Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

Họ và tên: ……………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ 3

Lớp: …………………………………….. Môn: Tiếng Việt – Lớp 4


Thời gian làm bài: 90 phút

A. ĐỌC HIỂU
Con Vàng
Bố tôi xin được con chó nhỏ về nuôi. Con chó khá xinh, lông vàng, cổ khoang trắng. Nhưng
tôi chẳng bận tâm đến nó vì còn mải mê bắt châu chấu, nuôi sáo, đá bóng, chọi gà…
Cái Liên em tôi thì khác. Nó đặt tên cho con chó là Vàng và chăm sóc, chiều chuộng hết mực.
Đi học về, vừa thấy Vàng vẫy đuôi chạy ra, Liên vồn vã :
- Ôi, em Vàng của chị ! Ở nhà có ai bắt nạt em không ?
Rồi Liên bế thốc Vàng lên để vuốt ve, vào bếp kiếm ngay cơm cho Vàng ăn.
Một hôm, thấy con Vàng đang rượt đuổi chú sáo mỏ vàng cực đẹp của tôi, thuận chân, tôi đá
Vàng một cú mạnh như sút bóng. Con chó bay ra sân, rơi huỵch xuống đất, kêu oăng oẳng một lúc
rồi nằm rên ư ử.
Liên đi học về, thấy con Vàng cá nhắc, bèn làm toáng lên. Nhưng tôi chối bay chối biến. Liên
đành kiếm dầu xoa bóp cho Vàng. Hôm sau, Liên nấu cả cháo thịt mà Vàng cũng chỉ liếm được lưng
thìa rồi nằm thở dốc, thỉng thoảng lại co giật, nước mắt tràn ra.
Chiều ngày thứ ba, tôi vừa về đến nhà thấy Liên ngồi bệt trước cửa khóc thút thít. Sau lưng nó,
con Vàng nằm bất động trên tờ báo.
Tôi lấm lét nhìn Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ. Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn
nghĩ đến con sáo nữa…
Theo Nguyễn Bá
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành
tiếp các bài tập:
Câu 1. Câu chuyện tập trung kể về những nhân vật nào?
A. Người bố, hai anh em (“tôi” và Liên).
B. Hai anh em (“tôi” và Liên), con Vàng.
C. Hai anh em (“tôi” và Liên), con sáo.
D. Người bố, con Vàng, con sáo mỏ.
Câu 2. Vì sao người anh không bận tâm đến con chó nhỏ?

1
A. Vì mải mê bắt châu chấu, đá bóng, đi học.
B. Vì bận học và tham gia hoạt động ở trường.
C. Vì bận chăm sóc con sáo mỏ vàng cực đẹp.
D. Vì mải mê với những thú vui của riêng mình.
Câu 3. Chi tiết nào cho thấy Liên coi Vàng như người thân trong nhà?
A. Đặt tên con chó là Vàng.
C. Bế thốc Vàng lên để vuốt ve.
B. Gọi Vàng là “em của chị”.
D. Vào bếp kiếm cơm cho Vàng ăn
Câu 4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:
Người anh đá Vàng một cú mạnh như...................................khiến Vàng đau đớn nằm rên ư ử.
A. đánh nhau
B. trời giáng
C. sút bóng
D. đánh tạ
Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ ngữ tả sự đau đớn của con Vàng?
A. rơi xuống đất, kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật
B. kêu oăng oẳng, rên ư ử, lừ đừ, đi cà nhắc, nằm bất động.
C. kêu oăng oẳng, rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra.
D. rên ư ử, thở dốc, co giật, nước mắt tràn ra, nằm bất động.
Câu 6. Trong câu sau có mấy tính từ “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng
lẽ.”?
A. Một tính từ. Đó là :…………………
B. Hai tính từ. Đó là :…………………
C. Ba tính từ. Đó là :……………………
D. Bốn tính từ. Đó là :…………………
Câu 7. Chi tiết “Nước mắt cứ ứa ra, tôi chẳng buồn nghĩ đến con sáo nữa …” cho thấy điều gì ở
người anh?

2
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Câu kể : “ Sau lưng nó, con Vàng nằm bất động trên tờ báo” thuộc mẫu câu nào em đã học?
Thuộc mẫu câu: . .................................
Câu 9. Xác định vị ngữ trong câu “Tôi lấm lét nhìn cái Liên rồi lẳng lặng vào buồng, ngồi lặng lẽ.”?
Vị ngữ: ..................................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Viết chính tả:
2. Viết văn:
Đề bài: Hãy tả lại một con vật nuôi mà em thích.
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

3
Họ và tên: ……………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ 1
Lớp: …………………………………….. Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian làm bài: 90 phút

A. ĐỌC HIỂU:
Đỉnh Fasipan Sa Pa
Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu
thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt
nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km.
Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để
chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể
trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt
qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng
sức khỏe và tốc độ).
Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo
nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của
năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia
đình,… theo hướng trải nghiệm và khám phá.
Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam”
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành
tiếp các bài tập:
Câu 1. Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?
A. Những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt; đặc biệt nhất là đỉnh
Fansipan
B. Những dòng suối thơ mộng, những dãy núi hùng vĩ
C. Những đàn bò gặm cỏ ven đường, những thác nước bọt tung trắng xóa
D. Những dãy núi cao hùng vĩ, đặc biệt là đỉnh Fansipan
Câu 2. Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?
A. Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà của châu Á”
B. Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương”.
C. Đỉnh Fansipan cao 3413m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương”.
D. Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Ngôi nhà của Đông Dương”.

1
Câu 3. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?
A. Dãy núi Trường Sơn B. Dãy núi Bà Đen
C. Dãy núi Hoàng Liên Sơn D. Dãy núi Sa Pa
Câu 4. Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?
A. Nóc nhà Đông Dương B. Phiến đá khổng lồ chênh vênh
C. Những thửa ruộng bậc thang D. Tất cả các ý trên
Câu 5. Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?
A. Cần có tiền mua vé để leo núi
B. Không cần gì cả
C. Cần đi theo một nhóm
D. Cần có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.
Câu 6. Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:
“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế
đặc biệt yêu thích.”
A. Trong năm 2017, Sapa
B. Một trong những điểm du lịch
C. Sapa
D. Khách du lịch trong nước và quốc tế
Câu 7. Câu sau đây có mấy trạng ngữ: “Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách
phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:
“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”
Câu 9. Những hoạt động nào được gọi là du lịch?
A. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà
B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh
C. Đi làm việc xa nhà một thời gian
D. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn
B. KIỂM TRA VIẾT
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

2
Họ và tên: ……………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ 2
Lớp: …………………………………….. Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian làm bài: 90 phút

A. ĐỌC HIỂU
CHIỀN CHIỆN BAY LÊN
Đã vào mùa thu.
Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những
chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ.
Chim chiền chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền
chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng
thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hoà. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của
chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hoá phép ẩn mình trong
kiếp chim bé nhỏ.
Chiều thu, chiền chiện đã kiếm ăn no nê, trên bãi. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện
bay lên.Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời. Nhưng viên đá ấy như có một sức thần không rơi
xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi trên chín tầng mây.
Ôi, chiền chiện bay lên đấy!
Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kỳ,
giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hoà đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới,
thanh thản... Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Đến như tôi, một
cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt
đất, hồn người đều trong sáng.... Tiếng chim là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
Chiền chiện đã bay lên và đang hót.
(Theo Ngô Văn Phú)
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chim chiền chiện đi kiếm ăn ở đâu?
A. Trong các ao ven làng.
B. Trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi.
C. Trong các ruộng lúa đang gặt.
Câu 2. Chiền chiện hót khi nào?

1
A. Khi đã kiếm ăn no nê, đang nghỉ ngơi.
B. Khi đang đi kiếm mồi.
C. Khi đã kiếm ăn no nê và trong lúc bay lên.
Câu 3. Tác giả miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào?
A. Trong sáng, diệu kì, âm điệu hài hòa đến tinh tế.
B. Trong veo, líu lo, thánh thót, như hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.
C. Lảnh lót, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống.
Câu 4. Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân?
A. Làm cho tâm hồn con người thêm trong sáng.
B. Làm cho tâm hồn con người thêm hồn hậu
C. Gieo niềm yêu đời vô tư cho những con người đang lam lũ lao động.
Câu 5. Theo em, nội dung của bài là :
A. Giới thiệu cảnh đẹp của mùa thu.
B. Miêu tả đám cỏ may khi mùa thu đến.
C. Miêu tả chú chim chiền chiện.
Câu 6. Hãy ghi lại một câu cảm trong đoạn văn trên.
Câu 7. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Chiều thu, chiền chiện đã kiếm ăn no nê.
Trạng ngữ là: ....................................
Chủ ngữ là: ........................................
Vị ngữ là: ........................................
Câu 8. Hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Viết chính tả
2. Viết văn: Chó, mèo, lợn, gà… là những con vật rất gần gũi với chúng ta. Hãy tả lại một con vật
mà em thấy ấn tượng nhất.

You might also like