Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 153

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


-----------

VŨ THÀNH TRUNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC


TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC
MÔI TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------

VŨ THÀNH TRUNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC


TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC
MÔI TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học vật lí


Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Thuấn

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tác giả đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt thành từ các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa
vật lí, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tác
giả được học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Anh Thuấn,
người đã luôn tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong
suốt quá trình tôi thực hiện luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự giúp
đỡ, ủng hộ của các thầy cô giáo trong tổ vật lí – tin học – công nghệ, đặc biệt
là giáo viên Ngô Thị Hạnh cùng các em học sinh lớp 11A3 (2018-2021)
trường THPT Phú Bình – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên nơi tác giả tiến
hành thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè luôn
động viên, giúp đỡ tác giả vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2020


Tác giả

Vũ Thành Trung

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa từng được công bố, sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020


Tác giả

Vũ Thành Trung

ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ

1 DH Dạy học

2 GQVĐ Giải quyết vấn đề

3 NL Năng lực

4 SGK Sách giáo khoa

5 THPT Trung học phổ thông

iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành tố năng lực, chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của NLGQVĐ ..... 13
Bảng 1.2. Điều tra thực trạng của 82 học sinh lớp 11 trường THPT Phú Bình ........ 35
Bảng 1.3. Điều tra thực trạng đối với 8 giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí đang
công tác tại trường THPT Phú Bình.....................................................................36
Bảng 3.1. Xếp loại học lực môn Vật lí của học sinh lớp 11A3, trường THPT Phú
Bình – Phú Bình – Thái Nguyên học kì I năm học 2018-2019............................63
Bảng 3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm tại lớp 11A3 trường THPT Phú Bình –
Thái Nguyên .........................................................................................................64
Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ trong bài Dòng điện trong chất điện phân .....68
Bảng 3.4. Danh sách học sinh tiến hành quan sát thực nghiệm tại lớp 11A3
trường THPT Phú Bình – Thái Nguyên ...............................................................74
Bảng 3.5. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Dương Huy Bách trong 21 bài tập
có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 .............75
Bảng 3.6. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Dương Huy Bách qua 4 bài học
thực nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ...................76
Bảng 3.7. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Tô Thị Dung trong 21 bài tập
có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 .....77
Bảng 3.8. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Tô Thị Dung qua 4 bài học
thực nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ...................78
Bảng 3.9. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Trần Thanh Tùng trong 21 bài tập
có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 .............79
Bảng 3.10. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Trần Thanh Tùng qua 4 bài
học thực nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ............80
Bảng 3.11. Tổng điểm hành vi NL GQVĐ của ba học sinh qua 4 bài học thực
nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ...........................80

iv
DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 3.1. NL GQVĐ của học sinh Dương Huy Bách qua 4 bài học thực
nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ...................... 76

Biểu đồ 3.2. NL GQVĐ của học sinh Tô Thị Dung qua 4 bài học thực nghiệm
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ................................... 78

Biểu đồ 3.3. NL GQVĐ của học sinh Trần Thanh Tùng qua 4 bài học thực
nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ...................... 80

Biểu đồ 3.4. NL GQVĐ của ba học sinh qua 4 bài học thực nghiệm chương
“Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ................................................ 81

v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
3. Giả thuyết khoa học của đề tài ...................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 6
7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG BÀI TẬP, SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH.............................................................. 7
1.1. Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn ............................................................ 7
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 7
1.1.2. Phân loại bài tập thực tiễn ................................................................. 7
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh trong dạy học vật lí ........................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm năng lực ......................................................................... 11
1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề là gì?.................................................... 11
1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề trong học tập vật lí .............................. 11

vi
1.2.4. Các mức độ năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong học tập
vật lí ........................................................................................................... 12
1.2.5. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề. ........................................ 13
1.2.6. Các phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề .................. 16
1.2.7. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài tập
vật lí có nội dung thực tiễn........................................................................ 18
1.3. Cách thức xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn................................... 25
1.3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn ....................... 25
1.3.2. Quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn .......................... 27
1.3.3. Phương pháp giải bài tập vật lí có nội dung thực tiễn .................... 30
1.4. Thực trạng việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn ở trường trung học
phổ thông Phú Bình – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên .......................... 33
1.4.1. Thực trạng ....................................................................................... 34
1.4.2. Nguyên nhân ................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG
THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC
MÔI TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH......................................................................41
2.1. Phân tích nội dung kiến thức.................................................................... 41
2.2. Bài tập có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” -
Vật lí 11 ........................................................................................................... 41
2.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Dòng điện
trong các môi trường” - Vật lí 11 .................................................................... 51
2.4. Thiết kế tiến trình dạy học sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ................................... 52
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 62
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................... 62

vii
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................... 62
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ..................................................... 62
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.............................................................. 63
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 63
3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ............................................................... 64
3.5. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương
“Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 ................................................ 67
3.6. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.................................... 71
3.6.1. Phân tích định tính quá trình thực nghiệm sư phạm ....................... 71
3.6.2. Phân tích định lượng quá trình thực nghiệm sư phạm .................... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 83
1. Kết luận ....................................................................................................... 83
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87

viii
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, trong thời đại đòi hỏi cao về trí
thức và năng lực con người. Giáo dục đào tạo luôn được coi là quốc sách
hàng đầu của mỗi quốc gia. Mục tiêu giáo dục bao giờ cũng gắn liền với mục
tiêu phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển người ta càng trông đợi và đòi
hỏi giáo dục phải làm thế nào để phát triển con người toàn diện. Người học có
năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự chủ và trách nhiệm
cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề… Chuẩn
bị cho người học có tiềm năng tốt nhất để đương đầu, thích ứng và phát triển
không ngừng trước thực tiễn luôn biến động.

Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt
được thì ngành giáo dục còn đó những hạn chế, yếu kém. Nội dung, chương
trình, phương pháp giáo dục còn chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao
động nghề nghiệp, chưa phát huy được tính sáng tạo và năng lực của người
học. Dưới áp lực của phương thức thi cử, tình trạng nhồi nhét kiến thức vẫn
còn xảy ra. Thầy trò làm việc theo lề lối giáo điều, sách vở, coi nhẹ việc bồi
dưỡng năng lực cho học dẫn đến học sinh chưa phát huy được các năng lực
của mình…Đứng trước những bất cập này, công cuộc đổi mới giáo dục ắt
phải diễn ra. Đề án: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” theo nghị quyết TW8 khóa XI
đã chỉ rõ: “Xác định mục tiêu giáo dục con người vừa đáp ứng yêu cầu xã hội
vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Phát triển năng lực và
phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị
kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề.

1
Như vậy việc dạy học gắn lí luận với thực tiễn là xu hướng tất yếu. Thực
tiễn không những là cơ sở đề khẳng định nhận thức chân lí, mà còn là động
lực và mục đích của nhận thức vì nhận thức xuất phát từ thực tiễn rồi cuối
cùng trả về thực tiễn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của triết học
Mác – Lênin. Việc hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh phải
gắn các hoạt động trí tuệ với khả năng giải quyết các tình huống của cuộc
sống và nghề nghiệp.
Trong nhà trường phổ thông, môn vật lí là một môn khoa học gắn liền
với thực tiễn sản xuất và đời sống; có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục đòi hỏi một trong những định hướng đổi
mới phương pháp dạy học vật lí là phải làm cho học sinh có ý thức biết vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống, từ đó hình thành năng lực giải
quyết vấn đề. Học sinh tìm tòi và phát hiện các tình huống có thể vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao chất lượng sống. Từ đó
định hướng nghề nghiệp cho những em có năng khiếu, hứng thú và yêu thích
môn học.
Có nhiều giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên, trong đó có việc xây
dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn nhằm bồi dưỡng năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh đóng một vai trò quan trọng. Mặc dù vậy qua nhiều
nghiên cứu các sách giáo khoa và sách bài tập vật lí và thực trạng dạy học vật
lí ở một số trường phổ thông, tôi nhận thấy: Nhìn chung trong dạy học giáo
viên còn ít chú trọng xây dựng và hướng dẫn giải các bài tập có nội dung thực
tiễn. Trong quá trình dạy học, giáo viên còn chưa tạo điều kiện cho học sinh
vận dụng những tri thức của mình để giải quyết vấn đề có liên quan đến vật lí
trong đời sống và sản xuất mà nhiều khi đi quá sâu vào những bài tập có tính
lắt léo, có tính đánh đố, biến học sinh thành những thợ giải bài tập nhưng lại
lúng túng khi phải vận dụng hoặc lựa chọn những kiến thức vật lí vào giải
quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn đời sống của chính họ. Chính vì

2
vậy, việc học chưa đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, sản phẩm của con người
chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nghiêm trọng hơn là học sinh không
xác định được kiến thức học được dùng để làm gì?
Nghiên cứu về dạy học có sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn đã có
nhiều luận văn và khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu như: “Xây dựng và sử
dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” –
vật lí 10 nâng cao”, (2012) của tác giả Nguyễn Thị Hiển. Đề tài luận văn
“Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học phần “Các
lực cơ học” lớp 10 THPT”, (2012), của tác giả Lê Thị Hoa. Đề tài luận văn
“Xây dựng và hướng dẫn hoạt động giải bài tập trong dạy học chương động
lực học chất điểm Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề”,
(2016), của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm.
Chương “Dòng điện trong các môi trường” có một vai trò quan trọng
trong chương trình vật lí trung học phổ thông. Nội dung của chương hầu hết
xuất phát từ nhu cầu nhận thức trong thực tiễn. Kiến thức của chương giải
quyết được khá nhiều vấn đề trong đời sống hàng ngày. Đó là điều kiện thuận
lợi nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Vì những lí do trên tôi quyết định thực hiện đề tài “Xây dựng và sử dụng
bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi
trường” - Vật lí 11 nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn và hướng dẫn hoạt
động giải bài tập trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” -
Vật lí 11 nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh.
3. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu xây dựng được các bài tập có nội dung thực tiễn, hướng dẫn hoạt
động giải các bài tập đáp ứng các mục tiêu dạy học, đảm bảo yêu cầu khoa học

3
vật lí và sử dụng chúng trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”
- Vật lí 11 theo DH GQVĐ thì sẽ bồi dưỡng được NLGQVĐ của học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí dạy học để làm cơ sở cho những biện
pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng cho học sinh NLGQVĐ. Nghiên cứu các quan
điểm dạy học phát triển năng lực.
- Nghiên cứu về NLGQVĐ.
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học DHGQVĐ.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu xác định mục tiêu dạy học chương “Dòng điện trong các
môi trường”
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên
và các tài liệu tham khảo để xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và hướng dẫn hoạt động giải bài tập trong
dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” nhằm bồi dưỡng cho học
sinh NLGQVĐ.
- Tìm hiểu thực tế dạy học vật lí ở một số trường THPT trong việc sử
dụng bài tập đặt biệt là chương “Dòng điện trong các môi trường” nhằm thu
thập thông tin, phân tích, tổng hợp để đánh giá các phương pháp mà giáo viên
đã sử dụng để giúp bồi dưỡng NLGQVĐ cho học sinh.
4.3. Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn của chương “Dòng điện
trong các môi trường”
4.4. Xây dựng kế hoạch sử dụng bài tập đã xây dựng trong dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường”

4
4.5. Thiết kế phương án dạy học có sử dụng bài tập của chương “Dòng điện
trong các môi trường” - Vật lí 11 nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh
4.6. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của
việc xây dựng và hướng dẫn giải bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 nhằm bồi dưỡng
NLGQVĐ của học sinh
- Đánh giá sự phát triển NLGQVĐ của học sinh sau quá trình dạy học có
sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Dòng điện trong
các môi trường” - Vật lí 11.
- Bổ sung, sửa chữa các nội dung đã xây dựng.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề ra tôi đã sử dụng phối hợp các
phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học, sách giáo khoa, các tài liệu có
liên quan.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên và
các tài liệu tham khảo để xây dựng bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập
có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Điều tra hoạt động dạy giải bài tập vật lí ở trường THPT.
Điều tra hoạt động dạy học của giáo viên về bài tập của chương “Dòng
điện trong các môi trường” - Vật lí 11.
- Phương pháp điều tra thăm dò.
Dự giờ trao đổi trực tiếp với giáo viên, tham khảo ý kiến của giáo viên.

5
Điều tra kết quả học tập của học sinh chương “Dòng điện trong các môi
trường” - Vật lí 11.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lí đánh giá kết quả thực nghiệm
sư phạm.
6. Đóng góp của đề tài
+ Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn của chương “Dòng điện trong
các môi trường” - Vật lí 11.
+ Thiết kế các phương án dạy học sử dụng các bài tập đã biên soạn nhằm
bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bài tập, hướng
dẫn hoạt động giải bài tập trong dạy học vật lí nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của
học sinh.
Chương 2: Xây dựng bài tập và sử dụng giải bài tập trong dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 nhằm bồi dưỡng
NLGQVĐ của học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI TẬP,
SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC
VẬT LÍ NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH

1.1. Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn

1.1.1. Khái niệm


Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn hay bài tập vật lí gắn với thực tiễn là
bài tập liên quan trực tiếp tới các vấn đề thực tế đời sống của học sinh, nội
dung bài tập có thể xuất phát từ các hiện tượng thiên nhiên, các kĩ thuật sản
xuất, lao động và sinh hoạt hàng ngày xung quanh học sinh.
Đối với các bài tập có nội dung thực tiễn, học sinh không những phải
vận dụng linh hoạt các kiến thức vật lí về khái niệm, đại lượng, quy luật, định
luật vật lí một cách nhuần nhuyễn, mà còn phải biết vận dụng tốt những kiến
thức đó vào giải quyết những vấn đề vật lí đặt ra trong thực tiễn cuốc sống.
Các bài tập có nội dung thực tiễn tạo nhiều cơ hội cho học sinh trong việc vận
dụng khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận logic để tìm ra các phương án,
dự đoán, giải thích cho các hiện tượng, quy luật trong thực tiễn, từ đó rèn
luyện kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.

1.1.2. Phân loại bài tập thực tiễn

a) Bài tập định tính có nội dung thực tiễn


Bài tập định tính vật lí xuất hiện trên các sách báo từ rất nhiều năm trước
đây với các tên gọi khác nhau như : câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài
tập logic, bài tập miệng, câu hỏi kiểm tra,… Ngày nay, người ta gọi chung
cho dạng bài tập này là bài tập định tính.
Bài tập định tính có nội dung thực tiễn là bài tập mà khi giải học sinh
không cần phải thực hiện những phép tính toán phức tạp (có thể là các phép

7
tính toán đơn giản, có thể tính nhẩm được), mà phải thực hiện những suy luận
logic dựa trên nền tảng kiến thức về khái niệm, định luật, quy luật vật lí để
giải quyết các vấn đề vật lí thực tiễn trong đời sống. Đa số các bài tập định
tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra trong một
điều kiện xác định. [8, tr. 84]
Bài tập vật lí định tính nhờ đưa được lý thuyết vật lí lại gần hơn với các
hiện tượng của đời sống thực tế xung quanh mà khiến các em học sinh tăng
thêm hứng thú khám phá và khả năng quan sát hiện tượng, sự vật. Học sinh
cần lập luận, tư duy logic để tìm tòi các vấn đề và tình huống trong thực tế để
từ đó liên hệ với các kiến thức vật lí đã học, tìm ra câu trả lời cho hiện tượng,
quy luật thực tiễn đáp ứng đúng được bản chất vật lí của chúng. Các bài tập
định tính đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết nên được ưu tiên sử dụng trong các
kì ôn tập lý thuyết, các kì kiểm tra liên quan đến tư duy logic, suy luận và
đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào các hiện tượng thực tiễn cuộc
sống của học sinh. Ví dụ : Vì sao khi pha nước chanh, người ta thường làm
cho đường tan trong nước rồi mới bỏ đá lạnh vào, chứ lại không bỏ đá lạnh
vào trước rồi bỏ đường vào sau?
Một số bài tập định tính có nội dung thực tiễn có thể chuyển thành một
dạng của bài tập thí nghiệm, cụ thể là khi giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng
thí nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của dự đoán kết quả hiện tượng, lời giải
thu được bằng con đường suy luận từ lý thuyết, hay kiểm tra tính đúng đắn
của sự dự đoán kết quả hiện tượng.

b) Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn


Bài tập định lượng là các bài tập có dữ liệu cụ thể, yêu cầu học sinh phải
sử dụng một chuỗi các phép tính toán để giải ra được một kết quả là đáp số
định lượng như một công thức, một giá trị bằng số. [7, tr. 115]

8
Trong quá trình dạy học, giáo viên sử dụng các bài tập định lượng trong
phần xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí, biến đổi từ công thức
vật lí này sang công thức vật lí khác. Giải các bài tập định lượng yêu cầu học
sinh phải có nền tảng tính toán toán học tốt, tuy nhiên bên cạnh đó yêu cầu tư
duy, suy luận logic khi vận dụng các khái niệm, định luật vật lí vào tính toán
cũng đòi hỏi yêu cầu cao.
Loại bài tập định lượng có nội dung thực tiễn phải bao gồm được các
vấn đề có liên quan trực tiếp đến thực tế đời sống, các hiện tượng thiên nhiên,
các quy luật vật lí gần gũi với lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của
học sinh. Nhưng vì lí do giúp dễ dàng cụ thể hóa các hiện tượng vật lí ngoài
đời sống vào bài tập định lượng để các em học sinh dễ tính toán, các bài tập
định lượng có nội dung thực tiễn sẽ thường bao gồm các vấn đề thực tiễn
được thu hẹp và đơn giản hóa đi nhiều so với thực tế.
Có thể chia bài tập định lượng có nội dung thực tiễn thành hai loại: Bài
tập tập dượt và bài tập tổng hợp. [7, tr. 115-116]
Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tập dượt: Là những bài tập cơ
bản, đơn giản, trong đó chỉ bao gồm các phép tính toán và biến đổi rất đơn
giản. Đây là các bài tập có nhiệm vụ củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. Giáo
viên có thể đưa ra các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tập dượt làm
nhiệm vụ học tập cho học sinh trong các trường hợp giúp học sinh hiểu rõ công
thức, định luật vừa học, biểu diễn và sử dụng đúng đơn vị vật lí của một số đại
lượng, đồng thời liên hệ và vận dụng những bài tập đơn giản đó vào các hiện
tượng vật lí thực tiễn, làm cơ sở để giải các bài tập vật lí phức tạp hơn.
Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng hợp: Là bài tập mà học
sinh cần vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức vật lí như khái niệm, định luật
khác nhau và nắm rõ các kiến thức vật lí ngoài thực tiễn đời sống để giải đáp
được yêu cầu bài toán đưa ra. Loại bài tập này thường bao gồm lượng kiến

9
thức từ hơn một hoặc nhiều bài học gộp lại, không chỉ giúp học sinh đơn
thuần ghi nhớ và vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức của từng bài học, mà
còn giúp học sinh nhận thấy được mối liên hệ giữa các phần kiến thức vật lí
với nhau. Học sinh khi giải các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng
hợp sẽ phải rèn luyện kĩ năng phân tích hiện tượng thức tiễn phức tạp thành
nhiều phần kiến thức đơn giản hơn tuân theo các định luật vật lí đã được học,
rồi từ đó lại tổng hợp các phần kiến thức nhỏ lại để giải quyết cả một hiện
tượng thực tế phức tạp.
Các bài tập định lượng thường yêu cầu học sinh chú trọng về tính toán
toán học, tuy nhiên bản chất của các công thức đó lại mang ý nghĩa vật lí và
mục đích của các bài tập định lượng là để học sinh hiểu rõ hơn về các định
luật cũng như quy luật vật lí. Chính vì thế giáo viên khi hướng dẫn học sinh
giải bài tập định lượng cần lưu ý tránh để các em giải bài tập một cách máy
móc nhớ công thức, phải để các em phân tích được bản chất vật lý từ bài tập,
từ đó tìm được định lí và công thức áp dụng thích hợp.

c) Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn


Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn là dạng bài tập yêu cầu học sinh
phải làm thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các lời giải suy luận
từ lý thuyết hoặc lấy số liệu nhằm phục vụ cho việc giải bài tập có nội dung
thực tiễn.
Những thí nghiệm này thường là những thí nghiệm vật lí đơn giản, học
sinh có thể tự tìm hoặc tự chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm tại nhà, dễ
dàng tiến hành thí nghiệm cũng như phân tích kết quả thu được. Tuy nhiên
học sinh phải tới phòng thí nghiệm chuyên dụng để làm thí nghiệm đối với
những thí nghiệm có yêu cầu cao, ví dụ các thí nghiệm có điều kiện thí
nghiệm đặc biệt, dụng cụ thí nghiệm phức tạp, thí nghiệm cần giáo viên
hướng dẫn để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng kết quả thu hoạch được.

10
Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn có thể có dạng định tính hoặc
định lượng. Từ các thí nghiệm, học sinh có thể dễ dàng lấy được các kết quả
thí nghiệm dưới dạng số liệu, tuy nhiên bản chất vật lí và sự giải thích các
hiện tượng thí nghiệm xảy ra lại bị học sinh xem nhẹ. Chính vì thế giáo viên
khi dạy các bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn cần chú ý học sinh đi sâu
vào các định luật, quy luật vật lí để giải thích, làm rõ các hiện tượng vật lí
thực tế.

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh trong dạy học vật lí

1.2.1. Khái niệm năng lực


Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Năng lực là khả
năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy
động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng
thú, niềm tin, ý chí,…Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và
kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. [5]

1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề là gì?


“Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh được hiểu là sự huy động tổng
hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ, xúc cảm, động cơ của học sinh đó để giải
quyết các tình huống thực tiễn trong bối cảnh cụ thể mà các giải pháp không
có sẵn ngay lập tức.” [10, tr. 41]

1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
Vật lí là một ngành khoa học cơ bản, nó là cơ sở để nghiên cứu của mọi
ngành khoa học tự nhiên như hóa học, thiên văn học, địa chất học, sinh học…
Vật lí học ở trường THPT chủ yếu là vật lí thực nghiệm và sử dụng phương
pháp thực nghiệm để nghiên cứu và đi tìm chân lí khách quan.

11
Học sinh và các nhà khoa học vật lí không giống nhau. Các nhà khoa học
vật lí tìm kiếm quy luật, định luật vật lí cho nhân loại, còn học sinh chỉ học
tập và tìm kiếm kiến thức vật lí cho bản thân. Đối với nhân loại, các kiến thức
vật lí được nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường đều là chân lí đã được
khẳng định tính đúng đắn thông qua thực nghiệm và lịch sử. Tuy nhiên, đối
với học sinh, các kiến thức vật lí đó đều là các kiến thức mới mẻ, cần được
tiếp thu và khám phá trong quá trình học tập vật lí tại nhà trường.
Mỗi kiến thức vật lí mới, mỗi bài học vật lí mới chính là những tình
huống có vấn đề đưa ra đối với các em học sinh trong quá trình tiếp thu kiến
thức. Trong học tập vật lí, tùy vào mỗi trường hợp cụ thể, học sinh cần xác
định được tình huống hoặc vấn đề phát sinh, từ đó suy nghĩ, suy luận, vận
dụng các khả năng để đề xuất ra những phương án giải quyết và vượt qua
được khó khăn.
NL GQVĐ trong học tập vật lí chính là khả năng tổng hợp các kĩ năng,
kĩ xảo của bản thân học sinh để có thể giải quyết các vấn đề vật lí đặt ra một
cách nhanh chóng, hiệu quả. Học sinh có NL GQVĐ trong học tập vật lí
không chỉ dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội được với kiến thức vật lí mới mà còn
nắm rõ được bản chất, quy luật vật lí, từ đó vận dụng giải thích và lí giải được
các hiện tượng vật lí trong thực tế đời sống.

1.2.4. Các mức độ năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong học tập
vật lí
Có nhiều cách để phân chia mức độ NL GQVĐ của học sinh trong học
tập vật lí, ở đây tôi dựa vào mức độ học sinh tham gia vào quá trình giải quyết
vấn đề để xây dựng các mức độ GQVĐ.
Mức độ thứ nhất: Giáo viên đưa ra tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn
đề, đề xuất các phương pháp giải quyết vấn đề và thực hiện giải quyết vấn đề

12
đã đặt ra. Học sinh theo dõi quá trình, rút ra nhận xét, kết luận về vấn đề vật lí
đó dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên.
Mức độ thứ hai: Giáo viên đưa ra tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn
đề và đề xuất các phương án giải quyết. Học sinh tham gia vào quá trình lựa
chọn phương pháp để giải quyết vấn đề đó. Sau đó học sinh rút ra nhận xét,
kết luận về vấn đề đã giải quyết.
Mức độ thứ ba: Học sinh chủ động tìm ra được tình huống hoặc bài toán
vật lí có vấn đề. Học sinh đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và thực
hiện các phương án đề giải quyết vấn đề đã đặt ra. Sau đó học sinh nhận xét,
kết luận và điều chỉnh lại phương pháp, cách thức tiếp cận một cách hợp lí và
nhanh chóng nhất.
Việc xác định các mức độ NL GQVĐ của HS trong dạy học vật lí rất
quan trọng, đây là cơ sở để xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá NL GQVĐ của
học sinh trong từng tiến trình dạy học cụ thể và trong việc hệ thống các bài
tập vật lí cho phù hợp với mục tiêu phát triển NL GQVĐ cho học sinh.

1.2.5. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề


Bảng 1.1. Thành tố năng lực, chỉ số hành vi, mức độ biểu hiện của NLGQVĐ [2]
Năng lực Chỉ số Mức độ biểu hiện
thành tố hành vi
1. Tìm 1.1. Tìm M1: Quan sát, mô tả được các quá trình, hiện tượng
hiểu vấn hiểu tình trong tình huống để làm rõ vấn đề cần giải quyết
đề huống vấn M2: Giải thích thông tin đã cho, mục tiêu cuối cùng
đề cần thực hiện để làm rõ vấn đề cần giải quyết
M3: Phân tích, giải thích thông tin đã cho, mục tiêu
cần thực hiện và phát hiện vấn đề cần giải quyết
1.2. Phát M1: Từ thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện
hiện vấn đề tượng, trình bày được một số câu hỏi riêng lẻ

13
cần nghiên M2: Từ thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện
cứu tượng, trình bày được các câu hỏi liên quan đến vấn
đề cần giải quyết
M3: Từ thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện
tượng, trình bày được các câu hỏi liên quan đến vấn
đề và xác định được vấn đề cần giải quyết
1.3. Phát M1: Sử dụng được ít nhất một phương thức (văn
biểu vấn đề bản, hình vẽ, biểu bảng, lời nói,…) để diễn đạt lại
vấn đề
M2: Sử dụng được ít nhất hai phương thức để diễn
đạt lại vấn đề
M3: Diễn đạt vấn đề ít nhất bằng hai phương thức
và phân tách thành các vấn đề bộ phận
2. Đề 2.1. Diễn M1: Diễn đạt lại được tình huống một cách đơn
xuất giải đạt lại tình giản
pháp huống bằng M2: Diễn đạt lại được tình huống trong đó có sử
ngôn ngữ dụng các hình vẽ, kí hiệu để làm rõ thông tin của
của chính tình huống
mình M3: Diễn đạt lại được tình huống bằng nhiều cách
khác nhau một cách linh hoạt
2.2. Tìm M1: Bước đầu thu thập thông tin về kiến thức và
kiếm thông phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề từ
tin liên các nguồn khác nhau.
quan đến M2: Lựa chọn được nguồn thông tin về kiến thức và
vấn đề phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề và
đánh giá nguồn thông tin đó.
M3: lựa chọn được toàn bộ các nguồn thông tin về
kiến thức và phương pháp cần sử dụng để giải quyết
vấn đề cần thiết và đánh giá được độ tin cậy của

14
nguồn thông tin
2.3. Đề M1: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến vấn
xuất giải đề; xác định thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề
pháp giải M2: Đưa ra phương án giải quyết vấn đề (đề xuất
quyết vấn gải thuyết, phương án kiểm tra giả thuyết bằng suy
đề luận lí thuyết hoặc thực nghiệm)
M3: Đưa ra phương án, lựa chọn phương án tối ưu,
lập kế hoạch thực hiện
3. Thực 3.1. Lập kế M1: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện
hiện giải hoạch cụ cụ thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó bằng văn
pháp giải thể để thực bản
quyết hiện giải M2: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện
vấn đề pháp cụ thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó bằng sơ đồ,
hình vẽ
M3: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện
cụ thể, thuyết minh các kế hoạch cụ thể đó bằng sơ
đồ, hình vẽ
3.2. Thực M1: Thực hiện được giải pháp để giải quyết vấn đề
hiện giải cụ thể, giả định (vấn đề học tập) mà chỉ cần huy
pháp động một kiến thức, hoặc tiến hành một phép đo,
tìm kiếm, đánh giá một thông tin cụ thể
M2: Thực hiện được giải pháp trong đó huy động ít
nhất hai kiến thức, hai phép đo,… để giải quyết vấn đề
M3: Thực hiện giải pháp cho một chuỗi vấn đề liên
tiếp, trong đó có những vấn đề nảy sinh từ chính
quá trình giải quyết vấn đề
3.3. Đánh M1: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết
giá và điều vấn đề, phát hiện ra sai sót, khó khăn
chỉnh các M2: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết

15
bước giải vấn đề, phát hiện ra sai sót, khó khăn và đưa ra
quyết cụ thể những điều chỉnh
ngay trong M3: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết
quá trình vấn đề , phát hiện ra sai sót, khó khăn, đưa ra những
thực hiện điều chỉnh và thực hiện việc điều chỉnh
4. Đánh 4.1. Đánh M1: So sánh kết quả cuối cùng thu được với đáp án
giá việc giá quá và rút ra kết luận khi giải quyết vấn đề cụ thể M2:
giải trình giải Đánh giá được kết quả cuối cùng và chỉ ra nguyên
quyết quyết vấn nhân của kết quả thu được
vấn đề, đề và điều M3: Đánh giá việc giải quyết vấn đề. Đề ra giải
phát hiện chỉnh việc pháp tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả giải quyết vấn
vấn đề giải quyết đề
mới vấn đề
4.2. Phát M1: Đưa ra khả năng ứng dụng của kết quả thu
hiện vấn đề được trong tình huống mới
cần giải M2: Xem xét kết quả thu được trong tình huống
quyết mới mới, phát hiện những khó khăn, vướng mắc cần giải
quyết
M3: Xem xét kết quả thu được trong tình huống
mới, phát hiện những khó khăn, vướng mắc cần giải
quyết và diễn đạt vấn đề mới cần giải quyết.

1.2.6. Các phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong
bối cảnh có ý nghĩa. Theo quan điểm giáo dục phát triển, thì đánh giá kết quả
giáo dục phải hướng tới việc xác định sự tiến bộ của người học. Vì vậy đánh
giá năng lực người học được hiểu là đánh giá khả năng áp dụng những kiến
thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Theo
[8] đánh giá năng lực GQVĐ của người học cũng như đánh giá các năng lực

16
khác thì không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng
tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình
huống sáng tạo khác nhau. Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm học tập
và quá trình học tập của người học, đánh giá năng lực người học được thực
hiện bằng một số phương pháp (công cụ) sau:
- Đánh giá qua quan sát: Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà
đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng
nhận thức như là cách GQVĐ trong một tình huống cụ thể. Để đánh giá qua
quan sát, GV cần tiến hành các hoạt động:
+ Xây dựng mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát.
+ Đưa ra các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thông qua các biểu
hiện của các năng lực cần đánh giá)
+ Thiết lập bẳng kiểm phiếu quan sát.
+ Ghi chú những thông tin chính vào phiếu quan sát.
+ Quan sát và ghi chép đầy đủ những biểu hiện quan sát được vào phiếu
quan sát và đánh giá.
- Đánh giá qua hồ sơ học tập: Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự
tiến bộ của cá nhân, trong đó mỗi cá nhân tự đánh giá về bản thân, nêu những
điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi kết quả học tập, tự đánh giá
đối chiếu với mục tiêu đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của
mình, từ đó tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới. Hồ sơ học
tập có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân, giúp người học tìm hiểu về bản
thân, khuyến khích hứng thú học tập và hoạt động tự đánh giá. Từ đó thúc đẩy
mỗi cá nhân chú tâm và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình.
- Tự đánh giá: Tự đánh giá là một hình thức mà người học tự liên hệ
phần nhiệm vụ đã thực hiên với các mục tiêu của quá trình học, người học sẽ

17
học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát
hiện những điều cần thay đổi để hoàn thiện bản thân.
- Đánh giá qua bài kiểm tra: Đánh giá qua bài kiểm tra là một hình thức
giáo viên đánh giá năng lực học sinh bằng cách giáo viên cho đề kiểm tra
trong một thời gian nhất định để học sinh hoàn thành, sau đó giáo viên chấm
bài và cho điểm. Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được ở học sinh những
kĩ năng và kiến thức, qua đó giáo viên có thể điều chỉnh các hoạt động dạy
học và có biện pháp giúp đỡ đến từng học sinh.
- Đánh giá đồng đẳng: là một quá trình trong đó các nhóm người học
trong lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau dựa theo tiêu chí đã định sẵn. Đánh
giá đồng đẳng giúp người học làm việc hợp tác, cho phép người học tham gia
nhiều hơn vào quá trình học tập đánh giá. Qua đó phản ánh được năng lực của
người đánh giá về sự trung thực, linh hoạt, nhạy bén và khả năng tập trung.
Như vậy, trong việc đánh giá năng lực GQVĐ cũng như các năng lực
khác giáo viên cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài
kiểm tra kiến thức kĩ năng. Khi xây dựng các công cụ đánh giá cần xác
định rõ mục tiêu, biểu hiện của năng lực cần đánh giá để từ đó xây dựng
các tiêu chí một cách cụ thể rõ ràng.

1.2.7. Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua bài
tập vật lí có nội dung thực tiễn

a. Mối quan hệ giữa dạy học bài tập vật lí có nội dung thực tiễn với việc bồi dưỡng
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Con đường hình thành và phát triển năng lực là con đường luyện tập, học
tập có mục đích, có hệ thống và có cơ sở khoa học. Con đường hình thành và
phát triển năng lực giải quyết vấn đề cũng chính là con đường luyện tập các kĩ

18
năng, kỉ xảo, cách thức giải quyết vấn đề một cách có mục đích, có hệ thống
và có cơ sở khoa học rõ ràng.
Dạy học chính là con đường mà giáo viên là người hướng dẫn, trợ giúp,
tổ chức các hoạt động và nhiệm vụ học tập cho học sinh, nhằm rèn luyện cho
học sinh các kĩ năng, kỉ xảo, phẩm chất để đạt được các mục đích giáo dục cụ
thể. Dạy học bài tập vật lí có nội dung thực tiễn chính là dạy học vật lí có sử
dụng bài tập có nội dung thực tiễn vào trong quá trình giảng dạy nhằm đạt
được các hiệu quả học tập mong muốn. Thông qua dạy học bài tập có nội
dung thực tiễn, giáo viên vừa giúp cho học sinh luyện tập các kĩ năng giải bài
tập, vừa giúp học sinh liên hệ giữa các bài tập vật lí khô khan trong sách vở
với các kiến thức vật lí ngoài thực tiễn sinh hoạt đời sống, lao động sản xuất
địa phương.
Thông qua dạy học bài tập vật lí có nội dung thực tiễn, giáo viên đưa ra
cho học sinh các tình huống vật lí phong phú, đa dạng, gắn liền với sinh hoạt
sản xuất hay các hiện tượng vật lí thường xuyên xảy ra trong tự nhiên, giúp
học sinh rèn luyện khả năng phát hiện tình huống có vấn đề cần giải quyết từ
tình huống thực tiễn cho trước. Đứng trước tình huống có vấn đề thực tiễn đó,
học sinh bắt buộc phải vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo, kiến thức và kinh
nghiệm đã được học tập, rèn luyện trước đó để vận dụng tìm ra các phương án
giải quyết vấn đề đặt ra một cách hiệu quả và nhanh chóng. Dưới các phương
pháp dạy học và tổ chức hoạt động học tập của giáo viên, học sinh sẽ thường
xuyên được tiếp xúc với các vấn đề thực tiễn khác nhau, rèn luyện được các
kĩ năng giải quyết tình huống một cách nhanh nhạy, linh hoạt và hiệu quả. Từ
đó NL GQVĐ của HS sẽ được hình thành, củng cố và phát triển dần dần.
Như vậy, dạy học bài tập vật lí có nội dung thực tiễn và việc hình thành,
phát triển NL GQVĐ của học sinh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Giáo
viên sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học vật lí một cách

19
thường xuyên, có hệ thống, có mục đích học tập rõ ràng chính là một phương
pháp nhằm hình thành và phát triển NL GQVĐ của học sinh một cách có hiệu
quả. Ngược lại, nhờ có NL GQVĐ mà học sinh có thể hoàn thành các nhiệm
vụ học tập một cách nhanh chóng và chính xác. Nhờ có NL GQVĐ, học sinh
có thể dễ dàng tìm ra các tình huống có vấn đề trong các bài toán vật lí thực
tiễn, nhanh chóng lựa chọn các phương án giải quyết tối ưu và rút ra nhận xét,
kết luận một cách chính xác, khoa học.
b. Các yếu tố hưởng đến việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học
sinh trong dạy học bài tập vật lí có nội dung thực tiễn
Về phía giáo viên
- Yếu tố nhận thức
+ Yếu tố tiên quyết quyết định đến sự hình thành và phát triển NL
GQVĐ cho học sinh thông qua dạy học bài tập vật lí có nội dung thực tiễn là
nhận thức của giáo viên. Nhận thức của giáo viên về việc sẽ phát triển NL
GQVĐ cho học sinh theo phương pháp nào sẽ quyết định những mục tiêu và
hành vi của giáo viên trong tổ chức dạy học, trong mục tiêu, nội dung,
phương pháp, kĩ thuật dạy học... Chính vì vậy, người giáo viên nếu muốn bồi
dưỡng NL GQVĐ của học sinh thông qua sử dụng bài tập có nội dung thực
tiễn trong dạy học vật lí thì cần có ý thức, định hướng và xây dựng quy trình
dạy học theo mục đích này ngay từ đầu để đạt được hiệu quả và chất lượng
giảng dạy mong muốn.
- Yếu tố năng lực
+Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng NL GQVĐ của
học sinh thông qua dạy học vật lí sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn là
năng lực của giáo viên. Năng lực của giáo viên ở đây được hiểu là khả năng
vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học vào việc tổ chức hoạt động dạy
học trên lớp cụ thể để tiết học đạt được mục đích và nhiệm vụ dạy học đặt ra.

20
Để việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học vật lí nhằm
bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh được hiệu quả, giáo viên phải áp dụng tốt,
linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, hệ thống các
bài tập thực tiễn hợp lí, logic với từng nhiệm vụ học tập nhất định, điều kiện
hoàn cảnh học sinh và chương trình giáo dục cụ thể.
Giáo viên nên chủ động được bồi dưỡng, tập huấn các kĩ năng cần thiết,
trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn với các đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và
hoàn thiện năng lực của bản thân. Ngoài ra tránh để các yếu tố chủ quan khác
chi phối đến quá trình dạy học như tâm trạng, thái độ, lòng nhiệt tình,...
Về phía học sinh
- Yếu tố nhận thức
+ Yếu tố nhận thức là một yếu tố đóng vài trò tiên quyết trong việc bồi
dưỡng NL GQVĐ của học sinh trong dạy học vật lí sử dụng bài tập có nội
dung thực tiễn. Muốn học sinh có thể hình thành và phát triển NL GQVĐ một
cách hiệu quả thì trước hết học sinh phải nhận thức được vai trò và tầm quan
trọng của NL GQVĐ đối với bản thân. Sau khi nhận thức được tầm quan
trọng và ý nghĩa của NL GQVĐ, học sinh mới chủ động, tự giác, tích cực
phối hợp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giáo viên giao để phát
triển NL đó.
+ Đối với việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn vào dạy học vật lí nhằm
bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh thì yếu tố nhận thức càng quan trọng hơn nữa.
Học sinh thường có xu hướng cảm thấy hệ thống bài tập rất khô khan và thường
bài xích việc làm bài tập như một nhiệm vụ ép buộc của giáo viên. Nếu học sinh
không nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hệ thống bài tập có nội dung
thực tiễn đối với sự phát triển năng lực của bản thân thì sẽ phát sinh tính thiếu tự
giác, làm bài chống đối, thiếu tinh thần trách nhiệm và thiếu sự tham gia tích cực
trong quá trình học tập. Chính vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức được

21
tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn vào dạy học vật lí
nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ để các em tích cực, chủ động, ham học hỏi và có tinh
thần cầu tiến trong học tập, giúp quá trình dạy và học đạt được hiệu quả tối ưu.
- Yếu tố năng lực
+ Học sinh THPT đang ở giai đoạn cơ thể và thể chất phát triển mạnh mẽ,
nên trí tuệ và năng lực cũng được tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển. Ở lứa
tuổi này hoạt động tư duy trừu tượng, tư duy lí luận rất sáng tạo và sâu sắc.
Những năng lực như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,... nếu được rèn
luyện và củng cố một cách có hệ thống thì cũng sẽ phát triển mạnh mẽ.
+ Đối với việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn vào dạy học vật lí
nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ cho học sinh, yếu tố năng lực của học sinh chiếm
vai trò rất quan trọng. Khả năng tư duy logic, khám phá, suy luận, nhận biết
các vấn đề mới, đề xuất các phương án khác nhau, lựa chọn ra phương án tối
ưu và rút ra được những kết luận cuối cùng đều nắm giữ những ý nghĩa nhất
định trong cấu trúc của NL GQVĐ. Ngoài ra vì bài tập có nội dung thực tiễn
sẽ gắn liền với các yếu tố tự nhiên, lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của
học sinh, nên năng lực thực tiễn, kinh nghiệm, vốn sống và sự hiểu biết ngoài
sách vở đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề của các
bài toán vật lí và khả năng liên hệ từ bài toán trong sách vở tới thực tiễn của
học sinh.
+ Giáo viên nên chú ý và có phương pháp dạy học hiệu quả để hạn chế
học sinh hay mắc phải một số những lỗi thông thường trong tư duy các bước
của giải quyết vấn đề như :
∙ Học sinh có khuynh hướng tham khảo và sử dụng những phương án
giải quyết đã có sẵn, lười tư duy và khám phá ra phương án mới tối ưu hơn.
∙ Suy nghĩ và lựa chọn sai đúng theo cảm tính, trực giác.

22
∙ Cứng nhắc trong việc đổi mới tư duy, không tự tin vào năng lực và trí
tuệ của bản thân.
- Yếu tố tâm lý
+ Học sinh THPT có thể tiếp thu cái mới rất nhanh, nhưng lại hời hợt,
chủ quan. Đối mặt với các yêu cầu cao trong học tập thường mang tâm lí
thiếu tự tin, áp lực, lo sợ, nôn nóng. Những yếu tố tâm lý như vậy đều có ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quá trình bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh, cụ thể
một vài biểu hiện tiêu cực như sau :
∙ Đối mặt với tình huống có vấn đề khó thường không tự tin vào bản
thân, phủ nhận bản thân, bỏ cuộc, dẫn đến không thể tìm ra vấn đề cần giải
quyết, không đưa ra được phương án giải quyết vấn đề đó.
∙ Vội vàng, nôn nóng thể hiện bản thân nên trong quá trình lựa chọn các
giải pháp đã bỏ quên yếu tố cẩn thận, thận trọng, lựa chọn phương án nhanh
chóng nhưng hiệu quả chưa cao, dễ mắc phải sai lầm và thiếu sót.
∙ Thiếu ý chí cầu tiến, thiếu quyết tâm và tinh thần học hỏi, gặp khó liền
bỏ và thụ động vào sự trợ giúp từ bạn bè, thầy cô.
+ Từ những yếu tố tâm lý dễ mắc phải của học sinh, yêu cầu giáo viên
trong quá trình dạy học phải tập trung chú ý tạo một môi trường học tập tích
cực, thân thiện, lành mạnh, giúp học sinh phát huy tối đa ưu điểm của bản thân
và khắc phục những nhược điểm để bồi dưỡng NL GQVĐ một cách hiệu quả.

c. Quy trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nhằm bồi dưỡng năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh
Quá trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nhằm bồi dưỡng
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là một quá trình lâu dài, tuần tự và
thận trọng. GV phải xác định được ý nghĩa của từng bước trong quá trình, từ
việc giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của NL GQVĐ, đến hướng dẫn,

23
rèn luyện, giúp học sinh bồi dưỡng NL GQVĐ thông qua các bài tập thực
tiễn. Việc bồi dưỡng NL GQVĐ phải đi từ cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó
và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh.
Dưới đây là quy trình chung trong sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực
tiễn nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh :
Bước 1. Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng quy
định của chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình.
Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng bài tập có nội dung thực
tiễn nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.
Bước 3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn NL GQVĐ
của học sinh và khả năng sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong quá trình
học tập.
Bước 4. Xây dựng và biên tập hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn
theo mục tiêu dạy học.
Bước 5. Lập kế hoạch sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn đã soạn
thảo trong dạy học vật lí.
Bước 6. Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập có
nội dung thực tiễn đã soạn thảo nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.
- Xác định hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp
với mục tiêu kiến thức, kĩ năng.
- Xác định các nhiệm vụ học tập của HS, hoạt động của GV, sử dụng các
bài tập có nội dung thực tiễn trong các nhiệm vụ học tập một cách hệ thống và
hợp lí.
- Xác định được những hành vi NL GQVĐ nào được bồi dưỡng, phát
triển sau mỗi nhiệm vụ học tập và mỗi tiến trình dạy học.
Bước 7. Triển khai dạy học theo các tiến trình dạy học đã thiết kế.

24
Bước 8. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học, điều chỉnh, cải thiện lại hệ
thống bài tập có nội dung thực tiễn nếu cần thiết. Đề xuất các phương án
nhằm nâng cao và phát triển NL GQVĐ của họ sinh.

1.3. Cách thức xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn

1.3.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn
Để xây dựng được bài tập có nội dung thực tiễn đạt được hiệu quả và
mục tiêu dạy học, cần xây dựng bái tập có nội dung thực tiễn dựa vào các
nguyên tắc sau:

a. Bài tập có nội dung thực tiễn phải bám sát chương trình dạy học và thực hiện
mục tiêu bài học
Bài tập có nội dung thực tiễn với vai trò là một loại bài tập trong hệ
thống bài tập nên cũng phải đạt được yêu cầu chung đối với bài tập. Bài tập
có nội dung thực tiễn là phương tiện dạy học để giáo viên giúp học sinh củng
cố, khắc sâu và nâng cao các kiến thức đã học, chính vì vậy chúng phải bám
sát với kiến thức trong chương trình giảng dạy.
Khi xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phải đảm bảo bài tập phù hợp
với ý đồ về mặt phương pháp dạy học của giáo viên, phục vụ công việc giảng
dạy để đạt được mục tiêu bài dạy. Kiến thức trong mỗi bài tập tuy có liên hệ
thực tiễn nhưng không được xa dời kiến thức giảng dạy trong nhà trường, phải
nằm trong hệ thống kiến thức được quy định ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi phần.
Ngoài ra giáo viên khi xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phải xác định
đúng vị trí của của các bài tập trong tiến trình dạy học để mỗi bài tập đáp ứng
được yêu cầu mục tiêu dạy học đề ra và đạt được hiệu quả giảng dạy tốt nhất.

b. Bài tập có nội dung thực tiễn phải đảm bảo tính kiến thức chính xác, khoa học
đúng đắn
Bài tập có nội dung thực tiễn được xây dựng không chỉ nhằm củng cố và
khắc sâu các kiến thức được học, mà còn phát triển và bồi dưỡng các năng lực

25
cần thiết ở người học, chính vì vậy yêu cầu quan trọng đối với bài tập có nội
dung thực tiễn là phải chứa đựng những kiến thức cơ bản, đảm bảo tính chính
xác, khoa học. Các kiến thức được sử dụng trong bài tập có nội dung thực tiễn
phải có cơ sở khoa học chính xác, được xây dựng dựa trên nghiên cứu khoa
học đúng đắn.
Khi xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn phải diễn đạt các bài tập bằng
ngôn ngữ chính xác cả về ngữ pháp và nội dung khoa học. Vì Việt Nam có rất
nhiều vùng miền và mỗi miền lại sử dụng ngôn ngữ không giống nhau, nên
khi sử dụng ngôn ngữ cần chú ý sử dụng ngôn ngữ toàn dân, đúng chuẩn quy
định của Bộ giáo dục, không nên sử dụng ngôn ngữ có tính địa phương để
tránh khiến học sinh không hiểu bài tập hoặc hiểu không trọn vẹn bài tập.
Nếu thể hiện các bài tập có nội dung thực tiễn thông qua hình ảnh, đồ
thị, bảng biểu hay video, clip thì phải làm cho nội dung bài tập được toát lên
một cách chính xác và khoa học. Nội dung và diễn biến hiện tượng phải được
diễn tả nhanh chóng và rõ ràng, những dữ kiện cốt lõi hay những câu hỏi
mang tính quan trọng phải được thể hiện rõ để học sinh không bị rối và mất
tập trung trong quá trình làm bài tập.

c. Bài tập có nội dung thực tiễn phải có tính hệ thống và sư phạm
Bài tập có nội dung thực tiễn phải đảm bảo được tính hệ thống, các bài
tập phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu
của bài học, phục vụ cho tiến trình dạy học và góp phần phát triển các năng
lực thiết yếu của học sinh.
Mỗi bài tập có nội dung thực tiễn sẽ có nhiệm vụ phát triển một kĩ năng,
hành vi năng lực nhất định của học sinh, chính vì vậy xây dựng bài tập có nội
dung thực tiễn phải đảm bảo tính hệ thống, bao phủ được toàn bộ các kĩ năng
phát triển cần thiết để đảm bảo hiệu quả đồng bộ của bài tập. Tuy nhiên, với số
lượng bài tập cho mỗi giờ lên lớp không quá nhiều, giáo viên phải chú ý đảm
bảo được sự cân bằng giữa bài tập có nội dung thực tiễn và các loại bài tập khác.

26
Hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn phải đa dạng, phong phú, có loại
đơn giản, nâng cao hay sáng tạo ở nhiều mức độ khác nhau nhưng vẫn phải
đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Các bài tập có nội dung thực tiễn phải thể
hiện được mức độ khó tăng dần nhưng không vượt quá giới hạn yêu cầu về
kiến thức của chương trình. So với các dạng bài tập khác, yêu cầu về độ khó
của bài tập có nội dung thực tiễn là khó khăn hơn nhiều, vì nội dung của
chúng gắn liền với sự đa dạng và phong phú của thực tế đời sống.

d. Bài tập có nội dung thực tiễn phải gần gũi với sinh hoạt và lao động sản xuất với
học sinh
Bản chất của bài tập có nội dung thực tiễn là có nội dung gắn liền với sinh
hoạt và lao động sản xuất hàng ngày xung quanh học sinh nên khi xây dựng bài
tập có nội dung thực tiễn yêu cầu giáo viên phải bám sát với thực tiễn, các điều
kiện đề bài hay các yêu cầu đều phải gắn liền với các hiện tượng thực tế.
Nội dung bài tập có nội dung thực tiễn phải chứa đựng một mâu thuẫn
vừa sức, các tình huống phải xuất phát từ thực tiễn, hình ảnh chân thực, gần
gũi, kết nối với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Khi giáo viên tìm kiếm các
hiện tượng từ thực tiễn, các hiện tượng thiên nhiên hoặc những sự kiện xảy ra
trong đời sống, giáo viên thường lấy những hình ảnh, video, clip có nguồn
gốc từ internet, sách báo, nên có thể nội dung chỉ phục vụ mục đích của tác
giả mà không hoàn toàn gắn liền với nội dung kiến thức bài tập. Trong trường
hợp đó, giáo viên nên lựa chọn thật phù hợp các hiện tượng thực tế gắn với
yêu cầu và mục đích xây dựng bài tập để tránh làm học sinh phân tâm và
không đạt được hiệu quả dạy học mong muốn.

1.3.2. Quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn
Đối với việc xây dựng và khai thác các bài tập có nội dung thực tiễn cho
một giờ học trên lớp hay một phần kiến thức, xuất phát từ những yêu cầu và

27
nguyên tắc của bài tập có nội dung thực tiễn như đã trình bày ở trên, có thể
thực hiện xây dựng theo quy trình gồm ba bước sau :

a. Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, công cụ để xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn
Trước khi tiến hành xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn, cần căn cứ
vào mục tiêu và nội dung chương trình và sách giáo khoa để phân tích nội
dung kiến thức của phần đó. Trong đó, cần phân tích rõ mục tiêu bài học, nội
dung và kiến thức trong từng đơn vị bài học, từng chương cụ thể ứng với phần
đó, xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức và chỉ ra những kiến thức
liên quan tới thực tiễn.
Xác định được cấu trúc của hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn, xác
định được chức năng, nhiệm vụ và nội dung của từng loại bài tập có nội dung
thực tiễn cụ thể trong tiến trình dạy học. Chỉ rõ từng bài tập có nội dung thực
tiễn sẽ phục vụ rèn luyện và phát triển kĩ năng nào của học sinh, áp dụng các
bài tập đó trong những hoạt động dạy học và trong những tình huống sư phạm
nào, từ đó phân bổ và xác định số lượng các bài tập có nội dung thực tiễn cho
từng bài học và cho cả phần.
Tìm hiểu kĩ các ứng dụng kĩ thuật, các hoạt động sinh hoạt, hoạt động
lao động sản xuất, các quy luật, hiện tượng thực tiễn và các kiến thức thực
tiễn có liên quan tới nội dung bài học hoặc phần học.
Chú ý tới trình độ nhận thức, học lực, điều kiện hoàn cảnh của từng
vùng, từng lớp học sinh để lựa chọn và xác định kiến thức phù hợp với người
học, để hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn đạt hiệu quả như mong muốn.
b. Tiến hành xây dựng, biên soạn bài tập có nội dung thực tiễn
Để tiến hành xây dựng, soạn thảo bài tập có nội dung thực tiễn đạt được
hiệu quả, giáo viên cần phải tìm hiểu, đọc và tham khảo nhiều tài liệu, sách
bài tập, báo,.. đã được biên soạn. Số lượng thông tin và tài liệu giáo viên thu

28
thập được sẽ quyết định tới hiệu quả xây dựng và soạn thảo bài tập, giáo viên
thu thập và tham khảo được càng nhiều thông tin và tài liệu thì quá trình xây
dựng và soạn thảo sẽ càng nhanh chóng và đạt chất lượng cao hơn. Giáo viên
có thể sử dụng các nguồn thông tin sau để xây dựng và soạn thảo bài tập có
nội dung thực tiễn:
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên các bài tập đã được biên soạn và giới
thiệu trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các tài liệu tập
huấn... có nguồn gốc từ các nhà xuất bản uy tín trong nước và nước ngoài.
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn liên
quan đến nội dung bài học và phần học của giáo viên.
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên các kênh thông tin đại chúng, mạng xã
hội, internet, báo, ...
Giáo viên xây dựng và biên soạn từng bài tập có nội dung thực tiễn và
xây dựng các phương án giải cho từng loại bài tập cụ thể. Sau đó, giáo viên
tiến hành phân bố, lựa chọn từng bài tập theo nhiệm vụ, chức năng của chúng
để tạo thành một hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn hoàn chỉnh.

c. Sử dụng và kiểm tra tính đúng đắn của bài tập có nội dung thực tiễn
Sau khi đã tiến hành xây dựng và biên soạn được hệ thống bài tập có nội
dung thực tiễn, giáo viên cần đưa hệ thống bài tập đó vào quá trình dạy học
trên lớp để kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của chúng.
Giáo viên cần rà soát lại hệ thống các bài tập có nội dung thực tiễn sử
dụng trong quá trình dạy học đã đảm bảo được sự cân đối về số lượng, nội
dung kiến thức, chức năng, nhiệm vụ với hệ thống bài tập chung hay chưa.
Giáo viên nên chú ý tới sự cân đối về mức độ khó của các loại bài tập từ đơn
giản, nâng cao tới sáng tạo trong phân phối bài tập ở từng giờ dạy học.
Sau khi điều chỉnh và khắc phục các lỗi của hệ thống bài tập có nội dung
thực tiễn đã xây dựng và biên soạn, giáo viên có thể tiến hành phát triển và bổ

29
sung để hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn hoàn hảo, có tính thực tiễn và
tính cập nhật cao hơn nữa.
1.3.3. Phương pháp giải bài tập vật lí có nội dung thực tiễn
Xuất phát từ phân loại có thể thấy các bài tập vật lí có nội dung thực tiễn
rất đa dạng, phong phú và tương ứng với mỗi loại bài tập lại có một phương
pháp giải bài tập khác nhau. Để hướng dẫn cho học sinh phương pháp giải bài
tập có nội dung thực tiễn nhằm giúp học sinh tự rèn luyện được kĩ năng giải
bài tập, tư duy logic, khoa học yêu cầu giáo viên phải xây dựng được phương
pháp giải thật chặt chẽ, chính xác và phù hợp với từng điều kiện học sinh.
Theo [7, tr. 119-123], sau đây là bốn bước giải nói chung một bài tập vật lí có
nội dung thực tiễn:
a. Đọc và tìm hiểu đề bài
Đối với bất kì loại bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nào, đọc và tìm
hiểu kĩ đề bài luôn là bước phải thực hiện đầu tiên và là bước vô cùng quan
trọng. Học sinh cần đọc đề bài và nhận biết được các thuật ngữ được nhắc đến
trong đề bài, xây dựng được giả thuyết (những yếu tố điều kiện) mà bài tập
đã cho, xác định được kết luận (yếu tố cần tìm) mà bài tập yêu cầu.
Đối với các bài tập thực tiễn định tính, học sinh phải tìm hiểu kĩ đề bài
để xác định được giả thuyết, kết luận của bài tập dưới dạng câu chữ, tóm tắt
gọn lại những điều kiện và yêu cầu cốt lõi, quan trọng để từ đó các công đoạn
giải bài tập sau đó được nhanh chóng. Đối với các bài tập thực tiễn định
lượng, học sinh phải xác định và ghi lại được giả thuyết và kết luận của bài
tập dưới dạng kí hiệu quy ước nếu có. Giáo viên cần chú ý cho học sinh các
đại lượng có trong bài tập về đơn vị, kí hiệu, trị số, để từ đó tóm tắt bài tập
gọn và chính xác nhất.
Cụ thể, hoạt động của học sinh trong bước này gồm các giai đoạn sau:
+ Đọc kĩ đề bài, xác định được ý nghĩa các thuật ngữ vật lí được cho
trong đề bài.

30
+ Tóm tắt đầu bài và kí hiệu các đại lượng theo quy ước.
+ Quy chuẩn hệ thống đơn vị đo của các đại lượng.
+ Vẽ hình mô tả lại diễn biến hiện tượng vật lí (nếu cần).

b. Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
Sau khi đọc và tìm hiều kĩ đề bài, học sinh cần phân tích các hiện tượng
hoặc tình huống vật lí thực tiễn trong bài tập đó có liên quan đến những đơn
vị kiến thức vật lí nào đã được học. Các hiện tượng vật lí thực tiễn đó có thể
liên quan đến một hoặc nhiều đơn vị kiến thức, học sinh cần phân tích và xác
định rõ chúng liên quan đến cụ thể phần kiến thức nào, học sinh có thể huy
động kiến thức từ các định nghĩa, định lí, định luật, qui tắc vật lí,... đã được
học trong chương trình trước đó hoặc thông qua trao đổi với bạn bè, giáo
viên. Sau khi xác định được phần kiến thức vật lí liên quan, học sinh phải xây
dựng và thiết lập được mối quan hệ giữa các đại lượng đó trong từng giai
đoạn của hiện tượng đã cho.
Cụ thể hoạt động của học sinh trong bước này bao gồm các giai đoạn sau:
+ Xác định các hiện tượng và tình huống vật lí thực tiễn trong đề bài có
liên quan tới đơn vị kiến thức vật lí nào đã học.
+ Nhận xét bản chất vật lí của hiện tượng vật lí đã cho, từ đó tìm ra định
lí, định luật, công thức vật lí tương ứng.
+ Thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng vật lí trong từng giai đoạn
diễn biến tụ thể của hiện tượng vật lí đã cho.
+ Xác định mối liên hệ cơ bản và hướng tư duy logic giữa đại lượng đã
cho và đại lượng cần tìm.

c. Lập luận giải và tính toán kết quả


Công việc chính của bước này là từ việc xác định hướng tư duy logic từ
đại lượng bài tập đã cho đi tới giải quyết và tìm được đại lượng mà bài tập

31
cần tìm. Đối chiếu các hiện tượng vật lí đã cho, xác định các định luật, định lí,
quy tắc, công thức vật lí có liên quan để xác lập mối liên hệ cụ thể giữa các
đại lượng, từ đó vận dụng giải quyết từng yêu cầu của bài tập.
+ Đối với bài tập có nội dung thực tiễn định tính: Dựa vào bản chất của
hiện tượng vật lí và kiến thức vật lí đã có, tiến hành suy luận logic để giải
thích và sự báo các hiện tượng vật lí theo yêu cầu của bài tập từ giả thuyết vật
lí đã cho.
+ Đối với bài tập có nội dung thực tiễn định lượng: Dựa vào các kiến
thức vật lí đã có, tiến hành áp dụng công thức vật lí phù hợp với từng đại
lượng, biến đổi và tính toán từ các dữ liệu giả thuyết ra được kết quả cần tìm.
Trong quá trình biến đổi tính toán cần chú ý thứ nguyên của các đại lượng,
các công thức toán học bổ trợ và kĩ năng biến đổi công thức toán thành thạo.
+ Đối với bài tập có nội dung thực tiễn thí nghiệm: Dựa vào kiến thức vật lí
đã có, tiến hành tổ chức làm thí nghiệm theo yêu cầu của bài tập, quan sát diễn
biến hiện tượng xảy ra, ghi chép lại quá trình thí nghiệm, tính toán kết quả và vẽ
đồ thị theo yêu cầu. Trong quá trình giải bài tập có nội dung thực tiễn thí nghiệm
cần chú ý đến điều kiện phòng thí nghiệm, các thiết bị và yêu cầu về an toàn đối
với người làm thí nghiệm để tránh các sai sót đáng tiếc.

d. Nhận xét và chính xác hóa lời giải


Nhận xét và chính xác hóa lời giải là bước cuối cùng của việc giải một
bài tập vật lí có nội dung thực tiễn. Trong bước này, học sinh cần tiến hành
đánh giá, nhận xét kết quả tìm ra được sau khi thực hiện hoàn tất ba bước trên
để phát hiện và khắc phục sai sót nếu có. Nếu kết quả của bài tập học sinh giải
ra mắc lỗi sai, học sinh sẽ phải thực hiện lại từ chỗ sai hoặc làm lại từ bước
đầu tiên để đạt được kết quả chính xác mong muốn. Nếu kết quả của học sinh
đã chính xác, giáo viên nên cho học sinh rút ra nhận xét để quá trình giải bài
tập vật lí được hoàn thiện:

32
+ Ý nghĩa vật lí và giá trị thực tiễn của kết quả thu được.
+ Hiệu quả và tính tối ưu của phương pháp giải bài tập này và các
phương pháp giải khác.
+ Tính ứng dụng của bài tập trong thực tiễn đời sống và tính phát triển
của bài tập trong tương lai.

1.4. Quy trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nhằm bồi
dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Quá trình sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nhằm bồi dưỡng
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là một quá trình lâu dài, tuần tự và
thận trọng. Giáo viên phải xác định được ý nghĩa của từng bước trong quá
trình, từ việc giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của NL GQVĐ,
đến hướng dẫn, rèn luyện, giúp học sinh phát triển NL GQVĐ thông qua các
bài tập thực tiễn. Việc bồi dưỡng NL GQVĐ phải đi từ cơ bản đến phức tạp,
từ dễ đến khó và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng
học sinh.
Dưới đây là quy trình chung trong sử dụng bài tập vật lí có nội dung thực
tiễn nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh :
Bước 1. Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng quy
định của chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình.
Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng bài tập có nội dung thực
tiễn nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.
Bước 3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn NL GQVĐ
của học sinh và khả năng sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong quá trình
học tập.
Bước 4. Xây dựng và biên tập hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn
theo mục tiêu dạy học.

33
Bước 5. Lập kế hoạch sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn đã soạn
thảo trong dạy học vật lí.
Bước 6. Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập có
nội dung thực tiễn đã soạn thảo nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.
- Xác định hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp
với mục tiêu kiến thức, kĩ năng.
- Xác định các nhiệm vụ học tập của học sinh, hoạt động của giáo viên,
sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn trong các nhiệm vụ học tập một
cách hệ thống và hợp lí.
- Xác định được những hành vi NL GQVĐ nào được bồi dưỡng, phát
triển sau mỗi nhiệm vụ học tập và mỗi tiến trình dạy học.
Bước 7. Triển khai dạy học theo các tiến trình dạy học đã thiết kế.
Bước 8. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học, điều chỉnh, cải thiện lại hệ
thống bài tập có nội dung thực tiễn nếu cần thiết. Đề xuất các phương án
nhằm nâng cao và phát triển NL GQVĐ của họ sinh.

1.5. Thực trạng việc sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn ở trường trung
học phổ thông Phú Bình – huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên

1.5.1. Thực trạng


Để tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học bài tập có nội dung thực tiễn
trong dạy học vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh,
tôi tiến hành điều tra tại trường THPT Phú Bình – huyện Phú Bình – tỉnh Thái
Nguyên. Đối tượng điều tra gồm có 8 giáo viên đang công tác tại trường
THPT Phú Bình và 82 em học sinh lớp 11A1 và 11A3 trường THPT Phú
Bình [Phụ lục 1].
a) Đối với học sinh

34
Bảng 1.2. Điều tra thực trạng của 82 học sinh lớp 11 trường THPT Phú Bình
Đáp án
A B C D
Câu
1 10% 70% 20% 0%
2 0% 5% 85% 10%
3 5% 85% 10% -
4 40% 5% 50% 5%
5 35% 40% 25% -
6 90% 10% 0% 0%
Dựa vào kết quả phiếu khảo sát thực trạng, chúng tôi xin được đánh giá
như sau:
1. Trong các giờ học vật lí, 70% các em học sinh cảm thấy thường xuyên
được xem các hình ảnh, video clip, thí nghiệm về những hiện tượng vật lí
thường gặp trong cuộc sống, 10% là rất thường xuyên được xem và 20% là rất
ít được xem. Điều này cho thấy sự tiếp cận của học sinh với các kiến thức vật
lí có liên hệ thực tiễn đời sống và sinh hoạt hàng ngày trong các bài giảng của
giáo viên trên lớp là khá nhiều.
2. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày có đến 85% các em học sinh cho
rằng bản thân rất ít áp dụng các kiến thức vật lí đã học được để giải thích các
hiện tượng vật lí thường gặp trong cuốc sống. Chỉ có 5% học sinh là thi thoảng
sẽ vận dụng các kiến thức vật lí đã học để áp dụng vào thực tiễn, còn lại có đến
10% học sinh cho rằng mình chưa bao giờ áp dụng kiến thức vật lí vào giải thích
các hiện tượng vật lí thường gặp trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
3. Trong khi học tập môn vật lí, khi gặp phải một tình huống vật lí nào
đó, chỉ có 5% các em học sinh có suy nghĩ sẽ tự mình tìm ra phương án giải
quyết cho tình huống vật lí đó, còn lại đến 85% các em học sinh có suy nghĩ

35
sẽ nhờ tới sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên và bạn bè, 10% các em cảm
thấy quá khó thì bỏ không làm nữa.
4. Trong số các loại bài tập vật lí, loại bài tập mà các em học sinh yêu
thích giải nhất là bài tập tính toán và bài tập giải thích. Rất ít các em học sinh
yêu thích giải các bài tập vật lí có nội dung thực tiễn và bài tập liên quan đến
thí nghiệm.
5. Khi giải một bài tập vật lí có nội dung liên quan đến thực tiễn thì khó
khăn mà em hay gặp phải nhất là không biết các dữ kiện đề bài cho dùng để
làm gì và không xác định được các kiến thức vật lí đã học có liên quan đến
bài tập cần giải. Nhìn chung các em không được hướng dẫn phương pháp
chung để giải một bài tập vật lí có nội dung thực tiễn nên gặp rất nhiều khó
khăn trong các bước giải bài tập.
6. Các kiến thức vật lí mà các em học sinh đã học ở nhà trường chủ yếu
chỉ giúp các em giải các bài tập vật lí trong sách giáo khoa, vở bài tập hay đối
phó với bài kiểm tra, bài thi học kì. Các em rất ít sử dụng các kiến thức vật lí
được học để vận dụng giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp trong đời
sống hàng ngày, chế tạo ra sản phẩm khoa học hay ứng dụng các kiến thức vật
lí cần thiết vào sinh hoạt sản xuất của gia đình hoặc địa phương…
b) Đối với giáo viên
Bảng 1.3. Điều tra thực trạng đối với 8 giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí đang
công tác tại trường THPT Phú Bình
Đáp án
A B C D
Câu
1 0% 70% 30% 0%
2 10% 80% 10% 0%
3 0% 20% 80% 0%

36
1. Trong quá trình dạy học môn vật lí, có đến 70% giáo viên thỉnh
thoảng sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn vào giảng dạy, 30% cho
rằng bản thân rất ít sử dụng các loại bài tập có nội dung thực tiễn và không có
giáo viên nào thường xuyên sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn trong
mỗi tiết dạy.
2. Khi được yêu cầu nhận xét thì có đến 90% giáo viên nhận thức được
tầm quan trọng của các bài tập vật lí có nội dung thực tiễn đến khả năng giải
quyết vấn đề của học sinh, chỉ có một số rất ít cho rằng các bài tập thực tiễn
có ảnh hường không lớn đến khả năng giải quyết vần đề của học sinh.
3. Trong quá trình dạy học môn vật lí, giáo viên rất ít khi quan tâm bồi
dưỡng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (80%), chỉ có
20% giáo viên là thỉnh thoảng có quan tâm đến việc bồi dưỡng phát triển năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
4. Các khó khăn mà giáo viên đưa ra khi sử dụng bài tập có nội dung
thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết của học sinh trong quá trình dạy
học môn vật lí ở trường THPT chủ yếu là do: không có tài liệu tham khảo liên
quan, chưa biết cách lồng ghép các kiến thức vật lí vào các hiện tượng thực
tiễn đời sống một cách khoa học và chính xác, sợ cháy giáo án, sợ không theo
kịp phân phối chương trình,…

1.5.2. Nguyên nhân


Dựa trên các thực trạng điều tra được từ học sinh và giáo viên THPT
trong việc sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học vật lí nhằm
bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, tôi xin được đưa ra một
vài nguyên nhân của thực trạng đến từ hai phía học sinh và giáo viên như sau:
a) Đối với học sinh
Thứ nhất là do học sinh không nhận thức được đúng tầm quan trọng của
việc bồi dưỡng năng lực, cụ thể là năng lực giải quyết vấn đề đối với bản thân.

37
Các em đi học chỉ là để đạt được điểm cao, đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học giúp bố
mẹ và thầy cô vui lòng, chưa kể một số em học sinh có tư tưởng học cho có,
thầy cô nói gì nghe đó, không có tính tự giác và ý thức độc lập suy nghĩ, không
có tư tưởng sẽ áp dụng các kiến thức đã được học và thực tế cuộc sống.
Thứ hai là các bài tập vật lí có nội dung thực tiễn thường là những bài ở
mức độ năng lực cao, là những bài tập khó, đòi hỏi học sinh vừa phải nắm
vững kiến thức vật lí trong sách vở, vừa phải có sự trải nghiệm với các hiện
tượng vật lí thực tiễn hay gặp. Với những học sinh có kiến thức môn vật lí còn
chưa vững hoặc những học sinh ít có trải nghiệm thực tiễn hay tư duy tưởng
tượng không tốt sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi giải bài tập thực tiễn.
Thứ ba là học sinh thường không được hướng dẫn các bước giải chung
cho dạng bài tập có nội dung liên quan đến thực tiễn nên sẽ lúng túng và thấy
khó khăn khi đọc hiểu đề bài và làm bài. Hay gặp nhất có thể là sẽ không xác
định được các dữ kiện cần thiết từ đầu bài hoặc không tìm được những kiến
thức vật lí liên quan đến hiện tượng thực tiễn nêu ra ở đề bài để xây dựng mối
quan hệ và giải bài tập.
b) Đối với giáo viên
Thứ nhất là thời lượng một tiết học chỉ gồm có 45 phút, trong đó không
tính đến thời gian ổn định lớp học và thời gian kiểm tra bài đầu giờ thì chỉ còn
khoảng hơn 30 phút để dạy học kiến thức mới. Chính vì thời lượng hạn chế
mà giáo viên không thể vừa truyền tải một lượng lớn kiến thức bắt buộc, vừa
tổ chức các hoạt động và nhiệm vụ học tập liên quan đến các bài tập có nội
dung thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết cho học sinh.
Thứ hai là vấn đề tìm kiếm tài liệu về các bài tập vật lí có nội dung thực
tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện này các tài liệu về dạng bài tập này chưa
được bày bán phổ biến trên thị trường, yêu cầu giáo viên nếu muốn sử dụng
bài tập có nội dung thực tiễn thì cần tự mình biên soạn theo chủ đề hay theo

38
nội dung tiết dạy. Việc tự mình biên soạn hay xây dựng các bài tập vật lí có
nội dung thực tiễn đảm bảo độ chính xác và khoa học cũng đòi hỏi trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm của mỗi giáo viên.
Thứ ba là một số giáo viên vẫn chỉ quan trọng việc dạy học để nhồi nhét
kiến thức cho học sinh, đảm bảo học sinh đạt điểm để qua các bài kiểm tra,
các bài thi, chứ không hề chú trọng việc rèn luyện hay bồi dưỡng để phát triển
năng lực cho học sinh. Vì vậy giáo viên thường sử dụng các lối dạy truyền
thống, không áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực
của người học, ngại đổi mới, ngại đầu tư cho mỗi tiết dạy...
Thứ tư là việc kiểm tra đánh giá trong từng tiết học và bài thi cuối kì đơn
thuần chỉ nhằm vào đánh giá điểm số, kiểm tra kết quả học tập, không nhằm
đánh giá năng lực cụ thể nào của học sinh. Các bài tập vật lí có nội dung thực
tiễn không được đưa vào các bài kiểm tra, bài thi nên giáo viên sẽ có xu hướng
không dạy và không hướng dẫn học sinh làm những bài tập dạng này.

39
Kết luận chương 1
Trong xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo mạnh mẽ, một trong
những điểm nổi bật quan trọng đó là xây dựng chương trình dạy học theo định
hướng phát triển và nâng cao năng lực ở người học, trong đó năng lực giải
quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng nhất. Bồi dưỡng NL
GQVĐ của học sinh là một mục tiêu quan trọng và cấp thiết của nền giáo dục
đào tạo Việt Nam.
Có nhiều con đường, trong đó quá trình học sinh học và giải các bài tập
vật lí có nội dung thực tiễn là một con đường tạo nhiều cơ hội để học sinh bồi
dưỡng NL GQVĐ. Mỗi bài tập vật lí có nội dung gắn với thực tiễn không chỉ
là một tình huống có vấn đề đặt ra yêu cầu học sinh phải nắm vững các kiến
thức sách vở, mà còn cần sự am hiểu các kiến thức thực tiễn, từ đó kết hợp
vận dụng tìm ra được giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất cho bài tập, đồng thời
trong quá trình đòi hỏi học sinh phải phát huy tối đa các kỹ năng, kỹ xảo, rèn
luyện, phát triển và nâng cao NL GQVĐ.
Chương “Dòng điện trong các môi trường” đóng vai trò quan trọng trong
kiến thức của chương trình Vật lí 11, có nhiều kiến thức vật lí của chương liên
quan đến các hiện tượng thực tiễn đời sống, gần gũi với sinh hoạt và lao động
sản xuất tại địa phương của học sinh. Lựa chọn chương “Dòng điện trong các
môi trường” - Vật lí 11 để biên soạn các bài tập vật lí có nội dung thực tiễn
giúp hệ thống các bài tập trở nên phong phú, đa dạng, góp phần rèn luyện và
nâng cao NL GQVĐ của học sinh được hiệu quả và đạt kết quả tốt.

40
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI
TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

2.1. Phân tích nội dung kiến thức

Chương trình giáo dục Chương trình giáo dục


phổ thông 2006 phổ thông 2018
Được phân bố trong nội dung Không còn là một chương liền mạch
chương III – Vật lí 11 mà tách rời theo nội dung logic liên
Gồm các nội dung bài học: quan trong đó:
- Dòng điện trong kim loại - Dòng điện trong kim loại được học
- Dòng điện trong chất điện phân trong chương “Dòng điện, mạch
- Dòng điện trong chất khí điện”, phần “Mạch điện và điện trở” –
- Dòng điện trong chất bán dẫn Vật lí 11
- Dòng điện trong chất bán dẫn được
học trong chuyên đề 12.1. Dòng điện
xoay chiều ở nội dung “Chỉnh lưu
dòng điện xoay chiều” – Vật lí 12
2.2. Bài tập có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi
trường” - Vật lí 11

Tôi đã biên soạn và tổng hợp được 42 bài tập có nội dung thực tiễn
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11.
Bài tập định Bài tập định Bài tập thí
STT Kiến thức
tính lượng nghiệm
1 Dòng điện trong kim loại 10 4 1
2 Dòng điện trong chất bán dẫn 11 2 1
3 Dòng điện trong chất khí 5 1 1
4 Dòng điện trong chất bán dẫn 4 2 0

41
Trong đó có 5 bài tập tiêu biểu ứng với 4 nội dung kiến thức sau:
a) Bài A1.4: Tại sao dây dẫn của đường điện cao thế lại sử dụng dây dẫn
trần mà không sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện?
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
- Các dữ kiện đề bài cho: Đường điện cao thế, dây dẫn trần, dây dẫn có
vỏ bọc.
- Yếu tố cần tìm:
+ Tại sao đường điện cao thế lại chỉ sử dụng dây dẫn trần mà không sử
dụng dây dẫn có vỏ bọc
Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
- Hiện tượng vật lí:
+ Dây dẫn có dòng điện chạy qua có thể làm người chạm vào bị điện
giật, gây chập cháy nếu các dây chạm nhau hoặc phóng điện gây nguy hiểm
với người xung quanh  dây dẫn có vỏ bọc cách điện để hạn chế khả năng
gây chập cháy điện và phóng điện.
+ Điện cao thế là những nguồn điện có mức điện áp trên 35Kv  những
đường điện cao thế này rất dễ phóng điện.
+ Dây dẫn điện làm bằng kim loại có điện trở tăng theo nhiệt độ  nếu
nhiệt độ dây dẫn tăng thì điện trở tăng theo, gây hao phí điện năng do tỏa nhiệt.
- Kiến thức vật lí liên quan: Điện trường và cường độ điện trường – Điện
thế, hiệu điện thế - Dòng điện trong kim loại.
Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả
- Với lưới điện hạ áp, ở Việt Nam sử dụng mức 220V – 380V, ở mức
điện áp này không gây ra hiện tượng phóng điện nhưng nếu người chạm trực
tiếp vào phần kim loại đang dẫn điện của dây sẽ gây ra điện giật rất nguy
hiểm nên đường dây truyền tải ở lưới điện này luôn được bọc kím bằng vỏ
cách điện.

42
- Điện cao thế có khoảng cách phóng điện lớn nên việc sử dụng dây dẫn
có vỏ bọc gần như không có tác dụng. Đối với điện cao thế thì việc giữ
khoảng cách là quan trọng nhất.
- Dây dẫn có vỏ bọc khả năng tỏa nhiệt bị hạn chế nên nhiệt độ tăng cao
hơn dây dẫn trần làm tăng điện trở của dây dẫn
Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
Đường điện cao thế có khoảng cách phóng điện lớn nên vỏ bọc dây dẫn
gần như không có tác dụng vì vậy những đường điện cao thế sử dụng dây
trần, gắn trên cột cao bằng những chuỗi sứ cách điện, đảm bảo đủ khoảng
cách an toàn. Những cột điện cao thế có thể là cột bê tông ly tâm hoặc những
cột tháp sắt rất cao.
Mặt khác, lớp vỏ bọc dây dẫn làm giảm khả năng tỏa nhiệt của dây dẫn
nên nhiệt độ dây dẫn tăng làm cho điện trở của dây tăng theo, theo định luật
Jun – lenxo công suất hao phí trên đường dây truyền tải tăng lên.
Vì các lí do trên nên dây dẫn truyền tải dòng điện cao thế luôn là dây dẫn
trần và được bố trí với khoảng cách để đảm bảo đủ an toàn.
b) Bài A1.8: Nhà bạn Hòa vừa bị sự cố điện dẫn đến đứt cầu chì, bạn
có ý định thay dây cầu chì bằng dây đồng có cùng tiết diện hoặc giấy bạc
(có trong bao thuốc lá), điều đó có được không? Nếu không, em hãy giải
thích cho bạn.
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
- Các dữ kiện đề bài cho : sự cố điện, cầu chì, dây đồng, giấy bạc.
- Yếu tố cần tìm : Giải thích cơ chế hoạt động của cầu chì, khi thay dây
chì đứt bằng dây đồng hoặc giấy bạc có nên không? Tại sao?
Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
- Hiện tượng vật lí:

43
+ Khi xảy ra đoản mạch hay sự cố điện trong mạng điện đang có dòng
điện thì cường độ dòng điện tăng nhanh đột ngột trong một khoảng thời gian
ngắn sẽ làm hư hỏng các thiết bị điện  cần có thiết bị ngắt điện khi xảy ra
sự cố điện để bảo vệ mạng điện và các thiết bị điện.
+ Chì là kim loại dẫn điện có nhiệt độ nóng chảy thấp cỡ 327,5 °C 
nếu dòng điện có cường độ lớn chạy qua làm nhiệt độ dây chì tăng đến nhiệt
độ nóng chảy thì dây chì bị đứt.
- Kiến thức vật lí liên quan: Định luật Ôm đối với toàn mạch – Dòng
điện trong kim loại – Định luật Jun – Lenxơ.
Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả
Cầu chì có vai trò bảo vệ mạng điện và các thiết bị điện trong trường hợp
xảy ra đoản mạch, chập cháy hay có sự cố về điện dẫn đến dòng điện tăng
mạng có cấu tạo chính là một dây dẫn được làm bằng chì có kích thước phù
hợp với công suất mạng điện cần bảo vệ, dây dẫn bằng chì vừa đảm bảo tốt
việc lưu thông điện mặt khác nhiệt độ nóng chảy của chì cỡ 327,5 °C nên nếu
có sự cố điện dây chì nhanh chóng bị đứt đảm bảo ngắt điện để bảo vệ mạng
điện cũng như thiết bị điện.
Đồng dẫn điện tốt có nhiệt độ nóng chảy khoảng 1084,62 °C.
Giấy bạc (trong bao thuốc lá) có hai lớp một là lớp nhôm mỏng và lớp
còn lại là giấy, giấy bạc dẫn được điện vì có lớp nhôm mỏng.
Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
Nhà bạn Hòa vừa bị sự cố điện dẫn đến đứt cầu chì, bạn có ý định thay
dây cầu chì bằng dây đồng có cùng tiết diện hoặc giấy bạc (có trong bao
thuốc lá), điều đó là không nên.
+ Nếu thay bằng dây đồng có cùng tiết diện thì sẽ làm mất đi bản chất
bảo vệ mạch điện và các thiết bị điện của cầu chì vì khi đó dây đồng sẽ dẫn

44
điện như một dây dẫn thực thụ và khi xảy ra sự cố điện thì dây đồng khó bị
nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của đồng cao.
+ Thay dây chì bằng giấy bạc tương tự như đồng sẽ làm mất đi khả năng
bảo vệ mạch điện và thiết bị điện của cầu chì, chưa kể đến khi có dòng điện
chạy qua giấy bạc nhiệt độ tăng có thể làm cháy lớp giấy gây ra hỏa hoạn.
Vậy nên cách khắc phục an toàn nhất là mua một dây chì tương tự để
thay hoặc thay cầu chì mới hay thay cầu chì bằng aptomat sẽ sử dụng thuận
tiện hơn.
c) Bài A2.1: Nước tinh khiết là môi trường cách điện, ở hình 2.1 là hình
ảnh người đang bắt cá bằng điện chúng ta thường gặp trong thực tế.
a. Vì sao nước ở ngoài tự nhiên truyền
dẫn được điện?
b. Hiện tượng đánh bắt cá bằng điện có
nên hay không? Vì sao?
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
- Các dữ kiện đề bài cho: nước tinh
Hình 2.1
khiết, nước ở ngoài tự nhiên (ao, hồ,
sông…), đánh cá bằng kích điện.
- Yếu tố cần tìm: Giải thích tại sao nước ở ngoài tự nhiên lại dẫn được
điện, sử dụng kích điện để đánh cá có an toàn không? có ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên không?
Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
- Hiện tượng vật lí: Môi trường (chất) dẫn điện là môi trường (chất) có
chứa nhiều điện tích tự do hay hạt tải điện. Nước tinh khiết là chất điện li yếu
mặc dù vẫn tồn tại ion H  và OH  nhưng chúng rất ít. Nước trong tự nhiên
có lẫn nhiều tạp chất có khả năng phân li như các muối kim loại, bazơ, acid và
cả quặng kim loại… nên nước ở ngoài tự nhiên có chưa nhiều hạt tải điện.

45
- Kiến thức vật lí liên quan : Dòng điện, dòng điện trong chất điện phân.
Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả
- Nước tinh khiết điện li yếu và chứa rất ít tạp chất  hầu như không
dẫn điện.
- Nước trong tự nhiên chứa nhiều tạp chất và các chất có khả năng phân li
tạo ra nhiều hạt tải điện  nước trong tự nhiên dẫn điện.
- Dòng điện có tác dụng sinh lí làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng
đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.
Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
Nước trong tự nhiên dẫn điện vì có chứa nhiều hạt tải điện được tạo ra
do lẫn nhiều tạp chất có khả năng phân li hoặc quặng, muối kim loại nên nước
trong tự nhiên dẫn điện còn nước tinh khiết thì hầu như không dẫn điện.
Hiện tượng đánh bắt cá bằng điện đã bị nghiêm cấm theo khoản 1 điều
28 nghị định 42/2019/NĐ-CP vì đây là hoạt động nguy hại, làm cạn kiệt
nguồn lợi thủy sản tự nhiên vì khi sử dụng sẽ khiến tất cả các sinh vật ở dưới
nước nằm trong bán kính từ 1,5 – 2m bị hủy diệt, trong đó toàn bộ cá con,
trứng cá hay sinh vật phù du, làm cho nguồn lợi thủy sản không thể tái tạo
gây mất cân bằng sinh thái dẫn đến sụt giảm nhanh chóng số lượng các loài
thủy sản và cũng gây ra nguy hiểm cho người sử dụng và những người khác.
d) Bài B2.14:
a. Dựng mạch điện như hình 2.14 .Lần lượt
đổ vào cốc thủy tinh các chất lỏng khác nhau.
- Nước cất,
- Nước vòi
- Dấm ăn
- Dầu ăn thực vật
b. Vẽ bảng ghi ra sự quan sát Chất Hình 2.14

46
lỏng(nước cất, nước vòi...) /giá trị đo/ dẫn điện tốt/dẫn điện không tốt.
c. Lặp lại thí nghiệm bằng 250 ml nước cất. máy đo chỉ gì?
d. Sau đó thêm vào nước cất lần lượt 2g, 4g và 8g muối ăn. Xem số liệu
máy đo. Lập bảng như bảng b. Kết luận nào chúng ta có thể rút ra từ nước cất,
nước sinh hoạt và nước biển.
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
-Các dữ kiện đề bài cho: Bình điện phân hai điện cực, các loại dung dịch
nước cất, nước vòi, giấm ăn, dầu salat; Muối ăn.
- Yếu tố cần tìm: Làm thí nghiệm để nhận xét tính dẫn điện của các dung
dịch, kết luận và so sánh tính dẫn điện của các dung dịch làm thí nghiệm.
Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
- Phương án thí nghiệm: Lần lượt đổ vào cốc thủy tinh các chất lỏng
khác nhau, bật khóa K và quan sát chỉ số đo cường độ dòng điện ở đồng hồ đa
năng sau đó hoàn thành bảng kết quả thí nghiệm để nhận xét tính dẫn điện của
các dung dịch.

Giá trị đo cường Dẫn điện không


STT Dung dịch Dẫn điện tốt
độ dòng điện tốt

1. Nước cất

2. Nước vòi

3. Giấm ăn

4. Dầu ăn thực vật

5 Nước cất pha


thêm muối ăn

- Kiến thức vật lí liên quan: Dòng điện trong chất điện phân.
Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả

47
Nước cất không dẫn điện vì là chất điện li yếu, trong nước cất có rất ít
các hạt tải điện.
Nước vòi dẫn điện vì trong nước vòi có lẫn các tạp chất như muối kim
loại, acid, bazơ…
Giấm ăn có công thức hóa học CH 3COOH khi ở trong dung dịch có

phản ứng sau: CH 3COOH  H 2O CH 3COO   H 3O  nên trong dung dịch


giấm ăn có các hạt tải điện.
Dầu ăn thực vật nguyên chất là hỗn hợp của các triglyxerit được chiết
xuất từ thân, hạt hoặc cùi quả của một số loại cây có dầu như dừa, hướng
dương, thầu dầu... là các chất khó điện li nên trong dầu ăn thực vật không có
hạt tải điện.
Muối ăn có công thức hóa học NaCl khi pha vào trong dung dịch bị
điện li theo phương trình: NaCl  Na   Cl  nên trong dung dịch muối ăn có
sẵn các hạt tải điện là các ion dương và ion âm
Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
Dung dịch dẫn được điện là các dung dịch mà trong đó có tồn tại các hạt
tải điện là các ion là kết quả của sự điện li thường là các dung dịch của muối,
acid, bazơ, các dung dịch như vậy gọi là dung dịch điện phân.
e) Bài A3.3:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”
Em hãy vận dụng các kiến thức để giải thích câu ca dao trên?
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
- Các dữ kiện đề bài cho: lúa chiêm, tiếng sấm

48
- Yếu tố cần tìm: Giải thích tại sao trồng lúa vụ chiêm vào mùa hè cây
cối đang héo úa vì khô hạn, bỗng dưng một cơn mưa giông ập đến ngày hôm
sau cây lúa tươi tốt lạ thường?
Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
- Hiện tượng vật lí: Vào mùa hè những cơn mưa đầu mùa thường đi kèm
với chớp (sét) sau đó là tiếng sấm là kết quả của sự phóng điện giữa hai đám
mây hoặc giữa đám mây và mặt đất.
- Kiến thức vật lí liên quan: Điện tích, điện trường; Dòng điện trong chất khí.
Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả
- Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu
nước) nên cây lúa chỉ phát triển tầm ngang bờ ruộng.
- Mưa đầu mùa đi kèm với hiện tượng sét (chớp) và nghe tiếng sấm, cây
lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.
Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
Mưa giông rất quan trọng với vụ lúa chiêm, mưa giông không chỉ cung
cấp nước cho cây lúa mà còn cung cấp phân đạm cho cây nữa giúp cho cây
lúa phát triển tươi tốt, trổ bông và trĩu hạt bằng phản ứng sau:
Khi có sấm sét
N2 + O2 → 2NO
NO dễ dàng tác dụng với oxi không khí tạo thành NO2
2NO + O2 → 2NO2
NO2 kết hợp với oxi không khí và nước mưa tạo thành axit nitric
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit nitric rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất trong đất tạo
thành muối nitrat (đạm nitrat) cung cấp cho cây trồng. Đây là lí do vì sao
trong mùa hè khô hạn các cây cối đều héo úa nhưng chỉ cần một trận mưa
giông thì ngày hôm sau cây cối xanh tốt lạ thường.

49
f) Bài B4.6: Một vệ tinh nhân tạo có sử dụng 8 tấm pin mặt trời với công
suất mỗi tấm là 500W, giả sử thời gian vệ tinh được mặt trời chiếu sáng một
ngày là 12h. Em hãy tính điện năng mà các tấm pin này đã cung cấp cho vệ
tinh trong một năm (365 ngày)?
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
- Các dữ kiện đề bài cho: 8 tấm pin mặt trời, công suất mỗi tấm là 500W,
thời gian pin hoạt động trong một ngày là 12h, một năm có 365 ngày.
- Yếu tố cần tìm: điện năng mà các tấm pin này cung cấp cho vệ tinh
trong một năm?
Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
- Hiện tượng vật lí:
+ Pin mặt trời biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng.
+ Pin mặt trời hoạt động khi có ánh sáng chiếu vào.
- Kiến thức vật lí liên quan: Dòng điện trong chất bán dẫn.
Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả
- Công suất pin là điện năng mà pin đã chuyển trực tiếp từ quang năng
thành điện năng trong thời gian 1s
- Điện năng mà pin đã cung cấp cho vệ tinh trong một năm có thể đo
bằng đơn vị Jun (J) hoặc KWh, muốn vậy ta phải tính được tổng thời gian mà
pin hoạt động trong thời gian 01 năm.
Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
- Thời gian mà pin mặt trời hoạt động (được chiếu sáng) trong một năm:
t  365.t  365.12  4380(h)

- Điện năng mà 8 tấm pin mặt trời cung cấp cho vệ tinh nhân tạo trong
01 năm:

A  n.P.t  8.0,5.4380  17520(kWh)  6,3072.1010 ( J )

50
Sau khi sử dụng 05 bài tập này, vận dụng kiến thức để giải quyết, các
hành vi NL GQVĐ của học sinh được thể hiện ở bảng sau:
Hành vi Hành vi 1 Hành vi 2 Hành vi 3 Hành vi 4
NL GQVĐ
Bài A1.4 X X X
Bài A1.8 X X X X
Bài A2.1 X X X
Bài B2.14 X X X
Bài A3.3 X X X X
Các bài tập còn lại và lời giải vắn tắt được trình bày ở phần [phụ lục 2]

2.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Dòng
điện trong các môi trường” - Vật lí 11

Các bài tập có nội dung thực tiễn được sử dụng trong dạy học hình thành
kiến thức mới, ôn tập củng cố và giao về nhà trong các bài học chương “Dòng
điện trong các môi trường” - Vật lí 11 như ở bảng sau đây :
Bài tập trên lớp Bài học
Bài học Hình thành kiến Ôn tập, Bài tập về nhà
thức mới củng cố
A1.1, A1.2, A1.5, A1.7, A1.8,
1. Dòng điện trong
C1.15, A2.7 A1.3, A1.4, A1.10, B1.11, B1.12,
kim loại
A1.6. B1.13, B1.14 .
A2.1, A2.2,
2. Dòng điện trong A2.5, A2.8, A2.9,
C2.14, B2.14 A2.3, A2.4,
chất điện phân B1.12, B2.13.
A2.6 B2.12
3. Dòng điện trong A3.1, A3.2,
C3.7 A3.4, A3.5, B3.6.
chất khí A3.3.
4. Dòng điện trong A4.1; A4.2,
A4.3; A4.4; B4.6.
chất bán dẫn A4.5.

51
2.4. Thiết kế tiến trình dạy học sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn
trong chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11

Sau đây tôi xin được thiết kế 4 tiến trình dạy học sử dụng bài tập có nội
dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 nhằm bồi
dưỡng NL GQVĐ cho học sinh. 4 tiến trình dạy học gồm:
Bài 1: Dòng điện trong kim loại
Bài 2: Dòng điện trong chất điện phân
Bài 3: Dòng điện trong chất khí
Bài 4: Dòng điện trong chất bán dẫn
Vì lí do thời lượng của luận văn có hạn, tôi xin phép chỉ trình bày cụ thể
tiến trình dạy học Bài 2: Dòng điện trong chất điện phân, 3 tiến trình dạy học
còn lại xin được trình bày ở [phụ lục 4].

BÀI 2. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Thực hiện được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện
phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được
thuyết điện li.
+ Phát biểu được định luật Faraday về điện phân.
2. Kỹ năng
+ Quan sát và dự đoán được bản chất dòng điện trong chất điện phân
thông qua các hiện tượng trong thí nghiệm, bài tập.
+ Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện
tượng điện phân và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
+ Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện
tượng điện phân và giải được các bài tập có vận dụng định luật Faraday.

52
3. Thái độ
- Tích cực, chủ động trong xây dựng kiến thức mới và trong quá trình
học tập.
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thao tác
thí nghiệm và hoạt động nhóm.
- Ý thức được vai trò quan trọng của việc áp dụng các kiến thức về dòng
điện trong chất điện phân trong đời sống thường ngày.
4. Năng lực
- Đề xuất được vấn đề hạt tải điện trong dòng điện trong chất điện phân
là hạt nào?
- Đưa ra được giả thuyết để kiểm tra bản chất dòng điện trong chất điện phân.
- Vận dụng kiến thức dòng điện trong chất điện phân để giải thích các
hiện tượng trong tự nhiên và làm các bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Chuẩn bị 02 hoặc 04 bộ thí nghiệm bài B2.14.
+ Chuẩn bị một bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học để tiện
dụng khi làm bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại :
+ Các kiến thức về dòng điện trong kim loại.
+ Kiến thức về hoá học, cấu tạo các axit, bazơ, và liên kết ion. Khái niệm
về hoá trị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Lớp Ngày, tháng Kiểm diện

53
* Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV đưa ra hai câu hỏi để kiểm tra kiến - HS trả lời câu hỏi
thức cũ của HS.
+ Nêu bản chất dòng điện chạy trong
kim loại?
+ Nội dung của thuyết điện li (đã học
trong môn hóa học)?
- GV nhận xét và đánh giá câu trả lời - HS tiếp thu nhân xét và rút kinh
của HS. nghiệm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được bản chất dòng điện trong chất
điện phân và vận dụng chỉ ra được các hạt tải điện trong một số dung dịch
điện phân cụ thể thường gặp
a. Đề xuất vấn đề
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập C2.14
a. Dựng mạch điện như hình 2.14 .Đổ
vào cốc thủy tinh các chất lỏng khác nhau.
- Nước cất
- Nước vòi
- Dấm ăn
- Dầu ăn thực vật
b. Vẽ bảng ghi ra sự quan sát Chất Hình 2.14
lỏng(nước cất, nước vòi...) /giá trị đo/ dẫn
điện tốt/dẫn điện không tốt.
c. Lặp lại thí nghiệm bằng 250 ml nước cất. máy đo chỉ gì?

54
d. Sau đó thêm vào nước cất lần lượt 2g, 4g và 8g muối ăn. Xem số liệu
máy đo. Lập bảng như bảng b. Kết luận nào chúng ta có thể rút ra từ nước cất,
nước sinh hoạt và nước biển.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh chia nhóm - Thực hiện thí nghiệm theo các bước
làm thì nghiệm bài tập C2.14 dưới sự giám sát của giáo viên
* Mâu thuẫn đặt ra trong tình
huống:
- Có một số dung dịch trong thực tế
có khả năng dẫn điện, vậy làm sao
biết được một dung dịch là dẫn điện
hay cách điện?
- Giáo viên kết luận và dẫn vào bài - Nước cất ban đầu không dẫn điện,
mới: Tất cả thí nghiệm trên đều liên nhưng sau khi hòa thêm muối vào thì
quan đến hiện tượng dòng điện trong trở lên dẫn điện, hòa càng nhiều thì
chất điện phân. Vậy bản chất dòng dẫn điện càng tốt, vì sao? Hạt tải điện
điện trong chất điện phân là gì? nào đã được tạo ra trong dung dịch?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu.
b. Nghiên cứu vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn học sinh tìm ra bản * Nghiên cứu bản chất vấn đề
chất vấn đề
- Giáo viên cho học sinh dựa vào - Học sinh tiến hành viết phương
thuyết điện li đã được học trong môn trình điện li của các chất dựa vào
hóa học để viết phương trình điện li thuyết điện li đã được học trong môn
của một số chất thường gặp: hóa học.
NaCl; HCl; Ca(OH )2 ...

55
- Giáo viên đưa ra câu hỏi: Trong thí
nghiệm B2.14 khi pha thêm muối vào - Học sinh trả lời: Khi điện li muối ăn
nước cất, muối bị phân li tạo ra trong bị điện li và tạo ra thêm trong dung
dịch dịch những hạt tải điện loại nào? dịch các ion Na  , Cl  .
c. Giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn học sinh tìm ra giải pháp * Tìm ra giải pháp giải quyết
giải quyết vấn đề vấn đề
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi, yêu cầu học - Học sinh hoạt động nhóm để
sinh hoạt động theo nhóm đôi, nghiên cứu trả lời các câu hỏi đã đề ra, tiếp
SGK và bài tập Tn 2.14 để trả lời câu hỏi: thu kiến thức.
+ Bình điện phân được cấu tạo như thế nào?
+ Anốt là gì? Catôt là gì?
+ Bản chất dòng điện trong chất điện phân
là gì?
+ Anion là gì? Cation là gì?
+ Chất điện phân dẫn điện tốt hơn hay kém
hơn kim loại? Tại sao?
+ Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi C1 - Hoàn thành câu hỏi C1
SGK
d. Vận dụng
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
- Giáo viên nêu một số câu hỏi có nội - Học sinh suy nghĩ câu trả lời và điền
dung thực tiễn và yêu cầu học sinh trả vào phiếu học tập.
lời vào phiếu học tập: bài A2.1, A2.2, - Học sinh theo dõi, lắng nghe và rút
A2.3, A2.4. kinh nghiệm.

56
Hoạt động 2: Tìm hiểu các định luật Fa-ra-đây.
Mục tiêu kiến thức:
- Nắm được nội dung của các định luật Fa – ra – đây.
- Xác định được chính xác các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có
mặt trong công thức Fa – ra – đây.
- Vận dụng được nội dung định luật để giải thích các hiện tượng, các ứng
dụng trong thực tế của dòng điện trong chất điện phân và vận dụng công thức
để giải quyết các bài tập liên quan.
a. Đề xuất vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm - Học sinh làm thí nghiệm dưới sự
với bình điện phân đựng dung dịch giám sát của giáo viên.
CuSO4 với điện cực inox, cho học sinh - Nhận xét điện cực trước và sau
thực hiện và quan sát các điện cực trước khi cho dòng điện chạy qua.
và sau khi cho dòng điện chạy qua?
- Giáo viên đưa ra câu hỏi: sau khi cho
dòng điện chạy qua thấy trên bản điện
cực có đồng bám vào, vậy hiện tượng đã * Mâu thuẫn đặt ra trong tình
xảy ra ở điện cực như thế nào? huống:
- Từ kết quả thí nghiệm, học sinh sẽ
phát hiện ra mâu thuẫn: Dòng điện
chạy qua chất điện phân không
những chỉ tải điện lượng mà còn thấy
có vật chất tạo ra trên các điện cực,
vật chất được tạo ra như thế nào?

57
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giới thiệu: Bằng nhiều thí - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ, liên
nghiệm và đo đạt, Fa – ra – đây đã rút tưởng.
ra được các nhận xét về các chất tạo
thành trên các điện cực và tổng hợp
các nhận xét để hình thành hai định
luật Fa – ra – đây về lượng chất tạo
thành trên các điện cực.
- Giáo viên chia nhóm học sinh theo
tổ cho học sinh hoạt động nhóm tìm - Học sinh hoạt động nhóm theo yêu
hiểu về nội dung định luật Fa – ra – cầu của giáo viên.
đây thứ nhất, định luật Fa – ra – đây
thứ hai và công thức Fa – ra – đây,
yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm
và nhận xét hoạt động của nhóm bạn.
- Giáo viên nhận xét tổng quát và đưa
ra kiến thức về các định luật Fa – ra – - Trình bày kết quả hoạt động nhóm
đây và công thức Fa – ra – đây, chú ý và nhận xét các nhóm bạn.
cho học sinh phân biệt rõ các đại
lượng và đơn vị của các đại lượng có
mặt trong công thức.
c. Vận dụng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Học sinh hoạt động nhóm hoàn
nhóm trên phiếu học tập làm bài tập thành phiếu học tập theo yêu cầu của
B2.12. giáo viên.

58
Hoạt động 3: Tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng điện phân.
Mục tiêu kiến thức:
- Học sinh nắm nhận diện và nắm được một số ứng dụng của dòng điện
trong chất điện phân trong thực tế.
- Học sinh giải thích được cơ chế hoạt động của các ứng dụng.
a. Đề xuất vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh thảo luận bài - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo
A2.7 viên
- Giáo viên giới thiệu các ứng dụng - Học sinh lắng nghe, liên tưởng
thường gặp của dòng điện trong chất * Mâu thuẫn đặt ra trong tình huống:
điện phân cho học sinh nắm được. Trên thực tế có rất nhiều các ứng
dụng của dòng điện trong chất điện
phân phục vụ nhiều mục đích của đời
sống con người, làm thế nào để nhận
diện, nắm bắt được và vận dụng, sửa
chữa, sử dụng đúng cách các thiết bị,
lĩnh vực này?
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
nhóm tìm hiểu hai ứng dụng quan - Cử đại diện nhóm lên trình bày ứng
trọng của dòng điện trong chất điện dụng của dòng điên trong chất điện
phân là công nghệ luyện nhôm và mạ phân.
điện - Nhận xét phần bài làm của các
- Giáo viên nhận xét, khái quát kiến nhóm khác.
thức của bài.

59
c. Vận dụng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm - Học sinh suy nghĩ, thảo luận và tìm
hiểu thêm một số ứng dụng của dòng thông tin.
điện trong chất điện phân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài - Thực hiện yêu cầu của giáo viên
tập A2.6
Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản - Học sinh tự hệ thống lại kiến thức
trong bài học. đã học theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi để tổng kết - Học sinh nhận phiếu bài tập về nhà.
lại nội dung kiến thức đã học :
+ Trình bày bản chất dòng điện trong
chất điện phân.
+ So sánh với dòng dòng điện trong
kim loại?
+ Trình bày nội dung các định luật Fa
– ra – đây.
+ Một số lĩnh vực hoạt động dựa trên
ứng dụng của dòng điện trong chất
điện phân?
- Giao nhiệm vụ về nhà :
Hoàn thành phiếu nhiệm vụ bài tập về
nhà được giao : bài A2.5, A2.8, A2.9,
B1.12, B2.13.

60
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, chương trình chương “Dòng điện trong
các môi trường” - Vật lí 11, tôi đã biên soạn được 42 bài tập vật lí có nội dung
thực tiễn nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.
Thông qua nghiên cứu khái niệm, đặc điểm và vai trò của bài tập vật lí có
nội dung thực tiễn trong dạy học nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh, tôi
sử dụng các bài tập vật lí thông qua dạy học kiến thức mới, các hoạt động về
nhà, các giờ ôn tập củng cố và các hoạt động ngoại khóa.
Tôi xin được đề xuất 4 tiến trình dạy học có sử dụng các bài tập vật lí có
nội dung thực tiễn đã biên soạn trong chương trình giảng dạy chương “Dòng
điện trong các môi trường” - Vật lí 11 tại trường THPT để nhằm bồi dưỡng
NL GQVĐ của học sinh.

61
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm


Mục đích thực nghiệm sư phạm của chương là kiểm nghiệm có giả
thuyết khoa học ban đầu đã đề ra: Nếu biên soạn được các bài tập có nội dung
thực tiễn đáp ứng các yêu cầu của bài tập vật lí có nội dung thực tiễn và sử
dụng chúng trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí
11 theo dạy học giải quyết vấn đề thì sẽ bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.
Mục đích cụ thể nhằm trả lời cho các câu hỏi như sau:
- Các bài tập có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi
trường” - Vật lí 11 đã biên soạn có giúp bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh
hay không?
- Các bài tập có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi
trường” - Vật lí 11 đã biên soạn có bồi dưỡng cho học sinh khả năng vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống sinh hoạt hàng ngày hay không ?

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm


Để hoàn thành được mục đích thực nghiệm sư phạm như trên, yêu cầu
cần thực hiện được các nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm sau :
- Kiểm tra tính khả thi, tính phù hợp của 4 tiến trình dạy học đã soạn
thảo có sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn trong quá trình thực nghiệm
sư phạm tại lớp 11A3 của trường THPT Phú Bình – Phú Bình – Thái Nguyên.
- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, tiến hành quan sát, theo dõi, dựa
vào bảng tiêu chí đánh giá để tiến hành cho điểm từng hành vi NL GQVĐ qua
từng bài tập của học sinh.

62
- Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tiến hành phân tích định tính,
định lượng, nhận xét, đánh giá về sự phát triển NL GQVĐ của từng học sinh.
- Rút kinh nghiệm, sửa chữa, bổ sung các bài tập và tiến trình dạy học đã
soạn thảo.

3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Đối tượng thực nghiệm sư phạm của chúng tôi là quan sát, chấm điểm và
nhận xét sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của 3 học sinh tiêu biểu đại
diện cho 3 nhóm học lực giỏi – khá – trung bình trên tổng số 45 học sinh lớp
11A3 của trường THPT Phú Bình – Phú Bình – Thái Nguyên.
Xếp loại học lực môn Vật lí của 45 HS lớp 11A3 học kì I năm học 2018-
2019 được trình bày ở bảng dưới.
Bảng 3.1. Xếp loại học lực môn Vật lí của học sinh lớp 11A3, trường THPT Phú
Bình – Phú Bình – Thái Nguyên học kì I năm học 2018-2019
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Số lượng 2 33 10 0 0
% 4,4 73,3 22,2 0 0

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp thực nghiệm sư phạm sau:
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung tiến trình dạy học và sử
dụng các bài tập thực tiễn đã soạn thảo.
- Trong mỗi tiết học tiến hành quan sát, theo dõi, chụp ảnh và quay video
lại quá trình trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ học tập của những học sinh
thực nghiệm.

63
- Sau mỗi tiết học tiến hành trao đổi, nói chuyện với học sinh để nắm bắt
được thái độ và biểu hiện của học sinh, đồng thời nhanh chóng rút kinh nghiệm,
sửa đổi những thao tác chưa phù hợp với đối tượng học sinh thực nghiệm.

3.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

- Thời gian thực nghiệm từ ngày 02/12/2019 đến ngày 25/12/2019.


- Lớp thực nghiệm gồm 45 HS được chia làm 12 nhóm (mỗi bàn 1 nhóm),
tuy nhiên trong một số nhiệm vụ học tập 2 nhóm được gộp thành một nhóm.
- Chúng tôi thực hiện kế hoạch thực nghiệm sư phạm tại lớp 11A3
trường THPT Phú Bình từ ngày 02/12/2019 đến ngày 23/12/2019 theo kế
hoạch chi tiết trong bảng dưới đây :
Bảng 3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm tại lớp 11A3
trường THPT Phú Bình – Thái Nguyên
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Thông báo cho học sinh kế - Lắng nghe và phối hợp với
hoạch thực nghiệm sư phạm. giáo viên về kế hoạch thực
- Phân 45 học sinh thành 12 nghiệm sư phạm.
nhóm, mỗi nhóm phân nhóm - Phân công các nhóm, nhóm
trưởng và thư kí. trưởng, thư kí.
Thứ 2 - Hướng dẫn học sinh cách tìm - Tự giác tìm kiếm và tra cứu
ngày hiểu, tra cứu tài liệu liên quan các tài liệu được giao, chuẩn
02/12/2019 đến các tiết học thực nghiệm, bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm,
dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh, tranh ảnh, video,…
video,… - Lắng nghe và trao đổi với
- Trao đổi trước với học sinh về giáo viên về NL GQVĐ, các
NL GQVĐ và bảng tiêu chí tiêu chí đánh giá hành vi NL
đánh giá hành vi NL GQVĐ, GQVĐ .

64
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
cũng như phương thức cho
điểm.
- Tiến hành thực nghiệm nội
dung Bài 13: Dòng điện trong
kim loại. - Tham gia và thực hiện các
- Sử dụng các bài tập có nội nhiệm vụ học tập mà giáo
dung thực tiễn: A1.1, A1.2, viên yêu cầu.
Thứ 5
A1.3, A1.4, A1.5, A1.6, A1.7, - Hoàn thành phiếu học tập và
ngày
A1.8, A1.9, A1.10, B1.11, làm các bài tập được giao.
05/12/2019
B1.12, B1.13, B1.14, C1.15. - Tiếp thu nhận xét và rút
- Kết hợp với bảng tiêu chí đánh kinh nghiệm trong nhiệm vụ
giá để tiến hành cho điểm và học tập sau.
đánh giá NL GQVĐ của học
sinh.
- Tiến hành thực nghiệm nội
dung Bài 14: Dòng điện trong
- Tham gia và thực hiện các
chất điện phân (tiết 1).
nhiệm vụ học tập mà giáo
- Sử dụng các bài tập có nội
viên yêu cầu.
Thứ 2 dung thực tiễn: A2.1, A2.2,
- Hoàn thành phiếu học tập và
ngày A2.3, A2.4, A2.5, A2.8, A2.9,
làm các bài tập được giao.
09/12/2019 C2.14.
- Tiếp thu nhận xét và rút
- Kết hợp với bảng tiêu chí đánh
kinh nghiệm trong nhiệm vụ
giá để tiến hành cho điểm và
học tập sau.
đánh giá NL GQVĐ của học
sinh.

65
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Tiến hành thực nghiệm Bài 14:
Dòng điện trong chất điện phân - Tham gia và thực hiện các
(tiết 2). nhiệm vụ học tập mà giáo
- Sử dụng các bài tập có nội viên yêu cầu.
Thứ 5
dung thực tiễn: A2.6, A2.7, - Hoàn thành phiếu học tập và
ngày
A2.10, A2.11, B2.12, B2.13 . làm các bài tập được giao.
12/12/2019
- Kết hợp với bảng tiêu chí đánh - Tiếp thu nhận xét và rút
giá để tiến hành cho điểm và kinh nghiệm trong nhiệm vụ
đánh giá NL GQVĐ của học học tập sau.
sinh.
- Tiến hành thực nghiệm nội
dung Bài 15: Dòng điện trong - Tham gia và thực hiện các
chất khí (Tiết 1). nhiệm vụ học tập mà giáo
- Sử dụng các bài tập có nội viên yêu cầu.
Thứ 2
dung thực tiễn : A3.1, A3.2, - Hoàn thành phiếu học tập và
ngày
A3.3, A3.4, A3.5, B3.6, C3.7. làm các bài tập được giao.
16/12/2019
- Kết hợp với bảng tiêu chí đánh - Tiếp thu nhận xét và rút
giá để tiến hành cho điểm và kinh nghiệm trong nhiệm vụ
đánh giá NL GQVĐ của học học tập sau.
sinh.
- Tiến hành thực nghiệm nội - Tham gia và thực hiện các
Thứ 5 dung Bài 15: Dòng điện trong nhiệm vụ học tập mà giáo
ngày chất khí (Tiết 2). viên yêu cầu.
19/12/2019 - Sử dụng các bài tập có nội - Hoàn thành phiếu học tập và
dung thực tiễn: A9.1, A9.2, làm các bài tập được giao.

66
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A9.3, A9.4, A9.5, A9.6, A9.7, - Tiếp thu nhận xét và rút
A9.8, B9.9, B9.10. kinh nghiệm trong nhiệm vụ
- Kết hợp với bảng tiêu chí đánh học tập sau.
giá để tiến hành cho điểm và
đánh giá NL GQVĐ của học
sinh.
- Tiến hành thực nghiệm nội
dung Bài 15: Dòng điện trong - Tham gia và thực hiện các
chất bán dẫn. nhiệm vụ học tập mà giáo
- Sử dụng các bài tập có nội viên yêu cầu.
Thứ 2
dung thực tiễn: A4.1, A4.2, - Hoàn thành phiếu học tập và
ngày
A4.3, A4.4, B4.5, B4.6. làm các bài tập được giao.
23/12/2019
- Kết hợp với bảng tiêu chí đánh - Tiếp thu nhận xét và rút
giá để tiến hành cho điểm và kinh nghiệm trong nhiệm vụ
đánh giá NL GQVĐ của học học tập sau.
sinh.

3.5. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11

Sau đây tôi xin được xây dựng phiếu đánh giá năng lực theo tiêu chí
(Rubric) năng lực giải quyết vấn đề cho từng tiến trình dạy học làm thực nghiệm.
Nhưng vì thời lượng của luận văn có hạn, tôi xin phép chỉ trình bày bảng tiêu chí
đánh giá NL GQVĐ của bài Dòng điện trong chất điện phân, các bảng tiêu chí
đánh giá của các bài khác được trình bày ở [phụ lục 3].

67
Bảng 3.3. Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ trong bài Dòng điện trong chất điện phân
Năng lực Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
1. Tìm hiểu 1.1. Tìm hiểu Trình bày Giải thích Phân tích,
vấn đề tình huống được bản hiện tượng giải thích
1.2. Phát hiện chất của dòng xảy ra từ hiện tượng
ra vấn đề điện trong thông tin bài xảy ra từ
1.3. Phát biểu chất điện tập là sự liên thông tin bài
được vấn đề phân. quan đến bản tập là sự liên
liên quan đến chất dòng quan đến bản
dòng điện điện trong chất dòng
trong chất điện chất điện điện trong
phân phân và làm chất điện
rõ vấn đề cần phân và làm
giải quyết. rõ vấn đề cần
giải quyết.
2. Đề xuất 2.1. Diễn đạt Diễn đạt lại Diễn đạt lại Diễn đạt lại
giải pháp lại tình huống được bản được bản chất được bản chất
bằng ngôn ngữ chất dòng dòng điện dòng điện
của chính mình điện trong trong chất trong chất
2.2. Tìm kiếm chất điện điện phân điện phân
các thông tin phân bằng trong đó có trong đó có
liên quan đến cách đơn biểu diễn biểu diễn
dòng điện giản, bước chiều chuyển chiều chuyển
trong chất điện đầu biết thu dời của các dời của các
phân thập thông tin hạt tải điện so hạt tải điện so
2.3. Đề xuất về kiến thức với chiều quy với chiều quy

68
Năng lực Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
giải pháp giải và phương ước dòng ước dòng
quyết bài tập. pháp cần sử điện trong điện trong
dụng. mạch sử dụng mạch sử dụng
kí hiệu, hình kí hiệu, hình
vẽ. Lựa chọn vẽ một cách
được nguồn linh hoạt và
thông tin về thiết lập mối
kiến thức và liên hệ giữa
phương pháp các đại lượng
cần sử dụng, xuất hiện
đưa ra được trong hiện
phương án tượng để giải
giải quyết. quyết tình
huống. Lựa
chọn được
toàn bộ các
nguồn thông
tin về kiến
thức và
phương pháp
cần sử dụng,
lựa chọn
được phương
án tối ưu.
3. Thực hiện 3.1. Lập kế Phân tích giải Phân tích giải Phân tích giải

69
Năng lực Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
giải pháp hoạch cụ thể pháp thành kế pháp thành kế pháp thành kế
giải quyết 3.2. Thực hiện hoạch thực hoạch thực hoạch thực
vấn để giải pháp hiện cụ thể, hiện cụ thể, hiện cụ thể,
3.3. Đánh giá, diễn đạt lại diễn đạt lại thuyết minh
điều chỉnh các bằng văn bản, bằng văn bản, lại bằng văn
bước sử dụng sử dụng bản sơ đồ, hình bản, sơ đồ,
định nghĩa và chất dòng vẽ, sử dụng hình vẽ, sử
công thức định điện trong bản chất dòng dụng bản chất
luật Fa-ra-đây chất điện điện trong dòng điện
để giải quyết phân và các chất điện trong chất
vấn đề. công thức phân và các điện phân và
tính toán để công thức các công thức
giải thích các tính toán để tính toán để
hiện tượng giải thích các giải thích các
liên quan đến hiện tượng hiện tượng
dòng điện liên quan đến liên quan đến
trong chất dòng điện dòng điện
điện phân, trong chất trong chất
phát hiện ra điện phân, điện phân,
sai sót, khó phát hiện ra phát hiện ra
khăn. sai sót, khó sai sót, khó
khăn và đưa khăn, đưa ra
ra điều chỉnh. điều chỉnh và
thực hiện.
4. Đánh giá 4.1. Đánh giá Đánh giá kết Đánh giá kết Đánh giá kết

70
Năng lực Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
việc giải quá trình giải quả thu được quả thu được quả thu được
quyết vấn quyết vấn đề, với đáp số bài với đáp số bài với đáp số bài
đề, phát đánh giá kết tập và rút ra tập và cho kết tập, tìm cách
hiện vấn đề quả thu được kết luận. quả chính giải bài tập
mới với đáp số bài xác, xem xét theo hướng
tập kết quả thu mới nhanh,
4.2. Phát hiện được trong gọn và hiệu
vấn đề cần tình huống quả hơn. Vận
giải quyết mới và phát dụng kết quả
mới. Đề xuất hiện khó thu được
cách giải mới khăn, vướng trong tình
và vận dụng mắc, tìm cách huống mới,
lời giải vào các giải bài tập phát hiện khó
bài tập mới. theo hướng khăn, vướng
mới nhanh, mắc.
gọn và hiệu
quả hơn.

3.6. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Phân tích định tính quá trình thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm tại 6 bài học chương “Dòng điện
trong các môi trường” - Vật lí 11, chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát,
theo dõi sự tiến bộ trong từng hành vi NL GQVĐ của học sinh khi giải 42 bài
tập có nội dung thực tiễn. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại 4 tiết học,
tôi chọn ra 3 em học sinh tiểu biểu đại diện cho 3 nhóm học lực giỏi – khá –

71
trung bình trong lớp để tiến hành quan sát theo tiêu chí đánh giá và nhận xét sự
phát triển năng lực giải quyết vấn đề của các em thông qua việc giải các bài tập
vật lí có nội dung thực tiễn. Tôi nhận xét thông qua 4 hành vi năng lực giải
quyết vấn đề trong bảng 3.3 và các bảng ở [phụ lục 3].
Khi học những buổi thực nhiệm đầu tiên, nhìn chung các em còn bỡ ngỡ,
lúng túng trong lúc thực hiện hoạt động nhóm. Việc giải các bài tập có nội
dung thực tiễn bước đầu còn gặp khó khăn trong quá trình đề xuất giải pháp
giải quyết vấn đề và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề.
Trong những buổi học sau, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt trong hành vi
NL GQVĐ, các em nhanh chóng tìm được tình huống có vấn đề trong bài tập,
chỉ ra được vấn đề đề bài yêu cầu và đề quyết được phương án giải quyết vấn
đề. Các bước thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề có nhiều tiến bộ, sau đó
đánh giá quá trình giải quyết vấn đề và vận dụng kết quả vào những bài tập
mới cũng đạt hiệu quả cao.
Học sinh Dương Huy Bách ở tiết học đầu tiên khi bắt đầu làm các bài tập
A1.1, A1.2, C1.15 trong phần hình thành kiến thức mới và củng cố nhìn
chung hành vi 1.1 đã biểu hiện khá tốt, tuy nhiên các hành vi 1.2, 1.3 và đặc
biệt là 1.3 vẫn còn chậm và lúng túng, cần nhờ đến sự trợ giúp của các bạn và
giáo viên. Sang tiết học thứ 2, khi thực hiện các bài A2.1, A2.2 và C2.14 học
sinh thể hiện hành vi 2.1, 2.2 rất tốt, hoàn toàn không cần đến sự trờ giúp của
giáo viên, tuy nhiên các hành vi 2.3 vẫn còn chậm, đặc biệt là ở bài A2.2 học
sinh chưa thực hiện được hành vi 2.4. Sang tiết học thứ 5, các hành vi 5.3 đã
có sự tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong khi giải bài tập B4.5. Hành vi 5.4 của
học sinh nhìn chung đã có sự tiến bộ so với tiết học đầu tiên nhưng vẫn chưa
đạt hiệu quả cao, cần được giáo viên bồi dưỡng và giúp đỡ thêm.
Học sinh Tô Thị Dung khi bắt đầu làm quen với bài tập A1.1, A1.2,
C1.15 trong phần hình thành kiến thức mới và củng cố còn lúng túng ở các

72
hành vi 1.3 và 1.4. Sang tiết học thứ 2, các bài tập A2.1 và A2.3 học sinh thể
hiện hành vi 2.1 và 2.2 khá tốt và nhanh, hoàn toàn không cần đến hỗ trợ và
giúp đỡ của giáo viên, tuy nhiên các hành vi 2.3 và 2.4 vẫn chưa đạt hiệu quả
cao. Tiến bộ rõ rệt nhất của học sinh là ở tiết học thứ 6, khi giải các bài tập
A4.4, B4.5, B4.6 học sinh đã thể hiện cả bốn hành vi của năng lực giải quyết
vấn đề 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 một cách rất tốt, đề xuất vấn đề, đề xuất và thực hiện
giải pháp, thực hiện các giải pháp một cách nhanh chóng và chính xác.
Học sinh Trần Thanh Tùng trong tiết học đầu tiên khi giải các bài tập
A1.1, A1.2, C1.15 còn rất lúng túng và chậm trong tất cả các hành vi 1.1, 1.2,
1.3, 1.4, cần phải được cô và các bạn trợ giúp. Ở bài A1.8 và B1.10 chưa thể
hiện được hành vi 1.4. Trong tiết học thứ 2, nhìn chung hành vi 2.1 đã có sự
tiến bộ hơn một chút so với tiết học thứ nhất, những hành vi 2.3 và 2.4 vẫn
chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Sang tiết học thứ 4 học sinh đã có sự tiến
bộ trong hành vi 4.1 và 4.2 so với 3 tiết học trước đó, không cần đến sự trợ
giúp của giáo viên học sinh vẫn có thể tự trình bày được vấn đề, đề xuất và
thực hiện giải pháp, đặc biệt là hành vi 4.2 tuy chưa đạt kết quả biểu hiện tốt
nhất những đã có sự tiến bộ rất rõ rệt. Đến tiết học thứ 5, hành vi 5.3 đã có sự
tiến hộ hơn so với 4 tiết học trước đó, tuy nhiên hành vi 5.4 vẫn chỉ có sự tiến
bộ hơn một chút so với các buổi học trước, học sinh vẫn cần được giáo viên
giúp đỡ và bồi dưỡng nhiều hơn.
Nhìn chung, các hành vi số 1 và số 2 là tìm hiểu vấn đề và đề xuất giải
pháp các em học sinh thực hiện tương đối tốt, có sự tiến bộ rõ rệt sau 5 tiết học.
Các hành vi số 3 và số 4 là thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá
việc giải quyết vấn đề, xây dựng vấn đề mới là hai hành vi đòi hỏi các em phải
có năng lực giải quyết vấn đề cao, chỉ thông qua một vài tiết học và một vài bài
tập sẽ không thể bồi dưỡng và phát triển tốt được các hành vi này cho các em.

73
Nhìn chung, những bài tập liên quan đến thực hành thí nghiệm là những
bài tập giúp các em nâng cao và phát triển tốt nhất các hành vi phát triển năng
lực giải quyết vấn đề, các em có thể dễ dàng thực hiện được các hành vi khó
như hành vi số 3 và số 4. Các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn là các
bài tập cho thấy biểu hiện ở 4 hành vi năng lực giải quyết vấn đề của các em
tương đối tốt, nhìn chung ở dạng bài tập này các em gặp khó khăn nhất là ở
hành vi số 3. Các bài tập định tính là các bài tập dễ khiến các em bị lúng túng
và chậm ở các hành vi số 3 và số 4. Nhìn chung các em học sinh đều có sự
tiến bộ ở mỗi hành vi năng lực giải quyết vấn đề sau mỗi tiết học có sử dụng
các bài tập vật lí có nội dung thực tiễn.

3.6.2. Phân tích định lượng quá trình thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm ở 6 tiết học, tôi chọn ra 3 em học
sinh tiểu biểu trong lớp để tiến hành quan sát, chấm điểm theo tiêu chí đánh
giá và nhận xét sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của các em thông qua
việc giải các bài tập vật lí có nội dung thực tiễn. Chúng tôi chấm điểm 5 hành
vi năng lực giải quyết vấn đề trong bảng 3.3 và các bảng ở [phụ lục 3].
Bảng 3.4. Danh sách học sinh tiến hành quan sát thực nghiệm tại lớp 11A3 trường
THPT Phú Bình – Thái Nguyên
Tên học sinh Điểm học kỳ I Xếp loại
1. Dương Huy Bách 7,0 Khá
2. Tô Thị Dung 8.1 Giỏi
3. Trần Thanh Tùng 6.3 Trung bình
Kết quả điều tra thực nghiệm của mỗi em học sinh được chúng tôi tổng
hợp lại tại các bảng bên dưới.

74
a) Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm của học sinh
Dương Huy Bách
Bảng 3.5. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Dương Huy Bách trong 21 bài tập
có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11
Hành Trung
A1.1 A1.2 C1.15 B1.11 B1.12
vi bình
1.1 2 2 2 2 2 2
1.2 1 2 1 2 1 1.4
1.3 1 1 1 1 2 1.2
1.4 1 1 0 1 0 0.6
Trung
A2.1 A2.2 A2.3 B2.12
bình
2.1 2 2 2 3 2.25
2.2 2 2 3 2 2.25
2.3 1 1 1 2 1.25
2.4 1 1 1 1 1
Trung
A3.1 A3.3 A3.4 C3.7 A3.5 B3.6
bình
3.1 3 3 3 2 2 2 2.5
3.2 3 3 2 2 2 3 2.5
3.3 1 1 1 2 2 1 1.33
3.4 1 1 1 1 1 0 0.83
Trung
A4.1 A4.2 A4.3 A4.4 B4.5 B4.6
bình
4.1 3 3 2 2 3 2 2.5
4.2 3 3 2 3 2 2 2.5
4.3 2 1 1 1 2 1 1.33
4.4 1 1 1 1 1 1 1

75
Bảng 3.6. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Dương Huy Bách qua 4 bài học
thực nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11

Điểm hành vi Bài 13 Bài 14 Bài 15 Bài 17

Hành vi I 2 2.25 2.5 2.5

Hành vi II 1.4 2.25 2.5 2.5

Hành vi III 1.2 1.25 1.33 1.33

Hành vi IV 0.6 1 0.83 1

Tổng điểm 5.2 6.75 7.16 7.33

Biểu đồ 3.1. NL GQVĐ của học sinh Dương Huy Bách qua 4 bài học thực nghiệm
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11

2.5

2 Hành vi 1
Hành vi 2
1.5
Hành vi 3
1 Hành vi 4

0.5

0
Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

76
b) Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm của học sinh Tô
Thị Dung
Bảng 3.7. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Tô Thị Dung trong 21 bài tập có
nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11
Hành Trung
A1.1 A1.2 C1.15 B1.11 B1.12
vi bình
1.1 3 2 2 3 2 2.4
1.2 2 2 2 2 3 2.2
1.3 1 1 2 1 2 1.4
1.4 1 1 1 1 1 1
Trung
A2.1 A2.2 A2.3 B2.12
bình
2.1 2 2 3 3 2.5
2.2 2 3 2 3 2.5
2.3 1 1 1 2 1.25
2.4 1 1 2 1 1.25
Trung
A3.1 A3.3 A3.4 C3.7 A3.5 B3.6
bình
3.1 3 3 2 2 3 2 2.5
3.2 3 3 2 2 3 3 2.67
3.3 1 2 1 2 2 1 1.5
3.4 1 1 1 1 1 2 1.17
Trung
A4.1 A4.2 A4.3 A4.4 B4.5 B4.6
bình
4.1 3 3 3 2 3 2 2.67
4.2 3 3 2 3 3 3 2.83
4.3 2 1 1 2 2 2 1.67
4.4 1 1 1 2 1 2 1.33

77
Bảng 3.8. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Tô Thị Dung qua 4 bài học thực
nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11
Điểm hành vi Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

Hành vi I 2.4 2.5 2.5 2.67

Hành vi II 2.2 2.5 2.67 2.83

Hành vi III 1.4 1.25 1.5 1.67

Hành vi IV 1 1.25 1.17 1.33

Tổng điểm 7 7.5 7.84 8.5

Biểu đồ 3.2. NL GQVĐ của học sinh Tô Thị Dung qua 4 bài học thực nghiệm
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11

2.5

2 Hành vi 1
Hành vi 2
1.5
Hành vi 3
1 Hành vi 4
0.5

0
Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

78
c) Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm của học sinh Trần
Thanh Tùng
Bảng 3.9. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Trần Thanh Tùng trong 21 bài tập
có nội dung thực tiễn chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11
Hành Trung
A1.1 A1.2 C1.15 B1.11 B1.12
vi bình
1.1 1 2 1 1 2 1.4
1.2 1 2 1 2 2 1.6
1.3 1 1 1 2 2 1.4
1.4 1 1 0 1 0 0.6
Trung
A2.1 A2.2 A2.3 B2.12
bình
2.1 2 1 1 2 1.5
2.2 1 2 2 2 1.75
2.3 1 1 1 2 1.25
2.4 1 1 1 1 1
Trung
A3.1 A3.3 A3.4 C3.7 A3.5 B3.6
bình
3.1 2 2 2 2 2 2 2
3.2 2 2 2 2 2 3 2.17
3.3 1 1 1 2 2 1 1.33
3.4 1 1 1 1 1 2 1.17
Trung
A4.1 A4.2 A4.3 A4.4 B4.5 B4.6
bình
4.1 3 3 2 2 3 2 2.5
4.2 3 3 2 3 2 2 2.5
4.3 2 1 1 1 2 2 1.5
4.4 1 1 2 1 2 1 1.33

79
Bảng 3.10. Điểm hành vi NL GQVĐ của học sinh Trần Thanh Tùng qua 4 bài học
thực nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11
Điểm hành vi Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4
Hành vi I 1.4 1.5 2 2.5
Hành vi II 1.6 1.75 2.17 2.5
Hành vi III 1.4 1.25 1.33 1.5
Hành vi IV 0.6 1 1.17 1.33
Tổng điểm 5 5.5 6.67 7.83

Biểu đồ 3.3. NL GQVĐ của học sinh Trần Thanh Tùng qua 4 bài học thực nghiệm
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11

2.5

2 Hành vi 1
Hành vi 2
1.5
Hành vi 3
1 Hành vi 4
0.5

0
Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

Bảng 3.11. Tổng điểm hành vi NL GQVĐ của ba học sinh qua 4 bài học thực
nghiệm chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11
Tổng điểm hành vi Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4
Dương Huy Bách 5.2 6.75 7.16 7.33
Tô Thị Dung 7 7.5 7.84 8.5
Trần Thanh Tùng 5 5.5 6.67 7.83

80
Biểu đồ 3.4. NL GQVĐ của ba học sinh qua 4 bài học thực nghiệm chương “Dòng
điện trong các môi trường” - Vật lí 11

9
8
7
6
5 Dương Huy Bách
4
3 Tô Thị Dung
2
1 Trần Thanh Tùng
0
Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

Qua theo dõi bảng điểm và biểu đồ điểm các hành vi năng lực giải quyết
vấn đề ở các học sinh Dương Huy Bách, Tô Thị Dung, Trần Thanh Tùng, có thể
thấy điểm của từng hành vi năng lực giải quyết vấn đề của mỗi học sinh qua mỗi
tiết dạy đều có sự tăng lên, các đường biểu đồ biểu diễn đều là các đường dốc lên
hoặc dốc bằng, không có đường nào dốc xuống. Điểm tổng hành vi năng lực giải
quyết vấn đề của mỗi học sinh qua mỗi tiết dạy cũng đều có sự tăng lên rõ ràng.
Học sinh Tô Thị Dung có tổng các điểm hành vi cao nhất và học sinh Trần
Thanh Tùng có tổng các điểm hành vi là thấp nhất trong ba học sinh, nhưng các
điểm tổng đều có sự tăng lên rõ ràng qua mỗi tiết học.
Từ những kết quả định lượng thu được từ ba học sinh tiêu biểu ở trên, có
thể thấy được điểm của từng hành vi NL GQVĐ trong từng giờ học đã có sự
tăng lên rõ rệt. Qua đó cho thấy việc sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn
trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”, Vật lí 11 đã có những
hiệu quả nhất định trong việc bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.

81
Kết luận chương 3
Chúng tôi nhận thấy rằng việc bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh là một
việc rất quan trọng và cấp thiết. NL GQVĐ cần được giáo viên tích cực bồi
dưỡng thông qua các hoạt động dạy học trên lớp, các nhiệm vụ học tập và các
tình huống học tập phát sinh hàng ngày. Việc sử dụng các bài tập có nội dung
thực tiễn vào dạy học chính là một trong những phương pháp dạy học hiệu
quả giúp bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.
Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi xin được có một vài nhận
xét như sau :
- Các bài tập có nội dung thực tiễn thường có nội dung sinh động, phong
phú, gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày và lao động sản xuất, khiến
giáo viên nâng cao tư duy sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học truyền
thống, cải thiện giáo án được hiệu quả hơn.
- Sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn vào dạy học bộ môn Vật lí
giúp học sinh nâng cao tinh thần học tập, gây hứng thú, hào hứng cho học
sinh. Các kiến thức vật lí trong sách vở sẽ không còn trở nên nặng nề, khô
khan, mà trở nên gần gũi như các hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng thực tiễn
hàng ngày.
- Mỗi học sinh đều có khả năng bồi dưỡng NL GQVĐ nếu giáo viên thật
sự quan tâm, theo dõi sát sao và sử dụng phương pháp dạy học đúng cách để
bồi dưỡng từng hành vi NL GQVĐ của học sinh. Giáo viên nên tích cực hỗ
trợ, trợ giúp những lúc học sinh gặp vướng mắc, lúng túng, kịp thời đưa ra
đường hướng, lời gợi mở phù hợp để học sinh phát huy tốt đa khả năng tư duy
và NL GQVĐ của bản thân.
Các phân tích thực nghiệm trên đã chứng minh tính khả thi trong việc sử
dụng các bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương “Dòng điện
trong các môi trường” - Vật lí 11 giúp bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh.

82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ và giải thuyết khoa học ban đầu, đề tài
đã đạt được những kết quả như sau :
- Góp phần làm phong phú và sáng rõ những cơ sở lí thuyết và thực tiễn
của việc sử dụng các bài tập vật lí, bài tập vật lí có nội dung thực tiễn trong
dạy học nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của học sinh THPT.
- Biên soạn thành công 42 bài tập có nội dung thực tiễn chương “Dòng
điện trong các môi trường” - Vật lí 11 và sử dụng các bài tập vào xây dựng 4
tiến trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11 nhằm
bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
- Xây dựng thành công 4 bảng tiêu chí đánh giá hành vi NL GQVĐ của
học sinh tương ứng với 4 bài học chương “Dòng điện trong các môi trường” -
vật lí 11.
- Sau quá trình thực nghiệm đã kiểm chứng được tầm quan trọng và sự
hiệu quả của việc sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn vào dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường” - Vật lí 11, nhằm giúp bồi dưỡng
NL GQVĐ của học sinh.
- Việc sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn giúp học sinh phát huy
tinh thần hăng hái, ham học hỏi, khám phá, nâng cao hứng thú học tập và khả
năng áp dụng kiến thức vật lí vào giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống
của học sinh.
Vì thời gian tiến hành luận văn có hạn nên tôi chỉ thực nghiệm ở phạm vi
nhỏ nên chưa thể đánh giá khái quát hiệu quả thật sự của đề tài. Trong tương
lai chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm ở phạm vi rộng hơn để hoàn thiện các
bài tập và tiến trình dạy học của tôi.

83
Ngoài ra việc tiến hành luận văn gặp một số khó khăn :
- Việc biên soạn các bài tập có nội dung thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải
đầu tư nhiều thời gian, chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng và tổng hợp được
những bài tập có nội dung thực tiễn phù hợp, hay và chính xác nhất.
- Việc nghiên cứu sự phát triển NL GQVĐ của học sinh là quá trình theo
dõi và bồi dưỡng lâu dài, không thể chỉ diễn ra thông qua một vài tiết học và
những biểu hiện hành vi thông thường.

2. Khuyến nghị

- Nhà trường nên đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất như phòng học,
trang thiết bị, sách vở, tài liệu tham khảo, dụng cụ thí nghiệm,…
- Giáo viên nên thường xuyên dạy học kết hợp giữa các bài tập vật lí
thông thường và những bài tập vật lí có nội dung thực tiễn để học sinh thường
xuyên được làm quen, tiếp xúc với các bài tập thực tiễn, ưu tiên những bài tập
có nội dung thực tiễn gắn liền với những hiện tượng vật lí hay xảy ra tại địa
phương, những dây truyền sản xuất, làng nghề thủ công ở địa phương,…

84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí
Khoa học ĐHSP TPHCM, số 6, tr. 21-31.
3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11 – Sách giáo viên,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
7. Hoàn Chúng (1992), Phương pháp thống kế trong khoa học giáo dục,NXB
Giáo dục, Hà Nội
8. Nguyễn Ngọc Hưng (2012), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh
trong dạy học vật lí, Bài giảng chuyên đề cho học viên cao học lí luận và
phương pháp dạy học bộ môn Vật lí, Hà Nội.
9. Nguyễn Thế Khôi (Tổng Chủ biên) (2007), Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thế Khôi (Tổng Chủ biên) (2007), Vật lí 11 nâng cao - Sách giáo
viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1998), “Hướng dẫn học sinh
giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục, số 1, tr. 34-37.
12. Nguyễn Đức Thâm (2000), Đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường
phổ thông đáp ứng yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị tập huấn phương pháp dạy học vật lí
phổ thông toàn quốc, Hà Nội.

85
13. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003),
Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
14. Vụ Giáo dục phổ thông (2014), Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá
theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Vật lí,
Tập huấn hè giáo viên THPT.
15. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học
vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.

86
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC HỌC TẬP BÀI TẬP VẬT LÝ CÓ NỘI
DUNG THỰC TIỄN NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ Ở TRƯỜNG THPT
(ĐỐI VỚI HỌC SINH)
Các em hãy đánh dấu X vào ô trống bên cạnh phương án trả lời mà bản
thân các em cảm thấy phù hợp nhất.
NỘI DUNG PHIẾU ĐIỀU TRA

1. Trong các giờ học vật lí, các em có thường xuyên xem các hình ảnh, video
clip, thí nghiệm về những hiện tượng vật lí thường gặp trong cuộc sống hay
không ?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng

C. Rất ít D. Chưa bao giờ

2. Trong đời sống hàng ngày, em có thường xuyên áp dụng các kiến thức vật
lí đã học được để giải thích các hiện tượng vật lí gặp phải không ?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng

C. Rất ít D. Chưa bao giờ

3. Trong khi học tập môn vật lí, khi gặp phải một tình huống vật lí nào đó, em
thường sẽ có suy nghĩ:

A. Tự mình tìm ra phương án giải quyết tình huống đó

B. Nhờ sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên và bạn bè

C. Cảm thấy quá khó thì bỏ không làm nữa

87
4. Trong các loại bài tập vật lí dưới đây, loại bài tập nào em thích giải nhất ?

A. Bài tập giải thích B. Bài tập có nội dung thực tiễn

C. Bài tập tính toán D. Bài tập thí nghiệm

5. Khi giải một bài tập vật lí có nội dung liên quan đến thực tiễn thì khó khăn
mà em hay gặp phải nhất là gì ?

A. Không biết các dữ kiện đề bài cho dùng làm gì

B. Không tìm được kiến thức vật lí đã học liên quan đến bài tập

C. Không biết phương pháp chung để giải bài tập

D. Nguyên nhân khác : …

6. Em thường vận dụng các kiến thức vật lí đã học để làm gì ?

A. Giải các bài tập trong sách vở

B. Giải thích các hiện tượng vật lí gặp trong đời sống hàng ngày

C. Chế tạo ra sản phẩm khoa học

D. Ứng dụng vào sinh hoạt sản xuất của gia đình hoặc địa phương

E. Mục đích khác : …

Xin cảm ơn sự hợp tác của các em.

Chúc các em luôn dồi dào sức khỏe và đạt kết quả cao trong học tập.

88
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC
TIỄN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT

(ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN)


Xin thầy, cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách hãy đánh dấu
X vào ô mà quí thầy, cô cho là hợp lí nhất và ghi câu trả lời xuống bên dưới.
NỘI DUNG PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Trong quá trình dạy học môn Vật lí, thầy (cô) sử dụng các bài tập có nội
dung thực tiễn với tần suất như thế nào trong mỗi tiết dạy ? Vì sao thầy (cô)
lại làm vậy ?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng
C. Rất ít D. Chưa bao giờ
Lý do: ……………………………………………………………………
2. Thầy (cô) nhận xét như thế nào về việc ảnh hưởng của bài tập vật lí có nội
dung thực tiễn đến khả năng giải quyết vấn đề của học sinh ?
A. Rất tốt B. Tốt
C. Bình thường D. Ít
3. Trong quá trình dạy học môn Vật lí, thầy (cô) có thường xuyên quan tâm
bồi dưỡng, phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh không ?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng
C. Rất ít D. Chưa bao giờ
4. Thầy (cô) vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng bài
tập có nội dung thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết của học sinh
trong quá trình dạy học môn Vật lí ở trường THPT ?
- Thuận lợi: ……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
- Khó khăn: ……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Xin cảm ơn sự cộng tác của quí thầy cô.
Chúc quí thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong giảng dạy.

89
PHỤ LỤC 2
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI BÀI TẬP VẮN TẮT
Bài A1.1: Em hãy giải thích tại sao các loại dây dẫn điện phổ biến hầu
như đều làm bằng kim loại?
Lời giải: Các dây dẫn điện phổ biến thường được làm bằng kim loại có
vỏ bọc bằng nhựa cách điện vì kim loại dẫn điện tốt và đa dạng chủng loại khi
sử dụng trong các mục đích khác nhau.
Bài A1.2: Bạc dẫn điện tốt hơn đồng, vì sao lõi dây dẫn điện thường làm
bằng đồng mà không làm bằng bạc?
Lời giải: Bạc dẫn điện tốt hơn đồng nhưng lõi dây dẫn điện thường làm
bằng đồng vì hai lí do: Một là đồng rẻ và có trữ lượng nhiều hơn bạc, hai là
đồng nhẹ hơn bạc nên thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt.
Bài A1.3: Đồng dẫn điện tốt hơn nhôm. Nhưng một số lõi dây điện lại
làm bằng nhôm mà không phải bằng đồng? Dây điện lõi nhôm có ưu điểm gì
so với dây điện lõi đồng?
Lời giải: Đồng dẫn điện tốt hơn nhôm. Nhưng một số lõi dây điện lại
làm bằng nhôm mà không phải bằng đồng? Về cơ bản thì dây dẫn điện lõi
đồng có nhiều đặc tính ưu việt hơn dây điện lõi nhôm về độ dẫn điện, độ dãn
dài, độ thắt, độ dẻo, … Tuy nhiên dây dẫn
điện lõi nhôm có ưu điểm là nhẹ, cứng, rẻ
tiền và đặc tính điện ổn định hơn dây dẫn lõi
đồng (đối với nhiệt độ môi trường).
Bài A1.5: Tại sao một số xe đạp, người
ta lắp một nguồn điện (đinamo) để thắp sáng
đèn, nếu qua sát ta chỉ thấy có một dây nối từ
đinamo tới bóng đèn mà đèn vẫn sáng khi
Hình 1.5
đinamo hoạt động?

90
Lời giải: Ở xe đạp có lắp đinamo để thắp sáng đèn nhưng chỉ có một
dây dẫn nối từ đinamo đến đèn mà đèn vẫn sáng vì dây thứ hai chính là khung
kim loại của xe.
Bài 1.6: Tại sao người ta không dùng đồng, chì, sắt… làm dây tóc
bóng đèn mà thường chỉ dùng vonfram để làm dây tóc bóng đèn?
Lời giải: Dây tóc bóng đèn thường làm bằng vonfram mà không làm
bằng đồng, chì, sắt… vì nhiệt độ nóng chảy của vonfram cao khoảng
33700 C còn của đồng khoảng 10800 C độ mà nhiệt độ của dây tóc bóng đèn
khi sáng khoảng 25000 C .
Bài 1.7: Việt Nam và nhiều nước sử dụng mạng lưới điện dân dụng
220V – 50 Hz trong khi Mỹ, Nhật Bản và một số nước sử dụng mạng lưới
điện dân dụng 110V- 60Hz, em hãy giải thích ưu nhược điểm của hai loại
lưới điện dân dụng này? Có ảnh hưởng như thế nào đến dây dẫn truyền tải?
Lời giải: Về cơ bản bất cứ điện áp nào cũng gây nguy hiểm đến tính
mạng con người, điện áp càng lớn thì càng nguy hiểm. Song điện áp 110V an
toàn hơn so với điện áp 220V.
Về hiệu quả kinh tế, dòng điện 110V có dòng điện mạnh hơn nhiều so
với 220V. Dòng điện 110V đòi hỏi đường dây, các trạm, cột dẫn điện phải có
chất lượng cao hơn nên chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng của điện áp 110V là
rất lớn.
Ngược lại, điện 220V dễ truyền tải hơn, hiệu suất cao hơn và có mức hao
hụt thấp hơn.
Thời gian đầu có rất nhiều quốc gia sử dụng điện áp 110V nhưng sau đó
đã chuyển sang sử dụng điện áp 220V để không phải chịu áp lực đầu tư cơ sở
vật chất quá lớn.

91
Bài 1.9: Gia đình em sử dụng nhiều bóng đèn có độ sáng khác nhau để
phù hợp với nhu cầu ánh sáng ở những nơi khác nhau. Đèn dây tóc có công
suất 60W sáng hơn đèn dây tóc có công suất 20W, em hãy giải thích đèn
nào có điện trở cao hơn.
Lời giải: Đèn có công suất lớn thì sáng hơn đèn có công suất nhỏ hơn vì
đèn sợi đốt sáng do dây tóc tỏa nhiệt nóng phát sáng, theo công thức tính
nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn Q  I 2 .R.t nên nhiệt lượng của đèn có công
suất lớn nhiều hơn đèn có công suất nhỏ nên điện trở của đèn 60W có điện trở
cao hơn đèn 20W.
Bài 1.10: Máy tính cầm tay Casio fx-570VN PLUS sử dụng pin 1,5V.
Điện trở của máy tính là 12k . Tính công suất pin truyền cho máy tính?
Lời giải: Máy tính cầm tay Casio fx-570VN PLUS sử dụng pin 1,5V.
Điện trở của máy tính là 12k .
Công suất pin truyền cho máy tính cầm tay:

2 1.52
P   1,875.104 (W)
R 12000
Bài B1.11: Gia đình bạn An có các thiết bị điện có cùng điện áp định
mức là 220V có công suất như sau: 6 bóng đèn 10W, 1 nồi cơm điện khi
hoạt động bình thường có công suất 1000W, 01 tủ lạnh có công suất tối đa
120W, 02 máy điều hòa không khí có công suất tối đa 900W, 01 ti vi có
công suất 70W, 01 bình nóng lạnh có công suất 2500W. Em hãy tư vấn và
giải thích cho bạn nên sử dụng cầu chì như thế nào để bảo vệ an toàn cho
các thiết bị trong gia đình bạn?
Lời giải: Tổng công suất tiêu thụ của gia đình bạn An nếu đồng thời sử
dụng các thiết bị điện trong gia đình:
P  6.10  1000  120W  2.900  70  2500  5550(W )

92
Để đảm bảo an toàn ta coi các thiết bị có hệ số công suất bằng 1, cường
độ dòng điện tính toán lớn nhất của các thiết bị điện là:
Pdm 5550
I tt    25,23( A)
U dm 220

Vậy để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong gia đình chúng ta
phải sử dụng loại cầu chì có cường độ dòng điện định mức của dây chảy lớn
hơn hoặc bằng cường độ dòng điện tính toán: I dc  I tt  I dc  25,23( A)

Bài B1.12: Một bóng đèn pha ô tô có điện trở 36  . Tính dòng điện
trong đèn khi được kết nối với ắc quy 12V?
Một bóng đèn pha ô tô có điện trở 36  . Dòng điện trong đèn khi được
kết nối với ắc quy 12V là:
 12 1
I   ( A)
R 36 3
Bài B1.13: Một bóng đèn có dây tóc làm bằng Vonfram có ghi chỉ số:
220V – 40W, biết Vonfram có hệ số nhiệt điện trở   4,5.103 ( K 1 ) và nhiệt

độ khi bóng đèn sáng bình thường là 2500o C , hãy tính điện trở của bóng đèn
ở nhiệt độ phòng 20o C ?
Lời giải: Điện trở của dây tóc bóng đèn khi đèn sáng bình thường là:

U2 2
U dm 2202
P R   1210()
R Pdm 40

Điện trở của dây tóc bóng đèn ở nhiệt độ phòng 20o C là:
R 1210
R  R0 1  (t  t0 )  R0    99,5066()
1  (t  t0 ) 1  4,5.103 (2500  20)
Bài B1.14: Một ắc quy xe máy được dán nhãn '50Ah'. điều này có
nghĩa là nó có thể cung cấp dòng điện 50A trong một giờ.

93
a. Pin có thể cung cấp dòng điện liên tục 200A trong bao lâu để khởi
động xe?
b. Hãy tính điện lượng dịch chuyển qua một điểm trong mạch trong thời
gian này?
Một ắc quy xe máy được dán nhãn '50Ah'. điều này có nghĩa là nó có thể
cung cấp dòng điện 50A trong một giờ.
Lời giải: a. Để khởi động xe ắc quy có thể cung cấp dòng điện liên tục
200A trong thời gian là:
I1.t1 50.1
I1.t1  I 2 .t2  t2    0,25(h)
I2 200

b. Điện lượng dịch chuyển qua một điểm trong mạch trong thời gian này là:

q  I .t  200.60.60  720.103 (C )

Bài C1.15: a, Dựng mạch điện như


hình 1.15. Thay thế đoạn kiểm tra bằng các
chất sau: các kim loại khác nhau, gỗ, khí,
Gummy cao su và các chất nhựa khác.
b, Lập bảng: chất liệu/đèn sáng/đèn
không sáng khi quan sát các trường hợp.
c. Gọt nhọn hai đầu bút chì mắc chúng
vào mạch điện hình 1, viết ra mô tả, hãy Hình 1.15
đoán xem ở ruột bút chì là chất liệu gì?
d. Hãy kể tên các chất liệu dẫn điện và không dẫn điện.
Lời giải: a. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm và thay thế lần lượt các
chất liệu vào mạch điện.

94
b. Lập bảng

STT Chất liệu Đèn sáng Đèn không sáng

1 Các kim loại khác nhau x

2 Gỗ khô x

3 Cao su x

4 Các chất nhựa x

c. Gọt nhọn hai đầu bút chì và mắc vào mạch thấy đèn vẫn sáng chứng
tỏ ruột bút chì làm bằng chất dẫn điện.
d. Lập bảng:

STT Chất dẫn điện Chất cách điện

Các kim loại, các dung dịch: Nhựa, cao su, gốm, sứ, thủy tinh,
muối, acid, bazơ,… nước tinh khiết,…

Bài A2.2: Hình 2.2 mô tả một chiếc


sục đun nước là một thiết bị đơn giản tự chế
dùng để đun sôi nước, nguyên liệu gồm có
02 dao lam, dây điện và que diêm đã bẻ đầu
(hoặc que gỗ) để tránh hiện tượng đoản
mạch.
a. Tại sao sục điện có thể đun sôi nước? Hình 2.2
b. Có nên sử dụng dụng cụ này để đun
nước trong sinh hoạt hằng ngày không? Vì sao?
Lời giải: a. Chiếc sục đun nước là một thiết bị đơn giản tự chế dùng để
đun sôi nước, nguyên liệu gồm có 02 dao lam, dây điện và que diêm đã bẻ
đầu (hoặc que gỗ) để tránh hiện tượng đoản mạch, sục điện có thể đun sôi
nước vì do đặc tính của dòng điện xoay chiều, điện trường giữa hai bản dao

95
lam đảo chiều liên tục làm các phân tử nước và tạp chất dao động va chạm với
nhau và sinh nhiệt do đó làm sôi nước.
b. Không nên sử dụng dụng cụ này trong sinh hoạt vì các lí do sau:
+ Độ tin cậy không cao, dễ xảy ra mất an toàn về điện gây nguy hiểm
như chập cháy, giật điện.
+ Hao phí điện năng lớn.
+ Trong nước sinh hoạt có lẫn nhiều tạp chất, trong quá trình sục điện
có thể bị điện phân thành các chất độc hại.
Bài A2.3: Vào những năm 1985, trên mảnh đất Nông trường Mộc
Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn là có ngôi trường thpt Thảo Nguyên khi đó
còn là trường vừa học vừa làm, học sinh ở nội trú vừa đi học vừa tăng gia sản
xuất. Vì điều kiện thiếu thốn nên học sinh ở đây đã chế sục điện để nấu cháo
ăn bằng cách sục gạo và nước chín xong rút điện và pha muối vào cho vừa để
ăn. Trong một lần cử một học sinh mới đảm nhiệm việc nấu cháo bằng sục
điện, học sinh này vừa nấu vừa cho muối vào để nấu, nhưng chỉ được một lúc
thì gây ra chập điện và cháy trong khu nội trú. Em hãy giải thích tại sao xảy ra
sự việc trên? Việc nấu cháo bằng sục điện như vậy có an toàn không?
Lời giải: Nguyên lí tại sao sục điện có thể đun sôi được nước và nấu
cháo chín đã được trình bày ở bài A2.2. Trong trường hợp đang sục mà cho
thêm muối vào cháo thì khi đó muối bị điện li tạo ra nhiều hạt tải điện khi đó
hai bản kim loại bị đoản mạch gây ra chập cháy. Việc sử dụng sục điện như
vậy không an toàn vì các lí do đã được trình bày ở bài A2.2.
Bài A2.4: Em hãy giải thích tại sao khi có mưa lớn gây ngập lụt thì
phải cắt điện?
Lời giải: Khi có mưa lớn gây ngập lụt thì cần phải cắt điện vì khi có mưa
giông gây ngập lụt có thể làm cành cây, biển quảng cáo … đổ xuống làm đứt

96
dây điện nếu có ngập nước sẽ truyền điện gây nguy hiểm, đôi khi do mạng
điện xuống cấp gây dò điện khi có ngập lụt cũng gây truyền điện gây nguy
hiểm cho người xung quanh.
Bài A2.5: Trong quá trình làm cột chống sét (Cột thu lôi), sau khi hoàn
thiện để kiểm tra độ tin cậy của công trình người ta hay dùng máy đo điện trở
đất, nếu điện trở đất quá cao thì phải kiểm tra lại hệ thống mối hàn, độ sâu cọc
sắt, dải nối đất… Và để gian lận trong việc này thợ làm cột chống sét thường
lén đổ nước pha muối vào chân tiếp đất của cột chống sét trước khi đo đạt.
Em hãy giải thích việc làm trên nhằm mục đích gì? Có ảnh hưởng đến chất
lượng công trình không?
Lời giải: Nguyên tắc của việc làm hệ thống chống sét và nơi tiếp đất phải
đảm bảo: Một là khả năng chống sét, hai là nếu sét đánh vào thì việc truyền
điện xuống đất phải đảm bảo nhanh chóng để giảm thiểu nguy hiểm. Vì vậy
khi làm hệ thống chống sét việc đo điện trở đất rất quan trọng để đảm bảo khả
năng dẫn điện của hệ thống chống sét ra đất xung quanh. Cũng vì lí do đó khi
làm các công trình chống sét để đảm bảo chỉ số điện trở đất nhỏ, các người
thợ lén đổ nước muối xung quanh chỗ tiếp đất để làm giảm điện trở đất do
muối ở dung dịch bị điện li thành các ion dương và ion âm nên sinh ra nhiều
hạt tải điện ở khu vực đo, làm giảm điện trở đất.
Việc làm này nguy hiểm vì khi đó việc đánh giá khả năng chống sét của
hệ thống bị sai lệch sẽ gây nguy hiểm khi xảy ra sự cố, mặt khác muối ăn mòn
kim loại cũng ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình.
Bài A2.6: Nhôm (Al) là một nguyên tố phổ biến thứ ba (sau ôxy và
silic) và là kim loại phổ biến nhất trên trái đất chiếm khoảng 8% khối lớp rắn
của trái đất. Nhôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới tính theo
số lượng và giá trị việc sử dụng nhôm chỉ đứng sau sắt (Fe). Tuy nhiên nhôm
lại hiếm trong dạng tự do, việc điều chế nhôm rất khó khăn cho đến năm 1886

97
với việc sáng chế ra quy trình điện phân để sản xuất nhôm thì nhôm mới trở
nên không đắt tiền và được sử dụng rộng rãi. Tại sao giá nhôm vẫn đắt mặc
dù là nguyên tố phổ biến?
Lời giải: Tại sao nhôm là nguyên tố phổ biến và được tách bởi quy trình
điện phân nhưng giá thành nhôm đắt vì để tách nhôm bởi quy trình này cần
nguồn điện lớn và ổn định và tiêu hao nhiều điện năng nên nhôm mặc dù phổ
biến nhưng giá thành vẫn cao.
Bài A2.7: Hiện nay ống
thép mạ kẽm (Hình 2.7) được
sử dụng nhiều trong xây dựng,
dân dụng…
a. Em hãy nêu ưu điểm
của thép mạ kẽm và so sánh
với thép không gỉ?
b. Tìm hiểu công nghệ
chế tạo thép mạ kẽm ứng dụng Hình 2.7
kiến thức Vật lí nào?
Lời giải: a) Những ưu điểm của thép mạ kẽm:
+ Chi phí sản xuất thấp
+ Chi phí bảo trì thấp, tính kinh tế cao trong dài hạn
+ Tuổi thọ dài
+ Độ bền cao
+ Lớp phủ bền
+ Bảo vệ tốt cấu trúc thép bên trong
+ Dễ kiểm tra, đánh giá
+ Rút ngắn thời gian chế tạo.

98
*So sánh thép không gỉ và thép mạ kẽm

Thép không gỉ Thép mạ kẽm

Giống nhau Đều có khả năng chống ăn mòn nên được sử dụng trong môi
trường ăn mòn

Thép không gỉ là thép được bổ Thép mạ kẽm là thép có phủ


sung thêm niken hoặc crom trên bề mặt một lớp kẽm để
nên hình thành lớp niken hay ngăn ngừa chống ăn mòn

Khác nhau crom oxit trên bề mặt thép

Thời gian chống ăn mòn dài Thời gian chống ăn mòn nhất
hơn định phụ thuộc vào lớp kẽm
trên bề mặt

Giá thành đắt hơn Giá thành rẻ hơn

b) Công nghệ chế tạo thép mạ kẽm ứng dụng kiến thức Vật lí là Dòng
điện trong chất điện phân.
Bài A2.8: Tại sao người có chân tay ướt lại dễ bị điện giật và nguy
hiểm hơn người có chân tay khô? Em hãy giải thích.
Lời giải: Người có chân tay ướt lại dễ bị điện giật và nguy hiểm hơn
người có chân tay khô vì mức độ điện giật của mỗi người khác nhau phụ
thuộc vào điện trở của mỗi người khác nhau, và với cùng một người thì điện
trở của người cũng có sự thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cơ thể và
cả tình trạng ướt của tay chân, trong khi người có chân tay khô thì điện trở
của người lớn còn khi chân tay ướt thì điện trở cơ thể giảm xuống nên rất dễ
bị giật, nguy hiểm đến tính mạng.
Bài A2.9: Tại sao dòng điện trong chất điện phân lại gây ra sự vận
chuyển các chất còn trong kim loại thì không?

99
Lời giải: Dòng điện trong chất điện phân gây ra sự vận chuyển các chất
vì các hạt tải điên trong chất điện phân là các ion nên khi trao đổi điện tích
các ion trở lại thành các chất ban đầu nên dòng điện trong chất điện phân có
sự vận chuyển các chất khác với dòng điện trong kim loại có các hạt tải điện
là các electron tự do.
Bài A2.10: Ắc quy là nguồn điện một chiều được sử dụng nhiều trong
thực tế, nếu một ắc quy bị mờ các ký hiệu cực dương và cực âm, làm thế nào
để xác định đúng các cực của ắc quy?
Lời giải: Có 5 cách đơn giản để xác định đúng các cực của ắcquy.
Cách 1: Dùng vôn kế
Mắc vôn kế vào hai cực ắc quy. Nếu kim quay theo chiều thuận (từ số 0
lên tới trị số nào đó theo chiều kim đồng hồ) thì cực đang nối với chốt (+)
(màu đỏ) của vôn kế là cực (+) của ắc quy và ngược lại.
Cách 2: Dùng ampe kế và một bóng đèn
Mắc ampe kế nỗi tiếp với đèn rồi mắc vào hai cực ăcquy. Đèn sẽ sáng và
kim ampe kế quay. Ampe kế cũng có chốt (+), (-) nên cách xác định cực
ăcquy như cách 1.
Cách 3: Dùng bình điện phân CuSO4 điện cực than
Mắc vào bình hai cực ăcquy. Sau một thời gian thấy đồng nguyên chất
màu đỏ nhạt bám vào thỏi than nào thì thỏi ấy đang nối với cực (-) của ăcquy.
Cách 4: Dùng ống dây và kim nam châm.
Nối ống dây vào hai cực ăc quy. Đưa kim nam châm lại gần đầu A của
ống dây, giả sử cực N của kim nam châm bị ống hút vào A thì A là cực của
ống dây, căn cứ vào chiều ống quấn dây của ống dây và dùng quy tắc cái đinh
ốc 2 để suy ra cực ăcquy. (Dòng điện có chiều từ cực (+) nguồn qua các vật
dẫn về cực âm của nguồn điện).

100
Cách 5: Dùng động cơ điện một chiều và một bộ pin (đã biết cực) mắc
động cơ vào bộ pin sao cho động cơ quay theo chiều cũ. Vì đã biết cực của bộ
pin nên có thể suy ra cực của ăcquy.
Bài A2.11: Hiện này để tăng năng suất trong chăn nuôi chuồng trại,
giảm một số bệnh trong chăn nuôi, các trang trại đã đầu tư hệ thống thiết bị
điện phân nước để tách thành hai dòng nước có tính kiềm để sử dụng cho gia
súc uống trong vòng 24h và dòng nước có tính acid để khử trùng và vệ sinh
chuồng trại. Em hãy giải thích cơ chế của thiết bị và ưu điểm của hệ thống
thiết bị này.
Lời giải: Cơ chế hệ thống điện phân nước trong chăn nuôi: Thiết bị sử
dụng nước giếng khoan đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn sạch. Sau đó chảy qua hệ
thống 2 điện cực âm và dương của máy, bị ion hóa mạnh và tách thành 2
dòng. Trong đó, 70% nước tính kiềm nhẹ chứa các ion âm, dùng để cho gia
súc uống trong vòng 24 giờ và 30% nước tính acid chứa các ion dương, dùng
để khử trùng và vệ sinh chuồng trại.
*Ưu điểm của hệ thống: vật nuôi trang trại thường ăn cao đạm, nên dễ
gặp vấn đề tiêu chảy, ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên nếu
uống nước tính kiềm, lợn giảm tiêu chảy, hấp thu dinh dưỡng tốt và lớn nhanh
hơn nhờ 3 tác động dưới đây:
- Tăng lợi khuẩn: Nước tính kiềm chứa các ion âm, khi vào đường ruột
sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn gram âm phát triển, lấn át các
hại khuẩn gram dương. Có thể ví các ion âm này như sữa chua hoặc một loại
men sinh học, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy.
- Trung hòa dịch vị dư: Dư acid dịch vị dạ dày là một trong những
nguyên nhân gây chướng bụng, tiêu chảy. Nước tính kiềm có khả năng trung
hòa các acid dư này, cân bằng độ pH đường ruột, giúp giảm các chứng rối
loạn tiêu hóa ở lợn.

101
- Vận chuyển dưỡng chất: Nước là dung môi vận chuyển các dưỡng chất
cho cơ thể và bài tiết các chất thải. Các hạt nước hoạt hóa tính kiềm có kích
thước phân tử nhỏ bằng một nửa nước thông thường (6 phân tử mỗi cluster so
với 13-14 phân tử mỗi cluster). Nhờ vậy, chúng mang dưỡng chất thẩm thấu
vào cơ thể dễ dàng, giúp vật nuôi hấp thu thức ăn tốt hơn.
Đối với 30% nước tính acid, chúng có khả năng oxy hóa (khoảng 0,5-
2,5mg clo mỗi lít). Chủ trang trại có thể tận dụng để dọn rửa, diệt khuẩn, khử
mùi chuồng trại, tạo môi trường trang trại lành mạnh cho gia súc phát triển
khỏe mạnh.
Bài B2.12: Một ống thép trơn rỗng có đường kính trong và ngoài lần
lượt 147mm, 150mm được phủ mạ kẽm theo tiêu chuẩn TCVN7665 với lớp
kẽm phủ trung bình là 10m , biết khối lượng riêng của kẽm là 7000kg / m3 ,
khối lượng mol nguyên tử của kẽm là 65g / mol , kẽm hóa trị 2. Nếu sử dụng
dòng điện chạy qua bể mạ kẽm có cường độ 100A, em hãy tính thời gian cần
thiết để mạ ống thép trên?
Lời giải: Tổng diện tích bề mặt ống thép cần mạ
S  S1  S2  2S3
 (d1  d 2 )h  2[( R22  R12 )]
 5,6(m2 )

Thể tích kẽm cần mạ

V  S . d  5,6.105 (m3 )

Khối lượng kẽm đã mạ ống thép


m  V .D  0.392(kg )  392(g)

Thời gian cần thiết để mạ ống thép là


1 A F .m.n
m . .I .t  t   11639( s)
F n A.I

102
Bài B2.13: Hình 2.10. Cho thấy sự
điện phân của đồng clorua.
a. + Vẽ lại sơ đồ, đánh dấu hướng theo
quy ước của dòng điện trong chất điện phân.
+ Đánh dấu hướng của dòng điện tử
trong các dây kết nối.
b. Trong khoảng thời gian 8 phút,
có 3,6.1016 ion Cl được trung hòa và giải Hình 2.10

phóng ở cực dương và 1,8.1016 ion Cu 2


được trung hòa và bám trên cực âm.
+ Tính tổng điện lượng đi qua chất điện phân trong thời gian này.
+ Tính cường độ dòng điện trong mạch

Lời giải: a. Cation Cu 2 dịch chuyển cùng chiều điện trường theo hướng
từ Anode đến Cathode còn Anion Cl  dịch chuyển ngược chiều điện trường
từ Cathode đến Anode.
b. Cả Cu 2 và Cl  đều tham gia vào quá trình dẫn điện nên tổng điện
lượng đi qua chất điện phân trong thời gian này là:

q  n1 e  n2 2e  (3,6.1016  2.1,8.1016 ).1,6.1019  0,01152(C )

Cường độ dòng điện chạy qua trong


mạch là:
q 0,01152
I   2,4.105 ( A)
t 8.60
Bài A3.1: Hình 3.1 là hình ảnh của
một thiết bị quan trọng trên xe máy và ô tô
Hình 3.1
sử dụng động cơ đốt trong. Em hãy gọi tên

103
và nêu ứng dụng vật lí nào đã được sử dụng để chế tạo thiết bị này.
Lời giải: Hình 3.1 là hình ảnh của thiết bị đánh lửa trên xe máy và ô tô
gọi là Bugi cung cấp tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong động
cơ.
Bugi được chế tạo dựa trên ứng dụng của dòng điện trong chất khí.
Bài A3.2:
Bảng 3.2. Khoảng cách an toàn phóng điện

Điện áp Đến 22 kV 35 kV 110kV 220 kV 500 kV

Khoảng
cách an
4,0 m 4,0 m 6,0 m 6,0 m 8,0 m
toàn phóng
điện

Bảng 3.2 là bảng khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được
quy định tại khoản 4 điều 51 của luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây
dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong
hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Em hãy giải thích mối quan hệ
giữa các chỉ số và trả lời câu hỏi tại sao phải có quy định này?
Lời giải: Như chúng ta đã biết, dòng điện nào cũng có thể gây nguy
hiểm đến con người, dòng điện có điện áp càng lớn thì càng nguy hiểm. Với
điện áp trung thế và cao thế còn nguy hiểm hơn vì dòng điện đủ mạnh để
phóng ra được tia lửa điện với khoảng cách nhất định và khoảng cách này
tăng theo điện áp. Do đó với điện áp trung thế và cao thế cần phải có khoảng
cách an toàn để tránh bị phóng điện.
Bài A3.4: Trong cơn mưa giông có sét (chớp) chúng ta thấy xuất hiện
“mùi” lạ, một số người so sánh giống mùi chlorine có trong bể bơi hay nước

104
máy ở thành phố hoặc với mấy loại hóa chất tẩy rửa vẫn thường sử dụng. Em
hãy giải thích “mùi” này do nguyên nhân nào và cơ chế hình thành như thế nào?
Lời giải: Không khí bao gồm 78% nitrogen, 20% là oxy, và 2% các loại
khí khác. Hai thành phần chính của không khí tồn tại dưới dạng phân tử,
chính là N 2 và O2 . Chớp lóe lên sẽ tạo ra nhiệt độ, tách mỗi liên kết giữa các
phân tử, tạo ra một nhóm nguyên tử N và O trôi nổi tự do.
Khi nhiệt độ hạ xuống, chúng sẽ gắn lại với nhau, tất nhiên vẫn còn sót
một vài nhóm. Cụ thể, các nguyên tử O sẽ kết hợp với phân tử O2 , tạo ra O3 –
khí ozone. Khi khí này được tạo ra ở mật độ đủ sẽ tạo ra mùi hương đặc trưng
khi sét đánh.
Khi trời sắp mưa, chúng ta thường ngửi thấy mùi giống mấy loại hóa
chất tẩy rửa. Đó chính là mùi ozone tạo ra. Thậm chí, khi ngửi mùi này,
chúng ta cảm thấy thư thái, sạch sẽ hơn bởi ozone cũng có tác dụng diệt
khuẩn. Ngay cả khi mưa không có sấm sét, bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi này.
Mặc dù mật độ ozone trong không khí chỉ khoảng 10 phần tỷ, thế nhưng mũi
con người vẫn cực nhảy cảm trong việc phát hiện mùi hương – đặc biệt là mùi
sấm sét.
Bài A3.5: Hình ảnh 3.5 là một hoạt
động chúng ta thường gặp trong thực tế. Em
hãy gọi tên hoạt động trên và giải thích ứng
dụng đã sử dụng trong hoạt động này? Nêu
thêm ứng dụng của hiện tượng này trong các
lĩnh vực khác mà em biết?
Hình 3.5
Lời giải: Hình ảnh 3.5 là hình ảnh hoạt
động hàn điện trong thực tế, ứng dụng hiện

105
tượng hồ quang điện của dòng điện trong chất khí. Hồ quang điện còn được
ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng, luyện thép, nấu kim loại…
Bài B3.6: Trong một cơn bão một tia sét đánh có dòng điện trung bình
30kA, tồn tại trong 2000 s . Hãy tính điện lượng dịch chuyển trong quá quá
trình này?
Lời giải: Điện lượng dịch chuyển trong quá trình phóng tia sét:
q
ADCT: I   q  I .t  30.103.2000.106  60(C )
t
Bài C3.7:

Hình 3.7

Dựng mạnh điện như sơ đồ và mạch rút gọn hình 3.7 , lần lượt dùng
ngọn lửa đèn cồn để đốt không khí giữa hai bản cực kim loại, kéo ngọn lửa
đèn cồn ra xa nhưng thổi hơi nóng vào, thay đèn cồn bằng đèn hơi thủy ngân
chiếu vào giữa hai bản cực.
a. Vẽ bảng ghi ra sự quan sát đèn cồn, hơi nóng đèn cồn, đèn hơi thủy
ngân/giá trị đo điện kế G.
b. Rút ra kết luận về sự dẫn điện của không khí ở điều kiện thường.
Lời giải: a. Học sinh làm thí nghiệm hoàn thành bảng nhận xét.

106
Các tác động Giá trị đo điện kế G

Không khí điều kiện thường Chỉ số 0

Đèn cồn Lệch đáng kể khỏi vị trí số 0

Hơi nóng đèn cồn Vẫn bị lệch khỏi vị trí số 0

Đèn hơi thủy ngân Lệch đáng kể khỏi vị trí số 0

b. Ở điều kiện thường, không khí là chất cách điện, tuy nhiên khi chịu
tác động của các tác nhân ion hóa như ngọn lửa đèn cồn, đèn hơi thủy ngân
thì sẽ dẫn điện ít nhiều.
Bài A4.1:

Hình 4.1

Hình 4.1 là hoạt động sạc điện thoại và hình ảnh thật của pin điện thoại,
chúng ta đều biết nguồn điện cắm sạc là nguồn điện xoay chiều nhưng điện
thoại lại sử dụng nguồn điện một chiều, vậy để sạc được pin cho điện thoại thì
bộ sạc phải có chức năng gì? Linh kiện điện tử nào thực hiện chức năng này?
Lời giải: Để sạc được điện cho điện thoại thì bộ sạc phải có chức năng
chuyển từ dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Để thực hiện
chức năng này dùng điôt bán dẫn.

107
Bài A4.2: Hình 4.2 là hình
ảnh thực tế mạch điện và 8 linh kiện
trên mạch điện của một củ sạc điện
thoại, em hãy nhận diện linh kiện có
chức năng chỉnh lưu dòng điện xoay
chiều thành dòng điện một chiều?
Lời giải: Trên hình 4.2 linh
kiện số 1 là điôt bán dẫn có chức
năng chỉnh lưu dòng điện xoay
chiều thành dòng điện một chiều.
Hình 4.2
Bài A4.3: Em hãy kể tên các
4.12 0.1
thiết bị điện gia đình em đang sử dụng có ứng dụng của diode bán dẫn thực
hiện chức năng chỉnh lưu dòng điện?
Lời giải: Trong các thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt gia đình, hầu hết
các thiết bị điện tử như vô tuyến, máy vi tính, củ sạc điện thoại… đều có sử
dụng điôt bán dẫn, ít nhất là ở mạch nguồn, khối nguồn. Ngoài ra điôt bán dẫn
còn được sử dụng ở bộ sạc điện cho ăc quy, quạt thổi bếp dùng mô tơ điện.
Bài A4.4: Hình 4.3 là hình ảnh một
máy tính sử dụng năng lượng mặt trời, em
hãy nhận diện linh kiện nào tạo ra năng lượng
cho máy tính hoạt động được? Linh kiện này
biến đổi năng lượng như thế nào? Em hãy kể
tên các ứng dụng của linh kiện này trong thực
tế đời sống mà em biết.
Lời giải: Trong một số loại máy tính cầm
tay sử dụng năng lượng mặt trời, pin mặt trời

Hình 4.4
108
là linh kiện cung cấp năng lượng cho máy tính hoạt động và điện được tích lũy
trong một pin lithium để máy hoạt động khi không có ánh sáng mặt trời. Pin
mặt trời biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Hiện nay pin mặt trời ngày càng được sử dụng rộng rãi được coi là
nguồn năng lượng sạch, pin mặt trời cung cấp năng lượng cho các vệ tinh
nhân tạo hoạt động ngoài không gian, cung cấp điện năng cho các vùng xa xôi
hẻo lánh chưa có điện lưới. Thời gian gần đây ngành điện lực hỗ trợ các hộ
gia đình lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên mái nhà, vừa phục vụ nhu cầu điện
của gia đình vừa có thể bán lượng điện dư thừa cho ngành điện lực. Trên thế
giới còn chế tạo ô tô, máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời.
Bài B4.5: Ở nhiệt độ phòng, trong bán dẫn Si tinh khiết có số cặp điện
tử – lỗ trống bằng 10-13 lần số nguyên tử Si. Số hạt mang điện có trong 2 mol
nguyên tử Si là bao nhiêu?
Lời giải: Số nguyên tử Si có trong 2 mol là

N Si  n.N A  2.6.023.1023  1,204.1024 (Nguyên tử)

Số cặp điện tử – lỗ trống có trong 2 mol Si

N  N Si .1013  1,204.1024.1013  1.204.1011

109
PHỤ LỤC 3
BẢNG TIỂU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HÀNH VI NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bảng tiêu chí đánh giá NL GQVĐ trong bài:
Dòng điện trong kim loại

Năng lực Mức độ biểu hiện


Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

1. Tìm hiểu 1.1. Tìm hiểu Trình bày Giải thích Phân tích,
vấn đề tình huống được bản hiện tượng giải thích
1.2. Phát hiện chất của dòng xảy ra từ hiện tượng
ra vấn đề điện trong thông tin bài xảy ra từ

1.3. Phát biểu kim loại. tập là sự liên thông tin bài

được vấn đề quan đến bản tập là sự liên


liên quan đến chất dòng quan đến bản

dòng điện điện trong chất dòng

trong kim loại kim loại và điện trong


làm rõ vấn đề kim loại và
cần giải làm rõ vấn đề
quyết. cần giải
quyết.

2. Đề xuất 2.1. Diễn đạt Diễn đạt lại Diễn đạt lại Diễn đạt lại
giải pháp lại tình huống được bản được bản chất được bản chất
bằng ngôn ngữ chất dòng dòng điện dòng điện
của chính mình điện trong trong kim loại trong kim loại
2.2. Tìm kiếm kim loại bằng trong đó có trong đó có
các thông tin cách đơn biểu diễn biểu diễn

110
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
liên quan đến giản, bước chiều chuyển chiều chuyển
dòng điện đầu biết thu dời của các dời của các
trong kim loại thập thông tin hạt tải điện so hạt tải điện so
2.3. Đề xuất về kiến thức với chiều quy với chiều quy
giải pháp giải và phương ước dòng ước dòng
quyết bài tập. pháp cần sử điện trong điện trong
dụng. mạch sử dụng mạch sử dụng
kí hiệu, hình kí hiệu, hình
vẽ. Lựa chọn vẽ một cách
được nguồn linh hoạt và
thông tin về thiết lập mối
kiến thức và liên hệ giữa
phương pháp các đại lượng
cần sử dụng, xuất hiện
đưa ra được trong hiện
phương án tượng để giải
giải quyết. quyết tình
huống. Lựa
chọn được
toàn bộ các
nguồn thông
tin về kiến
thức và
phương pháp

111
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
cần sử dụng,
lựa chọn
được phương
án tối ưu.

3. Thực hiện 3.1. Lập kế Phân tích giải Phân tích giải Phân tích giải
giải pháp hoạch cụ thể pháp thành kế pháp thành kế pháp thành kế
giải quyết 3.2. Thực hiện hoạch thực hoạch thực hoạch thực
vấn đề giải pháp hiện cụ thể, hiện cụ thể, hiện cụ thể,

3.3. Đánh giá, diễn đạt lại diễn đạt lại thuyết minh
điều chỉnh các bằng văn bản, bằng văn bản, lại bằng văn
bước sử dụng sử dụng bản sơ đồ, hình bản, sơ đồ,
định nghĩa và chất dòng vẽ, sử dụng hình vẽ, sử

công thức điện điện trong bản chất dòng dụng bản chất

trở, điện trở kim loại và điện trong dòng điện

suất của kim các công thức kim loại và trong kim loại
loại theo nhiệt tính toán để các công thức và các công
độ và suất điện giải thích các tính toán để thức tính toán
động nhiệt hiện tượng giải thích các để giải thích

điện để giải liên quan đến hiện tượng các hiện

quyết vấn đề. dòng điện liên quan đến tượng liên
trong kim dòng điện quan đến
loại, phát trong kim dòng điện
hiện ra sai loại, phát hiện trong kim
sót, khó khăn. ra sai sót, khó loại, phát hiện

112
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
khăn và đưa ra sai sót, khó
ra điều chỉnh. khăn, đưa ra
điều chỉnh và
thực hiện.

4. Đánh giá 4.1. Đánh giá Đánh giá kết Đánh giá kết Đánh giá kết
việc giải quá trình giải quả thu được quả thu được quả thu được
quyết vấn quyết vấn đề, với đáp số bài với đáp số bài với đáp số bài
đề, phát đánh giá kết tập và rút ra tập và cho kết tập, tìm cách
hiện vấn đề quả thu được kết luận. quả chính giải bài tập
mới với đáp số bài xác, xem xét theo hướng
tập kết quả thu mới nhanh,
4.2. Phát hiện được trong gọn và hiệu
vấn đề cần tình huống quả hơn. Vận
giải quyết mới và phát dụng kết quả
mới. Đề xuất hiện khó thu được
cách giải mới khăn, vướng trong tình
và vận dụng mắc, tìm cách huống mới,
lời giải vào các giải bài tập phát hiện khó
bài tập mới. theo hướng khăn, vướng
mới nhanh, mắc.
gọn và hiệu
quả hơn.

113
Bảng tiêu chí đánh giá NL GQVĐ trong bài :
Dòng điện trong chất khí

Năng lực Mức độ biểu hiện


Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

1. Tìm hiểu 1.1. Tìm hiểu Trình bày Giải thích Phân tích,
vấn đề tình huống được bản hiện tượng giải thích
1.2. Phát hiện chất của dòng xảy ra từ hiện tượng
ra vấn đề điện trong thông tin bài xảy ra từ

1.3. Phát biểu chất khí. tập là sự liên thông tin bài

được vấn đề quan đến bản tập là sự liên

liên quan đến chất dòng quan đến bản


dòng điện điện trong chất dòng
trong chất khí chất khí và điện trong
làm rõ vấn đề chất khí và
cần giải làm rõ vấn đề
quyết. cần giải
quyết.

2. Đề xuất 2.1. Diễn đạt Diễn đạt lại Diễn đạt lại Diễn đạt lại
giải pháp lại tình huống được bản được bản chất được bản chất
bằng ngôn ngữ chất dòng dòng điện dòng điện
của chính mình điện trong trong chất khí trong chất khí
2.2. Tìm kiếm chất khí bằng trong đó có trong đó có
các thông tin cách đơn biểu diễn biểu diễn
liên quan đến giản, bước chiều chuyển chiều chuyển
dòng điện đầu biết thu dời của các dời của các
trong chất khí thập thông tin hạt tải điện so hạt tải điện so

114
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
2.3. Đề xuất về kiến thức với chiều quy với chiều quy
giải pháp giải và phương ước dòng ước dòng
quyết bài tập. pháp cần sử điện trong điện trong
dụng. mạch sử dụng mạch sử dụng
kí hiệu, hình kí hiệu, hình
vẽ. Lựa chọn vẽ một cách
được nguồn linh hoạt và
thông tin về thiết lập mối
kiến thức và liên hệ giữa
phương pháp các đại lượng
cần sử dụng, xuất hiện
đưa ra được trong hiện
phương án tượng để giải
giải quyết. quyết tình
huống. Lựa
chọn được
toàn bộ các
nguồn thông
tin về kiến
thức và
phương pháp
cần sử dụng,
lựa chọn
được phương

115
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
án tối ưu.

3. Thực hiện 3.1. Lập kế Phân tích giải Phân tích giải Phân tích giải
giải pháp hoạch cụ thể pháp thành kế pháp thành kế pháp thành kế
giải quyết 3.2. Thực hiện hoạch thực hoạch thực hoạch thực
vấn đề giải pháp hiện cụ thể, hiện cụ thể, hiện cụ thể,

3.3. Đánh giá, diễn đạt lại diễn đạt lại thuyết minh
điều chỉnh các bằng văn bản, bằng văn bản, lại bằng văn
bước sử dụng sử dụng bản sơ đồ, hình bản, sơ đồ,
định nghĩa, bản chất dòng vẽ, sử dụng hình vẽ, sử

chất dòng điện điện trong bản chất dòng dụng bản chất

trong chất khí chất khí để điện trong dòng điện


và các kiểu giải thích các chất khí để trong chất khí
phóng điện tự hiện tượng giải thích các để giải thích

lực thường gặp liên quan đến hiện tượng các hiện

để giải quyết dòng điện liên quan đến tượng liên

vấn đề. trong chất dòng điện quan đến


khí, phát hiện trong chất dòng điện
ra sai sót, khó khí, phát hiện trong chất
khăn. ra sai sót, khó khí, phát hiện
khăn và đưa ra sai sót, khó
ra điều chỉnh. khăn, đưa ra
điều chỉnh và
thực hiện.

4. Đánh giá 4.1. Đánh giá Đánh giá kết Đánh giá kết Đánh giá kết

116
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
việc giải quá trình giải quả thu được quả thu được quả thu được
quyết vấn quyết vấn đề, với đáp số bài với đáp số bài với đáp số bài
đề, phát đánh giá kết tập và rút ra tập và cho kết tập, tìm cách
hiện vấn đề quả thu được kết luận. quả chính giải bài tập
mới với đáp số bài xác, xem xét theo hướng
tập kết quả thu mới nhanh,
4.2. Phát hiện được trong gọn và hiệu
vấn đề cần tình huống quả hơn. Vận
giải quyết mới và phát dụng kết quả
mới. Đề xuất hiện khó thu được
cách giải mới khăn, vướng trong tình
và vận dụng mắc, tìm cách huống mới,
lời giải vào các giải bài tập phát hiện khó
bài tập mới. theo hướng khăn, vướng
mới nhanh, mắc.
gọn và hiệu
quả hơn.

Bảng tiêu chí đánh giá NL GQVĐ trong bài :


Dòng điện trong chất bán dẫn

Năng lực Mức độ biểu hiện


Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

1. Tìm hiểu 1.1. Tìm hiểu Trình bày Giải thích Phân tích,
vấn đề tình huống được bản hiện tượng giải thích

117
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
1.2. Phát hiện chất của dòng xảy ra từ hiện tượng
ra vấn đề điện trong thông tin bài xảy ra từ
1.3. Phát biểu chất bán dẫn. tập là sự liên thông tin bài
được vấn đề quan đến bản tập là sự liên
liên quan đến chất dòng quan đến bản
dòng điện điện trong chất dòng
trong chất bán chất bán dẫn điện trong
dẫn và làm rõ vấn chất bán dẫn
đề cần giải và làm rõ vấn
quyết. đề cần giải
quyết.

2. Đề xuất 2.1. Diễn đạt Diễn đạt lại Diễn đạt lại Diễn đạt lại
giải pháp lại tình huống được bản được bản chất được bản chất
bằng ngôn ngữ chất dòng dòng điện dòng điện
của chính mình điện trong trong chất trong chất
2.2. Tìm kiếm chất bán dẫn bán dẫn trong bán dẫn trong
các thông tin bằng cách đó có biểu đó có biểu
liên quan đến đơn giản, diễn chiều diễn chiều
dòng điện bước đầu biết chuyển dời chuyển dời
trong chất bán thu thập của các hạt tải của các hạt tải
dẫn thông tin về điện so với điện so với

2.3. Đề xuất kiến thức và chiều quy ước chiều quy ước
giải pháp giải phương pháp dòng điện dòng điện

quyết bài tập. cần sử dụng. trong mạch trong mạch

118
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
sử dụng kí sử dụng kí
hiệu, hình vẽ. hiệu, hình vẽ
Lựa chọn một cách linh
được nguồn hoạt và thiết
thông tin về lập mối liên
kiến thức và hệ giữa các
phương pháp đại lượng
cần sử dụng, xuất hiện
đưa ra được trong hiện
phương án tượng để giải
giải quyết. quyết tình
huống. Lựa
chọn được
toàn bộ các
nguồn thông
tin về kiến
thức và
phương pháp
cần sử dụng,
lựa chọn
được phương
án tối ưu.

3. Thực hiện 3.1. Lập kế Phân tích giải Phân tích giải Phân tích giải
giải pháp hoạch cụ thể pháp thành kế pháp thành kế pháp thành kế

119
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
giải quyết 3.2. Thực hiện hoạch thực hoạch thực hoạch thực
vấn đề giải pháp hiện cụ thể, hiện cụ thể, hiện cụ thể,
3.3. Đánh giá, diễn đạt lại diễn đạt lại thuyết minh
điều chỉnh các bằng văn bản, bằng văn bản, lại bằng văn
bước sử dụng sử dụng bản sơ đồ, hình bản, sơ đồ,
định nghĩa, bản chất dòng vẽ, sử dụng hình vẽ, sử
chất dòng điện điện trong bản chất dòng dụng bản chất
trong chất bán chất bán dẫn điện trong dòng điện
dẫn để giải để giải thích chất bán dẫn trong chất
quyết vấn đề. các hiện để giải thích bán dẫn để
tượng liên các hiện giải thích các
quan đến tượng liên hiện tượng
dòng điện quan đến liên quan đến
trong chất dòng điện dòng điện
bán dẫn, phát trong chất trong chất
hiện ra sai bán dẫn, phát bán dẫn, phát
sót, khó khăn. hiện ra sai hiện ra sai
sót, khó khăn sót, khó khăn,
và đưa ra điều đưa ra điều
chỉnh. chỉnh và thực
hiện.

4. Đánh giá 4.1. Đánh giá Đánh giá kết Đánh giá kết Đánh giá kết
việc giải quá trình giải quả thu được quả thu được quả thu được
quyết vấn quyết vấn đề, với đáp số bài với đáp số bài với đáp số bài

120
Năng lực Mức độ biểu hiện
Chỉ số hành vi
thành tố Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
đề, phát đánh giá kết tập và rút ra tập và cho kết tập, tìm cách
hiện vấn đề quả thu được kết luận. quả chính giải bài tập
mới với đáp số bài xác, xem xét theo hướng
tập kết quả thu mới nhanh,
4.2. Phát hiện được trong gọn và hiệu
vấn đề cần tình huống quả hơn. Vận
giải quyết mới và phát dụng kết quả
mới. Đề xuất hiện khó thu được
cách giải mới khăn, vướng trong tình
và vận dụng mắc, tìm cách huống mới,
lời giải vào các giải bài tập phát hiện khó
bài tập mới. theo hướng khăn, vướng
mới nhanh, mắc.
gọn và hiệu
quả hơn.

121
PHỤ LỤC 4
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BÀI 1. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của kim loại về mặt điện và điện trở.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong kim loại.
- Viết và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức sự phụ
thuộc của suất điện động vào nhiệt độ.
- Phát biểu được khái niệm cơ bản về hiện tượng siêu dẫn.
- Nêu được cấu tạo cặp nhiệt điện và nêu được sự phụ thuộc của suất
nhiệt điện động vào các yếu tố.
2. Kỹ năng
+ Quan sát và dự đoán được bản chất dòng điện trong kim loại thông qua
các hiện tượng trong thí nghiệm, bài tập.
+ Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của dòng
điện trong kim loại và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
3. Thái độ
- Tích cực, chủ động trong xây dựng kiến thức mới và trong quá trình
học tập.
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thao tác
thí nghiệm và hoạt động nhóm.
- Ý thức được vai trò quan trọng của việc áp dụng các kiến thức về dòng
điện trong chất điện phân trong đời sống thường ngày.

122
4. Năng lực
- Đề xuất vấn đề hạt tải điện trong dòng điện trong kim loại là hạt nào.
- Đưa ra được giả thuyết kiểm tra bản chất hạt tải điện trong kim loại.
- Vận dụng kiến thức về dòng điện trong kim loại để giải thích các hiện
tượng trong thực tế và làm các bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Chuẩn bị thí nghiệm bài tập C1.15 và các thí nghiệm trong SGK
+ Chuẩn bị thí nghiệm về cặp nhiệt điện.
2. Học sinh
Ôn lại :
+ Phần nói về tính dẫn điện của kim loại trong sgk lớp 9.
+ Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức:

Lớp Ngày, tháng Kiểm diện

2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong kim loại.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được bản chất dòng điện trong kim
loại và vận dụng giải thích các ứng dụng thường gặp của dòng điện trong
kim loại
a. Đề xuất vấn đề
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập C1.15

123
a, Dựng mạch điện như hình 1. Thay
thế đoạn kiểm tra bằng các chất sau: các
kim loại khác nhau, gỗ, khí, cao su và các
chất nhựa khác.
b, Lập bảng: chất liệu/đèn sáng/đèn
không sáng khi quan sát các trường hợp.
c. Gọt nhọn hai đầu bút chì mắc chúng
vào mạch điện hình 1, viết ra mô tả, hãy đoán Hình 1
xem ở ruột bút chì là chất liệu gì?
d. Hãy kể tên các chất liệu dẫn điện và không dẫn điện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh chia nhóm - Thực hiện thí nghiệm theo các bước
làm thì nghiệm bài tập C1.15 dưới sự giám sát của giáo viên
* Mâu thuẫn đặt ra trong tình
huống:
- Các vật (chất) xung quanh chúng ta
chia làm hai loại vật (chất) dẫn điện
và vật (chất) cách điện.
- Nhận biết vật (chất) dẫn điện và vật
- Giáo viên kết luận và dẫn vào bài (chất) cách điện trong thực tế như thế
mới: Tất cả thí nghiệm trên đều liên nào? ứng dụng ra sao?
quan đến hiện tượng dòng điện trong
kim loại. Vậy bản chất dòng điện
trong kim loại là gì? Chúng ta cùng đi
tìm hiểu.

124
b. Nghiên cứu vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn học sinh tìm ra bản * Nghiên cứu bản chất vấn đề
chất vấn đề
- Giáo viên cho học sinh dựa vào - Học sinh thảo luận để tìm vị trí các
bảng hệ thống tuần hoàn để nhận diện nguyên tố kim loại trong bảng hệ
kim loại nằm trong phân nhóm nào? thống tuần hoàn và chỉ ra đặc điểm về
Đặc điểm hóa trị của kim loại? hóa trị của kim loại .
- Giáo viên đưa ra câu hỏi: Tại sao - Học sinh suy nghĩ, trả lời.
kim loại được sử dụng nhiều trong
việc truyền tải và sử dụng điện năng,
tính dẫn điện của kim loại phụ thuộc
vào những yếu tố nào?
c. Giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn học sinh tìm ra giải pháp * Tìm ra giải pháp giải quyết
giải quyết vấn đề vấn đề
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi, yêu cầu học - Học sinh hoạt động nhóm để trả
sinh hoạt động theo nhóm đôi, nghiên cứu lời các câu hỏi đã đề ra, tiếp thu
SGK để trả lời câu hỏi: kiến thức.
+ Các hạt tải điện trong kim loại là các hạt
nào ?
+ Khí Electron tự do trong kim loại là gì ?
+ Bản chất dòng điện trong kim loại là gì ?
+ Nguyên nhân gây ra điện trở của kim
loại là gì ?

125
d. Vận dụng
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
- Giáo viên nêu một số câu hỏi có nội - Học sinh suy nghĩ câu trả lời và điền
dung thực tiễn và yêu cầu học sinh trả vào phiếu học tập.
lời vào phiếu học tập: bài A1.1, A1.2, - Học sinh theo dõi, lắng nghe và rút
A1.3. kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại
theo nhiệt độ.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được quy luật phụ thuộc của điện trở
(điện trở suất) của kim loại theo nhiệt độ, giải thích được sự phụ thuộc theo
nhiệt độ của chúng theo bản chất dòng điện trong kim loại và nguyên nhân
gây ra điện trở của kim loại.
a. Đề xuất vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm 1 - Học sinh làm thí nghiệm dưới sự
thí nghiệm đơn giản: Mắc một mạch giám sát của giáo viên.
điện gồm một bộ Pin, một dây dẫn
kim loại và một ampe kế. Học sinh - Nhận xét số chỉ Ampe kế khi chưa
nhận xét số chỉ Ampe kế khi chưa đốt đốt nóng sợi dây và sau khi đốt nóng.
nóng sợi dây và sau khi đốt nóng
- Giáo viên đưa ra câu hỏi: chỉ số * Mâu thuẫn đặt ra trong tình
Ampe kế thay đổi chứng tỏ điện trở huống:
của dây dẫn kim loại thay đổi theo - Từ kết quả thí nghiệm, HS sẽ phát
nhiệt độ, sự thay đổi này tuân theo hiện ra mâu thuẫn: Theo công thức
quy luật nào? l
tính điện trở R   , vậy khi nhiệt
S
độ tăng thì đại lượng nào sẽ thay đổi?

126
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ, liên
nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại? tưởng.
- Cho học sinh nhắc lại công thức tính
cường độ dòng điện trong mạch?
- Cường độ dòng điện trong mạch giảm
chứng tỏ điều gì?
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh đồ - Học sinh hoạt động nhóm đôi theo
thị biểu diễn sự biến thiên của điện trở yêu cầu của giáo viên để trả lời các
suất của kim loại theo nhiệt độ, yêu cầu câu hỏi.
học sinh vận dụng kiến thức toán học để - Trình bày kết quả hoạt động nhóm
nhận xét sự phụ thuộc của điện trở suất và nhận xét, bổ sung kết quả của các
theo nhiệt độ tuân theo hàm số nào? nhóm bạn.
- Giáo viên nhận xét, tổng quát lại sự phụ
thuộc của điện trở suất của kim loại theo
nhiệt độ và mở rộng với sự phụ thuộc của
điện trở kim loại theo nhiệt độ - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
c. Vận dụng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Học sinh hoạt động nhóm hoàn
nhóm trên phiếu học tập làm bài tập thành phiếu học tập theo yêu cầu của
A1.4, A1.6. giáo viên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện
tượng siêu dẫn.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm điện trở của kim loại ở
nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn. Thấy được vai trò, hướng phát triển ứng
dụng của hiện tượng siêu dẫn

127
a. Đề xuất vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh dựa vào đồ - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo
thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện viên
trở suất của kim loại theo nhiệt độ, - Học sinh lắng nghe, liên tưởng
nhận xét điện trở suất của kim loại
khi nhiệt độ thấp?
- Cho học sinh tìm hiểu bài toán hao * Mâu thuẫn đặt ra trong tình
phí điện năng xảy ra khi truyền tải huống:
điện năng. - Truyền tải điện năng sẽ có hao phí
- Đặt ra câu hỏi: truyền tải điện năng trên đường dây truyền tải do điện trở
sẽ không có hao phí khi điện trở dây của dây dẫn, vậy có chất nào làm dây
dẫn bằng 0, vậy chất nào có điện trở dẫn điện mà không gây hao phí trên
bằng 0? Điều kiện xảy ra là gì? đường dây truyền tải không? Những
chất này là gì?
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
nhóm nghiên cứu SGK để trả lời các - Cử đại diện nhóm lên trình bày ứng
câu hỏi dụng của dòng điên trong chất điện
+ Điện trở của đa số các kim loại phụ phân.
thuộc vào nhiệt độ như thế nào ? - Nhận xét phần bài làm của các
+ Đối với một số kim loại đặc biệt nhóm khác.
như: Hg; Pb..và một số hợp kim như
Nb3Sn ; Nb3Ge…khi nhiệt độ thấp
hơn một nhiệt độ tới hạn nào đó thì
điện trở của chúng sẽ như thế nào ?

128
c. Vận dụng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm - Học sinh suy nghĩ, thảo luận và tìm
hiểu mở rộng ứng dụng của hiện thông tin.
tượng siêu dẫn.
- Giáo viên cho học sinh trả lời câu - Thực hiện yêu cầu của giáo viên
hỏi C2 trong SGK.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng nhiệt điện.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được hiện tượng nhiệt điện và những
ứng dụng của hiện tượng này trong thực tế.
a. Đề xuất vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh nêu ra những - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo
cách thức đo nhiệt độ thường gặp. viên
- Giáo viên giới thiệu về ngành công
nghiệp luyện kim của tỉnh Thái - Học sinh lắng nghe, liên tưởng
Nguyên, đặt ra câu hỏi làm thế nào để
có thể đo nhiệt độ trong lò nung kim
loại đang hoạt động? * Mâu thuẫn đặt ra trong tình
huống:
- Nhiệt độ trong lò nung kim loại rất
cao không thể đo trực tiếp được vậy
có cách nào đo gián tiếp được nhiệt
độ trong lò nung kim loại?

129
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
nhóm làm thí nghiệm với cặp nhiệt - Cử đại diện nhóm lên trình bày ứng
điện. yêu cầu học sinh quan sát, nhận dụng của dòng điên trong chất điện
xét số chỉ của cặp nhiệt điện khi một phân.
đầu mối hàn cặp nhiệt điện bị nung - Nhận xét phần bài làm của các
nóng và đầu kia nhúng trong nước đá. nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét, khái quát kiến - Lắng nghe, ghi nhớ.
thức.
- Giới thiệu một số cặp nhiệt điện
thường dùng
c. Vận dụng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm - Học sinh suy nghĩ, thảo luận và tìm
hiểu thêm một số ứng dụng của hiện thông tin.
tượng nhiệt điện.
Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
-Tóm tắc các kiến thức quan trọng -Lắng nghe
-BTVN: từ 5 đến 9 trang 78 sgk và -Nhận nhiệm vụ học tập
các bài tập A1.5, A1.7, A1.8, A1.10,
B1.11, B1.12, B1.13, B1.14 .

130
BÀI 3. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực và sưu dẫn điện tự lực trong
chất khí.
+ Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong không
khí là hồ quang điện và tia lửa điện.
+ Trình bày được các ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong
chất khí
2. Kỹ năng:
-Giải thích được các hiện tượng sét; hồ quang điện ….. và hiểu được ảnh
hưởng của nó đến đời sống
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong xây dựng kiến thức mới và trong quá trình
học tập.
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thao tác
thí nghiệm và hoạt động nhóm.
- Ý thức được vai trò quan trọng của việc áp dụng các kiến thức về dòng
điện trong chất điện phân trong đời sống thường ngày.
4. Năng lực:
- Đề xuất vấn đề hạt tải điện trong dòng điện trong chất khí có thể là
những hạt nào.
- Vận dụng kiến thức về bản chất dòng điện trong chất khí để giải thích
các hiện tượng liên quan trong thực tế và vận dụng làm các bài tập liên quan.

131
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
+ Chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm để làm các thí nghiệm.
2. Học sinh:
+ Ôn lại khái niệm dòng điện trong các môi trường, là dòng các điện tích
chuyển động có hướng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức:

Lớp Ngày, tháng Kiểm diện

2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cách điện của chất khí và sự dẫn điện của
chất khí ở điều kiện thường.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được chất khí là môi trường cách điện
và trong một số điều kiện nhất định chất khí ít nhiều dẫn được điện.
a. Đề xuất vấn đề
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập C3.7

Hình 3.7
132
Dựng mạnh điện như sơ đồ và mạch rút gọn hình 3.7 , lần lượt dùng
ngọn lửa đèn cồn để đốt không khí giữa hai bản cực kim loại, kéo ngọn lửa
đèn cồn ra xa nhưng thổi hơi nóng vào, thay đèn cồn bằng đèn hơi thủy ngân
chiếu vào giữa hai bản cực.
a. Vẽ bảng ghi ra sự quan sát đèn cồn, hơi nóng đèn cồn, đèn hơi thủy
ngân/giá trị đo điện kế G.
b. Rút ra kết luận về sự dẫn điện của không khí ở điều kiện thường.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh chia nhóm - Thực hiện thí nghiệm theo các bước
làm thì nghiệm bài tập C3.7 dưới sự giám sát của giáo viên
* Mâu thuẫn đặt ra trong tình
huống:
- Bình thường không khí là môi
trường cách điện nhưng khi có tác
- Giáo viên kết luận và dẫn vào bài động của ngọn lửa đèn cồn hay đèn
mới: Tất cả thí nghiệm trên đều liên hơi thủy ngân thì trở lên dẫn điện, các
quan đến hiện tượng dòng điện trong tác động trên đã tạo ra hạt tải điện
chất khí. Vậy bản chất dòng điện trong chất khí theo cách nào?
trong chất khí là gì? Chúng ta cùng đi
tìm hiểu.
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
nhóm để chỉ ra các biểu hiện trong - Cử đại diện nhóm lên trình bày các
thực tế chứng tỏ chất khí là môi biểu hiện trong thực tế chứng minh

133
trường cách điện, sau đó yêu cầu học chất khí là môi trường cách điện.
sinh trả lời câu hỏi C1. - Trả lời câu hỏi C1
- Giáo viên nhận xét, khái quát kiến - Nhận xét phần bài làm của các
thức. nhóm khác.
- Giáo viên đặt ra tình huống: Chất - Lắng nghe, suy nghĩ liên tưởng.
khí là môi trường cách điện mà tại
sao nếu để điện nghiệm đã tích điện
trong không khí thì góc lệch giữa hai
lá kim loại của điện nghiêm giảm dần
theo thời gian? Điện tích trữ trong - Lắng nghe, ghi nhớ
điện nghiệm đã đi đâu?
- Giáo viên định hướng học sinh kết
hợp với bài tập C3.7 chứng tỏ chất
khí trong điều kiện bình thường
không hoàn toàn cách điện, nếu có
thêm các yếu tố tác động thì số lượng
hạt tải điện trong chất khí tăng lên
đáng kể.
c. Vận dụng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Học sinh hoạt động nhóm hoàn
nhóm trên phiếu học tập làm bài tập thành phiếu học tập theo yêu cầu của
A3.1. giáo viên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất khí
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm sự ion hóa chất khí và
các tác nhân ion hóa, nắm được bản chất dòng điện trong chất khí và vận
dụng kiến thức giải thích các hiện tượng có liên quan trong thực tế.

134
a. Đề xuất vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh hoạt - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo
động nhóm thảo luận chỉ ra cách viên
thức tạo ra hạt tải điện trong chất - Học sinh lắng nghe, liên tưởng
khí của bài tập thí nghiệm C3.7. * Mâu thuẫn đặt ra trong tình huống:
- Bình thường không khí cách điện, đốt
đèn cồn hoặc dùng đèn hơi thủy ngân thì
kim điện kế G lệch khỏi vị trí số 0 chứng
tỏ mật độ hạt tải điện trong chất khí có
sự thay đổi, sự thay đổi này phụ thuộc
vào các yếu tố nào?
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn học sinh tìm ra * Tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề
giải pháp giải quyết vấn đề - Học sinh hoạt động nhóm để trả lời các
- Giới thiệu về tác nhân ion hóa câu hỏi đã đề ra, tiếp thu kiến thức.
và sự ion hóa chất khí, từ đó cho - Vận dụng kiến thức về sự ion hóa
học sinh vận dụng giải thích quá không khí và tác nhân ion hóa chỉ ra các
trình hình thành hạt tải điện trong hạt tải điện sinh ra khi chịu tác động của
bài tập C3.7 và chỉ ra được các các tác nhân ion hóa trong bài C3.7.
hạt tải điện nào đã sinh ra trong - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm
trường hợp này. bạn.
- Giáo viên nhận xét, khái quát - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
kiến thức, yêu cầu học sinh phát
biểu bản chất dòng điện trong

135
chất khí
c. Vận dụng
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
- Giáo viên nêu một số câu hỏi có nội - Học sinh suy nghĩ câu trả lời và điền
dung thực tiễn và yêu cầu học sinh trả vào phiếu học tập.
lời vào phiếu học tập: bài A3.2, A3.3. - Học sinh theo dõi, lắng nghe và rút
kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản - Học sinh tự hệ thống lại kiến thức
trong bài học. đã học theo yêu cầu của giao viên.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi để tổng kết
lại nội dung kiến thức đã học :
+ Trình bày sự ion hóa chất khí và tác
nhân ion hóa.
+ Trình bày bản chất dòng điện trong
chất khí.
- Giao nhiệm vụ về nhà: Đọc thêm - Học sinh nhiệm vụ về nhà và nhận
Mục V – Tia lửa điện và điều kiện tạo phiếu bài tập về nhà.
ra tia lửa điện; Mục VI – Hồ quang
điện và điều kiện tạo ra hồ quang
điện.
Hoàn thành phiếu nhiệm vụ bài tập về
nhà được giao : bài A3.4, A3.5, B3.6.

136
BÀI 4. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Lấy được ví dụ về bán dẫn tinh khiết, bán dẫn n , bán dẫn p.
- Nêu được các dặc điểm về điện của các loại bán dẫn, các loại hạt tải
điện trong chất bán dẫn.
.2. Kỹ năng:
- Giải thích hiện tượng vật lý: Cơ chế hình thành êlêctron tự do và lỗ
trống trong bán dẫn tinh khiết và bán dẫn có tạp chất.
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong xây dựng kiến thức mới và trong quá trình
học tập.
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thực hiện các thao tác
thí nghiệm và hoạt động nhóm.
- Ý thức được vai trò quan trọng của việc áp dụng các kiến thức về dòng
điện trong chất bán dẫn trong đời sống thường ngày.
4. Năng lực:
- Đề xuất vấn đề hạt tải điện trong dòng điện trong chất bán dẫn là hạt nào.
- Đưa ra giả thuyết kiểm tra bản chất của các hạt tải điện trong chất bán dẫn.
- Vận dụng kiến thức về dòng điện trong chất bán dẫn để giải thích các
ứng dụng trong thực tế và làm các bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- bảng mạch điện tử của sạc điện thoại bài A4.2 và một số thiết bị sử
dụng năng lượng mặt trời.

137
2. Học sinh
- Bảng hệ thống tuần hoàn, nghiên cứu trước bài học ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Lớp Ngày, tháng Kiểm diện

2. Bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tính chất của bán dẫn.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm về chất bán dẫn và
tính chất điện của chất bán dẫn.
a. Đề xuất vấn đề
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề
- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Học sinh hoạt động nhóm thực hiện
nhóm để hoàn thành phiếu học tập yêu cầu của giáo viên
với nội dung: dựa vào bảng hệ thống * Mâu thuẫn đặt ra trong tình
tuần hoàn phân chia theo hóa trị và huống:
chỉ ra tính dẫn điện của kim loại và - Sau khi phân chia kim loại và phi
phi kim. kim nhận thấy kim loại phân bố từ
nhóm 1 đến nhóm 3 tương ứng với
hóa trị từ 1 đến 3 là các chất dẫn điện
còn phi kim có hóa trị từ 5 đến 7 là
các chất không dẫn điện, hai nhóm
còn lại gồm nhóm 8 là khí hiếm
không dẫn điện và nhóm 4 chưa rõ về
đặc tính dẫn điện.

138
b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh về - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ, liên
nhóm chất không thể xem là kim loại tưởng.
và điện môi trong đó tiêu biểu là silic
và gemani gọi là chất bán dẫn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt
động nhóm tìm hiểu SGK và trả lời - Học sinh hoạt động nhóm theo yêu
câu hỏi: cầu của giáo viên.
+Vì sao lại gọi là chất bán dẫn ?
+Các chất bán dẫn thông dụng ? - Trình bày kết quả hoạt động nhóm
+Các đặc điểm của bán dẫn tinh khiết và nhận xét các nhóm bạn.
và bán dẫn có pha tạp chất.?
- Giáo viên nhận xét hoạt động của
học sinh và khái quát lại kiến thức - Lắng nghe, ghi nhớ.
c. Vận dụng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giáo viên cho học sinh hoạt động - Học sinh hoạt động nhóm hoàn
nhóm thảo luận: lập bảng phân chia thành thảo luận các bội dung theo yêu
kim loại, phi kim, chất bán dẫn theo cầu của giáo viên.
hóa trị và sự dẫn điện của các chất
này.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong bán dẫn.
Mục tiêu kiến thức: Học sinh nắm được bản chất dòng điện trong chất
bán dẫ, phân biệt được bán dẫn loại n và bán dẫn loại p và cách tạo ra hai loại
chất bán dẫn này.

139
a. Đề xuất vấn đề

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Tạo tình huống có vấn đề Phát hiện vấn đề


- Giáo viên đặt câu hỏi: Có cách nào - Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo
để biết được vật (chất) dẫn điện có viên
hạt tải điện mang điện tích gì không? - Học sinh lắng nghe, suy nghĩ, liên
tưởng
* Mâu thuẫn đặt ra trong tình
huống:
Để biết được bản chất dòng điện
trong chất bán dẫn phải biết được bản
chất hạt tải điện trong chất bán dẫn,
các hạt tải điện này mang điện tích
gì?

b. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh về - Học sinh lắng nghe ghi nhớ.
hiệu ứng Seebeck để xác định điện - Để biết được bản chất dòng điện
tích của hạt tải điện trong kim loại? trong chất bán dẫn có thể sử dụng
hiệu ứng Seebeck để xác định điện
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại hóa tích của các hạt tải điện trong chất
trị của kim loại, phi kim và chất bán bán dẫn
dẫn, chia nhóm và đặt ra bài toán lần - Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
lượt pha tạp kim loại và phi kim vào - Cử đại diện nhóm lên trình bày sự
chất bán dẫn tinh khiết thì sẽ làm thay thay đổi liên kết hóa trị trong các

140
đổi liên kết giữa các nguyên tử như trường hợp.
thế nào? - Nhận xét phần bài làm của các
- Giáo viên nhận xét, khái quát. nhóm khác.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK - Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
và chỉ ra thế nào là bán dẫn loại n và
loại p.
- Từ việc tìm hiểu bán dẫn loại n và - Lĩnh hội kiến thức.
loại p, em hãy chỉ ra các hạt tải điện
nào có thể xuất hiện trong các chất
bán dẫn khác nhau, từ đó nêu được
bản chất dòng điện trong chất bán
dẫn?
- Yêu cầu học sinh phân biệt tạp chất
cho và tạp chất nhận trong bán dẫn
loại n và bán dẫn loại p.

c. Vận dụng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm - Học sinh suy nghĩ, thảo luận và tìm
hiểu thêm một số ứng dụng của dòng thông tin.
điện trong chất bán dẫn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài - Thực hiện yêu cầu của giáo viên
tập A4.1; A4.2, A4.5.

141
Hoạt động 3: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản - Học sinh tự hệ thống lại kiến thức
trong bài học. đã học theo yêu cầu của giao viên.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi để tổng kết
lại nội dung kiến thức đã học :
+ Trình bày bản chất dòng điện trong
chất bán dẫn.
+ Một số lĩnh vực hoạt động dựa trên
ứng dụng của dòng điện trong chất
bán dẫn?
+ Yêu cầu học sinh đọc thêm mục III,
IV,V để nắm được ứng dụng của
dòng điện trong chất bán dẫn.
- Giao nhiệm vụ về nhà :
- Học sinh nhận phiếu bài tập về nhà.
Hoàn thành phiếu nhiệm vụ bài tập về
nhà được giao: bài A4.3; A4.4; B4.6.

142
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

143

You might also like