Đọc hiểu 13 - 05

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Đọc thầm bài:

Nhân cách quý hơn tiền bạc


Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo
đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua
Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Liệu có được không?
Viên quan tâu:
- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có
cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. Nhà vua ưng
thuận và sai người làm như vậy.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều,
trình lên vua Minh Tông:
- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ đây là
tiền của người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào
công quỹ.
Vua Minh Tông đáp:
- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được
chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi
khảng khái đáp.
Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc
của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.
Theo Quỳnh Cư

Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: (0,5đ) Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào?
A. Thanh bạch, đạm bạc.
B. Sung sướng, nhàn hạ.
C. Hạnh phúc, giàu có.
D. Nhàn hạ, hạnh phúc.
Câu 2: (0,5đ) Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của
viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông?
A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông.
B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người ban đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông.
C. Sai người ban đêm đem bỏ một gói tiền trước nhà ông.
D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông.
Câu 3: (0,5đ) Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà?
A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai.
B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết.
C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại.
D. Liền đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ.
Câu 4: (0,5đ) Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của
mình?
A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.”
B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ”.
C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.”
D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông.
Câu 5: (0,5đ) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực"?
A. ngay ngắn
B. trung tâm
C. thật thà
D. tham ô.
Câu 6: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu sau: “Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống
của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.” Có tác dụng:
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
D. Ngăn cách lời nói của nhân vật.
Câu 7: (1đ)Trong hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho đem tiền đến,
ông ấy sẽ không nhận đâu.” Câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng
cách nào?
A. Dùng từ ngữ nối.
B. Thay thế từ ngữ
C. Lặp từ ngữ.
D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ.
Câu 8: (1đ)Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy
không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng
cách nào?
A. Nối bằng một quan hệ từ.
B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối, dùng dấu câu).
C. Nối bằng một cặp quan hệ tử.
D. Nối bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
Câu 9: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
“Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực của Mạc Đĩnh Chi.”
Chủ ngữ: ........................................................................................................................
Vị ngữ : ...........................................................................................................................
Câu 10: (1đ) Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ “vì…..nên” nói về môi
trường.
..........................................................................................................................................

Đề 2:

ĐỒNG TIỀN VÀNG

Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba
tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn
khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn
đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

- Thật chứ ?
- Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng
tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện
mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và
thoáng một nỗi buồn:

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng
không ạ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp:

- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu
không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở
nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

( Theo Truyện khuyết danh nước


Anh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo
yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào?

A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm.

B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.

C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be.

D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm.

Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật “tôi” tin và giao cho cậu bé đồng
tiền vàng?

A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao

C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. D. Người khách muốn cho tiền cậu bé
nghèo.

Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên ?
A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa.

B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền.

C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa.

D. Cả hai lí do B và C.

Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách?

A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà.

B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện.

C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà.

D. Rô-be không thể mang trả ông khách được.

Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu?

Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân,
đang phải nằm ở nhà.

A. Nguyên nhân - kết quả. B. Điều kiện - kết quả

C. Tương phản D. Hô ứng

Câu 6. Từ “đồng” trong hai câu: “Cái chậu này làm bằng đồng.” và “Đồng tiền
vàng rất quý.” quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đồng nghĩa

B. Trái nghĩa

C. Nhiều nghĩa

D. Đồng âm

Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “chẳng những … mà…” để
nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em.

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
“Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân,
đang phải nằm ở nhà.”

Đề 3

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau
chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ :

- Con có thể thành hoa không hả mẹ ?

- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán
cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ !

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ... Mong ước của Lá Non,
Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu
hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có
lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước
mát hối hả đưa lên lá cành... Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên
những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng
đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương...
Nhưng kìa ! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng : mỗi chiếc lá như một cánh
hoa đỏ !

- Mẹ ơi !... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

Theo Quỳnh Trâm

Câu 1(0,5đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành những bông hoa trắng xanh li ti.


B. Làm nên tán cây che nắng cho người.
C. Hoá thành chiếc lá đỏ.
D. Mong ước làm nên điều kì diệu.

Câu 2(1đ). Vào mùa thu và mùa đông cây bàng có đặc điểm gì ?

Câu 3(1đ). Dựa vào bài đọc, xác định các ý cho dưới đây là đúng hay sai ?

Trả lời bằng cách viết chữ Đ vào ô trước câu đúng, viết chữ S vào ô trước câu sai.

A. Hè đến, Cây Bàng lại nở những bông hoa trắng xanh li ti.⬜
B. Mùa xuân đến, Cây Bàng lại nở những bông hoa trắng xanh li ti.⬜
C. Cuối cùng, Lá Non đã thực hiện được mong ước của mình. ⬜
D. Mùa đông đến, Cây Bàng lại nở hoa đỏ rực.⬜

Câu 4(0,5đ). Lá Non đã nhận được những gì từ cây mẹ ?

A. Sự dưỡng nuôi và che chở của cây mẹ.


B. Những chùm nắng chói chang của mùa hè.
C. Những trận mưa phùn lạnh thấu xương của mùa đông.
D. Sự động viên, an ủi khi Lá Non gặp nạn.

Câu 5(0,5đ). Nội dung chính của bài văn trên là gì ?

A. Tả sự thay đổi của thời tiết tuỳ theo từng mùa trong năm.
B. Tả sự phát triển, thay đổi của cây bàng tuỳ theo mỗi mùa trong năm.
C. Tả những chiếc lá bàng non xanh trong ánh nắng chói chang của mùa thu.
D. Tả vẻ đẹp của hoa bàng đỏ rực khi bước vào mùa đông.

Câu 6(1đ). Giả sử trường em có trồng một cây bàng, em làm gì để góp phần giữ
cho cây luôn phát triển tốt ?

……………………………………………………………………………………

Câu 7(0,5đ). Dấu phẩy trong câu: “Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành
chiếc lá đỏ...” có tác dụng gì ?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
D. Ngăn cách các vế câu trong một câu ghép.

Câu 8(0,5đ). Chọn một cặp quan hệ từ phù hợp để điền vào chỗ chấm trong câu
sau ?

…………………. sự thay đổi của các mùa trong năm ……………… những
chiếc lá đã chuyển sang sắc vàng, rồi đỏ và từ từ rơi rụng khỏi cành.

Câu 9(0,5đ). Tìm 2 từ có thể thay thế từ cần mẫn trong câu:

“Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa
hè và dòng nước ngọt của lòng đất.”

…………………………………………………………………………………………

You might also like