kĩ thuật mảnh ghép

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

KĨ THUẬT MẢNH GHÉP

Kĩ thuật mảnh ghép là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong đó HS sẽ hoàn
thành một nhiệm vụ phức hợp qua hai vòng. Đầu tiên, HS hoạt động theo nhóm để giải quyết
các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi cá nhân trở thành chuyên gia của vấn đề được giao.
Sau đó, chuyên gia thuộc các vấn đề khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại vấn đề
đã tìm hiểu để cùng giải quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu.

1. Cách tiến hành

Vòng 1: Nhóm chuyên gia


 Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm được phân công một nhiệm vụ cụ thể.
 Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên đều trở thành “chuyên gia”
của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm ở vòng
2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép


 Hình thành nhóm mảnh ghép, sao cho các nhóm có tối thiểu một thành viên đến từ mỗi nhóm
chuyên gia.
 Kết quả thực hiện nhiệm vụ của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ
với nhau.
 Sau khi tất cả các thành viên chia sẻ, các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải
quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu.

2. Ưu điểm và hạn chế

+ Ưu điểm
 Giải quyết được nhiệm vụ phức hợp dựa trên học tập hợp tác hiệu quả.
 Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm, nâng cao vai trò cá nhân trong quá
trình hợp tác.
 Phát triển NL giao tiếp cho mỗi HS thông qua việc chia sẻ trong nhóm mảnh ghép.
 Tạo cơ hội cho HS hiểu sâu một vấn đề. HS không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải chia
sẻ cho người khác.
+ Hạn chế
 Thời gian hoạt động dài khi tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập với 2 nhóm khác nhau
trong hai vòng.
 Kết quả thực hiện nhiệm vụ phức hợp phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của nhóm chuyên gia và
khả năng trình bày của mỗi cá nhân.

* Một số lưu ý khi sử dụng


 Khi sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép là các nội dung nghiên cứu của các nhóm chuyên gia cần đảm
bảo là các nội dung khá độc lập trong một chủ đề lớn, không có hoặc ít mối quan hệ tuyến tính. Vì
vậy có thể vận dụng kĩ thuật này cho việc khám phá một nội dung lớn, trong đó bao gồm nhiều nội
dung nhỏ không quan hệ logic tuyến tính với nhau.
 Có thể sử dụng này cho hoạt động ôn tập, luyện tập, khi mỗi nhóm chuyên gia phụ trách hệ thống
hoá hoặc tìm hiểu sâu về một chủ đề, sau đó chia sẻ lại với nhóm mảnh ghép.

3. Ví dụ minh hoạ
Khi dạy học nội dung "Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng", GV có thể sử dụng kĩ
thuật mảnh ghép để tổ chức dạy học nội dung này theo tiến trình sau đây:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện


(GV nêu vấn đề học tập, chia nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động nhóm).

Cách chia nhóm:


“Nhóm chuyên gia”: Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS. Trong mỗi nhóm, mỗi
thành viên nhận 1 màu theo thứ tự xoay vòng: xanh, đỏ, tím, vàng.

“Nhóm mảnh ghép”:

 Các thành viên cùng màu từ nhóm 1-4 lập thành các nhóm mới.
 Các thành viên cùng màu từ nhóm 5-8 lập thành các nhóm mới.

Nhiệm vụ của các nhóm:


“Nhóm chuyên gia”

“Nhóm mảnh ghép”


Các HS chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày về ảnh hưởng của yếu tố đến tốc độ phản ứng mà
nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên cứu. Sau đó các nhóm mảnh ghép trình bày ảnh hưởng
của các yếu tố đến tốc độ phản ứng dưới dạng bảng tổng kết trên giấy Ao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ


 HS làm việc tại nhóm chuyên gia theo phân công.
 HS lập nhóm mảnh ghép, HS chuyên gia trình bày cho các HS còn lại. Các HS trong nhóm mảnh
ghép tổng hợp ý kiến và trình bày ảnh hưởng các yếu tố đến tốc độ phản ứng dưới dạng bảng tổng
kết trên giấy Ao.

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận


 GV mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
 GV và HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá và tổng kết


 GV tổng kết các kiến thức quan trọng của nội dung bài học.
 GV tổ chức cho HS tham gia làm một số câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng trò chơi để đánh giá mức
độ đáp ứng mục tiêu của hoạt động dạy học.

You might also like