Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN


QUẢN TRỊ HỌC

Tên đề tài: TÌM HIỂU VỀ CEO SATYA NADELLAVÀ


CÔNG TY MICROSOFT

Tên thành viên: 1. Trần Đăng Khoa


2. Lữ Đinh Nguyên Ngọc
3. Đặng Phạm Thảo Vy
4. Phạm Thị Diễm Quỳnh
Lớp: 47K32.1

Năm học: 2022 - 2023


Mục lục
PHẦN 1. GIỚI THIỆU NHÂN VẬT................................................................1
1.1 Khái quát về Satya Nadella..................................................................1
1.2 Sự nghiệp..............................................................................................1
PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MICROSOFT:....................................3
2.1 Giới thiệu tổ chức:................................................................................3
2.2 Giới thiệu văn hóa tổ chức:..................................................................3
2.2.1 Các tuyên bố về sứ mệnh, viễn cảnh, tầm nhìn:...............................3
2.2.2 Hệ thống giá trị của công ty:............................................................4
2.2.3 Quy tắc ứng xử (quy tắc đạo đức – code of conduct).......................5
2.3 Cấu trúc hữu hình về văn hoá của công ty...........................................8
2.3.1 Logo..................................................................................................8
2.3.2 Cách xây dựng kiến trúc và bày trí đồ đạc.......................................9
2.3.3 Trang phục......................................................................................10
2.3.4 Hành vi ứng xử của nhân viên........................................................10
2.3.5 Các sản phẩm của microsoft...........................................................11
2.3.6 Câu chuyện về thương hiệu doanh nghiệp.....................................11
PHẦN 3. Lập kế hoạch cho hoạt động chung của lớp.....................................12
3.1 Phân tích môi trường:.........................................................................12
3.2 Xác định mục tiêu:.............................................................................13
3.3 Xây dựng phương án:.........................................................................13
3.3.1 Phương án thuê xe và tự tổ chức:...................................................13
3.3.2 Phương án thuê trọn gói:................................................................14
3.4 Ra quyết định:....................................................................................15
PHẦN 4. Phong cách lãnh đạo của Satya Nadella..........................................15
Mục lục hình ảnh
Hình 1 Satya Nadella một kĩ sư công nghệ người Mỹ gốc Ấn............................1
Hình 2 Nadella trong cuộc thảo luận trực tiếp về chiến lược đám mây của
Microsoft vào năm 2014 tại San Francisco.....................................................................2
Hình 3 Công ty Microsoft....................................................................................3
Hình 4 Logo Microsoft hiện nay..........................................................................8
Hình 5 Khu vực làm việc.....................................................................................9
Hình 6 Mô tả khu trực quan khu vực làm việc ở Microsoft................................9
Hình 7 Trang phục của nhân viên Microsoft.....................................................10
Hình 8 Khung cảnh trong đó thuộc vùng trồng nho Los Carneros, quận
Sonoma, California........................................................................................................12

Mục lục bảng biểu


Bảng 1 Timeline sơ bộ của phương án thuê xe và tự tổ chức............................14
Bảng 2 Timeline sơ bộ của phương án thuê trọ gói theo tour............................15
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

PHẦN 1. GIỚI THIỆU NHÂN VẬT


1.1 Khái quát về Satya Nadella
“Tôi muốn biết xây dựng mọi thứ”, đó là câu nói nổi tiếng của Satya Nadella.
Satya Nadella, tên đầy đủ là Satya Narayana Nadella. Ông là một giám đốc điều hành
kinh doanh người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông sinh ngày 19 tháng 8 năm 1967 tại Hyderabad,
nay thuộc Telangana, Ấn Độ trong một gia đình theo Ấn Độ giáo nói tiếng Telugu.
Ông học kỹ thuật điện tại Học viện Công nghệ Manipal ở Karnataka, và nhận bằng cử
nhân vào năm 1988. Hiện ông đang là chủ tịch và giám đốc hội đồng quản trị của
Microsoft. Trước đó, ông là phó chủ tịch điều hành nhóm doanh nghiệp và đám mây
của Microsoft, chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành các nền tảng điện toán của
công ty. Nadella từng là phó chủ tịch cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển
cho Bộ phận Dịch vụ Trực tuyến và phó chủ tịch bộ phận Kinh doanh của Microsoft.
Sau đó, ông làm chủ tịch mảng Máy chủ và Công cụ trị giá 19 tỷ USD của Microsoft
và dẫn đầu sự chuyển đổi văn hóa kinh doanh và công nghệ của công ty từ dịch vụ
khách hàng sang cơ sở hạ tầng và điện toán đám mây. Ông đã giúp đưa Microsoft SQL
Server, Windows Server và các công cụ dành cho nhà phát triển lên đám mây
Azure.Doanh thu từ dịch vụ đám mây đã tăng từ 16,6 tỷ đô la khi ông tiếp quản vào
năm 2011 lên 20,3 tỷ đô la vào tháng 6 năm 2013. [1] Ông được nhận lương 84,5 triệu
đô la năm 2016. [2]

Hình 1 Satya Nadella một kĩ sư công nghệ người Mỹ gốc Ấn

Mức lương năm 2013 của Nadella là gần 700.000 đô la, đưa tổng số lương
bổng kèm theo cổ phiếu thưởng lên đến 17,6 triệu đô la.
1.2 Sự nghiệp
Các chức vụ trước đây do Nadella nắm giữ bao gồm: [3]
 Chủ tịch Bộ phận Máy chủ & Công cụ (9 tháng 2 năm 2011 - tháng 2 năm
2014)
 Phó chủ tịch cấp cao về Nghiên cứu và Phát triển của Bộ phận Dịch vụ Trực
tuyến (tháng 3 năm 2007 - tháng 2 năm 2011)
 Phó Giám đốc Khối Kinh doanh

4
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

 Phó Chủ tịch Công ty về Giải pháp Kinh doanh và Nhóm Nền tảng Tìm kiếm &
Quảng cáo
 Phó chủ tịch điều hành nhóm Đám mây và Doanh nghiệpVào ngày 4 tháng 2
năm 2014, Nadella được chọn làm Giám đốc điều hành mới của Microsoft,đồng
thời là Giám đốc điều hành thứ ba trong lịch sử của công ty, sau Bill Gates và
Steve Ballmer
Vào tháng 10 năm 2014, Nadella tham dự một sự kiện về Phụ nữ trong Máy
tính, sau đó gây tranh cãi khi ông đưa ra tuyên bố rằng phụ nữ không nên đòi hỏi tăng
mức lương và nên tin tưởng vào hệ thống. [Nadella đã bị chỉ trích vì phát ngôn này và
sau đó ông đã xin lỗi trên Twitter. Sau đó, ông gửi một email đến các nhân viên của
Microsoft thừa nhận rằng mình đã "hoàn toàn sai."

Hình 2 Nadella trong cuộc thảo luận trực tiếp về chiến lược đám mây của Microsoft vào năm 2014 tại San
Francisco

Nadella trong cuộc thảo luận trực tiếp về chiến lược đám mây của Microsoft
vào năm 2014 tại San Francisco
Dưới sự lãnh đạo của Nadella, Microsoft đã thay đổi sứ mệnh của mình để "trao
quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều hơn".Ông đã tổ
chức một sự thay đổi văn hóa tại Microsoft bằng cách nhấn mạnh vào sự đồng cảm,
hợp tác và 'tư duy phát triển', và biến văn hóa doanh nghiệp của Microsoft thành một
nền văn hóa nhấn mạnh vào sự học hỏi và phát triển không ngừng.
Năm 2014, thương vụ mua lại đầu tiên của Nadella với Microsoft là Mojang,
một công ty trò chơi Thụy Điển nổi tiếng với trò chơi máy tính Minecraft, trị giá 2,5 tỷ
USD. Ông cũng mua Xamarin với số tiền không được tiết lộ. Ông giám sát việc mua
mạng xã hội LinkedIn vào năm 2016 với giá 26,2 tỷ đô la. Vào ngày 26 tháng 10 năm
2018, Microsoft đã mua lại GitHub với giá 7,5 tỷ đô la Mỹ.
Kể từ khi Nadella trở thành giám đốc điều hành đến tháng 9 năm 2018, cổ
phiếu của Microsoft đã tăng gấp ba lần, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 27%
5
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MICROSOFT:


2.1 Giới thiệu tổ chức:
- Loại hình: Công ty cổ phần

- Người sáng lập: Bill Gates và Paul Allen

- Năm thành lập: 04/04/1975

- Trụ sở chính: Redmond, Washington, Hoa Kỳ

Hình 3 Công ty Microsoft

- Website: https://www.microsoft.com/vi-vn/

- Lĩnh vực: chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ
trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính.

- Phạm vi hoạt động: Toàn cầu

2.2 Giới thiệu văn hóa tổ chức:


2.2.1 Các tuyên bố về sứ mệnh, viễn cảnh, tầm nhìn:
Satya Nadella lên đảm nhiệm vị trí CEO của Microsoft vào ngày 04/02/2014,
ông phải đối mặt với hàng loạt vấn đề đang tồn đọng trong công ty.. Thời điểm đó,
Microsoft Windows 8 trở thành thảm họa, sự bùng nổ của các smartphone như iPhone,
còn các nhà phát triển mất niềm tin vào công ty.

- Năm 2014, khi Nadella trở thành CEO mới, ông đã tuyên bố, kể từ thời điểm
này, Microsoft sẽ trở thành một công ty “học tất cả mọi thứ” thay vì một công ty “biết
tất cả mọi thứ” như trước đây. Đồng nghĩa, mỗi ngày trôi qua với toàn bộ nhân viên
Microsoft sẽ là mỗi ngày học hỏi, khám phá và thử nghiệm cái mới.

6
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

- Giám đốc điều hành của Microsoft – Satya Nadella, trong một bức thư điện tử
gửi tới toàn thể nhân viên đã đưa ra tuyên bố sứ mệnh kinh doanh mới của tập đoàn
này đó là “Sứ mệnh của chúng ta là giúp cho tất cả mọi người, mọi tổ chức trên hành
tinh gặt hái được nhiều thành quả hơn nữa”. Cụ thể, ông tuyên bố, sứ mệnh này sẽ
giúp Microsoft có một năm siêu tăng trưởng: “Sẽ có một máy tính trên bàn làm việc,
trong mỗi gia đình”.

- Viễn cảnh: “Chúng tôi đang bắt đầu nghĩ về nó (Windows) như một gia đình
mà điều này trước đây chưa đúng”, Nadella nói. Nói cách khác, tầm nhìn của ông đối
với Microsoft là khiến công ty giảm sự phụ thuộc vào sự tương thích dọc và có thể làm
việc song song với các hệ thống khác.

- Dưới nhiệm kỳ của mình, ông Nadella đã đưa ra tầm nhìn mới về sự hợp tác.
Thay vì cạnh tranh quyết liệt với đối thủ, ông sẽ hợp tác với họ ở những lĩnh vực phù
hợp. Phương châm của ông là: “Hợp tác trong những gì có thể hợp tác, cạnh tranh
trong những gì có thể cạnh tranh”. Khách hàng luôn mong muốn điều đó và tất cả
những gì ông làm đều hướng về khách hàng.

Những tuyên bố của Satya Nadella đã hoàn toàn làm rõ được mục đích cốt lỗi
“Chúng tôi tồn tại để tạo ra phần mềm giúp cá nhân và doanh nghiệp phát triển được
tiềm năng của họ” và giá trị cốt lỗi của Microsoft. 37 năm qua công ty tiến tới một tầm
nhìn trao quyền cho người dân trên toàn cầu, ở bất cứ đâu dù đang làm việc hay trên
đường đi… sản phẩm công ty đã đạt được hàng tỷ người sử dụng.
2.2.2 Hệ thống giá trị của công ty:
Các giá trị của mỗi nhân viên trong Microsoft phải tỏa sáng trong mọi mối
tương tác.
 Chính trực và trung thực: Sự chính trực và trung thực có thể được thể hiện theo
nhiều cách. Sự chính trực và chính trực không chỉ được thể hiện trong tình
huống đặc biệt mà còn trong tất cả các quyết định hằng ngày của mỗi nhân
viên.
 Cởi mở và tôn trọng: Những người cởi mở và tôn trọng người khác hiểu rằng
cách hoàn thành công việc cũng quan trọng như chính công việc đó. Chính vì
vậy mỗi nhân viên của Microsoft không bao giờ hành động theo cách bị coi là
đe dọa, không khoan dung hoặc phân biệt đối xử.
 Tinh thần trách nhiệm: Mỗi nhân viên đều giữ đúng lời hứa và chịu trách nhiệm
về những cam kết mà mình đưa ra. Niềm tin trong mỗi nhân viên được tạo dựng
theo thời gian chỉ bằng cách này. Trung thực và có trách nhiệm.
 Đam mê: Sự đam mêm có ở khắp mọi nơi khi bạn nhìn vào Microsoft. Mỗi
nhân viên đều có tâm huyết với công nghệ và những gi mà công nghệ giúp
khách hàng của họ làm được. Mỗi nhân viên đều nỗ lực đáp ứng kì vọng của
7
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

khách hàng và đối tác về chất lượng, tính bảo mật, quyền riêng tư, độ tin cậy và
sự chính trực trong kinh doanh.
 Thách thức lớn: Ngay từ đầu Microsoft đã cố gắng vượt qua những thách thức
lớn. Thách thức lớn không liên quan đến một công việc cụ thể mà liên quan tới
tầm nhìn, nghị lực và sự dũng cảm trong con người của mỗi nhân viên.
- Microsoft có danh sách 6 giá trị cốt lõi:
 Sự đổi mới: Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể là, và cần phải là một công cụ
phục vụ cho những mục đích cao cả, đồng thời, những cải tiến có ý nghĩa sẽ có
thể góp phần dựng xây một thế giới tươi sáng hơn, dù là theo những cách thức
nhỏ hay lớn.
 Đa dạng và Hòa nhập: Chúng tôi phát triển mạnh tính đa dạng trong công ty.
Chúng tôi gắn kết trải nghiệm, thế mạnh và những quan điểm khác nhau của
nhân viên và khách hàng để nắm tin tức, thử thách và tư duy sâu rộng hơn. Đây
là cách chúng tôi đổi mới.
 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Chúng tôi tin rằng công nghệ là một công cụ
mạnh mẽ để phục vụ cho những mục đích cao cả và chúng tôi đang tích cực
thúc đẩy một tương lai bền vững – một nơi mà mọi người đều có quyền hưởng
những lợi ích và cơ hội mà công nghệ tạo ra.
 Từ thiện
 AI: Chúng tôi tin rằng, khi được thiết kế theo đúng tâm niệm phục vụ con
người, AI có thể mở rộng khả năng của bạn, giúp bạn có thêm thời gian sáng
tạo và theo đuổi các mục tiêu chiến lược, đồng thời giúp bạn và tổ chức đạt
được nhiều điều hơn.
 Máy tính đáng tin cậy: Khám phá cách chúng tôi mang tới trải nghiệm điện
toán bảo mật, riêng tư và đáng tin cậy dựa trên hoạt động kinh doanh đúng đắn.
2.2.3 Quy tắc ứng xử (quy tắc đạo đức – code of conduct)
2.2.3.1 Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft [4]
Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu
đạt được nhiều thành công hơn nữa. Để hoàn thành sứ mệnh này, chúng ta không chỉ
cần xây dựng công nghệ tiên tiến. Chúng ta còn cần chứng tỏ vị thế của mình với tư
cách là một công ty và cá nhân, cách chúng ta quản lý công việc kinh doanh nội bộ
cũng như cách chúng ta làm việc với khách hàng, đối tác, chính phủ, cộng đồng và nhà
cung cấp như thế nào.
Nhà cung cấp và nhân viên, cán bộ, đại lý và nhà thầu phụ của mình (gọi chung
là “Nhà cung cấp”) phải tuân thủ Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp này khi tiến
hành kinh doanh với hoặc thay mặt cho Microsoft. Nhà cung cấp phải yêu cầu các nhà
thầu phụ của mình thừa nhận và triển khai SCoC trong nghiệp vụ và trên toàn chuỗi
cung ứng của họ. Nhà cung cấp phải kịp thời thông báo cho người liên hệ của mình tại
Microsoft, một thành viên của ban quản lý Microsoft hoặc những người liên hệ được
liệt kê ở cuối tài liệu này khi có bất kỳ tình huống nào phát sinh khiến Nhà cung cấp
hoạt động vi phạm Quy tắc Ứng xử này.
8
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

Tất cả các Nhà cung cấp của Microsoft phải thực hiện nguyên tắc thực hành lao
động của mình tuân thủ đầy đủ tất cả các luật và quy định hiện hành và tuân thủ các
yêu cầu của Microsoft mà có thể ưu tiên áp dụng so với các yêu cầu pháp lý địa
phương. Trong mọi trường hợp, khi yêu cầu của Microsoft chặt chẽ hơn các yêu cầu
pháp lý địa phương thì Nhà cung bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu của Microsoft.
Mặc dù Nhà cung cấp của Microsoft được yêu cầu tự giám sát và chứng minh việc
tuân thủ SCoC nhưng Microsoft có thể kiểm tra Nhà cung cấp hoặc kiểm tra cơ sở vật
chất của Nhà cung cấp để xác nhận sự tuân thủ. Nhà cung cấp hành xử trái pháp luật
hoặc không tuân thủ SCoC hay bất kỳ chính sách nào của Microsoft thì mối quan hệ
kinh doanh của họ với Microsoft có nguy cơ bị chấm dứt. Ngoài việc tuân thủ bất kỳ
nghĩa vụ nào khác quy định trong các hợp đồng bất kỳ mà một Nhà cung cấp có thể
giao kết với Microsoft, Nhà cung cấp bắt buộc phải tuân thủ SCoC và hoàn thành khóa
đào tạo SCoC do Microsoft cung cấp.
2.2.3.1.1 Nguyên tắc thực hành tuân thủ pháp lý và quy định:
Tất cả các Nhà cung cấp của Microsoft phải tiến hành hoạt động kinh doanh
của họ theo cách tuân thủ hoàn toàn luật pháp và các quy định hiện hành khi tiến hành
kinh doanh với và/hoặc đại diện cho Microsoft, đồng thời phải tuân thủ không giới hạn
các yêu cầu sau:
Giao dịch thương mại: Tuân thủ tất cả các bộ luật quốc tế, luật quốc gia, quy
định và biện pháp kiểm soát khác chi phối hoạt động chuyển giao, tiếp cận, xuất khẩu,
tái xuất và tái nhập các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ.
Nhà cung cấp phải duy trì, nếu có, các chương trình và chính sách tuân thủ
nghiêm ngặt để quản lý công nghệ, sản phẩm và dữ liệu kỹ thuật bị kiểm soát hoặc hạn
chế theo quy định của pháp luật.
Nhà cung cấp sẽ không cung cấp công nghệ, sản phẩm hoặc dữ liệu kỹ thuật bị
kiểm soát cho Microsoft mà không thông báo về các biện pháp kiểm soát cần thiết để
Microsoft duy trì tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Chống độc quyền: Tiến hành kinh doanh tuân thủ đầy đủ các luật chống độc
quyền và cạnh tranh công bằng chi phối tại các khu vực pháp lý nơi họ tiến hành kinh
doanh.
Tẩy chay: Không tham gia tẩy chay quốc tế nếu đối tượng không bị Chính phủ
Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt.
Chống tham nhũng: Thực hiện hoạt động kinh doanh tuân thủ đầy đủ Đạo luật
Chống Tham nhũng tại Nước ngoài của Hoa Kỳ (“FCPA”) và các luật chống tham
nhũng và chống rửa tiền chi phối các khu vực pháp lý nơi Nhà cung cấp tiến hành kinh
doanh.
Trợ năng: Hơn một tỷ người trên toàn thế giới đang sống trong vô số các tình
trạng khuyết tật, bao gồm thị lực, thính giác, di chuyển, nhận thức, giao tiếp và sức
khỏe tâm thần. Việc tạo ra các sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ mà mọi người đều có
thể truy cập là một phần trong DNA tại Microsoft cũng như sứ mệnh trao quyền cho

9
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

mọi người và tổ chức trên thế giới này để đạt được nhiều thành quả hơn. Mỗi Nhà
cung cấp của Microsoft phải tuân thủ:
+ Phiên bản mới nhất của Nguyên tắc truy cập nội dung web (WCAG) theo tiêu
chuẩn trợ năng quốc tế Cấp độ A và AA khi tạo bất kỳ giao phẩm nào; và
+ Tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn hiện hành của Microsoft để tạo các thiết bị,
sản phẩm, trang web, ứng dụng dựa trên web, dịch vụ đám mây, phần mềm, ứng dụng
di động, nội dung hoặc dịch vụ.
2.2.3.1.2 Thực hành và đạo đức kinh doanh:
Tất cả các Nhà cung cấp của Microsoft phải thực hiện các hoạt động và tương
tác kinh doanh một cách chính trực và đáng tin cậy, không giới hạn ở:
Báo cáo thông tin doanh nghiệp: Mọi hoạt động báo cáo và thông tin doanh
nghiệp phải được thực hiện một cách trung thực, chính xác và tuân thủ tất cả các quy
định của pháp luật hiện hành về tính hoàn thiện và chuẩn xác.
Giao tiếp: Phải trung thực, thẳng thắn và chân thật trong thảo luận, kể cả những
cuộc trao đổi với người đại diện của các cơ quan quản lý và quan chức chính phủ.
Báo chí: Chỉ trao đổi với báo chí thay mặt Microsoft nếu được đại diện truyền
thông của Microsoft ủy quyền thực hiện rõ ràng bằng văn bản.
Công khai: Nhà cung cấp sẽ không phát hành thông cáo báo chí hoặc các thông
báo công khai khác liên quan đến mối quan hệ hoặc hợp đồng giữa họ với Microsoft
mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của người ký kết hợp đồng bên Microsoft.
Quà tặng và Giải trí: Phán đoán sáng suốt khi trao đổi xã giao trong kinh
doanh. Quà tặng, bữa ăn, giải trí, lưu trú và những chuyến đi xa hoa hoặc thiếu minh
bạch hoặc mục đích hợp pháp có thể được xem là hối lộ, có thể tạo ra sự xung đột lợi
ích hoặc có thể được coi là mưu toan nhằm gây ảnh hưởng không đúng đắn đến việc ra
quyết định. Việc trao cho nhân viên của Microsoft các ưu đãi theo hình thức xã giao
kinh doanh, nếu được cho phép, nên vừa phải và khôngQuy tắc Ứng xử dành cho Nhà
cung cấp của Microsoft (2021) 4 thường xuyên. Không bao giờ trao tặng bất cứ thứ gì
nhằm đạt được lợi thế kinh doanh bất chính.
Xung đột Lợi ích: Hãy trung thực, thẳng thắn và chân thật khi trả lời câu hỏi từ
Microsoft về mối quan hệ với nhân viên của Microsoft. Tránh những hành động không
phù hợp và xung đột lợi ích hoặc phát sinh một trong hai. Nhà cung cấp không được
giao dịch trực tiếp với bất kỳ nhân viên nào của Microsoft có vợ/chồng, người sống
chung, thành viên gia đình hoặc người thân khác có lợi ích tài chính đối với Nhà cung
cấp.
Giao dịch Nội gián: Cấm giao dịch nội gián. Theo Luật chứng khoán liên
bang, bạn không được mua hoặc bán chứng khoán của Microsoft hoặc của công ty
khác khi sở hữu thông tin về Microsoft hoặc công ty khác (1) không áp dụng đầu tư
công và (2) có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc bán chứng khoán của nhà đầu
tư.

10
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

2.2.3.2 Nét khác biệt và độc đáo trong các tuyên bố


- Microsoft duy trì tinh thần đồng đội cao, ở đó mỗi người đều hướng đến một
mục tiêu chung.
- Khuyến khích đầu óc sáng tạo của nhân viên bằng cách lắng nghe và trân
trọng những ý kiến đóng góp của họ cho công ty, đề cao tầm quan trọng cho việc dành
thời gian học hỏi từ nhân viên cấp dưới.
- Ngoài việc hướng đến các đối tác, khách hàng, Microsoft luôn có những cam
kết chính sách nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên. Những chính sách
này thể hiện sự tôn trọng của công ty đối với nhân viên, sự tôn trọng này không chỉ về
mặt vật chất mà còn cả về tinh thần của nhân viên. Từ đó tạo niềm tin sự gắn bó, tận
tâm của nhân viên trong suốt quá trình làm việc.
2.3 Cấu trúc hữu hình về văn hoá của công ty
Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp nhứng thứ mà mọi người có thể nhìn nhận một
cách trực tiếp khi tiếp xúc với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Điều này được thể hiện
bởi các yếu tố như: logo, cách xây dựng kiến trúc và bày trí đồ đạc, trang phục, hành
vi ứng xử của nhân viên, các sản phẩm, câu chuyện về thương hiệu doanh nghiệp
2.3.1 Logo
Từ khi thành lập đến nay, microsoft trải qua nhiều lần thay đổi logo khác nhau.
Logo dưới đây là logo được sử dụng cho đến hiện tại

Hình 4 Logo Microsoft hiện nay

Logo này được công bố vào tháng 8 năm 2012, là thành phẩm của sự sáng tạo
của nhân viên sau nhiều cuộc họp. Với thiết kế nhiều màu sắc đã tạo nên sự khác biệt
so với những logo khác. Thiết kế 4 ô vuông, 4 màu sắc của Window hiện tại, được
dùng để đại diện cho bốn sản phẩm chính của Microsoft: Windows (xanh lam), Office
(đỏ), Xbox (xanh lục) và Bing (vàng)

11
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

2.3.2 Cách xây dựng kiến trúc và bày trí đồ đạc


Kiến trúc ở Microsoft nhằm tạo ra một môi trường ấm áp và thân thiện, chú
trọng đến sự thoải mái. Màu sắc chủ đạo chính là 4 màu xanh da trời, xanh lá cây, đỏ,
cam theo đúng logo của hãng. Điều này đem đến sự mới lạ và thể hiện được nét đặc
trưng trong không gian làm việc của Microsoft.

Hình 5 Khu vực làm việc

Khu vực làm việc được thiết kế với không gian mở, trang thiết bị hiện đại nhằm
tạo ra không gian làm việc thoải mái, kích thích sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên.
Cho nhân viên cảm thấy rằng nơi làm việc là nhà.

Hình 6 Mô tả khu trực quan khu vực làm việc ở Microsoft


12
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

2.3.3 Trang phục


Microsoft thành công như ngày hôm nay không chỉ nhờ vào những sản phẩm,
phần mềm giá trị mà còn nằm ở chiến dịch quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.
Để làm điều đó, Microsoft đã may rất nhiều đồng phục cho nhân viên sử dụng và cũng
lấy những chiếc áo đó làm quà tặng cho khách hàng để xây dựng hình ảnh cũng như
đưa thương hiệu đến với khách hàng.

Hình 7 Trang phục của nhân viên Microsoft

2.3.4 Hành vi ứng xử của nhân viên


Microsoft có hơn 160.000 nhân viên ở 190 quốc gia trên thế giới. Ban lãnh đạo
công ty đã làm mọi cách để cho đội ngũ nhân viên của mình biết cách thấu hiểu nhau,
chấp nhận sự đa dạng về văn hoá, cùng nhau hợp tác phát triển.
Microsoft đã xây dựng cho mình 5 hành vi trong tổ chức:
1.Sẵn sàng trải nghiệm: cấp trên tạo đều kiện cho nhân viên sẵn sàn trải nghiệm, thử,
không sợ sai. Các công ty phần mềm phải chấp nhận một điều là sự sai sót là điều tất
yếu trong quá trình tạo ra một phần mềm, mấu chốt là phải nhanh chóng tìm cách để
khắc phục.
2. Văn hóa học tập: tạo hệ thống học online cho các nhân viên học online
Trong đó những khóa học về tuân thủ, về tự bảo vệ bản thân và những khóa học đa
dạng khác được đầu tư xây dựng một cách rất kỳ công.

13
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

Mỗi một nhân viên tùy theo vị trí của mình mà được giao những bài học cụ thể.
Microsoft cũng tạo ra những chương trình để cho nhân viên cùng học, cùng chia sẻ.
Văn hóa đó được xây dựng và triển khai từ trên xuống dưới.
3. Ghi nhận những thành tựu nhỏ: mọi sự thay đổi nhỏ của từng nhân viên đều được
lãnh đạo Microsoft luôn nỗ lực ghi nhận mọi thành tựu từ sự thay đổi đó.
4. Biết mình là ai và mình đang ở đâu: Mỗi nhân viên của Microsoft phải biết mình
đang ở đâu, mình yếu kém chỗ nào. Ai cũng sẵn sàng nói về điểm yếu của mình và
giúp đỡ người khác để cùng nhau trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi
ngày.
5. Tôn trọng, chính trực và khả năng dẫn dắt: Microsoft đã kiến tạo cho đội ngũ nhân
viên ngay từ những ngày đầu những giá trị như tôn trọng, chính trực, trách nhiệm và
đội ngũ quản lý phải là hình mẫu, phải là những người có khả năng dẫn dắt để giúp
cho nhân viên của mình phát triển.
Nadella luôn khẳng định, nếu sửa chữa văn hóa doanh nghiệp. “Tôi luôn tạo
điều kiện cho những người muốn làm việc như một phần trong nhóm,” ông nói. Suốt
nhiều năm qua, Microsoft đã “nuôi dưỡng những lãnh đạo chỉ muốn vận hành cuộc
chơi của riêng mình.” Chuyện đó bây giờ không còn nữa. “Để lãnh đạo, bạn phải làm
việc trong một tập thể. Đó là một Microsoft hoàn toàn khác biệt. Điều đó là ưu tiên với
tôi.”
2.3.5 Các sản phẩm của microsoft
Các sản phẩm của Micosoft luôn hướng tới nhu cầu của khách hàng, đặt khách
hàng lên vị trí hàng đầu trong việc phát triển chiến lược công ty, nhờ vào điều này mà
công ty đã phát triển lớn mạnh như hiện tại. Một số sản phẩm còn lấy ý kiến của khách
hàng để làm điểm tựa cho công tác nghiên cứu. Điêug này khiến sản phẩm có giá trị
hơn, tăng tính hấp dẫn và thu hút được nhiều khách hàng hơn
2.3.6 Câu chuyện về thương hiệu doanh nghiệp
Microsoft gắn liền với câu chuyện chiếc ảnh nền huyền thoại. trên đường đến
đường gặp vợ tượng lai của nhiếp ảnh gia Charles O’Rear, Tháng 11 ở California, Mỹ,
khi cơn mưa kéo đến, những ngọn đồi sẽ trải một màu xanh ngát. O’Rear tấp vào lề,
nơi đoạn quốc lộ 12 hẹp và lộng gió. Ông đứng đó, chụp một bức ảnh, cố gắng gom
lấy những gì ông có thể thấy như ngọn đồi màu xanh lục, dãy núi phía sau và vài đám
mây mờ ảo.Đó chính là tấm hình Bliss (hạnh phúc), nổi tiếng sau này trên hệ điều
hành Windows XP. Khung cảnh trong đó thuộc vùng trồng nho Los Carneros, quận
Sonoma, California.

14
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

Hình 8 Khung cảnh trong đó thuộc vùng trồng nho Los Carneros, quận Sonoma, California.

Năm 2000, Microsoft chuẩn bị cho ra mắt Windows XP. O’Rear là một trong
những nhiếp ảnh gia đầu tiên sử dụng dịch vụ Corbis để số hóa, cấp phép các bức ảnh
của mình. Khi đó, Corbis thuộc sở hữu của Bill Gates, cựu Giám đốc điều hành
Microsoft. O’Rear bán cho công ty tất cả quyền sở hữu Bliss.Cuối cùng, O’Rear phải
tự lên máy bay đến trụ sở chính công ty ở Seattle để giao ảnh. Ông ký cam kết không
tiết lộ giá bán Bliss, chỉ khẳng định đây là số tiền cao nhất ông từng được trả.
Kể từ khi Windows XP phát hành năm 2001, đã có ít nhất 1 tỷ người nhìn thấy
bức hình này. Rất nhiều du khách, nhiếp ảnh gia tìm đến nơi Bliss ra đời sau khi biết
được câu chuyện về bức hình nền huyền thoại. Khi mua lại bức ảnh này, các kỹ sư của
Microsoft đã làm cho các phần màu xanh đậm thêm. "Nhiều người đoán khung cảnh là
ở Pháp, Ireland đến New Zealand... Họ còn cho rằng bức ảnh đã qua chỉnh sửa kỹ
thuật số. Xin lỗi, nhưng đó là sự thật. Cây cỏ, trời xanh và mây trắng đã ở đó. Tất cả
đã ở đó", O’Rear nói.
PHẦN 3. Lập kế hoạch cho hoạt động chung của lớp
Nhóm đã lựa chọn địa điểm đi dã ngoại nhân dịp cuối kì năm nhất vào cuối
tháng 8 đó là
3.1 Phân tích môi trường:
a. Thuận lợi:
 Quân số: đi với lớp => An toàn hơn và có nhiều ý nghĩa tinh thần
 Thời gian:
+ Đã thi xong, đang trong kì nghỉ nên không bị áp lực học hành => vui chơi thoải
mái
+ Không phải mùa du lịch, ít khách => Gía rẻ và có nhiều không gian để vui chơi
hơn
 Giao thông: Khoảng cách từ trường đến điểm dã ngoại không quá xa => ít tốn
kém về kinh phí di chuyển, thích hợp cho sinh viên.
 Thời tiết: Cuối tháng 8 thời tiết rất mát mẻ tạo điều kiện cho chuyến dã ngoại
được thuận tiện hơn
15
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

b. Khó khăn :
 Quân số: có thể có trường hợp 1 số bận hoặc đột xuất có việc bận không thể
tham gia được nên chưa thể tập hợp tổ chức cho đầy đủ thành viên của lớp
 Kinh phí: thời điểm đi dã ngoại vào khoảng cuối tháng nên có thể có nhiều bạn
không có đủ tiền kinh phí để có thể tham gia
3.2 Xác định mục tiêu:
- Giúp tập thể lớp thêm đoàn kết, gắn bó tất cả thành viên lớp với nhau vì có
nhiều bạn chưa giao lưu và trò chuyện với nhau nhiều hơn.
- Tạo không khí giải trí, vui chơi thoải mái giúp các bạn thư giãn, vui vẻ để có
những cảm xúc tích cực hơn khi bước vào đợt thi cuối kì.
- Tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp sẽ tạo điều kiện tiếp thu thêm
nhiều kĩ năng sống và kĩ năng mềm
- Trong khoảng thời gian mọi người đi cùng nhau, chơi cùng nhau thì sẽ giao
lưu với nhau nhiều hơn, có nhiều trải nghiệm và kỉ niệm với nhau nhiều hơn…
3.3 Xây dựng phương án:
3.3.1 Phương án thuê xe và tự tổ chức:
- Chuẩn bị:
 Thông báo kế hoạch về chuyến dã ngoại của lớp
 Thông báo sơ bộ về thời gian và địa điểm
- Dự trù kinh phí: 200k/ 1 người
- Tìm hiểu chỗ thuê xe
- Liên hệ với xe thuê
- Đặt đồ ăn, nước uống, chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho chuyến đi
Thời gian chuyến đi: Trong vòng 1 ngày (qua đêm 1 ngày tại khu du lịch)
Công việc cần làm:
 Lên danh sách những người tham gia
 Tìm hiểu những thứ cần thiết phục vụ cho việc đi dã ngoại qua mạng và kinh
nghiệm từ những người đã tham gia từ trước
 Tham khảo và tìm hiểu giá các mặt hàng cần thiết.
 Thu tiền
Timeline sơ bộ:
Thời gian Hoạt động
6h Tất cả mọi người tập trung trước cổng
trường Kinh tế
Điểm danh số lượng
Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ
16
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

Xe ô tô đợi sẵn lúc 6h theo hợp đồng và


xuất phát khi đã sẵn sàng
6h30 Cả lớp xuất phát
8h Đến nơi. Mọi người vào gửi xe và di
chuyển đến địa điểm tập trung và nghỉ
ngơi
8h30 Cả lớp tập trung và lớp trưởng giới thiệu
về chuyến đi dã ngoại và kế hoạch hoạt
động trong ngày
8h45 – 10h45 Lớp tham quan quanh khu dã ngoại,
khám phá cảnh quan thiên nhiên
11h Tìm địa điểm để có thể bày thức ăn đã
chuẩn bị
11h – 12h Chia team chơi các trò chơi
12h – 13h15 Tập trung lớp tổ chức các hoạt động nhẹ
nhàng chuẩn bị cho hoạt động buổi chiều
13h30 – 16h Tổ chức Teambuilding
16h – 16h30 Tập trung lớp tổng kết chuyến dã ngoại
Cả lớp cùng ra về
Bảng 1 Timeline sơ bộ của phương án thuê xe và tự tổ chức

3.3.2 Phương án thuê trọn gói:


Chuẩn bị:
+ Thông báo sơ bộ về thời gian và địa điểm kế hoạch của chuyến đi dã ngoại sẽ
tổ chức cho cả lớp
- Kinh phí dự kiến: 350k
- Hình thức: Đi theo tour (1 ngày)
- Các công việc cần làm:
+ Lên danh sách người tham gia
+ Tìm hiểu các công ty tổ chức du lịch và lựa chọn một công ty du lịch phù hợp
với lớp
+ Phổ biến qua lịch trình cho mọi người
+ Thu kinh phí
- Lịch trình chuyến đi do công ty du lịch đưa ra:
Thời gian Hoạt động
6h Xe sẽ đỗ trước cổng trường Kinh tế

17
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

Điểm danh số lượng và phổ biến lại lịch


trình
6h30 Xe xuất phát
7h30 – 8h Đến nơi, cả lớp tập trung và lớp trưởng
giới thiệu về chuyến đi dã ngoại và kế
hoạch hoạt động trong ngày
8h – 10h30 Hướng dẫn viên đưa đoàn đi khám phá
khu du lịch và cùng giao lưu với nhau
11h – 11h30 Cả lớp tập trung tại địa điểm đã đăng ký
14h Đoàn ăn trưa tại nhà hàng.
Sau đó nghỉ ngơi tại nhà nghỉ của khu du
lịch
16h Cả lớp tập trung và lêm xe trở về.
Bảng 2 Timeline sơ bộ của phương án thuê trọ gói theo tour

3.4 Ra quyết định:


- Phương án 1: Thuê xe và tự tổ chức
+ Ưu điểm: Kinh phí thấp, an toàn và nhìn chung đáp ứng được khá tốt các tiêu
chí còn lại
Phương án 2: Thuê trọn gói
+ Ưu điểm : Độ an toàn cao do đi theo tour. Đồng thời, được trải nghiệm dịch
vụ tốt hơn.
+ Nhược điểm: thời gian tổ chức các hoạt động và sự tiện lợi chưa đạt kết quả
cao như mong muốn do phải phụ thuộc vào bên nhà xe và bên thuê dịch vụ, không tự
tổ chức được những hoạt động riêng
Cuối cùng, cả nhóm đưa ra quyết định là chọn thực thi theo phương án 1: Thuê
xe và tự tổ chức để tổ chức một chuyến đi dã ngoại.
PHẦN 4. Phong cách lãnh đạo của Satya Nadella
Satya Nadella không chỉ nổi tiếng với tài năng lãnh đạo, hoạch định chính sách
thiên bẩm mà còn được biết đến là một người đàn ông luôn tận tụy với gia đình. Tuy
cuộc sống gia đình của Satya Nadella không được may mắn khi người con trai duy
nhất mắc chứng bại não bẩm sinh và con gái út cũng gặp vấn đề về khả năng nhận
thức. vì thế, cùng với sự đam mê về công nghệ của mình ông luôn tìm cách phát triển
công nghệ để giúp để những người tàn tật, khiếm thính, câm điếc. điều này khiến công
việc, những sản phẩm của ông có ý nghĩa đối với khách hàng. Satya Nadella vẫn luôn
là người cháy hết mình với công việc. Chưa bao giờ những người đồng nghiệp thấy
ông than vãn về những khó khăn đang phải gặp trong cuộc sống hay để những rắc rối
làm ảnh hưởng đến công việc. Đối với Satya Nadella, được làm việc và cống hiến là
một điều hết sức thiêng liêng.
18
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

Trong một cuộc phỏng vấn tháng 7 năm 2013 với tạp chí The Deccan
Chronicle, ông chia sẻ: "Hãy đam mê và táo bạo. Luôn luôn duy trì việc học hỏi. Bạn
sẽ ngừng làm được những điều hữu ích nếu bạn không học hỏi. "
Khác với Bill Gates nổi tiếng vì thói soi mói, mắng mỏ nhân viên hay như
Steve Ballmer tán thành chiến thuật kinh doanh cứng rắn khiến cho đối thủ sợ hãi và
khách hàng ghét bỏ thì Nadella lại rất mềm mỏng, nhẹ nhàng. Fortune cũng đưa ra
nhận định, việc chịu ảnh hưởng từ Phật Giáo cũng như tình thương của người cha với
những người con khuyết tật trong suốt thời gian qua đã đem đến cho Nadella một
phong thái hoàn toàn khác.
Vị CEO này nổi tiếng với sự bình tĩnh ngay cả những tình huống tranh cãi nảy
lửa ông cũng luôn biết dùng sự tích cực để động viên nhân viên, không bao giờ cao
giọng hay thể hiện sự tức giận với bất kỳ ai. Ông cũng luôn cố gắng tạo ra môi trường
làm việc thoải mái nhất cho mọi người hay không la mắng trong các cuộc họp. Theo
ông, nghệ thuật lãnh đạo không phải là nói rằng “nhóm của tôi tuyệt vời, còn người
khác đều dở”. Qua đó cho thấy ông dẫn dắt mọi người bằng một trái tim, sự đồng cảm.
.Ông Nadella không phải tuýp lãnh đạo thích khoe khoang và hạ bệ đối thủ. Sau
khi tiếp quản Microsoft từ Steve Ballmer 7 năm trước, ông đã thành lập liên minh với
các đối thủ như Red Hat, Salesforce, thậm chí còn cho phép mọi người dùng trợ lý
Alexa của Amazon trên hệ điều hành Window.
Nadella là một người dường như sẵn sàng lắng nghe những gì mà các đối tác,
khách hàng và những nhà phê bình phát biểu và có thể đi một chặng đường để sửa
chữa mối quan hệ tệ hại giữa Microsoft và họ. Không che dấu sai lầm mà nhận ra vấn
đề và tìm cách giải quyết.
Ông Nadella cho rằng: “Lãnh đạo không nói: “Hãy cho tôi một sàn đấu hoàn
hảo để trình diễn”. Tôi không thể nói: “Để tôi chờ dịch bệnh kết thúc để thể hiện tài
lãnh đạo của mình”. Trong các tình huống bắt buộc, người lãnh đạo cần giải phóng bản
thân, giải phóng nhóm của mình để họ có thể đạt được mọi thứ.
Theo CEO Microsoft, không ai là hoàn hảo. Song, ông luôn tự hỏi bản thân mỗi
ngày liệu ông có tốt hơn ngày hôm qua hay không.
Từ những điều trên, có thể cho ta thấy được phong thái lãnh đạo, điều hành
công ty của CEO người Mỹ gốc Ấn độ này. Qua đó thấy được rằng phong cách lãnh
đạo của Satya Nadella thuộc phong cách lãnh đạo đích thực. Sự mễm dẻo cùng với
khối óc tài ba của mình mà vị CEO này đã vực dậy cũng như đưa được vị thế của
Microsoft đến vị trí như ngày hôm nay. Những phẩm chất của ông đáng để những
người trẻ như chúng ta nhận nhận và học hỏi để trao dồi, hoàn thiện klix năng của bản
than

19
Nhóm Bài báo cáo nhóm về CEO Satya Nadella

Tài liệu tham khảo:

[1] B. N. I.-A. N. Service., “Indo-American Satya Nadella in race to be


Microsoft's new CEO”., 2014.
[2] “.-A. S. N. i. r. t. b. M. n. C. B. N. I.-A. N. Service., “Indo-American
Satya Nadella in race to be Microsoft's new CEO”., 2014.
[3] B. BusinessWeek, “Satya Nadella: Executive Profile & Biography”.,
2014.
[4] Microsoft, Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft.

20

You might also like