Đ NG Chí Lương Văn Cù Và Cu C KH I Nghĩa Nam K An Giang Năm 1940-1941

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

COMRADE LUONG VAN CU AND THE NAM KY UPRISING IN

AN GIANG, 1940-1941

Abstract: Luong Van Cu tands out as one of the most significant historical figures in
the Vietnamese Revolution and An Giang Province. Born into an era marked by
relentless exploitation and subjugation under French colonial rule, he inherited a
legacy of revolutionary ideals from his family and emerged as a staunch communist.
His leadership of the An Giang Uprising during the 1940s in Southern Vietnam
resonated profoundly with the populace and left behind invaluable lessons for the
subsequent course of the Vietnamese Revolution.

Keywords: Luong Van Cu, Nam Ky Uprising, resistance against France.

---------------------------------------------------------------------------

ĐỒNG CHÍ LƯƠNG VĂN CÙ VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ Ở


AN GIANG NĂM 1940-1941

Lê Quốc Khanh, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Hoàng Viên, Võ Quốc Duy, Lê Thị
Thanh Ngân1

Tóm tắt: Lương Văn Cù là một trong những nhân vật lịch sử đặc biệt quan trọng của
cách mạng Việt Nam và tỉnh An Giang. Ông sinh ra trong thời kỳ đất nước bị thực dân
Pháp bóc lột và đô hộ hết sức nặng nề. Là người con của gia đình theo lý tưởng cách
mạng, ông đã kế thừa ý chí ấy và trở thành người cộng sản kiên cường. Cuộc khởi
nghĩa Nam Kỳ của nhân dân An Giang tại Nam Kỳ do ông chỉ huy vào những năm 40
của thế kỷ XX đã tạo tiếng vang rất lớn đến dân chúng và để lại nhiều bài học quý báu
cho cho cách mạng Việt Nam sau này.
Từ khóa: Lương Văn Cù, Khởi nghĩa Nam Kỳ, Kháng chiến chống Pháp.
1. Đặt vấn đề
Năm 1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra với sự hưởng ứng của đông đảo
tầng lớp nhân dân. Ở tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc [ngày nay chủ yếu là tỉnh An Giang]
dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lương Văn Cù – Bí thư Liên Tỉnh ủy Long Xuyên 2,
cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt, tấn công vào xà nguyệt của kẻ

1 Tác giả liên hệ, Sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử (lớp DH23SU), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang,
ĐHQG-HCM; Email: khanh_dsu220503@student.agu.edu.vn;
2 Theo chỉ đạo Xứ ủy, năm 1937, Đảng bộ Miền Tây Nam Kỳ có hai liên Liên tỉnh ủy. Liên tỉnh ủy Long
Xuyên phụ trách các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Sa Đéc.

1
thù xâm lược. Cuộc khởi nghĩa mặc dù thất bại, nhưng đã để lại nhiều bài học quý báu
cho cách mạng Tỉnh nhà nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng.
2. Khái quát về tình hình An Giang trước khi diễn ra cuộc khởi nghĩa
Tháng 09/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đế quốc Pháp tham chiến.
Tại Đông Dương, toàn quyền Georges Catroux ra lệnh tổng động viên và tiến hành
đàn áp cách mạng. Nhiều đảng viên hoạt động công khai bị bắt bớ, nhiều cơ sở cách
mạng bị đánh phá, thiệt hại. Mặt khác, địch ra sức vơ vét nhân dân bằng cách bắt xâu,
tăng sưu thuế từ 30% lên 80%, độc quyền toàn bộ về kinh tế. Từ đó, đẩy người dân
Việt Nam nói chung, nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc [An Giang] nói riêng lâm vào
tình cảnh cùng cực. Trước tình hình cộc chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới, tháng
11/1939 tại Bà Điểm (Gia Định), Đảng ta đã họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ sáu nhằm chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, xác định nhiệm vụ cho cách mạng
Đông Dương là “đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc” [1, pp. 40 - 45].
Tháng 09/1940, Nhật Bản tiến vào Đông Dương và cùng với Pháp, chúng cấu
kết nhau vơ vét thuộc địa, thực hiện chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo. Người dân
Long Xuyên, Châu Đốc [An Giang] phải chịu chung cảnh lầm than khốn quẩn như
nhân dân cả nước: giá cả tăng vọt, hàng hóa khan hiếm,...; lụt lội, dịch bệnh năm 1940
gây cảnh mất mùa đói khổ trầm trọng, đời sống càng thêm quẫn bách. Thanh niên
trong tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc [An Giang] bị Pháp bắt đưa đi làm bia đỡ đạn tại
các chiến trường. Binh lính bất mãn, quần chúng căm phẫn đã dấy lên phong trào
chống bắt lính sôi nổi [2, p. 141], nhiều đảng viên, cán bộ bị bắt bớ tù đày. Các loại
thuế, phạt vạ, sưu dịch đều tăng, hàng hóa thiết yếu như vải, dầu lửa,... hết sức khan
hiếm, có lúc không có bán và giá cả nhảy vọt rất cao. Cảnh vây ráp, lùng sục, bắt xâu,
bắt lính, bắt thuế... diễn ra liên miên [3, p. 131].
Chính sách kinh tế của Pháp, nỗi lo sợ quân Nhật sẽ vào Đông Dương đã khiến
nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc [An Giang] nói riêng
đổ xô mua vàng, tích trữ lương thực, đồng thời đi rút tiền, vàng bạc, đá quý ở các tiệm
cầm đồ. Nạn đầu cơ, tích trữ lộng hành, hàng hóa ngày càng thiếu [4, p. 16]. Chính
sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã tác động mạnh đến đời sống các tầng
lớp nhân dân. Đối với người nông dân, cuộc sống trở nên cùng cực, tối tăm, làm cực
nhọc mà không có ăn. Thất mùa, nạn đói diễn ra phổ biến trên khắp địa bàn tỉnh.
Về tình hình tổ chức Đảng, tháng 10/1939 Đảng bộ tỉnh Long Xuyên, Châu
Đốc được củng cố. Đảng bộ tỉnh Long Xuyên thuộc Liên tỉnh ủy Long Xuyên; đồng
chí Lương Văn Cù không trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy Long Xuyên mà lên làm Bí thư
Liên tỉnh ủy sau khi đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được rút lên Xứ ủy Nam Kỳ. Tỉnh ủy
Long Xuyên sau khi được củng cố gồm Nguyễn Văn Cự (Chà), Bí thư; Nguyễn Ngọc
Quang, Nguyễn Văn Phẩm, Huỳnh Văn Hoành, Long, Nên, Xứ, nữ đồng chí Linh…

2
Do tên Cự (Chà) là nội gián lọt vào Đảng, lại làm Bí thư Tỉnh ủy, cho nên hoạt động
của Đảng bộ tỉnh Long Xuyên gặp rất nhiều khó khăn [5, pp. 314 - 320]. Trong cuộc
Khởi nghĩa Nam Kỳ ở An Giang, do tên Cừ trà trộn vào nội bộ Đảng, thông tin về
cuộc khởi nghĩa bị bại lộ, nhiều cán bộ đảng viên tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc [An
Giang] bị bắt, xử tử, tù đày, trong đó có đồng chí Lương Văn Cù.
3. Đồng chí Lương Văn Cù và cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ở An Giang năm 1940
Đồng chí Lương Văn Cù tên thật là Nguyễn Văn Tây, bí danh là Tây hoặc
Dương, sinh năm 1915 tại làng Mỹ Hòa, tổng Định Hòa, tỉnh Long Xuyên (hiện nay là
ấp Mỹ An, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Không rõ tên cha đồng chí là
gì, nhưng có tư liệu là cha đồng chí mất sớm. Mẹ tên Lương Thị Hội (1894 – 1944).
Lúc nhỏ, đồng chí lấy họ theo họ cha [tức họ Nguyễn] nhưng sau đổi họ lại, lấy họ
Lương là họ của mẹ [Lương Văn Cù]. Sinh ra trong một gia đình nghèo, lại gặp cảnh
ly tan, nên đồng chí chỉ được học hết cấp I ở trường làng (trường rạch Cái Gút) lúc 7
đến 8 tuổi. Khi ở tuổi 13 - 14, đồng chí phải đi làm công cho một tiệm buôn của Hoa
kiều tại tỉnh lỵ Long Xuyên. Nhưng làm được ít lâu thì đồng chí bỏ về nhà vì không
chịu được cảnh đối xử lọc lừa, cách làm ăn xảo trá của bọn gian thương, vốn là thế lực
có tiếng ở xứ Nam Kỳ. Đồng chí Cù về sống với người cậu ruột là đồng chí Lương
Văn Khoảnh, một đảng viên đã tham gia cách mạng từ những năm 1930 [6, p. 42].
Tháng 02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra bước ngoặt cho phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta. Tại Chợ Mới, tháng 04/1930, chi bộ Đảng
Cộng sản đầu tiên của tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc được thành lập ở Long Điền. Khi
có Đảng lãnh đạo, theo sau đó là nhiều tổ chức trên khắp các xã nổi dậy vận động quần
chúng mít-tinh biểu tình chống sưu cao, thuế nặng; chống áp bức, bóc lột. Đồng chí
Lương Văn Cù năm ấy mới 15 tuổi, cũng đã hiên ngang bên cạnh người cậu [đồng chí
Lương Văn Khoảnh] trong đội ngũ quần chúng tại các cuộc đấu tranh. Theo thống kê
trong tháng 05/1930 toàn Nam Kỳ có 12 cuộc đấu tranh lớn thì ở Chợ Mới đã có hai
cuộc. Tuy bị đàn áp dã man trong những năm 1930 - 1931, nhưng các hoạt động treo
cờ, giăng biểu ngữ, kêu gọi quần chúng đứng dậy đấu tranh của các chi bộ vẫn được
diễn ra thường xuyên, làm cho thực dân Pháp phải chú ý hơn đến vùng đất này. Nhà
Sử học người Pháp D. Hémery cũng đã viết trong cuốn Những cuộc cách mạng ở Nam
kỳ 1932 - 1935: “Cùng với Mỹ Tho, Đức Hòa, vùng Chợ Mới, Cao Lãnh là một trong
những lò lửa nóng bỏng của phong trào nông dân ở Nam Kỳ”. Trong số các cuộc đấu
tranh đó đều có sự tham gia của đồng chí Lương Văn Cù.
Nhờ sự nhiệt tình, năng nổ cùng tinh thần cách mạng và sự giác ngộ từ người
cậu, đồng chí Cù đã sớm được đồng chí Khoảnh tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách
mạng, được phân công làm liên lạc, đem thư,... Đồng chí Lương Văn Cù luôn rất vui
vẻ, lạc quan, hăng hái hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Cứ như

3
vậy, đồng chí Lương Văn Cù đã có được nhiều kinh nghiệm quý báu trong những ngày
hoạt động trong đội ngũ cách mạng ở Đảng bộ tỉnh Long Xuyên. Đến ngày
31/12/1933, cuộc họp thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ xã Nhơn Mỹ được
tổ chức tại một sân đập lúa gần nhà đồng chí Lương Văn Khoảnh (ấp Mỹ An, Kiến
An) do đồng chí Hanh triệu tập. Chi bộ được thành lập không lâu thì nhiệm vụ đầu tiên
được cấp trên phân công, đó là vận động quần chúng hiểu thêm về đường lối đấu tranh
của Đảng là chống áp bức bất công, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho
nhân dân, nhất là đối với nhân dân tá điền. Đồng chí Cù cùng với chi bộ xã Nhơn Mỹ
tiếp nhận nhiệm vụ. Ngoài ra, trong hội nghị lần này, đồng chí Lương Văn Cù và Lê
Thành Tưởng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó có nghĩa là sau
nhiều năm cần cù nỗ lực không ngừng nghỉ, đồng chí Cù đã trở thành một đảng viên
trẻ tuổi, vô cùng nhiệt huyết trong Đảng bộ xã Nhơn Mỹ.
Được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Cù ngày càng miệt mài
cộng tác, phục vụ cách mạng như một phần quan trọng của cuộc đời mình. Trong
khoảng thời gian từ năm 1933 đến năm 1935, đồng chí luôn tích cực hoạt động, giữ
liên lạc với tình báo của lực lượng cách mạng. Hoạt động của đồng chí không riêng ở
xã Nhơn Mỹ mà còn ở mở rộng ở nhiều xã khác trong huyện Chợ Mới. Đầu năm 1935,
sau hai năm hoạt động tích cực hoạt động, đồng chí Cù được tín nhiệm bầu vào quận
ủy Chợ Mới. Từ ấy, đồng chí thoát ly hoạt động cách mạng. Từ năm 1936 - 1939,
đồng chí phụ trách cơ sở Đảng tại thị xã Long Xuyên, rồi được phân công nhiệm vụ
trong Liên tỉnh ủy Long Xuyên.
Vào những năm 1936 - 1939 là thời kỳ diễn ra phong trào Dân chủ. Lúc này,
Đảng ta chủ trương đưa một số đồng chí ra hoạt động công khai cùng với các tổ chức
nhằm thu hút sự chú ý và ủng hộ từ dân chúng trong các phong trào và hướng dẫn
nhân dân đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ. Tuy vậy, đồng chí Lương Văn Cù
vẫn được giữ lại hoạt động bí mật. Tháng 04/1938, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp
bị lật đổ, phe hiếu chiến lên thay, tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ, dân sinh. Chính
quyền thực dân ở Long Xuyên, Châu Đốc mạnh tay đàn áp lực lượng cách mạng.
Ngày 29/09/1939, Pháp mở cuộc tổng khủng bố, bắt giữ nhiều cán bộ của Đảng. Đồng
chí Cù không bị sa lưới nhưng phải đổi vùng hoạt động lên Sài Gòn - Gia Định và hoạt
động trong các xí nghiệp [7, p. 60]. Trong năm 1939, hàng loạt cuộc lục soát, bắt bớ
do Pháp tổ chức trên địa bàn các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc. Nhiều cán bộ, đảng viên
ưu tú của cách mạng lần lượt bị bắt bớ, tù đày. Pháp còn thu giữ nhiều tài liệu, sách vở
tuyên truyền, các bài báo Công luận... [4, pp. 14 - 15]. Đảng bộ tỉnh Long Xuyên,
Châu Đốc [An Giang] bị tổn thất nặng nề, nhiều cơ sở Đảng tan vỡ.
Cuối tháng 10/1939, Tỉnh ủy Long Xuyên được củng cố. Tổ chức và cơ sở
Đảng ở huyện, xã cũng được hình thành, nổi bật là huyện Chợ Mới, trong 15 xã thì đa
số đều có chi bộ, riêng tỉnh lỵ Long Xuyên có chi bộ Vườn Trầu. Lúc bấy giờ Xứ ủy

4
Nam Kỳ chuyển đồng chí Lương Văn Cù lên Sài Gòn - Chợ Lớn vào hoạt động trong
các xí nghiệp, nên đã có nhiều sự thay đổi về cán bộ lãnh đạo Liên tỉnh ủy. Đến tháng
03/1940, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được rút lên Xứ ủy Nam Kỳ. Được sự tín nhiệm
của nhiều đồng chí, đồng chí Lương Văn Cù được bầu thay thế đồng chí Tiến làm Bí
thư Liên tỉnh ủy Long Xuyên, trực tiếp phụ trách địa bàn tỉnh Long Xuyên. Sau đó,
các đảng viên trong tỉnh tiếp tục tham gia cộng tác, vận động quần chúng ở các tổ chức
phản đế tại Việt Nam, tổ chức lại ban cán sự Đảng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Giữa tháng 06/1940, các Xứ ủy ở hai miền Bắc - Nam đều phải tức tốc ứng phó
với tình hình mới: Pháp đã bị phe phát xít chiếm đóng, các nước ở Đông Dương trở
thành mục tiêu của Nhật Bản trong kế hoạch đổ bộ vào Đông Nam Á. Ngay trong
tháng 07, ý tưởng về một cuộc khởi nghĩa vũ trang được hình thành trong Hội nghị Xứ
ủy (07/1940) tại Châu Thành [Mỹ Tho]. Cuối cùng hội nghị quyết định: các địa
phương hết sức khẩn trương chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ nổi dậy khởi nghĩa.
Thực hiện chủ trương khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, Liên tỉnh ủy Long Xuyên
ra sức xây dựng các tổ chức quần chúng, chỉ trong vài tháng đã tổ chức Hội Nông dân,
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Đoàn thể phản đế nông dân... Giữa năm 1940, đồng chí
Lương Văn Cù đã xin về tỉnh nhà hoạt động để chuẩn bị cho cuộc Khởi nghĩa Nam
Kỳ. Nhằm phổ biến chủ trương của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Nam Kỳ, nâng cao
nhận thức của cán bộ, đảng viên về tình hình, nhiệm vụ mới, đồng chí Cù đã mở lớp
huấn luyện khoảng 20 ngày cho cán bộ cốt cán trong Liên tỉnh ủy Long Xuyên tại xã
Mỹ Hiệp [Chợ Mới] vào tháng 07/1940. Mãn khóa học, các đồng chí cán bộ cốt cán
được phân công về các xã để xây dựng, củng cố lại các tổ chức cơ sở Đảng.
Trước sức ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các tổ chức cách mạng tại Long
Xuyên, Châu Đốc, thực dân Pháp đã xem đồng chí Lương Văn Cù là mục tiêu trọng
yếu. Pháp ráo riết tập nã đồng chí Cù, nhưng đồng chí đã bình tĩnh, khéo léo vượt qua
các cuộc bắt bớ của địch. Cũng trong thời gian này, đồng chí Cù đã lãnh đạo một số
phong trào tiêu biểu như phong trào nông dân chống địa chủ cướp đất ở Phú Nhuận,
Thạnh Quới (thuộc vùng tứ giác Long Xuyên) [8, p. 174]. Tháng 08/1940, nhận thấy
các phong trào đang nhen nhóm ở các tỉnh lị, đồng chí Lương Văn Cù triệu tập cuộc
họp Tỉnh ủy tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Bội để bàn kế hoạch đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, xây dựng lực lượng vũ trang, mở rộng và phát triển các hội đoàn thể
phản đế nông dân, thanh niên, phụ nữ. Hội nghị quyết định thành lập Ban khởi nghĩa
[1, pp. 40 - 45]. Công tác tuyên truyền rất được Liên tỉnh ủy Long Xuyên chú trọng.
Nhiều truyền đơn được rải ở làng Hòa Hảo, Tân Long, tỉnh lỵ Long Xuyên, tỉnh lỵ
Châu Đốc... Ngoài việc rải truyền đơn, treo biểu ngữ, từ tháng 05/1940, Tỉnh ủy Long
Xuyên phát hành tờ báo “Tiến Lên” thay cho tờ “Cứu Quốc” tạp chí. Ngoài ra, lực
lượng khởi nghĩa cũng là một vấn đề quan trọng. Công tác vận động binh lính được
tiến hành qua các phong trào phản đối chiến tranh. Ảnh hưởng từ công tác vận động

5
thu hút được rất nhiều dân chúng. Số binh lính hưởng ứng đào ngũ ngày càng đông.
Nhiều bài thơ, bài hát, ca dao được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và trong hàng ngũ
địch. Nhiều tổ bình vận, đa số là phụ nữ, được hình thành trong tỉnh đến các đồn bót,
của địch để thực hiện nhiệm vụ. Tổ phụ nữ gồm các đồng chí Trần Thúy Liễu, Nguyễn
Thị Gia, Út Nỉ đến vùng Vĩnh Tế, Châu Đốc, nơi có số lao binh vét kinh nằm trong
danh sách Pháp bắt đưa đi đánh Xiêm. Các chị giả làm người bán chè, cháo rỉ tai, vận
động. Một thời gian, số này bỏ trốn hết [4, p. 25]. Tuy nhiên, những hoạt động của các
nhóm tổ này đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc trong dân chúng. Còn về công tác vận
lương, tài chánh, trong tháng 10/1940, Tỉnh ủy Long Xuyên tổ chức một cuộc họp,
trong đó có quyết định mở ngay việc lạc quyên 6.000 đồng cho Xứ ủy Nam Kỳ “để
dùng cho chiến tranh” và chuyển một số cấp ủy thành “Ban khởi nghĩa”. Nhân dân
tích cực ủng hộ, ai có gì góp nấy. Kẻ góp gạo, người góp tiền, sắt thép, cả nữ trang...
Nhiều gia đình thường ngày thiếu ăn nhưng cũng tham gia đóng góp thể hiện tấm lòng
đối với cách mạng, đối với đất nước. Phong trào lôi cuốn cả một số hội tề, địa chủ
tham gia, mạnh nhất ở vùng Chợ Mới, Tân Châu, Tịnh Biên [1, p. 26]
Ngày 15/11/1940, Xứ ủy Nam Kỳ mở cuộc họp tại Hóc Môn [Gia Định]. Sau
khi nghe báo cáo công tác chuẩn bị khởi nghĩa của các địa phương và phân tích tình
hình địch. Hội nghị Xứ ủy quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính
quyền địch giành lấy chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Ấn định thời gian khởi
nghĩa là 24 giờ đêm ngày 22/11/1940. Mệnh lệnh được phát đến các tỉnh và triển khai
tại cơ sở. Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23/11/1940 cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ.
Do nắm được thông tin Xứ ủy Nam Kỳ khởi nghĩa nên thực dân Pháp đã bố phòng
chặt chẽ và cho quân đàn áp dã man. Liên tỉnh ủy Long Xuyên nhận được lệnh khởi
nghĩa muộn hơn 07 ngày. Ngay sau khi nhận được lệnh khởi nghĩa, đồng chí Lương
Văn Cù - Bí thư Liên tỉnh ủy liền cấp tốc triệu tập cuộc họp vào hai ngày 28 -
29/11/1940 tại nhà một quần chúng cơ sở (bà Huỳnh Thị Cúc) ở xã Long Điền [Chợ
Mới] bàn kế hoạch khởi nghĩa.
Hội nghị nhận định tình hình: “Tuy ta còn yếu hơn địch, vũ khí còn ít, nhưng
lực lượng đã chuẩn bị sẵn sàng, tinh thần cách mạng của quần chúng sôi sục, các nơi
đã nổi dậy, ở đây ta phải khởi nghĩa để góp phần tấn công địch và chia lửa với các
nơi”. Sau một thời gian dài trao đổi, phân tích tình hình chung, Hội nghị đi đến kết
luận là phải khởi nghĩa bởi vì: toàn thể lực lượng khởi nghĩa tuy vũ khí thô sơ nhưng
tinh thần cách mạng rất cao, đang ở vào tư thế sẵn sàng nổi dậy khi được lệnh; là Đảng
bộ cấp dưới phải chấp hành Nghị quyết của cấp trên, chưa có lệnh hoãn khởi nghĩa thì
không được hoãn vì đó là nguyên tắc của Đảng; trong lúc địch đang đưa quân đi đàn
áp các nơi khác ở Nam Kỳ, ta cần phải khởi nghĩa để kìm chân địch, căng kéo lực
lượng địch để chúng bớt tập trung đàn áp các tỉnh bạn… Tôn trọng nguyên tắc tổ chức
của Đảng và với lòng nhiệt tình cách mạng không ngại gian khổ, hy sinh, Hội nghị đi

6
đến thống nhất là tiến hành khởi nghĩa vào thời điểm lúc 0 giờ ngày 02/12/1940. Đồng
chí Lương Văn Cù phân công cán bộ của Liên tỉnh ủy và Tỉnh ủy Long Xuyên, Châu
Đốc trực tiếp triển khai kế hoạch và phụ trách các hướng tấn công chủ yếu ở Chợ Mới,
Tân Châu… [3]
Kế hoạch khởi nghĩa được đồng chí Lương Văn Cù phân công cụ thể như sau:
Cánh Long Xuyên do Nguyễn Văn Cự chỉ huy, chịu trách nhiệm phá phà Vàm Cống
để chặn đường tiếp viện và đốt phá các trụ sở của địch tại Tỉnh lỵ Long Xuyên. Đồng
chí Nguyễn Ngọc Quang chỉ huy vùng điểm, sẽ hạ lệnh khởi nghĩa bằng pháo, bố trí
đốt nhà bưu điện và một số đội du kích ém quân phía Nam sẽ tiến công dinh quận
trưởng. Hai cánh Long Điền, Kiến An tập hợp tại bãi Cồn Chín Dư. Khi có lệnh, thì
lực lượng Long Điền từ mé sông đánh lên trại lính, lực lượng Kiến An từ lộ đánh vào
dinh quận. Một cánh nửa của Kiến An (đồng chí Lê Tín Đôn chịu trách nhiệm) xuống
tiếp phá phà Vàm Cống. Lực lượng các xã Nhơn Mỹ, Long Kiến, Mỹ Luông, Tấn Mỹ
tổ chức đốn cây, phá cầu, đào lộ, cắt dây thép chặn đường bao vây bót cò Mỹ Luông.
Các xã tổng Phong Thạnh Thượng, Bình Thành, Tân Phú, Tân Thạnh, An Phong cùng
hợp đồng với các nơi nổi dậy phá tề giành chính quyền tại chỗ.
Sau Hội nghị việc chuẩn bị khởi nghĩa hết sức khẩn trương, đồng chí Lương
Văn Cù vô cùng bận rộn. Đồng chí đặt trạm liên lạc ở nhà đồng chí Nguyễn Cao Cảnh
(Hai Khoảnh) ở gần cầu Trà Thôn (Long Điền B) để từ đó bung ra các nơi khác. Long
Điền là cái nôi của cách mạng, cơ sở nhiều, quần chúng nhân dân có cảm tình với cách
mạng nên đồng chí xem nơi đây là hậu cứ của mình. Công việc nhiều, nên đồng chí Cù
giao cho nữ đồng chí Nết (nhà ở Mương Lớn - Long Điền B) để liên lạc với các nơi
cũng như phổ biến ý kiến chỉ đạo của đồng chí. Không khí những ngày này vô cùng
nhộn nhịp, nhà nhà, người người đều náo nức chuẩn bị. Quần chúng tích cực kẻ góp
tiền, người góp gạo, tham gia bí mật may cờ, lò rèn vũ khí, luyện tập võ nghệ… [3]
Phong trào sôi nổi chưa từng có, ai ai cũng đều bảo nhau “chuyến này phải một chết
một sống với chúng nó”. Song song với vận động quần chúng, công tác vận động binh
lính chống chiến tranh cũng được đẩy mạnh, nhiều bài hát hò, vè được quần chúng làm
ra để kịp thời tranh thủ binh sĩ. Quần chúng phản đối chiến tranh đã trở thành phong
trào. Số binh lính đồng tình hưởng ứng đào ngũ ngày càng nhiều, tổ chức lực lượng
phát triển nhanh chóng, khí thế cách mạng lên cao. Sự hào hứng của quần chúng đã
làm cho bọn lính hoang mang, bọn hội tề nhiều tên cầu an xin nghỉ việc, tên nào còn
làm việc cho giặc thì ban đêm không dám ngủ trong nhà.
Đêm ngày 01 rạng sáng ngày 02/12/1940 cuộc khởi nghĩa của nhân dân Long
Xuyên, Châu Đốc bùng nổ. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa không thành công. Lực lượng
khởi nghĩa chỉ tấn công được quận lỵ Chợ Mới, đốt nhà Dây Thép, phá cầu Mương
Quản Bèn, Mương Ông Cha… và nhanh chóng bị thực dân Pháp đẩy lùi [4, pp. 70 -
71]. Đúng 0 giờ ngày 03/12/1940, pháo lệnh nổ, các cứ điểm đồng loạt tấn công. Tuy

7
nhiên, thực dân Pháp đã chủ động hơn nên đã bố trí lực lượng mai phục tại nhà Dây
Thép - mục tiêu chiến lược của cuộc khởi nghĩa. Bộ phận vùng điểm do đồng chí
Nguyễn Ngọc Quang chỉ huy xông vào thì bị địch chặn bắn dữ dội, khiến đồng chí
Quang không thể tiến vào dinh quận nên đốt nhà Dây Thép rồi rút lui. Hai lực lượng
của Long Điền, Kiến An tập kết ở bãi cồn Chín Dư, chia thành hai mũi tiến công.
Nhận được tín hiệu, hai mũi nhất tề tấn công, một hướng đánh từ mé lộ, hướng còn lại
từ bờ sông đánh lên, mục tiêu là chi viện cho quân ở vùng điểm. Tuy nhiên, kế hoạch
bị bại lộ, hai mũi tiến công bị phục kích. Biết không thế đột nhập vào dinh quận được,
ban chỉ huy liền triển khai hướng tấn công dọc theo lộ Long Điền, Mỹ Luông, phối
hợp với lực lượng Mỹ Luông, Long Điền do đồng chí Huỳnh Văn Hoành (Tám
Hoành) phụ trách cắt dây thép, đào lộ, đốn cây cản đường, đốt phá cầu kinh Thầy Cai,
kinh Cựu Hội, kinh Trà Thôn... Tại Kiến An, ta giải tán tề xã, tịch thu 01 súng lửa.
Đồng bào ở các xã lân cận nổi trống, hô khẩu hiệu: “Đảng Cộng sản Đông Dương
muôn năm”, “Đả đảo chính quyền thực dân Pháp và tay sai, chính quyền về tay nhân
dân” [1, pp. 40 - 45].
Nhìn chung, Chợ Mới có 15 xã thì 14 xã đã nổi dậy khởi nghĩa, có xã giành
được chính quyền như Kiến An, An Phong. Tinh thần của các chiến sĩ trong cuộc khởi
nghĩa đang lên cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cánh quân chủ lực Vàm Cống - Long
Xuyên bất động vì do Nguyễn Văn Cự làm nội gián, đã không hạ lệnh hành động
hưởng ứng. Vì lẽ đó, cánh quân của Lê Tín Đôn không thể tự mình đánh phá phà Vàm
Cống, thực dân Pháp đã nhanh chóng đưa quân tiếp viện. Từ tỉnh lị Long Xuyên, hàng
trăm quân Pháp từ hướng phà Vàm Cống đã đổ bộ và tiến hành dàn binh bao vây lực
lượng khởi nghĩa đang có mặt tại dinh quận. Cuộc khởi nghĩa đi vào bế tắc.
Ngay đêm khởi nghĩa, lực lượng tại Chợ Mới khoảng 100 người, theo lệnh ban
Chỉ huy rút vào giồng Bánh Lái nằm giữa cánh đồng 3 xã (Kiến An, Mỹ Hội Đông,
Nhơn Mỹ) hòng tìm cách đối phó. Pháp huy động một lực lượng lớn, gồm cả lính tập
và bọn hội tề làng xã tiến hành vây chặt giồng Bánh Lái, dồn lực lượng khởi nghĩa vào
ngọn rạch Cây Sao, hòng bắt cho bằng được đầu não cuộc khởi nghĩa - Lương Văn Cù.
Nhiều cán bộ, chiến sỹ bị địch bắt, trong đó có một số lãnh đạo Tỉnh ủy Long Xuyên,
Quận ủy Chợ Mới [8, p. 171]. Cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài một đêm (03/12/1940),
nhưng đã gây cho địch tổn thất. Ở nhiều xã khác, bọn địch hốt hoảng bỏ chạy. Cuộc
khởi nghĩa Nam Kỳ ở Long Xuyên, Châu Đốc [An Giang] đã gây được tiếng vang lớn
đến toàn thể dân chúng, thức tỉnh tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân, biểu
thị lòng trung thành và tư tưởng tiến công của cán bộ đảng viên. Cuộc khởi nghĩa lần
này đã giúp cho đảng bộ và nhân dân nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang và lãnh đạo
nhân dân nổi dậy giành chính quyền [1, pp. 40 - 45].
Ngày 05/12, tên Việt gian Nguyễn Văn Sông (Ấp Sông) phát hiện Lương Văn
Cù đang cố ẩn núp trong chòm lúa mùa. Vì là người hàng xóm, không thể cải dạng

8
được, Lương Văn Cù nói với hắn: “Bác đừng có tri hô, tôi không phải phần từ phản
dân hại nước, chúng tôi làm cách mạng là để giải phóng dân tộc mình khỏi ách ngoại
xâm, cách mạng thành công con cháu Bác cũng hưởng chớ không phải riêng ai; chút
quả xin biểu Bác làm niềm tin”. Tuy nhiên, có lẽ vì lợi ích cá nhân, Sông đã đổi ý.
Hắn tri hô, và lập tức bọn lính Pháp ập đến bắt đồng chí Lương Văn Cù. Ngay trong
ngày, đám lính Pháp áp giải Lương Văn Cù về trụ sở xã Nhơn Mỹ bằng xuồng. Khi đi
ngang nhà bà Lương Thị Ngọc (dì ruột Lương Văn Cù), Lương Văn Cù đề nghị dừng
lại để nhắn lại ít lời và hai tên Chủ Đạt, Chánh Thăng đồng ý. Lương Văn Cù chỉ nói
một câu: “Dì Năm ơi, con bị bắt. Nhưng đó là thông tin quan trọng, thông báo cho
các cơ sở của Đảng nhanh chóng phân tán, tránh sự vây ráp của địch!” [8, p. 171]
Khi về đến trụ sở xã, tên Chủ Đạt và Chánh Thăng đắc chí nói với đồng chí:
“Làm cộng sản không thấy lợi gì chỉ thấy đói khát và bị gông cùm!” Đồng chí Cù bật
dậy trả lời: “Chúng tôi làm cộng sản để giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại xâm, cách
mạng thành công thì con cháu mấy ông cũng hưởng chớ không phải riêng tôi”. Chúng
tức tối: “Mày nói giỏi lắm”. Đồng chí dõng dạc nói: “Làm cộng sản thì bị tù đày, bắn
giết là chuyện nhẹ như lông hồng. Còn các ông thì nịnh bợ Pháp, thẳng tay vơ vét bóc
lột của đồng bào để vinh thân phì da…”. Đồng chí còn tiếp tục nói nhiều nữa, nhưng
chúng đã không cho đồng chí nói.
Sáng hôm sau (04/12/1940), thực dân Pháp giải đồng chí về quận Chợ Mới, rồi
đưa về giam tại Xóm Chiếu, Sài Gòn tiếp tục dùng cực hình tra tấn. Đối với đồng chí
Lương Văn Cù, mặc dù địch dùng nhiều thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo, nhưng
không khai thác được thông tin gì từ đồng chí. Biết Lương Văn Cù là một cán bộ lãnh
đạo chủ chốt, địch nhanh chóng giải về khám lớn Sài Gòn. Địch tra tấn đồng chí một
cách tàn bạo, dã man... Dù liên tiếp gánh chịu những cực hình đau đớn, nhưng đồng
Cù vẫn hiên ngang với một tinh thần “thép” của người chiến sĩ cộng sản. Chẳng
những không khai báo mà đồng chí còn nói thẳng vào mặt bọn Pháp: “Tôi chỉ muốn
các ông rút về nước, trả đất nước này lại cho chúng tôi” [8, p. 175]. Ở trong tù, đồng
chí Lương Văn Cù vẫn luôn thể hiện vai trò tiên phong của một cán bộ lãnh đạo, tích
cực, hiên ngang trong các cuộc đấu tranh, tận tụy chăm sóc từng đồng chí sau những
lần bị địch tra tấn.
Theo số liệu của Pháp, trong cuộc khởi nghĩa của tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc
[An Giang] tính cho đến hết tháng 12/1940, Pháp đã bắt 227 người, chủ yếu của quận
Chợ Mới. Nhiều trong số họ là đầu não cuộc khởi nghĩa. Họ đã bị Pháp xử tử, tra tấn
tù đày và hy sinh trên đất liền cũng như ở Côn Đảo. Đến ngày 28/08/1941, Pháp xử tử
đồng chí Lương Văn Cù ở Ngã ba Giồng (Hóc Môn). Trước cái chết, đồng chí Lương
Văn Cù vẫn không hề sợ sệt mà vẫn anh dũng, hiên ngang, đối mặt với kẻ thù. Đồng
chí Cù đã anh dũng hy sinh khi mới 26 tuổi. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng đồng chí đã
nhận thức và sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng “Một lòng theo Đảng, giải phóng quê

9
hương”. Đồng chí đã đem hết cả tuổi thanh xuân hiến dâng cho quê hương đất nước.
Dù rơi vào tay địch nhưng đồng chí vẫn giữ trọn một niềm tin sắc đá đối với Đảng, đối
với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
4. Kết luận
Đồng chí Lương Văn Cù là một cán bộ lãnh đạo của Đảng có nhiều uy tín đối
với đảng viên, quần chúng nhân dân. Trải qua quá trình rèn luyện, trưởng thành dưới
ngọn cờ của Đảng, đồng chí đã kiên cường, anh dũng đứng lên lãnh đạo Đảng bộ,
nhân dân tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc [An Giang] đấu tranh, chống lại sự áp bức bóc
lột của thực dân Pháp. Trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ở An Giang, sự đóng góp của
đồng chí Cù là vô cùng quan trọng, mặc dù cuộc khởi nghĩa đã thất bại nhưng nó thể
hiện cho tinh thần vì độc lập, tự do cho đất nước. Sự hy sinh của đồng chí Lương Văn
Cù chính là tấm gương về “Người cộng sản kiên trung” rất xứng đáng để chúng ta học
hỏi, noi theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Mới, Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Mới, An
Giang: Nxb Đảng bộ huyện Chợ Mới, 1995.
[2] Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Địa chí An Giang, An Giang: Nxb An Giang,
2013.
[3] Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Tóm tắt lịch sử Đảng bộ Tỉnh An Giang (1927
- 2005), An Giang: Nxb Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2022.
[4] Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở An
Giang, An Giang: Nxb Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2004.
[5] Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Khởi nghĩa Nam Kỳ, Lịch sử Khởi nghĩa Nam
Kỳ, TP. Hồ Chí Minh: Nxb Sân khấu, 2001.
[6] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang, tập 1, An
Giang: Nxb Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2002.
[7] Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ
(1927 - 2010), An Giang: Nxb Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2012.
[8] Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang, Tài liệu Hội thảo khoa học sự kiện và nhân
vật Lịch sử Chợ Mới 320 năm, An Giang: NXB Sân Khấu, 2022.

Thông tin tác giả: Lê Quốc Khanh – Nguyễn Văn Nghĩa – Nguyễn Hoàng Viên, lớp
DH23SU; Võ Quốc Duy – Lê Thị Thanh Ngân, lớp DH24SU; email:
khanh_dsu220503@student.agu.edu.vn ; SĐT: 0326.651.464.

10

You might also like