Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Môn học: Hoạt động giáo dục & Hướng nghiệp

Họ và tên: Hồ Thảo Quỳnh Lớp: 10Anh2


BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 2: Tình yêu ở tuổi 15-17 mang lại những gì?

Tuổi 15, 16 hay 17, khi mà ta dường như đang chập chững đặt từng bước chân vào
thế giới của người trưởng thành, những biến chuyển trong tâm lý tình cảm cũng bắt đầu
bộc lộ. Khi ấy, nụ cười của người ấy như bỗng pha nắng, gò má dường như nhuốm thêm
hồng. Có thể nói tình yêu ở độ tuổi này mang lại rất nhiều trong hành trình trưởng thành
của phần đông bạn trẻ.

Đầu tiên, tình yêu là một trải nghiệm mới mẻ. Quá trình trưởng thành là một chuỗi
dài những trải nghiệm, va vấp. Có thể, với một số người, đó chưa hẳn đã là tình yêu mà chỉ
là những rung động đầu đời, những xúc cảm chớm nở trong tim. Dù vậy, ở tuổi này, khi
lần đầu trong đời ta cảm nhận được những cảm xúc lạ lùng mà bao lâu nay chưa bao giờ
ta tìm thấy, như mong muốn được nhìn thấy anh bạn khác lớp, hồi hộp khi cả hai lướt qua
nhua trên hành lang,… Đó cũng là một loại trải nghiệm. Tình yêu ở tuổi này ắt sẽ hằn lại
trong ký ức của mỗi người rất nhiều kỷ niệm.
Tiếp theo, khi trong ta bắt đầu có những rung cảm với một người khác, ta thường
mong muốn mình được xuất hiện tốt đẹp nhất trong mắt đối phương từ đó nâng cao ý
thức hoàn thiện bản thân mình. Ý thức về bản thân thúc đẩy các bạn tự hoàn thiện bản
thân mình về nhiều mặt khác nhau, đẹp hơn về ngoại hình, phong phú hơn về tâm hồn, đôi
khi là thay đổi những thói quen để trở nên tốt hơn. Chưa dừng lại ở đó, tình yêu tuổi học
trò có thể trở thành một trong những động lực giúp cả hai cùng nhau phấn đấu, nỗ lực học
tốt hơn. Nếu như biết định hướng rõ ràng, không sa đà vào những yếu tố tiêu cực thì tình
yêu tuổi học trò tạo động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn trong học tập.
Nhìn thấy người kia cố gắng, nỗ lực từng ngày cũng sẽ tạo ảnh hưởng tích cực lên bản
thân, khiến hai bạn luôn có cảm giác cần cố gắng để không quá chênh lệch với người kia.
Tuy nhiên, vì trong giai đoạn này, ta không còn là trẻ con, những cũng chưa hoàn
toàn là người lớn, nên sẽ có những sự non nớt trong suy nghĩ và hành động. Khi nảy sinh
tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy bạn chỉ muốn dành trọn cho người đó mà
chẳng cần suy nghĩ nhiều. Đôi khi chỉ hành động bằng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu
chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai nên các mối quan hệ ở tuổi 15 đến 17
thường rất khó để duy trì lâu dài. Thêm vào đó, chính vì sự thiếu chín chắn mà khi chia tay,
hai người có thể sẽ trải nghiệm những cảm xúc rất tiêu cực và đồng thời dẫn đến hành
động nông nổi, bồng bột.
Chính vì những tác động tiêu cực đó mà phần lớn phụ huynh không muốn cho con
mình yêu đương khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng cấm đoán một cách tiêu cực
cũng chỉ kích động lên cơ chế phản ứng ngược, hay người ta thường nói: “Càng cấm thì
càng làm”. Những cảm xúc rung động cũng một phần là do các hoóc-môn trong cơ thể tiết
ra trong quá trình dậy thì, nếu cấm không được có những cảm xúc ấy dường như cũng
đang ngăn chặn những phát triển bình thường và hoàn toàn tự nhiên trong cơ thể.

Tựu trung lại, tình cảm tuổi 15 đến 17 mang đến cho mỗi người những trải nghiệm,
cảm xúc tích cực: vui vẻ, hạnh phúc và có thể là cả tiêu cực: buồn bã, thất vọng. Nhung dù
thế nào đi chăng nữa, thứ tình cảm ngây thơ, khờ dại và đầy mơ mộng ấy sẽ ghi khắc vào
tâm khảm của mỗi chúng ta để về sau này.

You might also like