Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Diễn Đàn Thư Viện Vật Lý sưu tầm & giới thiệu

SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HK 2 – NH: 2017-2018


Trường THPT Bùi Thị Xuân
Môn: VẬT LÝ 10 – BAN CƠ BẢN AB, A1D
Thời gian làm bài: 45 phút;
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................

Câu 1. (1,5đ) Trình bày nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
Câu 2. (1,5đ) Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? Phát biểu và viết hệ thức định luật Boyle Mariotte.
* Áp dụng: (1,0đ) Một quả cầu códung tích 10 lít, lúc đầu chứa không khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển
bằng p0 = 1 atm. Người ta bơm thêm không khí ở áp suất khí quyển vào quả cầu. Mỗi lần bơm được 250 cm3
không khí. Tính áp suất của không khí trong quả cầu sau 50 lần bơm. (trong khi bơm nhiệt độ không khí
không đổi )
Câu 3. (1đ) Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học. Nêu qui ước về dấu của nhiệt
lượng và công.
Câu 4. (2,0đ)
Một lò xo nhẹ độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ khối lượng m = 160 g.
Hệ thống được đặt trên mặt sàn ngang nhẵn song song với trục lò xo. Từ vị trí cân bằng O (vị trí lò xo không
biến dạng) người ta kéo vật dọc theo trục lò xo đến N làvị trí lò xo giãn 2,5 3 cm rồi truyền cho vật một
vận tốc 0,625 m/s hướng về vị trí cân bằng O. Sau khi truyền vận tốc vật sẽ dao động qua lại vị trí cân bằng
O. Lấy g = 10 m/s2 và chọn mốc thế năng tại O.
a/ Khi vật qua O vật có tốc độ bằng bao nhiêu?
b/ Kể từ lúc truyền vận tốc đến khi vật đổi chiều chuyển động lần đầu tiên thì vật đã đi được quãng
đường bằng bao nhiêu?
Câu 5. (2,0đ)
Một khối khílítưởng có áp suất p1, thể tích V1 = 10 lít vànhiệt độ tuyệt đối T1, được biến đổi qua 2
quátrình liên tiếp nhau:
- Quátrình 1: nén đẳng nhiệt để thể tích khí giảm đi 2 lít, áp suất tăng thêm 0,25 atm.
- Quátrình 2: làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ 270C thìáp suất là 0,75 atm.
a/ Tính áp suất khí sau khi nén (p2) vàtính nhiệt độ tuyệt đối T1 ban đầu của khối khí.
b/ Vẽ đúng tỉ lệ đồ thị biểu diễn các quá trình biến đổi trạng thái của khối khí trong hệ tọa độ (p,T).
Câu 6. (1,0đ)
O
Thả một vật có khối lượng m = 0,1 kg trượt không vận tốc ban đầu theo một
R α
cung tròn từ A, đến B vật có vận tốc vB = 2 2 m/s. Cung tròn AB cóbán kính R =
1 m và = 60o. Lấy g = 10 m/s2. Biết vật trượt trên AB có ma sát. Tính công của A
lực ma sát trên AB. m

B
Lưu ý: --(Học sinh giải các bài toán chuyển động không sử dụng ĐLII NewTon).
------------------------------------------ HẾT ------------------------------------------

Kết nối cộng đồng, sẻ chia tri thức Page 1

You might also like