Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

FPT UNIVERSITY - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BUSINESS ADMINISTRATION - MULTIMEDIA COMMUNICATION

―***―

Intellectual Property Rights(IPR102)

Individual Assignment

Case Study: Tranh chấp nhãn hiệu Vincom và Vincon

Semester: SUMMER – YEAR 2023


Class: MC1707

Lecturer Ms Lê Ngọc Phương Nguyên

Student Nguyễn Phan Mai Phương - SS171030

Hồ Chí Minh City, June 2023


1. Tóm tắt sự việc
Cuối năm 2010, Vicoland với tên cũ là Vincon đã bị Công ty Cổ phần Vincom
phát đơn khởi kiện vì cho rằng Vincon đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí
tuệ về nhãn hiệu và tên thương mại Vincom.
2. Các bên liên quan

Nhãn hiệu Vincom (Nguyên đơn) Vincon (Bị đơn)

Giới thiệu Vincom (công ty con của Vingroup - một Vicoland - tiền thân là Công ty Cổ phần
tập đoàn đa ngành tại Việt Nam) là một Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon là
tập đoàn hàng đầu về bất động sản và một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
bán lẻ tại Việt Nam. Được thành lập vào dựng và phát triển bất động sản tại Việt
năm 2001, Vincom đã nhanh chóng trở Nam, chuyên tập trung vào việc phát triển
thành một trong những tên tuổi quan các dự án nhà ở, khu đô thị, căn hộ, và các
trọng trong ngành công nghiệp bất động dự án thương mại.
sản và bán lẻ của đất nước.

Nguồn gốc, ý Vincom (Vingroup Commerce) mang ý Tên tự đặt, không rõ ý nghĩa
nghĩa nghĩa của việc kinh doanh và thương mại
trong lĩnh vực mà Tập đoàn Vingroup
hoạt động

Cách phát Vin-com Vin-con


âm

Cách thể hiện

VC là chữ viết tắt của Vincon, in hoa và màu


Tông màu chủ đạo là đỏ và vàng. Hình
đen được thiết kế nằm trong trong hình chữ
tượng bên trong hình tròn là đôi cánh
nhật với nền đỏ và xám. Phía dưới cùng là
chim thể hiện khát vọng bay cao, hoặc là
VINCON LAND được viết in hoa, chữ
hình chữ V được cách điệu. Nền là các
VINCON màu đen và LAND màu đỏ
sọc ngang được xen kẽ màu đỏ và vàng
Chữ VINCOM được viết in hoa màu đỏ ở
phía dưới cùng

3.Chuỗi sự kiện chính


Ngày 26/1/2005, Công ty Vincom đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu "Vincom" tại
Cục Sở hữu trí tuệ và đã nhận được văn bằng bảo hộ.
Ngày 10/2/2010, Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Bất động sản Vincon đã
đăng ký nhãn hiệu "VincoN" tại Cục Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên chưa nhận được văn
bằng bảo hộ.
Cuối năm 2010,Vincom chính thức khởi kiện Vincon về việc nhận diện thương
hiệu là Vincon của Công ty Cổ phần đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon.
Ngày 21/1/2011, Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 - Sở KH & ĐT Hà Nội đã ra
Thông báo yêu cầu Vincon làm thủ tục đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 2 tháng
kể từ ngày thông báo.
Hai bên đã đồng ý về một ngày tổ chức buổi họp báo chính thức. Tuy nhiên,
trước thời gian tổ chức buổi họp báo 5 ngày, Vincon đã xin hoãn thời hạn đổi tên cho
đến tháng 2/2011, với các lý do mà Vincom cho rằng là thiếu xác đáng.
Vincom quyết định hủy cuộc họp báo theo thoả thuận giữa hai bên và đã
chính thức khởi kiện Vincon về việc nhận diện thương hiệu là Vincon của Công ty Cổ
phần đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon (trước đây) đã gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu và tên thương mại của Vincom (đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở
hữu Trí tuệ) đối với công chúng, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới
thương hiệu, hình ảnh và uy tín của Vincom.

4. Các lập luận


4.1. Cơ sở lập luận
Vincom đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với tên "Vincom và hình" từ ngày
26/1/2005 tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Nhãn hiệu Vincom đã được đăng ký bảo hộ độc
lập hoặc cùng với các yếu tố khác theo 7 văn bằng bảo hộ được cấp bởi Cục Sở hữu
trí tuệ. Thêm nữa, nhãn hiệu Vincom còn được đăng ký quốc tế theo Thỏa ước
Madrid dưới số 975445 và đã được chấp nhận bảo hộ tại 20 nước EU và Singapore,
Nga; đồng thời sẽ được bảo hộ tại Trung Quốc và Belarus. Nhãn hiệu này cũng đã
được đăng ký ở Hồng Kông và sắp tới là ở Thái Lan.
4.2. Sức mạnh của nhãn hiệu
Nhãn hiệu Vincom: Vincom là một trong những thương hiệu số một Việt Nam
về Bất động sản, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh – sinh thái hạng sang tại Việt
Nam.
Nhãn hiệu Vincon: nhãn hiệu Vincon ra đời sau khi Vincom đã nổi tiếng và
được rất ít người biết đến.
4.3. Sự tương đồng về lĩnh vực kinh doanh
Nhãn hiệu Vincom: Bất động sản cao cấp (các tổ hợp Trung tâm thương mại,
văn phòng, căn hộ đẳng cấp tại các thành phố lớn, dẫn đầu xu thế đô thị thông minh
– sinh thái hạng sang tại Việt Nam).
Nhãn hiệu Vincon: Bất động sản giá rẻ (Các dự án nhà chung cư dành cho
người thu nhập thấp tại Đà Nẵng và Huế).
Nhãn hiệu Vincon ra đời cùng ngành hàng nhưng khác phân khúc với Vincom
sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu Vincom.
4.4. Sự nhầm lẫn của người tiêu dùng

Khách hàng cũng đã nhầm lẫn các dịch vụ Vincon cung cấp là của Vincom
hoặc được bảo trợ bởi Vincom, đặc biệt khi các sản phẩm và dịch vụ Vincon cung
cấp hoàn toàn khác với những gì mà Vincom đã định vị cho các dòng sản phẩm và
dịch vụ của mình. Cụ thể là vào đầu năm 2009 nhiều nhà đầu tư đã lầm tưởng giữa
Vincom và Vincon khi có thông tin UBND Thừa Thiên Huế cấp phép đầu tư dự án khu
du lịch sinh thái 8 ha tại Chân Mây – Lăng Cô cho Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính
và Bất động sản VINCON. Lúc đó,ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Vincom lại cho
biết: “Chúng tôi chưa hề có Dự án nào tại Chân Mây - Lăng Cô!” Điều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến thương hiệu Vincom đang gây dựng, làm giảm sức ảnh hưởng của
nhãn hiệu Vincom đã nổi tiếng của Việt Nam.
Thời điểm trong năm 2010, tên thương mại mà Vincom và Vincon sử dụng đã
bắt đầu gây ra những sự nhầm lẫn mạnh. Đầu tiên là thương hiệu cá nhân của những
người đứng đầu Vincom đã bị ảnh hưởng, cụ thể là sau khi có tin đồn về Phó Tổng
Giám đốc Công ty Vincon đánh bạc bị bắt giữ, đã có rất nhiều nhà đầu tư gọi đến
cho công ty Vincom hỏi về vụ việc Phó Tổng giám đốc của Vincom bị bắt.

4.5. Sự nhầm tương đồng về nhãn hiệu:


Theo như đã phân tích ở trên ta thấy, hai nhãn hiệu này hoạt động trong cùng
một lĩnh vực kinh doanh là bất động sản, nhãn hiệu có cách phát âm cực kì tương
đồng nhau, và trong thực tế đã gây ra những nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu
dùng. Điểm khác duy nhất là về hình thức logo thể hiện, thì logo 2 nhãn hiệu này có
tính phân biệt khá cao, khó gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhóm phân tích, người tiêu dùng Việt Nam rất ít
khi để ý đến logo của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Họ chỉ thường phân
biệt dựa vào tên gọi của các doanh nghiệp đó. Do đó, sự khác biệt về logo thôi là
chưa đủ để người tiêu dùng có thể phân biệt rõ ràng. Hơn nữa, với tên gọi có sự
tương đồng lớn như vậy thì rất dễ hiểu khi xảy ra nhầm lẫn giữa hai công ty này trên
thị trường.
Trên quan điểm đã phân tích ở trên, nhóm phân tích cho rằng, hai nhãn hiệu
này là có tính tương đồng cao, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì vậy, doanh
nghiệp có nhãn hiệu tương đồng được đưa ra sau này, tức Vincon, đã vi phạm Luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
5. Kết quả
Ngày 9/12/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức có kết luận về vụ việc,
đồng thời ban hành quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt hành chính Vincon với mức
phạt là 14 triệu đồng, và buộc Vincon loại bỏ yếu tố vi phạm trên biển hiệu, giấy tờ
giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên
chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên- Huế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng căn cứ theo Nghị định
43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về
sở hữu trí tuệ. Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp thì phải đăng ký đổi tên. Vì vậy, Vincon phải làm thủ tục
đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn hai tháng kể từ khi ra thông báo.
Cả hai công ty thỏa thuận giải quyết vấn đề. Tại lễ công bố thay đổi tên
doanh nghiệp, ông Bùi Đức Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc
Vicoland cho rằng, sau một thời gian xem xét, nghiên cứu và tiếp nhận các đề nghị
của Vincom, các cơ quan chức năng, lãnh đạo công ty nhận thấy cần đổi tên để
tránh sự trùng lặp, nhầm lẫn. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vincom, ông Lê Khắc Hiệp
nói: “Đây là một quyết định đúng đắn, thể hiện tinh thần cầu thị, tôn trọng pháp luật
của Vicoland”.
6. Các quyền liên quan
Trong trường hợp này, vi phạm được xem là vi phạm sơ cấp. Việc sử dụng tên gần
giống và hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh với Vincom có thể gây nhầm lẫn
và ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ của Vincom. Vi phạm sơ cấp thường liên quan
đến việc trực tiếp vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký và bảo hộ, như
quyền nhãn hiệu, và có thể gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu trí tuệ.
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (sau đây gọi là Luật SHTT):
- Điều 4.3: Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ dành cho nhãn hiệu. Nhãn hiệu
được hiểu là ký hiệu đặt ra để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một tổ chức,
cá nhân khác với các tổ chức, cá nhân khác.
- Điều 6.1 (a): Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở
hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng nhãn hiệu đó và có quyền yêu cầu ngăn chặn
người khác sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.
- Điều 124.1 (b): Người sử dụng một nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu đã được đăng ký bởi người khác cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự, có
thể bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Trong trường hợp này, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc đăng ký và bảo hộ
nhãn hiệu Vincom. Vincom đã đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu của mình, và sử
dụng nhãn hiệu này để đại diện cho sản phẩm và dịch vụ của mình trong lĩnh vực bất
động sản. Việc Vincon sử dụng một tên gần giống và hoạt động trong cùng lĩnh vực
kinh doanh có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Vincom.
Theo nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ.
- Điều 5: Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ từ ngày đăng ký. Việc Vincom đã
đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu của mình cho thấy quyền sở hữu trí tuệ của
họ đối với nhãn hiệu Vincom.
- Điều 20: Quyền của người sở hữu nhãn hiệu bao gồm quyền chống lại hành vi
vi phạm nhãn hiệu, bao gồm việc yêu cầu ngừng việc sử dụng tên gần giống
hoặc nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn.
- Điều 21: Quy định về việc kiện tụng trong trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ, bao gồm quyền sở hữu nhãn hiệu.
7. Kết luận/ Bài học
7.1. Kết luận
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, việc sử dụng nhãn hiệu tương đồng có thể
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Trong trường hợp này, Vincom đã đăng
ký và được bảo hộ nhãn hiệu Vincom từ trước, và Vincon sử dụng một tên gần giống
và hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến uy tín
và sự phát triển của Vincom. Để tuân thủ quy định Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính
Bất động sản VincoN cần phải đổi tên nhãn hiệu của mình. Việc đổi tên nhãn hiệu sẽ
giúp đảm bảo tính phân biệt đối với nhãn hiệu Vincom đã được bảo hộ. Nếu Vincon
không tuân thủ và tiếp tục sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn, Tập đoàn Vincom có
quyền khởi kiện Vincon ra tòa để ngăn chặn việc xâm phạm nhãn hiệu theo quy định
của Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Bản kết luận giám định từ Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ cũng khẳng định rằng
nhãn hiệu Vincon tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Vincom đã được bảo
hộ. Vì vậy, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Bất động sản VincoN buộc phải thay
đổi tên doanh nghiệp thành "Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà
Vicoland" (Vicoland Group) để tránh vi phạm quy định về nhãn hiệu và đảm bảo tính
phân biệt.
7.2. Bài học
Quan tâm đến bảo hộ nhãn hiệu: Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đúng quy
định là rất quan trọng để đảm bảo quyền sở hữu và tính phân biệt của một doanh
nghiệp. Vincom đã đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu Vincom, và điều này giúp họ có
quyền bảo vệ nhãn hiệu và ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích hoặc gây
nhầm lẫn.
Tầm quan trọng của tính phân biệt: Tên thương hiệu và nhãn hiệu của một
doanh nghiệp nên mang tính phân biệt đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Việc
sử dụng tên gần giống hoặc gây nhầm lẫn có thể gây tổn hại đến quyền và uy tín của
doanh nghiệp khác. Vincon đã sử dụng nhãn hiệu Vincon gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
Vincom, và việc này đã dẫn đến cuộc tranh chấp giữa hai bên.
Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán: Trước khi tiến đến việc kiện
tụng, hai bên đã họp mặt để thảo luận về phương án giải quyết tranh chấp. Vincon
đề xuất việc đổi tên và rút lại các yếu tố vi phạm để giải quyết vụ việc. Đây là một
cách để tránh tranh cãi và tìm ra giải pháp hợp tác để đảm bảo quyền và lợi ích của
cả hai bên.
Quyền bảo hộ và sự chịu trách nhiệm: Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là
trách nhiệm của các doanh nghiệp. Trong trường hợp này, Vincom đã quyết định
khởi kiện Vincon để ngăn chặn việc xâm phạm nhãn hiệu. Điều này cho thấy tầm
quan trọng của việc thực hiện quyền bảo hộ và chịu trách nhiệm để bảo vệ quyền và
lợi ích của mình. Đồng thời, việc này cũng gửi thông điệp rằng các doanh nghiệp nên
tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác và tuân thủ quy định pháp luật liên
quan.
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ: Các doanh nghiệp cần tôn trọng quyền sở hữu
trí tuệ của người khác và không sử dụng hoặc liên kết với nhãn hiệu đã được bảo hộ
mà không có sự cho phép.
Tóm lại, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tuân thủ quy định về nhãn hiệu là
một yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công và sự phát triển bền vững của các
doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Iyar Stav, Musical Plagiarism: A True Challenge for the Copyright Law, 25 DePaul J.
Art, Tech. & Intell. Prop. L. 1 (2014) Available at: https://tinyurl.com/2pmvwscs
2. Ngân, H. (2010, November 24). Vincom kiện vincon: ứng xử mới với... sở Hữu Trí
Tuệ. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. https://tinyurl.com/2erx39hc
3. Minh, A. (2011, January 27). Vincom kiện Vincon: Chính thức có… tiền lệ. Nhịp sống
kinh tế Việt Nam & Thế giới. https://tinyurl.com/2qd97so7
4. Báo Xây dựng. (2010, November 25). Nhập nhèm Tên Thương Hiệu, Vincon BỊ Kiện
Ra Toà. Báo Xây dựng. https://tinyurl.com/2pqhjzct
5. Luật sở Hữu Trí Tuệ. https://thuvienphapluat.vn/. (n.d.).
https://tinyurl.com/2qo8hkmt

You might also like