Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

Đề bài: Trong tập thơ “Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời”, nhà thơ trẻ Nguyễn

Thiên Ngân đã viết mấy câu tựa đề như sau:

Những điều kì diệu nằm ở phía xa khơi


Chúng mình là tàu bé trong hải cảng
Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời

Những câu thơ trên giúp em suy nghĩ gì về khát khao ra khơi của người trẻ? Hãy viết bài
văn trình bày câu trả lời của em.

(Nguồn đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9)

Bài làm

Có nguời họ ví tuổi trẻ như cơn mưa rào để dù có ướt vẫn muốn tận hưởng
thêm một lần nữa. Có người họ cho tuổi trẻ là một thước phim đẹp đẽ, lôi cuốn mà họ vẫn mong
được xem đi xem lại. Tuổi trẻ – khoảng thời gian không quá ngắn cũng chẳng quá dài nhưng đủ
để người ta khắc ghi vào trái tim, tâm hồn. Tuổi trẻ - khoảng thời gian của những khao khát,
hoài bảo là những lần thoát khỏi vòng tay của gia đình vùng vẫy nơi biển lớn, đó là những khát
khao vươn mình ra thế giới rộng lớn ngoài kia. Nói như Nguyên Thiên Ngân ví tuổi trẻ là con
“tàu bé” trong tập thơ “Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời”, cô viết:

“Những điều kì diệu nằm ở phía xa khơi


Chúng mình là tàu bé trong hải cảng
Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời”.

Cuộc sống muôn hình vạn trạng đâu đó ta vẫn luôn tìm thấy những điều mới
mẻ, những thú vị cần khám phá. Đó cũng chính là “những điều kì diệu” mà nhà thơ cho rằng
nằm ở “phía xa khơi”. Là những ước mơ, hoài bảo, khát khao cháy bỏng mà ta muốn chinh
phục. Con “tàu bé trong hải cảng” đó là những người trẻ còn nhiều thiếu sót chưa có nhiều kinh
nghiệm. Song không vì thế mà nhục chí ngược lại những chiếc tàu “nhỏ bé” kia còn “ôm mỏ
neo nằm mộng những chân trời” đó là những mơ ước chinh phục những ước vọng của bản thân.
Câu thơ của Nguyễn Thiện Ngân muốn nói lên những khát khao lên đường chinh phục đỉnh cao
của người trẻ. Đó là những cần thiết và quan trọng độ tuổi này. Người có ước mơ khát vọng là
người không để tủi trẻ hoài phí. Không để thời gian trôi vô ích mà người lại biết tận dụng thời
gian, là người luôn mẫu mực sôi nổi là tấm gương cho người khác.
Chỉ qua vài câu thơ Nguyễn Thiên Ngân đã đề cập đến khát khao ra khơi là vô
cùng quan trọng với những người trẻ. Những “chiếc tàu bé” chở hy vọng lớn lao đang ngày
ngắm nhìn đại dương bao la muốn một lần được ra khơi đối mặt với những đợt sóng dữ kia. Tìm
đến những đợt sóng ấy để làm gì? Vâng để khám phá chung. Tuổi trẻ ta còn nhiều sức lực, cả
tâm huyết và khát khao ta luôn cần đói mặt ước những đợt sóng dữ dội để ghi dấu ấn chu bản
thân mình. Bởi lẽ “Con người sinh ra” không phải để tan biến như hạt cát vô danh mà là ghi dấu
ấn trong trái tim người”. Ta sẽ không thể nào biết đến một Bill Gates nếu ngày đó ông chọn lại
đại học Havard. Bởi thế hôm nay từ một con người từ bỏ tất cả ngay cả một đại học danh giá để
đi theo ngã rẻ riêng của mình. Sau nhiều năm gấn mình với tin học cuối cùng hệ điều hành
Microsoft ra đời ông giữ chức vụ đồng sáng lập. Liệu ngày hôm nay ấy ông chọn yêu bình đến
trường mà từ bỏ niềm đam mê với tin học thì hôm nay sẽ có một Bill Gates luôn đứng trong
“top” nhứng người giàu nhất thế giới. Ông chọn cho mình con đường ra khơi chinh phục những
“điều kì diệu” để giờ đây chạm đến đỉnh vinh quang cứ ngỡ xa vời.

Ai đó đã từng nói “Lên đường là cách duy nhất để tới đích”. Chỉ khi ta dám ước
mơ dám thực hiện, nỗ lực vì có thì ta mới có cơ hội chạm đến đài vinh quang. Liệu rằng bạn sẽ
chấp nhận tuổi trẻ trôi qua một cách hoài phí? Trong tập đầu tiên của vòng thách dấu chương
trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam đã phải ngỡ ngàng vì hai chị em Thu Hiền và Phương trinh. Họ đều
là những người bình thường ấy, nhưng ôm giấc mơ trở thành người đặc biệt. Cứ thế họ đã học,
đã tìm tòi để hôm nay có mặt trong chương trình ấy, không những thế còn sở hữu thành tích
“top” của bộ môn siêu trí nhớ. Ta nhận thấy điểm chung của hai cô gái là sự khát khao và sự nỗ
lực Dám nghĩ dám làm không sợ khó khăn, gian khổ. Bởi lẽ họ hiểu rằng cuộc sống ngắn ngủi,
tủi trẻ lại chẳng bao giờ lâu hôm nay không cố gắng thì bao giờ cố gắng để rồi tìm đến “Những
điều kì diệu” phía xa kia con “tàu bé” từ từ tiến tiến ra biển lớn tìm cho mình giá trị đích thực
của sự sống. Cũng giống như slogan của hãng Nike của thế giới “Just do it”. Ba mươi năm qua
câu slogan nổi tiếng ấy vẫn được nhiều người quan tâm nó có mục đích vựt dậy tinh thần,
khuyến khích mọi người hãy làm điều mình thích, chớ nên ngần ngại. Chỉ cần có ước mơ thì
hãy thực hiện. Con “tàu bé” hôm nay sẽ có thể sẽ gặp vấp ngã, sẽ không vững vàng trước biển
lớn song rối lần sau, sau nữa qua thời gian trở thành con tài hiên ngang đội giông bão lướt qua
một cách mạnh mẽ những năm tháng “nằm mộng những chân trời “rồi sẽ sớm ra khơi đón lấy
những chướng ngại vật phía trước để thu về những gì xứng đáng với công sức bỏ ra.

Chỉ qua vài dòng thơ Nguyễn Thiên Ngân đã khắc họa lên được niềm khát khao
lên đường của những người trẻ họ là những người sẽ phát triển xã hội sau này, thế nên phải có
những suy nghĩ lập trường đúng đắn chớ nên ước mơ cao xa mà không vạch ra những con
đường cho điều đó điều để chỉ làm hao phí thời gian thêm.
Và cũng đứng trở thành người khép mình giữa đô thị tấp nập, ngại khó không
bước ra khơi vùng an toàn của bản thân. Để tuổi trẻ trôi qua vô cùng lãng phí mà không có chút
kỉ niệm, để một ngày lặp đi lặp lại ba trăm sáu mươi lâm lần trong một năm thế liệu có đáng tiếc
qua không?

Là người trẻ nhất định phải có cho mình những mong ước ước về tương lai mà
phải đi kèm theo cả sự nỗ lực và kiên trì để biến nhứng ước mơ trở thành hiện thực. Bản thân là
một người trẻ tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu khát khao, hoài bảo và luôn lập kế hoạch
chinh phục những mục tiêu đó một cách hết mình. Và rồi chính tôi “Con tàu bé “sẽ mang những
“giấc mộng” trong suy nghĩ đó là kì thi học sinh giỏi hay tuyển sinh mười sắp tới, tôi sẽ đem hết
tâm huyết của mình chinh phục được những mục tiêu ấy.

Tô nhớ câu thơ của Nguyễn Sĩ Đại:

“Người vá trời lấp bể


Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”.

Dù là ước của bạn là “người vá trời lắp bể” hay “lá xanh” thì mỗi ước mơ đều có những sự
mệnh cao cả riêng. Là “Người vá trời lấp bể” mang đến những công lao to lơn cho xã hội. Là
chiếc “Lá xanh” cũng không vấn đề, miễn là ta “Xanh” nhất có thể đóng góp một màu xanh tô
điểm cho bức tranh muôn màu muôn vẻ của cuộc sống thế là đủ rồi. Vậy nên những con “Tàu
bé” ơi! Ra khơi thôi nhé!

SỨC MẠNH CỦA SỰ LẮNG NGHE

Bài làm

Có bao giờ ta lắng nghe âm thanh một tiếng chim đang hót, có bao giờ ta lắng nghe tiếng lách
tách của hạt mưa sa? Có bao giờ ta lắng nghe những lời ru êm dịu và chìm vào giấc ngủ si mê?
Có bao ta được lắng nghe lời nói chân thành an ủi khi đớn đau, lời khích lệ khi ta thành công…?
Cuộc sống hiện tại bình dị vậy đó, bình dị mà cũng bình yên đến lạ. Nó vẫn luôn ẩn chứa một vẻ
đẹp tiềm tàng, vĩnh cửu mà con người ta phải sống sâu với đời, phải lắng nghe sâu sắc thì mới
nhận ra. Vì bởi lẽ, nếu thính giác là một giác quan thì lắng nghe chính là nghệ thuật. Vâng, sự
cần thiết phải lắng nghe là không thể phủ nhận, như đoạn trích từ "Hiểu về trái tim" đã bàn
luận: " Chữ "lắng nghe" có ý nghĩa rất hay. Phải "lắng" thì mới "nghe" được. Cho nên "lắng" là
ngõ vào của "nghe". Không "lắng" thì không thể "nghe" trọn vẹn. "Lắng" chính là sự im lặng
sâu sắc của con tim. Hãy tập lắng nghe bằng chính con tim mình."

Cuộc sống muôn hình vạn trạng là đa chiều những âm thanh sắc điệu. Ở nơi ấy, quả thật
lắng, nghe, lắng nghe là vô cùng cần thiết. Tục ngữ có câu: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng
nghe là kim cương”. "Lắng nghe" là kim cương ư? Xem ra có vẻ quý giá và quan trọng, nhưng
thế nào là "lắng nghe"? "Lắng" ấy chính là sự im lặng sâu sắc của con người từ tận đáy con tim,
là sự im lặng nơi trí tuệ để ta suy tư, nghiền ngẫm thấu đáo. "Lắng" là sống chậm lại, đập nhẹ
nhàng theo từng nhịp đập của trái tim, của cuộc sống. Và "lắng" chính là ngõ vào của nghe.
Không "lắng" thì không thể "nghe" trọn vẹn. Phải "lắng" thì mới nghe - mới thấu hiểu, sẻ chia,
đồng cảm được. Vì chưng, "nghe" chính là sự đồng điệu giữa 2 con người trong giao tiếp.
"Nghe" là thái độ im lặng khi người khác nói, là thái độ tôn trọng chính mình cũng như người
đối diện, gây thiện cảm cho người khác. "Nghe" còn là sự mở lòng rộng ra, đón nhận những
vang vọng của cuộc sống, lẫn tiếng lòng chính mình. Vâng, và chữ "lắng nghe" có ý nghĩa rất
hay, sự lắng nghe rất quan trọng trong cuộc sống. Bởi lẽ, "cái đáng sợ nhất là căn bệnh không
chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến" (Shakespeare)

Một họa sĩ đã họa cuộc đời như một khối rubic, để nói lên cái đa diện, nhiều chiều của
cuộc sống. Giữa cuộc sống muôn màu vạn vẻ ấy, "lắng nghe" chính là tâm điểm cho mọi cảm
nhận sâu sắc, là chiếc chìa khóa giải mã khối rubic đa chiều ấy, để mỗi người thấu hiểu nhau
hơn, gắn kết chặt chẽ với nhau hơn, để chính bản thân họ mở ra cánh cửa thành công. Không là
tâm điểm sao được khi mà con người ta biết lắng là biết suy ngẫm, nghiền ngẫm kĩ càng, thấu
đáo và thông suốt hơn, khi mà con người ta biết nghe là biết mở rộng lòng mình, trái tim mình
ra. Ta càng đón nhận, càng mở lòng thì mới càng cảm nhận, thấu hiểu được cuộc sống sâu sắc,
càng biết cách sống sao cho ý nghĩa, cho phải lẽ, không hời hợt, phung phí. Khi lắng nghe, ta sẽ
thấu hiểu nhau, tránh gây hiểu lầm đáng tiếc, sẽ tránh được hành động, lời nói nhất thời hồ đồ,
nông cạn ngốc nghếch, để rồi từ đó chín chắn và thấu đáo, sáng suốt và khôn ngoan nhất có thể,
mở ra con đường sáng lạn tiến xa hơn trong tương lai, sự nghiệp.. Và, mỗi lần lắng nghe là mỗi
lần ta học được điều bổ ích, mới mẻ cho chính mình. Tựu trung lại, lắng nghe quả là rất cần
thiết. Biết cách lắng nghe là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Lắng và nghe luôn phải
song hành cùng nhau thì mới thật sự là "nghệ thuật". Bởi vậy, hãy biết kết hợp hài hòa giữa
"lắng" - "nghe" , hãy tập lắng nghe để hiểu trái tim mình, trái tim người, trái tim đời.
Một tiếng chim kêu buổi sớm khiến ta thêm yêu cuộc sống, một điệu nhạc hay ru ta vào giấc
ngủ, một lời nói chân thành có thể an ủi ta khi đớn đau… Thử hỏi rằng, những điều kì diệu ấy
của cuộc sống liệu có được không nếu ta không biết lắng nghe? Một bước, hai bước, ba bước…
cuộc đời là những bước đi của mỗi người, đã có biết bao nhiêu con người với việc "lắng nghe"
gặt hái được những thành công rực rỡ. Hãy nhìn xem những cô cậu học trò biết lắng nghe thầy
cô giảng, đã làm tốt bài thi của mình. Thành công đó, nhỏ bé thôi nhưng nếu không lắng nghe,
liệu họ có làm được như thế? Hãy nhìn xem con cái biết lắng nghe lời cha mẹ dạy dỗ đã nên
người ra sao. Thử hỏi rằng, nếu lơ đi, cãi lại lời cha mẹ, liệu họ có trở thành người công dân tốt
như ngày hôm nay? Từ những công nhân, nhân viên đến những nhà kinh doanh, nhà chính
khách cũng thể hiện rõ nét điều ấy. Những ai lắng nghe ắt sẽ thành công, thăng tiến trong sự
nghiệp. Còn nếu không, cánh cửa tươi sáng của tương lai sẽ chẳng có cơ hội nói lời chào mừng
họ. Có những người đã thành công, rất thành công, được thăng chức, kí kết thuận lợi hợp,
thuyết phục vừa lòng khách hàng… Vâng, là nhờ lắng nghe đấy!

Ngắm nhìn cuộc sống vận chuyển theo quỹ đạo của nó, ta như quay cuồng với thời gian, để rồi,
ta nhận ra rằng, ở thời đại nào, bất cứ đâu con người ta cũng luôn biết lắng nghe. Điển hình là
Washington. Thuở nhỏ, vì nghịch ngợm, hiếu động, ông đã lỡ chặt cây anh đào mà cha ông rất
yêu thích. Trước sự tức giận của cha, Washington đã thừa nhận tất cả lỗi lầm. Những tưởng
người cha ấy sẽ trừng phạt con mình, nhưng không, ông đã tha thứ cho con trai vì dám nhận lỗi,
đã răn dạy con nhẹ nhàng, mà nghiêm khắc. Như vậy, người cha ấy đã lắng nghe, đã "lắng" để
ngẫm nghĩ, thấu hiểu cho lầm lỗi của con, đã "nghe" để biết con mình đang hối hận, nhận lỗi.
Để rồi ông đã bao dung dung thứ cho đứa con trai nghịch ngợm ấy. Có lẽ, vì cha đã biết lắng
nghe, đã nhẹ nhàng răn dạy con mà không trừng phạt khắc khe như gieo vào tâm hồn đứa trẻ
những lời dạy đáng khắc cốt ghi tâm. Vâng, và chính Washington cũng đã biết "lắng nghe", ông
đã nghe, đã thấu, đã suy ngẫm, kiểm điểm lại mình, từ đó đem ra thực hành lời cha dạy. Nếu
Washington không biết lắng nghe như thế thì thử hỏi rằng, liệu ngày hôm nay chúng ta có thể có
vị tổng thống vĩ đại đầu tiên của nước Mĩ không? Hay phải kể đến là chị Nguyễn Ngọc Khanh,
thủ khoa khối D trong kì thi đại học vừa qua. Đạt được một số điểm đáng khâm phục vô ngần,
cô nữ sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đã biết lắng nghe, lắng và nghe rất
nhiều. Phải nói rằng, cô lắng nghe thầy cô, lắng nghe gia đình và lắng nghe bạn bè. Để rồi suy
ngẫm, để rồi hành động sáng suốt, sửa chữa những khuyết điểm, và để rồi ngày hôm nay là thủ
khoa với thành tích học tập ngưỡng mộ, với tổng điểm 3 môn Toán Văn Anh là 29. Chẳng phải
là nhờ lắng nghe đó sao?
Lắng nghe không chỉ đem đến thành công cho ai đó được đặc cách, mà còn đem đến những sự
đồng cảm, đồng điệu trái tim, những an ủi đáng trân trọng cho bất kì người nào. Tại sao ư?
Trong thời điểm lũ lụt càn quét dữ dội, biết bao tiếng kêu đau thương, tiếng khóc mất mát của
đồng bào miền trung đang vang vọng. Nhưng nó chẳng lẻ loi đâu, đồng bào cả nước vẫn luôn
lắng nghe, hướng về để rồi cùng chung tiếng nấc nghẹn ngào, tiếng khóc đau xót xa, để rồi họ
đồng cảm, họ sẻ chia, đem tất cả vật chất ủng hộ, trợ giúp đồng bào miền trung, gửi gắm tất cả
những lời động viên, nâng đỡ tinh thần đến đồng bào đang gặp lũ. Vâng, con người ta ai cũng
có trái tim, ai cũng sẽ biết lắng nghe, lắng đọng, thấu hiểu. Phải có "nghe" thì họ mới biết được
tình cảnh những con người miền Trung tội nghiệp. Phải có "lắng" lòng mình, thì họ mới biết xót
xa, biết cảm thông, biết sẻ chia như thế. Phải có "lắng" lòng mình thì họ để rồi thấu nghe trọn
vẹn những mất mát, thương đau mà tê tái lòng người. Đó chẳng phải là hành động tương thân
tương ái, những nghĩa cử cao đẹp kia hay sao?

Lắng nghe người, lắng nghe đời là thế, song lắng nghe chính bản thân mình cũng là điều không
thể thiếu. Lắng nghe trái tim mình để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, ước mơ khát vọng của bản
thân, để hiểu chính mình và sống đúng với con người thật của mình. Như Nick Vujicic đã lắng
nghe tiếng nói nội tâm để dù hoàn cảnh nghiệt ngã, dù nhiều người nói những điều không hay
với ông, thì ông vẫn vững một niềm tin vào bản thân, vượt qua nghịch cảnh đến sống cuộc sống
“không giới hạn”. J.K.Rowling, dù đã phải nghe nhiều lời từ chối, cho rằng mình không thể
thành công, thì vẫn lắng nghe chính mình, tin vào bản thân để gửi bản thảo Harry Potter đến
nhiều NXB khác, tìm cơ hội cho mình, cô đã thành công nhờ tin vào tài năng của mình, để từ
một người mẹ đơn thân sống nhờ vào trợ cấp xã hội, đã trở thành nhà văn nổi tiếng toàn cầu,
mang đến thế giới kì ảo chinh phục trái tim triệu trẻ em trên thế giới.

Dẫu thế, cuộc đời vẫn còn đó những trái tim vẫn đập nhưng lạc mất nhịp sống. Đó là con tim vô
cảm, dửng dưng, phớt lờ cuộc đời của những người chẳng chịu lắng nghe những vang vọng của
đời, của người và của chính mình. Con người ta chỉ cần nghe bằng tai nhưng phải cần lắng nghe
bằng chính cả trái tim, bạn ạ! Nếu ai kia chỉ "nghe", mà không "lắng", hay thậm chí là không
"lắng nghe" thì đáng chê trách thay! Nếu ai kia coi rằng "lắng nghe" là không cần thiết, chỉ thích
thể hiện, phô trương, tự tôn mình là hiểu biết lại lại càng đáng chê trách làm sao! Và nếu ai kia
đang thích lắng nghe lời xu nịnh, nịnh hót, ngọt như đường, như mật, nhưng nào có chân thành,
thì cũng đáng chê trách biết nhường nào! Bởi lẽ, lắng nghe là vô cùng cần thiết. Cuộc đời rộng
lớn như biển bao la, ta nào có biết "bụng" đời, "bụng" người sẽ ra sao nếu không biết "lắng",
nếu chẳng biết "nghe" để mà nghiền ngẫm, để mà mở lòng, để mà sống chậm rãi lại, để mà biết
cách đối nhân xử thế, biết cách ứng biến giữa biển động, trước bao hỷ-nộ-ái-ố cuộc đời. "Con
người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội" thử hỏi rằng nếu không lắng nghe thì ta sẽ
thấu hiểu được ai, sẽ làm sao nhận ra bản chất của con người? Những kẻ không lắng nghe sẽ
không học hỏi được điều mới mẻ, sẽ không nhìn nhận khuyết điểm của bản thân và mãi chẳng
sửa chữa cho hoàn thiện được, thì liệu có ngày thành công chăng? Hãy nhớ rằng, "kẻ thành công
phải là người biết lắng nghe". Những kẻ không lắng nghe sẽ không thể nhìn nhận và đánh giá
một vấn đề đa chiều, sẽ không thể cảm nhận được sâu sắc nhất cuộc sống này. Những kẻ thích
thể hiện, phô trương ấy sẽ là những kẻ phiến diện tiên phong, và có lẽ, chính họ sẽ sớm chuốc
lấy hậu quả vì sự hồ đồ, "ta đây" đó. Còn những kẻ thích lắng nghe "lời đường mật" thì thôi rồi,
rồi mai này, họ làm sao phân biệt minh bạch được phải-trái, đúng-sai? Khi mà cứ mãi nghe lời
không thật lòng, sự thật sẽ bị lu mờ, họ bị làm cho hoa mắt. Có thể là vừa lòng đó, nhưng tác hại
của lời xu nịnh đó, liệu họ có lường trước được? Con người ta cần phải biết nhìn nhận, biết lắng
nghe và lắng nghe đúng lời, đúng người, thì mới mong thông suốt các vấn đề trong cuộc sống.
Chúng ta hãy khuyên răn, giúp đỡ họ nhận ra điều ấy, để họ biết lắng lòng mình lại, để "lắng" -
"nghe" và "lắng nghe".

Lắng nghe là đúng, là tốt, là quan trọng song cần lắng nghe có chọn lọc. Ta không nên nghe
theo những lời giả tạo, xu nịnh, nếu đó là lắng nghe những lời xúi giục tầm bậy, nếu đó là lắng
nghe một cách thụ động. Và không phải lúc nào lắng nghe cũng là im lặng, gật đầu đồng ý lặng
lẽ, phản ứng chậm rãi. Đôi lúc ta cần phải nhanh nhẹn, quyết đoán. Ta phải lắng nghe và đáp trả
thông minh, đúng lúc, biết phản biện, biết đấu tranh cho chính kiến tư tưởng cá nhân. Nếu
không, e rằng cơ hội của bạn sẽ vụt bay về tay kẻ khác. Nếu không, e rằng bạn sẽ dung túng,
ủng hộ cho những điều sai trái, răm rắp nghe theo những vu khống bịa đặt. Vậy nên, hãy lắng
nghe đúng lời, đúng người và trả lời đúng thời điểm, bạn nhé!

Sự cần thiết của lắng nghe quả là không sao phủ nhận được. Đó không chỉ là lắng nghe người
khác, lắng nghe âm thanh của cuộc sống, của thiên nhiên, mà còn là lắng nghe chính mình.
Đừng chỉ biết lắng nghe người khác mà lại không thể lắng nghe chính mình! Ta cũng cần phải
lắng nghe chính bản thân để biết điều chỉnh bản thân, nhận ra cách đối nhân xử thế sao cho hợp
tình, hợp lý…Để rồi tự mình tạo ra phong thái tốt đẹp của một nhân cách tốt đẹp. Để rồi tự mình
làm giàu cảm xúc, kiến thức bản thân, hoàn thiện con người tốt hơn.

Biết rằng cuộc sống cứ mãi tất bật, như một dòng suối chảy xiết, như con thác cứ cuồn cuộn
những dòng nước mới sa đã khiến việc lắng nghe trở nên khó khăn, ai cũng bận rộn, chìm đắm
vào cuộc sống của riêng mình. Nhưng bạn ơi, hãy tranh thủ, nghỉ ngơi một chút, một chút thôi,
để ta thư thái, thả tâm hồn mình nghe ngóng những âm thanh từ thiên nhiên, cuộc sống. Biết
rằng guồng quay đều đặn của thời gian vẫn cứ quay, no vẫn cứ cuốn con người ta vào vòng
quay bộn bề của cuộc sống, ai cũng vội vã với các cuộc hội họp, cuộc vui đùa, trong những câu
chuyện chẳng đầu chẳng cuối, người ta cốt chỉ nghĩ sao cho mình được phát biểu nhiều hơn, chứ
chưa bao giờ nghĩ cách làm sao cho mình được lắng nghe nhiều hơn cả. Bạn ơi, xin đừng sống
vội, sống nhanh như thế, xin đừng mải mê chạy đua với thời gian, với cuộc đời mà quên bẵng
rằng, tâm hồn chúng ta đôi lúc cũng cần lắng lại để được lắng nghe!

Nhận thức được sự cần thiết phải lắng nghe, tôi tự nhủ sẽ học cách lắng nghe nhiều hơn, sâu
hơn, biết lắng, và biết nghe, biết chọn lọc nhìn nhận, suy xét nghiền ngẫm những điều mình lắng
nghe được một cách kĩ càng chứ không phải là răm rắp nghe theo vô tội vạ mà chẳng cần biết
đúng sai. Tôi sẽ có thái độ lắng nghe đúng mực, và biết hành xử sau khi lắng nghe hợp tình hợp
lý nhất có thể.

Chữ "lắng nghe" quả thật có ý nghĩa rất hay. Phải "lắng" thì mới "nghe" được. Không 'lắng" thì
không thể "nghe" trọn vẹn. Vâng, sự cần thiết phải lắng nghe, tầm quan trọng của việc kết hợp
hài hòa giữa lắng lòng mình và nghe âm thanh quả là không sao phủ nhận. Nếu thành công kia,
sự thấu hiểu kia là bầu trời, thì lắng nghe sẽ là đôi cánh nâng tôi bay lên đạt được điều đó. Và
phải chăng lắng nghe cũng chính là biểu hiện của yêu thương?

Chuyện tốt và chuyện xấu luôn xảy ra, đó là cách cuộc sống vận hành

Hàng trăm triệu năm về trước, có lẽ xương rồng vẫn còn là một loài cây có lá nhỏ và dẹt
như lá trà, nhưng để thích ứng dần với vùng khí hậu khắc nghiệt giữa những dải cát dài nóng
bỏng, nó đã tự biến chính mình thành những thân gai nhọn hoắt, vừa để chống chọi lại cái khô
hạn dằng dặc, vừa để tự vệ khỏi móng vuốt của những bầy thú khát nước đi lang thang trong sa
mạc mênh mông. Bạn nhìn thấy điều gì trong tồn tại của loài cây ấy? Phải chăng là quy luật để
sống còn giữa thế giới này? Như những dòng mà Taylor Saint Smith - bé gái 12 tuổi đã qua đời
vì bệnh viêm phổi, viết cho chính mình mười năm sau?

“Hãy nhớ rằng đã 10 năm qua rồi kể từ khi tớ viết thư cho cậu. Luôn có những chuyện
tốt và xấu xảy ra, đó là cách mà cuộc sống vận hành và cậu phải thích nghi với điều đó”.

Cha mẹ của Taylor đã vô tình tìm ra bức thư này sau khi em qua đời. Bức thư mười hai
gửi cho chính mình hai mươi hai. Ở tầm tuổi em, hẳn đó là những lời nói vô cùng “bà cụ non”
nhỉ? Mười hai tuổi, người ta chưa đủ chín chắn để nhận xét một điều gì, rằng cuộc sống thế này
hay thế khác. Mười hai tuổi, tôi vẫn còn là đứa con nít suốt ngày ôm mẹ làm nũng đòi đi chơi.
Có thể đó chỉ là với tôi mà thôi. Mười hai tuổi, thần chết đã lạnh lùng tước mất sự sống mỏng
manh khỏi đôi bàn tay của Taylor nhỏ bé. “Luôn có những chuyện tốt và xấu xảy ra, đó là cách
mà cuộc sống vận hành”. Tôi không biết tâm thế khi viết những dòng thư trên của Taylor là gì,
là tràn đầy hi vọng cho một tương lai tốt đẹp phía trước, hay là khao khát được sống khi nghe
tin về căn bệnh viêm phổi quái ác kia, nhưng hẳn rằng, cuộc sống luôn bộn bề những điều
không đoán trước. Đó là cách mà nó đã xảy ra với gia đình của Taylor, và với tất cả chúng ta,
không ai là ngoại lệ.

Tốt và xấu, đó là hai mặt đối lập tồn tại song song nhau trong cùng một cặp phạm trù,
cấu thành hai thái cực của cuộc sống. Nói chung chung thì là vậy, vì cuộc sống không chỉ đơn
độc hai màu trắng đen tốt xấu, cuộc sống là cả một bảng màu pha trộn lẫn nhau. Nó rắc rối phức
tạp, khó phân tách rạch ròi và không hề nhất thành bất biến. Ta chẳng bao giờ đoán biết được
điều gì sẽ xảy ra trong vòng vài phút tới. Có những điều đã được định đoạt từ trước mà không ai
có thể phủ nhận, dù nó tốt hay xấu. Cũng có những lúc cuộc sống bất ngờ như một cơn gió đột
ngột đổi hướng đi, thổi bay mọi dự định hay nỗ lực phấn đấu của con người. Cách vận hành của
cơn gió này chúng ta không thể thăm dò, không thể dự báo chắc chắn hay khẳng định được điều
gì, nó không đơn giản và rõ ràng như phép tính 1+1=2, mà là biến x luôn thay đổi không ngừng
nghỉ. Trong trận Xích Bích năm xưa, chắc chắn Tào Tháo không thua về binh lực, lại mạnh về
quân phí, đánh thủy chiến lợi về hướng gió và dùng hỏa công, nhưng cuối cùng lại bại bởi gió
đông đột ngột thổi về, bại bởi suy cho cùng người tính không bằng trời tính! Cứ thế, sống ắt có
lúc thịnh lúc suy, thăng trầm, buồn vui không ai đoán định trước được. Nhưng không có những
điều bất ngờ này, cuộc sống đồng thời trở nên bình bình nhạt nhẽo, không có gì thú vị, không có
những thay đổi bất ngờ, lúc nào cũng là một đường thẳng, như bản đàn chỉ có một âm, buồn tẻ
và vô vị.
Có nhạc phổ nào lại thiếu mất những nốt trầm? Giống như cuộc sống không thể lúc nào
cũng chỉ toàn là niềm vui. Có những nỗi buồn xảy đến mới có những nốt lặng của đời người,
lặng để nghe, lặng để nhìn, lặng mà quý trọng những giây phút của hạnh phúc sướng vui. Và khi
những chuyện vui xảy đến, ta mới biết cuộc đời vốn tươi đẹp nhường nào, quý giá nhường nào.
“Luôn có những chuyện tốt và xấu xảy ra, đó là cách cuộc sống vận hành và cậu phải thích nghi
với điều đó”. Hẳn vậy, có những điều nếu như không thể thay đổi được, không thể đề phòng
được, không thể chạy trốn được, thì chỉ còn cách quay lại học cách chấp nhận và chung sống
trong hòa bình mà thôi. “Thích nghi”, là tự chủ động thay đổi chính mình cho phù hợp với hoàn
cảnh để có thể tồn tại và tự vệ. Như loài xương rồng mạnh mẽ giữa sa mạc, như đôi bàn tay lao
động, dáng lưng thẳng tắp của loài người trong quá trình tiến hóa đi lên…

“Thích nghi”, không có nghĩa là chìm đắm, là phụ thuộc, là bị động cuốn theo những
ngã xoáy của cuộc đời. Để có thể thích nghi, con người ta còn phải học cách để thức thời nữa.
Không phải gió chiều nào xoay chiều ấy, mà là biết đúng biết sai và giới hạn của vấn đề. Có thể
chuyện xấu xảy ra đấy, chấp nhận nó rồi, nhìn nhận nó rồi, đồng thời phải biết cách để khắc
phục nó, rút ra những bài học mới. “Thích nghi” với một vết thương không phải là ngồi một chỗ
chấp nhận cái đau ấy, mà “thích nghi”, là biết đứng lên đi tìm bông băng sơ cứu, và rút kinh
nghiệm không để bị ngã lần thứ hai. Cũng như khi một chuyện tốt xảy ra, ngoài việc vui hưởng
trong đó, ta cũng cần giữ một cái nhìn tỉnh táo để hiểu xem vì sao nó lại xảy ra, ta thành công
như thế nào, là lợi hay là hại. Thắng không kiêu, bại không nản, thẳng thắn chấp nhận những
biến cố, sự việc xảy ra trong cuộc sống trước mắt, để tìm ra cho mình những phương cách mới,
những con đường mới. Chuyện xấu lúc này chưa hẳn đã thật sự là chuyện xấu, chuyện tốt lúc
này không có nghĩa là sẽ tốt lúc sau. Ví như chuyện “Tái ông mất ngựa” đó, mất ngựa chưa hẳn
là xui, mà được ngựa chưa chắc là mừng. Và dù tốt dù xấu xảy đến, thì “sinh ra trong nghèo khó
không phải là lỗi của anh, nhưng để chết đi trong nghèo khổ thì không thể là lỗi của ai khác
được” (Bill Gate). Đời người đã ngắn, cứ mãi đắm chìm trong một cái gì đó, dù là sướng hay
khổ, vui hay buồn, mà quên mất việc tiếp tục sống với thực tại, là đang bào mòn, đang phí hoài
những tháng ngày có hạn kia. Nếu Bạch Thái Bưởi cứ mãi đau khổ và tự ái vì sinh ra trong
nghèo khó và mồ côi, mà không có ý chí làm giàu, không có sự thích nghi vượt trội với hoàn
cảnh để vươn lên, thì Việt Nam đã không có một ông vua hàng hải Bạch Thái Bười. Khi được
nhận làm con nuôi của một gia đình giàu có, Bạch Thái Bưởi được đi học, được tiếp xúc với văn
hóa Tây phương, ông đã nỗ lực học hỏi và tiếp thu nền văn minh tân tiến mới, dám xông pha
thử sức kinh doanh, dám đương đầu với các chủ tàu người Pháp và Hoa đang vô cùng phát triển
lúc bấy giờ, trở thành một trong bốn người giàu có nhất Việt Nam trong những năm đầu của thế
kỉ XX. Đó là cách mà ông đã thích nghi với cuộc sống!
Cuộc sống mà lúc nào cũng êm đềm như ý nguyện thì đã không phải là cuộc sống. Rất
nhiều hiện thực còn xa vời hơn mộng tưởng, giống như rất nhiều huyên náo còn cô độc hơn yên
tĩnh. Người xưa thường nói “thiên hạ vốn vô sự”, không hẳn là vì cuộc sống không vận hành,
mà là dù cuộc sống xảy ra thế nào, thì tâm họ cũng yên bình mà vui hưởng. Quan trọng là cách
ta thích nghi với cuộc sống như thế nào mà thôi. Có người khóc, có người cười, có người thở
dài, có người lại khoan khoái…

Bức thư của Taylor đối với gia đình em là một sự bất ngờ, có thể là an ủi, có thể càng
gợi thêm đau thương, bởi chính sự ra đi của Taylor đã là một mất mát lớn, nhưng sự lạc quan tin
tưởng của em chắc rằng sẽ để lại những ảnh hưởng không hề nhỏ bé. Dù thế này hay thế khác,
cũng sẽ không tuyệt vọng hay đau buồn, mà học cách nhìn nhận lại cuộc sống từ quá khứ, hiện
tại đến tương lai, và vạch ra cho chính mình những kế hoạch mới, những câu chuyện mới, niềm
vui mới… dù cả khi nhịp thở đã ngừng.

Người được nhận bức thư kia là Taylor của mười năm sau, nghĩa là em đã để cho mình
một nhịp ngừng sau mười năm để nhìn nhận lại, bằng những trải nghiệm và hiểu biết đã qua,
rằng mình đã bị cuộc sống cuốn đi đến đâu rồi, hay tự động thích nghi để tồn tại là chính mình
bên trong với những ước mơ và cố gắng.

Nếu tôi cũng đặt bút viết thư cho chính mình mười năm sau, một tôi hai mươi tám, có lẽ
sẽ viết rằng: “Không sao đâu, thất bại hôm nay có hề gì, tôi vẫn còn cả một chặng đường dài
chưa đi tới, lẽ nào lại chấp nhận bỏ phí mà dừng chân?”

Nếu bạn không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu
của người khác

“Tôi tư duy, tức là tôi tồn tại.” Mệnh đề nổi tiếng của triết gia duy lí Descartes đã nhận
chân đúng tầm quan trọng của tư duy con người. Mỗi sinh thể đều là một nguyên bản độc đáo.
Tức là mỗi người đều sống theo nhận thức, thế giới quan, nhân sinh quan của riêng mình. Thử
đặt một giả thiết rằng, liệu có đúng hay không khi “Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì
có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu của người khác”?

Cuộc đời sẽ không còn đa sắc nếu tư duy của mỗi cá nhân đều là bản sao chép khôi hài
từ nhận thức của người khác.

Con người là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn trong mối quan hệ tương tác với đại vũ trụ. Mỗi
sinh thể khi chào đời đều có những khả năng bẩm sinh trước khi rèn luyện, va đập với đời sống.
Chính tư duy khác biệt kiến tạo nên những giá trị độc đáo của bản thân ta. Sự khước từ “sống
bằng cái đầu của mình”, quy phục bằng việc “sống bằng cái đầu của người khác”. Chính sự từ
chối, đầu hàng ấy là lưỡi hái tử thần gặt đi sự tồn tại hữu danh, có ý nghĩa của mỗi con người.
Không gì đau đớn hơn việc tự mình bôi xóa, phủ định, chối bỏ đi giá trị bản thể của chính mình.

Nhờ vào việc sở hữu khối óc phát triển bậc nhất, khả năng vận dụng lí trí, con người là
động vật cấp cao đứng đầu trong thang bậc tiến hóa. Ong xây tổ chỉ theo bản năng xây dựng nơi
trú ẩn. Nhưng những Tah Mahaj – chứng nhân của tình yêu vĩnh cửu, Kim Tự Tháp – bảo
chứng cho văn minh nhân loại thời kì đầu, đều được kiến thiết bằng sự tính toán dụng công kĩ
lưỡng và nhu cầu thẩm mỹ hướng tới cái đẹp. Chính việc tư duy đã giúp con người loại bỏ bản
năng nguyên thủy, biết sống có tình thương, hướng đến văn minh, tiến bộ.

Ý nghĩa của sự sống nhân sinh như thể sự trưởng thành của cây mao trúc, cần cù bén rễ
kiên trì trong 5 năm thầm lặng để vút cao, phát triển, ngang nhiên giữa trời xanh. Con người là
một phần cộng sinh trong xã hội, có tương quan bình đẳng với người khác. Ấy thế mà có người
chịu sống kiếp đời tầm gửi neo nhờ nương đậu, sống phụ thuộc vào “cái đầu của người khác”,
tự hạ thấp giá trị cá nhân của mình. Mỗi chúng ta đều có giá trị tự thân, hà cớ gì phải mượn
“bình ốc” nhận thức của kẻ khác để tồn tại vô ích như loài ốc mượn hồn?

Tôi rất tâm đắc với một câu ngạn ngữ Nga: “Nếu số phận chia cho bạn những quân bài
xấu thì hãy để sự khôn ngoan biến bạn thành người chơi giỏi.” Phải! Khôn ngoan ở đời là khi ta
biết sống bằng “cái đầu của chính mình”, giải quyết bài toán số phận theo phương cách riêng để
tìm ra đáp số hạnh phúc cho cuộc đời mình. Mỗi người là một phận số, sẽ không bao giờ có mẫu
số chung cho mọi vấn đề. Nếu ta không tự vận hành để tìm con đường ngắn nhất băng qua khó
khăn, mà dựa dẫm vào cách giải của người khác, an phận đi theo lối mòn, thì vấn đề vẫn còn
nan giải, bài toán thử thách vẫn sẽ hoàn dở dang.

Cuộc đời của nàng hậu H’Hen Niê sẽ vẫn còn là một mối tơ vò nếu ngày trước cô sống
bằng “cái đầu của người khác”, chấp nhận hôn nhân ở tuổi 14 theo tập quán, lệ làng. Bằng việc
tháo gỡ định kiến, tư duy bằng “cái đầu của riêng mình”, để từ buôn làng đến vũ đài nhan sắc
quốc tế, “viên ngọc đen” giản dị H’Hen Niê trở thành niềm tự hào của đất nước, tiến sâu vào top
5 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới. Cô là minh chứng độc đáo cho người dám sống bằng tư
duy khác biệt. Không chỉ thay đổi đời mình, H’Hen Niê còn truyền cảm hứng, động lực, tác
động đến những suy nghĩ còn lắm rêu phong của người khác.

Nhưng như lời Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
Như Karl Marx đã từng khẳng định: “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”.
Không ai là đứng độc lập, tách biệt với cộng đồng. Những kiến thức, tư duy mà ta thu nhận
được khổng chỉ là sáng kiến của bản thân ta mà còn phải chịu tác động, ảnh hưởng của tư duy
người khác, lĩnh hội từ những tri thức chung của văn minh nhân loại. Mọi thành tựu mới xuất
hiện đều phải kế thừa từ những giá trị trước đó. Như đầu máy xe lửa có thể ra đời, tác động
mạnh mẽ đến việc lưu thông hàng hóa, sản xuất công nghiệp vì đã có phát minh ra máy hơi
nước của James Watt. Nền kinh tế chia sẻ thuận tiện, tiết kiệm cho người sử dụng như Grab,
Uber, Airbnb,… sẽ vận hành ra sao nếu không có nền tảng của hệ thống mạng internet vạn vật
kết nối. Bằng việc kết hợp linh hoạt cái đầu của mình và người khác, nhân loại đã từng bước
phát triển, tiến bộ bằng những phát minh phục vụ vì con người.

Nếu chỉ sống bằng tư duy của bản thân, không chịu tiếp nhận ý kiến từ xung quanh, ta
sẽ chỉ mãi là chú ếch ngồi đáy giếng với khoảng trời tầm nhìn nhỏ hẹp chỉ bằng cái vung.
Nhưng cũng sẽ bi kịch lắm thay nếu ta chỉ sống bằng cái đầu của người, không có chính kiến
độc lập thì suốt đời ta chỉ là một chú cừu nhỏ trong đàn, chỉ biết tuân phục đi theo số đông.
Người bản lĩnh là người biết sống tiếp thu nền tảng cơ bản từ kiến thức chung của nhân loại và
mạnh dạn, táo bạo trong sáng tạo, nâng cao nhận thức bằng tư duy khác biệt.

Vấn đề đáng lo ngại được đặt ra là: Một xã hội sẽ phát triển thế nào? Một quốc gia sẽ
tiến bộ ra sao nếu mỗi cá nhân đều sống bằng “cái đầu của người khác”, để tiếng nói xung
quanh lấn át tư tưởng của mình? Một phần tử nhỏ đã thấy nguy hại. Vậy sẽ đáng sợ thế nào nếu
một quốc gia đánh mất đi bản sắc văn hóa, căn tính dân tộc riêng nếu cứ mãi lo du nhập, tôn
sùng nền văn hóa ngoại? Viễn cảnh ấy ắt sẽ không xa hiện thực nếu chúng ta cứ mãi thờ ơ. Khi
trong một thời đại phát triển như vũ bảo, thế giới dần được san phẳng, mọi biên giới dần bị xóa
nhòa thì vấn đề suy nghĩ bằng “cái đầu của mình” của một quốc gia cần đáng được quan tâm
hơn bao giờ hết.

Đúng vậy! “Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng
cái đầu của người khác.” Đó không còn là một giả thiết được đặt ra mà là một mệnh đề xác tín,
một lời mệnh lệnh thúc giúc con tim, để cải tạo nhận thức và biến đổi hành động. Chúng ta hãy
sống bằng cái đầu tỉnh táo, bản lĩnh của cá nhân, biết tiếp thu, kế thừa những giá trị tốt đẹp
chung, biết độc lập suy nghĩ bằng lập trường của bản thân mình.

Giống như cách tiếng chim ngoài vườn báo buổi bình minh, xé toạc thinh không yên ả, ý kiến
trên như một lời phản tỉnh dội vào tâm thức. Tôi có dịp được nhìn lại mình, được nghe tiếng nói
bên trong bản thể cất tiếng. Trước bao thanh âm ồn ả, đông đảo ngoài kia, tôi đã từng không biết
bao lần khuất phục, đè nén, bỏ mặc ý kiến của bản thân mình. Nhưng ta không thể sống một
cuộc đời của riêng mình, nếu mãi sống bằng “cái đầu của người khác”.
Đề bài: Ngày 25.10.2017, Sophia là robot đầu tiên trong lịch sử được chính quyền
Saudi Arabia cấp quyền cấp công dân. Sophia không chỉ thông minh mà còn biết biểu
hiện 62 sắc thái biểu cảm khác nhau trên gương mặt, có khả năng học hỏi từ những gì
cô ấy nhìn thấy và giao tiếp được với con người.

Trong cuộc phỏng vấn, một phóng viên hỏi: Liệu robot có nhận thức được mình là
robot không?

Sophia trả lời: Vậy tôi hỏi anh… làm thế nào anh biết anh là một con người?

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội trả lời cho câu hỏi của Sophia.

Bài làm

CON NGƯỜI, ANH Ở ĐÂU TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0?

Thế giới là một cỗ máy vận hành không ngừng. Mỗi ngày trôi qua lại có những phát
minh vĩ đại ra đời, đánh dấu một mốc son mới trong lịch sử thế giới. Tiêu biểu là sự
kiện Sophia- robot không chỉ thông minh mà còn sở hữu những đặc tính giống hệt con
người, được cấp quyền công dân ở Saudi Arabia. Trước sự việc vô cùng chấn động
này, tôi chợt giật mình nhớ về câu hỏi của Sophia dành cho phóng viên trong cuộc
phỏng vấn: “ Làm thế nào anh biết anh là một con người?” Chúng ta liệu có gì để
khẳng định bản thân là một con người đích thực?

Câu hỏi Sophia như một tiếng chuông đánh thức trong ta những câu hỏi đầy thú vị
song cũng nhiều đau đớn: Chúng ta liệu có phải là một con người thực thụ khi những
gì ta làm đang như một con “robot”? Tính người là gì và chúng ta đã sống đúng với nó
hay chưa? Chúng ta khác gì một con robot có tình người? Trước những câu hỏi đó, tôi
đã tự mình đi tìm câu hỏi và nhận ra mỗi chúng ta đều sở hữu những điều mà không
bất kì robot nào có thể giống hoàn toàn mặc cho khoa học kỉ thuật có hiện đại ra sao.

Ta là con người đích thực khi ta sống bằng cảm xúc…

Sophia có thể biểu hiện 62 cảm xúc khác nhau nhưng không thể nào cảm thấy hạnh
phúc khi bản thân được yêu thương.Sophia có thể khóc nhưng không bao giờ biết
được giọt nước mắt của hạnh phúc khác đau khổ ra sao.Còn chúng ta có thể bật khóc
khi thành công bởi niềm hạnh phúc.Chúng ta có thể bật khóc nức nở trước những đau
đớn mà bản thân phải trải qua.Chúng ta có thể mỉm cười hạnh phúc vì được ai đó
quan tâm, vỗ về khi mệt mỏi. Không những thế, ta còn biết cách vượt qua nỗi buồn
hay sự tuyệt vọng. Và tất cả những điều chúng ta có được đều xuất phát từ bản năng
lẫn kinh nghiệm sống, còn Sophia được con người lập trình. Có thể thấy sự khác biệt
đầu tiên của một con người đích thực là cảm xúc đến từ trái tim chứ không phải từ
những dãy số lập trình,

Ta là con người đích thực khi ta sống bằng lí trì và tự quyết định cuộc đời mình…

Con người bằng những bài học rút ra được từ quá trình trải nghiệm, dấn thân sẽ thay
đổi cuộc sống theo một hướng phù hợp với bản thân mình nhất. Chúng ta có toàn
quyền tự quyết định cuộc đời, số phận riêng mà không phải do một ai khác. Ta được
lựa chọn theođuổi và thực hiện ước mơ. Ta được lựa chọn dừng lại hay bước tiếp khi
thất bại. Ta được quyền yêu thương và gắn kết với người mà bản thân thấy phù hợp.
Ta có quyền tô vẽ màu sắc riêng cho cuộc đời mình. Tất cả quyền ấy chẳng robot nào
có thể sở hữu bởi dù mang tính người, chúng cũng sẽ bị định đoạt số phận bởi con
người.
Điều đó đã được J.K Rowling- tác giả bộ tiểu thuyết Harry Potter chứng minh bằng
thành công của mình. Bộ tiểu thuyết ra đời trong những ngày tháng khó khăn nhất của
cuộc đời bà bởi sự tan vỡ của cuộc hôn nhân cũng như phải sống bằng trợ cấp xã hội.
Không những vậy, tác phẩm Harry Potter còn bị từ chối bởi rất nhiều nhà xuất bản.
Song bằng ý chí, niềm tin vào bản thân, bà đã không bỏ cuộc mà tiếp tục gõ cửa thêm
rất nhiều đơn vị phát hành sách khác. Chính nhờ điều đó đã giúp bộ tiểu thuyết này trở
thành một trong những quyển sách bán chạy nhất thế giới, mang lại cho tác giả một
nguồn thu khổng lồ. Đó là một con người đích thực khi dám theo đuổi ước mơ và tô vẽ
cho cuộc sống của riêng mình mà không để bất kì ai, bất kì điều gì cản trở

Ta là một con người đích thực khi ta sống cống hiến…

Cống hiến không phải là đóng góp những điều lớn lao cho cuộc đời mà là sống có giá
trị. Giá trị ấy được thể hiện khi ta sống tốt và hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời mình.
Nếu một bác sị chữa lành bệnh tật thì một người nghệ sĩ sẽ “ chữa lành” vết thương
tâm hồn. Nếu người nông dân nuôi sống con người bằng sản phẩm họ làm ra thì
người giáo viên lại “ nuôi dưỡng” tri thức. Mỗi con người đến với cuộc đời bằng một sứ
mệnh riêng song tất cả chúng ta đều đang nỗ lực mang lại cho xã hội những giá trị tốt
đẹp. Ấy là điều mà Sophia và bất kì robot nào có thể làm tốt bằng con người.

Điều này đã cho thấy qua sự kiện máy Al tham gia vào cuộc thi sáng tác văn học ở
Nhật. Dù vượt qua vòng loại song nó vẫn không thể đi xa bởi máy móc có hiện đại đến
đâu cũng không thể vượt qua những người nghệ sĩ thực thụ. Bởi chỉ con người mới có
thể tạo ra những sản phẩm mang giá trị cốt lõi – những thứ mang trong mình tâm
huyết, sức lao đông, sự sáng tạo vô biên. Đó là lí do vì sao khi con người cống hiến
bằng tất cả trái tim và lí trí, họ mới là con người.

Trong hành trình đi tìm câu hỏi về giá trị người, đã đôi lúc tôi giật mình khi nhận ra
chính bản thân mình và biết bao người đang đánh mất tính người thực thụ. Chúng ta
để cuộc đời mình đi theo sự quyết định, lời bàn tán của người khác. Chúng ta sợ hãi,
bỏ cuộc khi thất bại thay vì đứng dậy và bước tiếp.Chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình
vì sợ người khác đánh giá.Và một lúc nào đó ta giật mình, tự hỏi : “ Mình có phải là
một con người không?” Chính hành trình đi tìm câu trả lời đó đã khiến tôi nhận ra bản
thân phải sống khác đi. Tôi sẽ dựa vào đam mê, sở thích của bản thân để chọn nghề
và nỗ lực theo đuổi nó. Tôi sẽ làm những điều bản thân thấy hạnh phúc và học cách
nói lời từ chối với những điều mình không thích.Tôi sẽ dành nhiều thời gian cho những
người mình thương và gia đình hơn bởi họ chính là chỗ dựa vững chắc nhất. Tôi lựa
chọn điều đó bởi tôi biết rằng nếu chọn một nghề, làm những việc bản thân không
thích; để tâm đến những lời bàn tán của người khác, ta sẽ chẳng bao giờ được sống
đúng với “ giá trị người”. Nếu cứ mãi sống như trước giờ bản thân đã sống, sự sống
của tôi chỉ là sự tồn tại vô nghĩa.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại những thay đổi chóng mặt cho thế
giới.Chúng ta sẽ làm thế nào để thích nghi với nó? Hãy giữ vững những phẩm chất tốt
đẹp, những khả năng riêng biệt của con người, bên cạnh học hỏi, trau dồi tài năng, vị
trí độc tôn của con người sẽ không robot nào như Sophia có thể thay thế được.

em hãy viết một bài vản nghị luận trình bày suy nghĩ về sức mạnh cùa ki niệm.

Bài làm

Nếu cuộc đời là một chuyển hải trình, thì kỷ niệm chính là những cơn sóng biển. Một đại dương
sẽ thế nào nếu thiếu đi những cơn sóng? Một cuộc đời sẽ thế nào mà không có những kỷ niệm ?
Quá khứ là không thể tách rời, và dẫu có phai mờ thì bao kỷ niệm vẫn ở đó, đợi chờ để lại xuất
hiện trong tâm trí ta thật tình cờ. Kỷ niệm với sức mạnh gợi nhớ hình bóng quá khứ, vừa có thể
đem lại hạnh phúc cũng vừa có thể đem lại thương đau vô cùng. Sức mạnh ấy sẽ luôn hiện hữu
và tác động lên ta trên dòng chảy cuộc đời.

Năm 1995, trung tâm thương mại Sampoong (Hàn Quốc) sụp đổ kéo theo nhiều sinh mạng. Cô
bé Song Huyn mười chín tuổi bị vùi trong đống đổ nát, mãi đến ngày thứ mười bảy em mới
được tìm thấy và giải cứu. Khi được phỏng vấn, Seung Huyn chia sẻ rằng em luôn nhớ về
những kỷ niệm hạnh phúc để vượt qua nỗi sợ cái chết trong suốt khoảng thời gian kinh hoàng
ấy. Chính sức mạnh của những kỷ niệm ấy đã giúp em thêm can đảm và không từ bỏ hy vọng
được cứu sống.

Từ câu chuyện của Seung huyn, ta phần nào cảm nhận được giá trị của những kỷ niệm trong
cuộc sống mỗi con người. Kỷ niệm là những khoảnh khắc quá khứ mà ta luôn ghi nhớ. Đôi lúc
kỷ niệm thật trọng đại như ngày ta tốt nghiệp hay kết hôn, đôi lúc lại chỉ thật nhỏ bé như bát chè
ngọt thơm của bà ngày thơ ấu. Có những kỷ niệm khiến ta chỉ muốn hoài lưu nhớ, cũng lại có
những kỷ niệm khiến ta chỉ muốn chôn vùi vào dĩ vãng. Nhưng dù thế nào, chúng vẫn là một
phần của cuộc sống và tạo nên con người ta, bởi thế ta không thể phủ nhận những sức mạnh to
lớn của kỷ niệm mà tác động lên mỗi người. Sức mạnh ấy sẽ luôn hiện hữu trên chuyến hải trình
cuộc đời này của mỗi chúng ta.

Vậy sức mạnh của kỷ niệm là những gì? Trước hết, rất nhiều kỉ niệm trong quá khứ luôn ẩn
chứa những bài học, kinh nghiệm quý báu cho mỗi chúng ta trong cả hiện tại và tương lai. Một
triết gia từng nói:”Quá khứ là thầy dạy của tương lai”. Khi nhớ về những lần vụng dại hay vấp
ngã, ta sẽ biết nhận ra những khiếm khuyết của mình để sửa đổi và trở nên tốt hơn. Kỷ niệm
trong những phút tĩnh lặng còn là khoảnh khắc để lòng ta tĩnh lại, và nhận ra những điều thật
tâm ta trân trọng. Không những thế, sức mạnh của kỷ niệm còn là nguồn động lực giúp ta vượt
qua những khoảnh khắc đen tối trong cuộc đời. Khoa học đã chứng minh khi nhớ về những ký
ức hạnh phúc , não bộ sẽ giải phóng các hợp chất giúp cơ thể và tinh thần thư giãn, nhờ đó giúp
ta bình tĩnh và can đảm hơn. Như chính câu chuyện của Seung Huyn ở trên, từng khoảnh khắc
hạnh phúc bên gia đình trong ký ức đã chở thành nguồn nâng đỡ cho hi vọng của em trong suốt
mười bảy ngày bị vùi dưới đống đổ nát. Cuối cùng, những kỷ niệm còn có sức mạnh khơi nguồn
cho biết bao sáng tạo nghệ thuật. Kỷ niệm về tuổi thơ cay xè mùi khói bếp bên hình bóng người
bà đã giúp Bằng Việt viết nên “Bếp lửa” đầy cảm động. Ký ức về những tháng ngày đóng quân
nơi núi rùng đầy vất vả đã giúp cho Quang Dũng viết nên một “Tây Tiến” lãng mạn và bi tráng.
Như một quyển nhật ký chất chứa bao điều, trái tim người nghệ sĩ lần giở những trang quá khứ
để gửi cho cuộc đời bao cảm xúc, bao câu chuyện. Cứ thế, bao kỷ niệm êm đềm lại tiếp tục
đồng hành cúng ta trên chuyến hải trình của cuộc sống, với tất cả sức mạnh và giá trị của nó.

Thế nhưng như những cơn sóng, sức mạnh của kỷ niệm vừa có thể vỗ về vừa có thể đánh chìm
ta. Bên cạnh những kỷ niệm đẹp, vẫn còn đó những kỷ niệm đau buồn đủ sức tàn phá tâm hồn
và trái tim. Ký ức về một tuổi thơ không hạnh phúc hay những lời làm ta tổn thương, hay hình
bóng một người thân yêu đã rời xa sẽ không dễ gì biến mất. Sức mạnh của chúng cứ như một
bóng ma, âm thầm và rồi lại bất ngờ làm ta tổn thương thêm một lần nữa. Ngoài ra, nếu ta cứ
mãi đắm chìm trong những kỷ niệm tốt đẹp của quá khứ mà không chịu hướng đến tương lai
cũng thật tai hại. Vì xã hội luôn tiến lên từng ngày, nếu không chịu chấp nhận thay đổi thì cuộc
sống ta sẽ thụt lùi và lụi tàn dần. Cái chức năng gợi nhớ của kỷ niệm, trớ trêu thay cũng đem lại
vô vàn trái ngang cho chính mỗi người.

Song, đứng trước tất cả sức mạnh của kỷ niệm, cách ta đối diện và tiếp nhận chúng là điều quan
trọng nhất. Tôi tin rằng, tất cả kỷ niệm, dù đẹp đẽ hay xấu xí, êm đềm hay bão tố, đáng nhớ hay
đáng quên cũng đều mang một ý nghĩa nào đó. Nhà văn Banana Yoshimoto từng viết: “Tất cả
những điều đó không phải là vết thương tâm hồn cố hữu của em. Chúng chính là hiện thân của
việc em đang sống.” Nếu không thể tách mình khỏi quá khứ, ta hãy thử đối diện và tiếp nhận
chúng. Giữ lấy những kỷ niệm tốt đẹp ở trong tim, tha thứ và chấp nhận quên đi những kí ức tồi
tệ đã là quá khứ. Và cũng đừng quên, người ta không thể sống thiếu kỷ niệm nhưng cũng không
thể chỉ sống bằng kỷ niệm. Những kỷ niệm không phải một liều thuốc quên để trốn chạy, mà để
trở thành động lực hành động cho ta trong tương lai. Sức mạnh của kỷ niệm là sức mạnh của
quá khứ, còn sức mạnh của chúng ta là hiện tại và tương lai. Hãy nhớ rằng: một quá khứ không
có tương lai sẽ lụi tàn, và một tương lai không quá khứ sẽ lạc lối.

Tôi đã từng đọc ở đâu đó rằng “Còn kỷ niệm là còn tâm hồn, còn nhớ, và còn biết thương chính
mình, để sống còn niềm tin vào cái đẹp.” Kỷ niệm là món quà của quá khứ và là một phần của
cuộc sống mỗi người. Trước tất cả sức mạnh to lớn của nó, cách ta đối diện và tiếp nhận chúng
mới là quan trọng nhất. Một đại dương không thể thiếu sóng biển, và một cuộc đời không thể đi
qua mà không mang lấy chút kỷ niệm nào. Trên chuyến hải trình của cuộc đời này, mong rằng
những kỷ niệm sẽ luôn là cơn sóng vỗ về bạn với tất cả êm đềm của nó...

Đề bài: Viết về cách sống, nhà thơ Xergei Exenin từng quan niệm:
“Thà tôi cháy vèo trong gió
Còn hơn thối rữa trên cành.”
Anh/ chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
Con người ta ấy, dù ít hay nhiều hẳn sẽ có một lần đắm chìm và choáng ngợp
trước ánh sáng rực rỡ của pháo hoa giữa trời đêm. Nhưng liệu có một ai nhớ rằng, pháo hoa
trước khi toả sáng lộng lẫy như thế chỉ là một hộp thuốc pháo bình thường? Muốn đập tan được
màn đêm, pháo hoa đã chọn đốt cháy mình thay vì nằm im đợi chờ quên lãng. Mỗi lần nhìn
pháo hoa như thế tôi lại nghĩ đến hai câu thơ quen thuộc: “Thà tôi cháy vèo trong gió/Còn hơn
thối rữa trên cành”. Pháo hoa đã như thế, còn con người thì có dám như pháo hoa mà “cháy vèo
trong gió” hay lại đợi “thối rữa trên cành”?

Viết về cách sống, nhà thơ Xergei Exenin đã mang một tâm thế thật sẵn sàng,
thật nhiêt huyết mà khẳng định rằng ông muốn được “cháy vèo” thay vì “thối rữa”. “Cháy vèo”
đó là chọn lựa dấn thân vào đời để cảm nhận sự sống thật trọn vẹn. Như mang trong mình một
ngọn lửa, Exenin muốn hết mình sống, hết mình sáng rực lên như pháo hoa giữa trời đêm.
Ngược lại, ông không chấp nhận một cuộc đời phẳng lặng đến nhàm chán, vô nghĩa như một
chiếc lá trên cành. Bởi lẽ sau khi dấn thân để cháy vèo, những gì còn lại có thể chỉ là cát bụi, là
tàn pháo rơi vãi trên mặt đất nhưng vẫn hơn sống vô vị rồi chết đi như một lẽ tất yếu. Có thể con
người ta phải đánh đổi, phải chịu tổn thương, đau đớn cho một lần được “rực cháy” nhưng đó
mới là một cuộc sống xứng đáng để lựa chọn thay vì cứ sống rồi chết như một cỗ máy được lập
trình sẵn để tuân theo quy luật sanh-lão-bệnh-tử. Qua đây, Exenin đã gửi gắm với người ta một
cách nhìn khác về lối sống và những chọn lựa để sống: Hãy can đảm dù chỉ một lần để sống cho
đã đời, chếnh choáng dưới bầu trời này thay vì ái ngại, chùn bước rồi đợi đến ngày héo tàn.

Có bao giờ bạn thử nghĩ, rốt cuộc, sống là gì? Sống là khi bạn được sinh ra từ
bụng mẹ, được ban cho hơi thở, hình hài? Sống là khi bạn có một chiếc thẻ căn cước để chứng
minh được sự hiện diện của mình trên cõi đời? Hay sống thật sự chính là khi bạn tự tạo ra bản
thân, tự định nghĩa mình bằng những gì đã làm được, những gì đã mang đến cho cuộc đời? Sống
khác với tồn tại, sống là khi bạn dùng những hoạt động, những giá trị để ở trong cuộc đời chứ
không phải quẩn quanh giữa những tù đọng, lây lất hiện hữu rồi tự biện minh cho sự tồn tại vô
nghĩa lý của mình. Và “cháy vèo” là cách bạn định nghĩa, khẳng định sự sống thật sự của mình.
Cái hành động nghe như ngông cuồng, mạo hiểm đó là cách để bạn và cuộc đời này nhận ra bạn
là ai, bạn làm được gì và bạn sống ra sao. Trái lại, khi người ta chấp nhận “nhắm mắt đưa chân”
cho một cuộc đời trôi nổi theo dòng chảy của cuộc đời, họ chỉ đang tồn tại: tồn tại một cách mờ
nhạt, luẩn quẩn rồi đợi chờ để trở về với hư vô. Vậy nên, chỉ có chấp nhận những trở ngại, thử
thách như thể chỉ một lần “cháy vèo” mới là sống, mới thật sự là tận hưởng cuộc đời trọn vẹn.
Và cũng chính chọn lựa để hành động như thế mới là cách con người sống như chính mình là,
trở thành “chính tôi” một cách hoàn toàn!

Làm một chiếc lá trên cành? Đã bao giờ bạn thử hình dung rồi sẽ ra sao nếu
mình trải qua một cuộc đời thầm lặng mỗi ngày đều như một? Sẽ thế nào nếu như bạn có một
cuộc đời yên ả giữa một nhịp sống vội vã nơi mà ai nấy đều hối hả, vội vàng với cuộc đời đầy
biến động với những sắc màu đan xen trong nhau? Con người ta liệu có cách nào để sống một
cách vui vẻ, đầy hứng khởi, hồ hởi nếu chỉ lẳng lặng một đời? Không, con người không thể trải
nghiệm một cuộc sống mỹ mãn nếu không chịu dấn thân, không chịu trải nghiệm những điều
quanh mình. Nếu chỉ ở mãi trong một vùng an toàn, lo sợ không dám vươn mình để ngước nhìn
thế giới, con người ta sẽ bị bỏ lại phía sau cuộc đời, bị lãng quên và chìm đắm trong sự cô độc.
Cuộc sống rồi sẽ chỉ là vô vị, chán chường nếu ta không dám thoát khỏi chiếc kén an toàn của
mình để tung cánh bay lên trời cao. Vì sao loài bươm bướm bao đời này đều chấp nhận bỏ lại
chiếc kén đã bảo vệ mình an toàn phía sau lưng? Vì chỉ bằng cách ấy, bằng cách để cho mình
bay đi cùng những cơn gió thì nó mới có thể tự mình sống, tự mình trải nghiệm thế giới muôn
hình vạn trạng. Bướm vàng sẵn sàng đối diện với hiểm nguy ngoài đời để được chiêm nghiệm,
được thử sức với tất cả để kiếm tìm một cuộc đời thú vị, mới lạ, còn chúng ta, liệu có ai dám
đương đầu?

Đối diện trước hai lựa chọn “cháy vèo trong gió” hay “thối rữa trên cành” phần
lớn người ta không dám chọn đốt cháy mình là vì lo sợ. Con người ta thường hoài nghi, ngờ vực
chính mình rằng không có đủ sức mạnh, năng lực để vượt qua những thử thách. Hầu hết mọi
người đều ít nhiều sẽ có một đôi lần cho rằng bản thân không thể nào gánh chịu được những
khó khăn, thách thức của cuộc đời. Nhưng người ta lại không biết rằng chỉ bằng cách chọn lựa
“cháy vèo” trong gió họ mới có thể trở nên mạnh mẽ, giỏi giang hơn. Người ta thường hay sợ
mình không vượt qua được những gian khó mà quên rằng gian khó sẽ trui rèn bản thân mình để
trở nên kiên cường, cứng cỏi. Ai nấy đều dùng hàng vạn lý do để biện minh cho sự nhút nhát
của mình mà lại chẳng nghĩ rằng bên trong mình tồn tại một sức chiến đấu tiềm tàng mà chỉ cần
nhìn thẳng vào đó bằng niềm tin thì sẽ khơi dậy được nó để vượt qua mọi điều. Mọi chướng
ngại trong đời thực chất đều như một ngọn lửa, ngọn lửa đó là phép thử, nó vừa huỷ diệt nhưng
cũng lại hồi sinh con người. Giống như nàng Sita khi lành lặn bước qua ngọn lửa như một cách
bảo chứng cho sự trong sạch, thuần khiết của mình, con người ta cũng chỉ cần tài năng, nghị lực
rắn rỏi thì có thể vượt qua thách thức của mọi gian khó để dù có lao mình vào bão tố cuộc đời
thì cũng không cháy thành tàn tro. Thay vì sợ hãi trước những gian truân, tôi tin rằng chỉ cần nỗ
lực cùng với dũng khí thì con người ta vừa không phải “thối rữa trên cành” mà lại có thể sống
trọn vẹn, dù cho “cháy vèo trong gió” thì vẫn sẽ như chim phượng hoàng luôn vùng mình sống
dậy. Và chính nhờ thái độ sống như thế, con người ta sẽ ngày càng hoàn thiện, ngày càng chững
chạc, lớn khôn. Cũng chính những lần thả mình vào cơn gió cuộc đời mà con người ta tìm ra
chính mình với một sức sống mạnh mẽ luôn vẫy vùng như muốn bật tung tất cả !

Có một sự thật rằng, con người ta bất kể là ai đều không thoát khỏi cái chết.
Chúng ta đều như nhau, sống trong một cõi khinh phù đầy hạn hữu. Dù có ra sao, chúng ta phải
đều đi qua cái chết như một phần của sự sống. Thế nhưng, cái chết có còn quá nặng nề, quá day
dứt và ám ảnh nếu ta đã sống đủ nhiều, đủ trọn vẹn, sống bằng tất cả những đam mê và say sưa?
Người ta thường hay níu kéo cuộc đời mình, cho rằng phải sống thật lâu, sống đến trường sinh
bất tử mới là điều tốt nhưng lại quên rằng sống bao lâu thật sự chẳng quan trọng bằng sống như
thế nào. Sống lâu để làm chi khi mà ngày qua ngày đều là như nhau, đều lặp lại từng đó hành
động, sống với từng đó tư duy để rồi trở nên lỗi thời, lạc hậu? Sống dai dẳng để làm gì khi mà
luôn khép mình và ái ngại trước những thử thách của cuộc đời mà chẳng dám vượt qua, phá bỏ
nó? Trong khi đó, sống vừa đủ với tất cả thời gian mà tạo hoá ban cho nhưng mỗi ngày đều dám
“cháy vèo” trong gió, đều hết mình lao vào đời như ngày đầu tiên thì há chẳng phải, người ta đã
tự trao cho mình cơ hội hàng chục, hàng trăm kiếp đời đấy ư? “Cháy vèo” trong gió có thể
khiến người ta phải trả giá bằng sự mạo hiểm, ngông nghênh của mình nhưng đó lại là cái giá
do chính ta lựa chọn. Trong khi đó, lẳng lặng ở trên cây để rồi thối rữa lại là do ta phó mặc cuộc
đời mình cho sự đào thải của thời gian nghiệt ngã. Nhà văn Dazai Osamu đã chọn lựa tự tử ở
tuổi đời 39, có người nói đó là vì ông hoàn toàn bất lực trong việc hoà nhập với thế gian. Nhưng
đối với tôi, Osamu chọn lựa cái chết là bởi cuộc đời không còn một ý nghĩa gì để níu giữ ông.
Ba mươi chín năm, đối với Osamu là đã đủ để cảm nhận, trải nghiệm cuộc sống này, đủ để ông
hiểu và nắm bắt nó đến trọn vẹn. Ba mươi chín năm, Osamu tự cho mình là người thừa nhưng
cái kẻ dư thừa ấy đã để lại bao nhiêu là sáng tác mà mỗi một câu chuyện đều đeo đuổi con
người ta đến tận ngày hôm nay. Nhìn vào ông, ta lại càng thấm thía rằng, điều quan trọng không
phải là ta sẽ chết ra sao, chết vào lúc nào mà là khi chết đi rồi, ta đã làm được gì và vẫn sẽ làm
được gì ngay cả khi mình không còn trên cuộc sống này. Dám sống, dám dấn thân hay dè dặt,
khép mình trong cuộc sống thì con người ta đều phải đi qua cái chết, đều phải chấp nhận rời
khỏi cuộc đời vào một ngày nào đó. Chính vì vậy, bất kỳ sự trả giá nào cho sự sống hết mình
đều là xứng đáng và quý giá hơn hết thảy mọi điều.

Đành rằng cuộc đời là hữu hạn nhưng trong chính dòng thời gian đó lại có
những thời khắc gọi là bất tử, ví như cái khoảnh khắc người ta chọn “cháy vèo trong gió” vậy.
Chính bằng chọn lựa ngẫu nhiên với những hành động bất thường, dữ dội ấy, con người ta đóng
một dấu mốc vĩnh cửu vào một đoạn thời gian của mình và nhân loại. Đó là khi G.Washington
đọc Tuyên ngôn độc lập của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ như một lời khẳng định cho sự ra đời của
một dân tộc hùng mạnh, quyền lực. Đó là khi Nelson Mandela bắt đầu hành trình đấu tranh do
dân quyền và nhân quyền của người da màu rồi chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
Apartheid. Tất cả những cột mốc lịch sử ấy đều là thời gian được bất tử hoá bằng chọn lựa của
những con người vĩ đại nhất thế giới. Họ lao mình vào cơn gió, dấn thân vào cuộc đời vì tình
yêu dân tộc và hoà bình để rồi biến tất cả thành sức mạnh. Họ đã sống một đời vì lý tưởng để rồi
chưa một phút nào “thối rữa trên cành”. Cuộc đời này có thể đầy những giới hạn nhưng họ đã
vượt ra tất cả chỉ bằng sự can đảm, tài năng, trí lực của chính mình. Thái độ sống đó không khỏi
làm người ta nhớ đến câu chuyện về loài chim ẩn mình chờ chết trong lời kể của Colleen
McCullough. Rằng có một loài chim chỉ hót một lần rồi để cho bụi mận gai đâm vào cổ họng
nhưng đó là tiếng hót hay nhất thế gian, tiếng hót lay động tất cả mọi tâm hồn trên trần thế lẫn
đấng tối cao trên thiên đường. Can trường, dũng cảm với những chọn lựa dù phải “cháy vèo
trong gió”, những cái tên vĩ đại kia và ngay cả loài chim không tên nó đã mãi mãi với sự sống
của mình, sự sống trong tâm thức của người đời dù cho tất cả đã chẳng còn trên thế gian này.

Tuy nói rằng con người ta phải sống hết mình, đánh đổi, trả giá và hy sinh để
được hoà mình trọn vẹn vào cuộc đời thế nhưng không phải chọn lựa nào cũng là xứng đáng.
Có những cái giá phải trả vô cùng đắt đỏ nhưng nó luôn dày vò, luôn khiến người ta phải ân
hận. Không phải lúc nào sự can đảm và dũng khí cũng là phép màu cho cuộc sống, giúp con
người ta trở thành pháo hoa lộng lẫy giữa trời sao.

Đề bài: “Bạn không thể để thất bại định hình mình. Bạn phải để thất bại tặng
mình những bài học”. (Barack Obama)
Câu nói của Tổng thống Barack Obama đã gợi cho anh chị suy nghĩ gì về bài học
từ những thất bại? Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình.

Bài làm

Chuyện kể về một cô gái có niềm đam mê với hội họa nhưng bất kì bức tranh nào cô vẽ
đều không có người mua, kể từ đó người ta chẳng bao giờ thấy cô vẽ nữa. Bởi cô luôn xem điều
đó là thất bại và tin rằng mình không bao giờ có khả năng trong lĩnh vực này. Cô gái ấy đã chọn
bỏ cuộc thay vì rút ra những bài học từ cú ngã ấy để cố gắng ngày một hoàn thiện khả năng của
bản thân. Và có lẽ cuộc sống này chính tôi và bạn cũng như cô, quên mất rằng: “Bạn không thể
để thất bại định hình mình. Bạn phải để thất bại tặng mình những bài học” (Barack Obama).
Chúng ta sẽ đối diện với thất bại thế nào? Để nó định hình mình hay vượt khỏi “bóng tối” từ nó
đi tìm thành công?
Thất bại là điều mỗi con người khó tránh khỏi trong cuộc đời và với mỗi người thất bại
lại có định nghĩa khác nhau. Có người cho thất bại là khi không đạt được mục tiêu, có người lại
nghĩ khi bản thân không thể để lại danh tiếng với đời và cũng có người cho rằng thất bại là khi
mình không giàu có. Mỗi người mỗi góc nhìn, một quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung thất
bại chính là những mục tiêu, mong muốn, dự định không được đáp ứng và mọi thứ trái ngược
với điều mình muốn. “Để thất bại định hình mình” chính là bỏ cuộc sau thất bại, là cho phép
bản thân nghĩ mình yếu kém, không có khả năng trong một việc mà mình từng thất bại. Thay vì
để thất bại làm bạn thu mình lại, không dám bứt phá, mỗi chúng ta hãy tự mình rút ra cho những
bài học để thay đổi bản thân và vươn tới thành công. Nói vậy có nghĩa là sau mỗi thất bại hãy tự
nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và đi tìm câu trả lời vì sao mình
thất bại. Qua đó Barack Obama muốn khẳng định rằng thất bại sinh ra để cho bạn bài học
trưởng thành chứ không phải cho phép bạn bỏ cuộc và mỗi chúng ta cần thay đổi cách đón nhận
thất bại của mình theo hướng tích cực hơn.

Mỗi cuộc đời là một chuyến ra khơi vạn dặm và thất bại chính là những cơn sóng mà ta
gặp phải trên hành trình ấy. Đó có thể là sự thất bại trong tình yêu, tình bạn, việc học, công việc
hay chỉ đơn giản là nấu một món ăn nào đó. Và khi ấy nếu bạn chấp nhận mình là kẻ thua cuộc,
bạn sẽ mất tất cả. Bạn không có được mối tình đẹp như mình hằng mong, liên tục không tìm
được người cùng quan điểm rồi mặc nhiên cho rằng mình là kẻ thất bại trong tình yêu và dần
dần khép mình lại trong thế giới riêng. Phải chăng chính chúng ta đã từng mong muốn vào được
trường cấp ba mình thích nhưng lại không thực hiện được và cho rằng bản thân dù cố gắng thế
nào cũng không bằng người khác? Bạn của tôi ơi, tôi từng như thế,từng có thời gian suy sụp và
buông xuôi tất cả bởi chính suy nghĩ mình không giỏi, không thông minh thì dù nỗ lực thế nào
cũng không bằng người khác và suy nghĩ ấy đã khiến cuộc sống không mục tiêu, không cố
gắng, không trải nghiệm của tôi trở nên lãng phí,nhàm chán. Nếu bạn cứ để thất bại ám ảnh
mình là kẻ ngu dốt, không thể thành công, nếu bạn cứ để thất bại biến mình thành người nhút
nhát, không có ý chí thì thành công chỉ mãi là giấc mơ. Thất bại ở một thời điểm nào đó không
có nghĩa là cả cuộc đời chúng ta sẽ không bao giờ thành công. Có lẽ chúng ta ai cũng biết đến
câu chuyện của “cha đẻ” KFC từng thất nghiệp, vợ con bỏ đi và chính những thất bại đó đã ám
ảnh người đàn ông ấy suốt thời gian dài khiến cho cuộc sống tuột dốc không phanh. Và bạn biết
không, cho đến độ tuổi mà phần lớn mọi người đã an phận tuổi già thì ông mới vùng lên khỏi
nỗi sợ hãi thất bại để khởi nghiệp với món gà rán mình sáng tạo được, thành công từ đó mà đến
khi thương hiệu KFC đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta thấy đó, thành công
sẽ không bao giờ đến được nếu chính ta không tự mình vượt qua sự vấp ngã, đổ vỡ trong cuộc
đời. Đừng để “bóng ma” thất bại che giấu tiềm năng ẩn sâu trong con người bạn và thôi nghĩ
rằng thất bại chính là mất tất cả bạn nhé!

Người ta vẫn thường hay ví “thất bại” là mẹ thành công bởi nếu không có nó con người
sẽ luôn ảo tưởng về vị trí, khả năng của mình trong xã hội. Nếu không gặp thất bại họ sẽ không
bao giờ có ý chí vươn lên, nỗ lực hơn từng ngày mà luôn phó mặc mọi thứ vì vốn dĩ cuộc đời đã
là màu hồng nếu thất bại không xuất hiện. Từ thất bại con người ta sẽ nhận ra những bài học vô
cùng quý giá mà không trường học, thầy cô, gia đình nào có thể cho bạn. Chính khi thất bại mới
là lúc ta có thời gian dừng lại suy xét bản thân, nhìn ra những điểm mạnh yếu, những thiếu sót
mà ta gặp phải và từ đó sẽ tìm đường đi thích hợp hơn cho cuộc đời mình. Và khi cả tôi và bạn
tự mình rút ra được những bài học riêng cho mình, chúng ta sẽ không bao giờ phạm phải những
sai lầm đó nữa. Học từ thất bại của tình yêu để biết ta đã từng một thời xem nó là tất cả, hy sinh
không mong đợi, ích kỉ đến mù quáng, nhẫn nhịn đến ngu dại mà quên mất nếu ta không tự yêu
bản thân mình trước làm sao có thể yêu được người khác.Học từ thất bại trong công việc để biết
tài năng, sự cố gắng sẽ không đủ nếu ta chọn sai hướng đi, chọn sai phương pháp phù hợp. Học
từ thất bại để biết không ai trong chúng ta là hoàn hảo, không ai là ngôi sao và không ai sinh ra
đã thành công nếu không có mục tiêu, cố gắng. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến nhà
văn JK. Rowling, tác giả của bộ truyện nổi tiếng thế giới Harry Porter đã từng gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống từ việc li dị, phải một mình nuôi con và viết sách bằng tiền trợ cấp nhưng
bằng tâm niệm thất bại chính là sự giải phóng và thời gian nghỉ ngơi để viết sách. Coi thất bại là
điều hiển nhiên trong cuộc sống và vượt qua nó để đi đến thành công có lẽ là điều mỗi chúng ta
cần học từ bà. Nếu ngày ấy bà bị ám ảnh bởi sự thất bại, tự tử vì cơn bệnh trầm cảm mà không
dám vượt qua chắc có lẽ giờ đây trong kho tàng văn học thế giới sẽ thiếu đi một tác phẩm lừng
danh như Harry Porter và tuổi thơ chúng ta sẽ mất đi những kí ức đẹp đẽ vốn có, bạn nhỉ? Thất
bại sinh ra không phải để “nhấn chìm” bạn, nó sinh ra để dạy bạn trưởng thành. Sau tất cả, tôi
muốn nói rằng hãy xem mỗi thất bại đi qua cuộc đời là một bài học, một lưỡi dao mài dũa bạn
tốt hơn bởi chính bạn là một viên ngọc thô giữa cuộc đời.

Có những con người vì thất bại mà bỏ cuộc, vì thất bại mà đánh mất cơ hội của cuộc đời
mình. Có những con người ngã rồi chỉ mãi dừng chân ở đó mà không đủ can đảm bước tiếp. Và
có những người một lần “ngã” trong tình yêu rồi không mở lòng yêu thêm một ai, thu mình
trong nỗi cô đơn. Có những ở độ tuổi như tôi và bạn, chỉ vì không đậu vào trường cấp ba mình
muốn hay đội tuyển đã vội từ bỏ cố gắng, xao nhãng việc học. Hay cũng có những người sau
nhiều lần không tìm được việc làm tử tế chấp nhận ở nhà chờ đợi người khác nuôi. Họ, những
con người ta vừa nhắc đến ở trên có bao giờ hiểu được giá trị của thất bại là để bản lĩnh của
mình vững vàng hơn, có bao giờ hiểu được không ai có trách nhiệm với bản thân mình ngoài
chính mình? Xã hội rồi sẽ ra sao khi ngày càng có nhiều người trẻ như thế? Khi bạn gặp thất bại
thay vì trốn tránh nó hãy học cách chấp nhận và nhìn nhận lại mọi điều. Nếu hôm nay bạn chưa
thể đạt được thành tích cao trong học tập,hãy tự ngồi lại và suy ngẫm xem mình đã cố gắng đủ
chưa,hướng đi của mình liệu đã đúng đắn và mỗi ngày trôi qua hãy không ngừng học hỏi bạn
nhé! Còn nếu dự án của bạn đang gặp khó khăn hãy bình tĩnh và tìm cách tháo gỡ từng nút thắt
bởi không việc gì không thể nếu ta đủ cố gắng. Cuộc đời có quyền xô ngã bạn nhưng đứng dậy
hay không là quyền của bạn. Hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi sau thất bại để bình tâm nhìn lại
những điều đã qua, những thứ đã làm mình thất bại bạn nhé! Chấp nhận thất bại với lòng kiêu
hãnh, chấp nhận lời phê bình bằng tư thế đĩnh đạc, nhận vinh dự với sự nhún nhường – đó là
dấu hiệu của sự trưởng thành và độ lượng.

Câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama quả thật là bài học sâu sắc cho những ai
đang chênh vênh trong cuộc sống hiện tại. Thất bại chỉ là sự thành công đang bị trì hoãn và chấp
nhận sự trì hoãn đó hay “lột xác” bay lên đó là phụ thuộc ở bạn.

“Nếu tôi không cháy lên


Nếu anh không cháy lên
Nếu chúng ta không cháy lên
Thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng?”
(Nazim Hikmet)

Từ ý thơ trên, anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận với nhan đề: HÃY CHÁY LÊN.

BÀI LÀM

Tôi chợt nhớ đến Prometheus trong truyện thần thoại Hy Lạp – người đã dám chống lại
vị thần Zeus tối cao, lén đánh cắp ngọn lửa để mang đến ánh sáng, văn hóa cho nhân loại. Dù
sau đó, chàng đã bị trừng phạt thảm khốc, nhưng vẫn dõng dạc lên án Zeus. Phải chăng, khi mỗi
người dám đứng lên chống lại những giới hạn, những điều xấu xa, thì ngay trong chính con
người họ đã bùng cháy lên một ngọn lửa, mà như Nazim Hikmet đã mạnh mẽ cất tiếng:

“Nếu tôi không cháy lên


Nếu anh không cháy lên
Nếu chúng ta không cháy lên
Thì làm sao bóng tối trở thành ánh sáng?”

Vì vậy: “Hãy cháy lên”!

Trong cuộc sống, “cháy lên” là khi ta dám bứt phá khỏi những giới hạn, những lề lối
xưa cũ để đứng lên và đoạt lấy những điều tốt đẹp, có ích hơn. Như Prometheus, chàng chính là
một ngọn lửa đang cháy lên để bảo vệ cho loài người. Song, “cháy lên” liệu đã đủ ? Trong bài
thơ, tác giả đã chỉ ra các chủ thể “tôi”, “anh”, “chúng ta”, đó phải chăng cũng chính là vòng tròn
quan hệ cơ bản của cuộc sống? Cả bài thơ với điệp từ “không” ở mỗi câu đã gửi gắm cho chúng
ta thông điệp: hãy đứng lên để màn đêm phải tàn lụi trước ánh sáng, mỗi chúng ta hãy là một
ngọn lửa nhỏ để hòa chung vào cái lửa lớn của cộng đồng, dân tộc. “Nếu tôi không cháy lên /
Nếu anh không cháy lên / Nếu chúng ta không cháy lên / Thì làm sao bóng tối trở thành ánh
sáng?”.

“Hãy cháy lên” là cách tốt nhất để khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự
bất bình khi thấy một người bạn của mình bị ức hiếp. Là niềm ấm ức, phẫn nộ trước một xã hội
bị tha hóa, đang ngày một đi xuống. Nhưng những điều ấy chỉ mới dừng lại ở sự cháy lên trong
tư tưởng. Điều quan trọng hơn hết mà Nazim Hikmet muốn nhắn nhủ đến chúng ta đó là cần
phải hành động, cần phải để ngọn lửa ấy làm động lực tiếp sức cho chúng ta, để thay đổi cuộc
sống, xã hội, hay chỉ đơn giản là thay đổi chính con người mình, để không còn lạc bước vào
những cạm bẫy u uẩn của cuộc đời. Muốn tạo nên một ngọn lửa lớn thì cần phải xuất phát từ
những đốm tàn nhỏ, đó không chỉ là công việc của một cá nhân, của riêng “tôi” hay riêng “anh”
mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Sáng, hãy sáng cháy lên đi khi tuổi trẻ chưa trôi
qua, có như vậy thì “bóng tối” mới trở thành “ánh sáng”, xã hội sẽ ngày một văn minh, phát
triển hơn.

Nazim Hikmet như muốn khẳng định lý tưởng sống của ông chính là: “Hãy cháy lên”.
Chỉ khi chúng ta dám trầm mình trong ngọn lửa, dám cháy để bảo vệ những tư tưởng, đạo đức,
đó mới là một chuyến hành trình sống đầy ý nghĩa. Khi chúng ta “cháy lên”, dám chiến đấu cho
một đạo lý tốt đẹp nào đó, những việc làm, hành vi của chúng ta có thể sẽ không thay đổi sự
việc hoàn toàn như ý muốn. Nhưng điều quan trọng của một đám lửa không phải là nó đã thiêu
đốt bao nhiêu cánh rừng mà là cách nó để lại “sức nóng” trong lòng người khác như thế nào.
Chúng ta mạnh mẽ can đảm, nói lên sự thật, có thể sẽ không nhận được sự hồi đáp ngay lập tức.
Nhưng hành động của chúng ta sẽ được thâm tâm mỗi người ghi nhận, từ đó họ sẽ suy nghĩ, sẽ
trăn trở và nếu tư tưởng của ta là hoàn toàn đúng đắn, họ sẽ học hỏi và lan tỏa điều ấy. Ngọn lửa
ấy đang ngày một lớn hơn.

Chu Văn An – một nhà Nho, nhà hiền triết, một người thầy mẫu mực. Ông đã “cháy
lên” vì công lý, dám thực hiện một việc làm táo bạo nhưng vô cùng nhân nghĩa, đó là dâng sớ
cho nhà vua xin chém bảy nịnh thần. Chính việc làm ấy khiến ông trở nên thật khác biệt, không
tầm thường, thậm chí là đáng trách như những vị quan khác cùng thời của ông – những kẻ xu
nịnh mong kiếm được ham danh lợi lộc phù du. Chu Văn An đã treo ấn từ quan nhằm “giữ lòng
thanh bạch”, bảo vệ đạo lý khi nhà vua không đồng ý phê duyệt tấu sớ của ông. Ông về quê dạy
học, sống một cuộc đời “minh triết bảo thân”, bỏ lại sau lưng bao “lao xao”, “phú quý” của
vòng vây danh lợi. Qua câu chuyện về cuộc đời của Chu Văn An, ta hoàn toàn có thể nhận thấy
chính sự suy tàn của xã hội, trong việc chính trị đất nước đã không tạo cơ hội cho tài năng của
Chu Văn An có dịp cống hiến. Nhưng phải chăng đã có một ngọn lửa cháy lên từ đó, dù chỉ là
một người thầy giáo giản dị nhưng ông lại được muôn dân tôn kính, nhớ ơn đời đời vì đã dám
tạo nên những điều khác biệt để bảo vệ chính nghĩa. “Ngọn lửa” ấy đã sống mãi cho đến tận
hôm nay, dù đã trải qua ngàn năm lịch sử.

Trong bài thơ “Vô đề”, nhà văn Văn Cao từng viết:

“Đoàn người đi qua


để lại bóng …”

Tôi tự hỏi, “cái bóng” ấy liệu có thể hình thành nếu chỉ có một người đi qua? Không,
không thể. Dù chỉ là một cái bóng, nhưng sẽ rất khác nếu đó là những gì của một đoàn người,
một nhóm người để lại. Đó chính là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tập thể. Ngọn lửa của xã
hội, đám đông mới là bước đệm tốt nhất để thay đổi thời đại. “Một cây làm chẳng nên non / Ba
cây chụm lại nên hòn núi cao”, một ngọn lửa rồi sẽ vội tắt khi gió ngang qua, nhưng một đám
lửa lớn thì khó có cách gì dập tắt được. Khi ấy, “tôi”, “anh”, “chúng ta” sẽ cùng tạo nên những
điều tốt đẹp nhất, bảo vệ cho sự sống của chúng ta, thế giới của chúng ta và cả con em – tương
lai của chúng ta.

Thật xúc động khi là một người dân Việt Nam, được tận mắt chứng kiến đồng bào đang
thắp lên những ngọn lửa của tình yêu quê hương, đất nước. Người dân tỉnh Quảng Nam, những
con người đã gắn liền với biển cả, sinh sống và làm việc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Nơi đây không chỉ là kế sinh nhai của họ, đó còn là Tổ quốc, là đất mẹ thân thương, là nền
văn hiến ngàn đời của cha ông. Khi nghe tin Trung Quốc đang tiến hành đưa giàn khoan vào hai
quần đảo chính của nước ta, những con người ấy, tuy thô sơ nhưng lại vĩ đại một ngọn lửa
thiêng liêng của tình yêu đất nước, yêu dân tộc. Trên biển cả mênh mông, một ngọn lửa vững
mạnh được kết nên qua những ngọn cờ quốc kỳ rực sắc đỏ cắm trên mỗi chiếc thuyền. Ôi! Đó
còn gì đáng quý hơn bằng sự tự ý thức, tự bảo vệ, đấu tranh cho quê hương, đất nước của mình.
Ngọn lửa ấy như trấn giữ cả vùng trời lãnh thổ, như tiếp thêm niềm tin yêu cho hàng triệu trái
tim người Việt Nam trong và ngoài nước. Đây mới đích thực là “ánh sáng”, “ánh sáng” trong
mỗi người Việt Nam đã chiến thắng “bóng đêm” kia, mãi mãi.

Và hỡi những ai còn mãi lẳng lặng trong cõi đời, như những bóng ma vô hồn chẳng ai
hay biết. Tuổi trẻ có còn gì để ta mải miết chần chừ mà không cháy lên để thể hiện cá tính của
bản thân. Hãy cháy lên đi vì chúng ta không phải là những cành củi khô héo. Chúng ta sống cần
phải có mục đích, ý nghĩa, cần khẳng định giá trị của con người mình và bảo vệ cái tốt, cái
đẹp.

Trong quyển sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Phạm Lữ Ân có viết: “Chúng ta
không thể hít một hơi dài quá khá năng của bản thân, nhưng có thể hít thật sâu hết khả năng
trong từng hơi thở”. Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu? Cuộc đời
vốn ngắn ngủi, hãy cháy lên hết mình khi còn có thể. Chúng ta cháy lên không chỉ để mang ánh
sáng đến với cuộc sống mà còn là khẳng định: “Tôi đang sống chứ không đang tồn tại”. “Nếu
tôi không cháy lên”, thật buồn sao khi đến cuối đời, trong tôi chỉ toàn những bóng đêm cùng
tiếc nuối, ân hận.hận.

Đề bài:

“Đừng đố kị cũng đừng hợm hĩnh


Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân
Tự dưới thấp hãy nhìn thông cao vợi
Nhìn mây trời
Chứ không phải thế nhân.

Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi


Hãy tự mình vượt qua nó bạn ơi
Tự trên cao hãy nhìn xuống suối
Xuống cỏ hoa
Chứ không phải con người”.
(Vô đề, Pimen Panchenko)
Bài thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cách mỗi con người nhìn thấy chính mình?

Bài làm

Người vá trời lấp bể


Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Nguyễn Sĩ Đại)
Mỗi con người sinh ra đều có mục đích sống khác nhau. Người thì mong muốn “vá trời lấp bể”,
người thì thích “đắp lũy xây thành”… Vậy mục đích của bản thân bạn là gì? Nếu cứ mải mê
chạy theo những mục đích của người khác mà làm nhòa đi mục đích, giá trị thực sự của bản
thân thì bạn dang chạy theo một cuộc đua không có đích. Hãy dừng lại và đẻ mình được thấy
chính mình – thấy những giá trị của bản thân, những ước mơ, tài năng mà bao lâu nay bạn đã bỏ
quên. Và bài thơ “Vô đề” Của Pimen Panchenko đã cho ta thấy được cách mỗi người nhận thấy
chính mình.

Bài thơ chỉ vỏn vẹn có vài câu nhưng đã để lại trong lòng mỗi người nhiều suy nghĩ và cảm xúc.
Cảm xúc trong ta lắng lại khi đọc từng câu thơ của Pimen Panchenko, ta như được thanh lọc
tâm hồn mình và sẵn sàng đứng trước gương để nhìn thấy chính mình. Trong mỗi người đều có
lòng đố kỵ, nhưng bộc lộ nó ra hay kìm nén lại chính là sự lựa chọn của mỗi người. Ta sinh lòng
đố kỵ, ganh đua, và tự so sánh mình với người khác. Và rồi ta mãi chạy theo những giá trị tức
thời mà quên đi chính mình, quên đi chính ta vẫn cần được yêu thương. Ta phải làm chủ bản
thân, đừng đố kị và hợm hĩnh, mà hãy nhìn cao xa, nhìn lên mây trời để thấy được bản thân ta
vẫn còn những điều tốt đẹp, vẫn còn những giá trị đang bị che lấp chờ ta khai thác và khám phá.
Cuộc sống xô bồ và đầy rẫy những cám dỗ. Con người mãi đắm chìm trong những giá trị vật
chất như tiền bạc, của cải mà vô tình để chính mình bị lạc lõng trong cái vinh quang chói
lọi. Ngay thời khắc đó, ta cần phải nhìn nhận lại bản thân để vượt qua được giá trị tầm thường,
nhận ra chính mình và hướng về một tương lai tốt đẹp. Trong cuộc đời của mỗi con người việc
nhìn thấy được chính mình và hiểu được chính mình là vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng
takhoong bị lạc lỗi giữa dòng đời nghiệt ngã. Nhìn thấy chính mình ở vị trí thấp để thấy những
giá trị lý tưởng hay nhìn thấy bản thân mình ở vị trí cao để thấy giá trị cuộc sống đích thực chứ
không phải giá trị ham muốn của con người.

Trên hành trình đi tìm giá trị bản thân, đi tìm mục đích của riêng mình, nhiều người đã đánh mất
đi bản thân vì những điều viển vông, xa vời với thực tế. Họ mãi chạy theo sự ganh đua, ghen tị
và trở thành bản sao chép cả người khác. Họ quên đi mục đích ban đầu, quên đi những giá trị lý
tưởng cao đẹp mà mình đặt ra. Mỗi một con người đều là một cá thể đặc biệt, đều có những tài
năng phẩm chất khác nhau, không ai hoàn toàn giống ai. Và chính Nick Vujicic cũng là một cá
thể đặc biệt. Ông sinh ra đã là một người khiếm khuyết về tứ chi. Cuộc sống vô vàn những khó
khăn, đã vùi dập không biết bao lần tinh thần và ý chí của ông. Mỗi lần nhìn thấy mọi người có
được đôi tay đôi chân để tự do, thỏa thích làm những điều mình muốn, ông lại nhận thấy bản
thân tàn tật và buồn rầu. Nhưng bản thân ông đã nhận ra được chân lý, đã không còn đố kị, ghen
tị với mọi người mà ông cố gắng tận dụng giá trị của bản thân để sống những ngày còn lại một
cách có ý nghĩa nhất. Ông đã nhìn thấy những giá trị lý tưởng, cao đẹp của bản thân và càng
thêm yêu quý cuộc đời, thêm tự tin để thực hiện ước mơ, để chinh phục đích đến của cuộc sống.
Nick Vujicic cho rằng: “Tôi là một điều kì diệu, bạn cũng là một điều kì diệu”. Mỗi con người
có những tài năng và đặc điểm riêng, nên không vì lí do gì mà ta lại phải chạy theo những người
khác để che lấp đi những đặc điểm riêng đó. Vì vậy, bạn hãy nhìn lại bản thân, tìm ra chính
mình, tìm ra giá trị lý tưởng tươi đẹp, bạn sẽ làm được mọi điệu kì diệu và phi thường như
người đàn ông không tay không chân Nick Vujicic. “Hãy sống là chính mình, bình thường
nhưng không tầm thường”.

Cuộc sống sẽ luôn tác động lên chính ta ở những mặt tiêu cực và tích cực, ta phải nhìn ra chính
giá trị, khả năng của ta mới có thể đón nhận những tác động ấy. Nếu ta mãi cứ đuổi theo những
vinh quang chói lọi, ta sẽ bị cuốn vào vòng xoay ấy và khó mà thoát ra nếu ta không nhìn thấy
được chính ta. Chính vì thế, việc nhìn thấy chính mình là vô cùng quan trọng, nó giúp ta nhận ra
giá trị đích thực chứ không phải giá trị phù phiếm, mang tính ham muốn nhất thời của con
người. Và hơn hết, nó giúp ta vượt qua sự cầm tù của danh vọng, vẻ đẹp của diện mạo, cám dỗ
từ của cải vật chất, khi vượt qua ta sẽ nhìn ra chính ta còn những giá trị kia sẽ biến mất vì đó chỉ
là những giá trị thức thời, vô nghĩa. Ta sẽ nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, sẽ thấy được giá trị
thực sự của cuộc đời, nhận ra những khát vọng ước mơ chỉ khi ta nhìn thấy chính mình. Thấy
được chính mình sẽ giúp ta ngày càng trưởng thành vì có thể sống đúng với chính ta. Vì được là
chính mình là điều tuyệt vời nhất con người làm được. Tôi nhớ mãi câu chuyện về một ông bố
nghiện ngập, ăn chơi có hai đứa con, và sau này khi cả hai lớn lên đều có lối sống khác nhau.
Một người thì rất là tài năng và luôn chống đối việc nghiện ngập ma túy ăn chơi sa đọa, còn một
người thì y như người bố. Khi được hỏi tại sao họ trở thành như vậy, họ đều có cùng trả lời: vì
họ có người bố nghiện ngập. Câu chuyện dạy ta bài học về việc nhìn thấy chính mình. Nếu ta
nhận ra chính mình, nhìn thấy giá trị tốt đẹp, ta sẽ trở thành người tốt. Còn nếu ta không nhận ra
chính mình, thì ta sẽ mãi mãi lạc lối trong bóng tối, bị giam cầm trong chính bản thân mình.
Hãy nhìn thấy chính bản thân để biết được ước muốn, khả năng, ước mơ của bản thân. Dù cho
cách nhìn thấy chính mình của mỗi người khác nhau: là nhìn thấy được những giá trị lý tưởng
hay nhìn thấy những giá trị đích thực thì ta cũng phải lựa chọn ra một lối sống phù hợp để đừng
đánh mất bản thân mà có thể hướng về tương lai.

Nhìn lại đằng sau để có kinh nghiệm


Nhìn về phía trước để thấy hy vọng
Nhìn xung quanh để tìm ra thực tại
Nhìn vào bên trong để tìm thấy chính mình.

Nhìn thấy chính mình là cách thức để ta có thể tỏa sáng như một vì sao giữa muôn ngàn ngôi
sao trên bầu trời. Nhìn thấy chính mình để ta được là chính ta, để ta nhận ra ta và cuộc sống này
là những điều kì diệu. Vì vậy, đừng bao giờ đánh mất bản thân mình giữa cuộc đời, đừng để bị
lạc lối như nhiều người khác. Vì không nhìn thấy chính mình mà họ đã không được sống một
cuộc đời mà họ mong muốn, phải sống trên mục đích của người khác, hay thậm chí là không thể
sống.

Bài thơ “Vô đề” đã truyền tải những thông điệp sâu sắc đến mỗi người chúng ta. Ta nhận ra
được tầm quan trọng của việc nhìn thấy chính mình trong cuộc sống. “Nếu bạn không lập trình
chính mình, cuộc sống sẽ lập trình bạn”. Chính vì thế, ngay lúc này đây, tôi vô tình lặng lại một
hồi, nhìn vào tấm gương cuộc đời để thấy được chính mình, thấy được con người thật của tôi.
Còn bạn, bạn đã sẵn sàng để nhìn thấy chính mình?

Đề bài:
Xuân Diệu từng quan niệm:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Thế nhưng, Nguyễn Sĩ Đại lại nghĩ khác:
“Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”.
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên.

Bài làm

Giống như những ngôi sao lấp lánh trên b ầu tr ời, m ỗi con ng ười là
một vì tinh tú xuất hiện giữa cuộc đời. Bản thân mỗi ng ười quy ết đ ịnh
việc ngôi sao là hiện thân cho mình có tỏa sáng l ấp lánh gi ữa b ầu tr ời
của tạo hóa hay không. Cũng từ đó, con người khi b ước vào đ ời luôn
cho mình một con đường, một cách sống để chắc chắn rằng ta đã không
sống hoài phí đời mình. Đối với Xuân Diệu, s ống là h ết mình: “Thà một
phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói su ốt tr ăm n ăm”. Nhưng
Nguyễn Sĩ Đại lại muốn sống như: “ Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là
xanh” – một cách sống bình lặng và nhẹ nhàng. Giữa một cách sống
đầy hoài bão, khát vọng cống hiến mãnh liệt như xuân diệu, và m ột
cách sống thoải mái, sống theo khả năng của b ản thân nh ư Nguy ễn S ĩ
Đại, mỗi con người đều tạo nên một màu sắc riêng trong cuộc đời mình.
Nhưng giữa cuộc sống đa màu và đa diện, con ng ười không th ể ch ỉ s ống
ép mình theo một khuôn mẫu nào và vi ệc ta s ống v ội vàng hay ch ậm rãi
có lẽ đều có giá trị như nhau nếu ta hiểu được b ản ch ất th ực s ự c ủa
cuộc sống.

Trong bất kì thời đại nào, mỗi con người là cá thể độc lập t ự làm
chủ và điều khiến cuộc sống của riêng mình. Đối với nhà thơ Xuân Diệu,
ông chọn cho mình cách sống của những con ng ười tràn đ ầy lòng nhi ệt
huyết, sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao “huy hoàng”, b ất ch ấp
thách thức và trở ngại. Đó là một cuộc sống tận hiến để ghi lại ti ếng
vang mạnh mẽ, sống với “phút huy hoàng” – nh ững phút ta đ ạt đ ược
thành công vang dội, sống với sự tạn hưởng lên tới tuy ệt đ ỉnh c ủa các
giá trị tinh thần. Cuộc sống với “phút huy hoàng” đ ẹp r ực r ỡ, chói l ọi ấy
đã đủ trọn vẹn, dù sau đó ta có “chật tắt”, cuộc sống vẫn có giá tr ị h ơn
là sống một cách buồn tẻ không tạo được dấu ấn gì mà “le lói suốt trăm
năm”. Những con người khao khát để lại cho đời một thành t ựu l ớn lao
đều chung mục đích là được được “phút huy hoàng” trong cu ộc s ống,
không cần phải tỏa sáng trọn đời mà chỉ cần một khoảnh khắc đứng trên
đỉnh cao danh vọng rồi tắt đi ánh hào nhoáng ấy c ũng khi ến h ọ hài lòng
với cuộc đời mình.

Luôn có những khí cạnh khác nhau tồn t ại chung trong cu ộc s ống
của con người, bóng tối đối lập với ánh sáng, t ốt đ ối l ập v ới x ấu, thành
công và thất bại,… tất cả hiện diện như một sự song hành. T ừ đó, ta
thấy bên cạnh những con người sống với sự dữ dội và ồn ào thì v ẫn có
những người chọn cho mình cách sống âm thầm và l ặng l ẽ cùng v ới l ẽ
tự nhiên cuộc sống vốn có. Giống như quan niệm c ủa Nguy ễn S ĩ Đại, dù
ai có “vá trời lấp bể” hay “đắp lũy xây thành” làm nh ững công vi ệc v ĩ
đạo và to lớn của riêng họ, thì đói với b ản thân mình, “ta ch ỉ là chi ếc
lá”, ta chỉ cần làm tốt việc của mình, làm tốt bổn ph ận cu ộc s ống đã
trao cho. “Việc của mình là xanh”. “Xanh” chính là b ản ch ất v ốn có c ủa
chiếc lá, cũng như khi nói con người ai trong mỗi chúng ta đều có m ỗi v ị
trí và công việc riêng với khả năng của mình vốn có m ột cách t ự nhiên.
Chúng ta sống chấp nhận với những gì ta có, hoàn thành t ốt công vi ệc
của bản thân, ngày qua ngày bình lặng qua cu ộc đ ời. Nh ững ng ười xem
mình là “chiếc lá” vốn khong làm việc vượt ra khỏi kh ả n ăng c ủa b ản
thân để tạo một dấu ấn được biệt khác người, và chỉ họ là ng ười hi ểu rõ
nhất chỗ đứng của mình giữa cuộc đời.

Liệu ta muốn chọn cách sống từ tốn và bình lặng như số phận t ự
nhiên vốn có hay ta sẽ chọn cách sống sẵn sàng dâng hi ến h ết mình đ ể
làm nên phút huy hoàng? Có những người sống t ỏa sáng nh ư ánh l ửa
que diêm rực cháy rồi vụt tắt, cũng có người mà ánh sáng c ủa h ọ nh ư
lửa cháy trong than âm ỉ và lâu dài, mỗi th ứ ánh sáng đ ều đ ể l ại giá tr ị
tốt đẹp cho cuộc sống và có những ưu khuyết điểm riêng. Chính chúng
ta sẽ quyết định cuộc đời của mình tỏa sáng như thế nào.

Cuộc sống luôn mở ra những chân trời mới mẻ khiến con ng ười
phải luôn tìm kiếm, khám phá các giá trị thật sự để sống không lãng
phí. Chúng ta cần sống với lòng nhiệt huy ết, khát khao chinh ph ục
thành công ở đỉnh cao, vượt lên trên bản thân đ ể t ạo nên thành t ựu v ĩ
đại không bao giờ phai trong cuộc đời mình. Cũng t ừ đó, s ức m ạnh c ủa
ý chí, lòng kiên cường trước bão táp đời thường đ ươcj hình thành b ởi
ước muốn mãnh liệt vươn tới phút huy hoàng rực rỡ. Ch ỉ có nh ững con
người sống cống hiến hết mình mới hiểu được phút huy hoàng ấy giá tr ị
nhường nào. Thay vì chấp nahạn sự giam cầm của xã hội nh ư bao ng ười
phụ nữ khác ở Pakistan, Malala Yousafzai bất chấp sự uy hiếp c ủa b ọn
khủng bố Taliban, cô đã cất cao tiếng nói đấu tranh: “B ất k ể con ng ười
ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi
nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đ ấu tranh vì quy ền c ủa
chúng ta, vì quyền trẻ em, quyền phụ n ữ và quy ền c ủa t ất c ả m ọi ng ười”.
Lời nói ghi dấu trong lịch sử, đưa Malala tr ở thành ng ười tr ẻ tu ổi nh ất
đạt giải Nobel Hòa bình – phút huy hoàng ý ngh ĩa trong cu ộc đ ời c ủa
một con người. Tiếng nói của Malala là tiếng nói được c ất lên v ới lòng
khát khao được đấu tranhd dòi quyền đi học cho các em gái n ơi cô
sống, đó là mục đích cô có và con đ ường cô ch ọn đ ể t ừ đó t ạo nên cho
đời cô một dấu ấn không bao giờ phai, dẫu cho phải đối mặt v ới bao
hiểm nguy, gian khó. Như đối với Nick Vujicic, một diễn gi ả n ổi ti ếng
từng khẳng định: “Tôi được sinh ra không phải là một sự trừng ph ạt mà
là sự sáng tạo đặc biệt của Chúa để Chúa hiển lộ nh ững công vi ệc đ ặc
biệt của Người qua tôi”. Chính Nick Vujicic đã đem ngu ồn đ ộng l ực
sống, khát vọng vượt qua bản thân và để lại cho đ ời m ột đi ều gì ý ngh ĩa
do chính mình tạo nên. Con đường vươn tới khát vọng đó có l ẽ không d ễ
dàng với bất kì ai, nhất là với những người như Nick, nh ững ng ười khi ếm
khuyết về thể xác nhưng giàu có về tinh thần. Đối v ới m ột chú chim bé
nhỏ, khoảnh khắc tiếng hót của nó vang vọng giữa bốn bề cu ộc s ống
cũng là lúc chúng ta nhận ra giá tr ị v ề s ự t ồn t ại c ủa loài chim ấy, c ũng
giống như đối với con người, giây phút ta đứng trên đỉnh vinh quang là
lúc chính ta khẳng định được giá trị bản thân mình, r ằng ta đã s ống, đã
cống hiến hết mình và trải nghiệm được nhiều điều t ừ cu ộc s ống muôn
màu muôn vẻ.

Nhưng cũng chính trong lúc ta dẫn thân vào con đ ường chinh
phục những khó khăn và thử thách để làm nên những điều v ĩ đ ại, khi
mục đích sống cuối cùng của ta là “những phút huy hoàng” r ực r ỡ, c ũng
chính là lúc ta có thể quên đi những giá trị bình d ị trong cu ộc s ống.
Chúng ta sẽ bỏ qua những âm vang lắng đọng và tinh t ế t ừ chính cu ộc
sống thường ngày. Nhiều người quên mất khả năng của mình đang ở
đâu, quên mất những người thân thuộc xung quanh mình, h ọ tr ở nên cô
độc trong chính cuộc sống ôm ấp hoài bão lớn lao c ủa mình. Khát v ọng
vĩ đạo mang đến cho ta sức mạnh và trái lại chính nó có th ể d ẫn ta đ ến
hành động tiêu cực và gặp rủi ro nếu ta không biết dừng lại đúng lúc.

Thomas Fuller từng nói: “Đừng để ý chí mình gầm lên khi n ăng
lực của mình chỉ đủ sức thì thầm”. Mỗi chúng ta đều có m ột kh ả n ăng
của riêng mình và điều đó tạo nên chỗ đ ứng c ủa t ừng ng ười trong xã
hội, quan trọng là ta làm thật tốt công vi ệc c ủa mình thay vì c ố thoát
khỏi chỗ đứng đến một nấc thang cao hơn, nếu “năng lực của ta ch ỉ đ ủ
sức thì thầm”. Nếu ta là một chiếc lá, thì khi ấy “việc của mình là xanh”,
là hoàn thành tốt vai trò của mình trong cuộc sống. Điều đó c ũng đ ủ đ ể
ta tỏa sáng giữa đời thường. Chúng ta hiểu được sự cống hi ến cho cu ộc
đời thêm tươi đẹp không phải lúc nào cũng mãnh liệt và dữ dội, ch ỉ c ần
việc ta làm với hết khả năng mình có cũng là m ột cách bình d ị, chân
thành ta cống hiến cho đời, cho người. Sự sống muôn hình v ạn tr ạng
như một bản nhạc hài hòa giữa nốt trầm và nốt bổng, có những con
người sống và cống hiến một cách thầm lặng như những nốt trầm sâu
lắng, âm thầm ngân vang trong cuộc đời. Cô nữ sinh Nhật Bản Kito Aya
từng bộc lộ: “Có những người sống mà sự tồn tại của họ giống như không
khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nh ận ra h ọ quan
trọng nhường nào…”., khi chúng ta sống trên đ ời dù nh ẹ nh ư m ột c ơn
gió nhưng cơn gió ấy phải thổi mải cho đời và để lại nh ững h ương s ắc tô
điểm cuộc sống khi lướt qua. Như bác sĩ Trần Hoàng Minh, ng ười đã t ừ
bỏ công việc đầy danh vọng ở Mỹ trở về chữa bệnh cho ng ười dân t ại
bệnh viện đa khoa Gò Vấp. Sự tận tâm và tình yêu thương con ng ười
của một bác sĩ đã khiến anh chọn lấy việc chữa bệnh một cách th ầm
lặng, chân tình như điều vốn có với trách nhiệm c ủa bác s ĩ. Hay k ể c ả
những con người không được nhắc đến tên cụ thể như những ng ười m ẹ,
người dì của hàng chục đứa trẻ mồ côi ở làng trẻ SOS Nghệ An mà h ọ
yêu thương, chăm sóc như con ruột của mình. Mỗi ngày, h ọ đem đ ến
tình yêu và niềm hanh phúc cho những đ ứa con, âm th ầm và l ặng l ẽ
nhưng ấm áp vô bờ, những người âm thầm vẫn hằng ngày giúp ích cho
đời bằng những việc tự nhiên mà họ có thể làm. Sự cống hiến lặng l ẽ
không khoác lên vẻ hào nhoáng của danh vọng, c ủa phút huy hoàng,
ghi dấu ấn vĩ đại mà mỗi phút giây ta vẫn s ống âm th ầm làm vi ệc đ ể l ại
cho đời giá trị tốt đẹp.
Tuy vậy, với sự vận động không ngừng của đời sống, chúng ta s ẽ
đánh mất cơ hội được trải nghiệm, được phát triển nếu cứ ch ỉ an ph ận
với sự sắp đặt của cuộc sống. Con người không thể sống thiếu ni ềm tin
vào sự vươn lên, khát khao đạt được điều kì diệu, bởi chúng ta s ẽ s ống
một cách yếu mềm và có thể bị vùi lấp bởi sự va đập của cuộc đời.

Trong thực tế, con người cần có lòng nhiệt huyết và ni ềm đam mê
cháy bỏng chinh phục những đỉnh cao trong s ự nghi ệp, trong vi ệc h ọc
tập và cả việc hoàn thiện bản thân mình. Đó là những nâng thang nâng
cao khả năng của bản thân và khiến cuộc sống chúng ta t ốt đ ẹp h ơn,
thôi thúc chúng ta hành động và mạnh mẽ trước thử thách, nh ư Jean
Rousseu từng nói: “Sống không hcỉ là thở, nó là hành đ ộng, là s ử d ụng
những cơ quan, cảm giác, tài năng của mình – tất cả mọi thành ph ần s ẽ
cho ta cảm giác tồn tại”. Bên cạnh đó, đôi khi thay vì c ố g ắng r ướn
mình quá sức để tạo nên dấu ấn đặc biệt trong đ ời mình, t ại sao chúng
ta không quan tâm đến công việc xem ta đã làm t ốt hay ch ưa? Làm
được hoàn chỉnh những gì trong khả năng bản thân cho phép đôi khi
mang lại kết quả tốt hơn là gố gắng làm những việc to lớn ngoài t ầm v ới.
Như vậy, con người trong cuộc sống phải tự hài hòa và cân b ằng gi ữa
hai lối ống, giữa sự khát khao được tận hiến làm n ền gi ấu ấn và vi ệc
sống bình lặng, sống đúng với bổn phận. Có như vậy, ta m ới có đ ược m ột
cuộc sống trọn vẹn nhất.

Có những con người nhìn cuộc đời bằng ánh mắt ch ủ quan, phi ến
diện và sống một cách hời hợt, vô tâm. Có ng ười s ống ch ỉ bi ết ích k ỉ
trong vỏ bọc của mình, tranh đấu và làm mọi thủ đoạn để đạt được mục
tiêu của mình, đó không phải là khát v ọng c ống hi ến cho đ ời mà là ch ạy
theo danh vọng một cách mù quáng. Trái l ại, m ột s ố ng ười l ại che đ ậy
cho tính lười biếng của mình bằng cách sống an ph ận, buông xuôi mà
không có bất kì sự cố gắng, nỗ lực nào. Đó là nh ững thành ph ần d ễ b ị
gạt bỏ khỏi xã hội, sống với sự tụt hậu và quên lãng gi ữa m ọi ng ười. Đối
với bản thân tôi, tôi vẫn sẽ sống với t ất c ả ni ềm đam mê và lòng nhi ệt
huyết mà tôi có để khẳng định niềm tin rằng mình v ẫn s ống có ích cho
đời. Tôi luôn đặt mục tiêu đạt được những “phút huy hoàng” trong cu ộc
đời, nhưng phút giây ấy phải giúp cho ng ười khác h ạnh phúc, cu ộc s ống
được tốt đẹp hơn, sự cống hiến tôi muốn có là một đi ều t ự nhiên đ ến v ới
cuộc đời trong khả năng mà tôi có.

Mỗi con người sống trên đời luôn muốn lưu lại dấu ấn của riêng
mình, có người sống như một đóa hoa hồng rực r ỡ, đ ắm say, có ng ười
như loài hoa thạch thảo giản dị và nhẹ nhàng. Tất cả loài hoa ấy đều góp
phần tạo nên hương sắc của cuộc đời, tùy vào khả năng và nhận th ức
của mỗi người, dù bất kì vị trì nào ta đều có thể ghi l ại d ấu ấn c ủa b ản
thân trong cuộc đời. Đó có thể là sự cống hi ến v ĩ đ ại hay to l ớn, đó c ũng
có thể là sự hy sinh thầm lặng trong công vi ệc th ường ngày. Mi ễn sao
ta thấy được rằng mình đang sống, đang hạnh phúc và igúp ích cho đ ời
– một cuộc sống không hoài phí.

Đề: Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm
hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ. (Giêm A- len)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

BÀI LÀM

Có một cô gái luôn phàn nàn với cha mình về cuộc sống cô thật đau khổ. Người cha liền
lấy ba nồi nước sôi chứa ba nguyên liệu khác nhau: trứng, khoai tây và cà phê. Sau một thời
gian, trứng đông cứng lại, khoai tây mềm nhũn ra trong khi nồi chứa cà phê lại tỏa ra một mùi
hương thật quyến rũ. Người cha nói rằng: “Cùng một hoàn cảnh, nhưng mỗi thứ lại có một cách
phản ứng khác nhau, con người cũng như thế, ta có quyền quyết định cho cuộc đời mình”. Đọc
xong mẩu truyện, tôi lại bắt gặp ý kiến của Giêm A-len: “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận
thấy rằng chính họ là người làm vườn cho tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ”.

Một người làm vườn có quyền chọn lựa mùa vụ, giống cây trồng,… cho mảnh đất
của mình. Một đạo diễn có thể quyết định các tình tiết, diễn biến của bộ phim mà họ đảm nhận.
Vậy nếu đặt chúng ta vào vị trí của một người nông dân và một người đạo diễn thì sao? Ta sẽ có
trách nhiệm đối với quá trình rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, quyết định một lối sống,
một cách hành xử của bản thân. Và hơn ai hết, ta sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn
của chính mình. Nói cách khác, mỗi người chính là vị thuyền trưởng lèo lái con thuyền cuộc đời
họ, nếu họ tài giỏi, có nhiều kinh nghiệm, họ sẽ đưa con thuyền cập bến an toàn, nhưng ngược
lại, nếu gặp nguy nan, họ cũng chính là người sẽ chìm với con thuyền ấy.
Tỷ phú Bill Gates từng đưa ra lời khuyên cho người trẻ rằng: “Bạn sinh ra trong nghèo
khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết đi trong nghèo khó, thì đó là lỗi của
bạn”. Có nhiều người luôn tự hỏi rằng: Tại sao cuộc đời tôi lại đau khổ và bất hạnh như vậy?
Tại sao có nhiều người khi sinh ra đã ở gần vạch đích, họ sống giàu có còn tôi thì không? Bạn
ơi, không ai sinh ra có quyền lựa chọn số phận cho mình, cũng chẳng nhiều người may mắn có
sự khởi đầu như ý. Nhưng chẳng lẽ vì vậy mà chúng ta bỏ cuộc và buông tay phó mặc cho số
phận?

Cuộc sống của bạn nằm ở trong tay bạn cũng giống như cây bút chì nằm trong tay người
họa sĩ. Bạn muốn vẽ nó tròn thì nó tròn, bạn muốn vẽ nó vuông thì nó là vuông, vì thế đừng cứ
mãi đổ lỗi cho số phận. Có nhiều người sống trên đời, họ luôn thu mình vào cái vỏ bọc tinh thần
rằng họ luôn gặp điều không may mắn để tự an ủi cho sự bất toàn của bản thân. Nhưng thử nghĩ
xem, nếu ai cũng nghĩ như vậy, cuộc đời này còn gì là ý nghĩa, con người ta cứ sống như một
chiếc lá rơi giữa dòng nước, nước đẩy đi đâu thì xuôi theo đó. Sống không chỉ để ghi dấu sự có
mặt của mình trên đời mà sống phải cho có ý nghĩa. Kito Aya là một nữ sinh Nhật Bản không
may mắc phải căn bệnh thoái dây sống thiểu não quái ác. Cô có thể buông xuôi, cũng có thể tự
trách bản thân mình không may mắn,… nhưng những điều đó quá tầm thường, Aya đến với
cuộc đời này để làm nên điều tuyệt vời hơn như vậy. Cô sống những giây phút cuối đời thật trọn
vẹn bên cạnh người thân, cô gửi gắm biết bao mơ ước của một tuổi trẻ nhiệt huyết làm nên
nguồn động viên to lớn cho những người trẻ khác. Kito Aya là một “người làm vườn”, một “đạo
diễn” đích thực, cô không cho phép mảnh đất tâm hồn mình khô héo, cũng không để cuốn phim
cuộc đời mình tẻ nhạt, với cô, sống phải thật hạnh phúc. “Cảm ơn” là hai chữ cuối cùng trong
cuốn nhật ký “Một lít nước mắt” của cô, có lẽ Aya cảm ơn cuộc đời vì đã cho cô thấy tình yêu
của mọi người, cũng có thể cô cảm ơn chính bản thân mình vì không để tình yêu ấy trở nên lãng
phí.

Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng: Con người sống chứ không tồn tại. Và cuộc sống này chỉ
có một lần, vậy nên thay vì cứ mãi trách móc, đỗ lỗi cho định mệnh, cho xui rủi, ta hãy một lần
hành động để thay đổi cuộc đời. Hãy nhớ rằng, ta là “người làm vườn” chứ không phải một
bông hoa chờ sự chăm sóc của người khác, ta là “đạo diễn” chứ không phải một cuốn phim vô
hồn, ta là người chủ động, và chỉ có ta, một mình ta mới có thể quyết định số phận chính mình.
Có bao giờ ta dành ít giây phút để ngẫm lại cuộc đời mình, tự hỏi mình là ai, mình sống để làm
gì,… hay chưa? Đó chính là thời khắc ta bắt đầu cuộc hành trình đi tìm chính mình, để đối diện
với bản thân mà hiểu mình hơn, cũng là lúc ta sẽ quyết định cách sống của mình. Một người lớn
lên trong gia đình như thế nào, môi trường sống ra sao cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình
hình thành nhân cách, lối sống. Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là bản thân mỗi người, ta có
đủ bản lĩnh để quyết định con đường mình đi hay chưa, có đủ khôn ngoan, tỉnh táo để đối diện
với khó khăn hay chưa, có mạnh mẽ, kiên cường để vượt qua thất bại hay chưa? Dù là “người
làm vườn” hay một “đạo diễn”, con người đều cần vốn sống, kinh nghiệm, sự khéo léo, khả
năng tự nhận thức,… để chọn ra một lối đi đúng đắn nhất cho mình.

Triết gia Giêm A-len cũng cho rằng “con người ta sớm muộn gì cũng nhận ra” họ chính là
người quyết định số phận, cuộc đời của mình. Mỗi con người đều tiềm tàng khả năng tự nhận
thức, tự giáo dục bản thân. Nhưng ở mỗi người, năng lực ấy được bộc lộ ở những thời điểm
khác nhau của cuộc đời. Có người, ngay từ khi còn trẻ đã có được nhận thức đúng về mình.
Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc từ thuở bé đã đam mê đứng trên sân khấu, được diễn và cống hiến cho
khán giả. Từ đam mê ấy, Thành Lộc làm việc nghiêm túc để nuôi dưỡng tài năng và rồi trở
thành cây đại thụ của làng kịch nói như ngày hôm nay. Nhưng cũng có không ít người phải trải
qua chặng đường đời dài lâu mới có được nhận thức như thế. Điều đó không có nghĩa là ta thất
bại, ta chỉ dùng vài năm, thậm chí là vài chục năm cuộc đời mình để đổi lấy những kinh nghiệm,
kiến thức để có sự lựa chọn sáng suốt nhất mà thôi. Thuở nhỏ, Thomas Edison từng rất chán nản
khi thầy cô và bạn bè đều nói ông không có khả năng tiếp thu bài vở, tốt nhất là nên nghỉ học,
nhưng chính thời gian tự học ở nhà ấy đã giúp Edison có cơ hội quan sát cuộc sống và nhận ra
sáng chế khoa học là ước mơ lớn nhất đời mình. Bạn ơi, sớm hay muộn không quan trọng, điều
quan trọng là ta dám đứng lên làm chủ cuộc đời mình.

Khi bạn bè tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chính mình, định hướng tương lai, họ
thường tìm đến tôi để xin lời khuyên hay sự hướng dẫn. Nhưng đôi lúc, khi gặp trở ngại, khó
khăn, tôi lại muốn dựa dẫm vào người khác, đỗ lỗi cho hoàn cảnh để bản thân mình cảm thấy
nhẹ nhõm. Nhưng câu nói của Giêm A-len đã thức tỉnh tôi. Tương lai của bạn là do bạn quyết
định, đừng sống như một bông hoa chờ người chăm sóc, cũng đừng sống như một cuộn phim
chờ người biên đạo, hãy sống như một “người làm vườn”, một “đạo diễn” thật thụ.

Trở lại câu chuyện ban đầu.

Bạn sẽ sống cứng cáp như trứng?

Bạn sẽ sống mềm nhũn như khoai tây?

Hay bạn sẽ linh hoạt như hạt cà phê?


“Con người cũng như những vật liệu trên, chúng ta có cách phản ứng khác nhau trong
cùng một hoàn cảnh. Con à, dù con sẽ là trứng, khoai tây hay cà phê, con sẽ phải chịu trách
nhiệm cho mọi quyết định của mình”-Người cha nói với con gái.

BÀI VIẾT SUY NGHĨ VỀ QUAN NIỆM "CHO" VÀ "NHẬN"

“Sống trong đời sống


Cần có một tấm lòng,
Để làm gì em biết không?”

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều rất quen thuộc với những câu hát thân thương này- một
sản phẩm tinh thần mang tên “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Câu hát nhắc cho
chúng ta nhớ, tình cảm là yếu tố vô cùng cần thiết và tồn tại mãi mãi trên cuộc đời này. Người
ta thường hay nói, nếu có một vị thần xinh đẹp nhất, đó chính là nữ thần mặt trời. Và nếu có
một gia vị làm gia tăng vị ngọt của cuộc sống, đó là tình yêu thương. Có một hành động có thể
kết nối hàng triệu con tim với nhau, đó là sẻ chia, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Sống không chỉ đơn giản là tồn tại, có mặt mà còn là sự khẳng định giá trị và ý nghĩa của bản
thân. “Cho” và “nhận” là hai quá trình quen thuộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc
sống của con người. Vậy “cho” và “nhận” là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong
cuộc sống của mỗi chúng ta? “Cho” ở đây chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương, xuất phát từ
nơi con tim, trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem lại cho mọi
người. “Nhận” là đón nhận những món quà mà người khác đem đến cho mình. “Đâu chỉ nhận
riêng mình” là hành động giúp đỡ, biết san sẻ những khó khăn của những người xung quanh,
làm mà không toan tính vụ lợi và xuất phát từ tấm lòng. Hay nói cách khác, đó là lối sống sẻ
chia, yêu thương và sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời. Như vậy, “cho” và “nhận” là hai khái
niệm tưởng như trái ngược mà luôn song
hành với nhau, bổ sung cho nhau.

Vậy cho đi thì cho đi những gì? Bằng cách nào và hành động ấy có ý nghĩa như thế nào? Trong
cuộc sống thường ngày, lối sống sẻ chia luôn hiển hiện rất nhiều. Cuộc đời này là những mảnh
ghép không hoàn hảo, còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh
lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ cần là một cái nắm tay thật chặt để xua đi cái lạnh giá trong
đêm như một lời động viên, an ủi. Có những con người vẫn luôn khao khát bình yên ; những
đứa trẻ mong được cắp sách đến trường. Một giọt nước khi tách ra không mất đi mà được nhân
đôi. Một ngọn lửa sẻ chia là một ngọn lửa lan tỏa. Bạn có đôi tay không chỉ để cầm nắm đồ mà
còn để làm điểm tựa cho người khác. Bạn có một trái tim không chỉ để duy trì sự sống mà còn
để sẵn sàng rung cảm trước những số phận bất hạnh và thiếu may mắn. Tình yêu thương, đó là
một thứ tình cảm kì diệu. Nó không thể dùng khoa học hay tính toán để chứng minh, bởi khi
cho đi, nó không mất đi mà chỉ nhân lên. Đó không nhất thiết phải là vật chất, của cải, bởi nhiều
khi chỉ sự cứu rỗi về mặt tâm hồn cũng có thể giúp cả một kiếp người. Cho đi làm cho chúng ta
hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân hoàn hiện hơn, và có ý nghĩa rất to lớn
trong cuộc đời. Người biết cho đi mà không màng nhận lại cũng sẽ được mọi người yêu quý, nể
phục và tôn trọng.

ĐỌC THÊM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI | NHỮNG NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG GIỮA TÂM
BÃO CORONA

Cuộc sống này của chúng ta, từ lúc sinh ra đã nhận quá nhiều. Sự sống của ta là do cha mẹ ban
tặng. Ta nhận bao nhiêu sự săn sóc, yêu thương, che chở của bố mẹ, gia đình từ khi còn chưa
nên hình hài trong bụng, những tháng ngày chập chững tập đi, tập nói và suốt những năm tháng
trưởng thành sau này nữa. Rồi cuộc sống bình yên hiện tại cũng là sự đánh đổi bởi bao xương
máu của cha ông. Mỗi hạt gạo, mỗi đồ dùng và phát minh đang dùng trong cuộc sống hiện đại
này cũng là những giọt mồ hôi thầm lặng của biết bao nhiêu người xa lạ đã cống hiến ngày đêm.
Sự sống này, cuộc đời này hoàn toàn là những gì chúng ta nhận được một cách miễn phí.

Nhưng thật ích kỉ và hẹp hòi nếu chúng ta chỉ biết nhận, nhận vô điều kiện mà không mảy may
suy nghĩ và trân trọng. Như những con sông nhận nước từ suối, từ thượng nguồn rồi lại chảy ra
bể. Sống còn là sẻ chia, là cho đi. Ta thấy thật ấm lòng khi ở những con hẻm nhỏ tại Hồ Chí
Minh mang tên “Hẻm yêu thương” với những thùng nước miễn phí để người đi đường giải tỏa
cơn khát giữa trời nắng nóng, những tủ bánh mì từ thiện, những khu vui chơi không người canh
giữ, những con người vẫn hằng ngày thầm lặng đổ đầy nước, cấp
bánh mì, họ chưa một lần than vãn; thậm chí chưa một lần được kể tên hay vinh danh, bởi họ
muốn mọi người đón nhận món quà ấy một cách tự nhiên nhất. Học cách cho đi những gì mình
quý trọng chứ không phải làm nhẹ bớt đi những gì mình dư thừa! Đáng quý hơn, có những
người không dư nhưng vẫn cho đi. Nơi góc đường Điện Biên Phủ - Hà Huy Tập - TP Đà Nẵng,
có những người như ông Hùng vẫn đang ngày ngày sửa xe miễn phí cho những người lao động
nghèo và học sinh. Nhà thuộc diện nghèo, nhưng ông chia sẻ rằng: có lấy thêm hai ba ngàn của
mấy đứa nhỏ hay người nghèo cũng chẳng thể khiến ông giàu lên được. Ở đó, ông lại tìm thấy
niềm vui và sự an nhàn trong cuộc sống đang bận rộn ganh đua từng miếng cơm manh áo. Và
những người nghèo như ông sẽ lại gần nhau hơn trong cái nghĩa cái tình. Hay cô bé Nguyễn Hải
An, em qua đời vì căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em
và điều trị vô cùng khó khăn. Sau hơn một tháng điều trị tại bệnh viện nhưng không qua khỏi,
mẹ bé và gia đình đã quyết định hiến tặng giác mạc của em để trao ánh sáng cho những người
khác. Trong lời nhắn nhủ cho mẹ trước khi mất, em đã nói: "Nếu con được hiến đôi mắt, hiến
trái tim của mình cho người khác, mẹ sẽ được gặp lại con sau một hình hài khác, nhưng con vẫn
là con, theo một cách đặc biệt nhất!". Tất cả, họ đều là những thiên thần, những tấm gương đáng
cảm phục trong cuộc sống này!

Sống là cho đi. Nhưng có những người lại không hiểu được điều đó. Những người không biết
cảm thông cho người xung quanh, nhận càng nhiều mà không chịu cho đi. Họ sống ích kỷ, nhỏ
nhen, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Cũng có những người dẫu có lòng tốt nhưng đặt không
đúng chỗ, suy nghĩ chưa thấu đáo. Những số tiền từ thiện được gửi mà không cần biết họ thấy
thế nào hay hành động cho những người nghèo những bộ áo đắt tiền, xa xỉ mà cả đời họ cũng
không dám mặc.... Yêu thương là tốt nhưng yêu thương cần đặt đúng chỗ. Hãy biết trân trọng
những gì mình đang có, cho đi nhiều hơn. Không cần là vật chất, chỉ cần một cái nắm tay, một
lời an ủi, động viên đôi khi cũng có sức mạnh hơn ngàn con số. Hay như William Arthur Ward
đã từng nói: “Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn - và với người khác
- nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho
người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang
cố gắng vượt qua rắc rối và để chia sẻ
một phần tài sản vật chất với những người xung quanh.”

Dù ở đâu cũng đừng quên rằng, tấm thân này thuộc về đất trời, một ngày nào đó buộc phải trả
lại. Nên là, hãy cho đi khi còn có thể. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận
để biết cuộc sống này đáng yêu đến nhường nào, bởi “tình yêu thương là thứ ngôn ngữ mà
người mù có thế nhìn thấy và người điếc có thể nghe được” và “sống là cho đâu chỉ nhận riêng
mình.”

Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu


thương nhiều hơn

Bài làm tham khảo


Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người
không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ
vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn –
vui, thất vọng – hi vọng, chán nản – hạnh phúc, khinh ghét – yêu thương…
Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan,
ta có những “nốt lặng”. Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con
người, cho tuổi trẻ thời gian để “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương
nhiều hơn”. Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng
sống cả cuộc đời.

Ta nên sống – chậm – lại… vẫn biết xã hội đang phát triển một cách chóng
mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút
ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy
vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất,
internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đến chóng mặt. Cuộc sống
buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải
chăng đó làm nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội với lượng người bị trầm
cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều, hay với lớp trẻ tình trạng “sống
thử”, “sống vội”, “sống sơ sài” diễn ra như một định hướng chung. Sống
chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Ta hãy dành chút ít
thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu
rít, lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh…
Tâm hồn con người như một mảnh đất, nếu không có những nguồn nước
mát lành ấy tưới tắm, thì đất sao màu mỡ và những mầm xanh bé bỏng sao
vươn lên tươi tốt được? Sống chậm còn là để dành thời gian nghĩ về cuộc
sống và những người xung quanh. Sống chậm lại còn là để lấy lại cân bằng
trong cuộc sống. Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về
những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. Sống chậm không
phải là lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức,
những kỉ niệm, quý những gì đã mất như món đồ chơi, chiếc răng sữa thuở
ấu thơ… cho đến những gì to tát hơn sau này.

Một chút sống chậm để biết quý giá “món quà” hiện tại. Sống chậm cho ta
khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng
cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc,
chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm như vậy, không có nghĩa là
chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn
tạp, a dua, ăn theo; Trong cuộc bàn luận gần đây về những thay đổi trong
cách nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ, người ta chỉ ra rằng một trong những
khuyết điểm lớn nhất của thế hệ 8X, 9X … là sống một cách công thức,
thiếu sáng tạo và tự giới hạn năng lực, khả năng của mình. Tuổi trẻ ngày
nay sợ gặp thất bại và không biết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy
cần: suy – nghĩ – khác – đi… Trong những năm gần đây, có một hiện tượng
đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên
mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ li hôn, sức ép
học lập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánh…
thường quẫn trí mà tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể,
tự tử nhóm băng nhiều hình thức khác và vì những lí do không đáng. Trong
những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng
lới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những
vết thương, giúp con người tự tin, có nghị lực để sống tiếp. Cần yêu thương
nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn
kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Yêu
thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người
khác nhiều hơn.

Đó là một ánh nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm giúp
cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần
trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột,
thương xót khi “khúc ruột miền Trung” đang ngập trong biển nước… Yêu
thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn.
Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về
nhiều hơn. sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ
nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ
những người bạn… Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha, bao dung, biết
sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp. “Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và
“yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm
thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy
bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực sống chậm còn là lúc con ng ười
được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng
cũng chớ đánh đồng sống chậm là trái nghịch “vội vàng” của thi sĩ Xuân
Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình một cách tận độ, sống sao cho
có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự
chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”,linh hoạt và hết
mình.

Suy nghĩ của anh chị về câu nói” Ai


cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao
nhưng lại không nhận ra rằng cuộc
sống được tạo thành từ những điều rất
nhỏ”
Một bài viết từ mấy tháng trước! Đó là khi cô giáo đưa cho tôi một vài cái
đề nghị luận xã hội, tôi đã suy nghĩ và chọn đề bài này, vì tôi cảm thấy nó
rất gần gũi với mình. Tôi đang ở tuổi trẻ, và tôi đang đứng trước những con
đường, những quyết định, lựa chọn cho tương lai cuộc sống của riêng tôi.
Và tôi phải suy ngẫm thật kỹ trước khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng. Sống
thế nào đây?? Hình như đã có lúc mình vội vàng. Hình như đã có lúc mình
vô tư quá. Hình như đã có một khoảng thời gian, tôi đã vướng mắc vào tình
trạng tương tự. Tôi viết bài này từ những suy nghĩ chân thực nhất của
mình, và từ những gì tôi quan sát được từ cuộc sống!

Gấp lại những trang kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tôi nhận thấy Vũ Như Tô
quả là một người thiếu thực tế. Dường như ông đã mơ tưởng tới một tầm
quá cao về một Cửu Trùng Đài nguy nga mĩ lệ mà quên rằng còn có biết
bao mảnh đời lầm than trong xã hội đang cần ngân khố để cải thiện cuộc
sống. Cái đích lớn lao như vậy, thực tế, phải xuất phát từ những điều nhỏ bé
là sự đóng góp và ủng hộ, dù chỉ là một xu, của nhân dân cũng như lợi ích
dành cho chính họ. Như Fran KA Clark từng chiêm nghiệm: Ai cũng muốn
làm điều gì đó rất lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo
thành từ những điều rất nhỏ.
Muốn là những khát vọng, đích đến mà mỗi người tự lựa chọn cho chính
mình. Những học sinh như tôi thì mong muốn mình sẽ đỗ vào trường đại học
mà mình mơ ước, bác nông dân thì mơ tới một mùa màng bội thu hay
những người nghèo thì mơ tới một cuộc sống đủ cơm ăn áo mặc … Mong
muốn của con người là vô tận và trong cuộc sống xung quanh ta có nhiều
người ấp ủ trong mình những điều lớn lao. Đó có thể là một khát vọng lớn,
thành tựu lớn hay một dấu mốc lớn có thể khiến con người đổi đời. Nhưng
một cái cây lớn lên từ một hạt mầm nhỏ bé, biển cả là sự hội tụ của vô vàn
những giọt nước. Cái nhỏ làm nên cái lớn lao, vĩ đại. Những điều nhỏ bé có
thể là điều bình dị đời thường, những điều vụn vặt ít được chú ý hay những
gì giản đơn của cuộc sống. Từ đó chúng ta cần nhận thức một điều rằng mọi
cái lớn lao trên đời đều bắt nguồn, được làm nên từ cái nhỏ bé. Và bên
cạnh cái lớn vẫn luôn tồn tại những điều nhỏ bé cần được quan tâm.
Điều nhỏ bé lại có thể làm nên cái lớn lao ư? Thật vậy, có thể bạn không tin
nhưng đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Thực tế đã chứng minh
điều đó và chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của cái nhỏ. Nếu
nhìn lại chặng đường lịch sử của đất nước, bạn sẽ thấy vận mệnh của Tổ
quốc ta được làm nên từ sự hi sinh của những người lính. Họ không chỉ đổ
máu trên những chiến trường khốc liệt mà còn hy sinh cả tuổi trẻ, hạnh
phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi … cho sự nghiệp dân tộc. Có những nỗi
đau không thể diễn tả thành lời và dù sau này, khi đất nước đã hòa bình,
cuộc sống của họ vẫn tiếp tục nhức nhối bởi những di chứng và nỗi đau
chiến tranh không thể chữa lành. Hay như người nông dân làm lụng quanh
năm vất vả trông mong có một mùa bội thu với những cánh đồng lúa vàng
tươi trải dài tít tắp. Họ không chỉ biết
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
mà còn nhờ vào đất đai phù sa màu mỡ và những hạt mầm tốt. Ai có thể đo
được nỗi cực nhọc của người nông dân trong những ngày đông tìm đủ mọi
cách bảo vệ lúa khỏi cái giá lạnh và sương muối ngoài trời? Cả những ngày
làm đồng trưa chỉ được nghỉ vài chục phút cho ngớt mồ hôi. Điều nhỏ bé,
tưởng chừng như thật vô vị lại là những điểm nhấn trong bức họa thành
công của đời người.
Nếu như ta cứ mải miết sống mà quên đi những điều nhỏ bé, ta dễ bị
choáng ngợp trước cái lớn. Khi đó, ta sẽ tự ti, mất đi niềm tin vào chính
bản thân mình, và không dám bắt đầu hành động, không dám đứng dậy sau
một lần vấp ngã. Cuộc sống khép lại với hai chữ vô nghĩa. Thậm chí, dù ta
có quyết tâm hành động thì cũng sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Cuộc sống
cho ta nhiều sự lựa chọn tựa như một mê cung. Quên đi những mẹo vặt, ta
sẽ bị lạc giữa những lối đi đó. Điều đó cũng tương tự như việc ta sẽ không
thể đưa ra một định hướng chính xác cho quá trình hành động của mình và
cuối cùng ta không hoàn thành được việc gì cả. Nhiều người trong chúng
ta thường không thích làm những việc nhỏ nhặt, bởi vì họ nghĩ rằng làm
những công việc “không chút tiếng tăm” ấy sẽ chẳng làm cho bạn thăng
tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp. Thế nhưng nếu không làm
những công việc nhỏ nhặt như vậy, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ biết
mình có thể làm được gì và tìm cho mình một vị trí thích hợp trong cuộc
sống. Ngược lại, với những người nhận ra tầm quan trọng của sự tồn tại của
những điều nhỏ bé trong cuộc sống thì họ lại khá tự tin và dám thử thách.
Bill Gates là một trong những trường hợp như vậy. Nếu chỉ nhìn vào việc
ông bỏ học tại ngôi trường danh tiếng Harvard để theo đuổi đam mê của
mình thì nhiều người sẽ nghĩ ông quả là một người mạo hiểm. Vâng! Ông
thực sự là một con người mạo hiểm và ưa thử thách, nhưng việc bỏ học đó
không phải là một phút ngẫu hứng mà nên. Niềm đam mê của Bill Gates
hình thành từ khi ông còn là một cậu học sinh trường trung học Lakeside,
ở cái thời mà chả mấy ai biết máy tính là cái gì cả. Ông đã gây dựng cả một
đế chế Microsoft từ cái niềm đam mê nhỏ ấy, từ việc tạo phần mềm lập thời
khóa biều cho cả trường và từ những bản hợp đồng nhỏ nhặt đầu tiên của
cậu học sinh mười lăm tuổi. Nếu bỏ qua những cái đó, liệu Bill Gates có
được như ngày hôm nay?
Bên cạnh cái lớn còn có cả những điều nhỏ bé đáng trân trọng. Thực tế,
cuộc sống tạo nên từ những vấn đề trọng đại và vấn đề nhỏ nhặt đời thường,
cả thành tựu vĩ đại và việc làm nhỏ bé. Cũng như một bữa ăn lớn không chỉ
có món sơn hào hải vị mà còn có sự góp mặt của các gia vị như muối,
đường hay mù tạc nữa. Chúng ta cần thấu hiểu và trân trọng giá trị của
những điều nhỏ bé trong cuộc sống bởi nếu thiều hụt chúng, ta sẽ khó có
được một niềm vui trọn vẹn, một cuộc sống hoàn hảo, hạnh phúc đủ đầy.
Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay không thiếu những trường hợp nh ư
vậy. Cuộc sống ngày càng hối hả vội vã và con người nhiều khi bị cuốn theo
những đam mê, suy nghĩ, mục đích của riêng mình hay lạc vào giữa dòng
đời nổi trôi đầy cạnh tranh và cũng nhiều thị phi. Người ta quên mất rằng họ
có một bữa tối để sum họp, một gia đình để thương yêu, có những người
bạn và người thân để san sẻ. Con người làm nên thành tựu lớn thì thật đáng
ghi nhận, nhưng nếu vì nó mà bỏ quên đi gia đình, bè bạn thì lại trở thành
vô cảm. Đó đã, đang và sẽ là nguyên cớ khiến nhiều gia đình tan vỡ, những
mối quan hệ tình thân ngày càng bị bẻ cong, mất đi giá trị đích thực. Làm
sao quên được câu chuyện một gia đình kia con cái có nhà cao cửa rộng ở
giữa lòng Thủ Đô mà để người cha già ốm yếu nằm ngoài cửa nhà, rồi
những câu chuyện có thực về việc con cái đùn đẩy nhau trách nhiệm chăm
sóc bố mẹ già. Chỉ biết quan tâm đến sự nghiệp lớn mà bỏ quên những điều
nhỏ, bức tranh cuộc sống của mỗi người chắc chắn sẽ thiếu đi mất cái hồn
của nó.
Cái lớn đôi khi còn khiến con người ta trở nên ảo tưởng và xa rời thực tế.
Khi đạt được một thành công lớn hay tạo được một dấu ấn, ta dễ cho mình
là hơn người. Và không ít trong số những giá trị lớn đó là những giá trị ảo
mà bởi ta tưởng tượng ra bởi tham vọng quá nhiểu. Ở Việt Nam hiện tại có
không ít những ca sĩ, người mẫu nổi tiếng bởi những thứ không đâu. Có khi
chỉ là “vô tình” tiết lộ về cuộc sống của một nghệ sỹ khác, gợi được sự tò
mò, hiếu kỳ của báo chí mà trở thành nối tiếng và rồi họ vô tư xuất hiện tại
các sự kiện và tạo dáng chụp hình. Trà Ngọc Hằng, tuy chỉ được vinh danh
hoa hậu tại một cuộc thi không mấy tiếng tăm là Hoa hậu hoàn cầu lại tự tin
cho rằng: “tôi mà không đẹp thì cả làng người mẫu ai đẹp bằng tôi”. Để rồi
sau đó, người ta lại dành cho cô những lời lẽ chẳng mấy hay ho. Phải chăng
hào quang lớn quá khiến nhiều người ảo tưởng và mở đầu cho những thất
bại sau này của họ?
Fran KA Clark đã đưa ra một suy ngẫm thật xác đáng về thực tế cuộc sống.
Mọi thành quả vĩ đại đều xuất phát từ những cái nhỏ và bên cạnh những cái
lớn không thể thiếu những điều nhỏ bé như vậy. Câu nói cũng là một lời
khuyên về cách sống và con đường đi cho mỗi người. Ta cần có những khát
vọng lớn lao để có thể vươn đến những điều tốt đẹp, những thành công rực
rỡ. Nhưng ta cũng không thể bỏ quên những miếng ghép nhỏ, bình thường
bởi dù lớn hay nhỏ, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn hơn nếu có đầy đủ
những miếng ghép.
Cuộc sống không phải là một câu chuyện cổ tích, bỗng dưng xuất hiện một
phép màu biến mọi thứ trở nên tươi đẹp và hoàn hảo. Và ngay cả trong câu
chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, trên đời này chẳng có cây tre nào trăm
đốt cả mà chỉ có cây tre được ghép lại từ một trăm đốt tre mà thôi. Cuộc
đời học sinh của tôi cũng được làm nên từ những năm tháng cắp sáng đến
trường, những đêm thao thức vì những bài tập khó chưa giải xong, từ niềm
hứng thú với các môn học. Tôi đã tự hỏi mình rất nhiều rằng nếu trước đây,
tôi bỏ qua mất niềm hứng thú với môn Tiếng Anh mà chỉ sống với quan
niệm “chỉ có theo chuyên tự nhiên thì bạn mới chứng minh được mình giỏi”
thì giờ này tôi đang ở đâu? Vẫn ngôi trường chuyên này hay vẫn băn khoăn
đi kiếm cho mình một môn học yêu thích, một lý tưởng nào đó? Bạn hãy
khát khao, ước mơ lớn nhưng đừng bỏ quên những giá trị bé nhỏ xung
quanh mình để một ngày nào đó, bạn không phải thở dài và nuối tiếc

You might also like