Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KINH DOANH TẠI KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG




TIỂU LUẬN
Đề tài

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA
NGƯỜI HÀN QUỐC

Giảng viên : Nguyễn Anh Tuấn


Lớp : IBS3015_1
Nhóm :5
Thành viên : Trương Gia Linh
Hồ Hoàng Nhi
Nguyễn Thị Ngọc Oanh
Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Hoàng Thư
Nguyễn Bảo Trinh

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2024


Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

I. NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT ......................................................................................... 2

1. Tập trung gia đình và quyền thừa kế ................................................................ 2

2. Quản lý kiểu K và công việc nhóm ..................................................................... 2

3. Hệ thống phân cấp và lãnh đạo .......................................................................... 3

4. Việc làm linh hoạt và phát triển nhân viên ....................................................... 4

5. Lương thưởng và thăng tiến ............................................................................... 5

6. Mối quan hệ doanh nghiệp - Chính phủ ............................................................ 5

7. Văn hóa doanh nghiệp ......................................................................................... 6

II. THẢO LUẬN .............................................................................................................. 7

III. HÀM Ý VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ............................................................................ 8

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 11

i
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

LỜI MỞ ĐẦU
Phong cách quản trị Hàn Quốc có thể xem là một hệ thống quản lý kinh doanh và là
một tập hợp các giá trị, quan điểm làm việc. Những điều này có thể phản ánh sâu sắc văn
hóa và lịch sử phong phú của đất nước này. Trong bài luận này sẽ tập trung sâu vào tìm
hiểu về những điểm nổi bật trong phong cách quản trị của người Hàn Quốc. Ngoài ra bài
luận cũng sẽ đề cập đến những thảo luận và chia sẻ suy nghĩ về các vấn đề này, cùng những
gợi ý áp dụng vào ngữ cảnh kinh doanh tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách
mà văn hóa và lịch sử ảnh hưởng đến cách mà người Hàn Quốc quản trị và điều hành doanh
nghiệp của mình, đồng thời, làm thế nào những bài học này có thể được áp dụng vào thực
tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

1
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

I. NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT

1. Tập trung gia đình và quyền thừa kế


Tính chất gia đình và quyền thừa kế là yếu tố then chốt định hình hệ thống quản lý ở
Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh và các tập đoàn lớn, được biết đến với tên
gọi Chaebol. Trong môi trường này, cấu trúc gia đình đóng vai trò quan trọng, tạo ra một
mạng lưới phức tạp của các mối quan hệ huyết thống và quyền lực được chuyển giao từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Việc thừa kế trong các tập đoàn này thường phản ánh sự ưu
tiên cho con trai cả, dựa trên truyền thống lâu đời của xã hội Hàn Quốc. Con trai cả thường
được coi là người kế thừa có thể duy trì và phát triển hơn nữa cơ sở vững chắc cho tập
đoàn, đồng thời giữ cho quyền lực tập trung trong tay một số gia đình lớn. Ngoài ra, việc
thừa kế dựa trên mối quan hệ huyết thống cũng tạo ra một môi trường kinh doanh đặc biệt,
nơi mối quan hệ cá nhân và gia đình thường có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định kinh
doanh và chiến lược dài hạn của tập đoàn. Tính chất này thường gắn kết các thành viên
trong gia đình và tạo ra sự cam kết vững chắc đối với sự thành công và phát triển của doanh
nghiệp gia đình, nhưng đồng thời cũng có thể tạo ra những thách thức về quản lý và quyết
định do sự gắn bó và tương tác mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa các cá nhân.

2. Quản lý kiểu K và công việc nhóm


Hàn Quốc đã phát triển một hệ thống quản lý độc đáo, được biết đến là quản lý kiểu
K, nơi kết hợp giữa triết lý và thực tiễn quản lý từ cả phương Tây và Đông. Sự kết hợp này
tạo ra một phương pháp quản lý đặc biệt, tận dụng những giá trị văn hóa truyền thống cũng
như lấy những phương tiện hiện đại và tiến bộ từ phương Tây. Tuy nhiên, trong văn hóa
quản lý Hàn Quốc, tinh thần làm việc hăng say và nỗ lực luôn được coi trọng và thúc đẩy.
Tinh thần này xuất phát từ những giá trị Nho giáo truyền thống của họ, với sự chăm chỉ,
trách nhiệm và cống hiến, được áp dụng mạnh mẽ trong môi trường làm việc, tạo điều kiện
cho sự phát triển và thành công. Tính chất cố gắng và chăm chỉ không chỉ là phẩm chất cá
nhân mà còn là biểu hiện sâu sắc của văn hóa lao động tại Hàn Quốc. Do đó, khát vọng và
ý chí hay còn được gọi là "eui-yok", đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người lao
động vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công và hoàn thành mục tiêu quan trọng
2
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

của họ. Và quản lý kiểu K tôn trọng và đề cao đạo đức làm việc theo triết lý Nho giáo và
tinh thần tập thể. Vì thế, tinh thần tập thể và sự hợp tác là trụ cột của quản lý kiểu K, tạo
nên một môi trường làm việc động viên và sáng tạo. Công việc thường được tổ chức theo
nhóm, với sự phân công rõ ràng và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên. Mục tiêu
chung của nhóm luôn được đặt lên hàng đầu, và mỗi cá nhân đều đóng góp hết mình để
hoàn thành vai trò của mình, góp phần vào thành công chung của tổ chức. Trong môi trường
làm việc, sự thành công hay thành tích chung của công ty được coi trọng hơn thành tích cá
nhân. Vậy nên tinh thần chia sẻ và sự hỗ trợ lẫn nhau vẫn luôn được khuyến khích và tôn
trọng, góp phần tạo nên một cộng đồng làm việc đoàn kết và phát triển. Chính vì thế, điều
này không chỉ làm tăng hiệu suất làm việc mà còn làm gia tăng lòng trung thành và cam
kết của nhân viên đối với tổ chức.

3. Hệ thống phân cấp và lãnh đạo


Hàn Quốc có một hệ thống phân cấp rõ ràng, bắt đầu từ chức vị cao nhất và xuống
dưới, gồm các vị trí như chủ tịch, phó chủ tịch, giám đốc điều hành cấp cao, giám đốc bộ
phận, và quản lý bộ phận. Và tại đây, quyền lực tập trung ở cấp cao nhất. Hệ thống này tạo
ra sự rõ ràng trong quá trình ra quyết định và thực thi. Các quyết định, đặc biệt là về tài
chính, được tập trung hóa và kiểm soát chặt chẽ bởi các nhà điều hành cấp cao. Sự kiểm
soát chức năng từ các bộ phận như kế hoạch, tài chính và nhân sự cũng hỗ trợ mạnh mẽ
cho quyền lực của cấp cao. Bên cạnh đó, các Chaebol thường có các nhóm lập kế hoạch và
điều phối tập trung, có nhiệm vụ phối hợp với các chủ tịch để đề ra kế hoạch chiến lược và
quyết định về tài chính. Các quyết định thường được đưa ra bởi các nhà điều hành cấp cao
sau tham khảo ý kiến của các bên liên quan.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các cấp trong Chaebol có tính gia trưởng cao. Trong môi
trường này có sự tồn tại của một nhân vật gia trưởng trung tâm. Thường sẽ là giám đốc
điều hành hoặc người sáng lập, họ chịu trách nhiệm cá nhân đối với hiệu suất toàn diện của
công ty. Thêm vào đó, người lãnh đạo mong đợi rằng nhân viên sẽ phát triển dưới sự chỉ
đạo của họ và đáp lại bằng sự tôn trọng và tuân thủ. Đây là một cam kết chung và có ý
nghĩa sâu sắc. Ngoài việc quản lý công việc, người lãnh đạo cũng chú trọng đến cuộc sống

3
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

cá nhân và gia đình của nhân viên. Họ tham gia các sự kiện như đám tang, tiệc sinh nhật,
và tặng quà vào những dịp đặc biệt. Tại Hàn Quốc, người lãnh đạo thể hiện sự quan tâm
đến những khía cạnh phi công việc của đời sống cá nhân của nhân viên.
Đặc biệt trong môi trường lãnh đạo của Hàn Quốc, có hai yếu tố quan trọng là sự tin
tưởng và trách nhiệm. Lãnh đạo thường tin tưởng vào khả năng của nhân viên dưới trướng
và ủy quyền cho họ, đồng thời cũng mong sự trách nhiệm cao từ họ. Người lãnh đạo sẽ
thường xuyên tham khảo ý kiến của những người dưới trướng mình trước khi đưa ra quyết
định. Tuy là vậy nhưng những cấp dưới tại Hàn Quốc thường cảm thấy miễn cưỡng khi
phải bày tỏ ý kiến của mình. Vì thế, những người lãnh đạo cần phải cẩn thận lắng nghe và
hiểu được cảm xúc của nhân viên trước khi đưa ra quyết định phù hợp. Họ duy trì nhiều
mối tương tác với nhân viên một cách không chính thức như một phần quan trọng trong
việc xây dựng một môi trường làm việc hài hòa, dựa trên sự tin tưởng và sự chấp thuận
giữa cả hai bên.

4. Việc làm linh hoạt và phát triển nhân viên


Ở Hàn Quốc, việc đào tạo nhân viên không được xây dựng và cấu trúc cụ thể và doanh
nghiệp thường không có mô tả công việc rõ ràng. Nhân viên có thể được giao nhiều nhiệm
vụ khác nhau, trách nhiệm họ có xu hướng linh hoạt theo từng trường hợp và được người
quản lý quyết định. Điều này sẽ khuyến khích sự linh hoạt và khả năng thích ứng của nhân
viên. Tuy nhiên, phong cách quản trị nhân sự này được cho là kém hiệu quả vì khối lượng
công việc được chia không đồng nhất, và phải tốn nhiều thời gian, công sức hơn trong việc
điều chỉnh nhân sự để phù hợp với từng điều kiện nhất định. Sự linh hoạt còn được thể hiện
trong việc người lao động di chuyển công việc khá tự do. Khi gặp khó khăn, các công ty
Hàn Quốc có thể sa thải nhân viên ở mọi cấp độ dẫn đến người lao động cũng thay đổi
công việc thường xuyên. Bên cạnh đó, thay vì trung thành với công ty thì nhân viên thường
gắn bó với một người cấp trên cụ thể. Do đó, khi người cấp trên chuyển sang một công ty
khác có thể kéo theo những người nhân viên của anh ta rời đi.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc nỗ lực trong việc phát triển người lao động ở kể cả cấp
quản lý và nhân viên. Tuy nhiên, họ không chú trọng vào việc đào tạo kiến thức và kỹ năng

4
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

liên quan đến công việc cụ thể mà tập trung vào việc phát triển những “con người toàn
diện”, có nghĩa là phát triển những kỹ năng chung chứ không phải chỉ tập trung vào một
kỹ năng nhất định. Đây cũng là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, ở Hàn
Quốc, thái độ tích cực, lòng trung thành, sự cống hiến được cho là quan trọng hơn những
kỹ năng công việc chuyên môn. Chính vì phong cách quản trị này, những “người toàn
diện”, người mà có sự cam kết với công ty và đồng nghiệp sẽ được coi là phù hợp với công
ty.

5. Lương thưởng và thăng tiến


Trong các doanh nghiệp ở Hàn Quốc, họ thường chia nhân viên thành ba nhóm: nhóm
cốt lõi (bao gồm quản lý cấp cao), nhóm cơ bản (nhân viên ổn định) và nhóm tạm thời.
Trong việc thưởng và thăng tiến, truyền thống của họ tập trung vào thâm niên. Lương
thưởng và thăng tiến dựa trên thâm niên được coi là cách để duy trì sự hòa thuận trong tổ
chức và giảm bớt cạnh tranh giữa nhân viên. Gần đây, một số công ty ở Hàn Quốc đã bắt
đầu tích hợp hiệu suất làm việc vào hệ thống thưởng phạt. Mặc dù họ vẫn giữ nguyên hệ
thống lương dựa trên thâm niên, nhưng tiền thưởng có thể dựa trên hiệu suất làm việc. Tuy
nhiên, việc đánh giá hiệu suất là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Đánh giá không chỉ dựa trên kết quả công việc mà còn phải xem xét các phẩm chất cá nhân
như lòng trung thành và thái độ làm việc, những yếu tố rất khó đo lường. Thêm vào đó,
việc đánh giá trở nên phức tạp hơn khi nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan của người
đánh giá. Nhiều quản lý có thể tránh đánh giá tiêu cực để bảo vệ hình ảnh của nhân viên.
Đồng thời, văn hoá quản lý ở Hàn Quốc nhấn mạnh vào sự hòa hợp giữa các cấp bậc và
quyền lực không đồng đều, do đó, việc đánh giá tiêu cực có thể làm suy yếu đi mối quan
hệ hài hoà trong tổ chức.

6. Mối quan hệ doanh nghiệp - Chính phủ


Điểm nổi bật khác trong phong cách quản trị của người Hàn là mối quan hệ hợp tác
chặt chẽ giữa các tập đoàn lớn (Chaebol) và Chính phủ Hàn Quốc (được gọi là Korea Inc.).
Chính phủ Hàn Quốc đặt ra các chính sách và quy định mà các doanh nghiệp, đặc biệt là

5
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

các Chaebol, phải tuân thủ. Trước đây, các công ty không được phép sở hữu ngân hàng và
khả năng tiếp cận vốn thường bị kiểm soát bởi Chính phủ.
Bên cạnh đó, sự hữu ích của các Chaebol trong việc hỗ trợ Chính phủ phát triển kinh
tế chính là chìa khóa quan trọng giúp các Chaebol thành công trong "Kỳ tích châu Á".
Chính phủ sử dụng quyền lực của mình để hỗ trợ các Chaebol thông qua các biện pháp như
khoản vay và lãi suất ưu đãi, ủy quyền cấp phép và lựa chọn và hướng dẫn các doanh
nghiệp được để thành công. Do đó, để thành công, điều cần thiết là Chaebol phải có sự kết
nối tốt với Chính phủ. Sự tồn tại của Chaebol phụ thuộc vào việc phải hỗ trợ Chính Đảng
đương nhiệm, đóng góp vào các mục đích đúng đắn và thành công với các dự án kinh
doanh được tài trợ bởi Chính phủ. Việc chấm dứt tài trợ và đôi khi là phá sản có thể xảy ra
khi không thực hiện những điều này.
Do đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Chính phủ ở Hàn Quốc thường được coi là
sự kết hợp giữa doanh nghiệp tự do và sự chỉ đạo của nhà nước. Các Chaebol thường phải
tuân thủ các quy định và hướng dẫn từ Chính phủ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
mình.

7. Văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa ở các công ty Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi giá trị “Inhwa”, hay còn được gọi
là sự hòa hợp. Văn hóa Inhwa là một nét đẹp truyền thống độc đáo của Hàn Quốc, đề cao
sự hòa hợp, nhấn mạnh sự hài hòa giữa những người không ngang bằng về cấp bậc, quyền
lực. Người lãnh đạo Hàn Quốc theo văn hóa Inhwa quan tâm đến sự phát triển của nhân
viên, tạo môi trường làm việc hòa hợp và tôn trọng cá nhân. Họ khuyến khích nhân viên
học tập, rèn luyện và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Ngoài ra, văn hóa này còn
tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên cảm thấy được trân trọng và có động lực
để cống hiến nhiều hơn cho tổ chức. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả công việc và
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, lòng trung thành là một giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Hàn
Quốc, thể hiện qua sự gắn bó, cống hiến và nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức. Lòng
trung thành với công ty và cấp trên được đề cao, thúc đẩy sự cống hiến và nỗ lực của nhân

6
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

viên. Các doanh nghiệp còn có chương trình đào tạo, khen thưởng, hướng nhân viên đến
những người có lòng trung thành, cống hiến và tinh thần đồng đội đối với công ty. Đây là
một yếu tố quan trọng và lâu đời trong văn hóa Hàn Quốc đã tạo dựng sự ổn định và phát
triển doanh nghiệp.

II. THẢO LUẬN


Tại Hàn Quốc, tinh thần làm việc hăng say và nỗ lực là một đặc điểm đáng chú ý
trong phong cách quản trị, xuất phát từ giá trị truyền thống của Nho giáo. Điều này thể hiện
rõ ràng trong mỗi cá nhân, khi họ luôn dốc hết sức lực và tập trung vào hoàn thành bất cứ
công việc nào, dù lớn hay nhỏ. Sự hăng say này không chỉ đem lại hiệu quả trong công
việc của mỗi người mà còn góp phần tạo nên sự thành công toàn diện trong tổ chức. Ngoài
ra, tinh thần tập thể và sự hợp tác trong công việc được đề cao trong doanh nghiệp Hàn
Quốc. Họ thường làm việc theo nhóm và hỗ trợ lẫn nhau giúp nâng cao hiệu quả công việc
và môi trường làm việc trở nên đoàn kết, gắn bó hơn.
Văn hóa gia đình và mối quan hệ chặt chẽ cũng đóng vai trò quan trọng trong phong
cách quản trị của người Hàn Quốc. Đây không chỉ là một khía cạnh của văn hóa xã hội mà
còn là một yếu tố cốt lõi trong xây dựng môi trường làm việc tích cực và bền vững tại các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường tạo ra một không gian làm việc giống
như một gia đình lớn, nơi mà mối quan hệ giữa các thành viên gắn kết chặt chẽ với nhau.
Mối quan hệ thân thiết này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc ấm áp và thân
thiện mà còn thúc đẩy sự hài lòng và sự phát triển của nhân viên. Cảm giác được chấp nhận
và được đánh giá cao trong một cộng đồng làm việc hòa thuận giúp tăng cường tinh thần
làm việc và sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức. Điều này cũng tạo ra một nền tảng
vững chắc cho sự phát triển bền vững của tổ chức trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên
thị trường.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hàn Quốc coi trọng thái độ làm việc hơn so với kỹ năng,
họ còn bị ảnh hưởng bởi giá trị “Inhwa”, chính vì thế, người Hàn Quốc được biết đến với
lòng trung thành và cam kết cao đối cấp trên. Họ luôn nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt

7
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

nhiệm vụ được giao và sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. Đây là một yếu tố
quan trọng góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp Hàn Quốc.
Cuối cùng, mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Chính phủ đóng vai trò trụ
cột định hình sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã
không ngừng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, từ việc cung cấp
nguồn lực đến việc thúc đẩy chính sách hỗ trợ phát triển. Nhờ vào sự hỗ trợ này, các doanh
nghiệp có thể vượt qua những thách thức khó khăn và đạt được những thành tựu vượt trội.
Vì thế, quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp và Chính phủ không chỉ không chỉ là việc
cung cấp sự hỗ trợ cần thiết ngay lập tức, mà còn là việc định hình chính sách và chiến
lược dài hạn, tạo ra cơ sở cho sự bền vững và ổn định trong phát triển kinh tế.

III. HÀM Ý VỚI NGƯỜI VIỆT NAM


Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi những điểm nổi bật của phong
cách quản trị của người Hàn Quốc để củng cố sự phát triển và môi trường làm việc trong
doanh nghiệp. Đầu tiên, không thể kể đến tinh thần làm việc hăng say và nỗ lực của người
Hàn Quốc, đây là một phẩm chất quan trọng để thành công, nâng cao năng suất lao động
và đạt được mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, tinh thần đoàn kết và sự hợp tác từ những giá trị truyền thống lâu dài của
dân tộc từ lâu đã là nền tảng vững chắc của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong thế giới công
nghiệp hiện đại đầy cạnh tranh, việc phát triển và tối ưu hóa những phẩm chất này trở nên
ngày càng quan trọng hơn. Bằng cách thúc đẩy tinh thần đồng đội và sự hợp tác chặt chẽ,
người Việt Nam cần phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, đồng thời kích thích sự
sáng tạo và tăng cường hiệu suất làm việc. Đây cũng là một nhiệm vụ, một tiêu chuẩn cao
cho các tổ chức mà mỗi cá nhân cần hướng đến để đóng góp vào sự thành công chung.
Văn hóa gia đình và mối quan hệ gắn bó là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây
dựng một môi trường làm việc tích cực tại các doanh nghiệp Việt Nam. Yếu tố này đóng
vai trò quan trọng, tạo nên một tinh thần đoàn kết và ấm áp. Việc phát triển văn hoá gia
đình này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát
triển cá nhân và chung của các thành viên trong tổ chức. Đồng thời, sự gắn kết và hỗ trợ

8
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

lẫn nhau cũng là cơ sở để xây dựng một tổ chức mạnh mẽ và bền vững trước những thách
thức của thị trường và môi trường kinh doanh ngày nay.
Lòng trung thành và cam kết cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng một tổ chức vững
mạnh. Thiếu lòng trung thành chính là lý do của việc nhân viên rời đi, từ đó làm tốn chi
phí và công sức đào tạo nhân viên mới. Chính vì điều này, những nhà quản trị Việt Nam
cần có những chiến lược phát triển nhân sự phù hợp để nâng cao lòng trung thành của nhân
viên, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển và cam kết của nhân
viên với doanh nghiệp.
Thêm vào đó, việc tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và Chính phủ cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Vì vậy, cần có sự tác hợp
chặt chẽ và nhất quán giữa hai bên, tạo tiền đề cho một môi trường kinh doanh lành mạnh
và thúc đẩy sự phát triển toàn diện, về mặt kinh tế và xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi
học hỏi và áp dụng những phong cách quản trị của Hàn Quốc. Hệ thống phân cấp trong
phong cách quản trị Hàn Quốc thường tạo ra sự tập trung quyền lực vào các cấp quản lý
cấp cao và có thể ảnh hưởng đến tinh thần tự chủ và sáng tạo của nhân viên. Do đó, việc
tạo ra một môi trường làm việc công bằng là điều cần thiết để khuyến khích sự sáng tạo và
đổi mới trong tổ chức. Ngoài ra, phương pháp đánh giá dựa trên thâm niên có thể dẫn đến
sự bất công và giảm động lực cho nhân viên. Vì vậy, hệ thống đánh giá năng lực và thành
tích công việc là cần thiết trong việc đảm bảo tính công bằng và tạo động lực cho nhân
viên. Bên cạnh đó, môi trường làm việc cạnh tranh ở Hàn Quốc thường gây ra căng thẳng
và áp lực cho nhân viên. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, việc tạo ra một môi trường
làm việc lành mạnh cũng như cân bằng giữa công việc và cuộc sống là rất quan trọng.
Phong cách quản trị Hàn Quốc mang lại nhiều điểm mạnh mà chúng ta có thể học
hỏi. Việc áp dụng những điều này vào thực tế của Việt Nam đòi hỏi sự linh hoạt và hiểu
biết sâu sắc về văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia.

9
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

KẾT LUẬN
Trong bài luận này đã tìm hiểu về những điểm nổi bật trong phong cách quản trị của
người Hàn Quốc. Qua đó đã cho thấy rằng tập trung vào gia đình và quyền thừa kế là yếu
tố then chốt định hình hệ thống quản trị ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh
và các tập đoàn lớn. Quản lý kiểu K và công việc nhóm cũng là những đặc điểm đáng chú
ý, thể hiện sự kết hợp giữa triết lý và thực tiễn quản lý từ cả phương Tây và Đông. Hệ
thống phân cấp rõ ràng, mối quan hệ giữa các cấp trong Chaebol và lòng trung thành là
những yếu tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc. Đồng thời, mối quan hệ
chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế của quốc gia. Cuối cùng, phong cách quản trị này không chỉ là nguồn động
viên và sự sáng tạo trong môi trường làm việc, mà còn là cơ sở cho sự phát triển bền vững
của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Việc áp dụng và tận dụng những bài học từ phong cách
quản trị của người Hàn có thể mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
nói riêng và sự phát triển của cả nền kinh tế của Việt Nam nói chung, qua đó đồng thời
giúp tăng cường sự hiểu biết giữa hai quốc gia.

10
Kinh doanh tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Nhóm 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] BUSINESS IN ASIA.

11

You might also like