Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

[Phần 2 về loạt bài Action Research]

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI ACTION RESEARCH


Lưu ý: Nội dung bài viết này dựa theo hướng dẫn trong sách Doing Action Research in English
Language Teaching của GS Anne Burns – xuất bản năm 2010
Bốn bước quan trọng trong quy trình làm một bài Action Research là: Planning – Acting – Observing
– Reflecting; trong đó theo PGS Lê Văn Canh, bước quan trọng nhất là Reflecting. Tuy chia như vậy,
quy trình làm Action Research không phải là quá trình tuyến tính (theo đường thẳng) mà nó sẽ bao
gồm nhiều vòng lặp để đảm bảo tính cải thiện thực trạng.
01 PLANNING

Đây là bước nhằm giúp GV có được những khái niệm căn bản nhất về đề tài mình sẽ nghiên cứu. Các
bước được Burns đề xuất là:
• Finding a focus area for your research (Xác định lĩnh vực / trọng tâm nghiên cứu)
• Developing and refining your questions (Phát triển và hoàn thiện câu hỏi nghiên cứu)
• Getting permission (Xin phép cơ quan quản lý)
• Addressing ethical issues (Giải quyết những vấn đề về đạo đức nghiên cứu)
• Searching the literature (Tìm đọc các tài liệu về vấn đề nghiên cứu)
• Identifying participants (Xác định và tìm kiếm khách thể nghiên cứu)
• Finding support (Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ)
• Organising equipment and materials (Sắp xếp trang thiết bị và tài liệu nghiên cứu)
02 ACTING

Đây là giai đoạn mà GV bắt đầu thực hiện những biện pháp trong lớp học của mình và đồng thời thu
thập dữ liệu để phân tích và thấu hiểu vấn đề nghiên cứu. Các hoạt động cần thiết trong bước này bao
gồm:
• Identifying the main ways used to collect data for action research; (Xác định những kỹ thuật thu dữ
liệu chính)
+ Considering a range of observation methods (observing, noting, recording); (Cân nhắc sử dụng các
biện pháp mang tính quan sát)
+ Considering a range of non-observation methods (surveying, interviewing, journaling); (Cân nhắc
sử dụng các biện pháp không quan sát)
• Combining classroom activities and data collection; (Kết hợp hoạt động trong lớp và quá trình thu
dữ liệu)
• Incorporating technology into data collection; (Sử dụng CNTT trong thu dữ liệu)
• Strengthening your data collection through triangulation; (Sử dụng kỹ thuật tam giác đạc để cải
thiện quá trình thu dữ liệu)
Để thực hiện được bước này, GV cần phải có kiến thức và kỹ năng căn bản về các phương pháp thu
dữ liệu căn bản cũng như kỹ năng xác định phương pháp phù hợp với câu hỏi nghiên cứu.
03 OBSERVING

Sau khi có được dữ liệu cần thiết, bước tiếp theo GV cần phải làm là phân tích và hiểu ý nghĩa của
khối dữ liệu ấy. Để làm được việc này, GV cần phải hiểu những vấn đề sau đây:
• The main purposes of data analysis in your action research cycle (Mục đích chính của quá trình
phân tích dữ liệu)
• Steps in preparing your data for analysis (Các bước cần thiết để chuẩn bị dữ liệu cho quá trình phân
tích)
• Ways to categorise and code spoken and written qualitative data (Các kỹ thuật phân tích dữ liệu
định tính nói – viết)
• Ways to analyse and describe classroom talk (Các kỹ thuật phân tích ngôn ngữ dùng trong lớp học)
• The key features of measures of central tendency (Các đặc điểm cơ bản của số đo độ tập trung dữ
liệu)
• The key features of measures of dispersion (Các đặc điểm cơ bản của số đo độ phân tán dữ liệu)
• Ways to analyse and present your data using descriptive statistics (Các kỹ thuật phân tích và trình
bày dữ liệu theo thống kê mô tả)
04 REFLECTING

Đây là bước quan trọng nhất, bởi nó giúp giáo viên quán chiếu và nhận ra những vấn đề cần cải thiện
trong phương pháp giảng dạy cũng như thực trạng lớp học của mình. Quá trình này sẽ tốn vài phút,
vài giờ, vài ngày hay thậm chí là vài tuần, vài tháng tùy thuộc vào độ phức tạp của vấn đề, độ tập
trung của nhà giáo cũng như các yếu tố ngoại lai khác.
Tác giả Anne Burns đề xuất một số kiến thức mà GV phải có để quán chiếu hiệu quả:
• why reflection is an essential part of AR; (Hiểu tại sao quán chiếu lại là bước quan trọng của AR)
• when and how reflection takes place in the AR cycle; (Biết thời điểm và cách thức thực hiện quán
chiếu trong AR)
• how and why cycles of AR can go on developing; (Biết cách thức và lý do để tiếp tục thực hiện quy
trình của AR)
• when to continue researching and when to bring the research to an end; (Biết thời điểm ngừng
nghiên cứu)
• the relationship between reflection and presenting your research to others; (Nắm mối quan hệ giữa
việc quán chiếu và trình bày nghiên cứu)
• the reasons why teachers should publicise their AR; (Hiểu tại sao GV nên công bố nghiên cứu sử
dụng AR)
• ways to present your research orally, visually and through writing; (Biết cách trình bày nghiên cứu
bằng nhiều cách khác nhau)
• the impact of AR on teachers professionally and personally. (Hiểu tác động của AR lên giáo viên)
Cuối cùng, tác giả đưa ra một số lời khuyên dành cho nhà giáo muốn thực hiện Action Research:
1. Find colleagues interested in AR to work with. (Tìm những đồng nghiệp có cùng sở thích về AR
để làm việc chung)
2. Maintain a reflective and enquiring attitude to your teaching. (Dạy học với tâm thế phản tư và tò
mò)
3. See classroom challenges and ‘problems’ as positive opportunities for change for you and your
students. (Xem những vấn đề torng lớp học là cơ hội để học hỏi và đổi mới)
4. Be confident in your ability to find good outcomes for classroom challenges. (Tự tin về khả năng
của bản thân trong quá trình tìm đáp án và giải pháp và các vấn đề cho lớp học)
5. Look for opportunities and take risks to change your teaching strategies. (Liên tục tìm kiếm cơ hội
và chấp nhận rủi ro để cải thiện phương pháp giảng dạy)
6. Follow your interests and passions about teaching. (Kiên trì theo đuổi đam mê giảng dạy)
7. Keep reviewing and refining your personal practical knowledge. (Liên tục kiểm điểm phương
pháp giảng dạy của bản thân)
8. Be a strong voice for teacher inquiry and professional development in your organisation. (Tiên
phong trong phong trào nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn của giáo viên)
9. Share your research with others. (Chia sẻ kết quả nghiên cứu)
10. Don’t be discouraged – keep going! (Đừng nản lòng – cố lên!!)

You might also like