Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

1.

CISG 1980 - Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không có trụ sở thương mại
tại nước thành viên Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG
1980) thì CISG 1980 Công ước không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này.
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 1, khoản 1, điểm b CISG 1980
- Giải thích:
+ Theo quy định của điểm b, khoản 1, Điều 1 CISG 1980 thi Công ước sẽ áp dụng cho
các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên trụ sở thương mại tại các quốc gia khác
nhau khi mà Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thi luật được áp dụng là luật của nước
thành viên Công ước này.
+ Như vậy, yêu cầu đặt ra là ko phải các bên phải có trụ sở tại các quốc gia thành viên
Công ước, mà điểm b là khi nguyên tắc tư pháp dẫn chiếu đến thi luật được áp dụng là
luật nước thành viên công ước. Nếu trong trường hợp các bên không có trụ sở tại các
quốc gia thành viên Công ước nhưng chọn luật của nước là thành viên thì theo điểm b
khoản 1, Điều! CISG 1980, CISG vẫn điều chỉnh đối với hợp đồng.
2. CISG điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế trong đó có hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ quốc tế.
SAI:
CSPL: Điều 1 CISG 1980
Giải thích:
Trong phạm vi áp dụng được quy định tại Điều 1, Công ước Viên xác định là chỉ điều
chỉnh cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc
gia khác nhau, và vì nó sẽ không có giá trị điều chỉnh đối với các loại hợp đồng khác như
hợp đồng cung cấp dịch vụ.
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
1. Theo CISG, trả lời đối với chào hàng bao gồm yêu cầu sửa đổi về giá cả của hàng
hóa vẫn được xem là một chấp nhận chào hàng.
SAI
- (Cô giải) Vì theo Điều 19 CISG 1980.
- Theo khoản I: sửa đổi bổ sung nội dung cơ bản được coi là từ chối chào hàng và cấu
thành một hoàn giá
- Theo khoản 2: sửa đổi bổ sung nội dung không cơ bản được coi là chấp nhận chào hàng
- Theo khoản 3: sửa đổi về giá được coi là nội dung cơ bản – sửa đổi về giá là sửa đổi nội
dung cơ bản nên được coi là chào hàng mới, không phải là chấp nhận chào hàng.
- (Qlinh giải) Theo khoản 3 Điều 19, yêu cầu sửa đổi về giá là những điều kiện làm biến
đổi nội dung cơ bản của chào hàng. Và theo khoản 1 điều 19, 1 sự phúc đáp có khuynh
hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa
đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá
2. Theo CISG, hợp đồng chỉ được ký kết khi bên được chào hàng chấp nhận toàn bộ
điều khoản của chào hàng
SAI - Ngoài trường hợp bên được chào hàng chấp nhận toàn bộ điều khoản của hợp đồng
thì theo khoản 2 Điều 19, một sự phúc đảo có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng
có chứa dựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi
nội dung cơ bản của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng và đưa đến ký kết.
3. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi tuyên bố chấp nhận chào hàng được gửi đi.
SAI
- Theo khoản 2 Điều 18, chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận
được chấp nhận chào hàng trong nhận định trên, thời điểm chấp nhận chào hàng được
gửi đi chưa phải là thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
4. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự im lặng không cấu thành chấp nhận chào hàng.
ĐÚNG
- Theo khoản 1 Điều 18, sự im lặng hoặc bất hợp tác không mặc nhiên có giá trị như một
lời chấp nhận chào hàng.
5. Theo CISG 1980, mọi trả lời chấp nhận đối với chào hàng của bên được chào
hàng gửi đến người chào hàng ban đầu đều cấu thành một chấp nhận chào hàng và
đưa đến kết quả là hợp đồng được giao kết
SAI
- Theo khoản 1 Điều 19, khi người được chào hàng gửi trả lời chào hàng kèm theo những
sửa đổi bổ sung có ảnh hưởng đến nội dung cơ bản thì nó được xem là một lời chào hàng
mới.
6. Nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong ph trả lời
chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những
điều kiện bổ sung đó.
SAI
- Theo khoản 2 Điều 19, một sự phúc đáo có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng
có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi
nội dung cơ bản của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng và đưa đến ký kết.
- Nhưng Theo khoản 3 Điều 19, yêu cầu sửa đổi về giả là những điều kiện làm biển đổi
nội dung cơ bản của chào hàng. Và theo khoản 1 điều 19, 1 sự phúc đáp có khuynh
hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay sửa đổi
khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá. vậy lúc này người chào
hàng trở thành người được chào hàng. Và theo khoản 1 điều 18, sự im lặng hoặc bất hợp
tác không mặc nhiên là có giá trị như một lời chấp nhận chào hàng, vì vậy hợp đồng sẽ
không được ký kết.
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1. Theo quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam, Trọng tài thương mại chỉ giải
quyết tranh chấp nếu trước khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài
(thoả thuận trọng tài này có hiệu lực và có thể thực hiện được).
SAI Vì theo điều 5 1 thoả thuận trọng tải có thể lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp các bên đã ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại quốc tế nhưng khi tranh chấp phát sinh, một bên có thể khởi kiện tại
Tòa án
SAI vì theo điều 6 toàn ăn từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
3. Thời hiệu khởi kiện tại Trọng tài được quy định là 02 năm (trừ trường hợp luật
chuyên ngành có quy định khác) kể từ thời điểm bên liên quan biết được quyền và
lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
SAI vì theo điều 33 thì thời hiệu khởi... Kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm pham.
4. Thủ tục tố tụng trọng tài tại một trung tâm trọng tài bắt đầu khi Khi trung tâm
trọng tài gửi thông báo yêu cầu nguyên đơn đóng tạm ứng phí trọng tài.
SAI vì theo điều 31 thì thời điểm bắt đầu tổ tụng trọng tải được tính từ khi Trung tâm
trọng tâm nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
5. Việc bị đơn gửi Bản tự bảo vệ đến trọng tài là yêu cầu bắt buộc để việc giải quyết
tranh chấp được tiếp tục tiến hành.
SAI vì theo điều 35 khoản 5 thị trong trường hợp không nộp bản tự bảo vệ theo quy định
theo khoản 2 và 3 thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành
6. Bị đơn có thể nộp bản tự bảo vệ vào bất kỳ thời điểm nào, miễn là trước ngày
đồng trọng tài mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
SAI vì theo khoản 2 và 3 điều 35 thì phải nộp bản tự bảo vệ trong vòng 30 ngày kể từ
ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
7. Khi thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tải, nếu bị đơn không chọn
trọng tài viên thứ hai thì thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ
định Trọng tài viên cho bị đơn
SAI vì theo khoản 1 điều 40 thì nếu bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc không đề nghị
chủ tịch trung tâm trọng tải chỉ định trọng tài viên thị trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày
hết thời hạn quy định tại khoản này thì chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên
cho bị đơn
8. Khi thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc, trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ
tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được
Trọng tài viên thì hội đồng trọng tài không thể được thành lập.
SAI vì theo khoản 4 điều 41 thì ... Thị theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án có có
thẩm quyền chỉ định trọng tài viên duy nhất.
9. Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài vụ việc là tranh chấp sẽ
được giải quyết bởi một trọng tài viên duy nhất.
SAI Theo khoản 1 điều 39, hội đồng trọng tài có thể bao gồm 1 hoặc nhiều trọng tài viên
theo sự thỏa thuận của các bên. Và theo điều 3
10. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyết định áp dụng các biện khẩn cấp
tạm thời khi có yêu cầu là thẩm quyền của riêng Toà án
SAI vì theo khoản 1 điều 48 các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài, tòa
án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của luật này và các quy định của
pháp luật có liên quan, trư trường hợp các bên có thoả thuận khác.
11. Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quy định tố tụng trọng tài.
SAI vì theo điều 58 thì theo yêu cầu của các bên hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để
các bên thỏa thuận vs nhau về việc giải quyết tranh chấp
12. Theo pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam, Hội đồng trọng tài sẽ hoãn
phiên họp giải quyết tranh chấp nếu nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính
đáng
SAI theo khoản 1 điều 56.. Trong trường hợp này, hội đồng trọng tải tiếp tục giải quyết
tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Còn không theo khoản 1 điều 59,
sẽ đình chỉ giải quyết tranh chấp

Câu 1. Mọi sự bảo hộ của nhà nước đối với một loại sản phẩm được sản xuất trong
nước đề bị coi là vi phạm chế độ NT (Chế độ đãi ngộ quốc gia)
SAI. Vì nếu nằm trong các trường hợp ngoài lệ của chế độ đãi ngộ quốc gia dưới
đây thì không được coi là bị vi phạm: Hàng hóa mua sắm phục vụ nhu cầu của Chính
phủ; Hàng hóa thuộc diện được miễn trừ; Sử dụng các sản phẩm nội địa thay thế nhập
khẩu trong thời hạn cho phép. Các ngoại lệ khác được quy định trong các hiệp định khác
nhau như phân biệt đối xử trong cấp hạn ngạch dệt may trong Hiệp định Dệt may...

Câu 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán trong đó các liên
chủ thể có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau là thành viên của Điều ước
quốc tế
SAI. Vì tùy vào các nguồn luật khác nhau mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ
được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
* Theo Công ước La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài
Thương mại (2003), thì được coi là yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các nhân
tố:
- Các bên chủ thể có trụ sở Thương mại tại các quốc gia khác nhau;
- Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới,
- Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài.
* Theo Công ước viên (1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở
Thương mại của các bên chủ thể. Theo đó, được coi là yếu tố nước ngoài khi các bên chủ
thể hợp đồng có trụ sở Thương mại ở các quốc gia khác nhau
* Theo Luật Thương mại (1977), hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài
là khái niệm dùng để chỉ hợp đồng mua bản quốc tế. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được
xác định khi một bên chủ thể mang quốc tịch nước ngoài
* Theo Luật Thương mại (2005), mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới
hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
(Khoản 1 Điều 27)

Câu 3. Người vận tải phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất hàng hóa trong
quá trình xếp hàng lên tàu và dỡ hàng xuống tàu
SAI. Vì người vận tải không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm với những tổn thất của hãng
hóa nếu như:
- Trong trường hợp người vận tải chứng minh mình không có lỗi hoặc đã áp dụng các
biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại xảy ra. (Theo Quy tắc Hamburg 1978)
- Và trong những trường hợp miễn trừ trách nhiệm của người vận tải theo Điều 4 Công
ước Brussels năm 1924 (Quy tắc Hague)

Câu 4. Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết theo các điều
kiện Incoterms không quy định nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa thì nghĩa vụ mua
bảo hiểm. hàng hóa do người mua và người bán thỏa thuận
SAI. Mặc dù, trong 11 điều kiện Incoterms thì có một số điều kiện có quy định về vấn đề
mua bảo hiểm, còn đa số các điều kiện khác thì không quy định về nghĩa vụ mua bảo
hiểm trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm hàng hóa không phải do người
mua và người bán thỏa thuận mà nó phụ thuộc vào thời điểm chuyển giao rủi ro, Ai nhận
rủi ro thì để hạn chế được rủi ro của mình thì người đó sẽ tự mua bảo hiểm. Tuy nhiên
lưu ý là sự thoả thuận của các bên không được làm sai lệch bản chất của Incoterm. Nghĩa
là theo nguyên tắc chung bên mua bảo hiểm chính là bên phải gánh chịu rủi ro trong quá
trình vận tải theo các điều kiện incoterms quy định.
Vi du Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết theo điều kiện giao
hàng FOB Incoterms 2020, thời điểm chuyển giao rủi ro cho bên mua kể từ khi hàng hóa
được xếp trên tàu và kể từ thời điểm đó trở đi rủi ro đã chuyển giao cho người mua. Để
hạn chế rủi ro thì bên phía người mua sẽ tự mua bảo hiểm. Do đó, việc mua bảo hiểm này
là do bên phía người mua thỏa thuận với công ty bảo hiến chứ không phải là thỏa thuận
giữa người mua và người bán hàng hóa

Câu 5. Gần đây, Mỹ có chính sách áp dụng thuế cao đối với một số hàng hóa nhập
khẩu từ các nước Trung Quốc, EU... là vi phạm nguyên tắc thiết lập một chế độ
Thương mại không phân biệt đối xử của WTO. ĐÚNG. Vì việc xác định bản phá giá
sẽ phải dựa vào các căn cứ sau đây (Dựa vào khoản 1, điều 6, Hiệp định GATT 1994
và khoản 5, điều 3, hiệp định ADA cho trường hợp này)
+ Biên độ phá giá >= 2%
+ Giá bán < 2%
+ Khối lượng nhập khẩu > 3%
Trong khi đó, Hoa Kỳ áp dụng phương pháp quy về 0 để tính biên độ phá giá nên
sẽ gây bất lợi cho các quốc gia xuất khẩu.
Hơn nữa Hoa Kỳ đã vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Tuy
nhiên, loại trừ các trường hợp như rơi vào một trong những trường hợp ngoại lệ của
nguyên tắc tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, còn lại thì coi đó là vi phạm 2 nguyên tắc
này.

6. Mọi sự ưu đãi trong TMQT của 1 quốc gia dành riêng cho một, một số quốc gia.
khác đều bị coi là vi phạm chế độ tối huệ quốc (MFN).
SAI. Mục đích của chế độ tối huệ quốc (MFN) là tạo cơ hội ngang nhau trong thương
mại, xóa bỏ mọi kỳ thị, phân biệt đối xử với các lý do khác nhau trong hoạt động thương
mại quốc tế, đồng thời củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa các quốc gia
với nhau. Tuy nhiên nguyên tắc MFN có những trường hợp ngoại lệ sau đây:
- Quốc gia được hưởng ưu đãi là thành viên của khu vực mậu dịch tự do (Free Trade
Area), hoặc liên minh thuế quan (Custom Union).
- Ưu đãi mà các quốc gia khác được hưởng là ưu đãi trong hoạt động mua bán qua biên
giới.
- Không được hưởng ưu đãi vì lý do phòng ngừa chung.
- Chế độ có đi – có lại và chế độ báo phục quốc.
Nếu thuộc một trong những trường hợp ngoại lệ trên cho dù có sự ưu đãi trong
TMQT của 1 quốc gia dành riêng cho một, một số quốc gia khác thì không bị coi là vi
phạm chế độ tối huệ quốc (MFN)
Ví dụ: Trung Quốc và Việt Nam có chung đường biên giới liền kề nhau có quyền
dành cho nhau những ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa hàng hóa qua biên
giới. mà các quốc gia khác (ví dụ Singapore) không có quyền đòi hỏi.

1. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là các bên có thể thống nhất áp dụng đầy đủ. hoặc
một phần các nghĩa vụ theo quy định của điều kiện Incoterms.
ĐÚNG. Các bên có thể thỏa thuận áp đặt thêm hoặc bớt một phần nghĩa vụ và
trách nhiệm trong từng điều khoản Incoterm. Tuy nhiên điều này đi kèm với các rủi ro đó
là Incoterm không có hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp này. Vì vậy trong mọi
trường hợp thêm bớt thì đều cần thoả thuận rõ trong hợp đồng. Thêm vào đó theo nguyên
tắc chung, việc thêm bớt các thoả thuận Incoterm không được làm thay đổi bản chất điều
khoản Incoterm mà các bên đã thoả thuận áp dụng. Nghĩa là các bên có thể thống nhất áp
dụng đầy đủ, hoặc một phần các nghĩa vụ theo quy định của điều kiện Incoterms.
Ví dụ 1: EXW: Giao hàng tại xưởng có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua khi
người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán
hoặc tại một địa điểm được chỉ định (ví dụ nhà máy hoặc nhà kho, xưởng, v.v..). Địa
điểm được chỉ định này không nhất thiết phải là một cơ sở của người bán. Khi giao hàng,
người bán không cổ nghĩa vụ phải xếp hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ
định tới lấy hàng, không phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Ví dụ 2: FOB: Giao hàng lên tàu có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do người
mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua lại hàng hóa đã được giao như vậy.
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp lên tàu,
và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi

2. Người vận tải thoát khỏi trách nhiệm đối với những hàng hóa bị tổn thất trong
quá trình vận tải biển nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm.
SAI. Vì quan hệ bảo hiểm là quan hệ giữa người mua bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo
hiểm, do vậy bên vận chuyển sẽ không loại trừ trách nhiệm đối với những hàng hóa bị
tổn thất trong quá trình vận tải biển nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm mà nó chỉ loại
trừ trong trường hợp họ được miễn trách nhiệm theo Điều 4 Công ước Brussels 1924 và
trong trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi hoặc áp dụng các biện pháp cần
thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại (Theo quy tắc Hamburg 1978) hoặc trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác thì áp dụng sự thỏa thuận đó.. Còn lại về mặt nguyên tắc thì
họ vẫn không được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp mua bảo hiểm.

3. Chính phủ Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm tôm và cá
da trơn của Việt Nam trong những năm qua là vi phạm nguyên tắc TMQT.
ĐÚNG. Vì việc xác định bán phá giá sẽ phải dựa vào các căn cứ sau đây (Dựa vào khoản
1, điều 6, Hiệp định GATT 1994 và khoản 5, điều 3, hiệp định ADA cho trường hợp
này)
+ Biên độ phá giá > 2%
+ Giá bán < 2%
+ Khối lượng nhập khẩu 2-3%
Trong khi đó, Hoa Kỳ áp dụng phương pháp quy về 0 để tính phá giả nên sẽ gây
bất lợi cho Việt Nam và đã bị khiếu kiện nhiều lần theo cơ chế tranh chấp giải quyết
WTO.

4. Chính phủ các quốc gia phát triển sử dụng hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn chất
lượng; vệ sinh, an toàn thực phẩm;...) là vi phạm nguyên tắc TMQT
SAI. Vì Hiệp định SPS cho phép các nước xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng
song cũng như quy định các tiêu chuẩn này phải có căn cứ khoa học. Các quy định về vệ
sinh dịch tễ chỉ có thể được áp dụng trong chừng mực cần thiết để bảo vệ sức khỏe của
con người và các loài động thực vật. Chúng cũng không được gây ra sự phân biệt đối xử
tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như
nhau.
Trong chừng mực nào đó, các nước này có thể áp dụng nguyên tắc “phong ngứa", cách
tiếp cận theo kiểu "an toàn là trên hết" trong trường hợp chưa có căn cứ khoa học chắc
chắn. Khoản 7 điều 5 Hiệp định SPS cho phép các nước đưa ra các biện pháp “phòng
ngừa" tạm thời.

5. Hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên 1980 khi các bên mua
bán có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau là thành viên của Công ước.
SAI. Vì Khi nói đến hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên khi các bên
mua bán là thành viên của Công ước thôi là không đúng. Vì trong trường hợp này khả
năng áp dụng như thế nào là do sự thỏa thuận của hai bên, và Công ước Viên áp dụng
trong trường hợp khi các quốc gia phải có trụ sở TM khác nhau đều là thành viên của
Công ước. Tuy nhiên còn phải căn cứ thêm vào điểm b, khoản 1, Điều 1 của CISG 1980:
“Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được
áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này ”. Vì vậy, khi các quy tắc của tư pháp
quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một Quốc gia là thành viên của Công ước thì
lúc này sẽ áp dụng Luật quốc gia mà không áp dụng Công ước Viên trong trường hợp đó.
6. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là các bên phải áp dụng đầy đủ các nghĩa vụ theo
điều kiện Incoterms mà các bên đã lựa chọn áp dụng.
SAI. Bởi vì về mặt nguyên tắc chung, các bên có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế tăng hoặc
giảm nhưng không làm thay thế, ảnh hưởng đến các điều kiện giao hàng Incoterms.
7. Người vận tải không phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hàng
hóa trong vận tải biển.
SAI. Bởi vì theo các công ước khác nhau thì có những quy định khác nhau. Và nhìn
chung trách nhiệm này vẫn thuộc về phía bên vận tải, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm theo điều 4 Công ước Brussels năm 1924:
- Do tàu ko đủ khả năng đi biển trừ khi tình trạng đỏ do sự thiếu mẫn cần thích đáng của
người vận tải
- Sự hư hỏng mất mát của hàng hóa do các nguyên nhân sau: hành vi, sơ suất hay khuyết
điểm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hoặc người làm công của người vận tải trong
việc điều khiến hay quản trị tàu (Navigation and Management of Ship); cháy, trừ khi do
lỗi cố ý của người vận tải; những rủi ro, nguy hiểm hoặc tai nạn bất ngờ trên biển, thiên
tai, hành động chiến tranh, hành động cướp phá, thù địch; hành động bắt giữ tịch thu của
các nhà cầm quyền hay tòa án; hạn chế vi kiểm dịch: nếu phát hiện thấy có vi trùng
truyền nhiễm, dịch bệnh mà tàu bị chính quyền cảng bắt phải ra ngoài khơi để loại trừ và
thời gian chờ đợi làm tăng chi phí liên quan đến miễn dịch, hành vi hay thiếu sót của chủ
hàng, đại lý, hoặc đại diện của chú hàng; đình công, bãi công, cấm xưởng hay cản trở lao
động bộ phận hoặc toàn bộ không kể vi lý do gì; bạo động và nổi loạn; cứu hay mưu toan
cứu sinh mạng hay tài sản trên biển; hao hụt thể tích hay trọng lượng hay bất kỳ mất mát,
hư hỏng nào khác xảy ra do nội tỳ (Inherant Vice) hay bản chất hay khuyết tật của hàng
hóa (Nature of goods); bao bị không đầy đủ, thiếu sót hay sự không chính xác vẻ ký, mã
hiệu; những ấn tỷ (Latent Defect) của tàu không phát hiện được mặc dù đã có sự cần mẫn
thích đáng; mọi nguyên nhân khác không phải do lỗi lầm thực sự hay cố ý của người vận
tải, đại lý, người làm công cho người vận tải, trừ khi họ không chứng minh được.
* Theo quy tắc Hague và quy tắc Hague-Vishy: Người vận tải có các trách nhiệm sau:
cung cấp con tàu có đủ khả năng đi biển, tiến hành việc bốc xếp, di chuyển, bảo quản
hàng hóa một cách cẩn thận và thích hợp, cung cấp vận đơn đường biển. Trách nhiệm này
phát sinh từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi đến khi hàng hóa được đỡ khỏi tàu
tại cảng đến. Trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận tải mà giá trị
hàng hóa không được kê khai trên vận đơn hay chứng từ vận tải, người vận tải có trách
nhiệm bồi thường theo quy định và trách nhiệm chứng minh lỗi thuộc về chủ hàng.
* Theo Quy tắc Hamburg 1978: Trách nhiệm của người vận tải được xác định theo
nguyên tắc “lỗi suy đoán theo đó người vận tải có lỗi nếu có mất mát, hư hỏng hàng hóa
hoặc giao hàng chậm, trừ khi họ chứng minh mình không có lỗi hoặc đã áp dụng các biện
pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại xảy ra.
8. Các biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ được các quốc gia nhập khẩu áp
dụng đều vi phạm các nguyên tắc chung của WTO về tự do hóa thương mại.
SAI. Các biện pháp trên khi áp dụng đều có những tác động ngăn cản thương mại quốc tế
ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tồn tại của các biện pháp này là cần thiết và không đi
ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của WTO bởi vì:
- Quyền tự do trong thương mại của các quốc gia chắc chắn cần phải được giới hạn trong
phạm vi không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Vì vậy,
việc tự do thương mại của các chủ thể không được làm ảnh hưởng đến quyền được phát
triển trong môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch của chủ thể khác. Các biện pháp
phá giá, trợ cấp, tự vệ trong nhiều trường hợp là công cụ cho các quốc gia bóp méo trong
thương mại quốc tế gây ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Vì vậy, việc áp dụng các
biện pháp trên là cần thiết
- Việc áp dụng các biện pháp trên phải tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt và thủ tục
chặt chẽ để hạn chế các quốc gia lạm dụng các công cụ này.
9. Trách nhiệm xếp, dỡ (xếp hàng lên tàu và dỡ hàng xuống tàu) thuộc về ai được
xác định theo điều kiện Incoterms mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
hàng hóa quốc tế.
SAI. Vì
- Nguyên tắc chung là trách nhiệm thuộc về bên vận tải (loại trừ những trường hợp miễn
trách nhiệm của người vận tải theo điều 4 của Công ước Brussels năm 1924 và loại trừ họ
chứng minh mình không có lỗi hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn
ngừa thiệt hại xảy ra).
- Và theo quy tắc Hague và quy tắc Hague-Vishy: Người vận tải có các trách nhiệm sau:
cung cấp con tàu có đủ khả năng đi biển, tiến hành việc bốc xếp, di chuyển, bảo quản
hàng hóa một cách cẩn thận và thích hợp, cung cấp vận đơn đường biển. Trách nhiệm này
phát sinh từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi đến khi hàng hóa được đỡ khỏi tàu
tại cảng đến.
10. Thứ tự ưu tiên áp dụng các nguồn Luật thương mại quốc tế là: Điều ước quốc tế
Luật quốc gia ; Tập quán thương mại quốc tế
SAI. Vi
- Mỗi loại nguồn lực đều có những giá trị khác nhau tùy thuộc vào từng quan hệ mà thử
tự tru tiên khác nhau. Ví dụ: Công ước Viên sẽ áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa các bên có trụ sở Thương mại tại các quốc gia khác nhau và khi các quốc gia
này đều là thành viên của Công ước Viên. Vì vậy, sự thỏa thuận áp dụng của mỗi quốc
gia trong trường hợp này là không có giá trị.
11. Điều ước quốc tế chỉ trở thành nguồn của Luật TMQT khi các bên chủ thể mang
quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các nước là thành viên của điều ước.
SAI. Vì trong quan hệ TMQT, các điều ước quốc tế được áp dụng trên nguyên tắc: trong
trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch TMQT không mang quốc tịch hoặc không có
nơi cư trú ở các nước thành viên của một điều ước quốc tế về thương mại thì các quy
định trong điều ước này vẫn điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa
thuận áp dụng các điều khoản của điều ước quốc tế đó.
12. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là các bên phải áp dụng đầy đủ các nghĩa vụ theo
điều kiện Incoterms mà các bên đã lựa chọn áp dụng.
SAI. Vì các bên có thể áp dụng đầy đủ hoặc I phần các nghĩa vụ, có thể tăng, giảm hay
bổ sung thay thế nhưng không làm thay đổi bản chất của Incoterms.
13. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán trong đó các bên chủ
thể có trụ sở TM tại các QG khác nhau.
SAI. Vì tùy thuộc vào văn bản pháp luật/nguồn luật khác nhau mà khái niệm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế được định nghĩa khác nhau
* Theo Công ước La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài TM
(2003), thì được coi là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các nhân tố:
- Các bên chủ thể có trụ sở TM tại các quốc gia khác nhau
- Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới
- Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài.
* Theo Công ước Viên (1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở TM của các
bên chủ thể. Theo đó, được coi là có yếu tố nước ngoài khi các bên chủ thể hợp đồng có
trụ sở TM ở các quốc gia khác nhau.
* Theo Luật TM (1997), hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài là khái dùng để
chỉ hợp đồng mua bán quốc tế. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được xác định khi một bên
chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.
* Theo Luật TM (2005), mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu (khoản 1,
Điều 27).
14. Hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên 1980 khi các bên mua
bản có trụ sở thương mại ở các QG khác nhau là thành viên của Công ước.
SAI, Vì
Hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên thôi là không đúng. Vì trong
trường hợp này khả năng áp dụng như thế nào là do sự thỏa thuận của hai bên, và Công
ước Viên chỉ áp dụng trong trường hợp khi các quốc gia phải có trụ sở TM khác nhau đều
là thành viên của Công ước. Tuy nhiên bên cạnh đó còn phải căn cứ vào điểm b, khoản 1,
Điều 1 của CISG 1980, khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng
luật của một Quốc gia là thành viên của Công ước thì lúc này sẽ áp dụng Luật quốc gia
mà không áp dụng Công ước Viên trong trường hợp đó.
15. Trách nhiệm xếp, dữ (xếp hàng lên tàu và dỡ hàng xuống tàu) thuộc về ai được
xác định theo điều kiện Incoterms mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
SAI, vì
Theo công ước Brussels 1924 “Người chuyên chở phải tiến hành 1 cách thích hợp, cẩn
thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dở những hàng
hóa được chuyên chở” nghĩa là nghĩa vụ của người chuyên chở trong việc chăm sóc hàng
hóa bao gồm nhiều khía cạnh từ việc bảo quản hàng hóa khi được xếp xuống tàu và được
tiến hành ở các giai đoạn chuyển chở hàng hóa. Trong quá trình chuyên chở người
chuyên chở phải bảo quản trông nom hàng hóa một cách cẩn thận.
Khoản 2 điều 3 của Công ước viên 1980 trên còn đề cập mọi khía cạnh của sắp xếp
hàng hỏa bao gồm cả thời điểm bốc và dỡ hàng. Quy định này đòi hỏi người giao hàng,
người nhận hàng có cách thức thích hợp trong việc bốc hàng, xếp hạng và dỡ hàng. Nếu
hàng hóa bị hư hỏng do việc xếp hàng không đúng kỹ thuật gây ra do các hầm hàng
không đúng vệ sinh, không thích hợp cho việc vận chuyển loại hàng có liên quan thì
người chuyên chở phải bởi thường cho chủ hàng.
16. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố
nước ngoài. Trong đó, yếu tố nước ngoài được quy định trong các văn bản pháp luật
là chưa thống nhất với nhau.
ĐÚNG. VÌ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMB HH QT) là hợp đồng mua bán
có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cách hiểu thống nhất về yếu tố
nước ngoài.
+ Theo CISG La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài TM (2003),
thì được coi là yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các nhân tố:
- Các bên chủ thể có trụ sở TM tại các quốc gia khác nhau.
- Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới
- Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài.
+ Theo CISG (1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở TM của các bên chủ
thể. Theo đó được coi là yếu tố nước ngoài khi các bên chủ thể trong hợp đồng có trụ sở
TM ở các quốc gia khác nhau. .
+ Theo Luật TM (1997), HĐMB với thương nhân nước ngoài là khái niệm dùng để chỉ
HĐMB HHQT. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được xác định khi một bên chủ thể mang
quốc tịch nước ngoài.
+ Theo KI, D27 Luật TM (2005), MB HH QT được thực hiện dưới các hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
17. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, xuất khẩu, nhập khẩu tạm nhập, tái xuất.
tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu là hình thức mua bản quốc tế.
ĐÚNG. Vì Theo K1, Đ27 Luật TM (2005), MB HH QT được thực hiện dưới các hình
thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
18. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là nhất thiết phải áp dụng đầy đủ các nghĩa vụ
theo điều kiện Incoterms mà các bên đã lựa chọn áp dụng.
SAI. Vì Các bên có thể áp dụng đầy đủ hoặc 1 phần các nghĩa vụ, có thể tăng hoặc giảm,
có quyền được thay thế, sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay đổi bản chất của hợp
đồng.
19. Theo CISG (1980), chào hàng là 1 lời đề nghị ký kết hợp đồng được gửi cho 1,
hoặc 1 số bên xác định.
ĐÚNG. VÌ Theo Đ14 CISG (1980), một đề nghị về việc giao kết hợp đồng được gửi đến
1 hay nhiều người xác định sẽ cấu thành một chào hàng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý
định chịu sự ràng buộc của bên chào hàng trong trường hợp được chấp nhận.
20. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm HĐMB HH OT được quy định trong
Luật TM Việt Nam (2005) và trong CISG (1980) là giống nhau.
SAI VÌ
* Trong Luật TM Việt Nam (2005) quy định 7 chế tài trong thương mại (gọi là trách
nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại), gồm:
- Buộc thực hiện hợp đồng:
- Phạt phạm vi
- Bồi thường thiệt hại
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Hủy bỏ hợp đồng.
- Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.
* Còn trong CISG (1980) quy định 3 hình thức trách nhiệm khi xảy ra vi phạm hợp đồng,
gồm:
- Tiếp tục thực hiện hợp đồng
- Bồi thường thiệt hại
- Tuyên bố hủy hợp đồng
Do đó, Các hình thức trách nhiệm do vi phạm HĐMB HH QT được quy định
trong Luật TM Việt Nam (2005) và trong CISG (1980) là khác nhau.
21. Chính phủ các quốc gia phát triển sử dụng hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm...) là vi phạm nguyên tắc thương mại quốc tế.
SAI. Vì
- Hiệp định TBT (Hiệp định những rào cản kỹ thuật đối với thương mại) thừa nhận
quyền của các nước được đưa ra những chuẩn mực mà họ cho là thích hợp để bảo vệ sức
khỏe và cuộc sống của con người và động vật, để bảo tồn các loài thực vật, bảo vệ môi
trường hay các quyền lợi khác của người tiêu dùng, v.v. Các nước thành viên của Hiệp
định này không bị cắm thông qua các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ các
chuẩn mực này.
- Hiệp định SPS (Hiệp định các biện pháp kiểm dịch động thực vật) cho phép các
nước xảy dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng song những tiêu chuẩn này phải có căn
cứ khoa học. Trong chừng mực nào đó, các nước này có thể áp dụng “nguyên tắc phòng
ngừa", cách tiếp cận theo kiểu “an toàn là trên hết" trong trường hợp không có căn cứ
khoa học chắc chắn. K7, Đ5 Hiệp định SPS cho phép các nước đưa ra các biện pháp
“phòng ngừa" tạm thời.
22. Pháp luật quốc gia chỉ trở thành nguồn của luật thương mại quốc tế khi không
có điều ước quốc tế điều chỉnh; hoặc có nhưng không quy định hoặc quy định không
đầy đủ.
SAI. Vì vẫn còn những trường hợp áp dụng pháp luật quốc gia. Trường hợp I, khi các
bên trong TMQT thoả thuận áp dụng luật quốc gia. Trường hợp 2, trưởng hợp các bên
không thoả thuận chọn pháp luật áp dụng nhưng các nguồn luật liên quan có quy phạm
xung đột dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật nào đó, thì pháp luật được dẫn chiếu đến sẽ
được đem đi áp dụng để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.
- Các hệ luật sau sẽ được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến
+ Luật quốc tịch của các bên chủ thể
+ Luật nơi cư trú của các bên chủ thể
+ Luật nơi có vật
+ Luật nơi ký kết hợp đồng
+ Luật nơi thực hiện hợp đồng
23. Hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước viên 1980 khi các bên mua
bán có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau là thành viên của Công ước.
SAI. Vì khi không phải là nước thành viên của Công ước viên 1980 vẫn có thể áp dụng
Công viên 1980 nếu 2 bên có sự thoả thuận áp dụng.

Ngoài ra căn cứ vào điểm b điều 1 khoản 1 CISG (1980) thì hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế không chỉ CISG khi các bên mua bán có trụ sở Thương mại tại các quốc gia
khác nhau là thành viên của CISG MÀ CÒN áp dụng trong trường hợp khi các quy tắc tư
pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của I QG thành viên của công ước này.
24. Theo công ước viên 1980 hợp đồng có hiệu lực tại nơi và thời điểm chấp nhận
chào hàng vô điều kiện các nội dung của chào hàng được gửi đi.
SAI. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào hình thức ký hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp. Theo
điều 23 Công ước viên 1980, thông thương nếu hợp đồng được ký kết trực tiếp thì thời
điểm hợp đồng được ký kết là thời điểm các bên cùng ký kết vào hợp đồng; nếu hợp đồng
được ký kết gián tiếp thì thời điểm nhận chào hàng vô điều kiện có hiệu lực (theo Khoản
2 Điều 18 Công ước Viên 1980.
25. Người vận tải thoát khỏi trách nhiệm bồi thường đối với những hàng hoá bị mất
mát, hư hỏng xảy ra trong quá trình vận tải biển nếu chúng được chủ hàng mua bảo
hiểm.
SAI. Vì quan hệ bảo hiểm là quan hệ giữa người mua bảo hiểm với các doanh nghiệp
bảo hiểm, do vậy bên vận chuyển sẽ không loại trừ trách nhiệm đối với những hàng hóa
bị tổn thất trong quá trình vận tải biển nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm mà nó chỉ
loại trừ trong trường hợp họ được miễn trách nhiệm theo Điều 4 Công ước Brussels 1924
và trong trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi hoặc áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại (Theo quy tắc Hamburg 1978) hoặc trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác thì áp dụng sự thỏa thuận đó.. Còn lại về mặt nguyên tắc
thì họ vẫn không được loại trừ trách nhiệm trong trường hợp mua bảo hiểm.

BÀI TẬP:
Công ty Origine tại Pháp đặt mua 3000 thùng xúc xích Đức thông qua chi nhánh
tại Pháp của một Công ty sản xuất xúc xích cừu German Deli với yêu cầu xúc xích phải
sử dụng nguyên liệu, đóng gói và mang nhãn hiệu Đức. Sau đó, hàng hóa được chuyển
trực tiếp từ cơ sở sản xuất tại Đức qua đường tàu thủy và đường xe lửa tới trụ sở Công ty
Origine tại Pháp. Tuy nhiên, công ty Origine cho rằng hàng hóa không phù hợp với mô tả
của hợp đồng nên từ chối thanh toán. Bên bán kiện bên mua ra Tòa Colmar Pháp. Công
ty Origine cho rằng hợp đồng được giao kết bởi hai công ty được hình thành theo pháp
luật Pháp nên pháp luật Pháp phải được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trái lại,
German Deli cho rằng hàng hóa được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và trên
hết hợp đồng được thực hiện bởi Công ty German Deli trụ sở Đức, do vậy CISG phải
được áp dụng.
- Cty Origine: trụ sở thương mại Pháp.
- German Deli: Đức, Pháp
như vậy theo đi
- Trụ sở tại Pháp: đứng ra giao dịch
- Trụ sở tại Đức: chuyển hàng trực tiếp vào sản xuất xúc xích theo nguyên liệu và đóng
gói của Đức
Câu hỏi: Luật nào được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng?
Đức và Pháp là thành viên CISG CISG có được điều chỉnh không?
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Nếu
một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là
trụ sở nào đỏ có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp
đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào
bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.
hợp đồng được ký là hợp đồng mua bán hh quốc tế
Điều 10: Các quốc gia này phải là thành viên Công ước, hoặc theo điểm b từ nguyên tắc
tư pháp qt dẫn chiếu.....
Vì Đức và Pháp đều là thành viên CISG nên theo điểm a khoản 1 Điều 1 CISG thì hợp
đồng này thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG.
BÀI TẬP: LIÊN QUAN CHÀO HÀNG
Vào ngày 01/05/2017, Công ty TNHH TC có trụ sở tại Nhật Bản gửi chào
hàng về việc bán 3000 chiếc áo dệt kim loại A cho Công ty Starship Inc, có trụ sở tại
Anh với mức giá 50 USD/cái, thời hạn giao hàng là 1/6/2017 Nhận được chào hàng,
cty Starship trả lời vào ngày 03/05/2017 đồng ý các nội dung trong đơn chào hàng
nhưng muốn thay đổi mức giá là 40 USD/cái và yêu cầu cty TC trả lời lại trước ngày
15/05/2017. Đến ngày 18/05/2017, cty TC gửi email trả lời lại đồng ý bán hàng với
các điều kiện sửa đổi mà cty Starship đưa ra. Nhận được email, cty Starship ngay
lập tức trả lời lại không đồng ý với thư trả lời trễ hạn của cty TC. Hỏi:
a. Biết rằng Nhật Bản là thành viên CISG nhưng Anh thì không và trong hợp đồng
này các bên đã thoả thuận chọn Luật Nhật Bản để điều chỉnh đối với hợp đồng. Hãy
xác định luật điều chỉnh đối với hợp đồng?
- Theo khoản 1b Điều I CISG. 1 bên hoặc cả 2 bên không phải là thành viên của CISG
nhưng theo quy tắc tư pháp quốc tế thỏa thuận chọn luật, dẫn chiếu đến luật thành viên
CISG thì CISG vẫn được áp dụng điều chỉnh
- Trong trường hợp này, NB là thành viên CISG, Anh thì không và hai bên thỏa thuận
chọn luật NB để điều chỉnh hợp đồng.
Vậy CISG được áp dụng điều chỉnh đối với hợp đồng.
b. Giả sử CISG là nguồn luật điều chỉnh, hợp đồng giữa các bên đã được ký kết hay
chưa?
- Theo khoản 3 Điều 19, yêu cầu sửa đổi về giá là thay đổi nội dung cơ bản của chào
hàng. Và theo khoản 1 Điều 19, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng
nhưng có sửa đổi nội dung cơ bản thì sẽ coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn
giá
- Vậy lúc này, bên chào hàng trở thành bên được chào hàng và bên được chào hàng trở
thành bên chào hàng.
- Vì bên chào hàng đã ấn định ngày trả lời lại là 15/5/2017, nhưng bên được chào hàng
không tuân thủ theo (trả lời muộn vào ngày 18/5/2017) nên theo khoản 2 Điều 18, chấp
nhận chào hàng không có hiệu lực và theo Điều 23, hợp đồng chưa được ký kết A
Ngày 15/9/2012 công ty TNHH A (Trung Quốc) gửi đề nghị giao kết hợp
đồng đến công ty cổ phần B (Nhật) để chào bán 100 màn hình LCD Samsung với giá
X, thời hạn trả lời cuối cùng là ngày 30/9/2012 (đến hết 5h chiều giờ Trung Quốc).
Theo đề nghị, nếu B đồng ý. A. sẽ giao hàng cho B trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày
nhận được chấp nhận đề nghị của B. Ngày 28/9/2012, công ty B đã fax trả lời A với
nội dung đồng ý mua 100 màn hình LCD nói trên và thêm rằng muốn A giảm giá
hàng hoá so với mức ban đầu, thời hạn trả lời 1/10 Nhận được fax của B, A không
trả lời. Đến 3h30 chiều ngày 30/9 (giờ Trung Quốc TQ), B quyết định không mua
hàng nữa do giá LCD trên thị trường giảm xuống đột ngột, liền fax sang cho A. Đến
ngày 5/10, B nhận được thông bảo của A theo đó A sẽ giao hàng cho bên chuyên chở
vào ngày 15/10, và hàng sẽ đến cảng Yokohama vào ngày 25/10. Sau khi nhận được
thông báo của A, B đã fax lại và khẳng định rằng B từ chối mua hàng của A. A vẫn
cứ tiến hành giao hàng cho B và đề nghị B thanh toán. B không nhận hàng và từ
chối thanh toán.
Câu hỏi: Theo CISG 1980, hợp đồng giữa A và B đã được ký kết hay chưa?
- Công ty B yêu cầu giảm giá hàng hoá thuộc yêu cầu sửa đổi nội dung cơ bản của chào
hàng. Theo khoản 3 điều 19, yêu cầu sửa đổi về giả là thay đổi nội dung cơ bản của chào
hàng. Và theo khoản 1 và 2 điều 19, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào
hàng nhưng có sửa đổi nội dung cơ bả thì sẽ coi là từ chối chào hàng và cấu thành một
hoàn giá.
- Vậy lúc này, bên chào hàng trở thành bên được chào hàng và bên được chào hàng trở
thành bên chào hàng.
- Sau khi nhận thư chào hàng của B, A không trả lời. Theo khoản 1 điều 18, sự im lặng
hoặc bất hợp tác không mặc nhiên có giá trị như một lời chấp nhận chào hàng
- 30/9/2012, B không muốn mua nữa, hủy chào hàng, tuy nhiên chào hàng của B là CH
không thể hủy theo điều 16.2. Vì vậy, Chào hàng sẽ có hiệu lực đến 1/10/2012
- Đến 5/10/2012, A thông báo sẽ giao hàng. Tuy nhiên 5/10/2012 đã nằm ngoài thời gian
CH có hiệu lực (trước 1/10/2012). Vậy theo điều 18.2, chấp nhận CH không có hiệu lực
và theo điều 23, hợp đồng chưa được ký kết.
Vì vậy, A và B chưa ký kết hợp đồng.
Công ty VILIX của Việt Nara chào hàng để bán một số mẫu túi da cho công
ty HAGU của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời
điểm gửi cả ngày 5/1/2013). Nhận được chào hàng tuy vào ngày 10/1/2013, công ty
TAGU đã gửi thư trả lời với nội dung chấp nhận các điều kiện của chảo hàng của
VILIX, chỉ thay đổi nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp là trọng tài của
Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC).
Giả sử CHO 980 được áp dụng trong tình huống này, hãy cho biết:
a. Trả lời của HAGU có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
Thay đổi nội dung về thẩm quyền giải quyết tranh chấp là trọng tải của Phòng
Thương mại quốc tế là yêu cầu làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng. Theo khoản
3 Điều 19, yêu cầu thay đổi này là thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng. Và theo
khoản 1 Điều 19, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có sửa
đổi nội dung cơ bả thì sẽ coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá. Vậy, trả lời
của HAGU không là một chấp nhận chào hàng.
b. Giả sử trả lời của HAGU là một chấp nhận chào hàng nhưng VILIX lại nhận
được tin vào ngày 18/1 thì chấp nhận chào hàng có hiệu lực không?
Vì bên chào hàng đã ổn định thời gian trả lời là trong vòng 15 ngày kể từ ngày
chào hàng được gửi đi. Nhưng HAGU đã không tuân thủ (trả lời muộn vào 28/1). Nên
theo khoản 2 Điều 18, chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận
ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người chào hàng quy định
trong chào hàng Vì vậy, chấp nhận chào hàng không có hiệu lực.
Ngày 28/9/2015 thương nhân A (Mỹ - Quốc gia thành viên CISG) gửi cho
thương nhân B (Đức – Quốc gia thành viên CISG) qua đường bưu điện một chảo
hàng có ổn định thời gian trả lời là từ 5/10/2015 đến 15/10/2015; B nhận được chảo
hàng ngày 5/10/2015. Tuy nhiên, ngày 1/10/2015 do gia cả đột ngột tăng cao nên A
không muốn tiếp tục chào hàng của mình. Căn cứ vào CISG 1980, A có thể làm gì
để chấm dứt hiệu lực của chào hàng trong trường hợp này?
Giải:
- Rút lại: Theo khoản 2 Điều 15 thì chào hàng dù là loại chảo hàng không hủy ngang vẫn
có thể bị rút lại nếu như thông báo về việc rút lại chào hàng đến người được chào hàng
trước hoặc cùng lúc với cháo hàng. Ở đây A đáp ứng điều kiện, phải gửi yêu cầu rút lại
sao cho B nhận trước hoặc vào ngày 5/10.
- Hủy: Theo Điều 16:
+ Chào hàng được hủy
+ Đáp ứng yêu cầu huỷ: Yêu cầu huỷ chào hàng gửi đến cho người được chào hàng trước
thời điểm họ gửi chấp nhận chào hàng
→ chào hàng không thể bị huỷ do có ấn định thời hạn trả lời
Vì vậy, A có thể gửi thông báo về việc rút lại, nhưng phải đáp ứng điều kiện, phải gửi
yêu cầu rút lại sao cho B nhận trước hoặc vào ngày 5/10.
BÀI TẬP MIỄN TRÁCH:
Ngày 5/12/2012 nhằm trang bị cho HLV và học viên võ thuật, công ty TNHH
Dịch vụ MARTIAL (có trụ sở thương mại tại Pháp) giao kết hợp đồng với công ty
TNHH ADIDAS (có trụ sở thương mại tại Đức) mua 1000 đôi giày thể thao trị giá
400000 USD, thời hạn giao hàng là ngày 19/1/2013 theo điều kiện EXW
INCOTERMS 2000. Ngày 13/1/2013, do công ty không trả lương đảng hạn nên đình
công xảy ra tại công ty ADIDAS. Ngày 17/1/2013, đình công chấm dứt, ADIDAS gửi
fax cho MARTIAL, bảo rằng do sự kiện đình công nên công ty này không sản xuất
kịp do đó không giao hàng kịp cho MARTIAL vào ngày 19/1/2013 như quy định
trong hợp đồng. MARTIAL yêu cầu ADIDAS tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng
cách cho gia hạn đến ngày 25/1/2013, ngoài ra còn đòi bồi thường thiệt hại do chậm
trễ giao hang. ADIDAS không đồng ý do họ đã nhận được đơn đặt hàng từ một đối
tác khác với giá trị cao hơn nhiều. Hóa giải không thành công, ADIDAS và
MARTIAL thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài quốc tế
Paris. Biết Pháp và Đức đều là thành viên CISG
1) Luật nào được áp dụng để điều chỉnh? Tại sao?
Tại thời điểm xảy ra tranh chấp, cả Đức và Pháp đều là thành viên CISG nên chiếu theo
Điều 1.1a CISG 1980 thì áp dụng CISG 1980 để điều chỉnh.
2) ADIDAS có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
này hay không?
- Sự kiện biên vi phạm gặp phải khiến cho họ không thực hiện được hợp đồng có phải là
trở ngại hay không?
+Nếu sự kiện đó là trở ngại họ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
+Sự kiện KO phải là trở ngại ko được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Muốn xác định ADIDAS có được miễn trách nhiệm hay không thì phải chứng minh bên
vi phạm đã gặp trở ngại khiến cho họ không thực hiện được hợp đồng. Nếu đó là trở ngại
thì ADIDAS được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Sự kiện “đình công do không trả lương đúng hạn" có phải trở ngại hay không, thì theo
khoản 1 Điều 79 CISG 1980 thi sự kiện được coi là trở ngại khí:
+ Nằm ngoài sự kiểm soát, nằm trong sự kiểm soát
+ Không lường trước được; không lường trước được
+ Không thể tránh được và không khắc phục được; không khắc phục được
→ Sự kiện không phải là trở ngại theo khoản 1 Điều 79 CISG vì không thỏa mãn yêu cầu
nằm ngoài sự kiểm soát.
→ Theo khoản 1 Điều 79 CISG 1980 thì ADIDAS không được miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
Công ty Costa del cocoa Brazil (CCB) có trụ sở tại Rio de Janeiro, Brazil giao
kết hợp đồng cung cấp 1000 tấn cacao nguyên liệu cho công ty Belgian Chocolate
Neuhaus (BCN) có trụ sở tại Bỉ. Việc giao hàng sẽ chia làm 04 đợt chia đều cho 04
quý trong năm 2016. Công ty CCB cung cấp được 500 tấn cacao cho công ty BCN
cho tới tháng 6 năm 2016. Tuy nhiên, tháng 7 năm 2016, nắng nóng và khô hạn đã
gây nên chạy rừng trên diện rộng tại Brazil. Công ty CCB lập tức thông báo cho
BCN về tình hình này và tuyên bố thời gian giao hàng có thể bị dời lại so với thỏa
thuận ban đầu. Trên thực tế, với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tại Brazil,
CCB biết rằng nguy cơ cháy rừng vào mùa hè tại quốc gia này rất cao nên đã luôn
chuẩn bị hàng sẵn trong kho, chất lượng hàng này đủ điều kiện để giao hàng cho
BCN. Mặc dù vậy, trong hai quý sau của năm 2016, không có thêm một lô cacao nào
được vận chuyển đến cho người mua. Công ty BCN sau đó đã đưa vụ việc ra trọng
tài ICC để giải quyết. Trong phiên trọng tài, Công ty CCB viện dẫn sự kiện cháy
rừng vào tháng 7 năm 2016 để làm căn cứ miễn trách.
Câu hỏi: Anh/Chị hãy đánh giá liệu CCB có được miễn trách trong trường
hợp này không?
Bài giải: Muốn xác định CCB có được miễn trách nhiệm hay không thì phải chứng minh
bên vi phạm đã gặp trở ngại khiến cho họ không thực hiện được hợp đồng. Nếu đó là trở
ngại thi CCB được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Sự kiện “cháy rừng do nắng nóng” có phải trở ngại hay không, thì theo khoản 1
điều 79 CISG 1980 thì sự kiện được coi là trở ngại khi:
- Nằm ngoài sự kiểm soát: cháy rừng nằm ngoài sự kiểm soát bên vi phạm
- Không lường trước được: sự kiện cháy rừng có thể lường trước được
- Không thể tránh hay khắc phục được: có thể khắc phục được
Sự kiện không phải là trở ngại theo khoản 1 Điều 79 CISG 1980 vì không thỏa mãn yêu
cầu sự kiện không thể lường trước được Theo khoản 1 Điều 79 thì CCB không được
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

You might also like