Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác quản trị thu mua

1.1. Tổng quan về thu mua


1.2. Tổng quan về quản trị thu mua

Quản trị thu mua là quá trình thực hiện hoạch định ,lãnh đạo, kiểm tra trong quá trình thu mua và qua
đó quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Quản trị thu mua hàng liên quan đến việc thiết lập kế hoạch và việc kiểm soát việc mua hàng hóa và
nguồn lực của nhà cung cấp, để hoàn thành các mục tiêu hành chính và chiến lược của tổ chức.

Quản trị thu mua là quá trình lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược và vận hành các
quyết định mua hàng để chỉ đạo tất cả các hoạt động của chức năng thu mua vào các cơ hội phù hợp với
khả năng của công ty để đạt được các mục tiêu dài hạn.

Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tồn tại và phát triển, để công tác quản trị mua hàng có hiệu quả thì mục tiêu cơ bản
của hoạt động mua hàng là đảm bảo an toàn cho bán ra, đảm bảo chất lượng mua hàng, và mua hàng
với chi phí thấp nhất.

Kết quả hoạt động thu mua đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Hoạt động thu mua có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ yêu cầu
hoạt động mua các sản phẩm và dịch vụ:
Đúng giá: đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất nhằm tạo những điều kiện thuận lợi góp phần làm
giảm giá thành sản phẩm để doanh nghiệp có thể cạnh tranh chiếm vị thế trên thị trường

Đúng nguồn: đảm bảo hàng mua phải đúng chủng loại mong muốn và đảm bảo sự đồng bộ tất cả các
nguyên vật liệu vật tư cần mua. Đúng chủng loại các yêu tố cần mua là yêu cầu có tính bắt buộc.

Đúng đặc điểm cụ thể mà người sử dụng cần: đảm bảo đặc điểm mua hàng vào phải phù hợp với quá
trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

Tiến trình quản trị thu mua gồm 6 bước:

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo

Bước 2: Phân tích nhu cầu

Bước 3: Xác định và lựa chọn nhà cung cấp Bước 4: Xây dựng hợp đồng

Bước 5: Tiếp nhận nguyên vật liệu

Bước 6: Đo lường và đánh giá hiệu quả

Quản trị thu mua (mua hàng) có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ phải tổ
chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt động mua hàng sao cho mua được hàng thường xuyên, đều đặn và kịp
thời, cung cấp hàng hoá phù hợp với nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại với chất lượng tốt, giá cả
hợp lý.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị thu mua

1.4. Kinh nghiệm thu mua những công ty cùng ngành

You might also like