Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

FINAL EXAM

INTRODUCCTION OF LOGISTICS AND


SUPPLY CHAIN MANAGEMENT

Instructor : Assoc. Prof. Dr Phan Thị Mai Ha

Members of group 5
Nguyễn Hoàng Khoa – 2000004510
Phan Tiến Phát – 2000002284
Trần Lam Trường – 200000

1
PHỤ LỤC

Chapter 1: Introduction
1.1 Giới thiệu về “bách hóa xanh”
1.2 Lý do và mục tiêu thực hiện tiểu luận
1.3 Phương pháp và thời gian thực hiện tiểu luận
1.4 Giới hạn

Chapter 2: Inventory management


2.1 Material requirements planning
2.2 Inventory fundamentals
2.3 Forecasting and demand management
2.4 Production control activities
Chapter 3 Inventory management
3.1 Receiving
3.2 Put away
3.3 Picking
3.4 Delivering
Chapter 4 Problem and solution
4.1 Problem
4.2 Solution
Chapter 5: Conclusion
Chapter 6: Tham khảo

2
Chapter 1: Introduction
1.1 Giới thiệu về bách hóa xanh
Bách hóa Xanh là chuỗi siêu thị mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm của
công ty Cổ Phần Thế Giới Di Động. Mục tiêu của họ là lấy khách hàng từ nhiều thị trường
truyền thống: nội trợ, sinh viên tạm trú, đàn ông không có thời gian mua sắm,…
1.2 Lý do và mục tiêu thực hiện tiểu luận
Tiểu luận này được tạo ra nhằm đề cập đến các khía cạnh khác nhau của quản lý kho và
kiểm soát hàng tồn kho, cho phép sinh viên xây dựng kiến thức thực tế về quản lý kho và
kiểm soát hàng tồn kho
Mục đích nhằm đáp ứng cho học sinh có kiến thức vững chắc, tăng thêm kiểu biết , kĩ năng,
thấy được nhiều quy trình trong kho thông qua hoạt động lưu trữ và kiểm soát hàng tồn kho
của doanh nghiệp Bách Hoá Xanh.
1.3 Phương pháp và thời gian thực hiện tiểu luận
Các dữ liệu được lấy thông qua các phương pháp khảo sát từ các siêu thị, quan sát thông
qua hoạt động giao và nhận, tìm kiếm trên mạng, mô tả lại từ kiến thức đã có của thành viên
trong nhóm và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
Thời gian thực hiện: tiểu luận được thực hiện vào tháng 11, 2022 trong vòng 3 tuần đến nay
1.4 Giới hạn
Dữ liệu giới hạn bởi các yếu tố như các siêu thị cũng như những nhân viên được khảo sát trả
lời chưa chi tiết và còn mơ hồ, các kho siêu thị Bách Hóa Xanh không để người lạ vào, thời
gian giao và nhận hàng còn nhiều bất cập. Các phương pháp được dùng chưa lấy được nhiều
thông tin và cụ thể và chi tiết, chưa đúng hoàn toàn và chính xác.

Chapter 2: Inventory management


2.1 Material requirements planning
Hàng ngày nhân viên sẽ đi kiểm kê các sản phẩm theo loại, họ sẽ kiểm kê các sản phẩm nhu
cầu thiết yếu trước và sẽ nhập số liệu vào app dành cho nhân viên nội bộ và dựa trên app đó
nhân viên kho sẽ tính toán các sản phẩm nào với số lượng nhiều bán chậm sẽ không lấy
hàng và các sản phẩm bán chạy sẽ được lấy với số lượng nhiều đủ sức chứa cho phép của
một cái siêu thị. Thời gian lấy hàng của một siêu thị sẽ diễn ra 2 lần trong một tuần vào
khoảng giữa tuần hoặc cuối tuần nó sẽ tăng hoặc giảm dựa vào tình hình của siêu thị bán
như thế nào.
2.2 Inventory fundamentals

3
Bách hoá xanh sử dụng phương pháp phân tích ABC trong việc quản lý tồn kho là việc
phân loại một nhóm các mặt hàng theo thứ tự, dựa trên giá trị và số lượng của chúng đối với
cửa hàng.
 Nhóm A
Là những hàng hóa có giá trị cao nhất, chiếm từ 70-80% so với tổng giá trị hàng hóa dự trữ.
Nhưng về mặt số lượng, chủng loại thì chiếm 15-20% so với số lượng hàng dự trữ.

Những mặt hàng này bao gồm: rau củ, thịt cá, trái cây, các loại bánh mì, thực phẩm ngắn
hạn xúc xích, chả, bánh bao, …).

Đây là mặt hàng hàng quan trọng cần được đặt hàng mỗi ngày, số lượng sẽ phụ thuộc doanh
thu những trong ngày, vào buổi tối nhân viên sẽ kiểm tra số lượng và chất lượng sản phẩm
có đạt yêu cầu hay không, nếu không đạt sẽ đưa qua một khâu chế biến sau khi kiểm tra
nhân viên sẽ báo cho quản lí, và họ sẽ căn cứ vào số liệu đó và đưa ra quyết định đặt hàng
cho ngày tiếp theo.

 Nhóm B

Bao gồm những loại hàng hóa có giá trị hàng năm ở mức trung bình, chiếm từ 15 – 25 % so
với tổng giá trị lượng hàng dự trữ. Về số lượng thì chúng chiếm khoảng 30% so với lượng
hàng dự trữ.

Những mặt hàng này bao gồm: bánh kẹo các loại, nước giải khát, thực phẩm đông lạnh, gạo
bột đồ khô, các loại hàng chăm sóc cá nhân, vệ sinh nhà cửa, dụng cụ bếp, đồ dùng gia đình,

Mặt hàng này sẽ được nhân viên ca đêm kiểm kê các hàng tồn, và nhập số liệu trên hệ
thống, người quản lí hệ thống xem xét số liệu và gửi hàng theo số liệu mà nhân viên đã cung
cấp, mặt hàng tiêu thụ nhanh sẽ về nhiều và ngược lại.

 Nhóm C
Gồm những nhóm hàng có giá trị thấp, giá trị dự trữ chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng giá
trị lượng hàng dự trữ. Nhưng số lượng lại chiếm đến 50 – 55% so với lượng hàng dự trữ.

Những mặt hàng này bao gồm: khăn giấy, bánh kẹo, nguyên liệu khô, …

Mặt hàng này sẽ được kiểm kê cùng với nhóm hàng B

Tất cả những mặt hàng trên sẽ được kiểm kê theo thứ tự, nhu yếu phẩm, bán chạy trước các
mặt hàng không thiết yếu, bán chậm sau

2.3 Forecasting and demand management


Việc dự báo hàng hoá sản phẩm ở bách hoá xanh được diễn ra như sau:
Theo tính thời vụ: họ sẽ dựa vào thời tiết hoặc mùa để mà cân chỉnh đặt hàng các sản phẩm
sao cho phù hợp, chẳng hạn như khi vào mùa hè họ sẽ đặt kem nhiều hơn có các chương
4
trình khuyến mãi mua 2 tặng- để bán kem ra với số lượng cao nhất có thể hay như vào mùa
lễ tết họ sẽ nhập bia nhiều hơn và giảm các sản phẩm khác,…
Theo xu hướng: họ cũng sẽ dựa vào xu hướng nhưng không nhiều chẳng hạn như khi Sơn
Tùng làm đại diện hình ảnh cho kẹo cool air cho ra mắt bao bì mới thì họ cũng sẽ nhập
nhiều hơn về để có thể bán ra nhiều hơn

Chu kỳ: họ vẫn chưa dựa vào đây nhiều chủ yếu mọi thứ dự đoán dựa vào thời vụ.

2.4 Production control activities


Khi siêu thị có đơn hàng mà sản phẩm trong siêu thị đó đã hết tồn kho thì lúc này nhân viên
sẽ qua siêu thị kế bên để mượn thông qua việc xuất hàng ở trên app nội bộ, thông thường
các siêu thị của Bách Hoá Xanh gần nhau nên việc lấy hàng lẫn nhau sẽ không lâu nên việc
giao hàng sẽ được tối ưu đúng giờ mà không mất nhiều thời gian chờ.

Chapter 3 Inventory management


3.1 Receiving

Việc nhận hàng của bách hoá xanh sẽ được tiến hành như sau:
- Đầu tiên nhân viên sẽ nhận hàng từ xe tải các sẽ tải đã được niêm yết mã QR code trên các
thùng xe nhân viên sẽ dùng app của bách hoá xanh để quét chúng xác nhận rằng xe đã đến
và trên thùng xe có bao nhiêu thùng hàng, bao nhiêu thùng giấy, … cùng lúc đó tài xế và lơ
xe sẽ xuống hàng và đưa vào trong siêu thị.
-Tiếp đến sau khi nhận các thùng hàng và lúc này các thùng hàng đã được mã hoá QR code
nhân viên sẽ quét chúng và xác nhận, kiểm tra các sản phẩm có trong thùng theo danh sách
có sẵn trên app và các công việc này đều phải thực hiện trước camera, sau đó các sản phẩm
sẽ được đắp lên các lổ trống trên kệ nếu còn dư chúng sẽ được chuyển vào kho để thực hiện
việc lưu kho
Sau khi nhân viên kiểm tra xong các thùng và bấm xác nhận thì số lượng hàng tồn kho sẽ
được tự động cập nhật vào tồn kho siêu thị đó

3.2 Put away


Hiện nay các kho siêu thị của Bách Hóa Xanh chỉ ở mức vừa và nhỏ chủ yếu mặt bằng 80%
là để trưng bày hàng hóa còn phần còn lại là để dành cho việc lưu kho nên để mà phân loại
và xác định, tính toán vị trí đặt chính xác vẫn chưa có và không thể khả thi mọi thứ còn thủ
công, dựa vào sự quan sát xem chỗ nào trống dễ đặt thì nhân viên sẽ cho vào chỗ đó.

3.3 Picking
Việc lấy hàng của bách hoá xanh tiến hành theo phương pháp single area systems. Khi có
đơn đặt hàng nhân viên siêu thị sẽ vào kho và soạn các sản phẩm theo danh sách thứ tự họ
sẽ lần lượt đi các kệ trong kho lấy các sản phẩm đặt vào trong giỏ cho đến khi hết đơn hàng
Kho của bách hoá xanh được sắp xếp lên kệ và phân các loại hàng hoá như sau:
- Thực phẩm ăn liền
- FMCG hoá chất
5
Các thùng nặng sẽ được đặt dưới cùng của kệ như bia, nước ngọt, sữa, … các thùng nhẹ sẽ
đặt trên cùng và các kệ giữa sẽ để các sản phẩm lẻ
1 kệ hàng cao khoảng 1m7 đến 2m và sẽ có khoảng 5 tầng nếu tính luôn trên đầu kệ thì sẽ là
6 khoảng cách giữa các tầng chỉ từ 30 cm-40 cm

3.4 Delivering
Sau khi nhập số liệu hàng tồn kho vào hệ thống kho tổng sẽ căn cứ vào số liệu đó và cho
hàng vào thùng xanh được phân theo loại hoá mỹ phẩm hay các thực phẩm ăn uống chúng
sẽ được mã hoá bằng mã QR code niêm yết trên thùng và được cột lại bằng dây rút nhựa lúc
này nhân viên sẽ xếp chúng lên xe tải theo thứ tự thùng nào nặng sẽ để ở phía dưới và thùng
nào nhẹ sẽ để ở trên quy cách không quá 6 thùng một hàng, cho đến khi hết hàng cần
chuyển đến siêu thị đó nếu hàng của siêu thị đó quá nhiều sẽ đi bằng 2 xe hoặc số dư còn ít
hàng sẽ đi ké xe khác mà xe đó sẽ vận chuyển đến siêu thị khác gần siêu thị đó. Các thùng
sau khi đặt sẽ được đóng lại và mã hoá QR code khi đến siêu thị nhân viên siêu thị sẽ dùng
app để quét mã xác nhận trên thùng xe có bao nhiêu thùng và có những gì sau đó một xe sẽ
có 2 nhân viên 1 tài xế và 1 lơ xe, họ sẽ là người trực tiếp xuống các thùng hàng mỗi siêu thị
sẽ được trang bị xe đẩy và họ sẽ chất lên xe đẩy và đưa vào kho.

Chapter 4 Problem and solution


4.1 Problem
 Chất lượng sản phẩm chưa cao

Sức mua, nhất là với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, tại nhiều hệ thống siêu thị ngày
một cao. Các mặt hàng tươi sống hàng hóa phong phú nhưng nhân viên cửa hàng liên tục
phải bổ sung hàng trên quầy kệ.

Người tiêu dùng Việt ưa chuộng việc sử dụng thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, theo đánh
giá của nhiều người tiêu dùng, các sản phẩm tươi sống tại Bách Hóa Xanh chưa thực sự
“tươi”, chưa tương xứng với mức giá. Đây là điểm yếu cần chú ý khi bảo quản thực phẩm
trong kho của Bách Hóa Xanh

 Xếp hàng hoá tồn kho

Diện tích kho hàng không quá nhỏ nhưng hàng hoá trong kho lại sắp xếp một cách bừa bãi,
và việc tiếp nhận hàng vào kho lưu trữ còn nhiều hạn chế như là chư có khu vực và vị trí
cho từng sản phẩm việc này làm mất thời gian trong việc lưu trữ hàng vì cần phải tìm vị trí
trống mỗi khi nhập hàng, việc trữ hàng thế này cũng ảnh hưởng đến việc lấy hàng. Và đặc
biệt vào những thời gian cao điểm như dịp tết hàng hoá về với số lượng lớn và kho hàng bị
lẫn lộn do lượng hàng hoá lớn.

 Lối đi

6
Việc sắp xếp hàng hoá thiếu khoa học dẫn đến việc lối đi trong kho bị hạn chế khiến những
đoạn xe đẩy hàng không thể vào được và phải dùng sức người để lấy hàng. Thực phẩm tươi
sống như là rau và thịt cá tươi sống bị hư hỏng nhanh do bảo quản và cách thức lấy hàng
sai. Nguyên nhân thứ nhất là do nhiệt độ, không gian kho hàng bị tối và hệ thống thông gió
chưa được tốt, nguyên nhân thứ hai là do vấn đề vệ sinh, tại cửa hàng này việc vệ sinh kho
hàng không được chú trọng. Do việc tồn kho quá mức và cửa hàng tính toán sai trong việc
nhập hàng đối với các loại hàng ngắn hạn dẫn đến việc hàng hoá bán chậm trong khi hàng
còn thừa quá nhiều và sắp hết hạn sử dụng, cho nên gây ra việc hàng hoá hư hỏng do tính
toán bảo quản sai.

4.2 Solution
Thực hiện phương pháp FIFO ( first in first out)

Phương pháp này thích hợp với những loại hàng hoá có thời hạn sử dụng ngắn. Phương
pháp này có nghĩa là hàng nhập trước sẽ được bán trước và từ đó giảm được lượng hàng tồn
cũ giảm thiểu được thiệt hại do hư hỏng hàng hoá hay việc phải tiêu huỷ chúng
Phân chia hàng theo khu vực
 Việc phân chia kho hàng nên được thực hiện ngay để tránh mất thời gian soạn hàng
và lãng phí không gian lưu trữ hàng tồn kho về sau. Vì vậy, hàng lưu kho cần được
bố trí theo từng khu vực rõ ràng dựa theo tính chất hàng hóa và tần suất xuất nhập
hàng. Ví dụ dụ: hàng thành phẩm sẽ được để trong một khu vực, hàng đông lạnh sẽ
để ở một khu vực khác, …
 Những hàng hóa cố định, ít khi được nhân viên lấy nên được xếp ở phía trong hoặc
kệ cao, còn hàng được nhân viên lấy thường xuyên nên đặt ở các kệ thấp, gần cửa ra
vào. Các loại hàng hóa riêng biệt nên đặt ở từng khu riêng biệt, không lẫn lộn sẽ làm
ảnh hưởng đến chất lượng của các loại hàng hóa khác, việc sắp xếp như vậy sẽ tiết
kiệm được sức lực cho nhân viên và họ có thể sử dụng xe đẩy hàng thuận tiện trong
các lối đi trong kho. Ví dụ: hàng hoá dễ hư hỏng như rau củ và trái cây không nên để
chồng chất vì sẽ gây hư hỏng hàng.

Một số giải pháp khác

 Thêm một nhân viên chuyên dọn dẹp kho hàng. Để hàng háo được sắp xếp gọn
gàng và vệ sinh kho thật tốt
 Kiểm tra và thống kê lại hàng hoá tồn kho một cách thường xuyên để tránh việc
có sai sót( ví dụ: hàng tồn quá lâu như thực phẩm tươi sống sẽ bị hỏng)
 Cần phải kiểm tra thật kỹ số lượng hàng tồn kho có sẵn để có thể nhập hàng đúng
thời điểm, tránh tình trạng hàng tồn quá nhiều hoặc thiếu hàng,người quản lí phải
có khả năng trong việc dự báo.
 Đối với các mặt hàng tươi sống có hạn sử dụng thấp, cần phải có biện pháp đảy
hàng đi nhanh để tránh tình trạng giá trị hàng háo bị giảm sút. Ví dụ: dối với các
thực phẩm như rau củ và trái cây qua ngày nên sơ chế sẵn như là bí đỏ, mướp, …
hoặc đóng gói nhiều nguyên liệu lại với nhau thành một set thực phẩm nấu canh
để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn hơn giúp giải quyết nhanh vấn đề tông kho
với những thực phẩm ngắn hạn.

7
 Cần thêm một số kệ tủ chuyên dụng để chứa những hàng hoá nặng
 Những hàng hoá được bán thường xuyên nên sắp xếp ở kệ gần lối đi và dễ nhìn
thấy và tiếp cận. Việc này giúp tiết kiệm được thời gian công sức và kiểm tra dễ
dàng.
 Cần thêm xe đẩy và dụng cụ lấy hàng nặng và ở cao tránh việc sử dụng sức quá
nhiều.

Chapter 5: Conclusion
Thông qua hoạt động kiểm soát và lưu trữ hàng tồn kho của Bách Hóa Xanh chúng ta nhận
thấy sự chuyên nghiệp của họ qua việc lưu trữ hàng hóa sắp xếp hàng hóa trong kho một
cách hợp lý để có thể mang các sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và
hạn chế tối đa chi phí lưu kho các loại hàng hóa.
Tiểu luận dùng các phương pháp mô tả, khảo sát và tổng hợp thông tin để thu thập các dữ
liệu ở trên nhưng thông tin đầy đủ và chính xác nhất là chính từ sự trải nghiệm của người
từng làm trong kho Bách Hóa Xanh của 1 thành viên trong nhóm. Khóa học giúp sinh viên
hiểu rõ việc lưu trữ, cách sắp xếp hàng tồn kho của Bách Hóa Xanh từ đó mang lại nghiều
kiến thức thực tiễn cũng như hiểu biết và tăng kỹ năng cho sinh viên trong ngành Logistic
và quản lý chuỗi cung ứng.
Từ các thông tin được mô tả và đánh giá ở trên chúng ta nhận thấy rằng việc lưu kho của
Bách Hóa Xanh chuyên nghiệp trong việc dự báo nhu cầu của người tiêu dùng hợp lý để từ
đó nhập hàng nâng cao doanh thu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự đúng hòan
toàn với lý thuyết cuả khóa học. Thứ nhất, việc đưa sản phẩm vào trong kho chủ yếu chỉ dựa
vào sức người là chính. Thứ hai, họ chưa tính toán và làm đúng việc đặt các sản phẩm theo
loại. Qua đây tôi nhận thấy Bách Hóa Xanh cần khắc phục 2 điều trên để hoàn thiện và nâng
cao năng lực lưu trữ và kiểm soát hàng tồn kho của mình.

Chapter 6: Tham khảo


https://hanimexchem.com/tim-hieu-ve-he-thong-bach-hoa-xanh/
https://diendandoanhnghiep.vn/mo-hinh-kinh-doanh-cua-bach-hoa-xanh-ky-1-mot-start-up-
dac-biet-202048.html

You might also like