ĐỀ VIỆT BẮC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI 2:

Câu 2: ( 5 điểm)
“…Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung…”
(Tố Hữu – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.109 và
tr.111)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau trong
bài thơ “Việt Bắc”, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu/ Nhận xét
về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích.

2 * Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, từ đó nhận xét
5,0
dân tộc trong thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát 0,25
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc của
Tố Hữu.
0,5
Hướng dẫn chấm:
– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc 0,5
– Tác giả Tố Hữu
– Vị trí: Tố Hữu, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt
Nam.
– Đặc điểm thơ: Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các chặng đường cách
mạng, có sự kết hợp giữa trữ tình – chính trị, mang đậm tính sử thi, giọng
thơ tâm tình tự nhiên, đằm thắm. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ mang
đậm tính dân tộc đậm đà…
– Tác phẩm Việt Bắc
+Hoàn cảnh sáng tác:
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7-1954,Hiệp định Giơ –
ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được
giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Tháng 10-1954, Trung
ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện
thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
+ Tác phẩm có 2 phần: Phần đầu tái hiện những kỉ niệm và kháng chiến; phần
sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ
đối với dân tộc.
– Đoạn thơ đã cho nằm ở phần đầu của tác phẩm, viết về nỗi nhớ của người
cách mạng (người đi) với thiên nhiên, con người Việt Bắc.
*Tâm trạng của người về xuôi (cán bộ, chiến sĩ CM): 1,5
– 2 câu đầu thể hiện tấm lòng của người về xuôi với Việt Bắc, luôn thủy
chung, son sắt. Vừa hỏi lại để khẳng định tình cảm, vừa nhắn nhủ Việt Bắc
đừng quên mình. Nhấn mạnh ấn tượng về vẻ đẹp của “hoa và người”.
+ Sử dụng câu hỏi tu từ,điệp từ “ta”,“nhớ”, đại từ nhân xưng “ta” –
“mình”,từ chỉ quan hệ ” cùng”
->Lời ướm hỏi của người ra đi, băn khoăn về tình cảm của người ở lại.
– 8 câu sau cho thấy nỗi nhớ của người ra đi về vẻ đẹp thiên nhiên và con
người Việt Băc trong bức tranh tứ bình: Nỗi nhớ thiên nhiên bốn mùa với vẻ
đẹp mang đặc trưng riêng của thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc;Nhớ về con người
với vẻ đẹp trong tư thế lao động khỏe khoắn, hăng say, cần mẫn, tỉ mỉ. Đặc
biệt con người Việt Bắc với ân tình thủy chung.
->Lời ướm hỏi của người ra đi, băn khoăn về tình cảm của người ở lại.
->Giãi bày tình cảm gắn bó, nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt.
-> Ngợi ca Việt Bắc trong vẻ đẹp hài hòa, gắn kết giữa con người với thiên
nhiên.
+ Bức tranh mùa đông(0.5đ)
++ Thiên nhiên:Tác giả sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh
rộng lớn của núi rừng là màu đỏ tươi của hoa chuối.
->Màu sắc hài hòa gợi nên một mùa đông ấm áp, tươi sáng.
++ Con người: vị trí “đèo cao” cùng hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài
thắt lưng.
->Khắc họa dáng vẻ khỏe khoắn, vững chãi, lớn lao với tư thế làm chủ thiên
nhiên, cuộc sống- vẻ đẹp mang tầm vóc sử thi.
+Bức tranh mùa xuân(0.5đ)
++ Thiên nhiên:Đảo “trắng rừng” cùng với sử dụng động từ “nở”
-> Gợi sự chuyển biến về màu sắc (xanh -> trắng) cùng với bước đi của thời
gian (chuyển từ đông sang xuân).
->Tạo ra một không gian thoáng rộng,bao la, tràn đầy sức sống với màu trắng
tinh khôi, trữ tình, thơ mộngkhi xuân về.
++ Con người: động tác “chuốt từng sợi giang” (động từ “chuốt”)
->Phẩm chất chăm chỉ, khéo léo, tài hoa,nhưmột nghệ sĩ trong lao động của
người Việt Bắc.
+ Bức tranh mùa hạ(0.5đ)
++ Thiên nhiên: âm thanh “ve kêu” và sắc màu -động từ “đổ”
->Diễn tả sự chuyển đổi nhanh chóng trong không gian: âm thanh đánh thức
màu sắc. Chỉ trong chốc lát, cả khu rừng nhất loạt nhuộm sắc vàng.
-> Chuyển đổi thời gian: từ xuân sang hè.
-> Chuyển đổi cảm giác: từ thính giác để nghe âm thanh chuyển sang thị giác
để cảm nhận màu sắc
-> Việt Bắc với màu vàng rực rỡ, không gian náo nức, sống động khi hè về.
++ Con người:Nghệ thuật hài thanh, cách gọi trìu mến “cô em gái”,hoàn cảnh
lao động “hái măngmột mình”.
->Không gợi sự cô đơn, lẻ loi như thơ xưa trái lại rất trữ tình, gần gũi, thân
thương.
->Vẻ đẹp: chăm chỉ, chịu thương chịu khó của người Việt Bắclặng thầm cống
hiến cho đất nước, cho kháng chiến.
– Bức tranh mùa thu(0.5đ)
++ Thiên nhiên: Sử dụng động từ “rọi”, ẩn dụ “trăng hòa bình”
->Bức tranh thiên nhiên hiện lên êm đềm, thơ mộng gợi không gian tâm tình
cho cuộc chia tay và khát vọng hòa bình của dân tộc.
++ Con người: đại từ “ai” mang tính phiếm chỉ và âm thanh tiếng hát ân tình,
thủy chung
-> Tạo cảm giác bâng khuâng lưu luyến trong nỗi nhớ.
->Gợi nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy
chung, lạc quan và luôn tin vào tương lai tươi sáng.
Phần nhận xét, cảm nhậnnét đặc sắcchung của đoạn thơ (0.25đ)
+ Cảm nhận chung về bộ tranh tứ bình trong nỗi nhớ, ân tình của người cách
mạng:
++ Có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
++ Thiên nhiên mang những nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, tươi sáng và
tràn đầy sức sống.
++ Con người Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
(Qua đoạn thơ,người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên bốn mùa và vẻ đẹp
tâm hồn của đồng bào Việt Bắc. Đồng thời cũng cho thấy những ấn tượng sâu
đậm, khó phai, và tình cảm đong đầy trong lòng người cán bộ về xuôi về mảnh
đất và con người Việt Bắc).
+ Hình thức nghệ thuật: Đoạn thơ thể hiện rất rõ phong cách thơ Tố Hữu:
Trữ tình sâu lắng và đậm đà tính dân tộc, cấu trúc cân đối, hài hòa, việc sắp
xếp sự xuất hiện các mùa trong năm thể hiện dụng ý nghệ thuật đặc biệt,
từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần mang sắc thái khác nhau theo cấp độ
tăng tiến, thể hiện những rung động chân thật, thắm thiết của nhà thơ.
– Nghệ thuật: 0,5
Thể thơ lục bát với âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng.; Lối xưng hô mình – ta;
Kết cấu đối đáp của ca dao dân ca; Hình ảnh thơ bình dị mà gợi cảm; giọng thơ
tha thiết, đậm chất trữ tình.
*Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
– Về nội dung:
+ Hình tượng nghệ thuật: Người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc.
– Về nghệ thuật:
của dân tộc: thể thơ lục bát; hình thức đối đáp giao duyên; đại từ xưng hô
mình – ta, giọng thơ tâm tình, ngọt ngào đằm thắm …
* Nhận xét: Biểu hiện của tính dân tộc trong đoạn thơ
– Về phương diện nội dung:
+ Đề tài:Thiên nhiên và con người Việt Bắc: Vẽ lên bức tranh thiên nhiên,
cuộc sống Việt Bắc mang nét đặc trưng của một miền quê đất nước.
+Làm hiện lênhình ảnh những con người Việt Nam với những vẻ đẹp truyền
thống từ ngàn đời: cần cù, tài hoa, thủy chung, tình nghĩa 1.0
+ Chủ đề: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ, ân tình cách mạng của người cán bộ
Cách mạng và đồng bào Việt Bắc. Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiết của
con người. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sau là truyền thống đạo lí thủy
chung của dân tộc.
– Về phương diện nghệ thuật:Tố Hữu đã khai thác triệt để những vốn quý
trong kho tàng văn học dân gian
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát- thể thơ truyền thống dân tộc.
+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và
ca dao (tiêu biểu là đại từ ta- mình).
+ Hình thức đối đáp giao duyên; Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5

Tổng điểm 10,0


– Nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện ở trong đoạn trích: Lẽ sống ân
nghĩa được thể hiện thông qua sự lưu luyến, nỗi nhớ, bi lụy trong giây phút chia
tay giữa đồng bào miền núi cùng với các cán bộ khi trở về Hà Nội.
Lẽ sống ân nghĩa còn được thể hiện qua sự mường tượng của tác giả về sự gắn
bó, những kỉ niệm giúp đỡ của những đồng bào miền núi trong suốt quá trình
sống và chiến đấu của các chiến sĩ tại đây. Lẽ sống ân nghĩa chính là một nét
đẹp truyền thống của dân tộc ta, nó tạo nên sự liên kết giữa con người cùng với
con người. Góp phần xây dựng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
BÀI 3
Câu 2 (5.0 điểm):
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tr 110,111)
Cảm nhận của anh chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ trên,
từ đó nhận xét về tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

—————-HẾT————-

HƯỚNG DẪN CHẤM

Cảm nhận của anh chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ
a.. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai
được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ,
nhận xét về tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể trình bày theo nhiều
cách nhưng cần kết hợp chặt chẽ lí lẽ và lập luận, đảm bảo các nội dung sau:
* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
* Cảm nhận về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ:
– Thiên nhiên: quen thuộc, bình dị, gần gũi mà thơ mộng, trữ tình (trăng lên đầu núi
nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê)
– Con người: gian khổ mà giàu tình nghĩa, cần cù, thủy chung (sớm khuya bếp lửa
người thương đi về, mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi, thương nhau chia củ sắn lùi,
bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng, người mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng
bắp ngô)
* Đánh giá chung.
Thiên nhiên và con người Việt Bắc hài hòa được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của
người về xuôi qua thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc, giọng thơ trữ tình, thể hiện
đặc trưng phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
*Tính trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu: Nội dung đề cập đến nghĩa tình cách
mạng, một vấn đề chính trị, nhưng được thể hiện bằng giọng thơ tâm tình ngọt ngào,
nỗi nhớ đồng bào như nỗi nhớ người yêu… làm vấn đề trở nên dễ đi vào long người
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ kiến giải mới mẻ về nội dung, nghệ
thuật đoạn trích.
đ. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.
Câu 2. (5,0 điểm)
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình
chính trị trong thơ Tố Hữu.

--------------------------------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ "Việt Bắc".


Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến
thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn
chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn
cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần:
- Mở bài: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ là nỗi nhớ của người cán bộ về
xuôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Sức mạnh thiên nhiên hòa quyện với sức mạnh
con người đã tạo thành sức mạnh của cả dân tộc, cả thời đại.
-Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Khái quát về tác giả, tác phẩm
-Tác giả:
+Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đường cách mạng, đường thơ
luôn song hành cùng nhau.
+ Phong cách thơ Tố Hữu chính là sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị, khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cùng nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
-Tác phẩm:
+“Việt Bắc” là một trong những tác phẩm thể hiện rất rõ phong cách thơ Tố Hữu, đó là
khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn,
giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết, đậm đà tính dân tộc.
+Bài thơ được viết vào tháng 10/ 1954 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc - thủ đô
gió ngàn của dân tộc trở về Hà Nội. Tác phẩm được xem là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến
chống Pháp.
Cảm nhận đoạn trích
*Khái quát chung:
- Đoạn thơ có kết cấu đối đáp, hai nhân vật trữ tình “mình – ta”: kẻ đi người ở bộc lộ tâm
trạng trong buổi chia tay đầy lưu luyến, xúc động. Chuyện tình nghĩa cách mạng được tác
giả khéo kéo thể hiện như chuyên tình yêu đôi lứa, nhà thơ đã hóa thân vào hai nhân vật trữ
tình để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình, cũng là của những người tham gia kháng chiến.
- Trong đoạn trích Việt Bắc, đoạn thơ là lời nhắn gửi của người ra đi đối với người ở lại về
để nhắc nhớ về những kỉ niệm ân tình cách mạng thể hiện rất rõ chất trữ tình chính trị.
*Nội dung chính: Đoạn thơ là bức tranh rộng lớn hào hùng của những ngày kháng chiến.
- Tố Hữu tái hiện một cách cụ thể hoàn cảnh căng thẳng đầy khó khăn của cuộc cánh mạng
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng”. Ý thơ mở ra một không khí đầy cam go, căng thẳng, khi giặc
tìm mọi cách để truy sát, để hòng dập tắt phong trào cách mạng, phong trào kháng chiến của
đồng bào Việt Bắc.
- Tố Hữu cụ thể hóa vai trò của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong những ngày kháng
chiến:
+ Thiên nhiên và con người góp phần làm nên sức mạnh khối đại đoàn kết đánh đuổi quân
xâm lược. Vai trò này được tái hiện rát sinh động qua nghệ thuật sử dụng đại từ ta và phép tu
từ nhân hóa xuất hiện trong câu thơ “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”.
+ Thiên nhiên Việt Bắc là tấm lá chắn vững chắc không có kẻ thù nào có thể vượt qua.
“Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
hình ảnh nhân hóa kết hợp với cách ngắt nhịp 4/4 làm cho câu thơ chia làm hai vế cân xứng
đã tái hiện hai nhiệm vụ rất rõ ràng của rừng cây, núi đá. Rừng có khi hiểm trở, có khi dịu
dàng để che chở bao bọc cho những người cán bộ kháng chiến, có khi lại mạnh mẽ như một
thứ vũ khí sắc nhọn để tiêu diệt kẻ thù bảo vệ đất nước.
“Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
Trời đất bị chìm lấp trong cả màn sương giăng khắp nơi, khiên cho khung cảnh chiến đấu trở
nên uy linh và không kém phần lãng mạn. Chiến khu mang nét đặc trưng rộng lớn, đồng thời
thể hiện sự phát triển của kháng chiến, chiến khu giải phóng được mở rộng hơn. Cum từ
“Đất trời ta cả” khẳng định quyền làm chủ vùng giải phóng.
->Cả vũ trụ, núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng nhìn về một hướng, đang hướng về cuộc
chiến đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ quê hương đất nước yêu dấu của mình thầm thể hiện
tinh thần đoàn kết của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tố Hữu ca ngợi sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc góp phần làm nên những chiến
công vang dội, hàng loạt những địa danh vang lên, mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vinh
quang.
“Ai về ai có nhớ không ?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.”
+ Câu hỏi tu từ thể hiện niềm vui to lớn trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Sau đó là câu
trả lời: “Ta về ta nhớ” vừa là câu trả lời, đồng thời cũng là câu nói khẳng định ẩn chứa biết
bao niềm tự hào không nhỏ.
+ Phép liệt kê các địa danh ở Việt Bắc gắn liền với những sự kiện quan trọng như Phủ
Thông, đèo Giàng, là nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống pháp. Sông Lô
phố Ràng: Trận sông Lô đánh tàu chiếm Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn
phố Ràng. Cao – Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên
giới Việt – Trung. Đó là những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết
định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Những bước đầu quan trọng ấy đã làm thay đổi cục
diện chiến trường, tạo thế và lực cho cuộc kháng chiến, củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối
càng.
+ Điệp từ “nhớ” nhớ đến những trận đánh, những chiến công oanh tạc như thế là niềm tự hào
của cá nhân những người tham gia kháng chiến. Chiến thắng nào mà chẳng phải trả giá. Có
lẽ họ không những nhớ đến những chiến công oanh liệt như thế mà còn nhớ về những kỉ
niệm buồn bên đồng đội của mình, họ đã phải chia tay ra đi vĩnh viễn trong nước mắt và sự
xót thương của cả dân tộc.
=> Tố Hữu thực sự đã thổi hồn vào thiên nhiên Việt Bắc khiến cho mỗi cánh rừng, ngọn núi
trở thành người đồng hành với người kháng chiến trong cuộc kháng chiến trường kì của dân
tộc. Sức mạnh thiên nhiên hòa quyện với sức mạnh con người đã tạo thành sức mạnh của cả
dân tộc, cả thời đại.
*Nghệ thuật đặc sắc:
- Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật, đặc biệt điệp từ “nhớ” cùng với thể thơ lục
bát âm điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào, sâu lắng, diễn tả nối nhớ vơi đầy dào dạt trong kí ức của
nhà thơ.
- Giọng thơ thay đổi linh hoạt: Lúc trầm lắng, lúc mạnh mẽ, mãnh liệt trong niềm vui, khiến
chúng ta như đang hòa mình vào niềm vui lớn của dân tộc, niềm vui trọn vẹn khi đất nước
hoàn toàn tự do.
Chất trữ tình, chính trị trong thơ Tố Hữu
- Biểu hiện:
+ Chất trữ tình của đoạn thơ: Thể hiện qua nỗi nhớ, là tình cảm cách mạng trong hoài niệm
của người cán bộ về xuôi. Nhà thơ Tố Hữu đã hoá thân vào cả hai nhân vật “mình, ta” để
bộc lộ cảm xúc vui mừng, tự hào. Mừng vì cuộc chiến tranh nhân dân đã thắng lợi nhờ đóng
góp lớn lao của nhân dân và sự hi sinh của bao chiến sĩ. Tự hào vì ta đã làm chủ đất trời,
chiến trận.
+ Chất chính trị của đoạn thơ: Nhà thơ làm sống lại những năm tháng kháng chiến chống
Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta. Thiên nhiên, trong đó có rừng cây, núi đá đã
cùng bộ đội ta đánh giặc. Việt Bắc như người mẹ yêu thương che chở cho quân dân ta, đồng
thời là mồ chôn chân quân thù trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mặt khác, đoạn
thơ còn ghi lại những địa danh, những trận đánh đi vào lịch sử chiến thắng vinh quang của
dân tộc.
- Ý nghĩa: Chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ góp phần thể hiện tấm lòng thuỷ chung cách
mạng, ca ngợi và biết ơn nhân dân Việt Bắc trong nỗi nhớ của người về xuôi, đem lại niềm
tin vào cách mạng và kháng chiến trong cuộc kháng chiến gian lao mà anh dũng của dân tộc.
Nhận xét, đánh giá
- Đoạn thơ khắc họa hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trù phú, dữ dội nhưng cũng rất lãng mạn
và “bao la”, khắc họa được hình ảnh người cán bộ về xuôi có tình cảm sâu nặng gắn bó với
thiên nhiên, với cách mạng. Đồng thời thể hiện niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của quân
và dân ta từ đây khẳng định vai trò của Việt Bắc chính là cái nôi, nuôi dưỡng cách mạng.
- Có thể coi "Việt Bắc" nói chung và đoạn thơ nói riêng là khúc tình ca và cũng là khúc hùng
ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó
là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân
nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

You might also like