cầu tối thiểu về mức vốn điều lệ đã
góp (30 tỷ đồng trở lên); số lượng cổ đông tối thiểu (10% số cổ phiếu có quyền
biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ, trong
khi công ty cổ phần thông thường yêu cầu từ 3 cổ đông); hoặc công ty đã thực
hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

c. Cơ quan cấp phép và quản lý

Ngoài Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính,
công ty đại chúng còn có trách nhiệm đăng ký và chịu sự quản lý của Ủy ban
chứng khoán nhà nước. Cụ thể:

– Công ty cổ phần khi đáp ứng các điều kiện của công ty đại chúng phải
nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định cho Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.

– Thông tin về tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan
đến công ty đại chúng được công bố trên phương tiện công bố thông tin của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước.

e. Nghĩa vụ cần lưu ý

Bên cạnh nghĩa vụ của một doanh nghiệp tổ chức dưới loại hình công ty cổ phần,
công ty đại chúng để đảm bảo tính minh bạch trong tổ chức và hoạt động còn
phải tuân thủ chặt chẽ những nghĩa vụ sau đây:

– Công bố thông tin theo quy định của pháp luật Chứng khoán. Nội dung
công bố gồm: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị
công ty; họp đại hội đồng cổ đông; mua lại cổ phiếu của công ty; giao dịch xung
đột lợi ích; tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài…

– Tuân thủ quy định về quản trị công ty (nghiêm ngặt hơn so với công ty cổ
phần thông thường do đặc thù về quy mô). Đơn cử: Điều lệ công ty và Quy chế
nội bộ về quản trị công ty đại chúng tuân thủ mẫu do luật quy định; chủ tịch hội
đồng quản trị không được kiêm Giám đốc/Tổng Giám đốc;…

– Thực hiện đăng ký cổ phiếu tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ
chứng khoán Việt Nam.
– Đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán
chưa niêm yết và/hoặc đăng ký niêm yết đối với công ty đại chúng hình thành do
đáp ứng điều kiện về quy mô vốn tối thiểu hoặc số lượng cổ đông tối thiểu.

– Đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao
dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán ra công chúng đối với công ty
đại chúng hình thành do chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

You might also like