Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.1.2.

Tình hình triễn khai các kế hoạch quản trị chiến lược tại Công ty Cổ Phần
Bibica
1.1.2.1. Mục tiêu

Đến năm 2022, Bibica vẫn thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, tập trung đa dạng
hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng
doanh số bán hàng của công ty bằng cách kích thích khách hàng truyền thống và thu hút
khách hàng từ các đối thủ để nâng cao khả năng cạnh tranh Công ty nhận thấy chỉ có thể
phát triển được khả năng kinh doanh khi khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng tăng
lên. Khả năng cạnh tranh càng cao thì khả năng bán hàng và xúc tiến bán hàng của công
ty càng tăng lên. Trong thời gian tới, mục tiêu của Công ty Bibica cơ bản là tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường nội địa - thúc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao
uy tín của công ty trên thị trường trong nước và nước ngoài. Uy tín của doanh nghiệp là
một vấn đề quan trọng trong thị trường ngày nay. Có uy tín, cơ hội kinh doanh trên thị
trường rẻ hơn hiện tại và trong tương lai sẽ làm tăng khả năng ổn định và phát triển kinh
doanh của công ty, đồng thời các mục tiêu khác cũng có thể phát triển theo. Doanh
nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, từ đó phát triển và phát huy được vai trò của mình
trong nền kinh tế, đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước và có khả năng tái đầu tư để
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.1.2.2. Sứ mạng

Với chính sách chất lượng “khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động chúng tôi”.

Bibica luôn hướng đến sức khỏe và lợi ích cho mọi người. Bibica với mong muốn ngày
càng trở nên gần gần và năng động hơn trong mắt người tiêu dùng.

Bibica không ngừng sáng tạo, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ cao với giả cả hợp lý.
Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ
công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho công ty nói riêng và toàn xã hội nói chung.

1.1.2.3. Phân tích môi trường bên ngoài


Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thay đổi đáng kể. Mặc
dù kinh tế Việt Nam vẫn đang phát trên đà phát triển, tuy nhiên lạm
phát tăng cao tiềm ẩn với những rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô. Giá
vàng trong nước liên tục biến động, giá nhiên liệu tiếp tục tăng, thị
trường chứng khoán bi quan, bất động sản đóng băng, các ngân hàng
hạn chế cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp ... tất cả những điều
đó đã đem đến nhiều khó khăn lớn trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Để giúp các doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng hiện
nay, đòi hỏi Nhà nước và Chính phủ cần có những chính sách và giải
pháp hữu hiệu để tác động tích cực đến nền kinh tế. Nhìn chung, một
số giải pháp đã được đề xuất và thực hiện, nhưng các doanh nghiệp
vẫn chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ kịp thời và đầy đủ.
- Môi trường chính trị - pháp luật

Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy còn có những thiếu sót nhưng ngày
càng được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hơn, phù hợp với nền kinh
tế hiện nay.Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi Việt Nam
gia nhập WTO, Chính phủ đã có những quy tắc điều chỉnh thương
mại theo những luật lệ chung của quốc tế, trong đó chú trọng đến
giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu, hải quan… Ngoài ra, Nhà
nước còn thành lập các quỹ hỗ trợ và phát triển nhằm cho vay, bảo
lãnh, hỗ trợ lãi suất cho các dự án có sản phẩm xuất khẩu, trong đó có
các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm.
- Môi trường văn hóa – xã hội
- Khi nói đến tiêu dùng, nhận thức của người dân đã thay đổi đáng kể
so với trước đây, nhu cầu ngày càng cao cùng với sự cải thiện của đời
sống. Đặc biệt trong ngành thực phẩm ngày càng quan tâm đến chất
lượng và an toàn sản phẩm. Với sự thay đổi này, người dân có xu
hướng chuộng hàng trong nước hơn hàng nhập khẩu, nhất là những
mặt hàng có giá trị không quá cao như thực phẩm .Mặc dù tập quán
“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” được truyền thông rộng rãi
và có dấu hiệu tích cực nhưng ngày càng nhiều sản phẩm lỗi, các
nhãn mác nước ngoài ngày càng bị phát hiện khiến cho người tiêu
dùng chỉ tin tưởng ở các công ty có độ uy tín cao. Về mặt nhân khẩu
học, độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam là trẻ. , với hơn một nửa
dân số trong lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60. Với dân
số hơn 80 triệu người, trong đó 70% tập trung ở nông thôn, việc di
dân từ nông thôn lên thành thị là hệ quả tất yếu khi các trung tâm đô
thị mang lại nhiều việc làm hơn.
- Môi trường công nghệ
Nền công nghệ của nước ta chưa được phát triển so với các quốc gia
khác trên thế giới. Khi mà các nước công nghiệp phát triển vẫn
không ngừng đầu tư, phát triển, cải tiến để có được những công nghệ
tốt hơn, tạo ra năng suất và chất lượng tốt hơn, còn đối với Việt Nam,
việc đầu tư cho công nghệ còn mang tính tự phát, không có kế hoạch
hay chiến lược rõ ràng, gây lãng phí, dẫn đến ngày càng bị lạc hậu so
với thế giới. Với công nghệ như vậy, năng suất sản xuất thấp, sản
phẩm được tạo ra có chất lượng không đều hoặc không đảm bảo, khó
có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư mua các dây chuyền
công nghệ hiện đại của nước ngoài để sản xuất kinh doanh. Một đặc
điểm hết sức quan trọng khác cần chú ý đến, về mặt con người, đó là
đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân của hầu hết các doanh
nghiệp phần lớn không được đào tạo đầy đủ và bài bản, dẫn đến thiếu
lực lượng lao động có trình độ để tiếp cận với các tiến bộ khoa học
công nghệ của thế giới.

- Môi trường nhân khâu học


Quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng: Yếu tố này thể hiện quy mô
của thị trường nhu cầu tiềm năng; tăng trưởng hoặc suy giảm thị
trường.
Thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi tác: Cơ cấu dân số thay đổi dẫn đến
cơ cấu khách hàng tiềm năng theo độ tuổi cũng thay đổi, cơ cấu tiêu
dùng các loại hàng hoá.
Quy mô gia đình giảm, phụ nữ được giải phóng khỏi công việc gia
đình: Yếu tố này quyết định việc hình thành các nhu cầu cần thiết cho
phụ nữ để tham gia hoạt động xã hội, nảy sinh các nhu cầu về chăm
sóc con cái, cần các loại món ăn được chế biến sẵn, đồ dùng cho phụ
nữ tại các công sở...
Phân bố lại dân cư và quá trình đô thị hoá: Quá trình di dân từ nông
thôn lên thành thị tạo ra các nhu cầu về nhà ở, xuất hiện nhu cầu của
một xã hội công nghiệp
Trình độ học vấn liên quan đến sở thích, hành vi, nhu cầu: Xu hướng
chung là trình độ học vấn của khách hàng ngày càng tăng, họ đòi hỏi
doanh nghiệp phải cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, không
gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển bền vững của
con người và của toàn xã hội. Biểu hiện cụ thể là người tiêu dùng
ngày nay đòi hỏi các sản phẩm thực phẩm phải sạch, không có hóa
chất, chất lượng sản phẩm phải được quản lý bởi các chỉ tiêu hóa, lý,
sinh rất nghiêm ngặt. Các sản phẩm hàng tiêu dùng phải đảm bảo tính
không gây hại cho người dùng và hơn nữa phải thân thiện với môi
trường như túi đựng hữu cơ tự hủy, xe ô tô có nồng độ khí thải
thấp,...
Sự di chuyển từ một thị trường đại chúng sang các vi thị trường: Sự
di chuyển từ một thị trường đại chúng sang các vi thị trường. Do nhu
cầu của quần chúng rất khác nhau, người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe
hơn. Do đó, marketing phải nắm bắt được những nhóm người khác
nhau trong xã hội.
- Môi trường tự nhiên
Ngày nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là
xu hướng có tính khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế
thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập, năng cao chất lượng sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng. Môi trường tự nhiên Việt Nam nằm ở cực Đông Nam
bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với nhiều nước như
Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Campuchia và biển Đông. Nhờ vị trí
thuận lợi của Việt nam, công ty Bibica dễ dàng thông thương với các
đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới
bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tuy nhiên khoảng
cách Nam- Bắc khá lớn nên ban đầu khi mới thành lập các chi nhanh
ở miền Bắc việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền
Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm.

Môi trường vi mô

- Đối thủ cạnh tranh


- Khách hàng
- Nhà cung cấp
- Sản phẩm thay thế
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Rào cản nhập ngành
1.1.2.4. Phân tích môi trường bên trong
1.1.2.5. Phân tích chiến lược hiện nay đang áp dụng tại doanh nghiệp

You might also like