Chuyên đề 3-Tính cách và giá trị cá nhân (Động cơ)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CÁC LÝ THUYẾT ĐỘNG CƠ

1. TÍNH CÁCH CÁ NHÂN (PERSONALITY) – MÔ HÌNH BIG FIVE MODEL

Mô hình Big five model (viết tắt OCEAN) chỉ ra rằng tính cách cá nhân của con người là tổng hòa
5 đặc điểm – hay 5 nét tính cách bao gồm Openeness to experience (sự sẵn sàng trải nghiệm);
Conscientiousness (sự tận tâm); Extraversion (hướng ngoại); Agreeableness (sụ dễ chịu); và
Neuroticism/Nature (tính bất ổn định tâm lý).

Mỗi cá nhân sẽ có đặc điểm tính cách khác nhau tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của các nét tính
cách trên. Dựa trên mô hình Big five model, hãng Nielsen đã xây dựng phần mềm Visual DNA
kết hợp kỹ thuật Projective technique. Thang đo lường sử dụng từ 0 -100%. Mô tả chi tiết các nét
tính cách như sau:

Tính cách Cao (tiệm cận 100%) Thấp (tiệm cận 0%)
Openess to Tò mò, hiếu kỳ, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo, phức Đơn giản, quy tắc, cứng nhắc, thực tế, ít
experience tạp, nhiều sở thích, có năng khiếu nghệ thuật, thích sở thích, truyền thống, khó thích ứng với
ứng tốt với môi trường mới môi trường mới
Conscientiousness Kỹ lưỡng, cẩn thận, chu đáo, có kỷ luật, ngăn nắp, Bốc đồng, làm việc theo cảm xúc, mộng
đáng tin cậy, làm việc đến nơi đến chốn, luôn tuân mơ, sống bất quy tắc, phi mục tiêu, hành
theo mục tiêu định trước, chủ nghĩa hoàn hảo động theo quán tính, ít cân nhắc kỹ, dễ
dãi
Extraversion Năng nổ, hoạt bát, tự tin, nói nhiều, thân thiện, cới Khép kín, không thích quan hệ, nhút
mở, thích nhiều mối quan hệ, thiên về chiều rộng hơn nhát, thích suy nghĩ một mình hơn
chiều sâu, nghĩ ít nói nhiều, thích thể hiện bản thân tương tác, kín đáo, thiên về chiều sâu
hơn chiều rộng, sâu sắc, tư duy trừu
tượng
Agreeableness Dễ chịu, trung thực, tốt bụng, giàu lòng trắc ẩn, thích Đa nghi, nóng nảy, thích cạnh tranh, kỹ
giúp đỡ người khác, dễ tin người, khiêm tốn, nhân hậu tính, ít có tinh thần hợp tác
Nature Hồi hộp, lo lắng, nhạy cảm, khó kiểm soát cảm xúc Bình tĩnh, điềm đạm, kiểm soát tốt cảm
(sáng nắng chiều mưa), dễ stress, trầm uất, dễ bị tổn xúc, biết cân bằng
thương, tự ti
2. GIÁ TRỊ CÁ NHÂN (PERSONAL VALUE) – MÔ HÌNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN CỦA
SCHWARTZ

Giá trị cá nhân là những niềm tin liên quan đến mục tiêu mong muốn (đích đến cuối cùng) trong
cuộc sống của con người. Do đó, niềm tin này sẽ chi phối thái độ cũng như hành vi của con người.
Theo Schwartz, hệ giá trị cá nhân được khái quát bằng 10 giá trị cụ thể; phân thành 4 cực đối lập
(các giá trị ở gần nhau sẽ bổ sung cho nhau; các giá trị ở vị trí đối xứng sẽ đối lập nhau gây ra sự
xung đột mục tiêu trong cuộc sống).

Ở cực Bản ngã siêu việt (Self – transcendence): gồm 2 giá trị Benevolence (vị tha – yêu thương
người xung quanh mình) và Universalism (giá trị phổ quát - yêu thương con người và muôn loài
vô điều kiện, không biên giới). Ở cực đối lập Sự phát triển bản thân (Self – enhancement) gồm 2
giá trị: Power (Quyền lực: khao khát quyền lực, mong muốn chi phối người khác) và Achievement
(thành đạt: mong muốn tiền tài, địa vị trong cuộc sống).

Ở cực Bảo toàn (Conservation) gồm 3 giá trị Security (An toàn – thích cuộc sống ổn định, ít rủi
ro); Tradition (giá trị truyền thống – đề cao giá trị văn hóa nền tảng trong xã hội) và Conformity
(Tuân thủ - sống hòa hợp với các luật lệ, chuẩn mực xã hội). Ở cực đối lập Openess to change (Cởi
mở) gồm các giá trị: Self-direction (tự định hướng – tư tưởng độc lập, thích khám phá, sáng tạo,
phá vỡ các định kiến); Stimulation (thích các thách thức, khám phá chấp nhận mạo hiểm trong
cuộc sống; và Hedonism (Hưởng thụ - có đời sống tiện nghi, hạnh phúc cho bản thân) – đây là giá
trị chuyển tiếp giữa 2 cực Openess to experience và Self – enhancement.

You might also like