Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

NITO VÀ HỢP CHẤT

KHÁI QUÁT CẤU TẠO


- Từ P trở xuống, chúng có thể dùng obitan d để hình thành nhiều phân tử hoặc ion mà trên lớp vỏ ngoài cùng có
hơn 8 electron. Ví dụ: PCl5, PCl6- (N chỉ cho NCl3).
- Mặt khác, do năng lượng ion hóa cao, các nguyên tố trong nhóm này khó mất electron để tạo cation. Thực vậy,
không có cation mang điện tích 5+, Sb và Bi có thể cho cation có điện tích 3+
- Trong nhóm VA, càng đi xuống, tính không kim loại của các nguyên tố càng giảm dần, tính kim loại tăng dần
và tăng rất nhanh: N là một không kim loại mạnh, As có tính không kim loại và kim loại gần bằng nhau, nên nó
là một á kim, Bi gần như là một kim loại thật sự.
Giống như trong nhóm IVA, nitơ có khả năng tạo thành liên kết  kiểu p-p, nghĩa là tạo liên bội giống như
cacbon, còn các nguyên tố P, As, Sb và Bi không có khả năng tạo liên kết  kiểu đó mà có thể tạo thành liên kết
 kiểu p → d, nhờ những obitan d trống của chúng. Bởi vậy nitơ tồn tại dạng phân tử N2 với liên kết ba, còn các
nguyên tố khác ở dạng phân tử E4, với những liên kết đơn E-E. Nitơ còn tạo nên những liên kết bội với cacbon
trong –C≡N và oxi trong N O.
Khả năng tạo mạch E-E là không đặc trưng với nitơ, nhưng rất thường gặp ở các nguyên tố còn lại của nhóm
dưới dạng đơn chất và hợp chất, khả năng đó giảm nhanh từ P đến Sb.
Người ta giải thích điều này bằng sự biến đổi năng lượng của liên kết đơn.
E-E N-N P-P As-As Sb-Sb Bi-Bi
Năng lượng liên kết (kJ/mol) 169 214,6 133,3 126,3 104,6
Như trong nhóm IVA, số phối trí của các nguyên tố nhóm VA tăng lên từ N đến Bi. Nitơ tạo nên những hợp
chất như NCl3 và NF3, photpho tạo nên PCl3, PF6-, còn antimon tạo nên anion Sb(OH)6-. Những số phối trí cao
của P, As, Sb có thể được làm bền nhờ khả năng tạo liên kết  kiểu p → d của các nguyên tố đó.

1. Hợp chất của nitrogen với hydrogen


1.1. NH3
- Cấu tạo
Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp đáy tam giác, nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp3, trong đó ba orbital
sp tham gia tạo thành ba liên kết  (N-H), orbital lai hóa còn lại chứa đôi electron tự do. Vì thế NH3 có khả
3

năng cho cặp electron này (thể hiện một base Lewis). Theo thuyết MO, phân tử NH3 có 8 electron hóa trị
được sắp xếp trên các orbital phân tử ứng với cấu hình electron như sau:
(slk)2 (x,ylk)4 (z)2
N
0
0 1,014 A
107
H H
H
- Tính chất hóa học
Về mặt hóa học, NH3 là chất khá hoạt động. Nó có thể cho ba loại phản ứng: phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa
và phản ứng thế, đặc trưng nhất là phản ứng cộng
a. Phản ứng cộng
Với cặp electron tự do ở N, NH3 có khả năng kết hợp với nhiều chất
- Với nước: Khi tan vào nước, một phần NH3 kết hợp với ion H+ của nước tạo thành ion NH4+ và dung dịch có
tính baz yếu. Dung dịch ở 250C:
NH3 + H2O  NH4+ + OH-
 Kb = 1,8.10-5
và phần lớn NH3 ở dạng hidrat hóa NH3. xH2O. Khi thêm axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4 vào dung dịch
amoniac thì cân bằng dịch chuyển hoàn toàn sang chiều phải, tạo thành các muối amoni.
Khí NH3 kết hợp dễ dàng với khí HCl tạo muối NH4Cl ở dạng khói trắng(những hạt tinh thể NH4Cl)
NH3 + HCl  NH4Cl
Do đó ta có thể dựa vào phản ứng này để nhận ra hai loại khí trên
b. Phản ứng oxi hóa khử
NH3 bền ở nhiệt độ thường, nhưng đun nóng đến 300 0C nó bắt đầu bị phân hủy và đến 600 0C thì phân hủy gần
như hoàn toàn
2NH3 
 N2 + 3H2
H2 là sản phẩm của phản ứng trên, nên NH3 đun nóng là chất khử mạnh. Ở khoảng 5000C, NH3 tác dụng với
oxi theo hai phản ứng
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (cháy cho ngọn lửa vàng)
4NH3 + 5O2 Pt 4NO + 6H2O
Phản ứng sau là cơ sở của phương pháp số một điều chế axit nitric trong công nghiệp. Các chất oxi hóa khác
như CuO đun nóng, các halogen và cả nước Javel cũng chỉ oxi hóa được NH3 thành N2
2NH3 + 3CuO t0C N2 + 3Cu + 3 H2O
Clo và brôm oxi hóa mãnh liệt NH3 ở trạng thái khí và trạng thái dung dịch:
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
Flo tác dụng với khí NH3 tạo khí nitơ triflorua:
4NH3 + 3F2 → NF3 + 3NH4F
Iot tác dụng với dung dịch NH3 tạo nên kết tủa màu đen có thành phần là NI3.NH3, ở trạng thái khô hợp chất
này dễ nổ khi va chạm nhẹ. Chất lỏng NCl3 được tạo nên khi khí clo tác dụng với dung dịch NH4Cl:
NH4Cl + 3Cl2 → NCl3 + 4HCl
c. Phản ứng thế
Ở nhiệt độ cao, các nguyên tử H trong phân tử NH3, có thể được thay thế lần lượt bỡi các kim loại hoạt động
Ví dụ: Ở 350 0C, Na tác dụng với NH3 tạo thành natri amidua
2Na + 2NH3  2NaNH2 + H2
Ngoài ra natri còn có thể thay thế hai nguyên tử H để tạo thành natri imidua Na2NH và thế cả ba nguyên tử H
để tạo thành natri nitrua NaN3.
Ở 800 - 900 0C, Al tác dụng với NH3 tạo thành nhôm nitrua
2Al + 2NH3  2AlN + 3H2
Các amidua, imidua và nitrua của nhóm IA và IIA là những hợp chất ion, không bền, bị thủy phân tạo thành ion
OH-:
NaNH2 + HOH  NaOH + NH3

- Tính chất tạo phức
Với cặp electron tự do ở N, NH3 có khả năng kết hợp với nhiều chất
- NH3 cũng kết hợp được với nhiều muối khan tạo thành những hợp chất đặc biệt gọi là amoniacat dạng
tinh thể tương đương với các hidrat muối như CaCl2. 8NH3, CuSO4. 4NH3 (tinh thể xanh đậm)
- NH3 có thể kết hợp với các ion kim loại chuyển tiếp tạo thành các ion phức:
Ag+ + 2NH3  [Ag(NH3)2]+
2+
Cu + 4NH3  [Cu(NH3)4]2+
Cr3+ + 6NH3  [Cr(NH3)6]3+
1.2. N2H4
- Cấu tạo
Cũng như oxi, nitơ tạo thành các hợp chất kiểu peoxit, nên ta có thể gọi N2H4 là penitrua. Cấu tạo của
phân tử N2H4 ứng với trạng thái lai hóa sp3 của N, góc HNH vào khoảng 1100
H ..
H 1,47A 0
N 1,04A 0
..
N H
H
- Tính chất vật lí
N2H4 là một chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí, có mùi khó chịu và rất độc, d = 1,011,
nhiệt độ nóng chảy là 2 0C, nhiệt độ sôi là 114 0C. Do có cấu tạo không đối xứng, giống như H2O2 nên N2H4
có độ phân cực lớn  = 1,85 Debye. Ở trạng thái khí nó là phân tử monome, ở trạng thái lỏng và rắn có hiện
tượng trùng hợp nhờ liên kết hiđro. N2H4 tan trong nước và rượu theo mọi tỉ lệ, với nước nó tạo nên hidrat
N2H4. H2O, hiện tượng tan nhiều này được giải thích bằng sự tạo thành liên kết hiđro. Nó là dung môi ion hóa
tốt, là dung môi rất tốt của lưu huỳnh (54 gam S trong 100 gam N2H4 ở nhiệt độ thường). N2H4 là chất thu
nhiệt
N2 (k) + 2H2 (k)  N2H4 (lỏng) H = 50 KJ/mol
nhưng nó khá bền, chỉ dễ phân hủy khi có mặt chất xúc tác.
- Tính chất hóa học
Giống với NH3, N2H4 là một chất khá hoạt động, nó những tính chất tương tự NH3.
+ Phản ứng cộng
Khi hòa tan trong nước, nó tạo thành dung dịch có tính base yếu và đó là một dibase
N2H4 + H2O    N2H5+ + OH-
 K1 = 8,5. 10-7
N2H5+ + H2O   N2H62+ + OH- K2 = 8,9. 10-16
Do đó N2H4 tạo nên hai loại muối, muối chứa cation N2H5+, ví dụ như N2H5Cl (thường viết là N2H4. HCl)
và muối chứa cation N2H6+, ví dụ như N2H6Cl2 (N2H6. 2HCl) và N2H6SO4 (N2H4. H2SO4). Các muối của N2H4
đều dễ tan, muối của N2H5+ tương đối bền trong nước, còn muối của N2H6+ bị thủy phân nhanh chóng
N2H6Cl2 + H2O   N2H5+ + H3O+ + 2Cl- K = 11
Giống với H2O và NH3, N2H4 có thể kết hợp với một số muối của kim loại tạo thành những sản phẩm kết
hợp như CrCl2. 2N2H4, Co(ClO4)3. 3N2H4.
+ Phản ứng oxi hóa khử
N2H4 và các dẫn xuất của ion hidrazoni kém bền hơn NH3 và các dẫn xuất amoni nhiều, trên 350 0C nó
phân huỷ thành N2 và NH3, do đó nó là một chất khử mạnh
3N2H4  N2 + 4NH3
Nó cháy trong không khí cho ngọn lửa màu tím và phát ra nhiều nhiệt
N2H4 (l) + O2  N2 + 2 H2O (l) H0 = -705 KJ/mol
Cho nên N2H4 và những dẫn xuất của nó được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa.
Khác với H2O2, dung dịch N2H4 trong nước có tính khử mạnh
N2 + 4H2O + 4e  4OH- + N2H4 E0 = -1,16 V
Trong dung dịch, nó có thể khử được halogen, KMnO4, các muối của kim loại qúi đến kim loại tự do
N2H4 + 2Cl2  N2 + 4HCl
4KMnO4 + 5N2H4 + 6H2SO4  5N2 + 2K2SO4 + 4MnSO4 + 16H2O
N2H4 + 4AgNO3  N2 + 4Ag + 4HNO3
Đối với những chất khử mạnh như Zn, Sn2+ thì N2H4 bị khử đến NH3
+ Phản ứng thế
Tương tự như NH3, nguyên tử H trong N2H4 cũng linh động và có thể thay thế được:
- Bởi gốc hiđrocacbon để tạo thành những hidrazin thế đối xứng hay không đối xứng.
Ví dụ: (CH3)2N-NH2 là một hidrazin thế không đối xứng đã được dùng làm nhiên liệu cho tên lửa. Những
N2H4 thế này bền hơn N2H4 và sử dụng ít nguy hiểm hơn.
- Bởi nhóm HSO3- để tạo thành những axit sunfonic mà người ta chỉ biết được các muối của nó mà thôi
Ví dụ: H2N-NHSO3K Kali hidrazido monosunfonat
KO3S-NH-NHSO3K Kali hidrazido-1,2-sunfonat
+ Điều chế và ứng dụng
- Phương pháp tốt nhất để sản xuất hidrazin trong công nghiệp là cho natri hipoclorit tác dụng với dung
dịch amoniac có dư và với sự hiên diện diện của một keo
2NH3 + NaOCl  N2H4 + NaCl + H2O
- Ngoài việc dùng làm nhiên liệu vì nó cháy trong không khí và phát ra nhiều nhiệt.
- N2H4 còn được dùng trong tổng hợp hữu cơ, trong công nghiệp chất dẻo, cao su, thuốc trừ sâu, chất nổ.
1.3. Cấu tạo và tính chất của HN3, ion azide.
1.3.1. Cấu tạo
Hiđro azit, là hợp chất của nitơ và hiđro, nhưng không có liên hệ gì với NH3 và N2H4. Phân tử HN3 có cấu:
1,13A 0 1,24A 0
N N N 1,01A 0
110,50
H
1.3.2. Tính chất lí học
HN3 là một chất lỏng không màu, có mùi khó chịu và độc, nhiệt độ nóng chảy là -80 0C và nhiệt độ sôi là
37 0C. Nó kém bền và dễ phân hủy thành nguyên tố khi đun nóng hoặc va chạm, nên rất dễ nổ
2HN3 (k)  3N2 + H2 H = -296 kJ/mol
1.3.3. Tính chất hóa học
Trong dung dịch nước, HN3 bền hơn và là một acide yếu, yếu tương đương với axit axetic
HN3 + H2O    N3- + H3O+
 Ka = 1,8. 10-5
Zn + 3HN3  Zn(N3)2 + NH3 + N2
Muối của axit này gọi là azide, người ta đã biết được azide của nhiều kim loại. Azide của các kim loại
nặng thường rất dễ nổ, azide chì, thủy ngân nổ khi đập, cho nên thực tế Pb(N3)2 được dùng để làm mồi nổ.
Azide của kim loại kiềm và kiềm thổ bền hơn nhiều khi đun nóng 300 0C (và 100 0C cho kim loại kiềm thổ)
thì chúng phân hủy hoàn toàn và êm dịu
2NaN3  2Na + 3N2
Ion azide N3- có tính chất tương tự như ion halogenua và thường được coi là ion halogenua giả, tuy nhiên
phân tử halogenua giả (N3)2 thì không có.
Về độ tan, muối azide kim loại kiềm và kiềm thổ dễ tan trong nước, còn các muối azide kim loại nặng như
AgN3, Pb(N3)2, Hg(N3)2 cũng ít như các muối halogenua của chúng.
Ion N3- cũng tạo nên những phức chất tương tự như ion halogenua và thường được coi là ion halogenua
giả, tuy nhiên phân tử halogen giả (N3)2 thì không có. Ion N3- hoàn toàn đối xứng, các khoảng cách N-N đều
bằng nhau và bằng 1,15 A0. Chúng cũng như axit HN3 đều rất không bền, nguyên tử H khá di động, do đó:
- HN3 là chất khử
2N3- + I2  2I- + 3N2
- HN3 có thể thay thế H bằng những nguyên tố có độ âm điện lớn để tạo thành những hợp chất N3X dễ
nổ và dễ bị thủy phân. Chẳng hạn: N3F, N3Cl, N3Br, N3I, hoặc N3CN, N3HSO3, (N3)2CO tương tự như ClCN,
ClHSO3, Cl2CO.
1.3.4. Điều chế
Axit hidrazoic được tạo nên khi cho NaN3 tác dụng với axit sunfuric. NaN3 được điều chế trong công
nghiệp bằng cách cho khí N2O đi qua NaNH2 đun nóng ở 190 0C:
NaNH2 + N2O  NaN3 + H2O
2NaN3 + H2SO4  2HN3 + Na2SO4

2. OXIDE CỦA NITROGEN


NO
- Cấu tạo
Phân tử NO có 11 electron hóa trị, do đó có 1 electron độc thân, nên có tính thuận từ và các electron hóa
trị được sắp xếp trên các obitan phân tử tương ứng với cấu hình electron sau đây:
(slk)2 (splk)2 ( px,ylk)4 (pzlk)2 ( pxplk)1
Độ bội liên kết trong NO là 2,5,
- Tính chất vật lí
Vì có độ bội liên kết lớn, nên phân tử NO khá bền, nó bền hơn N2O và chỉ bị phân hủy trên 10000C. Ở
điều kiện thường NO là khí không màu, rất độc, ít tan trong nước, 1 lít nước ở 00C hòa tan được 74 ml NO,
không tạo được axit nào cả, không tác dụng với kiềm và axit. Khó hóa lỏng và rắn, nhiệt độ nóng chảy là -
1630C và nhiệt độ sôi là -1500C. Ở trạng thái lỏng và rắn thì nó có màu xanh và có khuynh hướng nhị hợp để
tạo thành những phân tử N2O2 nghịch từ không bền.
- Tính chất hóa học
NO là chất khá hoạt động về mặt hóa học.
Phản ứng oxi hóa khử: NO có khuynh hướng phóng thích 1 electron trên obitan plk để cho ion
nitrozoni bền. Về dẫn xuất của ion NO+ ta có các muối NO+ClO4-, NO+HSO4-... NO cho phản ứng dễ dàng với
halogen tạo thành nitrozil halogenua. Ion NO+ có cùng số electron như phân tử CO và ion CN-, nên có khả
năng tạo các phức chất với kim loại chuyển tiếp, tuy ở mức độ kém hơn và trong các điều kiện hơi khác. Ví dụ
như những hợp chất: Fe(NO2)2(CO)2, Co(CO)6NO.
2NO + X2  2NOX
Nitrozil clorua là khí màu nâu, độc hóa lỏng ở -60C, hóa rắn ở -600C, dễ tách nguyên tử clo ra, nên được
dùng để clo hóa các chất.
Trong dung dịch, nó bị thủy phân: NOCl + H2O  HNO2 + HCl
và đặc biệt là với oxi, NO bị oxi hóa bỡi oxi của không khí nhanh chóng để cho NO2
2NO + O2    2NO2
(không màu) (màu nâu)
(Phản ứng này hoàn toàn theo chiều thuận ở nhiệt độ dưới 1500C và hoàn toàn theo chiều nghịch trên
6000C)
Những chất oxi hóa mạnh như KMnO4, HClO và anhidrit cromic Cr2O3 oxi hóa NO đến HNO3
6KMnO4 + 10NO + 9H2SO4  10HNO3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 4H2O
NO có tính oxi hóa yếu, chỉ có những chất khử mạnh như Mg, C, P mới cháy trong NO và tạo thành N2.
Hỗn hợp NO và H2 gây nổ khi đun nóng. Khí H2S khử NO đến N2, khí SO2 khử NO đến N2O.
2NO + 2H2S  N2 + 2S + 2H2O
2NO + SO2  N2O + SO3
Ngoài tính chất oxi hóa khử, NO còn có khả năng kết hợp với muối của nhiều kim loại chuyển tiếp để tạo
thành các phức chất nitrozil:
FeSO4 + NO  [Fe(NO)]SO4 màu nâu đậm và khi đun nóng dung dịch này, khí NO lại
bay ra.
- Điều chế
Trong tự nhiên NO được tạo thành khi có phóng điện do sấm sét theo phản ứng gốc tự do dây chuyền
O2 + h  O + O
O + N2  NO + N
N + O2  NO + O
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế NO bằng cách cho HNO3 loãng tác dụng với Cu
3Cu + 8HNO3  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Trong công nghiệp, người ta điều chế NO bằng cách oxi hóa NH3 (5000C và xt Pt)
4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O
Phản ứng này được dùng để điều chế axit nitric
NO2
- Cấu tạo
Phân tử NO2 là phân tử có góc, giống như các phân tử O3 và SO2.
- Theo thuyết VB: N trong phân tử NO2 có trạng thái lai hóa sp2. Hai obitan lai hóa sp2 được dùng để tạo hai
liên kết  giữa N và hai nguyên tử O, còn lại một obitan sp2 chứa 1 electron độc thân. Một obitan 2p không lai
hóa còn lại của N có 1 electron độc thân được dùng để tạo liên kết  không định chỗ với một trong hai nguyên
tử O bên cạnh.
.
N 1,19A0
1340
O O
- Theo thuyết MO: Phân tử NO2 có cấu hình electron như sau:
(2sa)2(2sb)2(slk)2(zlk)2(ylk)2(2pxa)2(2pxb)2(y)2(x)1
- Tính chất vật lí
NO2 là chất khí có màu nâu đỏ, nặng hơn không khí, có mùi khó chịu và độc. Là một phân tử có số
electron lẻ, ngoài tính có màu, phân tử NO2 dễ trùng hợp thành N2O4 nhờ sự ghép đôi của 2 electron độc thân
trên nguyên tử N. Hỗn hợp hai oxit NO2 và N2O4 ở trạng thái cân bằng với nhau
2NO2   
 N2O4 H0 = -61,5 kJ/mol
(nâu đỏ) (vàng nhạt)
Cân bằng này phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở trạng thái rắn, oxit tồn tại hoàn toàn dưới dạng phân tử N2O4. Ở
trạng thái lỏng N2O4 phân li một phần. Ở nhiệt độ nóng chảy -11,2 0C, chất lỏng chứa 0,01% NO2 và có màu
vàng nhạt, ở nhiệt độ sôi 21,15 0C, chất lỏng chứa 0,1% NO2 và có màu nâu đỏ. Ở 100 0C, hơi chứa đến 90%
NO2 và đến 140 0C, N2O4 phân li hoàn toàn.
- Tính chất hóa học
Ở 1500C NO2 bị phân hủy theo phản ứng: 2NO2  2NO + O2 đến 6000C thì phân hủy hoàn toàn.
Bỡi vậy than, lưu huỳnh, photpho có thể cháy tiếp tục trong NO2 ở nhiệt độ này. Các oxit NO2 và N2O4 hợp
nước tạo thành axit nitrơ và axit nitric:
2NO2 + H2O  HNO2 + HNO3
Nên nó tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối nitrit và nitrat
2NO2 + 2NaOH  NaNO2 + NaNO3 + H2O
Như vậy các xit NO2 và N2O4 được xem là anhidrit hỗn tạp của axit nitrơ và axit nitric.
Khí NO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, nó có thể tương tác với một số phi kim, kim loại và với
hiđro
2NO2 + Cl2  2NO2Cl (nitroni clorua)
2NO2 + 7H2  2NH3 + 4H2O
NO2 + 2Cu  Cu2O + NO
Nó oxi hóa CO thành CO2, SO2 thành SO3
NO2 + CO  CO2 + NO
NO2 + SO2  SO3 + NO
Với những chất ôxi hóa mạnh như NO2 thể hiện tính khử
2NO2 + O3  N2O5 + O2
H2O2 + 2NO2  2HNO3
Mặt khác, tuy không phải là dung môi rất tốt vì hằng số điện môi bé (2,47), N2O4 lỏng có khả năng hòa
tan một số chất nhờ nó tương tác với những chất đó. Nó hòa tan hiđrocacbon, rượu, ete và những hợp chất
hữu cơ khác. Nó tác dụng với một số kim loại, muối clorua, clorat:
M + N2O4  MNO3 + NO (M là kim loại kiềm, bạc)
M + N2O4  M(NO3)2 + 2NO (M là Cu, Pb)
KCl + N2O4  KNO3 + NOCl
NaClO3 + N2O4  NaNO3 + NO2 + ClO2
- Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm: NO2 được điều chế bằng cách cho Cu tác dụng với axit nitric đặc:
Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Trong công nghiệp NO2 là sản phẩm trung gian để điều chế axit nitric, nó được tạo thành khi cho NO tác
dụng với oxi
N2O5
- Cấu tạo
Ở trạng thái khí cũng như khi tan trong dung môi CCl4, N2O5 ở dạng phân tử với cấu tạo tương ứng với
trạng thái lai hóa sp2 của N. Cơ cấu này phù hợp với sự kiện N2O5 rắn có dưới dạng NO3- và NO2+
O 1,18A 0
O
N O N
1,4A 0
O O
- Tính chất vật lí
Ở điều kiện thường, N2O5 là chất ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, dễ chảy rữa trong không khí,
nhiệt độ nóng chảy là 30 0C, nhiệt độ sôi là 45 0C (có phân hủy). Nó kém bền, phân hủy chậm thành NO2 và
O2 ở nhiệt độ thường
N2O5  4NO2 + O2
Khi đun nóng, nó có thể phân hủy nổ
- Tính chất hóa học
N2O5 là chất ôxi hóa mạnh nhất trong các oxit nitơ, là anhidrit, tan trong nước tạo thành axit nitric
N2O5 + H2O  2HNO3
Khi tác dụng với H2O2 tinh khiết ở nhiệt độ -80 0C, N2O5 tạo nên axit penitric HNO4 là chất rất dễ nổ.
- Điều chế
Trong phòng thí nghiệm, N2O5 tạo nên khi khử nước của axit nitric đặc loãng bằng P2O5 trong bình kín
2HNO3 + P2O5  N2O5 + 2HPO3 (axit metaphotphoric)
hoặc cho clo tác dụng với AgNO3 (ở 60 0C)
2AgNO3 + Cl2 t0C N2O5 + 2AgCl + 1/2O2
hoặc oxi hóa NO2 bằng ozon.
BÀI TẬP
Câu 1: Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy giải thích:
1. Phân tử khí CO có năng lượng liên kết lớn (1070 kJ.mol–1), lớn hơn cả năng lượng liên kết ba trong phân tử
khí N2 (924 kJ.mol–1).
2. CO và N2 có tính chất vật lí tương đối giống nhau, nhưng có những tính chất hóa học khác nhau (CO có tính
khử mạnh hơn, có khả năng tạo phức cao hơn N2).
Câu 2:
1. So sánh tính chất hóa học N2H4 và NH3
2. N2H4 là một bazơ 2 nấc và tính bazơ yếu hơn của NH3?
3. Tính chất đặc trưng của NH3 là tính bazơ còn đối với N2H4 là tính khử?
Câu 3: Chất A là hợp chất có thành phần chỉ gồm nitrogen và hydrogen. Chất A được sử dụng làm nhiên liệu
cho tên lửa. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng khối lượng
của cùng một thể tích khí oxygen.
a. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của nitơ trong A.
b. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh tính base và tính khử của A với NH3. Giải thích.
Câu 4: Hoàn thành sơ đồ các phản ứng sau:
+ Ca(OH)2
Ure + PH3
A1 A2 A3 AgNO3
( 11) (10) (2) (3) (4) (5)
(1)
N2H4 NH3
(13) (12) (6)
(7) (8) (9)
(14) B1 NaN3 B2 N4H4
NH4Cl
( 15)
Câu 5: Khi đun nóng magie kim loại với khí nitơ tạo thành hợp chất A màu xám nhạt. A phản ứng với nước
sinh ra kết tủa B và khí C. Khí C phản ứng với ion hypoclorit thu được chất lỏng D không màu. Chất lỏng D
phản ứng với axit sunfuric theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra hợp chất ion E. Dung dịch trong nước của E phản ứng với
axit nitrơ, sau đó trung hòa dung dịch thu được với amoniac tạo thành muối F có công thức thực nghiệm là
NH. Khí C phản ứng với natri kim loại đun nóng thu được chất rắn G và khí hydro. Chất G phản ứng với
đinitơ oxit theo tỉ lệ mol 1:1 sinh ra chất rắn H và nước. Anion trong H và F là giống nhau. Xác định các chất
từ A tới H, viết phương trình phản ứng đã xảy ra.
Câu 6: Nitơ tạo được với Hidro hơn 20 hợp chất chứa 2 nguyên tố, trong số đó quan trọng nhất là amoniac
(NH3), hydrazin (N2H4), hydro azotua (HN3 axit hydazoic có cấu trúc thẳng) và xiclotriazen HN3
a. Vẽ các cấu trúc Lewis hydro azotua và xiclotriazen HN3 đó.
b. Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử nitơ trong 2 công thức cộng hưởng chính của hydro azotua

Câu 7: Một số phản ứng hoá học có thể bảo vệ cho con người trước những vết thương nặng hoặc sự tử vong.
Một số phản ứng hoá học sau đây được dùng để tạo ra nhanh chóng một lượng lớn khí nitơ trong các túi khí
an toàn trên ôtô.
2NaN3 → 2Na + 3N2(k) (1)
10Na + 2 KNO3 → K2O + 5Na2O + N2(k) (2)
K2O + Na2O + SiO2 → Silicat kiềm (“thuỷ tinh") (3)
1. Hãy viết cấu trúc của anion azit và phân tử nitơ
2. Cần bao nhiêu gam natri azit và kali nitrat để tạo ra nitơ đủ nạp đầy túi khí an toàn 15 lít ở 50oC và 1,25 atm.
3. Hãy viết một phương trình cân bằng riêng biệt cho sự phân huỷ nitro glyxerin. Sau đó, viết một phương trình
cân bằng cho sự phân huỷ chì azit dùng trong sự nổ. Nêu điểm giống nhau trong các phản ứng của natri azit,
nitro glyxerin và chì azit.
4. Hãy viết phương trình cân bằng cho phản ứng giữa natri azit và axit sunfuric để tạo ra axit hydrazoic (HN 3)
và natri sunfat.
5. Khi 60 gam natri azit phản ứng với 100mL axit sunfuric 3 M thì có bao nhiêu gam axit hydrazoic tạo thành?

Câu 8: Thực hiện chuỗi phản ứng sau:


A Na
 B 
N2O
 C 
HCl
D 
E
 Z 
E + Y + A
X + Y 
Fe3O 4
p .t o
 A 
H 2 O2
 E 
NaClO
NaOH
 (NH 2 ) 2CO
Biết khi phân hủy 1,00 mol Z thì thu được 35,5 lít khí Y (đktc); A và E đều là các bazơ yếu; X và Y đều là đơn
chất.
a. Xác định công thức của các chất trong sơ đồ trên.
b. Viết các phương trình phản ứng trong chuỗi biến hóa.
Câu 9
1. A là một hợp chất của nitơ và hidro với tổng điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit của nitơ, chứa 36,36%
oxi về khối lượng.
a) Xác định các chất A, B, X, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
A + NaClO → X + NaCl + H2O
X + HNO2 → D + H2O
D + NaOH → E + H2O
G + B → D + H2O
b) Viết công thức cấu tạo của D. Nhận xét về tính oxi hóa – khử của nó.
c) D có thể hòa tan Cu tương tự HNO3. Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy. Viết phương
trình của các phản ứng tương ứng.
Câu 10: (Bài tập chuẩn bị Olympic hóa học Quốc tế lần thứ 33)
1. Nitơ có rất nhiều oxit. Một trong số những oxit quan trọng của nitơ là NO2, một khí màu nâu đỏ rất hoạt động
hóa học.
a. Vẽ công thức Lewis của NO2 và hãy xác định hình dạng của nó dựa trên thuyết VSEPR.
b. Sử dụng thuyết VSEPR hãy xác định hình dạng của hai ion NO2- và NO2+. So sánh hình dạng của hai ion trên
với NO2.
2. Xem xét hai hợp chất khác của nitơ là trimetylamin (Me3N) và trisiliylamin (H3Si)3N. Góc liên kết đo được
của hai hợp chất này lần lượt là 108o và 120o. Hãy giải thích sự khác nhau này.
3. Bây giờ ta tiếp tục xét nitơ và bo triflorua. Năng lượng liên kết của BF3 là 646kJ/mol và trong NF3 là 280kJ/mol.
Giải thích sự khác nhau này.
4. Nhiệt độ sôi của NF3 là –129oC trong khi đó với NH3 là –33oC. Amoniac phản ứng như là một bazơ Lewis
trong khi NF3 thì không. Gía trị momen lưỡng cực của mỗi chất tương ứng là 0,24D và 1,48D mặc dù flo có độ
âm điện lớn hơn nitơ. Giải thích tại sao:
a. Có sự khác biệt qúa lớn của nhiệt độ sôi.
b. Momen lưỡng cực của NF3 qúa nhỏ.
5. Phản ứng của dung dịch natri nitrat với hỗn hống natri cũng như phản ứng giữa etyl nitrit với hydroxylamin
dưới sự có mặt của natri etylat đều cho cùng một sản phẩm. Sản phẩm này là muối của một axit yếu không bền
của nitơ. Xác định axit này và viết công thức cấu tạo của nó. Axit này dễ dàng đồng phân hóa để tạo thành một
hợp chất được sử dụng để làm nhiên liệu cho động cơ phản lực. Viết công thức cấu tạo của chất này.
Câu 11: Hai nguyên tố C và N là 2 nguyên tố kế tiếp nhau ở chu kỳ 2 của bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy giải
thích:
1. Liên kết C  C có hoạt tính mạnh, trong khi liên kết N  N có hoạt tính rất yếu?
2. Liên kết đơn C – C rất bền so với liên kết đơn N – N ?
H3C – CH3 H2N – NH2
(kcal/mol) 83 38

You might also like