Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tên: Trương Thủy Tiên

MSSV: 72300078
Bài tập nhóm
Câu 1:
Định nghĩa giai cấp của Lênin:
- Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao
động của tập đoàn khác, do chỗ tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một
chế độ kinh tế - xã hội nhất định.
- Dấu hiệu chủ yếu quy định địa vị KT-XH của các giai cấp là các mối quan
hệ kinh tế - vật chất giữa các tập đoàn người trong phương thức sản xuất
- Thực chất của quan hệ giai cấp là quan hệ giữa bóc lột và bị bóc lột

Từ định nghĩa giai cấp, Lê nin cần chốt lại: Khái niệm, Nguồn gốc và kết cấu
xã hội của giai cấp.
- Tiêu chí là địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội
+ Địa vị đối với tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Địa vị trong tổ chức – quản lý
+ Phương thức, quy mô thu nhập của cải xã hội
- Thực chất là sự phân hóa thành: Thống trị, bóc lột >< Bị thống trị, bóc lột 
Đối kháng lợi ích
-Theo em, kết luận quan trọng nhất đó là trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai
cấp là mang tính tất yếu do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được
giữa các giai cấp
và là động lực quan trọng, trực tiếp của lịch sử.

Câu 2:

Quan điểm “Quy luật đấu tranh giai cấp phát huy tác động của 5 hình thái kinh tế
xã hội mà loài người đã và đang trải qua” là đúng. Bởi vì đối với Mác, sự phát triển
của các HTKTXH là một quá trình lịch sử - tự nhiên, động lực của sự phát triển xã
hội không phải từ trong ý thức của con người, mà từ tồn tại xã hội, từ đời sống vật
chất của xã hội; khẳng định chính sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã
hội. sự mất đi của hình thái kinh tế - xã hội này và sự ra đời của hình thái kinh tế -
xã hội khác chính là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
quyết định, và cuối cùng là các cuộc cách mạng xã hội. sự thống trị và bóc lột
trong quan hệ tổ chức và phân phối, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, tiến bộ với giai cấp tư sản nắm,
củng cố, bảo vệ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời, lạc hậu.
Câu 3:

Phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ xã hội trong ngành marketing
là hai yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng được
nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Dưới đây là ý kiến của em về hai vấn đề
này:
Phát triển lực lượng sản xuất:
Cải thiện năng suất lao động: Đầu tiên, cần tập trung vào việc đào tạo và phát triển
nhân lực để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Điều này có thể
bao gồm việc cung cấp đào tạo chuyên sâu về marketing và kỹ năng mềm.
Áp dụng công nghệ mới: Sử dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quy trình sản
xuất, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh. Điều này có thể bao gồm tự động hóa
quy trình sản xuất và sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và đưa ra dự
đoán.
Hoàn thiện quan hệ xã hội trong ngành Marketing:
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng: Marketing hiện đại không chỉ là
về việc bán hàng mà còn là về việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Cần tập trung vào việc cung cấp giá trị thực sự và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách
hàng.
Thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Marketing cũng phải đi đôi với trách
nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp cần tham gia vào các hoạt động xã hội, bảo vệ
môi trường và hỗ trợ cộng đồng để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và thu
hút khách hàng có ý thức xã hội.
Tổng quan, việc phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ xã hội trong
ngành marketing là chìa khóa để tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và
thành công.
Câu 4:
- Đối với quy hoạch sản xuất xã hội, việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân
phối sản phẩm là rất quan trọng. Điều này có thể đạt được thông qua việc phát triển
các kế hoạch sản xuất chi tiết và hiệu quả, đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng
một cách hiệu quả nhất.
- Ngoài ra, việc nắm bắt và hiểu rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng là yếu tố
quan trọng trong việc hoàn thiện quy hoạch sản xuất xã hội. Điều này giúp ngành
của bạn thích nghi và đáp ứng nhanh chóng với các thay đổi và yêu cầu mới từ thị
trường.
- Cuối cùng, việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá định kỳ sẽ giúp đánh giá
hiệu quả của quy hoạch sản xuất và đưa ra các điều chỉnh cần thiết để cải thiện
hiệu suất và chất lượng sản xuất.
Tóm lại, phát triển LLSX và hoàn thiện QHSX là hai khía cạnh không thể tách rời
trong việc nâng cao năng suất và cạnh tranh của ngành bạn đang học. Bằng cách
cải thiện cả hai mặt này, ngành có thể tiến xa hơn và đạt được sự phát triển bền
vững.
Câu 4
Xã hội nguyên thủy (PTSX ở mức thấp):
- Trong giai đoạn này, lực lượng sản xuất của con người là những công cụ đơn sơ
(gậy, đá,...) và chủ yếu là sức lao động (săn, bắt, hái, lượm...)
Xã hội nô lệ (PTSX ở mức thấp vừa):
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tăng lên, với việc sử dụng sức lao động
nô lệ để sản xuất hàng hóa.
- Lực lượng sản xuất chuyển từ việc săn bắt và thu thập sang việc canh tác đất đai
và chăn nuôi.
Xã hội tư bản (PTSX ở mức vừa):
- Lực lượng sản xuất và khoa học - kĩ thuật phát triển mạnh, sản xuất và lao động
được xã hội hoá cao trên quy mô lớn, năng suất lao động cao.
- Sự cách mạng công nghiệp đưa vào sử dụng máy móc và dây chuyền sản xuất,
làm thay đổi đột ngột cách thức sản xuất.
Ví dụ cụ thể là cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào thế kỷ 18, khi máy móc
được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của
nền kinh tế và sự xuất hiện của các thành phố công nghiệp.
Xã hội chủ nghĩa (PTSX ở mức cao vừa):
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp được
phát triển lên từ những tiền đề vật chất - kỹ thuật của nền đại công nghiệp tư bản
chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa xã hội cũng tạo ra được cách thức tổ chức lao động mới dựa trên tinh
thần tự giác của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý thống
nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Xã hội cộng sản (PTSX ở mức cao):
- Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển năng lực
của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn có sự khác biệt giữa thành
thị và nông thôn
- Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ của cải xã hội đã trở nên dồi dào,
ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao động của con người được
giảm nhẹ, lúc đó nhân loại mới có thể thực hiện được nguyên tắc "làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu".
Câu 5:
Luận điểm “Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất làm cho hình thái KT-XH mới tiến bộ hơn ra đời thay
thế cho hình thái kt-xh cũ đã lỗi thời.” là đúng.
Vì tiến bộ trong công nghệ và lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và công nghệ ngày càng tiến bộ, từ đó tạo điều kiện cho sự thay đổi
và cải tiến trong hình thức kinh tế - xã hội (KT-XH). Nếu quy luật quan hệ sản xuất
không thích ứng với trình độ phát triển mới này, sẽ gây ra sự không hiệu quả và bất
cập trong sản xuất, dẫn đến sự lạc hậu và lãng phí tài nguyên.
Tính thích ứng và đổi mới: Hình thái KT-XH mới thường phản ánh sự thích ứng
và đổi mới trong cách tổ chức sản xuất, quản lý nguồn lực, và phân phối sản phẩm.
Nếu không thích ứng và cập nhật quy luật quan hệ sản xuất, các hình thức KT-XH
cũ sẽ trở nên lỗi thời và không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tăng cường hiệu suất và cạnh tranh: Hình thái KT-XH mới thường mang lại
hiệu suất và cạnh tranh cao hơn so với hình thức cũ, nhờ vào sự tối ưu hóa và hiện
đại hóa trong sản xuất và quản lý. Việc áp dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ giúp nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh doanh.
Phản ánh sự phát triển xã hội: Hình thái KT-XH mới thường phản ánh sự phát
triển xã hội và yêu cầu của thời đại, bao gồm cả yêu cầu về bảo vệ môi trường,
công bằng xã hội và phát triển bền vững.
Tóm lại, việc thích ứng quy luật quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là cần thiết để tạo ra hình thái KT-XH mới tiến bộ hơn và thích hợp
với yêu cầu của thời đại.
Ví dụ: xã hội tư bản khi xã hội phát triển, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với đặc trưng là chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất, sự thống trị và bóc lột . Giai cấp vô sản đại biểu cho lực
lượng sản xuất mới, tiến bộ với giai cấp tư sản nắm, củng cố, bảo vệ quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời, lạc hậu Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chống giai cấp tư sản nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, xây dựng xã hội mới - xã hội
cộng sản chủ nghĩa là phù hợp với quy luật chung và đưa đến hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa.
Câu 6: Hãy chứng minh rằng: “Sự ra đời của nhà nước, giai cấp,v.v suy cho
cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất”.
- Nhà nước ra đời là 1 tất yếu khách quan để làm dịu sự xung đột giai cấp, đáp
ứng yêu cầu duy trì trật tự xã hội và thống trị xã hội của giai cấp thống trị.
- Như vậy, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện nhà nước là do sự phát triển
của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cải. Còn nguyên nhân trực tiếp là do
mâu thuẫn trong xã hội gay gắt không thể điều hào được.
- Nhà nước là 1 tổ chức chính trị của 1 giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm
bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.
- Nhà nước điều hành các công việc xã hội như : thủy lợi, giao thông, y tế,
giáo dục, môi trường...Nhà nước còn thực hiện các chính sách đối ngoại
nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng như cầu kinh tế, văn hóa, khoa học-
kỹ thuật,công nghệ...phát triển, quốc phòng-an ninh dc giữ vững.
Ví dụ: Khi xã hội nguyên thủy bắt đầu xuât hiện chế độ tư hữu, sự bất bình đẳng,
phân hóa giai cấp diễn ra phổ biến xuất hiện giai cấp thống trị và bị trị  Áp
bức bóc lột, mâu thuẫn gay gắt ko thể điều hòa được Giai cấp bị trị nổi dậy đòi
bình đẳng >< giai cấp thống trị đàn áp bảo vệ quyền lợi của mình  Nhà nước ra
đời để ngăn ko đi đến chỗ tiêu diệt nhau trong 1 cuộc ct vô ích.
nhà nước chủ nô tồn tại hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ với mâu thuẫn giai
cấp hết sức gay gắt nên một trong các chức năng nhà nước là duy trì sự thống của
giai cấp chủ nô đối với giai cấp nô lệ. Đến Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn
sự bóc lột giữa các giai cấp. Chức năng nhà nước là thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện công bằng xã hội,
giải quyết hài hòa các lợi ích giữa nhà nước, cá nhân và cộng đồng

You might also like